Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Quan hệ Việt-Mỹ: Những tín hiệu khả quan



TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse
trả lời phỏng vấn báo chí tai HN tối 8/8
Chỉ ít ngày sau chuyến thăm Mỹ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và vài ngày sau chuyến thăm VN của thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ là chuyến thăm của Đoàn TNS Mỹ John McCain và TNS Sheldon Whitehouse cùng các thành viên đến VN (từ 7-10/8). Được biết, có tin  Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm Mỹ nay mai, và nếu đúng vậy thì đây là thời kỳ "dầy đặc" nhất của các cuộc thăm viếng qua lại giữa các quan chức cao cấp hai nước. Đáng chú ý là hiện tượng này xảy ra ngay sau vụ giàn khoan Haiyang 981.   

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến. 

Giàn khoan Haiyang 981: mở đầu của cuộc chiến bằng những mốc chủ quyền di động 
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.  

12/13 quán quân Olympia không về nước: Những nguyên nhân chua xót


Theo Infonet Thanh Hùng thực hiện
Chỉ  những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.

Để giải đáp thắc mắc độc giả về việc trong số 13 quán quân Olympia hiện chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn quay trở về Việt Nam, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Mai về vấn đề này.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?

Đây không chỉ là những thông tin về 13 trường hợp vô địch của một trò chơi mà là sự gợi mở vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của  nước nhà trước mắt và lâu dài. Qua rất nhiều trường hợp khác từ thời kháng chiến chống Pháp đến giờ, gần đây nhất có Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu, liệu có thể kết luận: VN sinh ra nhưng không thể giáo dưỡng, và tất nhiên không thể giữ (sở hữu) được nhân tài? -  Bách Việt. 

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã ghi danh 13 gương mặt xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Hiện tại, họ đều đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.

9h30 ngày 3/8, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14 sẽ diễn ra. Trước thềm trận đấu quan trọng này, cùng điểm lại cuộc sống hiện tại của 13 nhà vô địch Olympia từ 2000 đến 2013.

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Hòa hoãn thay đối đầu?

Tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong vụ giàn khoan
Vụ giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đã thu hút chú ý của dư luận quốc tế.
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên mạng Asia Times Online, Tiến sỹ Abuza nhận định rằng Việt Nam tỏ ra không đủ sức để đáp trả sự khiêu khích trên biển của Trung Quốc.
"Nhưng tác hại lớn nhất là hành động của Trung Quốc đã cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng về cách thức phản ứng đối với sự hung hăng của Bắc Kinh."

16 điểm yếu của công nghệ TQ

Theo ý kiến của một người TQ không nêu danh,  sẽ có 16 tình trạng như sau xảy ra nếu Phương Tây cấm vận TQ. Nếu thông tin này có thật thì ít ra cũng góp phần để thức tỉnh tâm thế của những người Việt Nam nào lâu nay vẫn lo sợ sức mạnh Trung Hoa. Hy vọng thế.

Dưới đây là trích dẫn nguyên văn của người TQ nói trên (Ảnh minh họa do chủ blog sưu tầm trên mạng): 


Hình ảnh một chiếc máy bay của Indonesia do Trung Quốc sản xuất chở 52 người đã gãy đôi hồi tháng 6 năm                 nay khi hạ cánh xuống sân bay ở miền Đông nước này khiến 2 hành khách bị thương.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Bể Đông và ông trách nhiệm

(Mạn phép đăng lại nguyên văn bài viết của tác giả Baron Trịnh đăng tải trên Basam hôm nay để có thêm người đọc vì nghĩ rằng đây là một bài viết hay - Bách  Việt)

1. Ngày 15/7, Tân Hoa xã đưa tin Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo đã hoàn thành xong công tác khoan trắc trên vùng đảo Tây Sa và giàn khoan 981 sẽ được chuyển tới làm việc ở đảo Hải Nam. Tại thời điểm này, trên biển Đông xuất hiện cơn bão Thần Sấm (Rammasun) đi thẳng vào vùng biển mà giàn khoan 981 hạ đặt.

Báo chí trong nước đua nhau giật title câu view thông tin này, mạng xã hội cũng nóng lên không kém. Người cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan để tránh bão, kẻ lại nói là đã khoan trắc xong nên dời đến vị trí mới. Người phân tích, kẻ trích dẫn, rất huyên náo.


Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo chính thức về việc trên. Một loạt quan chức và cựu quan chức phát biểu rất hùng hồn, như là họ đã biết trước việc Trung Quốc rút giàn khoan.

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Tẩy chay hệ tại chức?

Tác giả:Tô Văn Trường 

Vấn đề nhân sự là nguyên nhân của hàng loạt nguyên nhân! Lục ra, xới lên thì chỗ nào cũng lủng cà, lủng củng . Quả thật, việc nhặt những hạt sạn ra khỏi gạo đã khó khăn nhọc nhằn lắm, huống hồ lại phải lựa tìm từng hạt gạo trong đống sỏi . Từ xa xưa, người ta vẫn kỵ chữ nửa: nửa vời, nửa chừng và còn thậm tệ hơn, như một lời nguyền rủa “nửa đời, nửa đoạn”!

Vậy mà, ngày nay có bao nhiêu thứ đang “ứng”, đang “khớp” với cái nửa chết tiệt ấy! Khôn chẳng bằng ngoan, cử chẳng cần thi, không “lách” được thì đừng có viết vv kể khôn xiết! Cái từ ghép giả dối thì ngày nay người ta chỉ săm soi vào cái sự giả, còn những cái dối thì phơi bày nhan nhản ra đó! Cái thứ bằng cấp “dối” này khó phân loại vô chừng. Đã vậy, những người đứng ra tuyển lại nhằm vào phe cánh hơn chức năng công việc!

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Tư liệu: về "cuộc chiến truyền thông" của TQ tại biển Đông

Trung Quốc tiết lộ video hiếm hoi về cuộc chiến lãnh thổ ở biển Đông

GMA News 11-07-2014 (Tác giả: Michaela Del Callar/ Người dịch: Huỳnh Phan - Anhbasam ngày 13/7)

Chúng tôi ở đây! Đảo Hoàng Nham đây! Quốc kỳ trương lên rồi!” một nhà báo Trung Quốc (TQ) kêu lên sau khi đắc thắng giương lá cờ đỏ của TQ trên một hòn đá san hô nhô lên ở vùng biển khơi phía tây bắc Philippines.
Chỉ ngay ngoài khơi Malaysia, thuỷ thủ TQ thực hiện buổi chào cờ trên boong tàu để biểu thị sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi ngầm James đang có tranh chấp, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km. Trong một diễn biến nguy hiểm hơn, một tàu khảo sát TQ đâm vào một tàu nhỏ Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Thêm một điều đáng suy ngẫm


Theo TTXVN, hôm nay Người phát ngôn NG Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố:"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". 

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

6 cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc (*)

(*) Trước bối cảnh tình hình biển và quan hệ Việt-Trung căng thẳng cao độ Bách Việt xin mạn phép  đưa lại tài liệu này (của học giả TQ được dịch từ bản gốc tiếng Trung đăng trên tạp Chí Nghiên cứu biển Đông (VN) tháng 8/ 2011)  tại đây . Qua tài liệu này để thấy không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh mới đây cho phát hành "bản độc dọc" của TQ trong đó thể hiện lãnh thổ trong mộng của họ bao gồm cả các vùng đất và biển đã đề cập trong 6 cuộc chiến tranh. Tất nhiên mộng ước là môt chuyện, có đạt được không là một chuyện khác; không loại trừ khả năng nước TQ sẽ bị chia thành 6 nước cũng nên(?)  - Bách Việt 

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu nghìn tỷ ra Hoàng Sa?

Vietnam net và một số báo đang lưu truyền tin tức về "một đại gia tại Sài Gòn vừa quyết định đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sắm 100 chiếc tàu, máy bay trực thăng… để ra Hoàng Sa đánh cá... Nếu tin này là đúng sự thật thì đây là một tin vui. Vấn đề còn phải  xem năng lực thực hư của doanh nghiệp đưa ra ý tưởng này đến mức nào (?). Dù sao trong bối cảnh TQ rắp tâm sử dụng chiến thuật "biển người" với hơn 50 vạn tàu đánh cá để tranh giành ngư trường tại biển Đông thì VN không thể khoanh tay đứng nhìn -Bách Việt .

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Nền kinh tế VN Phụ thuộc TQ do "lợi ích nhóm" chi phối


Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn, 3/7/2014, tại cuộc hội thảo có tên "Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau" do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 3-7-2014, các chuyên gia kinh tế tham gia hội thảo tỏ ra lo ngại nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc.

Lãnh đạo Việt Nam có nhiều tiến sĩ nhất thế giới

Theo blog Nguyễn Văn Tuấn-19/3/2014 

thangbom-thoinayKhoảng 2 năm trước, do tính tò mò, tôi đếm số thành viên nội các VN, Mĩ và Úc, và so sánh trình độ học vấn qua bằng cấp của họ. Kết quả cho thấy 13/26 người có bằng tiến sĩ

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Vài suy nghĩ nhân phát biểu của Tổng Bí Thư


Hôm qua 1/7 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để nói lên quan điểm của người đứng đầu cao nhất của đất nước về một chủ đề hệ trọng nhất của đất nước-đó là quan hệ Viêt-Trung và chủ quyền biển đảo. Vậy là sau một thời gian im lặng bác Tổng đã lên tiếng. Nội dung chi tiết xin mời đọc tại đây http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/183735/tong-bi-thu--khong-ai-chon-duoc-lang-gieng.html


Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

5 sai lầm của thế giới đối với Trung Quốc

Lâu nay dư luận quốc tế nói nhiều về sai lầm của TQ trong âm mưu độc chiếm Biển Đông,  nhưng không nói về sai lầm của thế giới trước mưu đồ của TQ. Thật ra tình hình Biển Đông sẽ không như ta thấy ngày nay nếu thế giới đã không phạm quá nhiều sai lầm trong quan hệ với Trung Quốc. Dưới đây xin điểm qua một số sai lầm chính.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Quyền, Tiền và Tổ quốc

Hôm qua đọc báo mạng tình cờ bắt gặp lời bình của một người TQ về việc VN sắp cho phép mở sòng bạc, đại ý thế này: VN giờ lại cho mở sòng bạc thì coi như chấm hết, vì theo anh ta, phát triển kinh tế bằng sòng bạc là lợi bất cập hại. 

Đọc lời bình đó khiến mình có cảm giác vui vui: Thì ra giữa lúc TQ xâm lấn biển đảo VN mà cũng có người TQ biết lo toan cho vận mệnh của VN hơn cả người VN! 

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Vì sao VN nên phát đơn kiện trước khi Trung Quốc rút giàn khoan 981 (*)

biển Đông, Việt Nam, UNCLOS, Trung Quốc, Phillipines
Dư luận trong và ngoài nước đang rộ lên về việc "kiện Trung Quốc". Tuy nhiên, cách hiểu thì  khác nhau khá nhiều, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như  kiện về cái gì, kiện ra tòa án nào, thời điểm nào, vận dụng lý lẽ ra sao, và khả năng thắng thua...

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Đôi lời nhân chuyện báo chí TQ gọi Việt Nam là "đứa con đi hoang" (*)

(*) Thông báo của Chủ blog Bách Việt: Sau một ngày entry này được phát hành, tác giả bài viết tình cờ phát hiện cụm từ "đứa con đi hoang" có thể vì một lý do nào đó đã bị dịch sai lệch từ tiếng Trung sang tiếng Anh ("lãng tử quay đầu" thành "đứa con hoang đàng"). Tuy nhiên, sau khi truy tìm trên mạng chủ blog tôi không hề thấy bản dịch tiếng Anh trên phiên bản tiếng  Anh của tờ Hoàn Cầu (chắc là đã được gỡ bỏ) cũng không thấy ai cải chính, nhưng lại thấy cư dân mạng TQ tự phê phán giới ngoại giao và báo chí TQ đã đưa ra từ "đứa con hoang đàng". Như vậy rất có thể từ này là có thật như đã được phóng viên phương Tây trích đăng. Do đó chủ blog tôi quyết định vẫn giữ nguyên bài viết đồng thời cũng mong bạn đọc lượng thứ nếu có gì bất tiện. Xin cảm ơn.
---------------------------------------------------------------------------------
   
Nhân chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì ngày 18/6, báo chí TQ đã lập tức xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn nhằm đổi trắng thay đen và bôi nhọ VN.  Đây không phải lần đầu mà là một món nghề gia truyền của TQ vì họ nghĩ mình là nước lớn đông dân thì cứ to mồm nói càn thì có thể biến không thành có, biến sai thành đúng...

Người Việt lâu nay đã biết quá rõ và thế giới cũng đang nhận ra tật xấu này của TQ. Nhưng riêng việc báo giới TQ kêu gọi "đứa con đi hoang (prodigal son) trở về nhà" (1) thì thật nực cười. Nó cho thấy tình trạng bệnh hoạn và thái độ láo xược ngông cuồng của chủ nghĩa bành trướng bá quyền đại Hán một lần nữa lại xúc phạm tình cảm của 90 triệu nhân dân VN và bản thân nhân dân TQ. Xin bảo thẳng vào mặt bọn họ một câu trước đã: Không có chuyện nước lớn nước nhỏ (2), lại càng không có chuyện nước cha mẹ, nước con cái và ai về với ai ở đây!

Các tên và vị trí  trong bản đồ này chỉ mang tính minh họa 
Nói vậy là vì, bất cứ ai nghiên cứu lịch sử cổ đại TQ đều biết trên đất Trung Quốc ngày nay đã có hàng trăm tộc người Việt (sử TQ chép là "Bách Việt") cư trú trên khắp miền đất phía Nam sông Dương Tử, chính xác là phía Bắc giáp sông Dương Tử, phía Nam đến miền Bắc VN ngày nay, phía Tây giáp Tây Tạng, phía Đông Giáp biển Thái Bình Dương.  Cách nay khoảng 5.000 năm trong quá trình hình thành và phát triển quốc gia, người Hán đã tràn xuống phía nam xâm lấn đất đai của người Bách Việt. Tuy không đầy đủ nhưng sử sách và truyền thuyết của cả TQ và VN đều cho thấy thực tế lịch sử này, trong đó nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn có thể được coi là một ví dụ. 

Trường hợp Việt Nam cho thấy sau nhiều thời kỳ bị xâm lấn, các vương quốc Bách Việt lần lượt bị chinh phục, rồi bị đồng hóa với các mức độ và tốc độ khác nhau bởi Hán tộc; đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên thì vương quốc Văn Lang (Lạc Việt) một phần bị thôn tính, một phần bị đẩy xuống phía nam và trụ lại với tên gọi Âu Việt của An Dương Vương, sau đó là Nam Việt của Triệu Đà (3) trước khi bị các triều đại Hán tộc chinh phục hoàn toàn và thống trị trong thời gian dài được sử sách gọi là "ngàn năm Bắc thuộc". 

Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chính là ý đồ xuyên tạc và tráo đổi sự thật lịch sử của các triều đại TQ, phần tiền sử của dân tộc Việt Nam ngày nay chỉ còn biết đến qua truyền thuyết về các Vua Hùng và Âu Cơ Lạc Long Quân. Tuy nhiên, khác với các vương quốc Bách Việt khác, Việt Nam sau thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc đã không bị đồng hóa mà vẫn trụ vững với bản sắc Việt của mình. Và đây là quốc gia dân tộc độc lập còn lại duy nhất của Bách Việt. Đây cũng là thành quả chung của Bách Việt vì trong thời kỳ nào cũng có nhiều thế hệ người gốc Bách Việt (kể cả những quan lại do Vương triều cử đến VN) đã chọn cách hội tụ tại vùng đất này để lập quốc nhằm giữ gìn cốt cách và bản sắc văn hóa của người Việt. 

Vẫn biết hiện tượng xâm lấn, chiếm đoạt đất đai và đồng hóa dân tộc đưa đến sự thịnh hoặc suy của các quốc gia trên thế giới là lẽ đương nhiên, kể cả trường hợp giữa Hán tộc và Việt tộc. Nhưng nếu cố tình xuyên tạc, tráo đổi sự thật lịch sử là một tội ác trước nhân loại. Trên thực tế, giới cầm quyền TQ thời nào cũng vi phạm tội ác này. Họ không bao giờ chịu thừa nhận thực tế là các tộc người Bách Việt chiếm phân nửa dân số của TQ ngày nay và chính người Hán đã thừa hưởng kho tàng giá trị nhân văn vô giá của người Bách Việt để có nền văn minh TQ hiện đại. Họ cũng che dấu thực tế bên trong nước TQ ngày nay chưa hẳn đã hoàn toàn ổn định trước trào lưu đòi tự trị hoặc độc lập của các tộc người không phải Hán tộc như Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người Tạng ở Tây Tạng, và một số dân tộc thiểu số gốc gác Bách Việt ở miền nam; trường hợp Đài Loan là khá rõ ràng với đa số Mân Việt  và người bản địa Đài Loan. Những kẻ có đầu óc đại Hán nếu thích thì có thể coi các phong trào ly khai như những "đứa con hoang đàng", nhưng dứt khoát không thể sử dụng từ đó đối với VN một quốc gia độc lập ngang hàng với TQ về mọi mặt.    
Chỉ có những kẻ bất chấp sự thật mới dám gọi Việt Nam là "đứa con hoang đàng"(của TQ). Đó là cách gọi vô lối xấc xược mà chỉ những kẻ tư tưởng dân tộc bá quyền nước lớn mới sử dụng, nếu không được ngăn chặn sẽ trở thành chủ nghĩa phát xít chưa biết chừng. Nếu còn chút liêm sỉ họ nên biết trân trọng giữ gìn những mặt tốt đẹp của quá trình giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc Việt- Hán, biết tôn trọng mối quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nếu làm ngược lại điều này họ sớm muộn sẽ đẩy quan hệ hai nước vào vòng xoáy của bạo lực, và TQ không thể tránh khỏi thất bại, thậm chí tan rã như đã từng thấy trong lịch sử.  

Ghi chú:
(1) trích đoạn nguyên văn tiếng Anh bài báo trên Tạp chí Diplomat:
" The tone of these articles painted Yang as something like a patient teacher sent to deal with a particularly recalcitrant student. This attitude was most evident in the nationalistic media outlet Huanqiu (the Chinese-language counterpart of Global Times). Huanqiu characterized Yang’s visit as a gift from China, offering Vietnam yet another chance to “rein itself in before it’s too late.” Yang’s function in Hanoi was to “clarify the bottom line and the pros and cons” of the situation. In talking with Vietnam, Huanqiu said, China was “urging the ‘prodigal son to return home.’” Based on this interpretation, it seems that Yang was not in Hanoi for a real dialogue, but simply to deliver a lecture."
(2) Phát biểu của  Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì tại Diễn đàng Sangri-La mới đây và đã bị dư luận quốc tế phản đối. 
(3) Được biết sử sách TQ không thừa nhận Nam Việt của Triệu Đà trong khi sử sách VN các thời kỳ phong kiến như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi.. đã coi Triệu Đà là "bậc tiền bối" của dân tộc. Chỉ  có ý kiến của nhà sử học Ngô Thì Nhậm bác bỏ, và sang thời sau CM tháng 8/1945 cũng không coi Triệu Đà là vua VN . Hiện tại đây là chủ đề đang tranh cãi.  Nhân đây xin đề nghị  giới sử học VN cần xem xét đánh giá lại và kết luận dứt khoát về chủ đề này.  

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Rõ cả rồi nhé!

Sau mấy chục lần Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh gặp cấp cao để thảo luận về cái vụ giàn khoan 981...nhưng không được đáp ứng, hôm qua Bắc Kinh cử một cấp tầm tầm bậc cao là Quốc vụ viện Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì sang Hà Nội (nhưng chỉ là kết hợp dịp họp Ủy ban Hỗn hợp thôi đấy nhé, chả cần danh chính ngôn thuận gì cả đâu!

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Gà ơi đừng lại chui vào hang cáo nhé!

Tính đến nay đã một tháng rưỡi kể từ khi TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 mà họ gọi là "biên giới di động" tại một tọa độ chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 dặm tức là xâm phạm sâu 80 dặm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất chấp sự phản kháng của Việt Nam và quốc tế, TQ vẫn tiếp tục ngang nhiên sử dụng hàng trăm tàu thuyền, máy bay, kể cả của hải quân và không quân đàn áp các lực lượng chấp pháp và dân chài của Việt Nam. Tuy chưa gọi là chiến tranh nhưng chúng đã và đang gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng không khác gì một cuộc chiến tranh. Thực chất đây là một đợt lấn chiếm biển đảo nữa kể từ sau sự kiện đầu năm 1988 khi quân TQ đã giết hại gần trăm sinh mạng người VN để chiếm một vài cứ điểm tại quần đảo Trường Sa, trong đó có bãi Gạc Ma nơi hiện nay chúng đang hối hả tạo dựng một căn cứ khổng lồ án ngữ giữa Biển Đông và không xa eo Malaca.  

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Tâm tình của một người Việt gốc Hoa

Ghi chú của chủ blog Bách Việt: Bức thư này của một Hoa kiều tại Tp Hồ Chí Minh gửi Báo Tiền phong nhờ đăng. Người viết ký tên Mân Việt là tên của một tộc người trong Bách Việt .

Kính gửi quý báo, kính nhờ quý báo chuyển đăng đôi dòng tâm sự của tôi, một người Việt gốc Hoa đến đồng bào người Việt gốc Việt và người Việt gốc Hoa khác.

Người dân TP.HCM tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Độc Lập


Tư liệu: Tính cách người các tỉnh của Trung Quốc

Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử do nhu cầu phát triển và bành trướng lãnh thổ của nước TQ mới. và điều này một lần nữa cũng đặt ra sự thách thức vô cùng cam go đối với dân tộc Việt Nam như một thực thể độc lập còn lại duy nhất của các dân tộc Bách Việt sau mấy mấy ngàn năm bành trướng của Hán tộc từ phương Bắc, Chủ blog Bách Việt muốn cung cấp thêm tư liệu để bạn đọc tham khảo khi tìm hiểu về quan hệ Việt-Trung. 
Tài liệu này được trích từ website nghe hơi lạ tai "Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam", trong đó có lời giới thiệu vắn tắt " tài liệu do nhà nghiên cứu Dương Danh Dy sưu tầm và trích giới thiệu từ tư liệu Trung Quốc" . Xin hãy coi đây đơn thuần là một tài liệu tham khảo - Bách Việt.

Bản đồ đánh số vị trí các tỉnh của TQ được đề cập trong tài liệu

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Tư liệu: Cựu Tổng Bí thư Lê Duẩn nói về Trung Quốc và cảnh báo âm mưu của TQ

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có tác phẩm đã in “Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu chiến tranh” (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne. 

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Không sống hèn, sống nhục và sự thật lịch sử

 -Muốn có thể sống khí phách, cương trường bảo vệ non sông bờ cõi, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, con người phải thực sự yêu, gắn bó với lịch sử cha ông.

Người viết bài thực sự rưng rưng khi đọc lá thư của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó CT nước viết gửi bè bạn quốc tế, đăng trên VietNamNet ngày 04/6. Đằng sau những câu chữ chọn lọc, khúc triết của nữ chính khách từng trải qua những ngọt bùi trên bàn đàm phán 04 bên tại Hội nghị Paris hơn 40 năm trước đây, quá hiểu cái giá của chiến tranh, cái giá của hòa bình, quá hiểu khát vọng độc lập, tự do dân tộc của người dân Việt, là con tim chân thành, đau đớn của một người phụ nữ, trước chủ quyền đất nước đang bị khiêu khích trắng trợn:

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Lựa chọn nào cho Việt Nam?

Giàn khoan Haiyang 981- "lãnh thổ di động" của TQ
Những ai theo dõi diễn biến tình hình vụ giàn khoan Haiyang981 và không khí tranh luận suốt tháng nay đều không tránh khỏi cảm giác thất vọng khi nghe người đứng đầu QĐNDVN phát biểu tại Hội nghị Sangri-la mới đây. Từ sự im lặng khó hiểu của người đứng đầu Đảng đến bài phát biểu mạnh mẽ rõ ràng của người đứng đầu Chính phủ và bây giờ là lời phát biểu "ôn hòa" đến mức nhạt nhòa của người đứng đầu Quân đội(*) là những cung bậc trầm bổng đầy xúc cảm đối với hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước,cảm nhận chung nhất là khó hiểu Việt Nam đang đi theo hướng nào. 

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

'Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc' (*)

(*)Trong lúc dây đàn tinh thần của  VN vừa căng lên một chút thì hình như lại đang chùng xuống  với một số dấu hiệu từ giới lãnh đạo đất nước, trong đó có  phát biểu của người đứng đầu QĐND VN  tại Sangri-La mới đây . Liên quan đến bài phát biểu của vị tướng quân VN,  Giáo sư  Carl Thayer- chuyên gia lão luyện về quan hệ quốc tế và người bạn kiên nhẫn nhất của VN  vừa có bài bình luận kịp thời, trong đó chứa đựng những góp ý nhẹ nhàng nhưng cũng là sự cảnh báo đối với VN và thế giới về nguy cơ bành trướng Trung Quốc .   Bách Việt xin mạn  phép đăng lại nguyên văn để bạn đọc tiện tham khảo.

Cập nhật: 09:38 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014

Phái đoàn Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại Đối thoại Shangri-la năm nay

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay(*)

(*)Phát lại bài viết của tác giả Bách Việt do người Việt ở Philippines sưu tầm, với hy vọng có tác dụng tham tham khảo thiết thực trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay. 

Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình.  Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc.  Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.


Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình.  Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”.  Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?


Việt Nam vẫn 'chần chừ' chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị 'cưỡng chiếm' là do lãnh đạo còn 'e ngại' động chạm tới 'quan hệ hữu nghị với Trung Quốc' và thiếu một sự thống nhất 'quyết tâm' trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Việt Nam có thể làm gì và nên làm gì với Trung Quốc?

Một tranh biếm họa cũ nay vẫn còn nguyên giá trị
Đây là câu hỏi thường dẫn đến nhiều câu trả lời khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, không chỉ trong nội bộ người Việt Nam mà trên thế giới. Bởi vì quan hệ Việt-Trung giống như một chiếc hàn thử biểu loạn nhịp trước nhiệt độ nóng lạnh thất thường trong quan hệ giữa hai quốc gia "vừa là đồng chí vừa là anh em", có lúc tưởng như sóng đã yên biển đã lặng, bỗng chốc ào lên những đợt sóng cồn. Với tình trạng quan hệ bấp bênh như thế, phần bị động thiệt thòi luôn thuộc về Việt Nam, và tình huống luôn đặt Việt Nam vào thế phải lựa chọn giữa chiến hay hòa, giữa đối đầu hay cam chịu..., đằng nào cũng khó cả. 

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Tin vui: TQ đình chỉ đình chỉ các chương trình trao đổi với VN

Theo một số nguồn tin hôm nay, người phát ngôn Bộ NG Trung Quốc vừa ra tuyên bố kể từ  18/5/2014 Trung Quốc đơn phương đình chỉ các chương trình trao đổi với VN (chưa rõ cụ thể chương trình gì). Xem thêm tại đây:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140518-trung-quoc-dinh-chi-nhieu-chuong-trinh-trao-doi-voi-viet-nam

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Vụ gian khoan Haiyang dưới góc nhìn của dân chài Lý Sơn

Hiện đang có rất nhiều cách nhìn, cách hiểu và đánh giá về sự kiện Trung Quốc lắp đặt giàn khoan khổng lồ Haiyang HD 981 sâu trong lãnh hải Việt Nam, nhưng còn quá ít thông tin cho thấy những người dân chài Việt Nam tại chỗ quan sát và suy nghĩ như thế nào. Do đó chủ blog Bách Việt muốn cung cấp thêm một vài thông tin như thế từ  nguồn tin internet xét thấy chứa đựng những điều đáng tham khảo-Bách Việt.

Một thuyền trưởng từng bị bắt tàu nhiều lần, chia sẻ: “Nó vô thì vô lén thôi chứ dân người ta đánh chết chứ. Trung Quốc giờ thì giết chết nó chứ đánh gì, nó đập không biết bao nhiêu chiếc tàu của mình rồi. Sáng nay mới vô một chiếc tàu này, nó đập tối hôm qua, nó lấy búa nó đập, búa đầy trên tàu luôn, mới vô một chiếc, còn mấy chiếc chưa vô. Nó biết rồi, nó là Trung Quốc – China nó đâu có quyền gì đâu, chẳng qua là nó ưa nó quậy thôi chứ!… Mà không hiểu sao bây giờ cán bộ người ta có cái tật là nước tới trôn mới nhảy, có nghĩa là tới chừng rồi mới lo. Chứ cách đây mấy tháng bà con đã phát hiện nó (giàn khoan) vào đây rồi, giờ nó khôn rồi, nó đã vào đó rồi, nó không chịu đi đâu.”

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Tư liệu: Danh sách thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (*)

(*)Nhân vụ Trung Quốc dùng giàn khoan khủng lấn chiếm lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Bách Việt phát lại tài liệu này như một sự cảnh báo với công luận     

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.[1]

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Một thử thách đối với ý chí của Việt Nam

Có thể nói, so với tất cả các vụ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông của Bắc Kinh kể từ sau cuộc lấn chiếm chớp nhoáng tại Trường Sa năm 1988 cho đến nay thì vụ giàn khoan HD-981 là vụ nghiêm trọng nhất. Đúng ra đã từng có 2 vụ nghiêm trọng trước đó là vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 và vụ thành lập thành phố Tam Sa. Tuy nhiên, tính chất của hai vụ đó hoàn toàn khác với vụ giàn khoan lần này ở chỗ:  Vụ cắt cáp chỉ xảy ra chốc lát theo kiểu "cắn trộm"; vụ lập thành phố Tam Sa nặng về hình thức không có yếu tố lấn chiếm; trong khi vụ giàn khoan HD-981 thực chất là hành động xâm lấn lãnh thổ có chủ đích lâu dài. 

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại biển VN là bất hợp pháp

Theo Tuổi trẻ ngày 5/5/204 - Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa ra tuyên bố kiên quyết phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Sơ đồ vị trí giàn khoan HD981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam *Ảnh nhỏ: Giàn khoan HD981 khổng lồ của Trung Quốc - Ảnh: Tư Liệu - Đồ họa: Vĩ Cường

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Hãy đưa Quảng Bình, Quảng Trị ra khỏi danh sách "tỉnh nghèo"

Đã từng qua lại vùng đất Quảng Bình-Quảng Trị có lẽ không dưới 50 lần, nhưng đây là lần đầu tiên mình ở lại đây trong một chuyến du lịch. Và chuyến đi đã làm thay đổi quan niệm của mình về vùng đất này: Xin lỗi những ai có liên quan, ý nghĩ đầu tiên đến với mình là nếu ai đó đến giờ vẫn bảo rằng đây là "hai tỉnh nghèo" thì người đó là kẻ bảo thủ hoặc quan liêu, nói  theo kiểu dân gian là "có mắt mà như mù!", "ngồi trên mỏ vàng mà không biết".

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Khi tâm thế yếu hèn

Vụ nhóm người Trung Quốc vượt biên trái phép  sang Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh hôm thứ Sáu ngày 17/4 vừa qua thực ra chỉ là một trong nhiều vụ đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra dọc biên giới Trung Việt. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ việc lần này bộc lộ rõ hơn một số vấn đề đáng để xem xét rút ra bài học kinh nghiệm.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

VN về cơ bản thất bại trong quá trình công nghiệp hóa(*)

(*)Đó là nhận xét của Thomas J. Vallely - người đã từng có mặt tại Việt Nam trong nhiều thời kỳ khác nhau từ thời chiến đến thời bình với những cương vị khác nhau từ người lính đến nghị sĩ - được thể hiện qua cuộc phỏng vấn mới đây do phóng viên Thanh Tuấn của báo Tuổi trẻ (Nguồn: facebook  ngày 4/4l 2014 ). Bách Việt  xin mạn phép đăng lại để làm tài liệu tham khảo.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa 

Thomas J. Vallely:VN về cơ bản thất bại trong quá trình công nghiệp hóa

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Cưỡng chế thế này sao không mất lòng tin?

Vào dịp này năm ngoái dư luận cả nước đổ dồn vào vụ cưỡng chế một công trình xây dựng trái phép tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các nguồn tin chính thức lúc đó cho biết, đó là khu đất có ký hiệu  NO4-X với diện tích hơn 1.700m2 do Công ty CP Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) làm chủ đầu tư. Cùng thời gian này INDECO còn được UBND Thành phố Hà Nội cấp phép đối với hàng chục dự án xây nhà ở để bán tại một số khu đất kẹt khác thuộc Phường Dịch Vọng và việc này cũng đang bị nhân dân phản đối rất dữ dội. Các cơ quan chức năng cũng đã kết luận đây là trường hợp tham nhũng có tổ chức, được "bảo kê" từ dưới lên trên, và nhờ đó đã kéo dài trong nhiều năm bất chấp sự cảnh báo, phản đối và khiếu kiện từ công chúng. 

Khi đó dù biết rằng cuộc cưỡng chế là miễn cưỡng và chỉ nhằm xoa dịu sự bức xúc của người dân... nhưng dư luận công chúng vẫn hả hê khi thấy công trình được "xử lý".   

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương tìm hiểu về nguồn cội

Những ngày này hàng vạn người người từ các vùng miền trong nước kéo nhau lên Đền Hùng (Phú Thọ) nơi được coi là "đất tổ" của Việt Nam. Đó là điều bình thường nếu cho rằng dân tộc nào cũng có đất tổ để mà thờ cúng. Nhưng sẽ là điều không bình thường khi người dân không thực sự hiểu biết và không tin vào ông tổ của mình. Vẫn biết đây  là một chủ đề vô cùng khó và phức tạp, thậm chí là "nhậy cảm" để bàn luận. Tuy nhiên, không thể làm ngơ trước sự thật là trong khi đại đa số người dân mặc nhiên rằng Đền Hùng là đất tổ thì ngày càng có nhiều người, nhất là giới trẻ, hoài nghi về lịch sử nguồn cội, thậm chí không ngần ngại đem ra đùa tếu về truyền thuyết các vua Hùng sao có 18 đời mà sống đến gần 5000 năm(?). Lại có người cho rằng "người Việt đẻ ra người Trung Quốc" trong khi người khác cho rằng "người Việt là từ Trung Quốc mà ra", v.v... Rõ ràng còn quá nhiều "góc khuất" trong lịch sử dân tộc chưa được làm sáng tỏ? 

 Để góp phần lý giải những khúc mắc nêu trên, Bách Việt xin mạn phép đăng lại một bài viết của GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông dưới đây.    

                                       Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào?

Kienthuc.net.vn:  GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông đã tìm ra những chứng cứ chứng minh về những phát minh lý thú của người Việt trong thời kỳ dựng nước bị kẻ xâm lược cố tình xóa bỏ và đánh tráo. Đó là nền văn hóa nhân bản - là nền văn minh "Lịch toán - Nông nghiệp"...

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Có gì mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc?


Để biết có gì mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong thời gian tới, chí ít trong năm 2014, xin mời đọc tài liệu tham khảo đặc biệt của của TTXVN ngày 31/3/2014 dưới đây (bản gốc tại đây)

Thay cho lời bình luận dài, chủ blog Bách Việt mạn phép tô đỏ và gạch dưới một số điểm đáng lưu ý, qua đó rút ra 5 ý chính: 
1) Bắc Kinh sử dụng chiêu bài "duy trì thành quả sau thế chiến II" để xác lập cho được tư thế bá quyền nước lớn trên quy mô toàn cầu bất chấp sự (chưa thích ứng) của cộng đồng quốc tế; 
2) Tiếp tục đề cao biện pháp dùng sức mạnh và không nhân nhượng trong trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo với các nước láng giềng; 
3) Dùng chiến thuật tìm đối tượng "điểm phát lực" để tập trung giải quyết trước qua đó cảnh báo uy hiếp các đối tượng còn lại; 
4) Để ngỏ khả năng đối đầu quân sự với Nhật Bản đồng thời chuẩn bị cho thời kỳ hòa dịu  tiếp sau;     
5) Riêng về quan hệ Trung-Việt, ta thấy không hề có một chữ Việt nào được nhắc đến (trong khi Myanma được được nhắc lại nhiều lần). Điều này kết hợp với với 2 ý : "tuyệt đối không chấp nhận yêu cầu vô lý của các nước nhỏ" và  "hiệu ứng cảnh báo và uy hiếp . Từ đó có thể suy ra thái độ coi thường của Bắc Kinh đối với Việt Nam, thậm chí không coi Việt Nam như một đối tác cần tranh thủ (so với Myanma) mà chỉ là một trường hợp riêng tư muốn làm gì thì làm. Do đó Việt Nam không thể mơ hồ về bất cứ khả năng thỏa hiệp song phương (đi đêm) nào trong giải quyết tranh chấp biển đảo, trái lại rất dễ bị chọn để gây "hiệu ứng cảnh báo và uy hiếp" hoặc ngược lại. 

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Giới thiệu sách: Nền văn minh Việt cổ


GS.TSKH Hoàng Tuấn

Với mong muốn “góp phần nhỏ bé của mình để khôi phục lại một phần nền văn minh Việt cổ – công lao của tổ tiên xưa – hy vọng trường tồn trong lòng dân tộc Việt hiện đại”, GS.TSKH Hoàng Tuấn đã viết cuốn “Nền văn minh Việt cổ” (NXB Văn học – 2013), trong đó ông cho rằng cư dân vùng Đông Nam Á- trong đó có dân tộc Việt cổ ở lưu vực sông Hồng, sông Mã hiện nay - đã là chủ nhân vùng đất này từ rất lâu đời.

Họ đã sinh sống không những chỉ ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã và ven biển Bắc Bộ hiện nay mà đã là chủ nhân của cả vùng đồng bằng các con sông lớn là Dương Tử và Hoàng Hà xưa. Thời gian xa xôi đó tuy chưa hình thành xã hội nhưng những bộ lạc Bách Việt đã di thực lên khắp các vùng đồi núi sát các triền sông lớn trên.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Tài liệu Nghiên cứu: VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG


Posted on 8 Tháng Một, 2011 by Muc Đồng

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Qua bài viết của học giả Hồ Ngọc Thảo phản biện nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc là Hàn Chấn Hoa, chúng ta dễ dàng nhận thấy các học giả Trung Hoa dẫn tư liệu lịch sử trong các cổ thư chữ Hán để chứng minh biển Đông từ xa xưa thuộc về đất của người Hán. Nhưng có một điều rất đáng chú ý và cũng rất dễ dàng nhận ra rằng: 
Tất cả những tư liệu cổ ấy chỉ bắt đầu từ thời Hán trở về sau. Vậy trước đó vùng đất này thuộc về ai? Điều này có liên quan gì đến Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử?

Kính thưa quí vị quan tâm.
Từ bài viết của tác giả Trần Kinh Nghi với tựa “Lịch sử cần sự thật”(*1) đăng trên Vietnamnet.vn, đến bài của học giả Hồ Ngọc Thảo phản biện nhà nghiên cứu lịch sử người Trung Quốc Hàn Chấn Hoa(*2), chúng ta thấy khá rõ một nguyên nhân sâu xa trong lịch sử và là vấn đề cốt lõi liên quan đến biển Đông, đó chính là: Cội nguồn sử Việt 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, hay chỉ là “một liên minh bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”?

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Lòng tin và hệ lụy của nó

Cảnh cúng bái cầu tài cầu lộc diễn ra hàng ngày tại Đền Bà Chúa Kho 
Động lực sống của con người là lòng tin. Nó có thể là niềm tin vào thánh thần hay một lý tưởng chính trị, hoặc tin vào chính bản thân mình, hoặc đôi khi chỉ là sự ngưỡng mộ đối với một thần tượng, v.v... Niềm tin quan trọng hơn nội dung của nó, hay nói cách khác, sự đúng sai của điều mà người ta tin vào đôi khi không quan trọng bằng những gì dẫn dắt người ta đến với nó.  Niềm tin có thể rất cụ thể, cũng có thể mơ hồ trừu tượng, nhưng dù ở dạng nào, nó đều có vai trò như một cái phao cứu sinh đối với con người bé nhỏ bất lực trong vũ trụ bao la vô định. Lòng tin cũng là lẽ sống, nên thường khi người ta không có hoặc bị mất niềm tin, tâm hồn sẽ trở nên trống rỗng, sức lực suy sụp và cuộc đời vô nghĩa.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản? (*)

(*) Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn San đến Nhật Bản, Bách Việt xin mạn phép đăng lại nguyên văn bài viết của tác giả Phạm Hoài Nam đăng tại Đàn Chim Việt (với một vài ảnh minh họa của Bách Việt mới chụp trong chuyến du lịch Nhật Bản gần đây). Nôi dung trong bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog.

Đi bộ từ ga tàu điện đến nơi làm việc là cảnh tượng phổ biến

Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Cây ngay chẳng sợ bóng queo

Báo chí, dư luận đủ các lề bên trong và bên ngoài chữ S đang xôn xao bàn luận về tài sản « nổi » của hai ông Trần Văn Truyền và Ngô Văn Khánh, một ông nguyên và một ông đương chức. Định không để ý tới nhưng rồi ta vẫn bị cuốn hút vào. Thế mới biết tò mò và ưa hóng hớt, một nét bản sắc độc của văn hóa Việt chi phối ta mạnh thật !

Ngày 21/2, báo Người cao tuổi đưa tin Ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ sở hữu một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ trên diện tích 30.000m2, một căn biệt thự rộng 300m2 và một ngôi nhà cấp 4 rộng 200m2 ở TP Bến Tre. Ngoài ra, ông còn có ba cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh… 

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Tàu lạ, máy bay quen


Hai ngày qua cùng lúc có hai thông tin với nội dung căn bản hoàn toàn giống nhau: một về vụ mất tích của chiếc máy bay hành khách của hãng hàng không Malaysia; và một về "tàu lạ" khống chế, cướp phá tàu cá của Việt Nam xem thêm tại đây . Cả hai vụ việc đều xảy ra trên biển Đông, đều mang nội dung nhân đạo và có yếu tố khủng bố. Vụ máy bay mất tích gây thiệt hại lớn và mang tính chất quốc tế nhưng không thiết thân đối với Việt Nam trong khi vụ tàu cá hoàn toàn xảy ra trong vùng biển của Việt Nam gây thiệt hại nặng nề trực tiếp đối với dân chài Việt Nam, và đây chỉ là vụ mới nhất trong hàng ngàn vụ đã xảy ra.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

- Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.



Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này