Hiển thị các bài đăng có nhãn Cội nguồn dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cội nguồn dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Quan hệ Việt-Trung đã hết thời triều cống

Đối với người Việt và cả người TQ, những năm chẵn thường được coi trọng hơn hơn năm lẻ. Vậy năm 2015 là con số đẹp đáng được chọn để điểm lại mối quan hệ giữa hai nước láng giềng bất đắc dĩ này, đặc biệt trong thời kỳ 70 năm qua và thời gian sắp tới.

Xâm lấn và bành trướng lãnh thổ là bản chất của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán 

Có thể nói quan hệ Việt-Trung là một trong những cặp quan hệ chứa đựng đầy đủ đặc điểm của loại hình quan hệ giữa các quốc gia dân tộc từ thời thượng cổ đến thời hiện đại, đặc biệt là quá trình đấu tranh sinh tồn của một nước nhỏ trước họa bành trướng của một nước lớn cận kề. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cả quá trình lịch sử lâu đời từ thời tiền sử đến ngày nay. Có số liệu tổng kết rằng kể từ khi thoát khỏi ánh đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc Việt Nam đã hứng chịu không dưới 12 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc (chưa kể cuộc chiến tranh biên giới 1979). Lịch sử cho thấy ngay từ thời nhà Hạ bên Trung Quốc tương đương thời vua truyền thuyết Kinh Dương Vương của Việt Nam tức quảng cuối Thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, Hán tộc từ phía Bắc đã lấn chiếm lãnh địa của Việt tộc ở phía Nam sông Dương Tử. Đến thời các triều đại An Dương Vương, Triệu Việt Vương (Triệu Đà) và Hai Bà Trưng kéo dài quảng 300 năm trước và sau CN tuy được coi là thời kỳ quật khởi của người Việt nhưng cuối cùng vẫn bị Hán tộc dồn đẩy về phía Nam. Tiếp đến là thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc mà qua đó tộc Lạc Việt không chỉ bị dồn đẩy đến tận cùng phía Nam mà còn đứng trước nguy cơ bị đồng hóa hoàn toàn như nhiều tộc Việt anh em của họ bên Trung Quốc. 

May thay nguy cơ này đã được cứu vãn qua hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của người Việt bản địa kết hợp với những người gốc gác Bách Việt hội tụ về đây để chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất và thiết lập lại nền độc lập tự chủ với bản sắc Việt tộc của mình. Nền độc lập này được khẳng định vào năm 1077 với bài hịch nổi tiếng của Vua Lý Thường Kiệt: 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư, 
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư. 

Cũng hoàn toàn không phải vô cớ mà Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh năm 1792 đã rắp tâm lấy lại vùng lãnh thổ Lưỡng Quảng nhưng không may lâm bạo bệnh qua đời chưa thực hiện được. Điều này cho thấy ý thức về nguồn cội dân tộc và lãnh thổ vẫn luôn còn đó trong tâm thức người Việt. 

Bàn về sự thật lịch sử quan hệ Hán-Việt, một học giả Trung Quốc tên là  Le Oa Đằng mới đây có bài viết cho rằng Việt Nam là hậu duệ, là đại diện của người Bách Việt. Trong bài viết, ông cũng cho rằng người Việt Nam là chủ nhân đích thực của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chứ không phải như tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao). 

Thực tế cũng cho thấy hoàn toàn không đơn giản như một số người vẫn còn ảo tưởng rằng Trung Quốc dưới chế độ cộng sản và XHCN không còn bản chất xâm lược bành trướng! Nói cách khác, không có một phép màu nhiệm nào có thể làm thay đổi bản chất và cục diện quan hệ giữa hai cựu thù mà trong đó nước lớn Trung Quốc luôn lăm le xâm lược và thôn tính nước nhỏ Việt Nam. Mặt khác, thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù chưa thể thôn tính và đồng hóa được Việt Nam, nhưng các thế lực bành trướng Đại Hán đã và đang khá thành công trong thủ đoạn kìm hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của chúng để dễ bề tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ về phía Nam.

Chuyển hướng bành trướng từ đất liền ra biển 

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, mọi quốc gia đều tồn tại trong sự tùy thuộc lẫn nhau một cách cao độ khiến cho việc mang quân xâm lược một cách công khai trắng trợn đối với một quốc gia khác không phải là giải pháp khôn ngoan nếu không nói là không thể thành công. Điều này giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn đã nhận ra, nhưng đồng thời cũng nhận thấy rằng niềm tự hào là Vương quốc ở "giữa thiên hạ" (Middle Kingdom) nay lại ở vào thế bị kẹt giữa thiên hạ, và do đó nung nấu tham vọng mở rộng không gian phát triển ra phía đại dương là hướng mà ông cha họ chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu như các triều đại Vương Triều xưa chỉ biết mở rộng bờ cõi bằng cách lấn chiếm đất đai của các nước kế cận, thì giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đã biết coi trong vai trò của biển và đại dương. Và đó là nguyên nhân khiến họ thay đổi hướng xâm lược bành trướng bằng cách lấn chiếm biển đảo của các nước ven  Biển Hoa Đông và Biển Đông, xa hơn sẽ là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không loại trừ Nam Cực. 
Sơ đồ về phạm vi đòi hỏi chủ quyền của các nước tại Biển Đông 

Tất nhiên để thực hiện hướng bành trướng phi truyền thống này, Bắc Kinh phải tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng theo phương châm "ẩn mình chờ thời" của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra, bởi lẽ các vùng biển này đều đã có chủ; chỉ còn cách làm sao để "biến không thành có". Và Bắc Kinh chỉ còn cách là xâm chiếm biển đảo của các nước khác cũng như một số vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Để thực hiện âm mưu đó, suốt 70 năm nay giới lãnh đạo Bắc Kinh đã và đang kiên trì bằng mọi thủ đoạn, khi thì giả vờ hữu hảo, khi thì trở mặt gây sức ép quân sự, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Thời điểm họ lựa chọn đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, rồi đánh chiếm một số bãi đá ở Trường Sa đầu 1988 cho thấy chiến thuật đó. Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khoan thăm dò dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 6/2014 đồng thời với chiến dịch "đảo hóa" tại một số bãi ngầm giữa Biển Đông đều nhằm phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông, trong đó mục tiêu chính là thiết lập những "cột mốc chủ quyền" mới của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Thay đổi chiến thuật và hướng bành trướng là việc của Trung Quốc. Nhưng có điều trớ trêu là, sự thay đổi hướng bành trướng ra biển như nói trên lại một lần nữa đặt Việt Nam vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc, đơn giản vì Việt Nam là nước có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam và cũng là chủ nhân của 2 quần đảo ngoài khơi Biển Đông án ngữ trên con đường bành trướng của "Vương Triều mới". Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn đe dọa lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông khác cũng như toàn bộ khu vực ASEAN và thế giới, đặc biệt các cường quốc hàng hải  như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, v.v...  Sự độc chiếm của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này đồng nghĩa với việc quốc tế  mất quyền đi lại tự do trên Biển Đông và điều này là không thể chấp nhận được. Nói cách khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng chúng đều nằm trong vùng biển quốc tế và do đó vai trò bảo vệ còn phụ thuộc vào quốc tế . Chính vì lý do này, để tránh sức ép quốc tế, Bắc Kinh luôn một mực khước từ việc "quốc tế hóa" đối với mọi tranh chấp ở Biển Đông đồng thời ra sức chia rẽ nội bộ ASEAN để cô lập Việt Nam.   

Với cục diện đã hoàn toàn thay đổi trên thế giới ngày nay khi mà mọi hành động gây hấn của một quốc gia đều có thể nhanh chóng biết đến trên quy mô toàn cầu. Thế giới đã lập ra nhiều tổ chức quốc tế với rất nhiều thiết chế luật lệ để điều phối các mối quan hệ giữa các quốc gia. Mặc khác, với trình độ giao thông liên lạc vô cùng nhanh nhạy, với các mối quan hệ trao đổi kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng vô cùng đa dạng, đa năng ngày nay thì quảng cách không còn là vấn đề lớn trong khái niệm lựa chọn đối tác, bạn-thù và đồng minh. Trong hoàn cảnh và điều kiện mới của thế giới ngày nay, một nước lớn nếu có ý đồ khống chế hay "bắt nạt" một nước nhỏ quả là không dễ dàng và đơn giản như trong quá khứ. Bài học của Mỹ tại Trung Đông và Nga tại Ucraina hiện nay cho thấy điều này. Và Trung Quốc sẽ không phải là ngoại lệ. 

Trung Quốc đã thay đổi Việt Nam không thay đổi mới là chuyện lạ

Như đã nói trên đây, chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc vẫn còn đó nhưng hướng và biện pháp đã có những thay đổi cơ bản. Xưa kia Trung Quốc chỉ bành trướng trên bộ, nay bành trướng ra hướng biển và đại dương. Trước đây mỗi khi các triều đại Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, dù thắng hay thua, thế giới có thể không biết hoặc biết khi đã quá muộn. Vào thời đó hầu như chưa có khái niệm về sự can thiệp giúp đỡ từ quốc tế.  Trong hoàn cảnh đó Việt Nam không có cách nào khác là phải tự mình tìm cách thích ứng để tồn tại bên cạnh Vương Triều. Đó là lý do của sự ra đời sách lược mềm dẻo khôn khéo và thái độ nín nhịn "tránh voi chẳng xấu mặt nào", kể cả việc phải "triều cống" bằng lễ vật đối với kẻ thù ngay cả sau khi đã đánh bại chúng. Và sách lược đó đã cho thấy hiệu quả trong suốt hàng trăm năm trước đây và đã trở thành nếp nghĩ và là ưu tiên lựa chọn đối với  người Việt Nam trong quan hệ với nước lớn Trung Quốc.  


Tiếp đến trong 70 năm qua sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp người Việt Nam lại sa vào một cái bẩy mới của Trung Quốc-đó là khái niệm "tương đồng về ý thức hệ" giữa hai nước cùng theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Về mặt này, người Việt Nam tỏ ra trung thành hơn cả người Trung Quốc, biểu hiện ở chỗ là, trong khi Trung Quốc liên tục "đổi màu" bằng những bước đi dài với phương châm "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột" thì người Việt Nam chỉ dừng lại ở khái niệm "đổi mới" chung chung một cách dè dặt. Sau bao phen bị "ông anh" cùng ý thức hệ phản bội bằng những cuộc chiến tranh nóng cùng với các thủ đoạn phá hoại ngầm về kinh tế-chính trị-xã hội khiến Việt Nam phải điêu đứng, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn còn hy vọng vào những lời hứa hão huyền "4 tốt", "16 chữ vàng", "lấy đại cục làm trọng", "anh em tốt, láng giềng tốt" v.v...

Lẽ ra khi Trung Quốc thay đổi phương thức và địa bàn bành trướng thì Việt Nam cũng phải thay đổi phương thức đấu tranh, trước hết không việc gì phải quá lo sợ về một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc; điều đáng lo hơn là âm mưu của Bắc Kinh một mặt kìm giữ VN trong vòng cương tỏa của họ, một mặt chia rẽ nội bộ Việt Nam và chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đó là thủ đoạn mà Bắc Kinh ráo riết áp dụng từ thời đảng Cộng sản lên nắm quyền và đã khá thành công trong những năm gần đây khi họ nhiều lần "trùm chăn đánh Việt Nam" mà thế giới không biết hoặc chỉ biết khi sự đã rồi. Đó là trường hợp cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc đến các cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Hoàng Sa, Trường Sa, tất cả đều diễn ra tay đôi giữa hai nước cộng sản anh em. Sự kiện giàn khoan HD 981 lúc đầu cũng đã bị ém nhẹm; nếu không được công luận lên tiếng qua mạng internet thì chắc sự im lặng đó còn kéo dài hơn và hậu quả có thể đã xấu hơn. E rằng việc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng căn cứ quân sự tại các bãi đá giữa Biển Đông đang có nguy cơ rơi vào yên lặng và trở thành "sự đã rồi " như các đợt lấn chiếm trước đó. Cho đến nay Trung Quốc chưa trả lại và cũng không có ý định trả lại những phần lãnh thổ biển đảo đã lấn chiếm của Việt Nam.        

Phải chăng bài học đối với Việt Nam ngày nay là không nên ngần ngại hoặc nín nhịn quá mức mà phải thể hiện thái độ công khai dứt khoát đối với mọi vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo tinh thần luật pháp quốc tế bất luận Bắc Kinh có bằng lòng hay không. Đồng thời đường lối "sẵn sàng làm bạn với tất cả" cần được thể hiện một cách cụ thể qua việc tăng cường quan hệ với các nước thứ ba như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v... coi đó là nhân tố cần thiết để ứng phó với Trung Quốc trong những tình huống xấu nhất. Vẫn biết quan hệ với Trung Quốc là quan trọng và cần được ưu tiên giữ gìn, nhưng để tránh chiến tranh với Trung Quốc cách tốt nhất là tiến hành các biện pháp răn đe phòng ngừa từ trước, chứ không phải chỉ có nín nhịn cho đến khi nó xảy ra. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Và Việt Nam chỉ có thể bảo vệ mình với sự hỗ trợ của tập thể ASEAN và cộng đồng quốc tế. Ngược lại, ASEAN và quốc tế cần Việt Nam để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đó có lẽ là cách tiếp cận thực tế và hiệu quả nhất đối với Việt Nam trong bối cảnh tương quan lực lượng của thế giới ngày nay. 
  

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử

  • Tác giả : Đỗ Kiên Cường  22 Tháng 9 2014 07:26
  • Nguồn: Văn hóa Nghệ An 
Đặt vấn đề:
Tìm về cội nguồn là nhu cầu tự thân của con người. Chính vì vậy nhiều thế hệ người Việt Nam đã cố gắng đi tìm nguồn gốc dân tộc trên nhiều góc độ như truyền thuyết, ngôn ngữ, sử sách, dân tộc học, khảo cổ… Tuy nhiên cho đến nay, chưa thấy những cố gắng tìm tòi dựa trên bằng chứng phân tử và di truyền học, cơ sở của ngành nhân chủng học phân tử. Đó là một khiếm khuyết lớn, vì theo nhà di truyền học Spencer Wells, từng lãnh đạo Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ, “cuốn lịch sử vĩ đại nhất từng được viết là cuốn ẩn giấu trong ADN của chúng ta”1. Bài viết này dùng các bằng chứng nhân chủng học phân tử trong hai mươi năm qua và phát hiện năm 2012 về nguồn gốc mới của lúa nước thuần hóa để đưa ra một giả thuyết mới về nguồn gốc người Việt. Theo đó người Việt là hậu duệ của những người đã tới Việt Nam từ 45.000 - 30.000 năm trước, và cùng với các cư dân Đông Nam Á khác, họ chính là nguồn gốc chủ yếu của cư dân Đông Á.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thoát Trung là thoát cái gì và để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào thời gian TQ xâm lược bằng giàn khoan và tàu thuyền bắt đầu từ tháng 1/5 vừa qua người Việt trong nước cũng như  hải ngoại lại dấy lên phong trào "thoát Trung" (còn gọi là "thoát Trung luận"). Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Người viết bài này xin mạn phép nêu lên ý kiến cá nhân để góp phần thảo luận. Đó là thoát Trung là thoát khỏi sự hiểu biết nhầm lẫn về nguồn cội của mình từ đó sinh ra tâm thế yếu hèn trước kẻ thù truyền kiếp. Cũng không nên đánh đồng phong trào thoát Trung với "bài Trung" hoặc "chống Trung". Dưới đây là một số cơ sở cho cách suy nghĩ đó. 

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Không thể ngồi trong 4 bức tường phán 'tào lao'

-18/7 Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân tộc MTTQ Lù Văn Que nói, muốn biết dân nghĩ gì thì phải đi thực tế, không thể ngồi trong 4 bức tường phán “tào lao”.


Sáng nay, UB TƯ MTTQ VN họp tổng kết hoạt động của các hội đồng tư vấn, trước thềm Đại hội MTTQ VN sắp diễn ra.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân nêu một số vấn đề, trong đó có hiệu quả thực hiện chức năng giám sát, phản biện, đặc biệt quan tâm hàng đầu liệu những hoạt động của MTTQ đã chạm đến nhân dân thực sự.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân
Làm thế nào để biết được lòng dân, hiểu được dân nghĩ gì, phản ánh đúng nguyện vọng của người dân, qua đó giám sát hiệu quả thực tiễn? - ông Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Nhận thức của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam (*)



This entry was posted on Tháng Bảy 4, 2014, in Lịch sử Việt Nam and tagged Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Bookmark the permalink. Để lại bình luận

Vietnam Borderless Histories. Published August 29th 2006 by University of Wisconsin Press.


“Một so sánh về nhận thức của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam” [“Lê Văn Hưu and Ngô Sĩ Liên - A Comparative of their Perception of Vietnamese History”] là tựa đề tiểu luận của Yu Insun, nguyên giáo sư ban Sử Á châu tại Đại học Quốc gia Hán Thành [Seoul National University].

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Đôi lời nhân chuyện báo chí TQ gọi Việt Nam là "đứa con đi hoang" (*)

(*) Thông báo của Chủ blog Bách Việt: Sau một ngày entry này được phát hành, tác giả bài viết tình cờ phát hiện cụm từ "đứa con đi hoang" có thể vì một lý do nào đó đã bị dịch sai lệch từ tiếng Trung sang tiếng Anh ("lãng tử quay đầu" thành "đứa con hoang đàng"). Tuy nhiên, sau khi truy tìm trên mạng chủ blog tôi không hề thấy bản dịch tiếng Anh trên phiên bản tiếng  Anh của tờ Hoàn Cầu (chắc là đã được gỡ bỏ) cũng không thấy ai cải chính, nhưng lại thấy cư dân mạng TQ tự phê phán giới ngoại giao và báo chí TQ đã đưa ra từ "đứa con hoang đàng". Như vậy rất có thể từ này là có thật như đã được phóng viên phương Tây trích đăng. Do đó chủ blog tôi quyết định vẫn giữ nguyên bài viết đồng thời cũng mong bạn đọc lượng thứ nếu có gì bất tiện. Xin cảm ơn.
---------------------------------------------------------------------------------
   
Nhân chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì ngày 18/6, báo chí TQ đã lập tức xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn nhằm đổi trắng thay đen và bôi nhọ VN.  Đây không phải lần đầu mà là một món nghề gia truyền của TQ vì họ nghĩ mình là nước lớn đông dân thì cứ to mồm nói càn thì có thể biến không thành có, biến sai thành đúng...

Người Việt lâu nay đã biết quá rõ và thế giới cũng đang nhận ra tật xấu này của TQ. Nhưng riêng việc báo giới TQ kêu gọi "đứa con đi hoang (prodigal son) trở về nhà" (1) thì thật nực cười. Nó cho thấy tình trạng bệnh hoạn và thái độ láo xược ngông cuồng của chủ nghĩa bành trướng bá quyền đại Hán một lần nữa lại xúc phạm tình cảm của 90 triệu nhân dân VN và bản thân nhân dân TQ. Xin bảo thẳng vào mặt bọn họ một câu trước đã: Không có chuyện nước lớn nước nhỏ (2), lại càng không có chuyện nước cha mẹ, nước con cái và ai về với ai ở đây!

Các tên và vị trí  trong bản đồ này chỉ mang tính minh họa 
Nói vậy là vì, bất cứ ai nghiên cứu lịch sử cổ đại TQ đều biết trên đất Trung Quốc ngày nay đã có hàng trăm tộc người Việt (sử TQ chép là "Bách Việt") cư trú trên khắp miền đất phía Nam sông Dương Tử, chính xác là phía Bắc giáp sông Dương Tử, phía Nam đến miền Bắc VN ngày nay, phía Tây giáp Tây Tạng, phía Đông Giáp biển Thái Bình Dương.  Cách nay khoảng 5.000 năm trong quá trình hình thành và phát triển quốc gia, người Hán đã tràn xuống phía nam xâm lấn đất đai của người Bách Việt. Tuy không đầy đủ nhưng sử sách và truyền thuyết của cả TQ và VN đều cho thấy thực tế lịch sử này, trong đó nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn có thể được coi là một ví dụ. 

Trường hợp Việt Nam cho thấy sau nhiều thời kỳ bị xâm lấn, các vương quốc Bách Việt lần lượt bị chinh phục, rồi bị đồng hóa với các mức độ và tốc độ khác nhau bởi Hán tộc; đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên thì vương quốc Văn Lang (Lạc Việt) một phần bị thôn tính, một phần bị đẩy xuống phía nam và trụ lại với tên gọi Âu Việt của An Dương Vương, sau đó là Nam Việt của Triệu Đà (3) trước khi bị các triều đại Hán tộc chinh phục hoàn toàn và thống trị trong thời gian dài được sử sách gọi là "ngàn năm Bắc thuộc". 

Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chính là ý đồ xuyên tạc và tráo đổi sự thật lịch sử của các triều đại TQ, phần tiền sử của dân tộc Việt Nam ngày nay chỉ còn biết đến qua truyền thuyết về các Vua Hùng và Âu Cơ Lạc Long Quân. Tuy nhiên, khác với các vương quốc Bách Việt khác, Việt Nam sau thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc đã không bị đồng hóa mà vẫn trụ vững với bản sắc Việt của mình. Và đây là quốc gia dân tộc độc lập còn lại duy nhất của Bách Việt. Đây cũng là thành quả chung của Bách Việt vì trong thời kỳ nào cũng có nhiều thế hệ người gốc Bách Việt (kể cả những quan lại do Vương triều cử đến VN) đã chọn cách hội tụ tại vùng đất này để lập quốc nhằm giữ gìn cốt cách và bản sắc văn hóa của người Việt. 

Vẫn biết hiện tượng xâm lấn, chiếm đoạt đất đai và đồng hóa dân tộc đưa đến sự thịnh hoặc suy của các quốc gia trên thế giới là lẽ đương nhiên, kể cả trường hợp giữa Hán tộc và Việt tộc. Nhưng nếu cố tình xuyên tạc, tráo đổi sự thật lịch sử là một tội ác trước nhân loại. Trên thực tế, giới cầm quyền TQ thời nào cũng vi phạm tội ác này. Họ không bao giờ chịu thừa nhận thực tế là các tộc người Bách Việt chiếm phân nửa dân số của TQ ngày nay và chính người Hán đã thừa hưởng kho tàng giá trị nhân văn vô giá của người Bách Việt để có nền văn minh TQ hiện đại. Họ cũng che dấu thực tế bên trong nước TQ ngày nay chưa hẳn đã hoàn toàn ổn định trước trào lưu đòi tự trị hoặc độc lập của các tộc người không phải Hán tộc như Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người Tạng ở Tây Tạng, và một số dân tộc thiểu số gốc gác Bách Việt ở miền nam; trường hợp Đài Loan là khá rõ ràng với đa số Mân Việt  và người bản địa Đài Loan. Những kẻ có đầu óc đại Hán nếu thích thì có thể coi các phong trào ly khai như những "đứa con hoang đàng", nhưng dứt khoát không thể sử dụng từ đó đối với VN một quốc gia độc lập ngang hàng với TQ về mọi mặt.    
Chỉ có những kẻ bất chấp sự thật mới dám gọi Việt Nam là "đứa con hoang đàng"(của TQ). Đó là cách gọi vô lối xấc xược mà chỉ những kẻ tư tưởng dân tộc bá quyền nước lớn mới sử dụng, nếu không được ngăn chặn sẽ trở thành chủ nghĩa phát xít chưa biết chừng. Nếu còn chút liêm sỉ họ nên biết trân trọng giữ gìn những mặt tốt đẹp của quá trình giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc Việt- Hán, biết tôn trọng mối quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nếu làm ngược lại điều này họ sớm muộn sẽ đẩy quan hệ hai nước vào vòng xoáy của bạo lực, và TQ không thể tránh khỏi thất bại, thậm chí tan rã như đã từng thấy trong lịch sử.  

Ghi chú:
(1) trích đoạn nguyên văn tiếng Anh bài báo trên Tạp chí Diplomat:
" The tone of these articles painted Yang as something like a patient teacher sent to deal with a particularly recalcitrant student. This attitude was most evident in the nationalistic media outlet Huanqiu (the Chinese-language counterpart of Global Times). Huanqiu characterized Yang’s visit as a gift from China, offering Vietnam yet another chance to “rein itself in before it’s too late.” Yang’s function in Hanoi was to “clarify the bottom line and the pros and cons” of the situation. In talking with Vietnam, Huanqiu said, China was “urging the ‘prodigal son to return home.’” Based on this interpretation, it seems that Yang was not in Hanoi for a real dialogue, but simply to deliver a lecture."
(2) Phát biểu của  Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì tại Diễn đàng Sangri-La mới đây và đã bị dư luận quốc tế phản đối. 
(3) Được biết sử sách TQ không thừa nhận Nam Việt của Triệu Đà trong khi sử sách VN các thời kỳ phong kiến như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi.. đã coi Triệu Đà là "bậc tiền bối" của dân tộc. Chỉ  có ý kiến của nhà sử học Ngô Thì Nhậm bác bỏ, và sang thời sau CM tháng 8/1945 cũng không coi Triệu Đà là vua VN . Hiện tại đây là chủ đề đang tranh cãi.  Nhân đây xin đề nghị  giới sử học VN cần xem xét đánh giá lại và kết luận dứt khoát về chủ đề này.  

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Tâm tình của một người Việt gốc Hoa

Ghi chú của chủ blog Bách Việt: Bức thư này của một Hoa kiều tại Tp Hồ Chí Minh gửi Báo Tiền phong nhờ đăng. Người viết ký tên Mân Việt là tên của một tộc người trong Bách Việt .

Kính gửi quý báo, kính nhờ quý báo chuyển đăng đôi dòng tâm sự của tôi, một người Việt gốc Hoa đến đồng bào người Việt gốc Việt và người Việt gốc Hoa khác.

Người dân TP.HCM tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Độc Lập


Tư liệu: Tính cách người các tỉnh của Trung Quốc

Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử do nhu cầu phát triển và bành trướng lãnh thổ của nước TQ mới. và điều này một lần nữa cũng đặt ra sự thách thức vô cùng cam go đối với dân tộc Việt Nam như một thực thể độc lập còn lại duy nhất của các dân tộc Bách Việt sau mấy mấy ngàn năm bành trướng của Hán tộc từ phương Bắc, Chủ blog Bách Việt muốn cung cấp thêm tư liệu để bạn đọc tham khảo khi tìm hiểu về quan hệ Việt-Trung. 
Tài liệu này được trích từ website nghe hơi lạ tai "Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam", trong đó có lời giới thiệu vắn tắt " tài liệu do nhà nghiên cứu Dương Danh Dy sưu tầm và trích giới thiệu từ tư liệu Trung Quốc" . Xin hãy coi đây đơn thuần là một tài liệu tham khảo - Bách Việt.

Bản đồ đánh số vị trí các tỉnh của TQ được đề cập trong tài liệu

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương tìm hiểu về nguồn cội

Những ngày này hàng vạn người người từ các vùng miền trong nước kéo nhau lên Đền Hùng (Phú Thọ) nơi được coi là "đất tổ" của Việt Nam. Đó là điều bình thường nếu cho rằng dân tộc nào cũng có đất tổ để mà thờ cúng. Nhưng sẽ là điều không bình thường khi người dân không thực sự hiểu biết và không tin vào ông tổ của mình. Vẫn biết đây  là một chủ đề vô cùng khó và phức tạp, thậm chí là "nhậy cảm" để bàn luận. Tuy nhiên, không thể làm ngơ trước sự thật là trong khi đại đa số người dân mặc nhiên rằng Đền Hùng là đất tổ thì ngày càng có nhiều người, nhất là giới trẻ, hoài nghi về lịch sử nguồn cội, thậm chí không ngần ngại đem ra đùa tếu về truyền thuyết các vua Hùng sao có 18 đời mà sống đến gần 5000 năm(?). Lại có người cho rằng "người Việt đẻ ra người Trung Quốc" trong khi người khác cho rằng "người Việt là từ Trung Quốc mà ra", v.v... Rõ ràng còn quá nhiều "góc khuất" trong lịch sử dân tộc chưa được làm sáng tỏ? 

 Để góp phần lý giải những khúc mắc nêu trên, Bách Việt xin mạn phép đăng lại một bài viết của GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông dưới đây.    

                                       Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào?

Kienthuc.net.vn:  GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông đã tìm ra những chứng cứ chứng minh về những phát minh lý thú của người Việt trong thời kỳ dựng nước bị kẻ xâm lược cố tình xóa bỏ và đánh tráo. Đó là nền văn hóa nhân bản - là nền văn minh "Lịch toán - Nông nghiệp"...

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Giới thiệu sách: Nền văn minh Việt cổ


GS.TSKH Hoàng Tuấn

Với mong muốn “góp phần nhỏ bé của mình để khôi phục lại một phần nền văn minh Việt cổ – công lao của tổ tiên xưa – hy vọng trường tồn trong lòng dân tộc Việt hiện đại”, GS.TSKH Hoàng Tuấn đã viết cuốn “Nền văn minh Việt cổ” (NXB Văn học – 2013), trong đó ông cho rằng cư dân vùng Đông Nam Á- trong đó có dân tộc Việt cổ ở lưu vực sông Hồng, sông Mã hiện nay - đã là chủ nhân vùng đất này từ rất lâu đời.

Họ đã sinh sống không những chỉ ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã và ven biển Bắc Bộ hiện nay mà đã là chủ nhân của cả vùng đồng bằng các con sông lớn là Dương Tử và Hoàng Hà xưa. Thời gian xa xôi đó tuy chưa hình thành xã hội nhưng những bộ lạc Bách Việt đã di thực lên khắp các vùng đồi núi sát các triền sông lớn trên.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Tài liệu Nghiên cứu: VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG


Posted on 8 Tháng Một, 2011 by Muc Đồng

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Qua bài viết của học giả Hồ Ngọc Thảo phản biện nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc là Hàn Chấn Hoa, chúng ta dễ dàng nhận thấy các học giả Trung Hoa dẫn tư liệu lịch sử trong các cổ thư chữ Hán để chứng minh biển Đông từ xa xưa thuộc về đất của người Hán. Nhưng có một điều rất đáng chú ý và cũng rất dễ dàng nhận ra rằng: 
Tất cả những tư liệu cổ ấy chỉ bắt đầu từ thời Hán trở về sau. Vậy trước đó vùng đất này thuộc về ai? Điều này có liên quan gì đến Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử?

Kính thưa quí vị quan tâm.
Từ bài viết của tác giả Trần Kinh Nghi với tựa “Lịch sử cần sự thật”(*1) đăng trên Vietnamnet.vn, đến bài của học giả Hồ Ngọc Thảo phản biện nhà nghiên cứu lịch sử người Trung Quốc Hàn Chấn Hoa(*2), chúng ta thấy khá rõ một nguyên nhân sâu xa trong lịch sử và là vấn đề cốt lõi liên quan đến biển Đông, đó chính là: Cội nguồn sử Việt 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, hay chỉ là “một liên minh bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”?

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Không có cái gọi là “Từ Hán Việt”?

 Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Hà Văn Thùy - người được biết luôn trăn trở về  nguồn cội của dân tộc Việt Nam-  được đăng tải trên một số trang mạng trong thời gian gần đây. Chủ Blog Bách Việt xin tạm miễn bình luận về nội dung, chỉ mạn phép đăng lại bài viết khá công phu này của tác giả với một dấu hỏi (?). Hy vọng với  loạt bài cùng chủ đề của các tác giả khác nhau đã, đang và sẽ được đăng trên trang Bách Việt, bài viết của ông Hà Văn Thùy cung cấp thêm một cách nhìn về nguồn cội dân tộc và ngôn ngữ Việt Nam mà đến nay vẫn tồn đọng những góc khuất chưa được giải mã.  Dưới đây là nguyên văn nội dung bài viết ( Chủ Blog Bách Việt)

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Có cực đoan không?

Tác giả: Vũ Đức Tâm
Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.


Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Lãnh đạo VN: Vì sao nhiều nhưng không manh, mới nhưng vẫn cũ?

Hai tân Phỏ Thủ tướng Vũ Đức Đam (trái) và Phạm Bình Minh
Ngày 13/11, Quốc hội vừa "nhất trí cao" thông qua việc bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng mới nâng tổng số Phó Thủ tướng của Việt Nam lên con số 5 tròn trĩnh và có lẽ là nhiều nhất thế giới! Cá nhân tôi vốn ngưỡng mộ hai nhân vật này và tin rằng họ sẽ còn tiến xa hơn thế. Điều tôi muốn nói ở đây là cái cách thức lựa chọn và bổ nhiệm lãnh đạo ở Việt Nam và những hệ lụy của nó.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Khi lịch sử bị hiểu sai

Trên thế giới lịch sử dân tộc bao giờ cũng dài hơn nhiều so với lịch sử quốc gia, thậm chí có những dân tộc biến mất hoặc không còn quốc gia. Mặc khác, hầu hết lịch sử của các dân tộc đều có thời kỳ tiền sử chủ yếu được lưu truyền bằng tuyền thuyết có khi hàng chục ngàn năm. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Điều may mắn là dân tộc Việt vẫn tồn tại với thực thể quốc gia đến ngày nay sau "ngàn năm Bắc thuộc" là một thời gian đủ dài để bị xóa dấu vết. Do đó, sẽ là sai lầm nếu bác bỏ truyền thuyết hoặc tin vào truyền thuyết một cách mù quáng như nó đã và đang diễn ra. 

Đó là lý do để chủ blog Bách Việt xin mạn phép các tác giả đăng lại nội dung dưới đây với một tiêu đề khác: "Khi lịch sử bị hiểu sai" với mong muốn rằng các nhà nghiên cứu hãy tập trung giải mã những khuất tất bằng chính những công trình nghiên cứu của bản thân, chứ không chỉ dựa vào tư liệu và sử sách của nước khác để tô vẽ hoặc bác bỏ truyền thuyết của dân tộc mình-Bách Việt. 
   

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Tư liệu: Di sản của Bách Việt

T/l này độ chính xác không cao, chỉ để phục vụ mục đích truy tìm và nghiêu cứu trực tuyến về cội nguồn dân tộc Việt Nam  


Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn phân chia sau đó là đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có gốc từ chữ "Việt" () này.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Lạ hơn hòn đá lạ

Gần đây hễ có điều gì, việc gì, thậm chí người gì ...không tiện gọi đích danh thì thêm cái đuôi "lạ" như "nước lạ", "tàu lạ"...và mới đây có thêm "đá lạ" ngay giữa Đền Hùng. Đang loay hoay chưa biết thực hư ra sao thì một ông bạn hưu trí từng nhiều năm làm văn hóa quốc gia và quốc tế gửi cho một bài viết với cái tiêu đề cũng khá lạ trên đây. Thấy bài viết vừa nghiêm túc, vừa sâu sắc lại dí dỏm, chủ blog Bách Việt xin mạn phép tác gỉa Vũ Đức Tâm (*) đăng lại dưới đây nguyên văn bài viết để chia sẻ cùng bạn đọc (Bách Việt).


Những ngày qua dư luận không ngớt bàn tán về một hòn đá cao 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm được đặt ở Đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Vì chưa rõ lai lịch nên người ta gọi là hòn đá lạ. Xung quanh hòn đá lạ này, khi đọc một số bài viết trên báo mạng (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/hon-da-la-o-den-hung/http://www.tienphong.vn/xa-hoi/622590/Can-canh-hon-da-la-tai-den-Hung-tpov.htmlhttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/622799/Giai-ma-“Hòn-dá-lạ”-ỏ-Dèn-Hùng-tpov.html …), mình thấy cách hành xử và phát ngôn của một số quan chức lại còn lạ hơn nhiều.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này