Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư liệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư liệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tư liệu: Đơn kiến nghị của vợ hai cố TBT Lê Duẩn gửi 16 UV BCT, về ông Võ Nguyên Giáp

Lời giới thiệu của trang chủ Bách Việt: Thời gian gần đây xuất hiện cái gọi là "Đơn kiến nghị" của bà Nguyễn Thị Vân -vợ thứ hai của cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn. (Bà Vân hiện đang còn sống tại Tp Hồ Chí Minh). Bức thư đã được phát tán rộng rãi trên nhiều kênh thông tin trong nước và quốc tế dù muốn hay không đã trở thành một chủ đề cuốn hút sự quan tâm của dư luận. Có điều đáng lạ là, cho đến nay chưa thấy ý kiến hay lời cải chính  gì của các bên liên quan. Và điều này khiến cho lá đơn dù chưa xác định được tính "chính thống" của nó, có thực không và nếu có thì mức độ chính xác bao nhiêu, v.v..., cũng đã và đang dấy lên những tình cảm lẫn lộn trong xã hội vốn đang trong thời kỳ khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng. Thiết nghĩ đây là một bài học không chỉ của quá khứ mà của hiện tại và tương lai đối với đất nước và dân tộc này. Đó là lý do khiến trang chủ Bách Việt xin mạn phép đăng lại bức thư ở dạng ảnh chụp để  bạn độc tiện tham khảo như một tư liệu. Xin nhắc lại chỉ như một tư liệu tham khảo chưa được kiểm chứng.   

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Tư liệu: Danh sách thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (*)

(*)Nhân vụ Trung Quốc dùng giàn khoan khủng lấn chiếm lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Bách Việt phát lại tài liệu này như một sự cảnh báo với công luận     

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.[1]

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

- Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.



Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Suy nghĩ về chuyện Hội Nhập tại Xã Hội Âu Mỹ

Tác giả: Đoàn Thanh Liêm 
Blog Tranhung09: Đàn Chim Việt



puzzle-288x300Theo một tài liệu phổ biến năm 2010 của Cộng Đồng Liên Bang Úc châu, thì hiện có đến 4.5 triệu người Việt sống ở hải ngọai. Con số này lớn hơn con số thường được phổ biến từ trước là chỉ có khỏang trên 3.5 triệu người. Đọc kỹ lại, ta thấy trong tài liệu từ Úc châu thì có ghi rõ : Số người Việt sinh sống tại nước láng giềng Cambodia đã lên tới 900, 000 người rồi. Tài liệu này cũng ghi con số người Việt sinh sống ở Đài Loan, Đại Hàn và mấy nước Á châu khác nữa. Như vậy, tổng số người Việt sinh sống riêng ớ Á châu đã có thể lên đến gần 1,5 triệu người rồi. Kết cục là con số người Việt hiện sinh sống tại các quốc gia thuôc Âu châu, Mỹ châu và Úc châu cũng chỉ vào khỏang trên 3 triệu người. Trong đó riêng ở nước Mỹ và Canada, hiện có đến 2 triệu người gốc Việt.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Tư liệu: Một vài thông tin về Ngô Đình Nhu(*)

 (*)Xin cáo lỗi trước với bạn đọc rằng chủ blog Bách Việt chỉ coi đây là những thông tin "lượm lặt" từ nguồn internet chưa được kiểm chứng, chỉ đẻ làm tư liệu cho bản thân.                                     

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Người vợ Nhật của Lương Định Của

Tác giả: Phạm Vũ đăng trên Tuổi trẻ

                                                         Vợ chồng ông Lương Định Của tại Hà Nội - Ảnh tư liệu gia đình

Trong căn nhà yên tĩnh đầu một con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.1, TP.HCM), bà Nakamura Nobuko ngồi trước tivi, như mấy chục năm qua, chăm chú theo dõi chương trình thời sự Nhật Bản trên Đài NHK.

Gương mặt nhẹ nhõm, thanh thoát của bà tươi lên khi gặp khách đến thăm, cố gắng chắp nối vài câu tiếng Việt: “Đã hơn hai năm rồi, từ ngày sóng thần 2011, tôi chưa về thăm Nhật Bản, nhưng theo dõi trên tivi cũng biết tất cả tình hình bên đó. Tôi nay đã 91 tuổi rồi, ở VN đến hết đời thôi”. Hỏi bà vì sao lại đến VN, vì sao lại tình nguyện ở đây suốt đời dù vẫn giữ quốc tịch Nhật Bản, bà cười: “Cả ngàn người hỏi tôi vậy rồi, cả các con tôi cũng hỏi. Câu trả lời cách nay 60 năm là: Thuyền theo lái, gái theo chồng. Câu trả lời của hôm nay là: Vì cơn gió thổi từ Hà Nội”. Nói rồi bà lại cười.
Ngày mai sẽ thổi cơn gió riêng
Tháng 10-1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai vừa chấm dứt, cô Nakamura Nobuko 23 tuổi đã gật đầu đồng ý cưới một lưu học sinh VN ở Fukuoka, Nhật Bản. Anh lưu học sinh nghèo đến không có được một món quà cưới tặng vợ ấy sau này trở thành nhà nông học nổi tiếng: giáo sư - tiến sĩ - Anh hùng lao động Lương Định Của.
Bà Nobuko bảo câu ngạn ngữ Nhật Bản mà bà thích nhất là “Ngày mai sẽ thổi cơn gió riêng của nó”, tương ứng với câu “Sau cơn mưa trời lại sáng” của VN. Lạc quan vậy nên bà cứ cười hoài khi xua tay giải thích: “Mọi người bảo Nhật Bản là một nước phát triển, giàu có, còn VN thì nghèo, thời tôi đến lại còn có chiến tranh, sợ tôi vất vả. Nhưng mà không phải vậy đâu. Tôi có vất vả mấy cũng không bằng người nông dân VN, sáng sớm đã phải ra đồng, ngâm chân xuống bùn lạnh buốt, ăn uống thì cực khổ. Người VN lại luôn giúp đỡ tôi. Bên cạnh tôi còn có anh Của, có các con”.
Câu chuyện của bà tràn ngập hình ảnh về ông Lương Định Của, thật khác với những gì người ta thường hình dung về ông giáo sư, viện trưởng đạo mạo, tác giả của những giống lúa năng suất cao, cây ăn trái nổi tiếng. “Anh Của” của bà dí dỏm, dễ gần, luôn đắm trong tình yêu với khoa học và lý tưởng về một xã hội chỉ có những điều tốt đẹp. Người Nhật trọng lễ nghi, phép tắc, đôi khi quá lịch sự mà trở thành xã giao, vậy nhưng chàng thanh niên Lương Định Của lại đến gặp cô gái làm việc trong phòng thí nghiệm trường mình rồi đưa ra một gói giấy: “Xin nhờ chị Nobuko may giúp tôi một cái áo sơmi”. Lần đầu tiên được Nobuko đưa đến nhà mình để nhờ mua giúp lương thực đang rất khan hiếm trong thời điểm chiến tranh, “anh Của” đã ngọt ngào gọi “Cha ơi! Mẹ ơi!” trước sự ngỡ ngàng của cha mẹ Nobuko. Bà Nobuko hôm nay cười thật tươi: “Sau này đến VN, tôi mới biết người miền Nam có tập quán xưng hô thân mật như thế. Nghe anh gọi “mẹ”, mẹ tôi thích lắm, và vì thế mà sau đó ít lâu bà đồng ý gả con gái cho anh sinh viên ấy. Bà còn tự tay đi chợ, nấu ăn cho đám cưới”.
Những ngày mùa thu 1945, ngoài niềm vui vì hạnh phúc riêng tư, ông Lương Định Của còn một niềm vui khác khiến ông như muốn bay lên, đôi mắt sáng loáng lên khi nói với vợ: “Em Nobuko ơi, VN đã được độc lập rồi. VN không còn là thuộc địa nữa. Từ nay trở đi, anh là người của nước VN độc lập, em ạ”. Từ ngày ấy, cơn gió thổi từ Hà Nội đã len vào tổ ấm nhỏ của đôi vợ chồng trẻ, theo họ từ Fukuoka đến Kyoto, Tokyo, từ lúc Lương Định Của còn là sinh viên cho đến khi nhận được danh hiệu bác sĩ nông học danh giá, tạo ra được giống lúa mới hột to, từ khi Nobuko là một cô gái trẻ cho đến lúc cô đã là một bà mẹ với hai con trai nhỏ.
Bà Nakamura Nobuko hạnh phúc ở tuổi 91 tại TP.HCM - Ảnh: T.Trung
Tiếng nói Nhật từ Hà Nội
"Nhớ ngày đầu tiên bước xuống khỏi tàu tập kết vào bãi biển Sầm Sơn, gia đình chủ nhà nấu cơm cho chúng tôi rồi xuống bếp ăn khoai, củ chuối, mùa đông chỉ có cái ổ rơm chống rét. Thương lắm. Bây giờ thì đời sống người dân cũng khá lắm rồi"
Nakamura Nobuko
Ông Lương Định Của đã say sưa nói với vợ về tương lai mới của đất nước, về xã hội tốt đẹp, tất cả vì nhân dân mà Nhà nước VN dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi làm nghiên cứu sinh ở Mỹ, làm việc cho Viện Nghiên cứu lúa gạo thế giới (IRRI) để tìm cách về nước tham gia kháng chiến. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, năm 1952 ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, và đến năm 1954 cả nhà lại cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc.
Từ đấy, bà Nobuko đã biết đến nỗi cực khổ của người nông dân VN khi cùng ông Lương Định Của ra khỏi phòng thí nghiệm bước xuống ruộng làm khoa học thực nghiệm, nuôi con gà, con lợn trong sân nhà; biết đến tem phiếu, xếp hàng, thiếu trước hụt sau khi phải chăm sóc đàn con; biết đến hầm trú ẩn, bom đạn rơi sát bên mình trong những năm tháng ở lại Hà Nội để dịch và đọc những bản tin tiếng Nhật tại Đài Tiếng nói VN. Bà đã thay mặt đài viết từng lá thư tay trả lời thính giả Nhật, cảm ơn những lời động viên trong cuộc chiến tranh tàn khốc, giới thiệu những món ăn, những điểm du lịch VN... Tình yêu nước của chồng, những “cơn gió thổi từ Hà Nội” đã thấm vào bà từ bao giờ. Bà Nobuko lặp lại: “Tôi sống ở VN rất dễ chịu. Thời tiết dễ chịu, thức ăn dễ chịu, con người cũng dễ chịu, và cả cách ăn mặc nữa. Tôi rất thích áo dài, vừa nhẹ nhàng, vừa đẹp, lịch lãm, lại vừa dễ mặc”.
Tấm ảnh bà mặc áo dài đứng cạnh chồng chụp mấy mươi năm trước, dịu dàng, nền nã không khác gì một phụ nữ VN. Cầm tấm ảnh, bà lặng đi: “Chỉ tiếc anh Của mất sớm quá, mới 55 tuổi”. Đất nước vừa thống nhất, ông Lương Định Của đã hai lần vào Nam khảo sát để chuẩn bị xây dựng Trung tâm Nông nghiệp miền Nam. Rồi ông bác sĩ nông học hăng say tính chuyện trở về quê hương sinh sống, háo hức vì sắp được phát huy khả năng của mình trên những đồng ruộng mênh mông, màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 12-1975, ông tham dự kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa V, dự định kết thúc thì chuyển vào miền Nam nhận công tác. Chỉ còn hai ngày nữa lên đường, bỗng một đêm ông lên cơn nhồi máu cơ tim. Hôm ấy là ngày 28-12-1975.
Hạnh phúc là ở đây
Hồi ký của bà Nobuko viết: “Tôi luôn tin tưởng là tôi hiểu biết về anh Của nhiều nhất, nhưng chứng kiến cảnh tang lễ, niềm tin này bắt đầu lung lay. Nhiều đoàn cán bộ cao cấp, nhiều cơ quan đoàn thể, đại biểu địa phương, những đoàn dài học sinh, sinh viên, hàng trăm người nông dân đứng xếp hàng trước cổng Bộ Nông lâm nghiệp... Tôi mới hiểu anh với tư cách một người chồng, người cha, chứ chưa hiểu hết những đánh giá về mặt xã hội”.
Đúng là mỗi ngày lại có một cơn gió mới. Với những phát hiện mới về người chồng quá cố, bà Nobuko cùng các con quyết định chuyển vào TP.HCM để được sống trên quê hương ông Lương Định Của, tiếp tục làm việc ở Sở Ngoại vụ, tiếp tục cùng VN vượt qua những thời kỳ từ khó khăn đến đổi mới về kinh tế, đường lối chính sách.
Trong năm người con của bà, có tới ba người theo cha vào ngành nông nghiệp. Trong đó, từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, phục vụ mười năm trong quân đội rồi lại tiếp tục theo nông nghiệp, người con trai cả Lương Hồng Việt bây giờ đã nghỉ hưu, luôn sát vai cùng mẹ Nobuko trên những nẻo đường: về quê cha ở Sóc Trăng lo phần mộ tổ tiên, về Hà Nội mỗi năm để trao Giải thưởng Lương Định Của cho những thanh niên nông thôn xuất sắc, về quê mẹ Nhật Bản để bà vơi nỗi nhớ hoa anh đào...
Nhắc về ông Lương Định Của, bà Nobuko bảo: “Ai cũng nói nếu chúng tôi vẫn cứ ở Nhật Bản thì sẽ giàu có lắm, sự nghiệp của anh cũng rực rỡ hơn về khoa học. Nhưng vật chất không làm nên hạnh phúc. Ở lại Nhật Bản thì anh Của sẽ không thể vui được đâu, vì những “cơn gió thổi từ Hà Nội”. Tôi đến đây, được làm vợ anh 30 năm, hợp nhau tới từng lời nói, như vậy là tôi được ở nấc thang trên cùng của hạnh phúc rồi”. Ông Việt cười tiếp lời: “Nhìn vào câu chuyện cuộc đời của ông bà, lớp con như chúng tôi thì thấy như huyền thoại, đám cháu thì bảo như cổ tích, không thể có được. Cả nhà bảo nhau phấn đấu theo ông bà thôi”.
PHẠM VŨ
Nhà nông học tiên phong
Nhà nông học Lương Định Của sinh năm 1920 tại Đại Ngãi, Long Phú, Sóc Trăng. Ông tốt nghiệp bác sĩ nông học tại Nhật Bản (tương đương học vị tiến sĩ ở VN), cùng vợ con về nước và tập kết ra Bắc năm 1954. Ông nghiên cứu và giảng dạy tại Viện Khảo cứu nông lâm, Trường đại học Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu cây lương thực thực phẩm.
Ông là người đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học thực nghiệm về nông nghiệp, hướng dẫn nông dân đắp bờ thửa, cấy lúa thẳng hàng để có năng suất cao. Ông là tác giả của nhiều giống lúa với đặc tính phù hợp thổ nhưỡng địa phương, các loại cây trồng: khoai lang, đu đủ, dưa lê, xương rồng, rau muống, dưa hấu không hạt...
Ông được phong tặng Anh hùng lao động năm 1967 và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995. Có nhiều con đường, trường học được đặt tên Lương Định Của ở Hà Nội, TP.HCM, Sóc Trăng.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra Giải thưởng Lương Định Của vào năm 2006, trao tặng hằng năm cho các thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới... Mới đây nhất, tháng 9-2013, lễ trao giải thưởng lần thứ 8 đã tổ chức tại Hà Nội.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.


Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

5 quốc gia nhỏ nhất thế giới

1. Công quốc Monaco: diện tích: 1,95km2
Nằm lọt trong lòng nước Pháp và bên cạnh bờ biển Địa Trung Hải, Monaco là quốc gia độc lập với diện tích nhỏ thứ hai trên thế giới. Được thành lập từ năm 1927, Monaco nổi tiếng với những ngôi nhà chọc trời san sát, những khu vui chơi giải trí sầm uất và sự xuất hiện dày đặc của những siêu xe đắt tiền trên đường phố.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Những cảnh đẹp độc đáo, ai thích thì coi

 Tam Cc in Vietnam .. Canal River through a paddyfield

Biển Đông: Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam(*)

(*) mới đây. Bài báo chỉ ra những thủ đoạn tuyên truyền trắng trợn đầy dụng ý nham hiểm của  nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn còn thiếu một vụ việc nghiêm trong khi họ cho in hình "lưởi bò" trên hộ chiếu Trung Quốc hồi năm ngoái (ảnh dưới). Và tấm hộ chiếu này đã bị VN, Philipine và nhiều nước khác tẩy chay.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nợ công của Việt Nam đang ở mức nào?

Báo Dân trí ngày 27/5/2013 có đăng bài viết với tiêu đề "Nợ công đã lên tới 95% GDP?" cho thấy những số liệu đáng kinh ngạc dưới đây.  

Tổng nợ công năm 2012 ước tính khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của DNNN và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP.
Đồng hồ nợ công của Việt Nam trên Economist: Mỗi người dân "cõng trên lưng" 817,74 USD nợ công.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam




Sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kỳ (nay là Tam Lộc, Phú Ninh) tỉnh Quảng Nam, mất ngày 24/3/1926, Cụ Phan Chu Trinh là người Việt Nam đầu tiên (và có lẽ duy nhất cho đến nay) nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng dân vẫn là nô lệ)...Để tránh điều này, Cụ đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. 

Lời tiên tri của Cụ xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên thâm căn cố đế (xem dưới đây). Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời lời giáo huấn của Cụ. Dẫu sao, chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc- Bách Việt. 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tư liệu: Quân cảng Cam Ranh: những điều bạn có thể chưa biết

 Nguyễn Huy Minh

Ít người nhớ rằng, cách đây tròn 10 năm, ngày 4/5/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh sau gần 1/4 thế kỷ có mặt tại nơi này. Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam, như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh. Và dường như cho đến tận bây giờ, phần đông trong số chúng ta không thực sự biết gì nhiều về căn cứ ấy.
1. Ngày 23/4/2012, khi ba chiến hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để bắt đầu hoạt động giao lưu, trao đổi hải quân "phi tác chiến” với Việt Nam, một hãng thông tấn nước ngoài đã bình luận rằng, nếu các chuyến ghé cảng này được nói một cách công khai, thì có một khía cạnh hợp tác Mỹ – Việt khác ít được loan báo: Đó là chiến hạm Mỹ đã được gửi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam. Tàu Hải quân Mỹ đã có lần được gửi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh.
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Nga tại Cảng Cam Ranh (năm 1982)

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Nợ công của Việt Nam đích thực là bao nhiêu?

Theo Tuổi trẻ ngày 26/04/2013 tại cuộc hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với VN” do Viện hàn lâm Khoa học VN tổ chức ngày 25-4 đã được nghe trình bày hai cách tính nợ công, Đó là 128,9 tỉ USD (theo thông lệ thế giới);và  66,8 tỉ USD (theo cách tính của Việt Nam)
Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch - đầu tư), cũng đồng tình và chỉ ra rằng năm 2011, ước tính theo quốc tế thì nợ công của VN là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP. Nhưng con số mà Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD và bằng 55% GDP.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết

Có vô vàn những học thuyết được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra. Có những học thuyết đem lại cho nhân loại giá trị to lớn nhưng bên cạnh đó, có những học thuyết mang đến vô vàn hệ lụy đáng sợ. Thuyết ưu sinh là một trong những thuyết như vậy. Đây là một trong những học thuyết gây tranh cãi nhất của thế giới, nó khiến hàng trăm ngàn người bị giết, bị triệt sản, bỏ tù...

Thuyết ưu sinh là gì?
Thuyết ưu sinh (eugenics) là học thuyết nổi tiếng những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Học thuyết cho rằng, các chủng tộc loài người có thể cải tiến bằng cách nhân giống chọn lọc có kiểm soát, tạo ra những đứa trẻ với đặc điểm mong muốn, tính trạng hoàn hảo về sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ.
Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 1
Người đưa ra học thuyết tranh cãi này là nhà nhân chủng học người Anh - Francis Galton. Ông là em họ của Charles Darwin, tác giả của học thuyết tiến hóa vĩ đại.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

10 lỗi chính tả đắt giá nhất


Lỗi chính tả thời đại nào cũng đều có và ít nhiều ai cũng mắc phải. Nó là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí có thể nói là một đặc điểm mang tính "nhân văn" và là cần thiết..., vì nó giúp người ta nhận biết cội nguồn, ví dụ dễ dàng nhận ra đồng hương dù ở tận chân trời góc biển; nếu gặp ai nói "em là người hà lội"...thì đúng đó là người gốc Hà Nội không phải nghi ngờ!
Nhưng lỗi chính tả cũng gây ra nhiều vấn đề do hiểu nhầm, tại hại nhất là gây thiệt hại kinh tế tài chính như những trường hợp cụ thể dưới đây -Bách Việt.

1. Cổ phiếu J-Com giá một yen

Tháng 12/2005, Mizuho (Nhật Bản) giới thiệu công ty mới có tên J-Com Co., chào bán với giá 610.000 yen mỗi cổ phiếu. Chưa đầy năm sau, một trong số các giao dịch viên của họ đã bán 610.000 cổ phiếu với giá... một yen mỗi cổ phiếu, "tiễn" 340 triệu USD khỏi ngân sách công ty.

2. Mua nhầm cổ phiếu của chính mình - 175 triệu USD

Năm 1994 chứng kiến vụ mua cổ phiếu của Juan Pablo Davila, nhân viên của Codelco, một công ty quốc doanh tại Chile. Lúc đó, Juan đã mua số cổ phiếu mà chính mình đang bán. Sau khi nhận ra sai sót, ông đã cố gắng sửa chữa nhưng đến cuối ngày, Davila đã gây thiệt hại 175 triệu USD cho quốc gia. Ngoài chuyện đuổi việc nhân viên, Codelco đã khởi kiện Merrill Lynch (công ty giao dịch) vì cho phép Juan giao dịch chưa được phép, song chỉ nhận được 25 triệu USD dàn xếp. Từ đó, "davilar" - thuật ngữ mới ra đời được dùng để miêu tả những vụ sai sót kinh điển.

3. Dấu gạch nối của NASA - 80 triệu USD

Năm 1962, tàu thăm dò liên hành tinh Mariner 1 trị giá 80 triệu USD của NASA nổ tung chỉ sau mấy phút rời bệ phóng. Nguyên nhân sau đó được phát hiện ra là trong đoạn mã thiết lập tốc độ và quỹ đạo của con tàu đã thiếu một gấu gạch nối. Arthur C. Clarke, tác giả tiểu thuyết "2001: A Space Odyssey" gọi đây là "dấu gạch đắt nhất lịch sử".

4. In nhầm phiếu trúng thưởng - 50 triệu USD

Một đại lý bán xe hơi ở New Mexico (Mỹ) đã nghĩ ra sáng kiến kích cầu: in 50.000 phiếu cào, một trong số đó có giải trị giá 1.000 USD tiền mặt. Nhưng công ty in đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi cho toàn bộ số phiếu trúng thưởng, tương đương tổng giải 50 triệu USD. Không đủ khả năng thanh toán, hãng bán xe đành tặng mỗi khách trúng giải một phiếu quà tặng 5 USD tại Walmart.

5. Du lịch khiêu dâm - 10 triệu USD và 230 USD mỗi tháng

Công ty du lịch Banner Travel tại California (Mỹ) đã đăng tin về dịch vụ của mình trên tập Trang vàng doanh nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh của mình. Vấn đề xảy ra khi dòng chữ "exotic destinations" (những điểm đến kỳ thú) đã trở thành "erotic destinations" (những điểm đến khiêu dâm) do lỗi đánh máy. Công ty in sau đó bị kiện 10 triệu USD, dù đã xin lỗi và miễn phí tiền hàng tháng trị giá 230 USD cho Banner Travel.

6. Gõ thêm ký tự khiến tăng gấp đôi phí vận chuyển - 1,4 triệu USD

William Thompson, một nhân viên tại Sở giáo dục New York thừa nhận đã đánh thêm một ký tự khiến phần mềm kế toán hiểu sai khiến đơn vị phải trả gấp đôi số tiền vận chuyển, từ 1,4 triệu USD lên 2,8 triệu USD. Sự việc diễn ra vào năm 2006.

7. Chữ P viết trên tên chai bia cổ - 502.996 USD

Một người bán hàng trên trang eBay đã vô tình (hoặc do thiếu hiểu biết) đã bán chai bia Allsopp's Arctic Ale 150 tuổi của mình với giá chỉ 304 USD do không phát hiện ra đây là thương hiệu khác với Allsop's Arctic Ale (có một chữ "p"), một nhãn bia thông thường. Kết quả, một người nhanh mắt đã mua lại và ngay sau đó bán được với giá 503.300 USD.

8. In nhầm giá vé tàu - 500.000 USD

Tháng trước, Sở Giao thông New York vừa phải thu hồi 160.000 áp phích và bản đồ vì niêm yết giá tàu một tuyến mới là 4,5 USD (mức giá cũ), thay vì 5 USD. Số tiền thiệt hại ước tính lên tới 500.000 USD, cũng nhờ lỗi được phát hiện sớm.

9. Mỳ ống phân biệt chủng tộc - 20.000 USD

Trong cuốn "The Pasta Bible" (năm 2010), nhà xuất bản Penguin Australia đã hướng dẫn độc giả nấu món ăn với "muối và thịt người da đen tươi". May mắn cho PA khi số sách này chưa được tung ra thị trường, nhưng họ phải tiêu hủy 7.000 bản có trong kho, với thiệt hại khoảng 20.000 USD.

10. Trích thiếu Kinh thánh - 4.590 USD

Năm 1631, nhà xuất bản Baker Book House (London) đã viết lại 10 điều răn trong Kinh thánh, nhưng vô ý viết thiếu chữ "not" trong điều thứ 7 và trở thành "Ngươi nên ngoại tình". Baker Book House sau đó phải thu hồi toàn bộ số sách để tiêu hủy, chịu phạt 3.000 bảng (con số khổng lồ lúc đó). Còn lỗi lầm này đi vào lịch sử với cái tên "Cuốn Kinh thánh đồi bại".(Theo Phương Linh và Mentalfloss)

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chuyện đời hoa hậu đầu tiên của Việt Nam

Thu Trang chụp ảnh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1955.

Từng hoạt động cách mạng, bị địch bắt tù đày rồi trở thành ký giả, tiến sĩ sử học, hiện hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Công Thị Nghĩa (tên gọi khác là Thu Trang) định cư tại Pháp.

Bà tên là Công Thị Nghĩa, nhưng cái tên quen thuộc hơn với đám đông lại là Thu Trang. Sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội, học xong bậc tiểu học, bà Nghĩa theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống để thuận lợi cho công việc của thân phụ.

.
Ngay từ thời con gái, bà đã đam mê viết văn, viết báo, đặc biệt là nghiên cứu về sử học. Năm 20 tuổi, bà tham gia vào tổ chức Việt Minh, với nhiệm vụ là hoạt động điệp báo trong nội thành Sài Gòn. Tháng 7/1952, mật thám của Pháp phát hiện ra vai trò của bà trong tổ chức, bà bị bắt giam tại bót Catinat (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch TP HCM - đường Đồng Khởi, quận 1).
Thụ án ở bót này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám Lớn - Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TP HCM - đường Lý Tự Trọng, quận 1). Khoảng cách giữa bót Catinat và Khám Lớn là không xa. Những ngày thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.
Ra tù, với vốn chữ nghĩa sẵn có, bà tham gia một khóa học ngắn và bắt đầu theo nghề ký giả, chuyên viết mảng văn hóa nghệ thuật. Bà ký bút danh Thu Trang, đây là bút danh chính cho tất cả trang viết, nghiên cứu lịch sử của bà.
Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm phát đi thông tin sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu, thành phần ban giám khảo của cuộc thi này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã khuyên bà "Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này". Nghe rủ rê, bà đăng ký tham gia với mục đích ban đầu là… để vui.
Ngày 20/5/1955, nhân lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, tại rạp hát Lido ở khu Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra. Gần như tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam xuất hiện tại cuộc thi này.
Do quan niệm ở thời điểm đó nên không có phần thi áo tắm trong suốt cuộc thi hoa hậu. Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc, Thu Trang đăng quang vương miện Hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về cô Nguyễn Thị Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là cô Ngô Yên Thu, người Cần Thơ.
Bà Thu Trang đoạt ngôi Hoa hậu, với những thông số mà xét ở thời điểm này rất khó để đạt chuẩn, nhất là về chiều cao. Bà chỉ cao 1,61m, số đo 3 vòng là 86-62-88.
Phần thưởng cho danh hiệu Hoa hậu mà bà sở hữu là chiếc môtô hiệu Lambretta, kiềng vàng, nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm danh tiếng.Cũng như trào lưu bây giờ, bà trở thành nữ diễn viên trong nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó. Năm 1956, bà đảm nhiệm các vai diễn trong nhiều bộ phim, như Chúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp)…
Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật để làm hậu kỳ. Đồng thời, cũng là để tham gia Đại hội Điện ảnh châu Á đang được tổ chức tại đây. Gần một tháng ở Nhật cùng với đạo diễn Tống Ngọc Hạp, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, giữa bà và đạo diễn nảy sinh tình cảm. Bà có mang.
Bà Thu Trang và con trai tại Pháp.
Trong cuốn hồi ký, bà thổ lộ khá chi tiết về mối tình không lối thoát này, bà viết: "Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị đưa vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo. Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy".
Về lại Sài Gòn, bà liên tiếp hứng chịu sự chỉ trích của dư luận. Đơn giản, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con. Mặc cho điều đó, bà vẫn kiên quyết giữ lại đứa con. Sau này, bà vẫn cho con theo họ của bố, bà đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên. Cái tên như lưu dấu kỷ niệm về tình cảm mà bà dành cho đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Rất nhiều năm sau, bà vẫn không oán trách vị đạo diễn này bất cứ lời nào.
Là một mỹ nhân, lại đang trên đà danh vọng, đột nhiên lâm vào tình cảnh "không chồng mà có con", thế nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà đối với người khác giới suy chuyển. Một trong những người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là thi sĩ Bùi Giáng.
Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là "Còn hai con mắt, khóc người một con" chính là viết cho riêng bà. "Khóc người một con", tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con, chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu.
Thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà, có bài công bố, có bài không. Trong tập "Mưa nguồn" của thi sĩ Bùi Giáng, in năm 1962, ông có viết tặng bà như sau: "Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này".
Họa sĩ Bửu Ý có công bố bài thơ do họa sĩ chép lại mà thi sĩ Bùi Giáng làm riêng cho bà với tựa đề chính là Thu Trang, với những câu thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách: "Trang của tờ giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/ Trang ồ, Trang rất tệ".
Tiến sĩ Thu Trang trong một lần giảng dạy tại Việt Nam.
Với đạo luật 10/59, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu quá trình xét lại tội danh với tất cả người từng tham gia cách mạng. Nhiều người từng hoạt động chung khuyên bà nên rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt để tránh sự trả thù. Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước này.
Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào.Thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời con gái là viết và nghiên cứu lịch sử. Bà đăng ký theo học chính quy. Năm 1978, bà bảo vệ thành công đề tài "Những hoạt động của Phan Châu Trinh" và trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII. Bà còn viết nhiều sách nghiên cứu về quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng khác. Nghiên cứu của bà được in thành sách và được dịch ra tiếng Việt.
Vì nhiều lý do, trong suốt thời gian học tập và sinh sống ở Pháp, bà không tiết lộ thân phận hoa hậu của mình, chỉ một số rất ít người biết bà là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Sau này, bà có về Việt Nam để tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước.
Bà viết trong hồi ký của mình về Bùi Giáng vào một ngày mưa đến thăm bà, khi thi sĩ biết bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ lớn, ông biết bà đi là không trở lại. Bà viết: "Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!".
Nguồn: Theo An ninh thế giới

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tư liệu:Cuốn "Những mẩu chuyện..." của Trần Dân Tiên làm thay đổi cuộc đời của ông Dương Trung Quốc

Dưới đây là nguyên văn bài viết mới  đăng ngày 4/2/2013 trên Tuổi trẻ và đăng lại trên Tin tức hàng ngày và nhiều báo mạng cho thấy bản thân nhà sử học hàng đầu đất nước-Dương Trung Quốc- không biết tác giả Trần Dân Tiên là ai(?) mặc dù sau rất nhiều tranh cãi trong và ngoài nước trong nhiều thập kỷ qua, kể cả một số nguồn tin chính thức của Đảng CS VN đã nói rằng Trần Dân Tiên là một trong những bút danh của  Hồ Chủ Tịch (Bách Việt )  

Cuốn "Những mẩu chuyện..." của Trần Dân Tiên làm thay đổi cuộc đời của ông Dương Trung Quốc

Ông Dương Trung Quốc
Tôi có một lý lịch nghề nghiệp rất đơn giản: sinh ra, lớn lên, đi học, thi học sinh giỏi môn sử phổ thông rồi tốt nghiệp khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, về Viện Sử học công tác cho đến khi về hưu vẫn tiếp tục hoạt động trong một hội nghề nghiệp của giới sử học và làm một tờ báo của Hội Sử. Có hơn một thập kỷ làm đại biểu Quốc hội thì ngẫm kỹ điều mình thể hiện trên diễn trường ấy cũng luôn là những vấn đề có liên quan đến lịch sử, lấy chuyện xưa vận vào chuyện nay, tựa như người nhắc vở vậy.
Với người làm nghề sử thì việc đọc sách là chuyện đương nhiên, như nông dân cày cấy, thợ may cắt vải nên khó chọn được một cuốn sách nào lại đủ sức “làm thay đổi cuộc đời” của mình. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ có thể nhắc tới một cuốn sách dường như nó đã “bẻ ghi” khiến đời mình nghiêng về cái ngả đường mà đến thời điểm đã U-70 rồi thì có thể nói được rằng sẽ theo nghiệp nghề ấy đến lúc xuống... mồ.
Cú hích vào nghề
"Sau này, ngày càng có nhiều sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch vẫn được coi là cuốn sách sớm nhất, được tin cậy nhất và sách này luôn được tham khảo như một nguồn tư liệu gốc"
Tôi đến với nghề sử rất ngẫu nhiên, không hề có một hứng thú hay năng khiếu gì đặc biệt đối với cái môn dễ là khổ sai trí nhớ ấy. Đến lớp 10 niên khóa 1963-1964, Hà Nội tổ chức thi học sinh giỏi môn lịch sử. Chẳng biết vì sao cô giáo dạy sử lại chọn tôi với câu động viên: “Cô thấy em đi thi được đấy!”. Có lẽ vì nể trọng cô giáo mà tôi nhận lời. 

Chuẩn bị cho cuộc thi, cô giáo hướng dẫn: ngoài sách giáo khoa, nên tìm đến một người nào đó am hiểu lĩnh vực này để hỏi han thêm. Lớp tôi có một anh bạn có bố làm ở Viện Sử học. Tôi đến xin được ông chỉ giáo. Ông đưa cho tôi mấy số tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử bảo mang về nhà đọc thử một vài bài, rồi hẹn gặp lại để ông hướng dẫn. Trước lúc về tôi thấy trên bàn của ông có một cuốn sách không dày. Tôi vừa động tay vào thì nhà sử học đầu tiên mà tôi được gặp trong đời bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...”.
Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên. Về nhà, đọc các bài tạp chí thấy dài lằng nhằng càng đọc càng khó hiểu nên tôi chuyển sang cuốn sách và đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Hồi đó Bác Hồ còn sống, một đôi lần tôi được gặp, sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm. Cuốn sách ấy không thể nói là đã “làm thay đổi cuộc đời tôi”, song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.
Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.
Sau này, khi đã thâm niên trong nghề nghiệp, tôi có nhiều cơ hội đọc và gặp nhiều người nước ngoài, có người thuần túy là nhà nghiên cứu, có người là nhân chứng lịch sử, cũng có người là cả hai. Tôi đã nghe và đọc được rất nhiều cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau về cuốn sách này và nhân vật của sách...
Đam mê tìm kiếm sự thật
Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò” đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.
Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.
Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật, công việc của một người làm sử.
Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.
Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.
Xuân 2013
Dương Trung Quốc
(Tuổi trẻ)

--------------

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Tư liệu (*)

(*) Để thuận tiện cho bản thân (và có thể cho bạn đọc) khi cần tìm kiếm 

Vì sao Phạm Duy rời Việt Bắc  

Sau khi Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân bế mạc, mọi người ai nấy đã trở về những chiến khu của mình rồi thì “giây phút của sự thật” đã tới với tôi. Trong một buổi trưa có nắng vàng nhẩy múa trên lá cây, thả bước trên một con dốc nhỏ nằm trong khu rừng Yên Giã, anh Nguyễn Xuân Khoát bá vai tôi, hai người lặng lẽ đi… Một hồi lâu, anh Khoát nói, giọng nói thầm thì:
— Đoàn thể cử tao nói cho mày biết. Là mày đã được kết nạp. Mày sẽ được cử đi Moscou. Mày sẽ được ông Cụ gắn cho một huân chương chiến sĩ. Nhưng có điều kiện. Mày phải bỏ cái tính “chơi” của mày đi. Mày phải khai tử bài hát Bên Cầu Biên Giới. Và nếu xuất ngoại thì Thái Hằng phải ở lại. Một mình mày đi thôi. Về suy nghĩ. Mấy hôm nữa, trả lời tao.
Tôi bàng hoàng. Như bị anh bốc-xơ — cỡ võ sĩ Mỹ đen Tyson hiện nay chẳng hạn — vừa “ục” vào đầu mình một cú đấm. Anh Khoát lảo đảo đi về phía trước, lảo đảo là vì anh đi đôi giầy bốt to quá, nặng quá. Tôi cũng lảo đảo như người vừa bị “nốc ao”, quay về ngôi nhà nứa của mình, nằm chắp tay lên bụng, suy nghĩ…
… Khi bước chân lên miền Việt Bắc này, tôi không bao giờ chờ đợi có được những thứ gọi là “đại ân huệ” như thế này cả. Nhất là những ân huệ có điều kiện. Cứ nghĩ rằng mình lên đây để làm việc như một thường dân yêu nước và được tự do sáng tác hay được tự do đi công tác, giống như khi mình còn ở Liên Khu IV. Chỉ cần mình có thêm hai, ba người bạn mới để mình yêu mến như đã yêu mến Nguyễn Sơn, Đặng Thái Mai, Nguyễn Đức Quỳnh… Chỉ cần có thế thôi. Ai ngờ bây giờ mình lại được đãi ngộ đến thế. Ai ngờ bây giờ mình lại được đẩy vào một guồng máy chặt chẽ để sống cuộc đời của một anh cán bộ chính trị gương mẫu. Trong khi bản tính mình là một con người rất phóng túng. Trong suốt đời tôi, kể từ khi còn bé cho tới nay, tôi sợ nhất là bị đẩy vào kỷ luật. Vào làm đảng viên của một cái Đảng mà kỷ luật chắc chắn phải là thứ kỷ luật sắt, cứ yên chí đi, chỉ cần sau “ba bẩy hai mươi mốt ngày” là tôi sẽ bị đá đít tống ra khỏi đảng liền.
Hơn nữa, tôi ý thức hơn ai hết về giai cấp của mình. Nằm trong ngôi nhà nứa này, tôi tự nói thầm cho tôi nghe, bởi vì khi phải trả lời anh Khoát tôi sẽ không nói văn vẻ như thế này:
— Anh Khoát ơi. Tôi là tiểu tư sản mà. Làm sao tôi có thể tiến thẳng “lên” giai cấp vô sản được? Dù tôi cũng xuất thân là một công nhân, đi khắp mọi nơi ở trong nước để làm các nghề lao động chân tay trước khi sống bằng nghề lao động trí óc (!). Nhưng anh ơi, đó là sau khi tôi đã bị ông anh bắt phải vào học nghề trong trường Kỹ Nghệ Thực Hành, rồi tôi bất mãn, phạm nhiều kỷ luật như đánh nhau, phá phách máy móc ở trường… cho nên tôi bị đuổi ra khỏi trường. Trong bản khai lý lịch cách đây không lâu, tôi đâu có khai tôi là công nhân? Tôi có thể là người có nhiều cảm tình với Cách Mạng nhưng không bao giờ tôi là người học thuộc lòng những bài học, những lý thuyết, những tôn chỉ của Cách mạng cả. Đã có lần tôi trả lời một thằng Cách Mạng nửa mùa, khi nó phê bình tôi là tôi là duy tâm, duy tiếc gì đó, nó nói như một con vẹt vậy. Tôi bèn chỉ tay vào mặt nó: ” Ê mày, nghe đây. Tao không phải là “duy tâm” và cũng chẳng bao giờ là “duy vật” cả. Tao là… “duy cẩn”, Phạm Duy Cẩn. Hiểu không? “ Tại Thanh Hoá, tôi đã có lần khó chịu vì bị phê bình là tiêu cực qua những bài mà tôi vẫn cho là theo đúng chủ trương hiện thực của chính quyền đề ra như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây, Bà Mẹ Gio Linh. Nhưng khi tôi thấy — qua anh Khoát — Trung Ương bắt tôi phải khai tử bài Bên Cầu Biên Giới, tôi nổi giận chứ không chỉ khó chịu như trước nữa. Tôi thấy họ đặt vấn đề quá nặng. Một bài hát, theo tôi, nếu nó có may mắn được hát lên trong một thời kỳ nào đó thì đời của nó cũng chẳng khác chi một đời hoa, sớm nở tối tàn, có gì đâu mà quan trọng hoá đến độ phải treo cổ nó lên hả? Tôi thấy Cách Mạng bắt đầu lẩm cẩm khi kết án bài Vọng Cổ trong cái Đại Hội mà tôi vừa tham dự. Bây giờ lại tới chuyện lãnh đạo bắt tôi phải tự tay giết chết một bản nhạc tình tôi vẫn thường coi là tầm thường và còn vớ vẩn nữa là khác. Sự ngu đần trong việc quan trọng hoá một bản nhạc như thế này cũng vẫn còn thấy hiện ra mấy chục năm sau, khi ở Miền Nam có những người lên án bài thơ của một anh lính trong lực lượng Nhẩy Dù do tôi phổ nhạc — bài thơ nhan đề Trả Lời Một Câu Hỏi mà tôi đổi lại là Kỷ Vật Cho Em — cho rằng sự phổ biến của bài hát này đã làm cho quân nhân nản lòng, do đó miền Nam Quốc Gia thua miền Bắc Cộng Sản. Nói như vậy là chấp nhận rằng một bài hát có khả năng để đánh giặc giỏi hơn một đội quân có một triệu lính, với sự giúp đỡ của một nước Đồng Minh có bom nguyên tử à?
Bây giờ tới việc thứ ba là bỏ Thái Hằng ở lại Việt Bắc để đi Moscou. Thái Hằng đã có mang được gần sáu tháng rồi. Đã có lần cả hai vợ chồng tôi đều bị sốt rét, cùng nằm rên khừ khừ trên cái giường nứa ở khu Yên Giã này. Nhưng cũng còn có người ốm này săn sóc cho người ốm kia. (Thái Hằng vừa nhắc lại chuyện tôi… ỉa đùn ở Yên Giã khi bệnh sốt rét đưa tới bệnh kiết lỵ). Cái bệnh sốt rét quái đản mãi hơn mười năm sau mới được đẩy lui khi một Bác Sĩ ở Saigon tìm ra cách chữa rất hiệu nghiệm là tiêm quinine vào mạch máu của chúng tôi. Ngay trước ngày Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân, khi tôi phải đi vắng hai tuần — tôi lên hát ở Đài Phát Thanh bí mật, có gặp lại Thương Huyền tại đó — Thái Hằng nằm một mình ở trong khu rừng già này, nửa đêm có cọp về, vợ tôi vốn là người bị bệnh yếu dây thần kinh từ trước, nay lại sợ cọp tới độ muốn phát điên lên, sáng hôm sau phải tới xin ở tạm nhà chị Nguyễn Xuân Khoát trong khi đợi tôi đi công tác trở về.
Nếu tôi đi ngoại quốc mà Thái Hằng ở lại, vào ngày sinh nở, ai là người sẽ săn sóc người đẻ hộ tôi? Tôi cũng có thể tin rằng Đoàn Thể sẽ làm chuyện đó một cách rất chu đáo, nhưng tôi đã thấy trước mắt chuyện bà Đào Duy Kỳ, vợ của một đảng viên cỡ lớn, ở ngay tại khu Trung Ương này, khi sinh ra đứa con thì phải nuôi một con dê ở trong vườn để có sữa cho con bú. Hình ảnh của người mẹ nghèo thiếu ăn và của đứa con đói sữa trong bài thơ Tâm Sự Đêm Giao Thừa của Hoàng Cầm mà tôi thuộc lòng như cháo, cũng hiện ra trong đầu tôi lúc này…

Lần đầu gặp Bác 
… Trong thời gian chờ đợi tới ngày tôi phải trả lời anh Khoát về một vấn đề tối ư quan trọng có khả năng quyết định cả một đời người, tôi được gọi đi gặp ông Hồ. Đi khoảng gần hai tiếng đồng hồ thì tới chỗ ông ở. Qua khỏi một con suối được đặt tên là Lê Nin thì thấy hiện ra một ngôi nhà sàn b_ăng tre rất đẹp, có ông Chủ Tịch họ Hồ đang ngồi đánh máy. Nhìn thấy U³ông, tôi vẫn thấy cảm động như lúc gặp ông lần đầu. Nhưng vì bây giờ được nhìn ông gần hơn lần trước, tôi thấy cặp mắt của ông thật là sáng, nhưng nó không toát ra một sự trìu mến. Cũng có thể một người làm chính trị suốt đời như ông thì lúc nào cũng cần phải cần phải quyết liệt, phải tàn nhẫn, cho nên ông có một cái nhìn rất dữ.
Tới gặp ông lần này, tôi rất thông minh để thấy ngay rằng đối với ông, lúc đó, tôi chẳng là cái gì cả. Không chừng ông cũng chẳng biết tới tên tôi hay biết tới công việc của tôi là đàng khác. Trong cái bắt tay hay trong câu chuyện, tôi chỉ cảm thấy có một chút thân mật của một người muốn làm cha thiên hạ, ban xuống cho một đứa con dân. Chỉ có thế thôi. Một nhà lãnh đạo như ông Hồ, đang có muôn ngàn chuyện phải làm, đâu có thì giờ để mà đãi ngộ một văn nghệ sĩ? Chẳng qua là vì những vị phụ trách về văn nghệ nghĩ rằng gặp ông Hồ là một ân huệ lớn đối với một công dân và nghệ sĩ như tôi. Trong mọi tính toán như: cho vào Đảng, cho đi Moscou, đề nghị tặng huân chương, còn có thêm một tính toán nữa là cho tôi gặp một người mà ai cũng mong được gặp.
Họ không biết là tôi đã từng được mời tới gặp ông Bảo Đại khi ông vua này đi săn và tới Phan Rang hồi năm 1943. Tôi đang đi hát với gánh Đức Huy ở đó, ông Tỉnh Trưởng là Nguyễn Duy Quang cho xe hơi tới đón tôi đưa vào Dinh Tỉnh Trưởng để đàn hát cho ông vua nghe. Lúc đó tôi mới 22 tuổi. Chỉ có tôi và Bảo Đại ngồi ở trong phòng khách. Ông chăm chú ngồi nghe tôi hát, hỏi thăm gia đình tôi. Gặp ông vua mà cũng chẳng thấy có gì là ghê gớm cả. Ông vua nghe mình hát thì cũng như… ông trọc phú hay ông phu xe — những quý vị khán giả bỏ tiền mua vé vào rạp — nghe mình hát mà thôi. Nhưng phải công nhận rằng ông Bảo Đại là một người rất nhã nhặn, rất thích âm nhạc. Tiếc rằng tôi không nhìn được rõ đôi mắt của ông vì ông luôn luôn đeo kính đen.
Sau này cũng thế, vì anh tôi là Phạm Duy Khiêm đang làm Đại Sứ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi cũng được mời vào Dinh Độc Lập để gập hai anh em lãnh tụ họ Ngô. Cả hai ông đều có những cái nhìn rất dữ và cao ngạo. Đối với hai ông, tôi cũng chỉ có đúng một sự lễ phép vừa phải như khi tôi gặp những lãnh tụ khác. Một thứ lễ phép theo kiểu “kính như viễn chi” vốn là một cách rất hay để thoái thác không nhận một ân huệ hay một món nợ vật chất hay tinh thần nào ở nơi những người có quyền hành này. Sự tương kính đã có giữa hai bên rồi thì không bao giờ tôi dám phê phán các nhà lãnh tụ đó cả, từ ông Bảo Đại, qua ông Hồ Chí Minh tới hai vị lãnh đạo họ Ngô. Đó là công việc của lịch sử.
Nhưng có một điều mà bây giờ tôi mới nhìn thấy khi tôi gặp ông Hồ Chí Minh ở Việt Bắc là: dù đây là một thứ chính quyền Cách Mạng nhưng ở cái nơi chiến khu âm u bí hiểm này cũng có một thứ triều đình rồi — chẳng trách Nguyễn Tuân gọi đây là đất thánh. Triều đình nào cũng phải có kẻ nịnh. Kẻ nịnh bao giờ cũng đông hơn người trung. Lúc tôi tới nơi ông Hồ ở là lúc tôi thấy Tống Ngọc Hạp đem một bầy thiếu nhi tới và tôi chứng kiến một sự “tranh nhau đi gặp Bác Hồ”, một sự cãi nhau om xòm giữa người này người nọ trong sự chọn lựa ai được vào gặp, ai không được vào gặp. Tôi trở về Yên Giã, lòng rất thản nhiên vì bây giờ thì tôi không còn gì để thắc mắc nữa.
Tôi tới gặp anh Khoát ngay và trả lời dứt khoát là tôi xin trở về Thanh Hoá. Và xin về ngay để cho kịp ngày vợ đẻ, sẽ có bà mẹ vợ săn sóc cho mẹ tròn con vuông. Tôi rất cám ơn mọi người, xin được không nhận bất cứ một thứ ân huệ nào cả. Nhưng khi vợ chồng tôi tới chào người lãnh đạo văn nghệ của cả nước thì Tố Hữu tặng cho vợ chồng tôi một số tiền. Tôi nhận ngay vì đó là tiền lương và vãng phí.

Tướng Nguyễn Sơn
Ngày mai lên đường về suôi thì tối hôm đó bỗng nhiên tôi gặp vợ chồng tướng Nguyễn Sơn ở nơi an toàn khu này. Ông mời vợ chồng tôi tới ăn cơm. Trong bữa cơm rất ngon tại một ngôi nhà sàn ở giữa vùng Việt Bắc, dưới ánh đèn dầu leo lắt, ngoài những chuyện xã giao thông thường, ông không nói gì tới chuyện ông đã bị Đảng gửi trả ông về Trung Cộng. Tôi cũng không hé miệng cho ông biết tình trạng và thái độ của tôi trước những ân huệ mà cấp trên đã dành cho tôi. Nhưng khi biết tôi sẽ trở về Khu IV vì lý do Thái Hằng đang có mang thì ông gật gù, ra chiều đồng ý.
Khi tôi về tới Thanh Hoá, tôi mới biết rằng tướng Nguyễn Sơn đã bị thay thế bởi Hoàng Minh Thảo, có Trần Văn Quang làm ủy viên chính trị. Sau này, tôi mới biết rõ nguyên do tại sao ông Sơn lại bỏ kháng chiến để ra đi. Theo người bạn đàn anh của tôi là Hoàng Văn Chí — anh em cột chèo với Nguyễn Sơn — lúc đó đang làm việc tại Khu IV, thì tướng Nguyễn Sơn phản đối việc ông Hồ yêu cầu Trung Cộng viện trợ, cho rằng hễ nhận viện trợ của ngoại bang thì sẽ mất hết chủ quyền. Ông Sơn viện lẽ rằng trong thời kỳ chống Nhật, Mao Trạch Đông không thèm nhờ Nga Sô viện trợ, để mặc Nga Sô tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch. Theo ông Sơn thì Việt Nam phải tự lực kháng chiến, chiếm lấy vũ khí của Pháp để mà đánh Pháp. Cuộc chiến đấu gian lao hơn nhưng nước mình sẽ không phụ thuộc ngoại bang. Cũng vẫn theo Hoàng Văn Chí, Nguyễn Sơn to tiếng với ông Hồ về việc này và bỏ ra đi ngay sau buổi thảo luận gay go đó, rất có thể ngay trong cái ngày mà tôi được ông mời tới nhà để ăn cơm. Tôi cũng không ngờ rằng đó là bữa cơm từ biệt mà tướng Nguyễn Sơn dành cho một nghệ sĩ trẻ tuổi mà ông hết lòng nâng đỡ không những chỉ trong công tác mà còn trong cả đời tư, khi ông là người se duyên và chủ hôn cho vợ chồng chúng tôi. Không còn Nguyễn Sơn ở Khu IV nữa, rồi đây tôi sẽ thấy mình bơ vơ vô kể.

Vụ án Trần Dụ Châu
Trên đường về, vợ chồng ghé qua một địa điểm ở trong tỉnh Thái Nguyên để gặp anh tôi là Phạm Duy Nhượng hiện đang là giáo viên của trường dạy các cán bộ cao cấp về văn hoá. Việt Minh có cái hay là trong kháng chiến, những người không có trình độ văn hoá cao hoặc có khi chỉ mới có bằng Tiểu Học mà thôi, sau khi đã chiến đấu ở ngoài mặt trận trong một thời gian thì dù có là Sư Đoàn Trưởng,Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng hay Đại Đội Trưởng gì đi nữa thì cũng — a lê — mời các ông quan to súng dài này buông súng ra, bỏ chức vụ đi, lục tục về một ngôi trường được dựng lên ở một nơi giống như “u tì quốc” để học lại từ đầu. Nhà giáo Phạm Duy Nhượng là thầy dạy học văn hoá cho vô số các Tướng Lãnh Cộng Sản về hưu hiện nay ở ngoài Bắc. Sống ở “ù tì quU³ốc” này vài ngày, tôi được nghe một câu chuyện có dính líu tới giới cầm bút, cầm đàn và cầm… dọc tẩu của chúng tôi:
“… Sau khi tan Đại Hội, các văn nghệ sĩ như Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Canh Thân, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Nguyễn Văn Hiếu về tới thị xã đổ nát là Thái Nguyên thì gập Đinh Văn Tỉnh, người có biệt danh là Tỉnh “Chố” vì anh ta có đôi mắt cá vàng, lúc nào cũng như chố mắt ra để nhìn thiên hạ. Tỉnh “Chố” mách nước cho mọi người biết:
— Ơ± một địa điểm gọi là Lăng Tạ, chỗ giáp giới Thái Nguyên-Bắc Giang ấy, các cậu có thể tới ăn hút thả giàn được đó. Tại đây có Lê Sỹ Cửu là đệ tử ruột của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Anh ta sẽ tổ chức một đám cưới cho người em. Họ cũng đang cần “văn nghệ giúp vui”…
Nghe thấy Tỉnh “Chố” mách nước như vậy, các văn nghệ sĩ nhà ta vội vàng kéo nhau tới Lăng Tạ. Đám cưới cực kỳ sang trọng được tổ chức tại ngôi nhà của Lê Sỹ Cửu, nằm trên một ngọn đồi. Ơ± hai bên đường, từ dưới chân đồi lên tới cổng nhà, để soi sáng cho đường đi là hàng ngàn ngọn nến bạch lạp. Cục Quân Nhu là cơ quan có nhân viên và phương tiện để ra vào Hà Nội hằng ngày, mua những đồ tiếp liệu như vải vóc thuốc men, các hàng thuộc loại “xa xỉ phẩm”… trong đó có thuốc lá thơm cho ông Hồ. Lê Sỹ Cửu luôn luôn cưA°ơi một chiếc xe đạp Sterling mà ghi đông là loại thép “dura” có pha chất “aluminium”. Xe đạp thời kháng chiến mà có được một cái đèn hiệu RADIUS để đi ban đêm là đã sang trọng lắm rồi. Xe đạp của Lê Sỹ Cửu có tới hai cái đèn, đèn nào cũng to như đèn pha xe hơi cơ. Hằng ngày Lê Sỹ Cửu là một người tiêu tiền như rác. Số tiền đổ vào đám cưới này chắc chắn là phải kinh khủng lắm. Người ta kể lại là về phần ăn thì sau khi nhà bếp làm thịt, những lông gà, lông vịt đổ xuống sông trôi lềnh bềnh đến mấy ngày mà vẫn chưa hết. Và cũng không thiếu một thứ rượu ngon nào trong bữa tiệc cưới này. Thuốc lá thơm như Philip Morris, Cotab, Camel, 3 con 5… đem ra mời khách hút, không phải từng điếu mà là từng bao. Ăn uống no say xong là có luôn dăm ba cái bàn đèn thuốc phiện để đãi khách. Lẽ tất nhiên Trần Dụ Châu là thượng khách đám cưới.
Thực ra, cái đám cưới cực kỳ hoang phí được tổ chức trên xương máu của nhân dân này cũng chẳng có ai biết đến, ngoài những người tới dự đám cưới. Cũng chẳng có ai bận tâm đi báo cáo ai cả. Vả lại, Cục Trưởng Cục Quân Nhu đã là nhân viên cấp cao nhất ở đây rồi. Hơn nữa, Trần Dụ Châu là người rất hào hiệp đối với bạn bè và các đàn em. Có người bạn nào ở xa tới thăm anh là anh tặng luôn cho người đó một bộ đồ kaki Mỹ. Cho nên nếu anh có để cho đàn em của anh làm chuyện hoang phí như thế này thì cũng không có ai nỡ trách móc anh làm gì. Chẳng may trong đám cưới này lại có Đoàn Phú Tứ.

Trong bữa ăn, có lẽ đã quá say — hay giả vờ say không chừng — Đoàn Phú Tứ nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, lên tiếng phê bình sự hoang phí này. Lê Sỹ Cửu vội vàng chạy tới, nắm cổ Đoàn Phú Tứ kéo đi. Và để lấy lòng “xếp” của mình, anh ta giơ tay tát Đoàn Phú Tứ. Thế là chuyện này bùng nổ. Đoàn Phú Tứ lập tức báo cáo lên Trung Ương, đưa ra những tội của Trần Dụ Châu như: bao che cho đàn em phung phí công quỹ, tổ chức đám cưới vô cùng phí phạm trong khi chính phủ đang bắt cả nước phải hi sinh, có thái độ hung hãn với văn nghệ sĩ khi bị phê bình thẳng thắn. Câu chuyện lan tràn đi khắp mọi nơi. Ai cũng xì xào. Nếu người tố cáo không phải là Đoàn Phú Tứ thì chuyện này cũng có thể được lấp liếm đi, nhưng lúc đó người ta rất cần tới văn nghệ sĩ để động viên quần chúng cho nên Trung Ương đã không thể làm ngơ được. Kết quả, Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu bị đưa ra xử án trước công chúng vào ngày mùng 5 tháng 9 năm 1950, có Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh A³n và có Trần Tử Bình đại diện của Chủ Tịch họ Hồ tới dự để cho phiên toà thêm phần long trọng. Trần Dụ Châu bị kết án tử hình và bị đem ra xử bắn tại sân vận động Thái Nguyên…”

Tôi biết sơ sơ là cô bạn ca sĩ Thương Huyền dễ thương và hát hay của tôi trong những ngày xa xưa, khi ra với kháng chiến thì cô trở thành người bạn tình hay người vợ chưa cưới của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Tôi cũng vừa mới gặp nàng ở Đài Phát Thanh bí mật một tháng trước đây. Lúc đó nàng đang ngồi trong phòng vi âm, tay cầm cái quạt nan để đuổi một lũ ruồi đang bu vào một vài nốt ghẻ ở nơi đôi chân thon đẹp của nàng, những nốt ghẻ mà ai đã đi kháng chiến thì cũng đều được thiên nhiên ô nhiễm âu yếm tặng cho. Rất niềm nở, Thương Huyền hỏi thăm tôi về Thái Hằng. Còn về phần tôi, vì mắc bệnh “tế nhị” cho nên tôi không dám thăm hỏi gì về đời tư của nàng cả. Nay biết chuyện Cục Trưởng Trần Dụ Châu gặp nạn, tôi nghĩ tới Thương Huyền rất nhiều. Từ giã trường dạy văn hoá và anh Nhượng, chúng tôi ra đi. Trong hành trình trở về Khu IV, trên một quãng đường nào đó, tôi chúc thầm cho người bạn cũ có một nụ cười rất phúc hậu qua khỏi được tất cả những khó khăn của cuộc đời. Rồi từ đó, tôi quên Thương Huyền.

Nguồn  HỐI KÝ PHẠM DUY/ chương 33
Theo: Daohieu



Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này