Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguồn lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguồn lực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Thử tìm lý do tại sao bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công

                                            Bệnh viện Hồng  Ngọc với diện tích rất khiêm tốn

Nếu bạn đã một lần vào  bệnh viện  Hồng Ngọc tôi tin chắc bạn sẽ thấy đó mới đích thực là một bệnh viện. Tất nhiên chi phí ở đây  khá cao, nhất là so với thu nhập bình quân của  người Việt hiện nay. Nhưng đúng  như  người ta nói " Đắt xắt ra miếng"; bạn sẽ không có gì để than phiền  và không phải bận tâm lo chuyện "phong bì" - một trong những  mối lo khiến bạn và người nhà luôn canh cánh  trong  đầu, thậm chí ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị của bạn.

Giá đắt của bệnh viện tư là hoàn toàn có lý vì họ phải trang trải mọi chi phí từ  đất đai , nhà của, trang thiết bị, lương nhân viên , v.v... Tôi nghĩ một bệnh viện công  thường chiếm những khu đất rất rộng gấp  chục làn của  bệnh viện Hồng  Ngọc và và  thường có vị trí "đắc địa". Tất cả các bệnh viện công đều được Nhà nước trợ giúp phần lớn  cơ sở vật chất từ đất đai, trang thiết bị  bằng kinh phí ban đầu và  hàng năm và được ưu tiên tuyển chọn  một đội ngũ bác sĩ  nhân viên tay nghề  cao và số lượng rất "đông đảo" nhưng chất lượng dịch vụ  phải nói là rất kém (Bản thân tôi nằm  nhiều  bệnh viện  nhưng có thể nói, trừ một số đặc biệt hoặc "người nhà",  chưa bao giờ được nói chuyện trao đổi  quá 2-3 phút với  bác sĩ thì làm sao bác sĩ hiểu được tình trạng bệnh tình của bệnh nhân (thậm chí  còn bị "hiểu nhầm" đáng tiếc gây hậu quả về lâu dài). Mọi chăm sóc ban đêm và cả một phần ban ngày đều cho "người nhà bệnh nhân " (thực chất là đội ngũ không thể thiếu tại các bệnh viện công lâu nay và họ được "sai bảo" như người của  bệnh viện vậy ! "Tôi có rất nhiều dẫn chứng về điều này nhưng không tiện nói hết ra đây.

Bằng mấy lời ngắn gọn này tôi không có ý định phê phán hay chê , khen  bênh nào hoặc cá nhân nào mà chỉ  muốn nêu lên một thực tế tôi đã từng trải qua để chúng ta cùng suy ngẫm nhằm phấn đấu cho một nền y học nước nhà sánh kịp với quốc tế để dân ta được nhờ. Nhiều thế hệ người VN đã chìm đắm quá lâu trong cái gọi là "chế độ bao cấp"- một khái niệm rất mơ hồ mà vẫn được duy trì lâu thế có lẽ là do một bộ phận muốn duy trì vì lợi ích cá nhân hoặc "tập thể" của họ. Rõ ràng một phần lớn số kinh phí bao cấp của Nhà nước phải  chui vào tư túi của nhóm người đó hoặc bị lãng phí do không được quản lý và sử dụng một cách hợp lý..

Chắc có nhiều ý kiến cho rằng " Hồng Ngọc thu viện phí cao thế thì dịch vụ tốt là điều tất nhiên". Nhưng theo tôi vấn đề sâu xa không phải ở viện phí đất.  Tôi cho là vấn đề nằm ở khâu tổ chức , quản lý và sử dụng nhân sự. Và không ai khác, Nhà nước, cụ thể là các  Bộ và  cơ quan hữu trách, cần kiên quyết ra tay xử lý rốt ráo thì chắc chắn sẽ giải quyết được. Chúng ta hy vọng một ngày không xa các bệnh viện công sẽ không kém gì bệnh viện tư như Hồng ngọc, Vimax... và lúc đó giá thành sẽ tự nhiên hạ thấp xuống  ./.

Trần Kinh Nghị 

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Tài liệu tham khảo: Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam làm kinh tế

Chủ blog Bách Việt nhận được bài viết này qua họp thư bạn đọc với tiêu đề " Quân đội DCSVN là một thứ kiêu binh". Sau khi tìm hiểu và đối chiếu thấy nội dung cơ bản trùng khớp với những thông tin công khai trên truyền thông VN do đó xin mạn phép đưa lại với tiêu đề khác để làm tư liệu tham khảo và không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog.

                                                 Quân đội DCSVN là một thứ kiêu binh

SÀI GÒN (NV) - Ðó là nhận định của nhà báo Mike Ives, hãng AP, qua sự kiện Bộ Quốc Phòng CSVN khăng khăng giữ 157 hecta đất vốn thuộc phi trường Tân Sơn Nhất để cho thuê làm sân golf.
Cũng vì Bộ Quốc Phòng CSVN không chịu giao lại 157 hecta đất này, Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã đề nghị chính quyền Việt Nam vay 15.8 tỉ Mỹ kim để thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành do “phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020.”

Ngoài việc tạo ra khoản nợ lên tới 15.8 tỉ Mỹ kim, một báo cáo của chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho biết, nếu thu hồi 5,000 hecta đất để thực hiện dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người
Dự án phi trường Long Thành đã bị nhiều người, nhiều giới phản đối kịch liệt. Những phân tích về sự nguy hại của dự án đối với kinh tế, tài chính quốc gia đã khiến Quốc Hội Việt Nam chùn tay, chưa phê duyệt dự án. Nay, chế độ Hà Nội đang vận động Bộ Chính Trị của đảng CSVN để tác động đến Quốc Hội.
Nhà báo Mike Ives cho rằng, 157 hecta đất của phi trường Tân Sơn Nhất mà Bộ Quốc Phòng Việt Nam đem cho thuê làm sân golf chứ không giao lại để mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất là “biểu tượng của mâu thuẫn lợi ích giữa quân đội Việt Nam và dân chúng Việt Nam.”

Mike Ives nhắc lại tình trạng quân đội Việt Nam - lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ quốc gia đang làm chủ hai tập đoàn lớn tại Việt Nam là Ngân Hàng Quân Ðội và Viettel, đồng thời còn nắm trong tay hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực (xây dựng, đóng tàu, may mặc,...). Chế độ Hà Nội từng công bố một thống kê, theo đó, năm ngoái, các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế là 2.1 tỉ Mỹ kim.
Bên cạnh đó, trước nay, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, các doanh nghiệp của quân đội hoạt động ngoài tầm kiểm soát và nhiều hoạt động của hệ thống này thiếu minh bạch.
Ðó cũng là lý do mà nhà cầm quyền CSVN từng vài lần yêu cầu quân đội sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp quân đội. Tuy nhiên nhiều người tin rằng, rất khó đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi các hoạt động thương mại để chỉ thực hiện vai trò quốc phòng như quân đội nhiều quốc gia khác.
Có một sự kiện mà nhà báo Mike Ives không đề cập trong bài viết vừa được AP công bố. Ðó là hồi trung tuần tháng trước, ông Phan Anh Minh, thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, từng tiết lộ, các doanh trại quân đội ở Sài Gòn là những “tổng kho” chứa hàng buôn lậu. Tuy nhiên viên thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, không cho biết chi tiết về vấn đề vốn rất đáng chú ý này.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động trấn áp tội phạm trong ba tháng đầu năm nay của công an các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Ðông Nam Bộ (Sài Gòn, Ðồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), ông Minh loan báo, vừa qua, công an Sài Gòn đã phối hợp với nhiều ngành khác như Quản Lý Thị Trường, Kiểm Lâm, Thanh Tra Y Tế, thực hiện các cuộc kiểm tra khu vực vành đai của các căn cứ quân sự quanh phi trường Tân Sơn Nhất và phát giác 132 kho chứa hàng buôn lậu.
Ông Minh nhận định, đây là kết quả đáng chú ý sau một thời gian dài bỏ ngỏ một khu vực vốn là nơi qui tụ nhiều hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật.

Trước đó, vào tháng 2, ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng loan báo, họ nghi ngờ và đang yêu cầu nhiều ngành, nhiều cấp phối hợp với nhau để kiểm tra những kho chứa hàng nằm trong các doanh trại ở Sài Gòn vì tin rằng chuỗi kho ở những khu vực đó chứa nhiều loại hàng lậu với số lượng lớn.
Vào thời điểm vừa kể, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang đảm nhiệm vai trò trưởng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, bảo rằng, có thể các gian thương đã lạm dụng hệ thống kho của quân đội để chứa hàng, chứ chưa thể khẳng định các đơn vị quân đội có liên quan hay không.
Ông Phúc nói thêm là ông ta đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng cử thanh tra tham gia, xử lý vấn đề này và sau khi hoàn tất sẽ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng song đến nay, chỉ mới có phó giám đốc công an Sài Gòn, xác nhận “nghi vấn” mà ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng nêu là có thật.
Vinh Diep's photo.
Kiểm tra một kho chứa hàng lậu và hàng giả. (Hình: Thanh Niên)
Tại Việt Nam, mỗi năm, thiệt hại do buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gây ra lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Ðó là chưa kể buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khiến các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng, thậm chí phá sản.

Cũng hồi tháng trước, ông Nguyễn Văn Cẩn, chánh văn phòng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, cho biết, dẫu năm ngoái, Việt Nam đã phát giác 23,000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, quý một năm nay, phát giác thêm 4,000 vụ nữa nhưng “kết quả vẫn chưa như mong muốn vì một số lực lượng, kể cả chính quyền một số địa phương chưa tích cực.”

Với những thông tin mà phó thủ tướng Việt Nam rồi phó giám đốc công an Sài Gòn nói thoáng qua, có thể thêm vào yếu tố khiến việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam “chưa như mong muốn” vì gian thương đã mướn được các doanh trại làm hậu cứ. (G.Ð)

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Tư Liệu: Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

Kiến Thức 03/08/2013  - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.

Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.


Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Lại "dấu đầu hở đuôi" ?

Từ một sự việc vốn không hay ho gì và đã được coi là "thường ngày ở huyện" bỗng trở thành "hot news" cả trên báo chí lề trái và lề phải khi vị đứng đầu ngành CA của Thủ đô Hà Nội đứng ra công khai đề cập trước báo giới và công luận về vụ việc một số thanh niên mặc áo phông màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành CA (công an) với dòng chữ “DLV đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc” tại Hồ Gươm hôm 14/3. Điều đáng chú ý là người đứng đầu CA Hà Nội đã khẳng định những người đó là "lực lượng tự phát". Vị này còn nói với báo Thanh niên rằng khi phát hiện sự có mặt của nhóm này, đội an ninh trật tự của thành phố đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán, đồng thời xác nhận nhóm này không thuộc lực lượng do Thành ủy, Ban Tuyên giáo hay Công an tổ chức. Họ chỉ mặc trang phục có in chữ DLV chứ không thuộc đội ngũ dư luận viên thành phố. 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc

Tâc giả: David Shambaugh/Wall Street Journal số ra ngày 6/3/2015
Người dịch: Phạm Gia Minh


Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đầu năm nghĩ về sự "không giống ai" của nước Việt


Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cùng với những biến cố lịch sử chưa từng thấy trên đất nước ta cũng đã phát sinh những cách tư duy và hành động không bình thường được gọi là "không giống ai". Sự không giống ai này diễn ra trong mọi lĩnh vực và nó đã và đang kiềm hãm đà tiến hóa bình thường của đất nước. Dưới đây xin nêu vài điều như thế.

Đầy tớ giàu hơn ông chủ

Hồ Chủ Tịch lúc sinh thời đã nêu lên định đề bất hủ "Cán bộ là đầy tớ của nhân dân". Thực ra đó là một khẩu hiệu để phấn đấu, nhưng có thời đã làm nức lòng dân chúng vì nó phản ánh đúng nguyện vọng của họ sau khi thoát khỏi ách "một cổ hai tròng" (phong kiến và thực dân) đang rất háo hức muốn được làm chủ vận mệnh của mình.

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Thư mở kính gởi Hội Nghị BCHTW 10 (của cụ Nguyễn Khắc Mai)

Nguyên văn nội dung do người viết thư gửi đăng trên  BVN

Tôi gởi lời kính chúc các Đại biểu khỏe mạnh, minh mẫn để bàn những công việc trọng đại của Đất nước và của Đảng CSVN.

Tôi dùng chữ thư mở để chỉ sự công khai, minh bạch, trong sáng, không giấu giếm, che đậy.
Trước hết, tôi xin dẫn câu nói của A.Einstein: “Những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải hôm nay, sẽ không thể nào giải quyết được ở trình độ tư duy mà trước đây chúng ta tạo ra chúng”. Tôi nghĩ rằng đây là phương pháp luận làm tiền đề cho việc suy nghĩ, trước hết là tìm cho ra những tư duy mới. Ai cũng biết đổi mới phải bắt đầu bằng tư duy mới.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Tư liệu: 10 phát biểu đáng chú ý trong năm 2014(*)

(*) Dưới đây là 10 câu phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp của VN trong trong năm 2014 (có kèm theo nguồn trích dẫn). Những phát biểu này được đưa ra trong những dịp khác nhau từ cấp cao nhất đến các cấp thấp hơn, về các chủ đề khác nhau qua đó phản ánh đúng thực chất tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước mà có lẽ không được đề cập trong mọi văn kiện chính thức của Đảng và  Nhà nước. Và do đó thiện nghĩ, những phát biểu này có giá trị đặc biệt miễn là chúng được hiểu với tinh thần nghiêm túc tôn trọng sự thật khách quan không định kiến, không ngụy biện cũng bóp méo xuyên tạc.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Nguyên PTT Vũ Khoan: Việt Nam không phải là nước nhược tiểu

- “Chúng ta phải tự tin rằng chúng ta có sức mạnh, cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Việt Nam không phải là một nước nhược tiểu” – nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.
VietNamNet giới thiệu kỳ 1 cuộc đối thoại trực tuyến: Dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2014 và kỳ vọng 2015 với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan do VietNamNet và báo Thế giới và Việt Nam phối hợp tổ chức. Dẫn chương trình là nhà báo Việt Lâm (báo VietNamNet) và nhà báo Minh Nguyệt (Phó Tổng biên tập báo Thế giới & Việt Nam).

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Hầu chuyện với anh Nguyễn Tấn Sang

(Bài viết của Nguyễn Khắc Mai gửi đăng trên Viet Studies ngày 15/12/2014)

Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”. Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói ”Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”. Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do. Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thông nhất rồi mà dân không 
hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì. Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Tôi đi tập kết

Nhân dịp "Kỷ niệm 60 năm ngày Học Sinh miền Nam trên đất Bắc" vừa được tổ chức tại Hà Nội, chủ blog tôi mạn phép đăng lại một ký ức của bản thân trong thời kỳ đáng ghi nhớ đó (trích từ "Tản mạn cuộc đời tôi")   

Vào một ngày se lạnh cuối năm 1954 cha tôi đi họp về thông báo vắn tắt với cả nhà rằng ông sẽ phải "đi tập kết" ra miền Bắc ngay trong vài ngày tới. Ông cũng bảo chị Hai hoặc tôi cũng có thể đi sau nếu muốn. Riêng ông cần phải đi trước khi  "đối phương” tiếp quản chính quyền ở địa phương. 

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Cuộc dịch chuyển lịch sử của hơn 32.000 học sinh miền nam


VN net, 14/12/2014: Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ chủ trương đưa học sinh từ 6 -7 tuổi cho đến 19-20 tuổi là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam từ các địa phương ra miền Bắc học tập. Nhiệm vụ là đào tạo thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cách mạng cả nước sau này.Từ năm 1954 đến 1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam lần lượt theo xe bộ đội, đi tàu thủy, đi bộ vượt dãy Trường Sơn… ra miền Bắc học tập. Hàng chục nghìn người trưởng thành lại trở về xây dựng miền Nam.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

THẤY GÌ TỪ NHỮNG CON SỐ?

THEO CÁC NGUỒN THÔNG KÊ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VIỆT NAM CÓ NHỮNG TIỀM NĂNG RẤT CƠ BẢN, ĐÓ LÀ

Dân số
image
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia, vậy xếp thứ 13 có nghĩa là VN thuộc loại "nước lớn" của thế giới.

Diện tích
image
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những chỉ số chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia, do đó vị trí thứ 61, cho thấy Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia lớn của thế giới. 

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Có một giới siêu giàu khác

Wealth - X và Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) vừa công bố báo cáo những người siêu giàu trên thế giới năm 2014. Trong đó Việt Nam có 210 đại diện với tổng tài sản trị giá 20 tỉ USD. Theo tiêu chí của Wealth - X và UBS, người siêu giàu là người có tài sản trên 30 triệu USD.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Sự cố mất quyền điều hành bay là 'chưa từng có trên thế giới'


VN-Express 21/11/11/2014: Các chuyên gia trong ngành hàng không cho rằng sự cố mất điện tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất là "quá sức nguy hiểm" và "thế giới không bao giờ có chuyện sân bay mất điện lâu thế".


Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Những vị "khách không mời" đến thăm nhà Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh

Ghi nhanh của Cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang người có mặt trong cuộc thăm
Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, lạnh. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết. Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu.
Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Báo SGGP thiếu khách quan

Ngày 4/11/2014 Báo SGGP đăng bài: Sự thật về lòng "trung thành" của của nhóm thư ngỏ 61. Xem tại đây: 
http://www.sggp.org.vn/xaydungdang/2014/11/366020/

Bài báo đã đưa ra những đánh giá chủ quan, phiến diện và áp đặt những "tội danh" không có thực đối với các đảng viên có tên trong "bức thư ngỏ 61" như "mượn danh đảng viên và yêu nước"..."tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động", v.v... 

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Nghi án “hoa hồng” và Đại tướng quân xứ người

- 15/11/2014Cả hai vụ có “yếu tố nước ngoài”, dù xấu tốt, hay dở khác hẳn nhau, nhưng đều cho thấy tư duy quản lý, nền quản trị quốc gia từ vĩ mô tới vi mô của nước Việt đang phải “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/ Chọn một dòng hay để nước trôi?”

Chọn dòng tư duy văn minh, văn hóa mềm dẻo, thực tiễn của nhân loại hay… ngược lại.
I-Nổi bật trong tuần có hai vụ việc, một dở, một hay, đều liên quan đến “yếu tố nước ngoài”, đều gây sốc, nhưng dư âm của nó, như tên gọi một ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý xa xưa thuở nào, thì đều rất… đáng buồn
Xin nói về chuyện dở trước.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

VN "lạm phát tướng"?

Gs Nguyễn văn TuấnTheo FB Nguyen Tuan
Nhiều năm trước, một anh bạn làm nghề báo chí nhưng không hẳn là kí giả, đưa ra một nhận xét làm tôi giật mình. Anh nói với tôi: "Ông nói nhiều về lạm phát con số giáo sư và tiến sĩ, nhưng ông không chú ý là VN còn lạm phát về tướng tá." 

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Mô hình phát triển nào cho Việt Nam

Tư Giang(TBKTSG) -1/11/2014


 Câu chuyện về cái đuôi định hướng

Một ngày cuối năm 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận được một câu hỏi của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Quy luật chính của kinh tế thị trường là gì?”. Ông Thiên, sau một hồi suy nghĩ, đáp ngắn gọn “cạnh tranh”.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này