Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Có không "ngôn ngữ Hán-Việt" (Sino-Vietnamese language)?

Chữ Việt cổ (cột giữa) bên cạnh các chữ cổ khác
Mới đây blog Trương Thái Du có đưa lên một bài viết với đầu đề “Trả lời một câu hỏi nhỏ… The term “Sino Vietnamese Language” 汉越)” (Xem tại đây: http://truongthaidu.wordpress.com/2012/03/16/tr%e1%ba%a3-l%e1%bb%9di-m%e1%bb%99t-cau-h%e1%bb%8fi-nh%e1%bb%8f/)

Bản thân tôi không chuyên sâu về lịch sử ngôn ngữ, nhưng dẫu sao cũng đã qua một khóa sau đại học về ngôn ngữ tại Anh quốc và có hơn 10 năm làm giáo viên Anh văn  nên cũng có chút ít “cảm nhận” điều gì đó không ổn nếu gọi là "ngôn ngữ Hán-Việt" hay "tiếng Hán-Việt". Lại thấy tác giả bài viết cũng tỏ ra thận trọng muốn tham khảo ý kiến nên tôi đã đóng góp ngay một comment ngắn gọn rằng "không có ngôn ngữ Hán-Việt” với dụng ý nhắc tác giả xem lại vấn đề. Nhưng sau đó vẫn thấy bài viết  lưu truyền rộng rãi trên mạng. nên tôi thấy cần nêu lại vấn đề này một cách “có đầu có đuôi” để mọi người cùng suy ngẫm. Đây không phải một "việc nhỏ" như tác giả nói; nó liên quan đến nguồn cội và tương lai của tiếng Việt.

Để viết bài này, tôi đã lục tìm lại các nguồn tài liệu khác nhau, kể cả Wikipedia-một cơ sở dữ liệu mở cho phép đăng tải mọi ý kiến không chính thức- nhưng chưa thấy một tài liệu nào đủ sức thuyết phục về cái gọi là “ngôn ngữ Hán –Việt”, trừ một vài trường hợp có lẽ do người viết hiểu sai khái niệm “từ, ngữ “thành “ngôn ngữ” hoặc gán ghép các từ đó với nhau một cách vô thức mà ra. Cũng có thể do tôi chưa tìm kiếm hết được mọi nguồn tài liệu. Song có thể nói có rất ít cơ sở để khẳng định tính chính danh của thuật ngữ  “ngôn ngữ Hán-Việt” hay “tiếng Hán-Việt”. Nói cách khác nếu có ai đó sử dụng thuật ngữ này thì đó chỉ  là những trường hợp cá biệt. Hơn nữa về mặt tâm lý chính trị-xã hội, thì việc sử dụng rộng rãi tên gọi “ngôn ngữ Hán-Việt” là không có lợi cho Việt Nam, nó gợi lên rằng người Việt không có ngôn ngữ riêng - điều này hoàn toàn không đúng nếu xét về lịch sử hơn 4000 năm, trong đó có 1000 năm bị Bắc thuộc xen vào giữa. Không có lý gì 2000 năm trước Bắc thuộc dân tộc Việt Nam không có tiếng nói và chữ viết riêng của mình?. Tôi tin đây là một “góc khuất” của lịch sử cần được tiếp tục tìm kiếm và giải mã.

Về mặt lý thuyết cũng không có cơ sở để đặt tên là “ngôn ngữ Hán –Việt” . Bởi lẽ, đã nói đến ngôn ngữ là phải nói đến chủ thể đích thực của nó. Chủ thể đó là một cộng đồng dân tộc cùng sử dụng chung ngôn ngữ đó, không lẫn lộn với ngôn ngữ khác; nó tồn tại và phát triển trong một quá trình lịch sử đủ dài để khẳng định mình. Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, ta thấy  không hề có khái niệm cộng đồng (hoặc dân tộc) Hán-Việt; chỉ có cộng đồng người Hoa sống bên cạnh cộng đồng người Việt; có khái niệm người Việt gốc Hoa, nhưng ai có ngôn ngữ riêng của người ấy. Chỉ có khái niệm  "từ ngữ Hán-Việt" mà thôi, tức là những từ ngữ có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong quá trình Bắc thuộc và giao lưu giữa hai dân tộc; dù mật độ pha tạp có đến bao nhiêu phần trăm đi nữa, nhưng nó chỉ sử dụng trong cộng đồng người Việt, người Trung Quốc bình thường không thể hiểu được, thì nó phải gọi là "tiếng Việt", không thể gọi là "tiếng Hán-Việt". Điều tương tự vẫn xảy ra đối với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Ví dụ, tiếng Nùng có rất nhiều từ ngữ Việt trong đó, nhưng không  gọi là “tiếng Việt-Nùng”; tiếng Đan Mạch giống tiếng Đức đến mức hai bên có thể hiểu nhau  nhưng không gọi là "tiếng Đức-Đan",v.v... Trường hợp tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung ... được nhiều nước khác nhau sử dụng như một ngôn ngữ quốc gia, khi cần phân biệt người ta goi tên ghép như tiếng Anh Mỹ, tiếng Anh Úc, tiếng Anh Ấn Độ v.v... là chuyện hoàn toàn khác.
Ngoài ra cũng cần thấy rằng lâu nay vẫn tồn tại dai dẳng hai quan điểm khác nhau về cách đánh giá nguồn gốc tiếng Việt và tiếng Trung. Tuy nhiên cả hai quan điểm đều thống nhất rằng tiếng Việt và tiếng Hán đã song tồn hàng ngàn năm trước thời kỳ Bắc thuộc. Trong khi một quan điểm mặc nhận rằng tiếng Việt vay mượn rất nhiều từ tiếng Hán, quan điểm kia lại cho rằng tiếng Trung  là kết quả của việc tiếng Hán vay mượn (đánh cắp) từ tiếng Việt cổ (của người Bách Việt) trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm trước và sau công nguyên khi người Hán chinh phục hoàn toàn người Bách Việt ở bờ Nam sông Dương Tử . Giả thuyết này chứng minh bằng cách chỉ ra nhiều từ ngữ tiếng Việt cổ trong tiếng Hán và hiện tượng danh từ đi trước tính từ cùng nhiều chứng cứ khác, xem ra cũng rất có sức thuyết phục.

Tóm lại, theo tôi, chỉ có khái niệm “từ ngữ Hán-Việt” chứ hòan toàn không có cơ sở nào để gọi “ngôn ngữ Hán- Việt” hoặc “tiếng Hán-Viêt”. Là người Việt Nam chúng ta cần nhận thức rõ điều này để cùng nhau bảo vệ giá trị ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc đồng thời chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt-điều mà Cụ  Hồ Chí Minh đã từng rất chú ý làm gương . Không hiểu sao bây giờ  không ai làm việc này, lại còn có xu hướng lạm dụng bừa bãi việc ghép từ ngữ Hán vào tiếng Việt (?)

Có thể các "bạn" Trung Quốc thích thuật ngữ "ngôn ngữ Hán-Viêt", "tiếng Hán-Việt" , nhưng người Việt Nam thì không, thậm chí phải bác bỏ nó mới phải. Không chỉ về ngôn ngữ , mà có nhiều vấn đề liên quan đến cội nguồn dân tộc Việt cũng rất được cần xem lại. Ví dụ, đáng lẽ phải truy tìm lại tiếng Việt cổ (bị mất sau 1000 năm bắc thuộc) thì giai cấp phong kiến Việt Nam đã ra sức truyền bá chữ Nho, giờ lại định truyền bá về "tiếng Hán-Việt" thì thật là đáng buồn!. Hình như người Việt Nam ngày nay quên mất rằng nguồn gốc các vua Hùng thực sự đã xuất phát từ Hồ Động Đình thuộc tĩnh Hồ Nam của lãnh thổ Trung Quốc bây giờ ; và Hai Bà Trưng khởi binh phục quốc cũng ngay bên trong lãnh thổ miền nam Trung  Quốc (?). Trong nhiều trường hợp người Việt ta cứ vô tư trích dịch sử sách của Trung Quốc để làm sử của Việt Nam, rốt cuộc mưa dầm thấm lâu rồi thấy “mình từ người Hán mà ra cả” thì thật là sai lầm!

29 nhận xét:

  1. Tôi chưa hiểu câu này: "Hình như người Việt Nam ngày nay quên mất rằng nguồn gốc các vua Hùng xuất phát từ Hồ Động Đình thuộc tĩnh Hồ Nam của Trung Quốc bây giờ ; và Hai Bà Trưng khởi binh phục quốc cũng ngay bên trong lãnh thổ miền nam Trung Quốc (?)". Ý nói dân tộc Việt sinh ra trên đất TQ có nghĩa gì?
    MOng tác gỉa giải thích thêm. Cảm ơn
    http://giangnamlangtu.wordpress.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là một chủ đề rất nhậy cảm cả giữa ta và ông bạn láng giềng và trong nội bộ VN với nhau. Nó khá phức tạp và dài dòng để trả lời câu hỏi của bạn. Tôi chỉ xin vắn tắt: Nếu không là tất cả thì ít nhất là 1/2 nguồn cội dân tộc VN ngày nay xuất phát từ miền Nam TQ bây giờ khi còn là nước Văn Lang và Âu Việt cùng với cộng đồng Bách Việt từng cư trú khắp vùng bờ Nam sông Dương Tử cho đến khi bị người Hán thôn tính (thời kỳ 2000 năm trước công nguyên).Truyền thuyết của VN đã nói rõ điều này và cũng có thể chứng minh bằng nhân chủng và khảo cổ....
      Tuy nhiên, tiếc rằng,do những lý do khác nhau,kể cả do sợ hãi, càng vế sau người Vịet càng không tin vào truyền thuyết của mình và cho rằng nguồn cội người VN chỉ ở lưu vực sông Hông(!?)

      Nếu bạn có thiện chí tìm hiểu, xin mời bỏ chút thời gian đọc vài bài tôi đã đăng trên blog này hoặc có thể tìm trên google bằng từ trankinhnghi. Qua đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều tài liệu khác nói về chủ đề này.
      Cảm ơn.

      Xóa
    2. Sao bạn có khái niệm người Việt sinh trên đất Tầu nhỉ. kỳ thực người Việt sinh trên đất Việt nhưng đất đó sau này Tàu chiếm.

      Xóa
    3. Giả sử hồi trước trên đảo Hoàng Sa có thổ dân thì sau này vẫn cứ là dân Việt thôi chứ éo phải dân Tàu( tất nhiên Hoàng Sa gần đây đã bị TQ chiếm mất rôi). Còn nếu hỏi xa hơn là thổ dân từ đâu tới? Thì phải nói 1 điều( đã phần nào đc chứng minh về khảo cổ và di truyền) là ông tổ người TQ thật ra là con cháu người Việt cổ sống ở đất VN ngày nay. Tất nhiên tất cả cũng là con cháu ông cố bà cố ở châu Phi thôi:))

      Xóa
    4. Về cái chứng minh về khảo cổ và di truyền tớ nói bên trên có nhắc tới trong link dưới đây, chứ thực tình tớ kp dân chuyên sâu nên ko tìm đc tài liệu chuẩn hơn. Dẫu sao cũng là việc nhạy cảm với a hàng xóm nên các nghiên cứu cũng lẻ tẻ thôi. Link đây: https://huvi.wordpress.com/2013/05/11/nguon-goc-nguyen-nhan-hinh-thanh-mongoloid-2/

      Xóa
  2. Trần Kinh Nghị
    Tôi có yahoo account nhưng không biết cách nào đăng nhập với bạn (arahattamagga@yahoo.in).
    Ông nói đúng vì theo như hiểu biết của tôi thì có: Chinese language, Japanese language, Khmer language chứ không có cái gọi là Sino-Vietnamese language bởi vì ngôn ngữ là tài sản riêng của một dân tộc không thể ghép chung được. Theo thiển ý của tôi có thể là người ta nhầm lẫn hay cố tình nhầm lẫn về cách đặt tên cho cụm từ này. Từ trước đến nay thầy cô giáo dạy tôi đều gọi là từ Hán-Việt chứ không phải là ngôn ngữ. “Từ” là đơn vị nhỏ nhất của câu hàm chứa nghĩa; như vậy xét về mặt ngôn ngữ học nó chỉ là một phần rất nhỏ cái mà người ta gọi là “vi tế” để tạo thành câu, vậy nó không phải là toàn bộ ngôn ngữ nên không thể có cụm từ Sin - Vietnamese language.
    Chúc ông khỏe

    Trả lờiXóa
  3. Các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng tiếng Việt thuộc trong họ các ngôn ngữ Môn-Khmer, chứ không gần họ các ngôn ngữ Hán-Tạng. Đó là điều dứt khoát về ranh giới. Còn lại, quả là trong tiếng Việt có một lớp từ vựng Hán-Việt, người ta nói nó chiếm đến 60-70% vốn từ tiếng Việt; lý do sự có mặt lớp từ này là thời đại 1000 năm các vương triều Trung Hoa Cổ đô hộ đất Việt, tìm mọi cách phổ cập văn hóa Hán, chữ Hán vào xứ ta; và ở xứ ta cũng hình thành một cách đọc Hán-Việt đối với chữ Hán. Chỗ này nêm tìm đọc cuốn sách về lịch sử cách đọc Hán-Việt của GS. Nguyễn Tài Cẩn. Theo các nghiên cứu ấy thì cách đọc Hán-Việt (cách người Việt ta dùng tiếng Việt đọc chữ Hán) xuất hiện vào đời Đường và tồn tại mãi về sau. Thành ra, ở VN từ đó trở đi, việc học chữ Nho thực ra là học chữ Hán với cách đọc Hán-Việt ấy, chứ không học cách đọc chữ Hán của người Trung Hoa. Người rất giỏi chữ Nho như các cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, cũng như số đông các nhà Hán học của ta,... khi gặp người Trung Hoa cũng thường dùng lối bút đàm để trò chuyện với nhau chứ không thể sử dụng cách nghe-hiểu như mục tiêu học các ngoại ngữ ngày nay.
    Tóm lại thuật ngữ "ngôn ngữ Hán-Việt" là sai, không ghi nhận được thực chất sự việc; tuy có một lớp từ vựng Hán-Việt trong vốn từ tiếng Việt, nhưng về căn bản tiếng Việt lại thuộc một hệ ngôn ngữ khác, gần gũi nhiều hơn với các ngôn ngữ các dân tộc vùng Đông Nam Á.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấy mới là nói dựa trên sử trung đại, còn ở thời hồng hoang, liệu rằng ta học người Hán hay người Hán học người VIệt chúng ta đây ( ở đây chỉ bách Việt) ? Bonus: Sách sử cũng khó mà tin được, chỉ có khoa học ( khảo cổ và di truyền, sinh học) mới là thứ chắc chắn nhất thôi!

      Xóa
  4. Trương tiên sinh có trả lời trên blog của mình là "hiện tôi rất bận mưu sinh", nhưng lại rảnh khảo cổ đồng thau. Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới giờ em mới biết "ngôn ngữ Hán-Việt" mà TTS phát hiện. Tiếp logic sẽ là "dân tộc Hán-Việt", hiểu nôm na ý Thúi dái là Việt phải luôn dưới Háng, mới đúng mệnh trời.

    Trả lờiXóa
  5. Chào ông Trần Kinh Nghị,
    Tôi cũng cảm thấy cụm từ "tiếng Hán-Việt" có "vấn đề", vì trước giờ chỉ nghe có "từ Hán-Việt". Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, có thể tác giả bài này dùng cụm từ "Sino-Vietnamese language" một cách sơ suất chăng ?
    Một điều góp ý với ông, không cần phải đăng lên, là trong bài của ông (Trần Kinh Nghị), có nhiều chỗ sai về dấu mà thiết nghĩ, dù là nhật ký ngẫu hứng, ông cũng nên coi lại cẩn thận trước khi đăng. Thí dụ: "tiếng Việt cổ" thay vì "tiếng Việt cỗ" (4-5 chỗ), "ngắn ngủn" thay vì "ngắn ngũn", "có đầu có đũa" thay vì "có đầu có đủa" v.v... Như thế sẽ thuận lợi hơn cho ông khi nói rằng ông đã qua 1 khóa sau đại học về ngôn ngữ tại Anh và 10 năm dạy tiếng Anh. Kính!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn comment của Giáo già, kể cả phần nhận xét của ông về lỗi dấu hỏi ngã của tôi. Tôi là người miền nam Trung bô nơi mà hầu như không sử dụng dấu ngã (tức là dùng dấu hỏi cho cả hai tường hợp). Vì vậy khi ở miền Bắc tôi gặp rất nhiều khó khăn trong viêc phân biệt hai dấu hỏi và ngã. Khi nào vội vàng,không kiểm tra lại là dính lỗi ngay. Các môn xã hội của tôi thường bị trừ nhiều điểm vì lỗi chính tả.
      Cảm ơn ông, tôi sẽ cố gắng hơn; và qua việc này ông đã cho tôi một ý tưởng: có lẽ tôi sẽ viết một bài về lỗi chính tá của các vùng, miền ở VN(?)

      Xóa
  6. Nhất trí với quan điểm "từ ngữ Hán - Việt"!

    Trương Thai Du la một thằng Hoa (mặc dù luôn tự xưng mình là người Việt), là cái loa về các vấn đề văn hóa Háng của Hoa Nam Tình Báo. Y xuyên tạc văn hóa văn hiến Việt rất tinh vi, rất có kiến thức, nghĩa là có bài bản sẳn của HNTB. Anh em nên đọc blog của y với tinh thần cảnh giác cao và phản biện mạnh để góp phần bẻ gảy một đòn tấn công nham hiểm của HNTB...

    NKLĐ

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghĩ rằng mọi người không cần thiết phải bận tâm đến cách dùng từ của Trương Thái Du làm gì. Vì Các sách ngôn ngữ học bao gồm Việt Nam và cả Trung Quốc đều chỉ dùng khái niệm " âm Hán Việt " hoặc " từ Hán Việt ", chứ chưa bao giờ thấy khái niệm " ngôn ngữ Hán Việt "hoặc " 漢越語言" . Có lẽ TTD đang cố tình trêu chọc mọi người mà thôi. Không cần phải bận tâm tranh cãi làm gì về cách dùng từ hoặc khái niệm của một người một bài viết không phải thuộc giới học thuật, cũng không phát biểu tại hội thảo hoặc tạp chí học thuật.

    Trả lờiXóa
  8. Từ xưa đến nay, chỉ nghe có "từ Hán-Việt"( tức từ Việt gốc Hán, giống như từ Hán-Hòa (Nhật), từ Hán-Hàn..,một hiện tượng giao thoa từ ngữ bình thường như từ Pháp gốc La tinh, từ Đức gốc Hy lạp v.v..) chứ không bao giờ có cái gọi là "ngôn ngữ Hán-Việt" quái thai nào cả!Dùng cách nói ấy là ngu dốt hoặc có tà ý như gã họ Trương 'thân tại VIỆT NAM tâm tại Hán' này mà thôi. Hãy cảnh giác!!

    Trả lờiXóa
  9. Lời bình của nicecowboy trên Basam:
    Đọc bài viết của TrươngThái Du , Cao bồi tức điên người. Ông Trần Kinh Nghị đã có bài phản bác lại, rất đúng nhưng chưa đủ mạnh để dập nát cái miệng lưỡi độc hại của loài rắn độc này như Trương thái Du ! Mong là sẽ có những chuyên gia về ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu lịch sử sẽ quan tâm đến để tài này.

    Thái Dúi không ngu đến nỗi không phân biệt được “tiếng hoặc ngôn ngữ” (language) và “từ hoặc từ ngữ” (term, word). Nhưng tại sao hắn lại lập lờ đánh tráo khái niệm “từ Hán Việt” thành “tiếng Hán Việt” rồi dần dần thành “ngôn ngữ Hán Việt”..

    Rồi từ việc đưa ra một cái không thực (ngôn ngữ Hán Việt ?), hắn đã suy diễn, bịa đặt ra cái nguồn gốc của thứ ngôn ngữ đó, nhằm mục đích gì ? Hắn muốn ám chỉ tiếng Việt ngày nay có nguồn gốc từ tiếng tàu , có đến 70, 80% tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Hán ?

    Trong bài viết có nhiều điểm sai cơ bản mà thằng chăn bò không chuyên về ngôn ngữ học như tớ cũng nhìn thấy.

    - ngay từ cái tựa đề đã sai khi viết là Sino-Vietnamese language ! Hoặc là quá ngu dốt về tiếng Anh, nếu không thì cố tình lập lờ giữa term/word và language/dialect .

    - ngay câu đầu tiên trong bài, hắn đã mặc nhiên xem “tiếng Hán Việt” là một thứ ngôn ngữ, được xếp ngang bằng cùng loại với tiếng bản địa, tiếng thổ ngử, tiếng Hán… trong khi thực ra từ Hán Việt chỉ là một số từ Hán được phát âm theo tiếng Việt, được Việt hóa và sử dụng, làm giàu cho tiếng Việt. Từ Hán Việt chỉ là một bộ phận nhỏ của tiếng Việt, không thể nói riêng nó là một loại ngôn ngữ được !

    - Đoan tiếp, lão Thái Du nói rằng có sự trộn lẫn thỗ ngữ với tiếng Hán từ thời Mã Viện về sau. Đây là sự xuyên tạc . Đúng là lúc đó có phân ra ngôn ngữ bình dân hàng ngày (tiếng Việt thuần túy) và ngôn ngữ của giới quan lại, bác học, ..(tiếng Hán), và chữ viết (chữ Hán, lúc chưa có chữ Nôm). Nhưng chưa có tài liệu sử sách nào nói là có sự trộn lẫn thổ ngữ và hán ngữ để đẻ ra cái gọi là “tiếng Hán Việt”.

    - Thái dúi nói “ tiếng hán việt là cách phát âm tiếng Hán , cách đọc chữ hán của người Việt” ! Trật lất, xin thưa đa số người Việt không biết đọc chữ Hán, và nếu có đọc được chữ hán, họ sẽ phát âm theo tiếng Phổ Thông (Quan thoại) là chủ yếu, hoặc phát âm theo tiếng Quảng, tiếng Triều châu, hoặc Phúc Kiến… Chưa hề có kiểu phát âm tiếng Hán nào riêng biệt của người Việt với tư cách là một dialect như các vùng, miền ở Trung Quốc (Quảng đông, Phúc Kiến, Sơn đông, Triều châu…) . Lão Thái dúi đã cố tình bịa đặt chuyện này, nhằm mục đích xem tộc người Việt cũng là một thành phần của dân tộc Tàu như các dân tộc khác của họ hay sao ? Thật là ghê tởm..

    - Lão Thái dúi còn nói “Chữ Hán Việt là phiên âm tiếng Hán Việt bằng ký tự la tin” ! Sau khi bịa đặt ra cái gọi là tiếng Hán Việt, ngôn ngữ Hán Việt.. lão Thái dúi này bịa ra tiếp chữ viết của thứ tiếng trên. Nếu nói cho thật chính xác, chả có thứ chữ nào gọi riêng là chữ Hán Việt cả. Đó cũng chỉ là chữ Việt, chữ quốc ngữ thời nay, dùng để viết lên các từ ngữ Hán Việt mà thôi !

    Người Việt xưa có nói và viết chữ Hán . Người Việt nay nói và viết bằng chữ Việt . Và trong một giai đoạn lịch sử thì ta có dùng chữ Nôm (mượn chữ Hán tượng hình để viết lên tiếng Việt). Nhưng chữ Hán Việt thì là cái quái thai do lão Thái dúi bịa đặt ra : bịa ra ra ngôn ngữ, tiếng nói Hán Việt… tất nhiên là phải bịa đặt ra cái chữ viết Hán Việt…

    - Cuối cùng, sự vu cáo bịa đặt lên đến cao trào khi lão Thái Du nói rằng “Ngôn ngữ hiện tại của Việt Nam được nhiều công trình nghiên cứu cho rằng có từ 70 đến 90% là từ Hán Việt.” ??? Xin lão trưng ra giùm công trình nghiên cứu nào ngu muội như vậy ? chả cần nghiên cứu gì, người bình thường cũng thấy quá lắm là 20% tiếng Việt có dùng từ Hán-Việt.

    Thật không ngờ lão Thái Du này cũng là một “nhà nghiên cứu” mà sao lại có bài viết như thế này ? lão này bị Hán Hóa bao nhiêu phần trăm rồi ? hay là cũng đến 70-90% như lão đã nêu ở trên ?

    Rất mong những nhà nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ sẽ lên tiếng để dập tắt ngay những lý luận nguy hiểm kiểu này

    Trả lờiXóa
  10. Không nên moi móc nhân thân của ông Trương Thái Du. Kỳ thị Việt Hoa không phải là điều hay ho.
    Trương Thái Du hiểu không đúng các thuật ngữ ngôn ngữ học vì ông ấy không phải là người trong ngành. Tiếng Anh của ông ấy luộm thuộm có thể là do trình độ chỉ có thế chứ không phải là có ý đồ gì xấu xa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đưng biện hộ.Thực ra, khái niệm từ Hán Việt là rất phổ thông.Thái Du không thể không biết khi viết bài.

      Xóa
  11. Đồng ý không nên công kích cá nhân...Nhưng cần thấy rằng bài viết của Trương Thái Du đã lưu hành trên mạng và hàng nghìn hoc sinh đã đang và sẽ đọc.., tác hại sẽ không nhỏ nếu nó không được sớm ngăn chặn.

    Trả lờiXóa
  12. Nhà Tần đã đem 500,000 dân quân vào Lĩnh Nam để cai tri và đồng hóa,và rồi đến người Hán nhưng mãi đến ngày hôm nay người Việt vẫn nói tiếng Việt (tiếng Quảng) là sao ? Tần và Hán cũng nói tiếng Việt?.Người phương bắc đã chôm tiếng và chử của Bách Việt từ lâu rồi.Sử Tàu chỉ tin cậy khỏang 30% - 50%.Ở vùng tự trị Quảng Tây vào tháng 12/2011 đã tìm thấy những phiến đá có khắc chử của người Lạc Việt cách nay khỏang 4000 tới 6000 năm .Người Lạc Việt ở Quảng Tây đòi lịch sử Trung Quốc sửa đổi lại.Thời gian đã trả lời sách sử Trung Hoa viết theo kiểu người Hán.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người lang thanglúc 20:12 5 tháng 4, 2012

      Bác ManDi nói đúng!Chính "Người phương bắc đã chôm tiếng và chữ viết
      (tức chữ vuông của người tầu ngày nay)của người Bách Việt từ lâu rồi"
      Các chuyên gia về văn hóa,khảo cổ của thế giới và V.N đã chứng minh rõ điều này.Mới đây nhà văn Hà Văn Thùy mới có bài viết nhấc lại vấn
      đè này.G.S Kim Định trước đây cũng từng nghiên cứu khá hệ thống về vấn đề này.G.S Trần Ngọc Thêm trong cuốn "Tìm về bản sắc văn hóa V.N"cũng nói lại vấn đề theo cách nhìn văn hóa.Những người nói"ngôn ngữ Hán Việt" là người chẳng hiểu thế nào là"ngôn ngữ".Thật buồn!cái thói dở của một số người "xấu hay làm tốt ,dốt hay nói chữ"là vậy!

      Xóa
  13. Thái Du đang chơi trò tráo khái niệm.

    Trả lờiXóa
  14. Hôm nay mới rảnh vào đây, xin copy lại câu trả lời tôi đã để trên blog của mình.

    ----------------
    @Bách Việt: Đây là bài điểm sách ghi rõ ràng “Sino-Vietnamese language”:

    http://www.orchidbooks.com/book_reviews/port_pioneer.html

    • The ideograms. These comprise the written form of the Sino-Vietnamese language, in which every character corresponds to one morpho-syllable carrying one unit of meaning. This is the pre-eminent vehicle of Confucianism, a tradition of thought and social organization that spans millennia. The greater part of the ancient Vietnamese literature is written in Chinese; this entailed a definite rigidity around immutable canons for the literary output of Vietnam.
    -----------

    Khi dùng Sino-Vietnamese language tôi đã cẩn thận chú chữ Hán (汉越)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về vđ này tôi tưởng đã trả lời qua blog của TTD rồi....Sao giờ lại móc lại vào blog của tôi để làm gì? Xin lỗi anh làm tôi thấy bắt đầu tin vào nhận xét của mọi người về anh rồi đấy!

      Ai cũng biết đây là một chủ đề phức tạp, không thể giải quyết bằng "lời qua tiếng lại" trên mạng. Đáng ra anh nên viết hẵn một tiểu luận thì anh chỉ trích một vài từ ngữ của người khác để chứng minh....Không những thế anh còn cố ý tạo ra sự nhầm lẫn, ví dụ ngay câu đầu tiên của comment này anh viết: "Đây là bài điếm sách ghi rõ ràng "Sino-Vietnamese language"" khiến người đọc tưởng rằng đã có 1 quyển sách nói về " ngôn ngữ Hán-Việt"! (nhưng thực ra đó chỉ là một từ xuất hiện trong một quyển sách khác nói về chữ quốc ngữ).
      Nếu đọc toàn bộ đoạn tiếng Anh đó, ta thấy từ "Sino-Vietnamese languuage" chỉ xảy ra đúng 1 lần trong ngữ cảnh bàn về sự phức tạp của tiếng Việt vào thời kỳ Pháp thuộc. Tác giả thậm chí đã tỏ ra rất dè dặt tránh dùng từ "Sino-Vietnamese language" và nói rõ chỉ được sử dụng trong một thiểu số người có học. Xem đoạn này thì rõ:
      "The Chinese or Sino-Vietnamese idiom, which was the language of the court and cultured circles par excellence. The Chinese language had been imposed at the time of the Chinese domination and remained the official language of the nation from its independence to the dawn of twentieth century. Its written form was identical to the script used in China; however, its oral form, or Sino-Vietnamese, developed independently, to the point that communication with Chinese speakers became impossible. The language remained the favourite means of expression for a minority of literati."
      Tôi không hiểu trình độ tiếng Anh của TTD thế nào. Nhưng có lẽ anh thiếu khách quan khi bàn về vấn đề này.
      Thế đã nhé! Chào!

      Xóa
  15. Những con Lừa lạc lối

    Lũ chúng ta những con Lừa lạc lối
    Ngàn năm lưu vong côi cút mạn sông Hồng
    Quá khứ mờ trong lịch sử xa xăm
    Nhẽ chối mẹ sông Tương nguồn cội?

    Lũ chúng ta những con Lừa lạc lối
    Gốc tích đâu? Nam nước mẹ bây giờ
    Đền Hùng ư? Not ở Phong Châu
    Cổ Loa thành bên bờ Tây giang sóng vỗ
    Và Trưng thị uỷnh Tầu tận Động Đình Hồ

    Lũ chúng ta những con lừa lạc lối
    Mấy ngàn niên phiêu bạt điêu linh
    Tổ quốc mất trong những lần ly biệt
    Nhét ông cha vào địa giới đương thời

    Những đền đài tưởng niệm quê hương
    Phút bỗng chốc hóa tổ tông đời đéo!
    Lừa nông nổi chẳng chịu nghĩ suy
    Cứ hớn hở trong cơn mê lịch sử!!

    Trả lờiXóa
  16. Thuật ngữ ngôn ngữ là để chỉ 1 loại ngôn ngữ độc lập có tiếng nói và ngữ pháp riêng biệt. Người ta chỉ có thể nói Ngôn ngữ Anh, Tiếng Anh Mỹ chứ người ta không nói ngôn ngữ Anh Mỹ. Người ta nói Ngôn ngữ Hán, tiếng Quảng Đông, tiếng Quan Thoại, chứ ngưới ta không nói Ngôn Ngữ Quảng Đông hoặc ngôn ngữ Quan Thoại. Quay lại chủ để "Sino-Vietnamese Language" theo tôi hiểu dịch sang tiếng Việt chính xác là Tiếng Hán Việt. Tiếng Hán Việt tức là ngôn ngữ hán đọc theo kiểu Việt. Tiếng này đã và đang tồn tại ở VIệt nam. Thời phong kiến triều đình dùng chữ Hán là ngôn ngữ văn bản chính thức nhưng đọc theo kiểu phiên âm tiếng VIệt và như vậy ta gọi là tiếng Hán Việt. Các bài kinh phật trong chùa, các bài sớ hiện nay cũng viết bằng chữ Nho (chữ Hán cổ) và được đọc theo kiểu phiên âm tiếng Việt, và như vậy ta cũng có thể gọi là Tiếng Hán Việt. Nó cũng tương tự như tiếng Quảng Đông, đó là ngôn ngữ Hán nhưng đọc theo tiếng Quảng Đông. Nếu chúng ta không có chữ quốc ngữ, chữ Nôm thì không phát triển, mà triều đình phong kiến chỉ dùng chữ Hán thôi thì đến bây giờ tôi e rằng tiếng Việt chúng ta sẽ phát triển theo hướng tiếng Hán Việt

    Trả lờiXóa
  17. Tôi xin đưa ra một bài thơ chữ Hán, khi đọc phiên âm sang tiếng Việt thì các bác định gọi đó là tiếng Hán, tiếng Việt hay tiếng Hán Việt. Khi Lý Thường Kiệt đọc trước miếu mà đọc bằng tiếng Hán tôi tin chắc binh sĩ sẽ không hiểu, mà ông ấy chắc chắn đọc phiên âm tiếng Việt
    "Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà ngịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
    Theo tôi đây là ngôn ngữ Hán đọc theo kiểu Việt cho nên có thể gọi là tiếng Hán Việt, cũng tương tự cách đọc tiếng Hán của người Quảng Đông (Nam Việt), Thượng Hải (Đông Việt), hay Phuc Kiến (Mân Việt)

    Trả lờiXóa
  18. Phải nói rõ ký kĩch, nhân thân của Trương Tahái Du, đ6ẻ mọui người biết thế nào là môt con bài của Hoa Nam tình báo.
    Riêng tôi đã biết TTD từ những bài về cổ sử VN trên khoahoc.net, nghĩa là 4 -5 năm rồi.
    Sau một loạt bài của Hà Văn Thùy và những người khác (TV Tuấn, Cung Đình Thanh...), thì những con cờ của tình báo Hoa Nam như TTD, những con rối như Nguyên Nguyên... mới ngọng họng hết.
    Các pác nên đọc lại trên khoahoc.net, để hiểu rỏ âm mưu thâm độc của Tàu khựa dùng những con cờ như TD, NN để đánh phá cốt lõi văn hóa - cổ sử VN (cũng là Lạc Việt).

    F 361

    Trả lờiXóa
  19. MỜI QUÝ VỊ VÀO CÁC TRANG thuviencoinguon.com tìm bài "Không có từ Hán-Việt" của Hà Văn Thùy, "Hán, Hạ & Hoa" của Kim Định & Việt Nhân và vanhienvietnam.net, cuốn sách "Những vấn đề Nguồn gốc văn hóa Việt Nam" của Kim Định để nhận diện chân tướng "Hán" trong lịch sử.

    HÁN, HẠ & HOA
    Hán thực chất chỉ là tên của một vương triều mà không hề có người Hán, đất Hán hay dân tộc Hán! Trong dân cư vương triều Hán thì ngoài một số ít sắc dân thiểu số, còn lại đại bộ phận là người Việt, chủng Mongoloid phương Việt Nam, cùng chủng với người Việt Nam, Triều Châu, Quảng Đông, Vân Nam đều thuộc Bách Việt … Lưu Bang và Hạng Võ đều là người Việt nước Sở. Hạng Võ lấy tên con sông quê hương Lưu Bang theo tiếng Việt là sông Hòn để phong Lưu Bang làm Vua Hòn. Suốt hơn bốn trăm năm thời Vua Lưu Bang, người ta chỉ gọi Vua theo địa danh là Hòn Vương.
    Đến thời Đường, Hòn Vương được chuyển theo Đường âm của Nhã ngữ thành Hán vương. Nhà Hán chia hai là tiền Hán 174 năm (206-35 TCN) cũng phát xuất từ Tứ Di, miền Giang Tô. Khi mới lên ngôi còn tế Ly Vưu và xưng mình là Hán Man. Chữ Hán chỉ là hình dung từ nghĩa cao sang vinh hiển, chứ không là tên dòng tộc, y như chữ Hạ và Hoa đều thế. Việt Nho được kiến tạo đầu tiên do dân gian, nhất là dân gian nước Sở, tức là Kinh Việt của tiền nhân ta dưới triều đại Kinh Dương Vương mà chúng tôi đã nói nhiều nơi về phần đóng góp quan trọng của dân gian, cũng như việc nhà Hán dùng dân nước Sở làm chủ lực, mà dân Sở là Hoa gốc Việt, nên Hán chính là dân Kinh Việt.
    Hạ và Hoa, trước đây người ta tưởng là Hoa hay Hạ là tên dòng tộc nhưng mới đây ông Wu (tr.106-110) đã chứng minh là không phải thế mà là tên mới từ đời nhà Chu thêm hình dung từ Hoa vào Hạ để chỉ sự hiển vinh, lâu rồi người ta dùng chữ Hoa bỏ chữ Hạ. Đến đời mới vì Tần nổi quá nên người Mông Cổ gọi Tàu là Tần và tên này dính luôn. Hạ ( 夏 ) trong Hạ Thư là gì ? Ðây là điều không được Hán Nho bàn tới, cho rằng Hạ là tên nhà Hạ hoặc nữa là tên một vùng đất nhỏ đã phong cho ông Vũ để thưởng công trị thuỷ, đến nay vẫn còn mang tên là “Vũ châu”, nhưng đấy chỉ là lưu truyền không thấy có trong sử sách. Ngược lại chữ Hạ cũng có nghĩa là ngũ sắc ( Legge 107 ), mà chữ ngũ thuộc phương Nam, y như Lĩnh Nam cũng gọi là Ngũ Lĩnh. Vì thế chữ Hạ viết như mùa Hạ chỉ các nước phương Nam nằm trong vùng mùa hạ, xứ nóng cũng gọi là “Chư Hạ”.
    ....
    Mãi đến sau nầy, khi Mông Cổ chiếm Trung Hoa lập ra nhà Nguyên, thì Hốt Tất Liệt có ý đưa quân qua đánh Nhật Bản, mới gửi một lá thư cho Hoàng Đế Nhật, lá thư đó được viết bằng Cổ văn, viết vào năm 1266, và hiện tại lá thư đó được cất giữ tại Todai-ji, Nhật Bản. Dưới đây là hình của lá thư đó: http://en.wikipedia.org/wiki/File:LetterFromKhubilaiToJapan1266.jpg
    Kim Định & Việt Nhân (x. Từ Điển An Vi mục từ Hán, anvile235blogspot.com)

    Xem tiếp trên thuviencoinguon.com

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này