Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Vụ gian khoan Haiyang dưới góc nhìn của dân chài Lý Sơn

Hiện đang có rất nhiều cách nhìn, cách hiểu và đánh giá về sự kiện Trung Quốc lắp đặt giàn khoan khổng lồ Haiyang HD 981 sâu trong lãnh hải Việt Nam, nhưng còn quá ít thông tin cho thấy những người dân chài Việt Nam tại chỗ quan sát và suy nghĩ như thế nào. Do đó chủ blog Bách Việt muốn cung cấp thêm một vài thông tin như thế từ  nguồn tin internet xét thấy chứa đựng những điều đáng tham khảo-Bách Việt.

Một thuyền trưởng từng bị bắt tàu nhiều lần, chia sẻ: “Nó vô thì vô lén thôi chứ dân người ta đánh chết chứ. Trung Quốc giờ thì giết chết nó chứ đánh gì, nó đập không biết bao nhiêu chiếc tàu của mình rồi. Sáng nay mới vô một chiếc tàu này, nó đập tối hôm qua, nó lấy búa nó đập, búa đầy trên tàu luôn, mới vô một chiếc, còn mấy chiếc chưa vô. Nó biết rồi, nó là Trung Quốc – China nó đâu có quyền gì đâu, chẳng qua là nó ưa nó quậy thôi chứ!… Mà không hiểu sao bây giờ cán bộ người ta có cái tật là nước tới trôn mới nhảy, có nghĩa là tới chừng rồi mới lo. Chứ cách đây mấy tháng bà con đã phát hiện nó (giàn khoan) vào đây rồi, giờ nó khôn rồi, nó đã vào đó rồi, nó không chịu đi đâu.”
Một ngư dân Lý Sơn chuẩn bị ra khơi. Photo: AFP
Một ngư dân Lý Sơn chuẩn bị ra khơi. Photo: AFP
Nằm cách đảo Tri Tôn, nơi Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981, 119 hải lý và cách đất liền 15 hải lý, kể từ thời khai canh vỡ điền, tổ tiên của người dân Lý Sơn vốn dĩ là những người lính trong hải đội Hoàng Sa, mãi cho đến bây giờ, người Lý Sơn vẫn can trường đầu sóng ngọn gió, bám giữ biển đảo quê hương, chịu không biết bao lần trầy trọi bởi kẻ ngoại bang Trung Quốc. Trong những ngày gần đây, đời sống cư dân Lý Sơn trở nên đảo lộn bởi kẻ ngoại bang Trung Cộng.
Cần một sức mạnh chống ngoại xâm
Vợ của một thuyền trưởng từng nhiều lần bị Trung Quốc bắt tàu và đánh đập, chia sẻ: “Trung Quốc nó đóng giàn khoan ở cách có 120 hải lý chứ mấy. Đàn bà đi chợ cũng bàn tán om sòm. Nhưng hễ nó qua thì mình phải đánh lại chứ sao, tới đâu thì tới chứ sao, nó xâm chiếm của mình mà, chứ làm nô lệ sướng lắm hả? Khó chứ sao không, mấy tàu của mình đi nó xịt nước gần chìm luôn. Hồi chưa có giàn khoan còn đỡ chứ còn nó quần 24/24 giờ luôn a! Nó có vòi rồng nó cứ xịt qua là chìm luôn à, cuộc sống lâu nay vất vả rồi, dân mình làm biển lâu nay sống dở chết dở rồi, giờ còn Trung Quốc nữa không biết làm gì mà sống, ở Lý Sơn đây mà không có đi biển là chết ấy, người có mấy trăm mét đất thì làm gì. Nó giữ tàu nó giữ đông lắm!”
Theo bà, với tâm lý của một người vợ có chồng ra khơi thường xuyên nói riêng và tâm lý của một người dân sống trên đảo, gần nơi Trung Cộng xâm chiếm nói chung, bà thấy lo lắng và luôn nghi ngờ rằng một ngày nào đó, giữa khuya, đang ngủ ngon giấc, giặc Tàu sẽ tấn công vào đảo và mọi tai ương bắt đầu từ đó. Không riêng gì với bà mà hầu hết mọi người sống trên đảo Lý Sơn đều mang niềm tự hào mình là hậu duệ của những người lính hải đội Hoàng Sa, tổ tiên Lý Sơn đã bỏ không biết bao xương máu để giữ biển đảo, bây giờ, thế hệ con cháu lại tiếp tục giữ đảo.
Thế nhưng bà vẫn thấy e ngại khi nghĩ rằng nếu có ngoại xâm, đương nhiên đảo Lý Sơn có nguy cơ bị tấn công đầu tiên trong khi đó, người dân Lý Sơn không hề có vũ khí, nếu như thời Trần, thời Lê, người dân cùng quân binh triều đình đánh giặc thì đương nhiên sẽ thắng bởi vì vũ khí lúc đó thô sơ, mọi thứ dụng cụ như rựa, mác, cuốc chĩa đều có thể biến thành vũ khí lợi hại.
Trong khi đó hiện tại thì mọi chuyện đã hoàn toàn khác, vũ khí của Trung Quốc tối tân, binh lính cũng được đào tạo bài bản, nếu như kẻ thù đổ bộ lên đảo, lúc đó, chỉ có những đơn vị bộ đội kháng cự chứ nhân dân không thể nào góp tay được. Đó là chưa muốn nghĩ đến những tình huống xấu, Lý Sơn sẽ mau chóng thúc thủ, thậm chí bị giết sạch bởi bàn tay của kẻ thù man rợ vốn có mối thâm thù lâu năm với người Lý Sơn.
Bà nói rằng ước gì trên đảo có vài vị võ sư tầm cỡ để dạy võ cho nhân dân nắm những kĩ năng tự vệ và trong một chừng mực nào đó, cần có những gia đình được cấp vũ khí để cùng chiến đấu với quân đội khi cần thiết. Tuy nhiên, mọi chuyện có vẻ như chỉ là lý tưởng và viễn vọng, trên thực tế, người dân Lý Sơn luôn trơ trọi khi ra khơi và khi về đất liền, vũ khí duy nhất của người Lý Sơn chính là trái tim yêu đảo nồng nàn và lòng trung thành tuyệt đối với dân tộc, quốc gia.
Có lẽ chính vì lòng trung thành với dân tộc, quốc gia mà từ đứa bé năm tuổi cho đến người già tám mươi tuổi đều cùng có chung sự khinh bỉ đối với kẻ ngoại xâm Trung Quốc và dường như suốt mười năm nay, mọi thế hệ Lý Sơn đều được người lớn chỉ dạy cho lòng yêu nước và sẵn sàng đối đầu với kẻ thù Trung Cộng để khỏi phụ lòng tổ tiên, ông bà đã hy sinh xương máu vì biển đảo thân yêu.
Dân phát hiện giàn khoan đã lâu
Chiều Lý Sơn. RFA photo
Chiều Lý Sơn. RFA photo
Một thuyền trưởng từng bị bắt tàu nhiều lần, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Nó vô thì vô lén thôi chứ dân người ta đánh chết chứ. Trung Quốc giờ thì giết chết nó chứ đánh gì, nó đập không biết bao nhiêu chiếc tàu của mình rồi. Sáng nay mới vô một chiếc tàu này, nó đập tối hôm qua, nó lấy búa nó đập, búa đầy trên tàu luôn, mới vô một chiếc, còn mấy chiếc chưa vô. Nó biết rồi, nó là Trung Quốc – China nó đâu có quyền gì đâu, chẳng qua là nó ưa nó quậy thôi chứ! Mình đâu có sợ gì, nó muốn bành trướng mà, cũng bình thường, phòng thủ thôi, chủ yếu bên quân sự , còn mình cũng bình thường thôi, có gì đâu để phòng thủ, bà con của mình thì không có sợ, bà con Lý Sơn từ lâu giờ rồi, truyền thống hồi nào đến giờ rồi, đứa con nít cũng không sợ, Trung Quốc thì ai mà sợ nó. Mà không hiểu sao bây giờ cán bộ người ta có cái tật là nước tới trôn mới nhảy, có nghĩa là tới chừng rồi mới lo. Chứ cách đây mấy tháng bà con đã phát hiện nó (giàn khoan) vào đây rồi, giờ nó khôn rồi, nó đã vào đó rồi, nó không chịu đi đâu.”
Theo người đàn ông này, việc Trung Quốc mang giàn khoan vào đảo Tri Tôn đã diễn ra gần hai năm nay, mọi ngư dân Lý Sơn đều nhìn thấy điều này và cũng nhiều lần, ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, dùng vòi rồng xịt cho chìm tàu và tấn công, đập phá tàu ngay trong khu vực gần đảo Tri Tôn, tuy nhiên, mọi khai báo của ngư dân đối với nhà cầm quyền đều được lắng nghe rất kĩ nhưng lại không có động thái nào để can thiệp. Có chăng là thi thoảng xảy ra những cuộc rượt đuổi giữa cảnh sát biển Việt Nam và vài thuyền đánh cá của Trung Quốc.
Theo người thuyền trưởng này, nếu như ngay từ đầu, những cảnh sát biển Việt Nam kiểm tra được giàn khoan thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn cho hiện tại. Vì theo ông biết, theo thông lệ quốc tế, vùng biển đảo Tri Tôn thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mọi tàu thuyền có thể qua lại nhưng không có quyền đánh bắt và những tàu thuyền thấy nghi vấn, chở vũ khí đều có thể bị hải quân và cảnh sát biển Việt Nam kiểm soát.
Trong khi đó, theo quan sát của các ngư dân Lý Sơn, giàn khoan HD 981 chở khá nhiều máy bay chiến đấu và các loại vũ khí tối tân trên đó và di chuyển chậm chạp, đầy vẻ bất thường khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn không bị bất kì sự kiểm soát và can thiệp nào của nhà cầm quyền Việt Nam. Đây là điều hết sức bất thường đối với một nền an ninh quốc gia vốn có những đụng chạm khá nhạy cảm với “người anh em bốn tốt mười sáu vàng” này!
Trong chưa đầy một tuần kể từ ngày cắm giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần dùng vòi rồng xịt vào tàu đánh cá Việt Nam khiến cho hai tàu của ngư dân Lý Sơn hư hỏng nặng. Có một tàu bị Trung Quốc mang búa lên đập nát hoàn toàn các trang thiết bị, phải kéo về bến sửa chữa. Điều này cho thấy giàn khoan HD 981 là một mối đe dọa mới đối với người dân Lý Sơn. Mối đe dọa về nạn xâm lược, giặc giã đang đến rất gần với người dân nhiều đời bám biển, yêu biển, yêu quê hương nồng nàn và sẵn sàng chết vì biển đảo. Những ngư dân nói riêng và người dân Lý Sơn nói chung lẻ loi nơi biển đảo và can trường, đáng kính!
Nguồn: Internet

8 nhận xét:

  1. Thật đáng sợ! Phải chăng có bàn tay to nào đó ghì chặt, không cho VN phản ứng sớm?

    Trả lờiXóa
  2. Riêng vụ giàn khoan này thì phản ứng như vậy là không muộn (phải theo luật qtế). Chỉ có điều là mức độ và cách thức phản ứng và toàn bộ chủ trương chính sách chung thế nào để phòng ngừa xâm lược và bảo vệ ngư dân v.v...

    Trả lờiXóa
  3. Giờ thì nói rõ là Trung Quốc rồi nhỉ, chứ không phải là "lạ" như các bác vẫn nói.
    Cứ để Đảng và Nhà nước lo vì họ có mối quan hệ tốt với TQ mà.

    Trả lờiXóa
  4. Lam the nao bay gio? Bon lanh dao ban nuoc con nhan dan chiu kho.

    Trả lờiXóa
  5. kêu gọi các Trần ích Tắc ra nói chuyện với giặc , may mà cứu vớt, hay bọn chúng đang chuẩn bị rước Thiên triều vào nhà. Hèn

    Trả lờiXóa
  6. tP HCM nói không cần biểu tình, vậy hay nhờ Thái lan hay CPC đi biểu tình giữ nước giùm mình. Quyền cơ bản không có thì giữ cái gì

    Trả lờiXóa
  7. đảng CSVN toàn là những tay sai bán mình , bán Tổ Quốc VN cho tàu khựa . Bây giờ muốn chống bọn tàu khựa trước hết nhân dân VN tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng lớn : Vừa lật đổ bọn băng dảng cộng sản VN và đứng lên đánh đuổi bọn bành trướng . Ưu tiên là băng đảng bán nước .

    Trả lờiXóa
  8. Công bình mà nói,thuyền trưởng từng bị bắt rất can đảm khi nói ra sự thật về thời điểm
    giàn khoan khổng lồ đã có mặt từ tháng trước,chứ không phải mới biết gần đây.
    Như thế có nghĩa là nếu báo Hoàn Cầu của Trung Cộng không loan tin công khai nhằm
    "khẳng định chủ quyền" của chúng thì báo nước ngoài không thể nào biết và chúng ta
    lại càng không thể nào biết.
    Đúng là "trong họa có phúc" nhưng vấn đề là ai có khả năng chuyển hoạ thành phúc
    cho đát nước và dân tộc VN ? Điều đáng sợ nhất lúc này là sự thiếu minh bạch trong
    cách cai trị độc đảng độc tài khiến người dân bị xem như kẻ đứng bên lề,không được
    quyền yêu nước một cách chủ động khi nhà nước này ĐỘC QUYỀN thông tin.

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này