Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài học phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài học phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Thử tìm lý do tại sao bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công

                                            Bệnh viện Hồng  Ngọc với diện tích rất khiêm tốn

Nếu bạn đã một lần vào  bệnh viện  Hồng Ngọc tôi tin chắc bạn sẽ thấy đó mới đích thực là một bệnh viện. Tất nhiên chi phí ở đây  khá cao, nhất là so với thu nhập bình quân của  người Việt hiện nay. Nhưng đúng  như  người ta nói " Đắt xắt ra miếng"; bạn sẽ không có gì để than phiền  và không phải bận tâm lo chuyện "phong bì" - một trong những  mối lo khiến bạn và người nhà luôn canh cánh  trong  đầu, thậm chí ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị của bạn.

Giá đắt của bệnh viện tư là hoàn toàn có lý vì họ phải trang trải mọi chi phí từ  đất đai , nhà của, trang thiết bị, lương nhân viên , v.v... Tôi nghĩ một bệnh viện công  thường chiếm những khu đất rất rộng gấp  chục làn của  bệnh viện Hồng  Ngọc và và  thường có vị trí "đắc địa". Tất cả các bệnh viện công đều được Nhà nước trợ giúp phần lớn  cơ sở vật chất từ đất đai, trang thiết bị  bằng kinh phí ban đầu và  hàng năm và được ưu tiên tuyển chọn  một đội ngũ bác sĩ  nhân viên tay nghề  cao và số lượng rất "đông đảo" nhưng chất lượng dịch vụ  phải nói là rất kém (Bản thân tôi nằm  nhiều  bệnh viện  nhưng có thể nói, trừ một số đặc biệt hoặc "người nhà",  chưa bao giờ được nói chuyện trao đổi  quá 2-3 phút với  bác sĩ thì làm sao bác sĩ hiểu được tình trạng bệnh tình của bệnh nhân (thậm chí  còn bị "hiểu nhầm" đáng tiếc gây hậu quả về lâu dài). Mọi chăm sóc ban đêm và cả một phần ban ngày đều cho "người nhà bệnh nhân " (thực chất là đội ngũ không thể thiếu tại các bệnh viện công lâu nay và họ được "sai bảo" như người của  bệnh viện vậy ! "Tôi có rất nhiều dẫn chứng về điều này nhưng không tiện nói hết ra đây.

Bằng mấy lời ngắn gọn này tôi không có ý định phê phán hay chê , khen  bênh nào hoặc cá nhân nào mà chỉ  muốn nêu lên một thực tế tôi đã từng trải qua để chúng ta cùng suy ngẫm nhằm phấn đấu cho một nền y học nước nhà sánh kịp với quốc tế để dân ta được nhờ. Nhiều thế hệ người VN đã chìm đắm quá lâu trong cái gọi là "chế độ bao cấp"- một khái niệm rất mơ hồ mà vẫn được duy trì lâu thế có lẽ là do một bộ phận muốn duy trì vì lợi ích cá nhân hoặc "tập thể" của họ. Rõ ràng một phần lớn số kinh phí bao cấp của Nhà nước phải  chui vào tư túi của nhóm người đó hoặc bị lãng phí do không được quản lý và sử dụng một cách hợp lý..

Chắc có nhiều ý kiến cho rằng " Hồng Ngọc thu viện phí cao thế thì dịch vụ tốt là điều tất nhiên". Nhưng theo tôi vấn đề sâu xa không phải ở viện phí đất.  Tôi cho là vấn đề nằm ở khâu tổ chức , quản lý và sử dụng nhân sự. Và không ai khác, Nhà nước, cụ thể là các  Bộ và  cơ quan hữu trách, cần kiên quyết ra tay xử lý rốt ráo thì chắc chắn sẽ giải quyết được. Chúng ta hy vọng một ngày không xa các bệnh viện công sẽ không kém gì bệnh viện tư như Hồng ngọc, Vimax... và lúc đó giá thành sẽ tự nhiên hạ thấp xuống  ./.

Trần Kinh Nghị 

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Biển Đông đến hồi quyết liệt

TTCT 15/5/2015 - Những động thái và ngôn từ của Trung Quốc ngày càng tỏ rõ “muốn gì”. Tuy nhiên, sự “muốn gì” đó không hẳn sẽ còn được “ung dung” như trước nữa.
Đơn vị chống khủng bố của Philippines và lực lượng tuần duyên Nhật Bản (phải) chuẩn bị cuộc diễn tập tại vịnh Manila ngày 6-5-2015 - Ảnh: Reuters

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Hai sự kiện, hai tầm nhìn

Trong những ngày này có hai sự kiện mà có lẽ người VN nào cũng phải động lòng trắc ẩn. Đó là sự kiện người đúng đầu TQ dự duyệt binh tại lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít lần thứ 70 tại Hồng Trường và sự kiện người đúng đầu đất nước VN mãi loay hoay với cơ cấu nhân sự trước Đại hội Đảng lần thứ XII. Thoạt nhìn đó chỉ là việc bình thường như thể "việc ai người nấy làm"... Nhưng nghĩ thêm chút sẽ thấy cái tâm thế và tầm nhìn hoàn toàn chênh lệch nhau giữa hai nhà lãnh đạo tối cao và cũng là giữa hai quốc gia mà họ lãnh đạo.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Tài liệu tham khảo: Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam làm kinh tế

Chủ blog Bách Việt nhận được bài viết này qua họp thư bạn đọc với tiêu đề " Quân đội DCSVN là một thứ kiêu binh". Sau khi tìm hiểu và đối chiếu thấy nội dung cơ bản trùng khớp với những thông tin công khai trên truyền thông VN do đó xin mạn phép đưa lại với tiêu đề khác để làm tư liệu tham khảo và không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog.

                                                 Quân đội DCSVN là một thứ kiêu binh

SÀI GÒN (NV) - Ðó là nhận định của nhà báo Mike Ives, hãng AP, qua sự kiện Bộ Quốc Phòng CSVN khăng khăng giữ 157 hecta đất vốn thuộc phi trường Tân Sơn Nhất để cho thuê làm sân golf.
Cũng vì Bộ Quốc Phòng CSVN không chịu giao lại 157 hecta đất này, Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã đề nghị chính quyền Việt Nam vay 15.8 tỉ Mỹ kim để thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành do “phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020.”

Ngoài việc tạo ra khoản nợ lên tới 15.8 tỉ Mỹ kim, một báo cáo của chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho biết, nếu thu hồi 5,000 hecta đất để thực hiện dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người
Dự án phi trường Long Thành đã bị nhiều người, nhiều giới phản đối kịch liệt. Những phân tích về sự nguy hại của dự án đối với kinh tế, tài chính quốc gia đã khiến Quốc Hội Việt Nam chùn tay, chưa phê duyệt dự án. Nay, chế độ Hà Nội đang vận động Bộ Chính Trị của đảng CSVN để tác động đến Quốc Hội.
Nhà báo Mike Ives cho rằng, 157 hecta đất của phi trường Tân Sơn Nhất mà Bộ Quốc Phòng Việt Nam đem cho thuê làm sân golf chứ không giao lại để mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất là “biểu tượng của mâu thuẫn lợi ích giữa quân đội Việt Nam và dân chúng Việt Nam.”

Mike Ives nhắc lại tình trạng quân đội Việt Nam - lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ quốc gia đang làm chủ hai tập đoàn lớn tại Việt Nam là Ngân Hàng Quân Ðội và Viettel, đồng thời còn nắm trong tay hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực (xây dựng, đóng tàu, may mặc,...). Chế độ Hà Nội từng công bố một thống kê, theo đó, năm ngoái, các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế là 2.1 tỉ Mỹ kim.
Bên cạnh đó, trước nay, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, các doanh nghiệp của quân đội hoạt động ngoài tầm kiểm soát và nhiều hoạt động của hệ thống này thiếu minh bạch.
Ðó cũng là lý do mà nhà cầm quyền CSVN từng vài lần yêu cầu quân đội sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp quân đội. Tuy nhiên nhiều người tin rằng, rất khó đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi các hoạt động thương mại để chỉ thực hiện vai trò quốc phòng như quân đội nhiều quốc gia khác.
Có một sự kiện mà nhà báo Mike Ives không đề cập trong bài viết vừa được AP công bố. Ðó là hồi trung tuần tháng trước, ông Phan Anh Minh, thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, từng tiết lộ, các doanh trại quân đội ở Sài Gòn là những “tổng kho” chứa hàng buôn lậu. Tuy nhiên viên thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, không cho biết chi tiết về vấn đề vốn rất đáng chú ý này.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động trấn áp tội phạm trong ba tháng đầu năm nay của công an các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Ðông Nam Bộ (Sài Gòn, Ðồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), ông Minh loan báo, vừa qua, công an Sài Gòn đã phối hợp với nhiều ngành khác như Quản Lý Thị Trường, Kiểm Lâm, Thanh Tra Y Tế, thực hiện các cuộc kiểm tra khu vực vành đai của các căn cứ quân sự quanh phi trường Tân Sơn Nhất và phát giác 132 kho chứa hàng buôn lậu.
Ông Minh nhận định, đây là kết quả đáng chú ý sau một thời gian dài bỏ ngỏ một khu vực vốn là nơi qui tụ nhiều hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật.

Trước đó, vào tháng 2, ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng loan báo, họ nghi ngờ và đang yêu cầu nhiều ngành, nhiều cấp phối hợp với nhau để kiểm tra những kho chứa hàng nằm trong các doanh trại ở Sài Gòn vì tin rằng chuỗi kho ở những khu vực đó chứa nhiều loại hàng lậu với số lượng lớn.
Vào thời điểm vừa kể, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang đảm nhiệm vai trò trưởng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, bảo rằng, có thể các gian thương đã lạm dụng hệ thống kho của quân đội để chứa hàng, chứ chưa thể khẳng định các đơn vị quân đội có liên quan hay không.
Ông Phúc nói thêm là ông ta đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng cử thanh tra tham gia, xử lý vấn đề này và sau khi hoàn tất sẽ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng song đến nay, chỉ mới có phó giám đốc công an Sài Gòn, xác nhận “nghi vấn” mà ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng nêu là có thật.
Vinh Diep's photo.
Kiểm tra một kho chứa hàng lậu và hàng giả. (Hình: Thanh Niên)
Tại Việt Nam, mỗi năm, thiệt hại do buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gây ra lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Ðó là chưa kể buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khiến các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng, thậm chí phá sản.

Cũng hồi tháng trước, ông Nguyễn Văn Cẩn, chánh văn phòng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, cho biết, dẫu năm ngoái, Việt Nam đã phát giác 23,000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, quý một năm nay, phát giác thêm 4,000 vụ nữa nhưng “kết quả vẫn chưa như mong muốn vì một số lực lượng, kể cả chính quyền một số địa phương chưa tích cực.”

Với những thông tin mà phó thủ tướng Việt Nam rồi phó giám đốc công an Sài Gòn nói thoáng qua, có thể thêm vào yếu tố khiến việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam “chưa như mong muốn” vì gian thương đã mướn được các doanh trại làm hậu cứ. (G.Ð)

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

Chủ Blog Bách Việt Việt mạn phép đưa lại nội dung cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo sư Lê Xuân Khoa - cựu giáo sư Đại học John Hopkins liên quan cách đánh giá về cuộc chiến tranh Việt Nam  nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 năm nay (2015). Tiêu đề và nội dung này được sưu tầm trên mạng Internet do đó có thể không được hoàn toàn chính xác, và không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ Blog.  

Giáo sư Lê Xuân Khoa đang định cư tại Hoa Kỳ
BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

​Kịch bản không mong muốn cho biển Đông


TT - Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng cần phải bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. 


Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Malaysia ngày 27-4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng thứ ba từ trái sang. Ảnh: EPA

Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN 26 đã đánh trúng gót chân Achin của Bắc Kinh


Đài BBC tiếng Việt hôm qua đưa tin với tiêu đề  "TQ lo ngại về tuyên bố của ASEAN". Theo thiển nghĩ của chủ Blog Bách Việt, việc các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN 26 đã vượt qua sự bất để thống nhất đưa được vào Tuyên bố chung nội dung phản đối hành động xây đảo nhân tạo của TQ tại quần đảo Trường Sa là một thắng lợi "có tính đột phá", đã chạm vào gót chân Achin mà lâu nay Bắc Kinh ra sức che đậy. Đây là hướng đi đúng mà ASEAN cần tiếp tục phát huy nếu muốn làm thất bại âm mưu bành trướng và độc chiếm Biển Đông của TQ- Bách Việt. 


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Malaysia



Trung Quốc “vô cùng lo ngại” về Tuyên bố của ASEAN liên quan vấn đề Biển Đông, nhắc đến việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông.


Tư Liệu: Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

Kiến Thức 03/08/2013  - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.

Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Chuyến đi "lợi bất cập hại"

Duyệt đội danh dự tại Bắc Kinh  
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc đã bước sang ngày cuối cùng, tuy chưa hoàn toàn kết thúc nhưng phần nội dung đã được truyền thông của cả hai nước loan báo đủ để những ai quan tâm cũng có thể bình luận mà không lo bị cho là "thiếu thông tin". Theo sự mô tả của truyền thông chính thống của cả hai nước, thì chuyến thăm có vẻ như là thành công lớn nhất kể từ khi Trung Quốc công khai tiến hành các hoạt động bành trướng trên toàn bộ Biển Đông kể cả đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như dọc bờ biển của Việt Nam. Thậm chí có người tin rằng sau chuyến thăm tình hình sẽ tốt đẹp hơn như thể "hết mưa trời lại nắng" vậy ! Đối với người Việt Nam vốn hay lạc quan, thì cảm giác này cũng là dễ hiểu, vì  nếu không, làm sao họ có thể tồn tại dưới cái bóng của gã khổng lồ trong hàng ngàn năm qua (!?) Thôi thì, nếu khi nào còn có thể, hãy sống bằng hy vọng. Nhưng cũng đừng quên những phen vỡ mộng lắp đi lắp lại chỉ trong vòng 1/2 thế kỷ qua. Và cũng đừng quên bờ cõi giang sơn Việt Nam dù  phải dịch chuyển về phía Nam vẫn chưa thể tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Xu thế ghét Trung Quốc: Vài lời ngỏ cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

(Bài do tác giả gửi đến Blog Bách Việt)



Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 của Chính phủ, ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng tỏ vẻ bất an và bực bội về hiện tượng tâm lý trong xã hội Việt Nam ta, đó là hiện tượng mà ông ta gọi là xu thế “ghét Trung Quốc”.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Một cách nhìn về Lý Quang Diệu Một chính khách lớn và một người thầy xấu

MỘT CHÍNH KHÁCH LỚN VÀ MỘT NGƯỜI THẦY XẤU 

Mở đầu bài viết tưởng niệm Lý Quang Diệu đăng trên báo The Washington Post, Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ, người được xem là tổng công trình sư về chính sách đối ngoại của Mỹ thời chiến tranh lạnh, nhận định: “Lý Quang Diệu là một vĩ nhân” (Lee Kuan Yew is a great man). Cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair, cho Lý Quang Diệu là lãnh tụ sắc sảo nhất mà ông từng được gặp (the smartest leader I ever met). Tổng thống Mỹ Barack Obama cho Lý Quang Diệu là một “người khổng lồ đích thực của lịch sử”, “một hình ảnh truyền thuyết của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Lại "dấu đầu hở đuôi" ?

Từ một sự việc vốn không hay ho gì và đã được coi là "thường ngày ở huyện" bỗng trở thành "hot news" cả trên báo chí lề trái và lề phải khi vị đứng đầu ngành CA của Thủ đô Hà Nội đứng ra công khai đề cập trước báo giới và công luận về vụ việc một số thanh niên mặc áo phông màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành CA (công an) với dòng chữ “DLV đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc” tại Hồ Gươm hôm 14/3. Điều đáng chú ý là người đứng đầu CA Hà Nội đã khẳng định những người đó là "lực lượng tự phát". Vị này còn nói với báo Thanh niên rằng khi phát hiện sự có mặt của nhóm này, đội an ninh trật tự của thành phố đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán, đồng thời xác nhận nhóm này không thuộc lực lượng do Thành ủy, Ban Tuyên giáo hay Công an tổ chức. Họ chỉ mặc trang phục có in chữ DLV chứ không thuộc đội ngũ dư luận viên thành phố. 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc

Tâc giả: David Shambaugh/Wall Street Journal số ra ngày 6/3/2015
Người dịch: Phạm Gia Minh


Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nước nào cũng có một loại vòng kim cô (*)

(*) Bách Việt xin mạn phép đăng lại  bài ghi của tác giả Hòa Bình về cuộc phỏng vấn của bà Tôn Nữ Thị Ninh đăng trên tờ Pháp Luật ngày 8/3/2015. Nội dung trả lời rất hay. Tuy nhiên có chút không hoàn toàn tâm đắc với cái tiêu đề "nước nào cũng có vòng kim cô" nghe có vẻ võ đoán...; nhiều  quốc gia đâu có vòng kim cô, nhất là so với cái vòng kim cô mà nước lớn Phương Bắc trùm lên đầu nước Việt (?)   

(PL)- Có mấy cuộc chất vấn chính trị mà cả công chúng và người trả lời đều say sưa, bồi hồi, rưng rưng đến quên thời gian như cuộc chất vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh!
Sáng 7-3, buổi giao lưu ra mắt quyển sách Tư duy và chia sẻ của bà Tôn Nữ Thị Ninh tại NXB Trẻ đông chật giới sinh viên và trí thức nhiều thế hệ đến tham dự. Có một điều đáng chú ý là bà Tôn Nữ Thị Ninh không giới thiệu mình như một nhà chính trị, nhà ngoại giao nữa mà là “nhà hoạt động văn hóa-xã hội và giáo dục”. Quyển sách của bà mặc dù cũng được bà nhấn mạnh đó không phải là một quyển hồi ký về ngoại giao-chính trị nhưng công chúng vẫn luôn hỏi bà những câu hỏi mang tính chính trị.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đầu năm nghĩ về sự "không giống ai" của nước Việt


Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cùng với những biến cố lịch sử chưa từng thấy trên đất nước ta cũng đã phát sinh những cách tư duy và hành động không bình thường được gọi là "không giống ai". Sự không giống ai này diễn ra trong mọi lĩnh vực và nó đã và đang kiềm hãm đà tiến hóa bình thường của đất nước. Dưới đây xin nêu vài điều như thế.

Đầy tớ giàu hơn ông chủ

Hồ Chủ Tịch lúc sinh thời đã nêu lên định đề bất hủ "Cán bộ là đầy tớ của nhân dân". Thực ra đó là một khẩu hiệu để phấn đấu, nhưng có thời đã làm nức lòng dân chúng vì nó phản ánh đúng nguyện vọng của họ sau khi thoát khỏi ách "một cổ hai tròng" (phong kiến và thực dân) đang rất háo hức muốn được làm chủ vận mệnh của mình.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Nguyễn Đình Cống:Trả lời lời một số nghi vấn và thắc mắc (*)

(*) Xin mạn phép đăng lại  bài viết của GSTS Nguyễn Đình Cống đăng trên FB Nguyễn Đình Cống để tham khảo không nhất thiết phản ảnh ý kiến của chủ blog Bách Việt.

Vừa qua tôi công bố một số bài có “tính phản động” so với đường lối hiện tại của Đảng cầm quyền, cụ thể là tôi phản biện Chủ nghĩa Mác- Lênin (CNML), cho rằng chủ nghĩa đó mang lại cho nhân loại lợi ít, hại nhiều, làm cho dân tộc VN phạm những sai lầm và thất bại trong kinh tế, văn hóa, đạo đức. Đa số dân VN có nhận thức nhầm lẫn về nó, cho rằng nhờ nó mà VN làm cách mạng thành công, chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, xây dựng xã hội tốt đẹp.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Nhật ký Bệnh nhân

Hình ảnh phổ biến tại các bệnh viện ở Việt Nam ngày nay
Hầu như lần nào cũng vậy, hễ vào nằm viện đều gặp những nghịch cảnh khó tin nhưng phải tin.  Chúng diễn ra mọi nơi, mọi lúc đối với mọi người nên có thể gọi là  "tai nghe mắt thấy"chứ không phải điều tra khảo sát gì. Dù trong lòng vô cùng bức xúc, nhưng mình luôn tự nhủ lòng hãy kiên nhẫn chờ đợi..., và có bệnh thì "phải vái tứ phương" cho được việc. Tuy nhiên xem ra cái tình trạng "khó tin nhưng phải tin" ấy ngày một thêm nghiêm trọng và nó đang nghiền nát lòng kiên nhẫn của mình.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Tin đồn thất thiệt: Vì sao?

Mấy ngày qua trên mạng đang loan truyền nhiều về trường hợp được cho là "chữa khỏi bệnh ung thư gan" của GS Văn Như Cương với hầu hết các nhân vật và ngày giờ cụ thể khiến bất cứ ai đọc qua cũng thấy hay và bổ ích, đáng rút kinh nghiệm...Khá nhiều người mách bảo  nhau đến ông lang Nguyễn Hữ Nho ở Sóc Sơn, Hà Nội để cắt thuốc...kẻo mất cơ hội ! 
Đây là một trong những bài báo như vậy: http://petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/ai-chua-benh-ung-thu-cho-giao-su-van-nhu-cuong.html
Nhưng, với chút KN của một bệnh nhân đã sống sót được gần 4 năm nay, tui thấy bài báo trên không khác gì hàng trăm bài đã lưu truyền trên mạng bấy lâu nay và e rằng nếu tác giả hoặc bản thân GS Văn Như Cương và các bác sĩ trực tiếp tham gia ca bệnh của GS Cương không lên tiếng thì những bài báo như vậy là "lợi bất cập hại" tạo điều kiện cho kẻ xấu kiếm tiền trên nỗi bất hạnh của bệnh nhân.

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Điều gì đang chờ đợi Việt Nam trên Biển Đông năm 2015?


Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Hình minh họa.

Ngày 16/1 tờ The Diplomat đăng bài phân tích của Khang Vu, một nhà phân tích quan hệ quốc tế từ New London, New Hampshire, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam có thể tận dụng các mối quan hệ với các nước TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Những vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam năm 2015 là một mớ hỗn độn, phức tạp, chủ yếu là do căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Quan hệ Việt-Trung đã hết thời triều cống

Đối với người Việt và cả người TQ, những năm chẵn thường được coi trọng hơn hơn năm lẻ. Vậy năm 2015 là con số đẹp đáng được chọn để điểm lại mối quan hệ giữa hai nước láng giềng bất đắc dĩ này, đặc biệt trong thời kỳ 70 năm qua và thời gian sắp tới.

Xâm lấn và bành trướng lãnh thổ là bản chất của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán 

Có thể nói quan hệ Việt-Trung là một trong những cặp quan hệ chứa đựng đầy đủ đặc điểm của loại hình quan hệ giữa các quốc gia dân tộc từ thời thượng cổ đến thời hiện đại, đặc biệt là quá trình đấu tranh sinh tồn của một nước nhỏ trước họa bành trướng của một nước lớn cận kề. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cả quá trình lịch sử lâu đời từ thời tiền sử đến ngày nay. Có số liệu tổng kết rằng kể từ khi thoát khỏi ánh đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc Việt Nam đã hứng chịu không dưới 12 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc (chưa kể cuộc chiến tranh biên giới 1979). Lịch sử cho thấy ngay từ thời nhà Hạ bên Trung Quốc tương đương thời vua truyền thuyết Kinh Dương Vương của Việt Nam tức quảng cuối Thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, Hán tộc từ phía Bắc đã lấn chiếm lãnh địa của Việt tộc ở phía Nam sông Dương Tử. Đến thời các triều đại An Dương Vương, Triệu Việt Vương (Triệu Đà) và Hai Bà Trưng kéo dài quảng 300 năm trước và sau CN tuy được coi là thời kỳ quật khởi của người Việt nhưng cuối cùng vẫn bị Hán tộc dồn đẩy về phía Nam. Tiếp đến là thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc mà qua đó tộc Lạc Việt không chỉ bị dồn đẩy đến tận cùng phía Nam mà còn đứng trước nguy cơ bị đồng hóa hoàn toàn như nhiều tộc Việt anh em của họ bên Trung Quốc. 

May thay nguy cơ này đã được cứu vãn qua hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của người Việt bản địa kết hợp với những người gốc gác Bách Việt hội tụ về đây để chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất và thiết lập lại nền độc lập tự chủ với bản sắc Việt tộc của mình. Nền độc lập này được khẳng định vào năm 1077 với bài hịch nổi tiếng của Vua Lý Thường Kiệt: 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư, 
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư. 

Cũng hoàn toàn không phải vô cớ mà Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh năm 1792 đã rắp tâm lấy lại vùng lãnh thổ Lưỡng Quảng nhưng không may lâm bạo bệnh qua đời chưa thực hiện được. Điều này cho thấy ý thức về nguồn cội dân tộc và lãnh thổ vẫn luôn còn đó trong tâm thức người Việt. 

Bàn về sự thật lịch sử quan hệ Hán-Việt, một học giả Trung Quốc tên là  Le Oa Đằng mới đây có bài viết cho rằng Việt Nam là hậu duệ, là đại diện của người Bách Việt. Trong bài viết, ông cũng cho rằng người Việt Nam là chủ nhân đích thực của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chứ không phải như tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao). 

Thực tế cũng cho thấy hoàn toàn không đơn giản như một số người vẫn còn ảo tưởng rằng Trung Quốc dưới chế độ cộng sản và XHCN không còn bản chất xâm lược bành trướng! Nói cách khác, không có một phép màu nhiệm nào có thể làm thay đổi bản chất và cục diện quan hệ giữa hai cựu thù mà trong đó nước lớn Trung Quốc luôn lăm le xâm lược và thôn tính nước nhỏ Việt Nam. Mặt khác, thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù chưa thể thôn tính và đồng hóa được Việt Nam, nhưng các thế lực bành trướng Đại Hán đã và đang khá thành công trong thủ đoạn kìm hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của chúng để dễ bề tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ về phía Nam.

Chuyển hướng bành trướng từ đất liền ra biển 

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, mọi quốc gia đều tồn tại trong sự tùy thuộc lẫn nhau một cách cao độ khiến cho việc mang quân xâm lược một cách công khai trắng trợn đối với một quốc gia khác không phải là giải pháp khôn ngoan nếu không nói là không thể thành công. Điều này giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn đã nhận ra, nhưng đồng thời cũng nhận thấy rằng niềm tự hào là Vương quốc ở "giữa thiên hạ" (Middle Kingdom) nay lại ở vào thế bị kẹt giữa thiên hạ, và do đó nung nấu tham vọng mở rộng không gian phát triển ra phía đại dương là hướng mà ông cha họ chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu như các triều đại Vương Triều xưa chỉ biết mở rộng bờ cõi bằng cách lấn chiếm đất đai của các nước kế cận, thì giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đã biết coi trong vai trò của biển và đại dương. Và đó là nguyên nhân khiến họ thay đổi hướng xâm lược bành trướng bằng cách lấn chiếm biển đảo của các nước ven  Biển Hoa Đông và Biển Đông, xa hơn sẽ là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không loại trừ Nam Cực. 
Sơ đồ về phạm vi đòi hỏi chủ quyền của các nước tại Biển Đông 

Tất nhiên để thực hiện hướng bành trướng phi truyền thống này, Bắc Kinh phải tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng theo phương châm "ẩn mình chờ thời" của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra, bởi lẽ các vùng biển này đều đã có chủ; chỉ còn cách làm sao để "biến không thành có". Và Bắc Kinh chỉ còn cách là xâm chiếm biển đảo của các nước khác cũng như một số vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Để thực hiện âm mưu đó, suốt 70 năm nay giới lãnh đạo Bắc Kinh đã và đang kiên trì bằng mọi thủ đoạn, khi thì giả vờ hữu hảo, khi thì trở mặt gây sức ép quân sự, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Thời điểm họ lựa chọn đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, rồi đánh chiếm một số bãi đá ở Trường Sa đầu 1988 cho thấy chiến thuật đó. Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khoan thăm dò dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 6/2014 đồng thời với chiến dịch "đảo hóa" tại một số bãi ngầm giữa Biển Đông đều nhằm phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông, trong đó mục tiêu chính là thiết lập những "cột mốc chủ quyền" mới của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Thay đổi chiến thuật và hướng bành trướng là việc của Trung Quốc. Nhưng có điều trớ trêu là, sự thay đổi hướng bành trướng ra biển như nói trên lại một lần nữa đặt Việt Nam vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc, đơn giản vì Việt Nam là nước có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam và cũng là chủ nhân của 2 quần đảo ngoài khơi Biển Đông án ngữ trên con đường bành trướng của "Vương Triều mới". Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn đe dọa lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông khác cũng như toàn bộ khu vực ASEAN và thế giới, đặc biệt các cường quốc hàng hải  như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, v.v...  Sự độc chiếm của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này đồng nghĩa với việc quốc tế  mất quyền đi lại tự do trên Biển Đông và điều này là không thể chấp nhận được. Nói cách khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng chúng đều nằm trong vùng biển quốc tế và do đó vai trò bảo vệ còn phụ thuộc vào quốc tế . Chính vì lý do này, để tránh sức ép quốc tế, Bắc Kinh luôn một mực khước từ việc "quốc tế hóa" đối với mọi tranh chấp ở Biển Đông đồng thời ra sức chia rẽ nội bộ ASEAN để cô lập Việt Nam.   

Với cục diện đã hoàn toàn thay đổi trên thế giới ngày nay khi mà mọi hành động gây hấn của một quốc gia đều có thể nhanh chóng biết đến trên quy mô toàn cầu. Thế giới đã lập ra nhiều tổ chức quốc tế với rất nhiều thiết chế luật lệ để điều phối các mối quan hệ giữa các quốc gia. Mặc khác, với trình độ giao thông liên lạc vô cùng nhanh nhạy, với các mối quan hệ trao đổi kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng vô cùng đa dạng, đa năng ngày nay thì quảng cách không còn là vấn đề lớn trong khái niệm lựa chọn đối tác, bạn-thù và đồng minh. Trong hoàn cảnh và điều kiện mới của thế giới ngày nay, một nước lớn nếu có ý đồ khống chế hay "bắt nạt" một nước nhỏ quả là không dễ dàng và đơn giản như trong quá khứ. Bài học của Mỹ tại Trung Đông và Nga tại Ucraina hiện nay cho thấy điều này. Và Trung Quốc sẽ không phải là ngoại lệ. 

Trung Quốc đã thay đổi Việt Nam không thay đổi mới là chuyện lạ

Như đã nói trên đây, chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc vẫn còn đó nhưng hướng và biện pháp đã có những thay đổi cơ bản. Xưa kia Trung Quốc chỉ bành trướng trên bộ, nay bành trướng ra hướng biển và đại dương. Trước đây mỗi khi các triều đại Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, dù thắng hay thua, thế giới có thể không biết hoặc biết khi đã quá muộn. Vào thời đó hầu như chưa có khái niệm về sự can thiệp giúp đỡ từ quốc tế.  Trong hoàn cảnh đó Việt Nam không có cách nào khác là phải tự mình tìm cách thích ứng để tồn tại bên cạnh Vương Triều. Đó là lý do của sự ra đời sách lược mềm dẻo khôn khéo và thái độ nín nhịn "tránh voi chẳng xấu mặt nào", kể cả việc phải "triều cống" bằng lễ vật đối với kẻ thù ngay cả sau khi đã đánh bại chúng. Và sách lược đó đã cho thấy hiệu quả trong suốt hàng trăm năm trước đây và đã trở thành nếp nghĩ và là ưu tiên lựa chọn đối với  người Việt Nam trong quan hệ với nước lớn Trung Quốc.  


Tiếp đến trong 70 năm qua sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp người Việt Nam lại sa vào một cái bẩy mới của Trung Quốc-đó là khái niệm "tương đồng về ý thức hệ" giữa hai nước cùng theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Về mặt này, người Việt Nam tỏ ra trung thành hơn cả người Trung Quốc, biểu hiện ở chỗ là, trong khi Trung Quốc liên tục "đổi màu" bằng những bước đi dài với phương châm "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột" thì người Việt Nam chỉ dừng lại ở khái niệm "đổi mới" chung chung một cách dè dặt. Sau bao phen bị "ông anh" cùng ý thức hệ phản bội bằng những cuộc chiến tranh nóng cùng với các thủ đoạn phá hoại ngầm về kinh tế-chính trị-xã hội khiến Việt Nam phải điêu đứng, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn còn hy vọng vào những lời hứa hão huyền "4 tốt", "16 chữ vàng", "lấy đại cục làm trọng", "anh em tốt, láng giềng tốt" v.v...

Lẽ ra khi Trung Quốc thay đổi phương thức và địa bàn bành trướng thì Việt Nam cũng phải thay đổi phương thức đấu tranh, trước hết không việc gì phải quá lo sợ về một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc; điều đáng lo hơn là âm mưu của Bắc Kinh một mặt kìm giữ VN trong vòng cương tỏa của họ, một mặt chia rẽ nội bộ Việt Nam và chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đó là thủ đoạn mà Bắc Kinh ráo riết áp dụng từ thời đảng Cộng sản lên nắm quyền và đã khá thành công trong những năm gần đây khi họ nhiều lần "trùm chăn đánh Việt Nam" mà thế giới không biết hoặc chỉ biết khi sự đã rồi. Đó là trường hợp cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc đến các cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Hoàng Sa, Trường Sa, tất cả đều diễn ra tay đôi giữa hai nước cộng sản anh em. Sự kiện giàn khoan HD 981 lúc đầu cũng đã bị ém nhẹm; nếu không được công luận lên tiếng qua mạng internet thì chắc sự im lặng đó còn kéo dài hơn và hậu quả có thể đã xấu hơn. E rằng việc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng căn cứ quân sự tại các bãi đá giữa Biển Đông đang có nguy cơ rơi vào yên lặng và trở thành "sự đã rồi " như các đợt lấn chiếm trước đó. Cho đến nay Trung Quốc chưa trả lại và cũng không có ý định trả lại những phần lãnh thổ biển đảo đã lấn chiếm của Việt Nam.        

Phải chăng bài học đối với Việt Nam ngày nay là không nên ngần ngại hoặc nín nhịn quá mức mà phải thể hiện thái độ công khai dứt khoát đối với mọi vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo tinh thần luật pháp quốc tế bất luận Bắc Kinh có bằng lòng hay không. Đồng thời đường lối "sẵn sàng làm bạn với tất cả" cần được thể hiện một cách cụ thể qua việc tăng cường quan hệ với các nước thứ ba như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v... coi đó là nhân tố cần thiết để ứng phó với Trung Quốc trong những tình huống xấu nhất. Vẫn biết quan hệ với Trung Quốc là quan trọng và cần được ưu tiên giữ gìn, nhưng để tránh chiến tranh với Trung Quốc cách tốt nhất là tiến hành các biện pháp răn đe phòng ngừa từ trước, chứ không phải chỉ có nín nhịn cho đến khi nó xảy ra. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Và Việt Nam chỉ có thể bảo vệ mình với sự hỗ trợ của tập thể ASEAN và cộng đồng quốc tế. Ngược lại, ASEAN và quốc tế cần Việt Nam để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đó có lẽ là cách tiếp cận thực tế và hiệu quả nhất đối với Việt Nam trong bối cảnh tương quan lực lượng của thế giới ngày nay. 
  

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này