Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài học phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài học phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

VN về cơ bản thất bại trong quá trình công nghiệp hóa(*)

(*)Đó là nhận xét của Thomas J. Vallely - người đã từng có mặt tại Việt Nam trong nhiều thời kỳ khác nhau từ thời chiến đến thời bình với những cương vị khác nhau từ người lính đến nghị sĩ - được thể hiện qua cuộc phỏng vấn mới đây do phóng viên Thanh Tuấn của báo Tuổi trẻ (Nguồn: facebook  ngày 4/4l 2014 ). Bách Việt  xin mạn phép đăng lại để làm tài liệu tham khảo.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa 

Thomas J. Vallely:VN về cơ bản thất bại trong quá trình công nghiệp hóa

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Cưỡng chế thế này sao không mất lòng tin?

Vào dịp này năm ngoái dư luận cả nước đổ dồn vào vụ cưỡng chế một công trình xây dựng trái phép tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các nguồn tin chính thức lúc đó cho biết, đó là khu đất có ký hiệu  NO4-X với diện tích hơn 1.700m2 do Công ty CP Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) làm chủ đầu tư. Cùng thời gian này INDECO còn được UBND Thành phố Hà Nội cấp phép đối với hàng chục dự án xây nhà ở để bán tại một số khu đất kẹt khác thuộc Phường Dịch Vọng và việc này cũng đang bị nhân dân phản đối rất dữ dội. Các cơ quan chức năng cũng đã kết luận đây là trường hợp tham nhũng có tổ chức, được "bảo kê" từ dưới lên trên, và nhờ đó đã kéo dài trong nhiều năm bất chấp sự cảnh báo, phản đối và khiếu kiện từ công chúng. 

Khi đó dù biết rằng cuộc cưỡng chế là miễn cưỡng và chỉ nhằm xoa dịu sự bức xúc của người dân... nhưng dư luận công chúng vẫn hả hê khi thấy công trình được "xử lý".   

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Lòng tin và hệ lụy của nó

Cảnh cúng bái cầu tài cầu lộc diễn ra hàng ngày tại Đền Bà Chúa Kho 
Động lực sống của con người là lòng tin. Nó có thể là niềm tin vào thánh thần hay một lý tưởng chính trị, hoặc tin vào chính bản thân mình, hoặc đôi khi chỉ là sự ngưỡng mộ đối với một thần tượng, v.v... Niềm tin quan trọng hơn nội dung của nó, hay nói cách khác, sự đúng sai của điều mà người ta tin vào đôi khi không quan trọng bằng những gì dẫn dắt người ta đến với nó.  Niềm tin có thể rất cụ thể, cũng có thể mơ hồ trừu tượng, nhưng dù ở dạng nào, nó đều có vai trò như một cái phao cứu sinh đối với con người bé nhỏ bất lực trong vũ trụ bao la vô định. Lòng tin cũng là lẽ sống, nên thường khi người ta không có hoặc bị mất niềm tin, tâm hồn sẽ trở nên trống rỗng, sức lực suy sụp và cuộc đời vô nghĩa.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản? (*)

(*) Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn San đến Nhật Bản, Bách Việt xin mạn phép đăng lại nguyên văn bài viết của tác giả Phạm Hoài Nam đăng tại Đàn Chim Việt (với một vài ảnh minh họa của Bách Việt mới chụp trong chuyến du lịch Nhật Bản gần đây). Nôi dung trong bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog.

Đi bộ từ ga tàu điện đến nơi làm việc là cảnh tượng phổ biến

Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Cây ngay chẳng sợ bóng queo

Báo chí, dư luận đủ các lề bên trong và bên ngoài chữ S đang xôn xao bàn luận về tài sản « nổi » của hai ông Trần Văn Truyền và Ngô Văn Khánh, một ông nguyên và một ông đương chức. Định không để ý tới nhưng rồi ta vẫn bị cuốn hút vào. Thế mới biết tò mò và ưa hóng hớt, một nét bản sắc độc của văn hóa Việt chi phối ta mạnh thật !

Ngày 21/2, báo Người cao tuổi đưa tin Ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ sở hữu một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ trên diện tích 30.000m2, một căn biệt thự rộng 300m2 và một ngôi nhà cấp 4 rộng 200m2 ở TP Bến Tre. Ngoài ra, ông còn có ba cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh… 

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

- Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.



Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Muốn biết công luận hãy ra công viên

Nếu quán nước chè cùng các xới bia hơi một thời được coi là chốn của "tin vỉa hè" thượng vàng hạ cám..., thì giờ đây công viên đang thay thế vị trí đó. Những nơi khác thì  chưa thật sự rõ, nhưng đối với Hà Nội thì đúng vậy. Nếu không tin, bạn hãy thử dạo qua một số công viên của Thủ đô sẽ thấy.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Không có cái gọi là “Từ Hán Việt”?

 Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Hà Văn Thùy - người được biết luôn trăn trở về  nguồn cội của dân tộc Việt Nam-  được đăng tải trên một số trang mạng trong thời gian gần đây. Chủ Blog Bách Việt xin tạm miễn bình luận về nội dung, chỉ mạn phép đăng lại bài viết khá công phu này của tác giả với một dấu hỏi (?). Hy vọng với  loạt bài cùng chủ đề của các tác giả khác nhau đã, đang và sẽ được đăng trên trang Bách Việt, bài viết của ông Hà Văn Thùy cung cấp thêm một cách nhìn về nguồn cội dân tộc và ngôn ngữ Việt Nam mà đến nay vẫn tồn đọng những góc khuất chưa được giải mã.  Dưới đây là nguyên văn nội dung bài viết ( Chủ Blog Bách Việt)

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Có cực đoan không?

Tác giả: Vũ Đức Tâm
Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Nhân đọc bài báo trên Dân trí

Tác giả: Ninh Vũ 

Hình minh họa (của Bách Việt)
Sau khi đọc bài báo trên tờ Dân Trí về PTT-BT NG Nguyễn Mạnh Cầm, có đôi điều muốn viết về báo chí ta. Dân Trí là tờ của Hội Khuyến học có bài viết hay về Chủ tịch hiện nay của Hội, một nhà ngoại giao kỳ cựu của nước nhà. Đây là điều không cần bàn cãi. Chuyện muốn nói là tờ báo mang tên Dân Trí, nhưng cũng hay mắc phải những điều sai, không chính xác. Có thể nói như Táo quân Tự Long thì ai không làm gì thì mới không có lỗi, không sai! Nhưng Dân Trí thì không nên sai, không được sai thì mới góp phần nâng cao dân trí được.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Thủ tướng Nhật Bản đánh giá quan hệ Trung-Nhật như Đức-Anh trước thế chiến I

Tuổi trẻ ngày 24/01/2014 đưa lại nguồn tin Hãng tin Reuters, phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định: “Tôi muốn kêu gọi châu Á và thế giới hạn chế mở rộng quân sự ở "Ngân sách quốc phòng cần phải tuyệt đối minh bạch và công khai. Chúng ta phải thiết lập cơ chế quản lý khủng hoảng và kênh thông tin giữa các lực lượng vũ trang. Chúng ta phải đề ra các quy định để thúc đẩy hành động dựa trên luật biển quốc tế”.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Cho bọ xin con cá ăn nốt bát cơm

Thiết kế phối cảnh Nhà Quốc Hội
Nhà QH đang trong giai đoạn hoàn thiện
Mấy hôm rồi có dịp đi qua Ba Đình được mục sở thị tòa Nhà Quốc Hội lâu nay nghe giới xây dựng và truyền thông hết lời ca ngợi giờ đang ở giai đoạn hoàn thiện. Quả không sai nếu xét về vị trí đắc địa của nó...Nhưng   hình dáng bề ngoài thì không ngờ lại quá bình thường, chẳng giống mấy so với bản vẽ thiết kế , đặc biệt tòa tháp được coi là "điểm nhấn" của công trình thì lùn tịt chẳng thấy đâu.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

10 phát ngôn "đáng suy nghĩ" năm 2013 (của các vị LĐ cả đây,bà con)


10 phát ngôn "đáng suy nghĩ" năm 2013

"Không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức"Sáng 18/9, tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng cần nói rõ lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hay không?”.
"Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa?", Chủ tịch Quốc hội đặt hàng loạt câu hỏi.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Giấy chứng nhận người ’

Đólà tiêu đề một câu chuyện tôi vừa nhận được qua họp thư bạn bè. Không thấy đề tên tác giả và nguồn trích dẫn,chỉ thấy một lời bình của ai đó thế này: "Khi trên trái đất – không kể là nước nào – còn những người đối xử với nhau không bằng tình người, thì câu chuyện cảm động sau đây vẫn còn nhiều giá trị".

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khi chính khách Việt tranh luận công khai

Gần đây các báo đài chính thức và "lề trái", cả trong nước và quốc tế, đều đưa tin về vụ tranh cãi giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan sự cố hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo dải băng ghi sai chữ “Viet Nem” tại đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp quốc tế tổ chức tại Trung Quốc giữa tháng 11 vừa qua. Được biết sự cố này đã được phía ban tổ chức (Trung Quốc) và cá nhân hoa hậu Trần Thị Quỳnh gửi thư xin lỗi. Xem thêm tại đây .


Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Nhân SEAGAMES 27 nghĩ về tính cách người Việt

Hình chỉ có tính minh họa
Mấy hôm rày lại được dịp nghe các bình luận viên nước nhà (BLV) chê trách trọng tài SEAGAMES 27 (tại Myanma) "xử tệ" đối với vận động viên Việt Nam. Sẽ là chuyện bình thường nếu những lời chỉ trích đó được nêu lên với chứng cứ rõ ràng, ở  mức độ vừa phải, tốt nhất là trong một chương trình riêng. Đằng bày nó diễn ra đối với hầu hết những trường hợp mà trong đó vận động viên Việt Nam bị thua. Cách bình luận như vậy không khỏi khiến nhiều người liên hệ đến một tính cách đặc trưng của người Việt: Cái gì không tốt, không lợi cho mình thì  "đổ tại" người khác, tại khách quan...

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông

  

Yang Liu
Tác giả của bộ ảnh này là Yang Liu - nữ nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc, hiện sống ở Đức. Từ những trải nghiệm bản thân khi sống giữa hai nền văn hóa, thông qua các cuộc phỏng vấn, kết quả nghiên cứu, Yang Liu đã đưa ra những đúc kết của mình về sự khác nhau cơ bản giữa phương Đông, phương Tây.

"Thực tế mỗi hình đồ họa là kinh nghiệm bản thân trong suốt 13-17 năm qua. Bộ ảnh như một tài liệu cuộc sống của riêng tôi", Yang Liu cho biết. Mặc dù chỉ là bộ ảnh đồ họa mang hơi hướng cá nhân, nhưng những gì Yang Liu truyền tải khiến người xem thực sự thích thú.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Lợi ích của việc sử dụng máy tính đối với người cao tuổi


image
Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ giúp trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể thay đổi tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.

Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa là những cụ thường xuyên lên internet còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Sao lại sợ về hưu? (*)

Đôi lời bình của Bách Việt: Đó là tiêu đề của một bài báo mới đang được loan truyền trên nhiều tờ báo chính thức và trên mạng hiện nay với rất nhiều ý kiến quan tâm bàn luận trái chiều nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay trái chiều thường là chuyện của công luận , còn quyết định là của Lãnh đạo, và quan niệm thế nào là nhất trí là một phạm trù rất trừu tượng phụ thuộc vào đối tượng là ai, nên chi có nhiều quyết định của Lãnh đạo tỏ ra  "trái khuấy", ra rồi lại sửa hoặc hủy...Có lẽ khỏi cần nhắc lại ở đây,  chỉ nhìn vào 2 chủ đề mới đây nhất là nâng tuổi nghĩ hưu tăng thời gian nghỉ Tết lên 9 ngày thì cũng đủ thấy tình trạng nói trên. 
Đúng là Việt Nam ta có rất nhiều sáng tạo nhiều khi rất "mạnh tay", nhưng tiếc thay lai ngược dòng hoặc chậm trễ so với thế giới thì phải(?) Hỏi có mấy nước có ngày nghĩ cuối năm dài như Việt Nam để rồi làm bù cả tuần không được nghỉ? Họ đưa ra lý do "như thật "để giảm ách tắc giao thông..." và "kích cầu du lịch..." Nhưng thực ra đó chỉ là cung  cách tùy tiện bất chấp luật lệ. Về tuổi nghĩ hưu, thế giới người ta đang muốn giảm mà không được (vì thiếu nhân công) thì Việt nam lại muốn tăng trong điều kiện "dân số vàng" mới lạ chứ(!?) Không biết rồi đây thế hệ vàng sẻ được sử dụng làm gì khi thế hệ già vẫn ngồi chình ình ở công sở? Phải chăng ở đất nước này khái niệm "đi làm" đồng nghĩa với "công chức", còn tất cả những việc làm khác đều vô nghĩa? Thiết nghĩ cải cách gì thì hãy nên cải cách trước lối tư duy đậm đặc mùi phong kiến  cổ hủ này cái đả! (Bách Việt)

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Di sản Hán-Việt

   
Thầy Thích Nhuận Pháp được VietKings công nhận là “ông đồ nhỏ nhất”
Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Vẫn biết mọi quốc gia dân tộc đều phải chấp nhận quy luật ngôn ngữ là sinh ngữ và mọi ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau với cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Nhưng xấu tốt còn do bản thân chọn lọc, và nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa. Phải chăng tiếng Việt là một trong những trường hợp đáng báo động? 

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này