Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

Chủ Blog Bách Việt Việt mạn phép đưa lại nội dung cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo sư Lê Xuân Khoa - cựu giáo sư Đại học John Hopkins liên quan cách đánh giá về cuộc chiến tranh Việt Nam  nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 năm nay (2015). Tiêu đề và nội dung này được sưu tầm trên mạng Internet do đó có thể không được hoàn toàn chính xác, và không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ Blog.  

Giáo sư Lê Xuân Khoa đang định cư tại Hoa Kỳ
BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Sách vén màn bí mật của các thầy tướng số

Tác giả: Y Nguyên- VN net 12/3/2015 

      Bìa sách "Tôi là thầy tướng số" tập II.

"Tôi là thầy tướng số" của tác giả Dịch Chi nói về những bí thuật của nghề tướng số đồng thời công bố những trang sử thần bí của giáo phái Giang Tướng. 


Tác giả Dịch Chi là thành viên Ban thường vụ Hiệp hội Chu dịch Trung Quốc, chuyên nghiên cứu Huyền học và Phật học. Người cậu ruột của Dịch Chi, vốn là một truyền nhân phái Giang Tướng - môn phái chuyên dựa vào kiến thức về Chu Dịch để đặt bẫy lừa tiền bạc ở Trung Quốc, trước khi qua đời đã tiết lộ bí mật và đồng ý cho cháu công bố những trang sử thần bí của giáo phái có lịch sử gần 300 năm. 

Hai tập sách Tôi là thầy tướng số, phát hành tại Việt Nam đầu năm 2015, kể về những bí truyền của phái Giang Tướng, cũng là bí quyết chung của nghề tướng số. Theo lẽ thường những người hỏi đi hỏi lại một việc, thì nhất định việc đó không được như ý nguyện. Đó là nguyên nhân gây lo lắng nên thầy căn cứ vào đó xem mặt để nắm bắt từng tia hy vọng, lòng tham lam, sự đố kỵ, hư vinh, tính ngạo mạn, nỗi sợ hãi... của người đến xem. Vận mệnh của người xem biểu lộ trên khuôn mặt, có nghĩa không hẳn thầy tướng bói đúng, mà do người xem đã tự tiết lộ nhiều điều.

Sách chỉ ra những kinh nghiệm bí truyền của thầy tướng như: "Những kẻ khờ khạo dễ bị dắt mũi, tin tưởng tuyệt đối khi ta tuôn châu nhả ngọc (đích thị là những con gà béo), lúc này cứ rút đao ra mà chặt chém, chỉ cần đừng để họ khuynh gia bại sản là được. Những kẻ nghi ngờ lời phán của ta, ta chớ nên hiếu chiến, tuyệt đối không được tham lam, không lấy tiền dù chỉ một đồng. Những người cố ý bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, gặp tình huống này ba mươi sáu chước chuồn là thượng sách...".

Đặc biệt, sách tiết lộ thuật lừa đảo của phái Giang Tướng: "Tổ Gia sẽ phái một vài tay chân đi theo, tìm hiểu cuộc sống của đối phương, khoảng vài ba tháng sau, tìm mấy tên lưu manh cố ý kiếm cớ va chạm, đánh cho mặt mũi bầm dập hoặc phóng hỏa hậu viện, hôm sau người đó nhất định sẽ ngoan ngoãn quay lại giải hạn". Chiêu giả quỷ giả thần, ma thuật của phái Giang Tướng được tác giả đề cập trong hai tập sách. Tuy nhiên, theo Chu Dịch, phái Giang Tướng dù có những tội ác, họ vẫn có những nguyên tắc riêng, như lấy ác trị ác, không gây chia rẽ bất hòa tình cảm ruột thịt...

Tác giả Dịch Chi đang viết tiếp tập ba và bốn cho bộ sách, với mục đích tiếp tục giới thiệu trí tuệ của người xưa được áp dụng trong thuật xem tướng, cũng như giới giang hồ hiểm ác ẩn sau nghề tướng số.

Tại Trung Quốc, hai tập đầu của bộ sách bán được hơn 200.000 bản trong vòng 3 tháng sau khi xuất bản. Cộng đồng đọc sách lớn nhất Trung Quốc douban lý giải sự thu hút của Tôi là thầy tướng số: "Tác giả có kiến thức uyên thâm về dịch học, mở ra cho độc giả cánh cửa đến một thế giới khác, hiện nay dù ít dù nhiều vẫn có người tin vào số mệnh... Điều quan trọng nhất, tác giả truyền năng lượng tích cực tới độc giả, vận mệnh nằm trong tay chúng ta. Tướng tay, tướng mặt, bát tự... đều là nói quàng nói xiên".

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Người Việt ưa nịnh, thích 'dìm': Tác hại đến đâu?

"Với một truyền thống văn hóa "ưa được nịnh", "thích được khen", nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi "văn hóa từ chức"..., thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!" - GS-TSKH Trần Ngọc Thêm.

LTS: Vừa qua, "Đại tướng quân Hai lúa" trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi. Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng từ đó đã gợi ra rất nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm, liên quan đến việc vì sao những sáng tạo, thay đổi, cải cách của VN vẫn còn gặp nhiều rào cản và chậm bước so với đòi hỏi của thời đại.
Chẳng hạn, so với các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN, như Myanmar, Campuchia, Lào, thì Việt Nam đổi mới sớm nhất. Nhưng sau cú đột phá ngoạn mục vào năm 1986, chúng ta lại rơi vào trì trệ, hiện nay nhiều người đã cảnh báo về nguy cơ tụt hậu...
Nguyên nhân văn hóa căn cốt ẩn sau những vấn đề ấy chính là chủ đề của cuộc trò chuyện của Tuần Việt Nam với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM. Những câu trả lời của ông xoay quanh một lý giải được ông khái niệm hóa là "Văn hóa âm tính".

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Nghi án “hoa hồng” và Đại tướng quân xứ người

- 15/11/2014Cả hai vụ có “yếu tố nước ngoài”, dù xấu tốt, hay dở khác hẳn nhau, nhưng đều cho thấy tư duy quản lý, nền quản trị quốc gia từ vĩ mô tới vi mô của nước Việt đang phải “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/ Chọn một dòng hay để nước trôi?”

Chọn dòng tư duy văn minh, văn hóa mềm dẻo, thực tiễn của nhân loại hay… ngược lại.
I-Nổi bật trong tuần có hai vụ việc, một dở, một hay, đều liên quan đến “yếu tố nước ngoài”, đều gây sốc, nhưng dư âm của nó, như tên gọi một ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý xa xưa thuở nào, thì đều rất… đáng buồn
Xin nói về chuyện dở trước.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử

  • Tác giả : Đỗ Kiên Cường  22 Tháng 9 2014 07:26
  • Nguồn: Văn hóa Nghệ An 
Đặt vấn đề:
Tìm về cội nguồn là nhu cầu tự thân của con người. Chính vì vậy nhiều thế hệ người Việt Nam đã cố gắng đi tìm nguồn gốc dân tộc trên nhiều góc độ như truyền thuyết, ngôn ngữ, sử sách, dân tộc học, khảo cổ… Tuy nhiên cho đến nay, chưa thấy những cố gắng tìm tòi dựa trên bằng chứng phân tử và di truyền học, cơ sở của ngành nhân chủng học phân tử. Đó là một khiếm khuyết lớn, vì theo nhà di truyền học Spencer Wells, từng lãnh đạo Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ, “cuốn lịch sử vĩ đại nhất từng được viết là cuốn ẩn giấu trong ADN của chúng ta”1. Bài viết này dùng các bằng chứng nhân chủng học phân tử trong hai mươi năm qua và phát hiện năm 2012 về nguồn gốc mới của lúa nước thuần hóa để đưa ra một giả thuyết mới về nguồn gốc người Việt. Theo đó người Việt là hậu duệ của những người đã tới Việt Nam từ 45.000 - 30.000 năm trước, và cùng với các cư dân Đông Nam Á khác, họ chính là nguồn gốc chủ yếu của cư dân Đông Á.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Lãnh tụ hoàn hảo

Thấm thoát mà đã 5 năm trôi qua, chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng lần thứ XII, dù muốn hay không cũng sẽ phải nói lời chia tay với vị lãnh tụ tối cao của đất nước. Và có lẽ đây là thời điểm chín mùi để điểm lại thành tích của vị lãnh tụ. Dưới đây là vài suy nghĩ của cá nhân tôi.   

Người ta nói "Nhân vô thập toàn", nhưng theo tôi bác Tổng nhà mình là trường hợp "thập toàn", bởi những lý do sau đây.   

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thoát Trung là thoát cái gì và để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào thời gian TQ xâm lược bằng giàn khoan và tàu thuyền bắt đầu từ tháng 1/5 vừa qua người Việt trong nước cũng như  hải ngoại lại dấy lên phong trào "thoát Trung" (còn gọi là "thoát Trung luận"). Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Người viết bài này xin mạn phép nêu lên ý kiến cá nhân để góp phần thảo luận. Đó là thoát Trung là thoát khỏi sự hiểu biết nhầm lẫn về nguồn cội của mình từ đó sinh ra tâm thế yếu hèn trước kẻ thù truyền kiếp. Cũng không nên đánh đồng phong trào thoát Trung với "bài Trung" hoặc "chống Trung". Dưới đây là một số cơ sở cho cách suy nghĩ đó. 

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Nạn nhân lật xe khách ở Sapa: nhà báo các người có lương tâm hay không?


Nguồn: Theo tinhhoa.net lấy từ facebook của tác giả -nạn nhân Phạm Công Trình


Mấy ngày vừa qua dư luận đang xôn xao về việc lật xe ở Sapa. Tai nạn kinh hoàng này đã làm 14 người chết và 25 người bị thương.
Tuy nhiên qua lời kể của người trong cuộc đã cho thấy mặt tối của việc những người làm truyền thông, cứu hộ và bảo hiểm… đã mau chóng lợi dụng sự kiện này để mưu lợi cũng như đánh bóng tên tuổi của mình. Sau đây là câu chuyện được chính nạn nhân của vụ tai nạn kể lại thông qua MXH Facebook, chúng tôi xin được phép trích nguyên văn bài viết (đã được hiệu chỉnh một số lỗi chính tả) để tiện cho độc giả đọc và suy ngẫm.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Chùm thơ

Thái Bá Tân· 

ĐÈN CÙ
Con người, về cơ bản
Thường rất dễ bị lừa.
Nhưng lại khó thuyết phục
Rằng họ đã bị lừa.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Nhận thức của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam (*)



This entry was posted on Tháng Bảy 4, 2014, in Lịch sử Việt Nam and tagged Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Bookmark the permalink. Để lại bình luận

Vietnam Borderless Histories. Published August 29th 2006 by University of Wisconsin Press.


“Một so sánh về nhận thức của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam” [“Lê Văn Hưu and Ngô Sĩ Liên - A Comparative of their Perception of Vietnamese History”] là tựa đề tiểu luận của Yu Insun, nguyên giáo sư ban Sử Á châu tại Đại học Quốc gia Hán Thành [Seoul National University].

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

12/13 quán quân Olympia không về nước: Những nguyên nhân chua xót


Theo Infonet Thanh Hùng thực hiện
Chỉ  những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.

Để giải đáp thắc mắc độc giả về việc trong số 13 quán quân Olympia hiện chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn quay trở về Việt Nam, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Mai về vấn đề này.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?

Đây không chỉ là những thông tin về 13 trường hợp vô địch của một trò chơi mà là sự gợi mở vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của  nước nhà trước mắt và lâu dài. Qua rất nhiều trường hợp khác từ thời kháng chiến chống Pháp đến giờ, gần đây nhất có Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu, liệu có thể kết luận: VN sinh ra nhưng không thể giáo dưỡng, và tất nhiên không thể giữ (sở hữu) được nhân tài? -  Bách Việt. 

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã ghi danh 13 gương mặt xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Hiện tại, họ đều đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.

9h30 ngày 3/8, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14 sẽ diễn ra. Trước thềm trận đấu quan trọng này, cùng điểm lại cuộc sống hiện tại của 13 nhà vô địch Olympia từ 2000 đến 2013.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Tâm tình của một người Việt gốc Hoa

Ghi chú của chủ blog Bách Việt: Bức thư này của một Hoa kiều tại Tp Hồ Chí Minh gửi Báo Tiền phong nhờ đăng. Người viết ký tên Mân Việt là tên của một tộc người trong Bách Việt .

Kính gửi quý báo, kính nhờ quý báo chuyển đăng đôi dòng tâm sự của tôi, một người Việt gốc Hoa đến đồng bào người Việt gốc Việt và người Việt gốc Hoa khác.

Người dân TP.HCM tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Độc Lập


Tư liệu: Tính cách người các tỉnh của Trung Quốc

Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử do nhu cầu phát triển và bành trướng lãnh thổ của nước TQ mới. và điều này một lần nữa cũng đặt ra sự thách thức vô cùng cam go đối với dân tộc Việt Nam như một thực thể độc lập còn lại duy nhất của các dân tộc Bách Việt sau mấy mấy ngàn năm bành trướng của Hán tộc từ phương Bắc, Chủ blog Bách Việt muốn cung cấp thêm tư liệu để bạn đọc tham khảo khi tìm hiểu về quan hệ Việt-Trung. 
Tài liệu này được trích từ website nghe hơi lạ tai "Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam", trong đó có lời giới thiệu vắn tắt " tài liệu do nhà nghiên cứu Dương Danh Dy sưu tầm và trích giới thiệu từ tư liệu Trung Quốc" . Xin hãy coi đây đơn thuần là một tài liệu tham khảo - Bách Việt.

Bản đồ đánh số vị trí các tỉnh của TQ được đề cập trong tài liệu

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Khi tâm thế yếu hèn

Vụ nhóm người Trung Quốc vượt biên trái phép  sang Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh hôm thứ Sáu ngày 17/4 vừa qua thực ra chỉ là một trong nhiều vụ đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra dọc biên giới Trung Việt. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ việc lần này bộc lộ rõ hơn một số vấn đề đáng để xem xét rút ra bài học kinh nghiệm.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương tìm hiểu về nguồn cội

Những ngày này hàng vạn người người từ các vùng miền trong nước kéo nhau lên Đền Hùng (Phú Thọ) nơi được coi là "đất tổ" của Việt Nam. Đó là điều bình thường nếu cho rằng dân tộc nào cũng có đất tổ để mà thờ cúng. Nhưng sẽ là điều không bình thường khi người dân không thực sự hiểu biết và không tin vào ông tổ của mình. Vẫn biết đây  là một chủ đề vô cùng khó và phức tạp, thậm chí là "nhậy cảm" để bàn luận. Tuy nhiên, không thể làm ngơ trước sự thật là trong khi đại đa số người dân mặc nhiên rằng Đền Hùng là đất tổ thì ngày càng có nhiều người, nhất là giới trẻ, hoài nghi về lịch sử nguồn cội, thậm chí không ngần ngại đem ra đùa tếu về truyền thuyết các vua Hùng sao có 18 đời mà sống đến gần 5000 năm(?). Lại có người cho rằng "người Việt đẻ ra người Trung Quốc" trong khi người khác cho rằng "người Việt là từ Trung Quốc mà ra", v.v... Rõ ràng còn quá nhiều "góc khuất" trong lịch sử dân tộc chưa được làm sáng tỏ? 

 Để góp phần lý giải những khúc mắc nêu trên, Bách Việt xin mạn phép đăng lại một bài viết của GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông dưới đây.    

                                       Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào?

Kienthuc.net.vn:  GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông đã tìm ra những chứng cứ chứng minh về những phát minh lý thú của người Việt trong thời kỳ dựng nước bị kẻ xâm lược cố tình xóa bỏ và đánh tráo. Đó là nền văn hóa nhân bản - là nền văn minh "Lịch toán - Nông nghiệp"...

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Giới thiệu sách: Nền văn minh Việt cổ


GS.TSKH Hoàng Tuấn

Với mong muốn “góp phần nhỏ bé của mình để khôi phục lại một phần nền văn minh Việt cổ – công lao của tổ tiên xưa – hy vọng trường tồn trong lòng dân tộc Việt hiện đại”, GS.TSKH Hoàng Tuấn đã viết cuốn “Nền văn minh Việt cổ” (NXB Văn học – 2013), trong đó ông cho rằng cư dân vùng Đông Nam Á- trong đó có dân tộc Việt cổ ở lưu vực sông Hồng, sông Mã hiện nay - đã là chủ nhân vùng đất này từ rất lâu đời.

Họ đã sinh sống không những chỉ ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã và ven biển Bắc Bộ hiện nay mà đã là chủ nhân của cả vùng đồng bằng các con sông lớn là Dương Tử và Hoàng Hà xưa. Thời gian xa xôi đó tuy chưa hình thành xã hội nhưng những bộ lạc Bách Việt đã di thực lên khắp các vùng đồi núi sát các triền sông lớn trên.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản? (*)

(*) Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn San đến Nhật Bản, Bách Việt xin mạn phép đăng lại nguyên văn bài viết của tác giả Phạm Hoài Nam đăng tại Đàn Chim Việt (với một vài ảnh minh họa của Bách Việt mới chụp trong chuyến du lịch Nhật Bản gần đây). Nôi dung trong bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog.

Đi bộ từ ga tàu điện đến nơi làm việc là cảnh tượng phổ biến

Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Không có cái gọi là “Từ Hán Việt”?

 Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Hà Văn Thùy - người được biết luôn trăn trở về  nguồn cội của dân tộc Việt Nam-  được đăng tải trên một số trang mạng trong thời gian gần đây. Chủ Blog Bách Việt xin tạm miễn bình luận về nội dung, chỉ mạn phép đăng lại bài viết khá công phu này của tác giả với một dấu hỏi (?). Hy vọng với  loạt bài cùng chủ đề của các tác giả khác nhau đã, đang và sẽ được đăng trên trang Bách Việt, bài viết của ông Hà Văn Thùy cung cấp thêm một cách nhìn về nguồn cội dân tộc và ngôn ngữ Việt Nam mà đến nay vẫn tồn đọng những góc khuất chưa được giải mã.  Dưới đây là nguyên văn nội dung bài viết ( Chủ Blog Bách Việt)

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Có cực đoan không?

Tác giả: Vũ Đức Tâm
Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này