Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khi chính khách Việt tranh luận công khai

Gần đây các báo đài chính thức và "lề trái", cả trong nước và quốc tế, đều đưa tin về vụ tranh cãi giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan sự cố hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo dải băng ghi sai chữ “Viet Nem” tại đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp quốc tế tổ chức tại Trung Quốc giữa tháng 11 vừa qua. Được biết sự cố này đã được phía ban tổ chức (Trung Quốc) và cá nhân hoa hậu Trần Thị Quỳnh gửi thư xin lỗi. Xem thêm tại đây .



Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở đó. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn - Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài - trong một bài trả lời  phỏng vấn được đăng trên Tạp chí Quê Hương (trang thông tin của Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở Nước ngoài của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra những câu từ mang tính chỉ trích đối với ngành Văn hóa thậm chí là thóa mạ đối với giới "người đẹp" của đất nước, ví dụ với câu: "Sự thật thì hoa hậu Việt không phải chỉ dốt sử Việt mà còn dốt nhiều thứ khác""Chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng cho hoa hậu những kiến thức lịch sử trước các cuộc thi sắc đẹp"..., và theo ông, "đó là một sự sĩ nhục".
Thấy vậy, nhà sử học và là Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng ông Sơn đã "nâng tầm quan trọng hoá” và rằng "trong việc này trách nhiệm không chỉ có ngành văn hóa. Bởi những hoạt động văn hóa của VN ở nước ngoài thì Bộ Ngoại giao phải tham gia vào theo dõi chứ không phải riêng ngành văn hóa. Ông Quốc cũng  nói rằng một Thứ trưởng mà nhận xét một sự việc như vậy là "sĩ nhục" thì thật là "phản cảm lớn"  Xem thêm tại đây



Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc

                   Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn .

Bẳng đi một thời gian, tưởng cuộc tranh luận dừng lại ở đó đủ để các bên liên quan "rút kinh nghiệm"..., thì mới đây  Thứ trưởng Sơn, không hiểu vì tinh thần trách nhiêm cao hay vì cay cú (?), đã cho đăng một bài phỏng vấn nữa trên tờ tạp chí "sân nhà", ông Sơn cho rằng  "Việc ông Quốc chưa hiểu hết ý của tôi mà đã phát biểu thì chỉ làm mất đi uy tín của ông" và ."Tôi cũng xin lưu ý lại ông rằng, ông là nhà sử học, là đại biểu Quốc Hội, ông phát biểu sao cho đúng tinh thần xây dựng, còn tôi nghe tất cả các trả lời của ông Dương Trung Quốc thì mang tính dạy bảo nhiều hơn là góp ý, ông dạy cả Bộ Ngoại giao, dạy cả Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, dạy tất cả xã hội cách phối hợp, ứng xử với nhau".  Ông Sơn còn có ý chế diễu: "Tôi cảm ơn ông đã có lời dạy bảo, ngược lại tôi cũng xin lưu ý ông sau khi ông lưu ý tôi, nếu có dạy thì cũng phải dạy cho đúng chỗ, đúng người, đúng việc. Không nên phán, không nên dạy như vừa rồi thành ra phản tác dụng", đồng thời ông Sơn cũng nói : "Mặt khác, tôi xin lưu ý thêm ông Dương Trung Quốc trong phát biểu trả lời phỏng vấn thì nên khiêm tốn trong phạm vi trình độ nhận thức, kiến thức của mình." Xem thêm tại đây.

Tất nhiên công luận là người phán xét ai đúng ai sai... Nhưng qua  cung cách và lời ăn tiếng nói của hai  chính trị gia Việt Nam trên đây ta thấy vừa vui vừa buồn. Vui vì hình như đã bắt đầu có dáng dấp của hình thức tranh luận nghị trường ở một đất nước lâu nay chỉ quen  "nói và làm theo nghi quyết", khi có sai lầm thì "đóng cửa bảo nhau".... Nhưng buồn vì mới tranh luận sơ sơ mà đã nổi khùng cãi cố, "quá giận mất khôn". Thật không biết ai "dạy bảo" ai trong vụ này, và để làm gì? Hay chỉ vì một chút sĩ diện hay một động cơ cá nhân ? Mọi người chắc chưa quên trường hợp "ông nghị Phước" đã trở thành "nổi tiếng" như thế nào khi tranh luận (cũng với đồng nghiệp Dương Trung Quốc cách đây nửa năm (http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/02/ngam-tu-truong-hop-nghi-phuoc.html) Giờ lại đến lượt ông thứ trưởng Sơn. Dù sao cũng mong sẽ có thêm những cuộc tranh luận như thế để qua đó không chỉ dân trí mà "quan trí" được năng cao./.




3 nhận xét:

  1. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của ông Dương Trung Quốc. Việc này đã quá rõ khi BTC đã xin lỗi và cá nhân người dự thi cũng tỏ rõ hối hận và xin lỗi, mặc dù không phải nguyên nhân tại cô. Cách xử sự như ông DTQ là người có văn hóa, biết cảm thông với thí sinh dù sao cũng còn ít tuổi, trong lúc thi ở nước ngoài, phải tập trung cao độ cho những việc trình diễn thể hình, nói năng...
    Còn với ông Sơn - thứ trưởng BNG, không hiểu ông có tinh thần tự tôn dân tộc cao nhường nào, khi ông cho rằng đó là sự sỉ nhục??? Tôi chưa nghe ông Sơn đánh giá, nhận xét về các vụ việc đáng tiếc trong ngành ngoại giao như: Sừng tê giác, và mới đây mang tiền mặt số lượng lớn không khai báo qua sân bay nước ngoài, rồi bà con ngư dân đánh cá trên vùng biển của mình bị tàu lạ đâm chìm, bắt người, đánh đập, đòi tiền chuộc... Với những việc này có lẽ BNG không cho ông Sơn biết, sợ ông bị đột quị, nước ta lại mất đi 1 ông thứ trưởng NG giỏi chăng???

    Trả lờiXóa
  2. Tranh luận của ông Nguyễn Thanh Sơn là tranh luận của kẻ vô học, du côn. Không hiểu sao một kể như thế mà lên được chức thứ trương Ngoại giao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một nguyên lý đã được kiểm chứng tại VN: cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền hơn.

      Xóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này