Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Triệu Đà là vua của Việt Nam

            Lịch sử Việt Nam, nhất là phần cổ sử, không những rất sơ sài mà còn quá nhiều "góc khuất". Vì thế tranh cãi là lẽ đương nhiên; không tranh cãi mới là lạ. Với tinh thần đó, tôi xin trích ra đây nguyên văn một đoạn chính sử trên Wikipedia để làm ví dụ. 

Trích dẫn: 
Nhà Triệu trong lịch sử Trung Hoa là một vua chư hầu trong đế quốc Trung Hoa, nhưng là một giai đoạn lịch sử gây tranh cãi. Người Trung Hoa không công nhận nhà Triệu và Triệu Đà thuộc nước họ vì ông là Nam Việt hiệu úy còn theo quan điểm chính thống ở Việt Nam ngày nay thì Triệu Đà bị coi là giặc xâm lược.[2]
  • Quan điểm chính thống thời phong kiến, nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam được thể hiện qua các sử gia từ Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) đến Trần Trọng Kim (thế kỷ 20), coi đó là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi các đội quân nhà Hán xâm lược đất nước này và sáp nhập nó vào đế chế Hán thành bộ Giao Chỉ. Lê Văn Hưu đã ghi trong bộ Đại Việt sử ký:
Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.
Có một số tác giả phương Tây cũng công nhận điều này và cho rằng chỉ tới khi quân Hán sang tấn công Nam Việt, thời Bắc thuộc của Việt Nam mới bắt đầu.Quan điểm phủ nhận nhà Triệu được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam, trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:
An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, và hiện nay các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Hết trích dẫn

             Đọc đoạn chính sử trên đây ta không khỏi băn khoăn:  Tại sao ngay cả sử sách Trung Quốc không coi Tiệu Đà và Nam Việt là của họ và trong khi các thế hệ vua chúa Việt Nam trước TK 18 đều đã coi Triệu Đà (Nam Việt) là Việt Nam,  mà Việt Nam hiện nay lại chối bỏ? Và có vô lý chăng, khi chối bỏ Triệu Đà nhưng lại chấp nhận các vua chúa Việt Nam khác có nguồn gốc là quan lại phương Bắc như nhà Hồ, nhà Lý, nhà Trần...? 

Sự thật là, hầu hết các vua chúa Việt Nam dù đến từ phương Bắc nhưng đều có gốc gác Bách Việt nên đã chọn vùng "đất tổ" Văn Lang (dù dưới bất cứ tên gọi nào sau này như Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam...) để lập nghiệp đế vương và chống lại sự bành trướng của các đế chế Hán tộc. Nói cách khác họ cũng là các bậc tiền bối của dân tộc VN ngày nay. Đó là sự thật không thể chối bỏ.  

Quan điểm của Ngô Thì Sĩ xuất vào thé kỷ 18 tức là  muộn 5 thế kỷ sau sử gia Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) và cũng bị phản bác bởi sử gia Trần Trọng Kim vào thế  kỷ 20. Đặc biệt, Hồ Chí Minh trong quyển thơ sử viết tay dưới đầu đề "Kịch sử nước ta" ( do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản năm 1942 )cũng đã có đoan viết : " Triệu Đà và vị hiền quân/ Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời".  Điều này cho thấy quan điểm chính thống phổ biến lâu đời , chỉ có  một ý kiến của Ngô Thì Sĩ là khác. 

Nhưng tiếc rằng quan điểm đó lại được "tiếp thu" bởi các nhà sử học của Việt Nam từ sau CM tháng Tám.... Câu hỏi đặt ra là, phải chăng đó là do chủ yếu  xuất phát từ động cơ chính trị nhằm thực hiện "dĩ hòa vi quý" với  người anh em phương Bắc cùng ý thức hệ cộng sản, XHCN ? Nếu vậy,  đó là cách hành xử "lợi bất cập hại" khi họ tự  xóa nhòa những dấu tích lãnh thổ tổ tiên đã bị xâm lấn, mà trong đó thời kỳ Triệu Đà là một mắc xích gần nhất của nhiều mắc xích đã bị thất truyền trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ thời Kinh Dương Vương. Không có lý gì trong cả quá trình các Vua Hùng kéo dài hơn hai ngàn năm TCN mà chỉ còn là một tuyền thuyết mơ hồ?

Nên nhớ, với một số dân tộc khác, chỉ cần một vài trăm năm bị ngoại bang thống trị có thể trở thành vong quốc (như Chiêm Thành hay người Da đỏ ở châu Mỹ và thổ dân ở Úc v.v...) thì dân tộc Việt Nam  sau 1.000 năm Bắc thuộc khó có thể tránh khỏi những sự thất truyền về nguồn cội. Tuy nhiên điều quan trọng là quốc thể và bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, và truyền thuyết - phương tiện duy nhất thay cho sử sách vẫn còn đó để các thế hệ sau này dựa vào mà truy tìm lại  cội nguồn . Tuyệt đối không được  tự tiện "đơn giản hóa" phần cổ sử của dân tộc hoặc nghi ngờ, thậm chí chối bỏ cả truyền thuyết. Cũng không nên tự huyễn hoặc rằng "dân tộc ta  rất anh hùng nên chưa bao giờ để mất tấc đất nào cho giặc ngoại xâm" (!?). Nói như vậy là tự chối bỏ sự thật về một nước Văn Lang với cương vực từ Hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam-bên Trung Quốc).    

13 nhận xét:

  1. Theo em, Gia Long muốn lấy tên nước ta là Nam Việt, không phải là không có lý đâu bác ạ (nhà Thanh cho rằng vì trùng với Nam Việt xưa của TQ (?!) nên đổi lại thành Việt Nam; nghĩa là, Triệu Đà là thuộc tộc Việt.
    Trước đó, Quang Trung đã có ý định thu về Lưỡng Quảng, chỉ tiếc rằng ông mất quá đột ngột nên Đại Việt không có cơ hội thu lại...
    Có điều, thời hiện đại, đất nước ta không có ai nghiên cứu thấu đáo, hoặc bị TQ khống chế vì "tình hữu nghị" nên phải chấp nhận.
    Kính!

    Trả lờiXóa
  2. đa số nghĩ cờ tướng là của Tàu , nó có từ trước công nguyên , nó còn gọi là tượng kỳ - cờ voi , trong khi Tàu không sử dụng voi để đánh trận , có nhiều thứ cứ đương nhiên công nhận mà hình như nó không phải vậy

    Trả lờiXóa
  3. Hình như người Việt Nam càng về sau càng nhu nhược, đến nỗi cho rằng người Tàu có khả năng "iểm bùa" cả dân tộc này không ngóc đầu lên được (?)...Vậy thì còn đâu ý chí để tìm lại chính mình ? Giờ có ai bảo rằng Việt kịch, Việt ngữ, tượng kỳ, Kinh dịch...là của Việt Nam thì lập túc có kẻ vu cho là "tự sướng"...Thế mới khổ chứ!

    Trả lờiXóa
  4. Triệu Đà là con cháu của tộc Bách Việt, cuộc chiến của Triệu Đà và An Dương Vương có thể xem như là nội chiến giữa những người Bách Việt với nhau, không dính tới người Hán

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Triệu Đà là con cháu của Bách Việt là đúng. Nhưng An Dương Vương là người Thục. Vậy Triệu Đà kháng chiến thắng lợi trước Thục phán An Dương Vương mở ra thời kỳ dựng nước kéo dài đến 5 đời vua. Sau đó bị nhà Hán diệt

      Xóa
  5. Chỉ buồn là giới sử VN "ăn theo nói leo" nhiều quá; không đủ tri thức và bản lĩnh để tự mình đưa ra một luận điểm thông qua quá trình sưu tầm, nghiên cứu, tìm tòi...
    "Đất nước ta nó thế"... khi đã đặt vào vị trí có tý chức, tý quyền là biến thành con vẹt, con cừu...
    Ngay cả thuật chim tinh người TQ cũng không giám nhận là của họ, trong khi nó xuất xứ từ Lạc Việt; bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh có một cuốn rất hay, nhưng em chưa thấy có mấy ai lên tiếng, phải chăng giới sử VN không đủ trình độ bác Nghị ạ?!
    Kính!

    Trả lờiXóa
  6. Thực sự nghĩ mà đang buồn!!!!ô chỉ thời Nam Việt mà các thời đại khác,đất Việt cũng đã bị chiếm giữ vô khối!!!Có lẽ thời Nhà Lí,diên tích rộng hơn bây giờ nhiều!!!nhưng qua mỗi giai đọan thì lại mất đi một ít!!Hic

    Trả lờiXóa
  7. tôi thống nhất quan điểm TRIỆU ĐA là vua của nước ta mặc dù là người phưong Bắc .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn quan điểm của t thì Triệu Đà là vua của nước ta và là người nước ta. Đất nước ta trải qua thời gian đã bị mất dần lãnh thổ vào tay bọn Hoa Hạ. Theo các nghiên cứu về nhân chủng học thì hiện nay, mặc dù trải qua 1 thời gian dài ch... xã giao người phía Nam Trung Quốc và Việt Nam vẫn là giống nhau và khác xa bọn Bắc Trung Quốc( Tham khảo: https://huvi.wordpress.com/2013/05/11/nguon-goc-nguyen-nhan-hinh-thanh-mongoloid-2/)

      Xóa
  8. Sao Ngô Thì Sĩ lại so sánh giữa Nguy - Thục, với Âu Lạc - Nam Việc được nhỉ, Sau nay Đào Duy Anh lại tiếp nối quan điểm nay. Phải chăng các cụ cho rằng chúng ta không có nguồn gốc Bách Việt nhỉ ? Tôi luôn nghĩ nhà Triệu là một triều đại Chính thống trong lịch sử nước ta.
    1. Sao các cụ lại đem cách làm của nước Thục mà áp cho nước ta được. Từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc thì dâu Nam Việt nói chung và Âu Lac nói riêng bị áp bức thế nào và họ đã đứng lên làm bao nhiêu cuộc chống đối, đâu tranh ? Câu trả lời là không co cuộc chống đối nào đáng kể.
    2. Về văn hóa, Triệu Đà vẫn không đồng hoa dân tộc Việt, bản thân ông cũng ăn mặt theo phong cách Bách Việt.
    3. Nước Nam Việt của Triệu Đà là nước độc lập với Hán và chống hán. Trong bộ máy cầm quyền, ông vẫn sử dụng người Việt, điển hình là tể tướng Lữ Gia ( người Thanh Hóa), và nước Nam Việt bị thôn tính khi Lữ Gia hy sinh.
    Ba điểm trên cũng đủ thấy rõ nước ta thời đó không phải bị Hán tàu đô hộ
    Còn về than thế Triệu Đà thì đến nay vẫn chưa rõ rang. Nói ông la người Chân Đinh, thì đó cung la vùng đất của Bách Việt. Có khi Ông thuộc con rồng cháu tiên đấy chứ. Mới đây Trung Quốc cung đã phát hiện được mô của một ông vua nhà Triệu, Các tài liệu ở đó cho biết ông ta Là Triệu Mạc. Sau 01 nam lập luận thì các sử gia Trung Quốc đã phán rằng. Khi đọc từ Mạc thì gần với từ Hồ nên tên ông ta la Triệu Hồ, là người sau Triệu Đà (Rất nghiệp dư). Sao họ không xét nghiệm ADN xem ông ta thuộc chung tộc nào nhỉ ? Mongoloit phương bắc hay nam mongoloit, hay đã làm rồi nhưng nêu ra thì không có lợi chăng. Sử tau láo téc các ban ạ. Chúng ta có thể nghiên cứu tên Triệu Đà: "Triệu" có thể là vua, chúa, mời; "Đà có thể là đào, thiêu, đầu. Có thể từ Triệu Đà la Vùa đầu tiên khai phái, người đầu tiên được tôn làm vua. Triệu mạc có thể là Triệu Một là vua đầu tiên. Những nghi ngờ trên ta có thể nói chưa chắc tên thật ông là Triệu Đà. Có khi ông là Nguyễn Văn Đà, Sùng Đà (con cháu Sùng Lãm), Hùng Đà cũng nên...

    Trả lờiXóa
  9. triệu đà là người thuộc ròng Bách việt. đất của người bách việt chiếm hết toàn bộ miền nam trung quốc bây giời. nước nam việt cũng vậy chiếm gần như toàn bộ quảng đông, quảng tây, vân nam... trung quốc vì vậy giòi các nhà lãnh đạo cộng sản của chúng ta sợ anh hưởng đén quan hệ với anh em cộng sản trung quốc nên không giám nói Triệu đà và Nam việt là của chúng ta. người Choang của Trung quốc cũng thuộc một dòng của người bách việt.ông TRiệu Đà mà không là người Việt thì ông cũng không Đặt tên nước có từ việt đâu NAM VIỆT

    Trả lờiXóa
  10. Chỉ cần đào sâu nghiên cứu lại toàn bộ các sử liệu của TQ viết về vùng Bách Việt xưa (dù chắc chắn đã bị xuyên tạc) kết hợp với nghiên cứu khảo cổ tại vùng đất đã từng có người Bách Việt thì sẽ chứng minh sự thật về người Việt-hậu duệ của Bách Việt. Tuy nhiên tiếc thay giới sử học VN không làm điều đó mà chỉ nghiên cứu tại vùng châu thổ sông Hồng vốn chỉ là vùng hậu cứ cuối cùng của người Bách Việt sau khi bị đẩy về phương Nam.

    Trả lờiXóa
  11. Đề nghị công nhận Triệu Đà là vua nước ta. Nó phù hợp với quan điểm của tiền nhân và địa lý đất Bách Việt

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này