Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015
Kịch bản không mong muốn cho biển Đông
TT - Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng cần phải bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Malaysia ngày 27-4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng thứ ba từ trái sang. Ảnh: EPA
Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN 26 đã đánh trúng gót chân Achin của Bắc Kinh
Đài BBC tiếng Việt hôm qua đưa tin với tiêu đề "TQ lo ngại về tuyên bố của ASEAN". Theo thiển nghĩ của chủ Blog Bách Việt, việc các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN 26 đã vượt qua sự bất để thống nhất đưa được vào Tuyên bố chung nội dung phản đối hành động xây đảo nhân tạo của TQ tại quần đảo Trường Sa là một thắng lợi "có tính đột phá", đã chạm vào gót chân Achin mà lâu nay Bắc Kinh ra sức che đậy. Đây là hướng đi đúng mà ASEAN cần tiếp tục phát huy nếu muốn làm thất bại âm mưu bành trướng và độc chiếm Biển Đông của TQ- Bách Việt.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Malaysia
Trung Quốc “vô cùng lo ngại” về Tuyên bố của ASEAN liên quan vấn đề Biển Đông, nhắc đến việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông.
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015
Các nước ĐNÁ, kể cả VN chưa có cách ứng phó hữu hiệu ở Biển Đông
Đó là nhận xét của Đô đốc Samuel Locklear - Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ mới đây và được đài VOA ngày 16-04-2015 đưa tin.
Như một sự trùng hợp minh họa cho nhận xét trên, hôm qua 2 chiếc máy bay chiến đấu của Không quân VN đang diễn tập tại vùng biển đảo Phú Quý đã cùng lúc lao xuống biển trong một tai nạn. Nhiều năm nay tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm trắng trợn và rất sâu trong hải phận của VN như vào chỗ không người, dân chài miền Trung liên tục là nạn nhân của tàu thuyền Trung Quốc. Qua cụ giàn khoan 981 cho thấy sự chênh lệch lực lượng hoàn toàn với đối phương. Người dân khó hiểu về tiềm lực quốc phòng thật sự của đất nước đến mức nào, và tại sao con số tướng lĩnh tăng cao nhất thế giới nhưng chất lượng binh lực lại dẫm chân tại chỗ, nếu không nói là tụt hậu, đặc biệt quá yếu kém so với đối phương? Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù lại một lần nữa phát động chiến tranh xâm lược bành trướng?
Nhân đây cũng xin lưu ý về câu kết trong phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear: "Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng của mình với quyết tâm rất lớn và chính sách của Mỹ cần phải được điều chỉnh một cách thận trọng.". Sự "thận trọng" này của Mỹ là gì nếu không phải là "có giới hạn", và giới hạn đó là gì thì người VN có thể nhận biết qua quá trình người Mỹ đã dung túng TQ lấn chiếm Biển Đông như thế nào thời gian qua. Và nếu nói Việt Nam "dựa vào nội lực là chính", thì chắc là khó lắm khi mà "thế trận lòng dân" không còn nữa - Bách Việt.
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015
Bắc Kinh khẳng định Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc
Đòi hỏi chủ quyền của các bên tại Biển Đông |
Theo RFI, 9-3-2015): Trong một cuộc họp báo ngày 08/03/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định : Biển Đông là « nhà » và là « sân » của Trung Quốc.
Dựa theo câu hỏi của Tân Văn Xã (China News Service) – hãng tin chính thức thứ hai tại Trung Quốc sau Tân Hoa Xã – theo đó phải chăng là hoạt động bồi đắp các bãi đá và rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và thậm chí đối với cả các láng giềng, ông Vương Nghị đã lại khẳng định là chính sách Trung Quốc không thay đổi.
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
Thiếu tướng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố cứ xây đảo trên Biển Đông
Theo Báo Giao thông Vận tải ngày 24/11 đưa lại tin AFP
Thiếu tướng Luo Yuan (La Viện) của quân đội Trung Quốc lên tiếng phản đối những tuyên bố của Mỹ chỉ trích Trung Quốc về cải tạo, xây dựng đảo trên biển Đông, theo AFP.
Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014
Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử
Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang (Theo Yale Global)-VN net 31/10/2014
Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ TQ có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế TQ cổ đại.
Lịch sử đang bị bóp méo
Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014
Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh
Tác giả: David Brown(*) Bài đăng trên YALE GLOBAL 25-09-2014
Người dịch: Huỳnh Phan
Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.
Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.
Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014
TT Philippine không tin Trung Quốc sẽ tấn công
Theo RFI/Anh Basam - Trong khuôn khổ chuyến công du Pháp hai ngày, tối qua 18/09/2014 Tổng thống Philippines Benigno Aquino khi đến thăm Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) ở Paris tuyên bố ông không cho rằng Trung Quốc sẽ dấn lên đến mức tấn công Philippines, tuy vẫn coi Bắc Kinh là « mô hình xâm lược mới trỗi dậy » tại Biển Đông.
Bị tràn ngập những câu hỏi về tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh ngay sau bài phát biểu của ông tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, Tổng thống Philippines nói rằng : « Nếu họ quyết định tấn công chúng tôi – tôi không nghĩ thế và phải nói rất rõ về điều này – tôi không nhìn thấy logic nào để Bắc Kinh phải làm như vậy, và không thể có đủ cơ sở để biện minh cho một hành động như thế ».
Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014
Tranh chấp Biển Đông vượt quá khả năng giải quyết của khu vực
Bản đồ mô tả vùng đòi hỏi chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia ven biển Đông |
Những tin tức dồn dập gần đây cho thấy TQ đang hối hả thực hiện âm mưu biến các bãi đá chìm giữa biển Đông thành đảo nổi và căn cứ quân sự án ngữ trên tuyến đường hàng hải quốc tế ra vào qua eo Ma-lac-ca. Rõ ràng TQ đã làm được trò ảo thuật "biến không thành có" và giờ đây đã rút ngắn khoảng cách từ căn cứ của mình chỉ còn cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km, Manila 890 km, và bờ Tây Malaysia 490 km, khoảng hơn nghìn km để đến eo Malacca.
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN
Theo VTC News ngày 3/9/2014 - Hoàn cầu Thời báo nói nếu Trung Quốc xây đường băng 2km trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN, miền Nam VN sẽ nằm trong vùng tấn công của chiến đấu cơ Trung Quốc.
Hòn đảo này được Trung Quốc đổ thêm bê tông để biến thành đảo nhân tạo có diện tích bằng 17 sân bóng đá (khoảng 1.700m). Những bức ảnh được Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc đăng tải cho thấy công việc xây dựng đang gấp rút diễn ra.
Trung Quốc đang gấp rút xây dựng công trình trên đảo Gạc Ma
‘Xe cơ giới chạy rầm rập, đất đá chất cao như núi, việc bê tông hóa hòn đảo đang diễn ra khẩn trương’, tờ Kanwa của Canada cho biết.
Toàn bộ hòn đảo có chiều dài 5.000m, rộng 400m, giới phân tích cho rằng Trung Quốc toan tính biến Gạc Ma thành cơ sở không quân.
Theo tính toán của Hoàn Cầu thời báo, đảo Gạc Ma cách TP.HCM 830km; cách Manila 890km; cách eo biển Malacca, cửa ngõ Biển Đông khoảng 1.500km. Nếu Trung Quốc cho xây đường băng dài 2.000m trên đảo Gạc Ma, các chiến đấu cơ Su-30; J-10; J-11 sẽ có khả năng tác chiến vươn tới tận Malacca.
Theo Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc đang tập trung xây dựng nhiều công trình ở phía Tây đảo Gạc Ma, có chiều dài lên đến 4.04km.
Mô hình xây dựng đảo Hoàng Sa trong tương lai (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay)
Trong khi đó, phía Đông Bắc sẽ được xây thành cảng, cung cấp khả năng ra vào cho tàu khu trục hạm cỡ lớn.
Đài Loan cũng sẽ chịu uy hiếp nhất định từ phía đảo Gạc Ma, bởi nơi này cách đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng trái phép của Việt Nam khoảng 72km.
Tờ Kanwa nhận định với năng lực tác chiến hiện nay, Trung Quốc có thể ‘dễ dàng chiếm đảo Ba Bình’, bắt giữ toàn bộ quân nhân Đài Loan trên đảo để ra điều kiện đàm phán với Đài Bắc.
Trung Quốc cũng đang xây dựng, kiên cố hóa đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này xâm chiếm trái phép năm 1974.
Theo tờ Want China Times của Đài Loan, khi hai hòn đảo này được xây dựng xong, Trung Quốc hoàn toàn có thể lắp đặt radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không, trên biển.
Toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á, cho đến tận Singapore đều nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.
Trong khi Mỹ tuyên bố ‘xoay trục sang châu Á’, động thái mới này của Trung Quốc được cho là sẽ tạo áp lực đáng kể lên hạm đội Thái Bình Dương nổi tiếng của Mỹ.
Tờ Want China Times nhận xét, việc xây các căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và đảo Gạc Ma (Trường Sa) sẽ giúp quân đội Trung Quốc tiến thêm 850km trên Biển Đông.
Tờ báo này cho rằng ngay khi hải quân Mỹ qua eo biển Malacca vào Biển Đông, mọi động tĩnh sẽ khó lọt qua hệ thống radar Trung Quốc bố trí ở hai đảo nêu trên.
Tờ Want China Times dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã cài đặt nhiều thiết bị dò sóng âm tàu ngầm, do thám tín hiệu tàu chiến ở nhiều điểm đảo trên Biển Đông.
Trung Quốc cũng xây nhiều trạm radar có khả năng phát hiện tàu chiến và các hoạt động chuyển quân của Mỹ, Việt Nam và Malaysia.
Tờ báo của Đài Loan nói Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch xây đảo nhân tạo trên nền một số đảo san hô mà nước này chiếm đóng trái phép, nhưng số lượng đảo là bao nhiêu thì không được Want China Times tiết lộ.
Theo trang tin quân sự Trung Quốc Chinamil, Bắc Kinh cũng đang xúc tiến xây dựng các công trình trên đảo đá Chữ Thập ở Trường Sa (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử).
Hiện tại, Trung Quốc đã cho xây dựng đảo nhân tạo rộng 90m2 ở đảo đá Chữ Thập, có sân bay trực thăng, radar, thiết bị giám sát vô tuyến, cung cấp chỗ neo đậu cho tàu khu trục hạm cỡ nhỏ.
Phóng viên: Phương Mai
Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014
Việt Nam còn "đi dây" được bao lâu?
Nhân QK 2/9, đặc biệt sau chuyến đi Bắc Kinh của Đặc phái viên Lê Hồng Anh đang diễn ra một số động thái "lấn sân" từ phía TQ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến tôi nhớ lại một chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TQ cách nay đã hơn 3 năm tức là sau khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình lên nắm quyền tối cao ở Trung Nam Hải (xem đường link đến clip tại đây )
Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014
Biết "im lặng là vàng" tại sao cứ nói ra? (*)
Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đã đúc kết về thế nào là cách ứng xử hợp lý trước những tình huống khó xử, đó là giữ im lặng không nói điều gì: "Im lặng là vàng". Tuy nhiên, biết vậy mà không hiểu sao một số chính khách VN hay vi phạm điều này, có khi do vô tình có khi cố ý và ngay cả trong những tình huống rất nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia.
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014
Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay(*)
(*)Phát lại bài viết của tác giả Bách Việt do người Việt ở Philippines sưu tầm, với hy vọng có tác dụng tham tham khảo thiết thực trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay.
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình. Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc. Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.
Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình. Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Việt Nam có thể làm gì và nên làm gì với Trung Quốc?
Một tranh biếm họa cũ nay vẫn còn nguyên giá trị |
Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Tư liệu: Danh sách thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (*)
(*)Nhân vụ Trung Quốc dùng giàn khoan khủng lấn chiếm lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Bách Việt phát lại tài liệu này như một sự cảnh báo với công luận
Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014
Tàu lạ, máy bay quen
Hai ngày qua cùng lúc có hai thông tin với nội dung căn bản hoàn toàn giống nhau: một về vụ mất tích của chiếc máy bay hành khách của hãng hàng không Malaysia; và một về "tàu lạ" khống chế, cướp phá tàu cá của Việt Nam xem thêm tại đây . Cả hai vụ việc đều xảy ra trên biển Đông, đều mang nội dung nhân đạo và có yếu tố khủng bố. Vụ máy bay mất tích gây thiệt hại lớn và mang tính chất quốc tế nhưng không thiết thân đối với Việt Nam trong khi vụ tàu cá hoàn toàn xảy ra trong vùng biển của Việt Nam gây thiệt hại nặng nề trực tiếp đối với dân chài Việt Nam, và đây chỉ là vụ mới nhất trong hàng ngàn vụ đã xảy ra.
Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014
Lệnh cấm mới của Bắc Kinh tại Biển Đông: Cần sự phản đối tập thể của ASEAN
Nhà cầm quyền Trung Quốc mới công bố lệnh cấm đối với tàu các nước vào Biển Đông (xem sơ đồ vùng cấm bên). Theo sơ đồ này, đường cấm mới áp sát lãnh thổ các nước ven Biển Đông, chỉ cách Đà Nẵng của Việt Nam khoản 50 km. Đây là một bước leo thang mới có tính toán kĩ lưỡng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bước leo thanh "đòi chủ quyền"này đang bị đầu dư luận khu vực và quốc tế lên án. Ngày 9-1 người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: “Việc hạn chế hoạt động đánh
cá của các nước khác trên vùng biển tranh chấp ở biển Đông là hành vi
khiêu khích và có thể gây nguy hiểm. Trung Quốc không hề đưa ra lời giải
thích hay cơ sở luật pháp quốc tế nào đối với những yêu sách này. Quan
điểm của chúng tôi luôn là các bên cần tránh những hành động đơn phương
gây căng thẳng và hủy hoại cơ hội giải quyết tranh chấp bằng các biện
pháp ngoại giao và hòa bình”.
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013
Diễn biến đáng chú ý liên quan Biển Đông
Theo VNTTX, chiều 2/9 tại Nam Ninh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp TQ Lý Khắc Cường nhất trí cho rằng hai nước cần cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình.
Phát biểu tại cuộc hội đàm nhân dịp sang tham dự hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và hội nghị thượng đỉnh đầu tư - thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS) tại Nam Ninh (Quảng Tây), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước là chính sách lâu dài và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: VGP
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)