Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Một cách nhìn về Lý Quang Diệu Một chính khách lớn và một người thầy xấu

MỘT CHÍNH KHÁCH LỚN VÀ MỘT NGƯỜI THẦY XẤU 

Mở đầu bài viết tưởng niệm Lý Quang Diệu đăng trên báo The Washington Post, Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ, người được xem là tổng công trình sư về chính sách đối ngoại của Mỹ thời chiến tranh lạnh, nhận định: “Lý Quang Diệu là một vĩ nhân” (Lee Kuan Yew is a great man). Cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair, cho Lý Quang Diệu là lãnh tụ sắc sảo nhất mà ông từng được gặp (the smartest leader I ever met). Tổng thống Mỹ Barack Obama cho Lý Quang Diệu là một “người khổng lồ đích thực của lịch sử”, “một hình ảnh truyền thuyết của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Lại "dấu đầu hở đuôi" ?

Từ một sự việc vốn không hay ho gì và đã được coi là "thường ngày ở huyện" bỗng trở thành "hot news" cả trên báo chí lề trái và lề phải khi vị đứng đầu ngành CA của Thủ đô Hà Nội đứng ra công khai đề cập trước báo giới và công luận về vụ việc một số thanh niên mặc áo phông màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành CA (công an) với dòng chữ “DLV đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc” tại Hồ Gươm hôm 14/3. Điều đáng chú ý là người đứng đầu CA Hà Nội đã khẳng định những người đó là "lực lượng tự phát". Vị này còn nói với báo Thanh niên rằng khi phát hiện sự có mặt của nhóm này, đội an ninh trật tự của thành phố đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán, đồng thời xác nhận nhóm này không thuộc lực lượng do Thành ủy, Ban Tuyên giáo hay Công an tổ chức. Họ chỉ mặc trang phục có in chữ DLV chứ không thuộc đội ngũ dư luận viên thành phố. 

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Sách vén màn bí mật của các thầy tướng số

Tác giả: Y Nguyên- VN net 12/3/2015 

      Bìa sách "Tôi là thầy tướng số" tập II.

"Tôi là thầy tướng số" của tác giả Dịch Chi nói về những bí thuật của nghề tướng số đồng thời công bố những trang sử thần bí của giáo phái Giang Tướng. 


Tác giả Dịch Chi là thành viên Ban thường vụ Hiệp hội Chu dịch Trung Quốc, chuyên nghiên cứu Huyền học và Phật học. Người cậu ruột của Dịch Chi, vốn là một truyền nhân phái Giang Tướng - môn phái chuyên dựa vào kiến thức về Chu Dịch để đặt bẫy lừa tiền bạc ở Trung Quốc, trước khi qua đời đã tiết lộ bí mật và đồng ý cho cháu công bố những trang sử thần bí của giáo phái có lịch sử gần 300 năm. 

Hai tập sách Tôi là thầy tướng số, phát hành tại Việt Nam đầu năm 2015, kể về những bí truyền của phái Giang Tướng, cũng là bí quyết chung của nghề tướng số. Theo lẽ thường những người hỏi đi hỏi lại một việc, thì nhất định việc đó không được như ý nguyện. Đó là nguyên nhân gây lo lắng nên thầy căn cứ vào đó xem mặt để nắm bắt từng tia hy vọng, lòng tham lam, sự đố kỵ, hư vinh, tính ngạo mạn, nỗi sợ hãi... của người đến xem. Vận mệnh của người xem biểu lộ trên khuôn mặt, có nghĩa không hẳn thầy tướng bói đúng, mà do người xem đã tự tiết lộ nhiều điều.

Sách chỉ ra những kinh nghiệm bí truyền của thầy tướng như: "Những kẻ khờ khạo dễ bị dắt mũi, tin tưởng tuyệt đối khi ta tuôn châu nhả ngọc (đích thị là những con gà béo), lúc này cứ rút đao ra mà chặt chém, chỉ cần đừng để họ khuynh gia bại sản là được. Những kẻ nghi ngờ lời phán của ta, ta chớ nên hiếu chiến, tuyệt đối không được tham lam, không lấy tiền dù chỉ một đồng. Những người cố ý bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, gặp tình huống này ba mươi sáu chước chuồn là thượng sách...".

Đặc biệt, sách tiết lộ thuật lừa đảo của phái Giang Tướng: "Tổ Gia sẽ phái một vài tay chân đi theo, tìm hiểu cuộc sống của đối phương, khoảng vài ba tháng sau, tìm mấy tên lưu manh cố ý kiếm cớ va chạm, đánh cho mặt mũi bầm dập hoặc phóng hỏa hậu viện, hôm sau người đó nhất định sẽ ngoan ngoãn quay lại giải hạn". Chiêu giả quỷ giả thần, ma thuật của phái Giang Tướng được tác giả đề cập trong hai tập sách. Tuy nhiên, theo Chu Dịch, phái Giang Tướng dù có những tội ác, họ vẫn có những nguyên tắc riêng, như lấy ác trị ác, không gây chia rẽ bất hòa tình cảm ruột thịt...

Tác giả Dịch Chi đang viết tiếp tập ba và bốn cho bộ sách, với mục đích tiếp tục giới thiệu trí tuệ của người xưa được áp dụng trong thuật xem tướng, cũng như giới giang hồ hiểm ác ẩn sau nghề tướng số.

Tại Trung Quốc, hai tập đầu của bộ sách bán được hơn 200.000 bản trong vòng 3 tháng sau khi xuất bản. Cộng đồng đọc sách lớn nhất Trung Quốc douban lý giải sự thu hút của Tôi là thầy tướng số: "Tác giả có kiến thức uyên thâm về dịch học, mở ra cho độc giả cánh cửa đến một thế giới khác, hiện nay dù ít dù nhiều vẫn có người tin vào số mệnh... Điều quan trọng nhất, tác giả truyền năng lượng tích cực tới độc giả, vận mệnh nằm trong tay chúng ta. Tướng tay, tướng mặt, bát tự... đều là nói quàng nói xiên".

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nước nào cũng có một loại vòng kim cô (*)

(*) Bách Việt xin mạn phép đăng lại  bài ghi của tác giả Hòa Bình về cuộc phỏng vấn của bà Tôn Nữ Thị Ninh đăng trên tờ Pháp Luật ngày 8/3/2015. Nội dung trả lời rất hay. Tuy nhiên có chút không hoàn toàn tâm đắc với cái tiêu đề "nước nào cũng có vòng kim cô" nghe có vẻ võ đoán...; nhiều  quốc gia đâu có vòng kim cô, nhất là so với cái vòng kim cô mà nước lớn Phương Bắc trùm lên đầu nước Việt (?)   

(PL)- Có mấy cuộc chất vấn chính trị mà cả công chúng và người trả lời đều say sưa, bồi hồi, rưng rưng đến quên thời gian như cuộc chất vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh!
Sáng 7-3, buổi giao lưu ra mắt quyển sách Tư duy và chia sẻ của bà Tôn Nữ Thị Ninh tại NXB Trẻ đông chật giới sinh viên và trí thức nhiều thế hệ đến tham dự. Có một điều đáng chú ý là bà Tôn Nữ Thị Ninh không giới thiệu mình như một nhà chính trị, nhà ngoại giao nữa mà là “nhà hoạt động văn hóa-xã hội và giáo dục”. Quyển sách của bà mặc dù cũng được bà nhấn mạnh đó không phải là một quyển hồi ký về ngoại giao-chính trị nhưng công chúng vẫn luôn hỏi bà những câu hỏi mang tính chính trị.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Tư liệu: 10 phát biểu đáng chú ý trong năm 2014(*)

(*) Dưới đây là 10 câu phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp của VN trong trong năm 2014 (có kèm theo nguồn trích dẫn). Những phát biểu này được đưa ra trong những dịp khác nhau từ cấp cao nhất đến các cấp thấp hơn, về các chủ đề khác nhau qua đó phản ánh đúng thực chất tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước mà có lẽ không được đề cập trong mọi văn kiện chính thức của Đảng và  Nhà nước. Và do đó thiện nghĩ, những phát biểu này có giá trị đặc biệt miễn là chúng được hiểu với tinh thần nghiêm túc tôn trọng sự thật khách quan không định kiến, không ngụy biện cũng bóp méo xuyên tạc.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Tôi đi tập kết

Nhân dịp "Kỷ niệm 60 năm ngày Học Sinh miền Nam trên đất Bắc" vừa được tổ chức tại Hà Nội, chủ blog tôi mạn phép đăng lại một ký ức của bản thân trong thời kỳ đáng ghi nhớ đó (trích từ "Tản mạn cuộc đời tôi")   

Vào một ngày se lạnh cuối năm 1954 cha tôi đi họp về thông báo vắn tắt với cả nhà rằng ông sẽ phải "đi tập kết" ra miền Bắc ngay trong vài ngày tới. Ông cũng bảo chị Hai hoặc tôi cũng có thể đi sau nếu muốn. Riêng ông cần phải đi trước khi  "đối phương” tiếp quản chính quyền ở địa phương. 

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Cuộc dịch chuyển lịch sử của hơn 32.000 học sinh miền nam


VN net, 14/12/2014: Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ chủ trương đưa học sinh từ 6 -7 tuổi cho đến 19-20 tuổi là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam từ các địa phương ra miền Bắc học tập. Nhiệm vụ là đào tạo thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cách mạng cả nước sau này.Từ năm 1954 đến 1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam lần lượt theo xe bộ đội, đi tàu thủy, đi bộ vượt dãy Trường Sơn… ra miền Bắc học tập. Hàng chục nghìn người trưởng thành lại trở về xây dựng miền Nam.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vì sao "Sống cùng lịch sử"chết ỉu

Cuốn film nhựa "Sống cùng lịch sử" trị giá 21 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư vừa ra lò nóng hổi đã bị ế đến mức phải rao chiếu miễn phí trên toàn quốc, nhưng số người đi xem vẫn thưa thớt. Dư luận công chúng, báo giới và cả giới bình luận chuyên nghiệp đều chê cuốn film cả về nghệ thuật lẫn nội dung. Một số ý kiến đổ lỗi cho cơ quan quản lý và cá nhân những người làm film. Có ý kiến cho rằng có nhiều điều không đúng sự thật lịch sử...trong khi ý kiến khác chê trình độ kỹ thuật, kỹ xảo v.v...Cũng cố ý kiến cho rằng có tiêu cực tham nhũng trong quá trình làm film. Hình như thói đời vẫn thế- hễ dậu đổ là bìm leo- đâu đó thấy khá nhiều ý kiến chê film dỡ quá, thậm chí nhiều người chưa xem phim cũng chê! Đã thế thì tẩy chay cho bỏ tức! 

Nhìn chung ý kiến khá phức tạp và trái ngược nhau mặc dù xem ra ý kiến nào cũng có lý cả. Có một điều đáng suy nghĩ là, bất chấp doanh thu thấp và sự phê phán của công luận, những người trong giới quản lý ngành điện ảnh (và cả bản thân đạo diễn cuốn film thì phải?) lại đánh giá "Đã hoàn thành nhiệm vụ...theo chỉ đao". Điều này có nghĩa họ coi trọng việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó hơn là doanh thu! Với tất cả những gì đã và đang diễn ra có thể thấy số phận cuốn film vốn đã hẫm hiêu chắc sẽ nhanh chóng đi vào lịch sử, chứ khó có thể sống cùng lịch sử!

Với tâm trạng băn khoăn, người viết bài này đã quyết định đến Trung tâm chiếu bóng quốc gia (Hà Nội) để mục sở thị xem thực hư thế nào. Và khi chưa xem thì không dám phát biểu, nhưng xem rồi thì thấy không thể không nói đôi điều.



Trước hết phải nói cuốn film không tồi, cả ở góc độ nghệ thuật lẫn nội dung. Kỹ thuật quay, hình ảnh, âm thanh, tốc độ, kỹ năng, kỹ xảo,v.v...  đều bắt kịp thời đại. Nội dung cũng khá ổn, không có gì đến mức phải nói là "không đúng sự thật" như một số người nhận xét. Dàn diễn viên có cả người ta và người tây đều trẻ đẹp. Có thể nói đạo diễn đã có sự sáng tạo và mạnh bạo trong việc thay đổi cách làm đối với loại film chính trị thường đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng nhắc lâu nay. Ý tưởng lồng ghép một chủ đề lịch sử tưởng nhàm chán với một hoạt động "thời thượng" của giới trẻ VN hiện nay là đi phượt có lẽ nên được đánh giá cao, ít nhất là trong trường hợp cụ thể của film này. 

Một cảnh trong film Sống cùng lịch sử
Vậy tại sao không có người xem? Tất nhiên có một số nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự yếu kém trong khâu hậu mãi, nhưng có nguyên nhân chính thuộc về phía khán giả, trước hết là tâm lý muốn "quên" quá khứ một thời CM? Nói vậy nghe có vẻ võ đoán, vơ đũa cả nắm..., nhưng đó là sự thật nếu chịu nhìn thẳng vào nguyên nhân sâu xa của nó là tình trạng mất lòng tin vào giới lãnh đạo đất nước hiện nay. Khi người dân đã nghe nói quá nhiều về cách mạng nhưng thấy nhiều đồng chí bây giờ toàn làm ngược lại...thành ra họ nghĩ các ổng (ông í) toàn tuyên truyền! Dần dà người ta trở nên dị ứng với những từ ngữ "cách mạng", "lịch sử"...là điều khó tránh khỏi. Thế hệ già còn bị tác động, huống chi thế hệ trẻ? Người Việt lại có thói xấu hay theo đuôi nhau!

Sẽ suy nghĩ thêm. Nhưng cảm nhận khá mạnh mẽ sau buổi xem film là như vậy.


Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tư liệu: Đơn kiến nghị của vợ hai cố TBT Lê Duẩn gửi 16 UV BCT, về ông Võ Nguyên Giáp

Lời giới thiệu của trang chủ Bách Việt: Thời gian gần đây xuất hiện cái gọi là "Đơn kiến nghị" của bà Nguyễn Thị Vân -vợ thứ hai của cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn. (Bà Vân hiện đang còn sống tại Tp Hồ Chí Minh). Bức thư đã được phát tán rộng rãi trên nhiều kênh thông tin trong nước và quốc tế dù muốn hay không đã trở thành một chủ đề cuốn hút sự quan tâm của dư luận. Có điều đáng lạ là, cho đến nay chưa thấy ý kiến hay lời cải chính  gì của các bên liên quan. Và điều này khiến cho lá đơn dù chưa xác định được tính "chính thống" của nó, có thực không và nếu có thì mức độ chính xác bao nhiêu, v.v..., cũng đã và đang dấy lên những tình cảm lẫn lộn trong xã hội vốn đang trong thời kỳ khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng. Thiết nghĩ đây là một bài học không chỉ của quá khứ mà của hiện tại và tương lai đối với đất nước và dân tộc này. Đó là lý do khiến trang chủ Bách Việt xin mạn phép đăng lại bức thư ở dạng ảnh chụp để  bạn độc tiện tham khảo như một tư liệu. Xin nhắc lại chỉ như một tư liệu tham khảo chưa được kiểm chứng.   

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Nạn nhân lật xe khách ở Sapa: nhà báo các người có lương tâm hay không?


Nguồn: Theo tinhhoa.net lấy từ facebook của tác giả -nạn nhân Phạm Công Trình


Mấy ngày vừa qua dư luận đang xôn xao về việc lật xe ở Sapa. Tai nạn kinh hoàng này đã làm 14 người chết và 25 người bị thương.
Tuy nhiên qua lời kể của người trong cuộc đã cho thấy mặt tối của việc những người làm truyền thông, cứu hộ và bảo hiểm… đã mau chóng lợi dụng sự kiện này để mưu lợi cũng như đánh bóng tên tuổi của mình. Sau đây là câu chuyện được chính nạn nhân của vụ tai nạn kể lại thông qua MXH Facebook, chúng tôi xin được phép trích nguyên văn bài viết (đã được hiệu chỉnh một số lỗi chính tả) để tiện cho độc giả đọc và suy ngẫm.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Chùm thơ

Thái Bá Tân· 

ĐÈN CÙ
Con người, về cơ bản
Thường rất dễ bị lừa.
Nhưng lại khó thuyết phục
Rằng họ đã bị lừa.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

12/13 quán quân Olympia không về nước: Những nguyên nhân chua xót


Theo Infonet Thanh Hùng thực hiện
Chỉ  những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.

Để giải đáp thắc mắc độc giả về việc trong số 13 quán quân Olympia hiện chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn quay trở về Việt Nam, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Mai về vấn đề này.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?

Đây không chỉ là những thông tin về 13 trường hợp vô địch của một trò chơi mà là sự gợi mở vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của  nước nhà trước mắt và lâu dài. Qua rất nhiều trường hợp khác từ thời kháng chiến chống Pháp đến giờ, gần đây nhất có Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu, liệu có thể kết luận: VN sinh ra nhưng không thể giáo dưỡng, và tất nhiên không thể giữ (sở hữu) được nhân tài? -  Bách Việt. 

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã ghi danh 13 gương mặt xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Hiện tại, họ đều đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.

9h30 ngày 3/8, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14 sẽ diễn ra. Trước thềm trận đấu quan trọng này, cùng điểm lại cuộc sống hiện tại của 13 nhà vô địch Olympia từ 2000 đến 2013.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Lãnh đạo Việt Nam có nhiều tiến sĩ nhất thế giới

Theo blog Nguyễn Văn Tuấn-19/3/2014 

thangbom-thoinayKhoảng 2 năm trước, do tính tò mò, tôi đếm số thành viên nội các VN, Mĩ và Úc, và so sánh trình độ học vấn qua bằng cấp của họ. Kết quả cho thấy 13/26 người có bằng tiến sĩ

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Tư liệu: Danh sách thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (*)

(*)Nhân vụ Trung Quốc dùng giàn khoan khủng lấn chiếm lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Bách Việt phát lại tài liệu này như một sự cảnh báo với công luận     

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.[1]

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

VN về cơ bản thất bại trong quá trình công nghiệp hóa(*)

(*)Đó là nhận xét của Thomas J. Vallely - người đã từng có mặt tại Việt Nam trong nhiều thời kỳ khác nhau từ thời chiến đến thời bình với những cương vị khác nhau từ người lính đến nghị sĩ - được thể hiện qua cuộc phỏng vấn mới đây do phóng viên Thanh Tuấn của báo Tuổi trẻ (Nguồn: facebook  ngày 4/4l 2014 ). Bách Việt  xin mạn phép đăng lại để làm tài liệu tham khảo.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa 

Thomas J. Vallely:VN về cơ bản thất bại trong quá trình công nghiệp hóa

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

- Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.



Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Muốn biết công luận hãy ra công viên

Nếu quán nước chè cùng các xới bia hơi một thời được coi là chốn của "tin vỉa hè" thượng vàng hạ cám..., thì giờ đây công viên đang thay thế vị trí đó. Những nơi khác thì  chưa thật sự rõ, nhưng đối với Hà Nội thì đúng vậy. Nếu không tin, bạn hãy thử dạo qua một số công viên của Thủ đô sẽ thấy.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Không có cái gọi là “Từ Hán Việt”?

 Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Hà Văn Thùy - người được biết luôn trăn trở về  nguồn cội của dân tộc Việt Nam-  được đăng tải trên một số trang mạng trong thời gian gần đây. Chủ Blog Bách Việt xin tạm miễn bình luận về nội dung, chỉ mạn phép đăng lại bài viết khá công phu này của tác giả với một dấu hỏi (?). Hy vọng với  loạt bài cùng chủ đề của các tác giả khác nhau đã, đang và sẽ được đăng trên trang Bách Việt, bài viết của ông Hà Văn Thùy cung cấp thêm một cách nhìn về nguồn cội dân tộc và ngôn ngữ Việt Nam mà đến nay vẫn tồn đọng những góc khuất chưa được giải mã.  Dưới đây là nguyên văn nội dung bài viết ( Chủ Blog Bách Việt)

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Có cực đoan không?

Tác giả: Vũ Đức Tâm
Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này