Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Vì khó mà bó tay?

Lời bình ngắn của chủ blog Bách Việt: Tác giả cuốn sách về Biển Đông, Bill Hayton  cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền do một số lý do, trong đó có vị trí địa lý "cận kề".  Đúng vậy, nhưng chỉ đúng về mặt quan hệ hữu nghị ngoại giao thông thường...còn quan hệ như thế nào, mức độ và cường độ ra sao là chuyện thuộc quyền của VN. Xin hỏi tác giả, nếu vậy tại sao Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan cận kề TQ hơn nhiều lại có thể tồn tại độc lập và phát triển cao hơn TQ?  Dưới đây là nguyên văn bài trả lời phỏng vấn của tác giả Bill Hayton với đài BBC ngày 14/10/2014. 

 

Việt Nam 'ở thế khó xử với Trung Quốc'

  • 14 tháng 10 2014




Tác giả cuốn sách về Biển Đông cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. 
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt trong buổi nói chuyện ra mắt sách 'South China Sea: the Struggle for Power in Asia' tại Trường SOAS, London chiều 13/10/2014, ông Bill Hayton cũng nói về khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu cho cuốn sách.
Bill Hayton: Khi tôi bắt tay việc viết cuốn sách này, tôi thực sự muốn biết làm thế nào nhà chức trách Trung Quốc đã vẽ đường chữ U tại Biển Đông và tôi tìm kiếm lời giải thích hợp l‎ý. Và tôi đi đến kết luận rằng thực ra đường chữ U là việc nhà chức trách Trung Quốc vào thập niên 1930 đã hiểu nhầm và diễn dịch sai bản đồ của Anh Quốc theo đó dẫn tới sự hiểu nhầm về sự liên hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Tức là có sự hiểu nhầm là Biển Nam Trung Hoa là một phần thuộc về Trung Quốc.
Tôi đã nói trong cuốn sách rằng thật là kỳ quặc khi nhà chức trách Trung Quốc coi điểm cực nam thuộc về chủ quyền của Trung Quốc là một bãi ngầm dưới mặt biển 22 mét và cách bờ biển Borneo khoảng 100 km. Và câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật.
BBC: Các dự kiện lịch sử đóng vai trò gì trong tranh chấp chủ quyền?
Vấn đề hiện nay là ở chỗ nhà chức trách Trung Quốc và người Trung Quốc tin rằng hoặc được dậy rằng Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông là thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử. Điều cần làm là nghiên cứu các dữ kiện lịch sử một cách trung lập để xem bên nào tuyên bố phần nào họ có chủ quyền. Tức là thay vì nói là chúng tôi sở hữu toàn bộ Tây Sa và Nam Sa hay Hoàng Sa và Trường Sa, các nước có thể nói rằng chúng tôi có thể chứng minh được rằng chúng tôi là bên đã có chủ quyền về một hòn đảo này hay đảo kia ở khu vực này hay khu vực kia và từ đó có thể bàn thảo với nhau.





BBC: Ông đánh giá sao về ý kiến cho rằng chính phủ Việt Nam không có lập trường đủ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền?
Việt Nam ở trong vị thế khó. Trung Quốc là láng giềng cận kề và là đối tác mậu dịch lớn nhất. Hai đảng cộng sản có những quan hệ có thể xem là khá tốt với nhau. Do đó sẽ là dại dột nếu Việt Nam cắt đứt hẳn liên hệ với Trung Quốc vì kinh tế của Việt Nam có thể kiệt quệ, thất nghiệp sẽ là vấn nạn lớn. Do đó giới lãnh đạo Việt Nam dường như tách tranh chấp chủ quyền ra thành một chuyện riêng biệt trong khi tiếp tục có những mối quan hệ khác.
Tuy nhiên phía Trung Quốc lại không hề tỏ ra có động thái nhượng bộ nào để phía Việt Nam có thể giải thích với người dân của họ là hai bên ít nhất quan tâm tới việc đàm phán. Trung Quốc từ chối nhượng bộ và làm tình hình tồi tệ hơn như trong vụ Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan gần đây. Chính phủ Việt Nam ở thế khó vì người dân nói rằng cần phải cứng rắn hơn, tuy nhiên chính phủ có thể làm được gì? Vì nếu họ tiến hành một cuộc chiến thì mọi chuyện sẽ không dẫn đến một kết cục tốt.
BBC: Trong quá trình viết sách ông nhận được sự hợp tác ở mức nào từ nhà chức trách và giới học giả tại Việt Nam và Trung Quốc?
Tôi từng được Học viện Ngoại giao mời tới dự hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam nhưng Bộ Công an Việt Nam không cấp visa cho tôi. Quý vị có thể đã biết là tôi không thể tới Việt Nam để nghiên cứu.
Tôi có tới Trung Quốc nhưng dữ liệu thu lượm được cũng khiêm tốn. Phần lớn việc nghiên cứu được thực hiện tại thư viện ở London và các nơi khác cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp tại Đài Loan và kho dữ liệu của Đài Loan.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vì sao "Sống cùng lịch sử"chết ỉu

Cuốn film nhựa "Sống cùng lịch sử" trị giá 21 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư vừa ra lò nóng hổi đã bị ế đến mức phải rao chiếu miễn phí trên toàn quốc, nhưng số người đi xem vẫn thưa thớt. Dư luận công chúng, báo giới và cả giới bình luận chuyên nghiệp đều chê cuốn film cả về nghệ thuật lẫn nội dung. Một số ý kiến đổ lỗi cho cơ quan quản lý và cá nhân những người làm film. Có ý kiến cho rằng có nhiều điều không đúng sự thật lịch sử...trong khi ý kiến khác chê trình độ kỹ thuật, kỹ xảo v.v...Cũng cố ý kiến cho rằng có tiêu cực tham nhũng trong quá trình làm film. Hình như thói đời vẫn thế- hễ dậu đổ là bìm leo- đâu đó thấy khá nhiều ý kiến chê film dỡ quá, thậm chí nhiều người chưa xem phim cũng chê! Đã thế thì tẩy chay cho bỏ tức! 

Nhìn chung ý kiến khá phức tạp và trái ngược nhau mặc dù xem ra ý kiến nào cũng có lý cả. Có một điều đáng suy nghĩ là, bất chấp doanh thu thấp và sự phê phán của công luận, những người trong giới quản lý ngành điện ảnh (và cả bản thân đạo diễn cuốn film thì phải?) lại đánh giá "Đã hoàn thành nhiệm vụ...theo chỉ đao". Điều này có nghĩa họ coi trọng việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó hơn là doanh thu! Với tất cả những gì đã và đang diễn ra có thể thấy số phận cuốn film vốn đã hẫm hiêu chắc sẽ nhanh chóng đi vào lịch sử, chứ khó có thể sống cùng lịch sử!

Với tâm trạng băn khoăn, người viết bài này đã quyết định đến Trung tâm chiếu bóng quốc gia (Hà Nội) để mục sở thị xem thực hư thế nào. Và khi chưa xem thì không dám phát biểu, nhưng xem rồi thì thấy không thể không nói đôi điều.



Trước hết phải nói cuốn film không tồi, cả ở góc độ nghệ thuật lẫn nội dung. Kỹ thuật quay, hình ảnh, âm thanh, tốc độ, kỹ năng, kỹ xảo,v.v...  đều bắt kịp thời đại. Nội dung cũng khá ổn, không có gì đến mức phải nói là "không đúng sự thật" như một số người nhận xét. Dàn diễn viên có cả người ta và người tây đều trẻ đẹp. Có thể nói đạo diễn đã có sự sáng tạo và mạnh bạo trong việc thay đổi cách làm đối với loại film chính trị thường đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng nhắc lâu nay. Ý tưởng lồng ghép một chủ đề lịch sử tưởng nhàm chán với một hoạt động "thời thượng" của giới trẻ VN hiện nay là đi phượt có lẽ nên được đánh giá cao, ít nhất là trong trường hợp cụ thể của film này. 

Một cảnh trong film Sống cùng lịch sử
Vậy tại sao không có người xem? Tất nhiên có một số nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự yếu kém trong khâu hậu mãi, nhưng có nguyên nhân chính thuộc về phía khán giả, trước hết là tâm lý muốn "quên" quá khứ một thời CM? Nói vậy nghe có vẻ võ đoán, vơ đũa cả nắm..., nhưng đó là sự thật nếu chịu nhìn thẳng vào nguyên nhân sâu xa của nó là tình trạng mất lòng tin vào giới lãnh đạo đất nước hiện nay. Khi người dân đã nghe nói quá nhiều về cách mạng nhưng thấy nhiều đồng chí bây giờ toàn làm ngược lại...thành ra họ nghĩ các ổng (ông í) toàn tuyên truyền! Dần dà người ta trở nên dị ứng với những từ ngữ "cách mạng", "lịch sử"...là điều khó tránh khỏi. Thế hệ già còn bị tác động, huống chi thế hệ trẻ? Người Việt lại có thói xấu hay theo đuôi nhau!

Sẽ suy nghĩ thêm. Nhưng cảm nhận khá mạnh mẽ sau buổi xem film là như vậy.


Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Bao giờ Rồng bay lên từ “ao làng” Thăng Long?

Hiệu Minh/ blog Hiệu Minh

Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Bài này tôi viết từ năm 2008, dù qua 6 năm, có lẽ thông điệp còn nguyên giá trị.
Người ta nói người ở làng chỉ biết ao làng, người ra biển sẽ biết biển lớn. Đáng tiếc chúng ta đang muốn Rồng Thăng Long bay ra đại dương nhưng hình như ta lại chưa thoát khỏi tư duy “ao làng”.
“Ao làng” Thăng Long
Như bao sinh viên ra trường, tôi chọn hồ Hoàn Kiếm làm tâm điểm để tìm việc trong bán kính ba ki-lô-mét. Vài người bạn còn chọn cả người yêu trong cái vòng tròn đó. Hồi mới ra Thủ đô, do chưa quen 36 phố phường, mỗi lần cần đi đâu, tôi đạp xe vòng lên bờ Hồ mới có thể định hướng đi tiếp. Với tôi, hồ Hoàn Kiếm như cái “ao làng xưa, một cõi đi về”.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Lãnh tụ hoàn hảo

Thấm thoát mà đã 5 năm trôi qua, chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng lần thứ XII, dù muốn hay không cũng sẽ phải nói lời chia tay với vị lãnh tụ tối cao của đất nước. Và có lẽ đây là thời điểm chín mùi để điểm lại thành tích của vị lãnh tụ. Dưới đây là vài suy nghĩ của cá nhân tôi.   

Người ta nói "Nhân vô thập toàn", nhưng theo tôi bác Tổng nhà mình là trường hợp "thập toàn", bởi những lý do sau đây.   

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Giảm thất thoát tiền đủ mua vắc-xin cho trẻ 15 năm?

 ngày 8/10/2014, Số tiền dôi dư từ việc giảm thiểu thất thoát bảo hiểm y tế có thể mua vắc xin tốt nhất cho các cháu trong độ tuổi TCMR khoảng 10 năm, thậm chí là trong khoảng 15 năm.

Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm có ở tất cả các nước trên thế giới. Những người tham gia BHYT sẽ được đảm bảo chi trả một phần, hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bằng nguồn tài chính từ quỹ BHYT. Tuy ở mỗi quốc gia, cách phân loại BHYT có khác nhau, nhưng đều được coi là một chính sách an sinh- xã hội quan trọng.

Quỹ bảo hiểm y tế “gặp họa”?


Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thoát Trung là thoát cái gì và để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào thời gian TQ xâm lược bằng giàn khoan và tàu thuyền bắt đầu từ tháng 1/5 vừa qua người Việt trong nước cũng như  hải ngoại lại dấy lên phong trào "thoát Trung" (còn gọi là "thoát Trung luận"). Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Người viết bài này xin mạn phép nêu lên ý kiến cá nhân để góp phần thảo luận. Đó là thoát Trung là thoát khỏi sự hiểu biết nhầm lẫn về nguồn cội của mình từ đó sinh ra tâm thế yếu hèn trước kẻ thù truyền kiếp. Cũng không nên đánh đồng phong trào thoát Trung với "bài Trung" hoặc "chống Trung". Dưới đây là một số cơ sở cho cách suy nghĩ đó. 

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tư liệu: Đơn kiến nghị của vợ hai cố TBT Lê Duẩn gửi 16 UV BCT, về ông Võ Nguyên Giáp

Lời giới thiệu của trang chủ Bách Việt: Thời gian gần đây xuất hiện cái gọi là "Đơn kiến nghị" của bà Nguyễn Thị Vân -vợ thứ hai của cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn. (Bà Vân hiện đang còn sống tại Tp Hồ Chí Minh). Bức thư đã được phát tán rộng rãi trên nhiều kênh thông tin trong nước và quốc tế dù muốn hay không đã trở thành một chủ đề cuốn hút sự quan tâm của dư luận. Có điều đáng lạ là, cho đến nay chưa thấy ý kiến hay lời cải chính  gì của các bên liên quan. Và điều này khiến cho lá đơn dù chưa xác định được tính "chính thống" của nó, có thực không và nếu có thì mức độ chính xác bao nhiêu, v.v..., cũng đã và đang dấy lên những tình cảm lẫn lộn trong xã hội vốn đang trong thời kỳ khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng. Thiết nghĩ đây là một bài học không chỉ của quá khứ mà của hiện tại và tương lai đối với đất nước và dân tộc này. Đó là lý do khiến trang chủ Bách Việt xin mạn phép đăng lại bức thư ở dạng ảnh chụp để  bạn độc tiện tham khảo như một tư liệu. Xin nhắc lại chỉ như một tư liệu tham khảo chưa được kiểm chứng.   

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Một người trong cuộc nói về ngành dầu khí VN(*)

(*)Trang chủ tôi đăng tải lại bài viết này  nhằm mục đích tham khảo ; mọi thông tin và lập luận trong bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của trang chủ. Bách Việt 

Các vấn nạn nghiêm trọng của ngành Dầu khí Việt Nam

Tác giả:Phan Châu Thành / 

Từ sự kiện “phát hiện mỏ khí lớn” của Tàu cộng

Trong bài “Vạch trần trò bịp bợm của Tàu cộng về vụ giàn HD-981 phát hiện mỏ khí nước sâu” gửi Dân Làm Báo và CXN gần đây tôi có nêu ra kết luận trong đầu bài viết trên dựa trên những nhận xét và lập luận cá nhân, và tôi chân thành đề nghị các chuyên gia dầu khí (nước ta) phản biện để làm rõ sự thật hơn nữa, sự thật trần trụi... Nhưng tôi đã rất thất vọng vì không ai trực tiếp hay gián tiếp phản biện cả, dù khá nhiều báo lề dân đăng lại bài của tôi, trong đó có báo rất uy tín như Bouxitvn... Hoàn toàn “im lặng chết người”, dù nhiều độc giả đề nghị dịch bài viết sang tiếng Anh để đăng trên các báo tiếng Anh, quốc tế cho thế giới biết về trò bịp của Trung cộng mà khỏi bị lừa...

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh

Tác giả: David Brown(*) Bài đăng trên YALE GLOBAL 25-09-2014 

Người dịch: Huỳnh Phan


Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.
Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?

Thanh Trúc 
RFA 26-09-2014/ Anh Basam 27/9/2014



Tại buổi thuyết trình do Hội Châu Á tổ chức ở New York hôm 24 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã có bài nói chuyện được giới phân tích đánh giá là thẳng thắn, khôn khéo khi đề cập đến mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam Hoa Kỳ vốn được coi là tế nhị và nhạy cảm.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao và hiện là thành viên ban giám đốc Trung Tâm Minh Triết Biển Đông ở Hà Nội, nêu nhận định trong:
“Tôi cũng tán thành những đánh giá tích cực của giới quan sát cũng như giới phân tích từ hai hôm nay sau buổi nói chuyện do Hội Châu Á tổ chức tại New York. Tôi nghĩ sự kiện hiếm hoi này cho ta một cảm nhận rõ hơn về cái “theme” chủ đạo trong bản giao hưởng được hai phía Việt-Mỹ cùng viết chung về một mối quan hệ đầy duyên nợ.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

TT Philippine không tin Trung Quốc sẽ tấn công

Theo RFI/Anh Basam - Trong khuôn khổ chuyến công du Pháp hai ngày, tối qua 18/09/2014 Tổng thống Philippines Benigno Aquino khi đến thăm Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) ở Paris tuyên bố ông không cho rằng Trung Quốc sẽ dấn lên đến mức tấn công Philippines, tuy vẫn coi Bắc Kinh là « mô hình xâm lược mới trỗi dậy » tại Biển Đông.
Bị tràn ngập những câu hỏi về tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh ngay sau bài phát biểu của ông tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, Tổng thống Philippines nói rằng : « Nếu họ quyết định tấn công chúng tôi – tôi không nghĩ thế và phải nói rất rõ về điều này – tôi không nhìn thấy logic nào để Bắc Kinh phải làm như vậy, và không thể có đủ cơ sở để biện minh cho một hành động như thế ».

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Nạn nhân lật xe khách ở Sapa: nhà báo các người có lương tâm hay không?


Nguồn: Theo tinhhoa.net lấy từ facebook của tác giả -nạn nhân Phạm Công Trình


Mấy ngày vừa qua dư luận đang xôn xao về việc lật xe ở Sapa. Tai nạn kinh hoàng này đã làm 14 người chết và 25 người bị thương.
Tuy nhiên qua lời kể của người trong cuộc đã cho thấy mặt tối của việc những người làm truyền thông, cứu hộ và bảo hiểm… đã mau chóng lợi dụng sự kiện này để mưu lợi cũng như đánh bóng tên tuổi của mình. Sau đây là câu chuyện được chính nạn nhân của vụ tai nạn kể lại thông qua MXH Facebook, chúng tôi xin được phép trích nguyên văn bài viết (đã được hiệu chỉnh một số lỗi chính tả) để tiện cho độc giả đọc và suy ngẫm.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Không thể ngồi trong 4 bức tường phán 'tào lao'

-18/7 Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân tộc MTTQ Lù Văn Que nói, muốn biết dân nghĩ gì thì phải đi thực tế, không thể ngồi trong 4 bức tường phán “tào lao”.


Sáng nay, UB TƯ MTTQ VN họp tổng kết hoạt động của các hội đồng tư vấn, trước thềm Đại hội MTTQ VN sắp diễn ra.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân nêu một số vấn đề, trong đó có hiệu quả thực hiện chức năng giám sát, phản biện, đặc biệt quan tâm hàng đầu liệu những hoạt động của MTTQ đã chạm đến nhân dân thực sự.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân
Làm thế nào để biết được lòng dân, hiểu được dân nghĩ gì, phản ánh đúng nguyện vọng của người dân, qua đó giám sát hiệu quả thực tiễn? - ông Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Chùm thơ

Thái Bá Tân· 

ĐÈN CÙ
Con người, về cơ bản
Thường rất dễ bị lừa.
Nhưng lại khó thuyết phục
Rằng họ đã bị lừa.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Tổ sư cha cái củ khoai (*)

(*) Toàn nói chuyện chánh trị khô khan quá, Bách Việt xin phép "đổi gió" bằng một chuyện có thật sưu tầm trên mạng, chắc nhiều người sẽ giật mình "sao giống ta" thế!  



Tổ sư cha cái củ khoai
                                 Tác giả: Lê Tự 
Tôi là con gái một gia đình gia giáo. Thế có nghĩa là các cụ sinh thành đều thông thạo về phương diện giáo dục con cái theo tư tưởng nho nhe, ấy là “công dung ngôn hạnh”.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Tranh chấp Biển Đông vượt quá khả năng giải quyết của khu vực

Bản đồ mô tả vùng đòi hỏi chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia ven biển Đông 
Thế độc chiếm  Biển Đông của TQ đang hiện rõ 

Những tin tức dồn dập gần đây cho thấy TQ đang hối hả thực hiện âm mưu biến các bãi đá chìm giữa biển Đông thành đảo nổi và căn cứ quân sự án ngữ trên tuyến đường hàng hải quốc tế ra vào qua eo Ma-lac-ca. Rõ ràng TQ đã làm được trò ảo thuật "biến không thành có" và giờ đây đã rút ngắn khoảng cách từ căn cứ của mình chỉ còn cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km, Manila 890 km, và bờ Tây Malaysia 490 km, khoảng hơn nghìn km để đến eo Malacca.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN

Theo VTC News ngày 3/9/2014 - Hoàn cầu Thời báo nói nếu Trung Quốc xây đường băng 2km trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN, miền Nam VN sẽ nằm trong vùng tấn công của chiến đấu cơ Trung Quốc.
Hòn đảo này được Trung Quốc đổ thêm bê tông để biến thành đảo nhân tạo có diện tích bằng 17 sân bóng đá (khoảng 1.700m). Những bức ảnh được Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc đăng tải cho thấy công việc xây dựng đang gấp rút diễn ra. 

Trung Quốc đang gấp rút xây dựng công trình trên đảo Gạc Ma 
‘Xe cơ giới chạy rầm rập, đất đá chất cao như núi, việc bê tông hóa hòn đảo đang diễn ra khẩn trương’, tờ Kanwa của Canada cho biết.
Toàn bộ hòn đảo có chiều dài 5.000m, rộng 400m, giới phân tích cho rằng Trung Quốc toan tính biến Gạc Ma thành cơ sở không quân.
Theo tính toán của Hoàn Cầu thời báo, đảo Gạc Ma cách TP.HCM 830km; cách Manila 890km; cách eo biển Malacca, cửa ngõ Biển Đông khoảng 1.500km. Nếu Trung Quốc cho xây đường băng dài 2.000m trên đảo Gạc Ma, các chiến đấu cơ Su-30; J-10; J-11 sẽ có khả năng tác chiến vươn tới tận Malacca.
Thậm chí toàn bộ miền Nam Việt Nam cũng nằm trong phạm vi tấn côngcủa các chiến đấu cơ này.
Theo Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc đang tập trung xây dựng nhiều công trình ở phía Tây đảo Gạc Ma, có chiều dài lên đến 4.04km. 
Mô hình xây dựng đảo Hoàng Sa trong tương lai (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay) 
Trong khi đó, phía Đông Bắc sẽ được xây thành cảng, cung cấp khả năng ra vào cho tàu khu trục hạm cỡ lớn. 
Đài Loan cũng sẽ chịu uy hiếp nhất định từ phía đảo Gạc Ma, bởi nơi này cách đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng trái phép của Việt Nam khoảng 72km. 
Tờ Kanwa nhận định với năng lực tác chiến hiện nay, Trung Quốc có thể ‘dễ dàng chiếm đảo Ba Bình’, bắt giữ toàn bộ quân nhân Đài Loan trên đảo để ra điều kiện đàm phán với Đài Bắc.
Trung Quốc cũng đang xây dựng, kiên cố hóa đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này xâm chiếm trái phép năm 1974. 
Theo tờ Want China Times của Đài Loan, khi hai hòn đảo này được xây dựng xong, Trung Quốc hoàn toàn có thể lắp đặt radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không, trên biển. 
Toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á, cho đến tận Singapore đều nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.
Trong khi Mỹ tuyên bố ‘xoay trục sang châu Á’, động thái mới này của Trung Quốc được cho là sẽ tạo áp lực đáng kể lên hạm đội Thái Bình Dương nổi tiếng của Mỹ.
Tờ Want China Times nhận xét, việc xây các căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và đảo Gạc Ma (Trường Sa) sẽ giúp quân đội Trung Quốc tiến thêm 850km trên Biển Đông. 
Tờ báo này cho rằng ngay khi hải quân Mỹ qua eo biển Malacca vào Biển Đông, mọi động tĩnh sẽ khó lọt qua hệ thống radar Trung Quốc bố trí ở hai đảo nêu trên.
Tờ Want China Times dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã cài đặt nhiều thiết bị dò sóng âm tàu ngầm, do thám tín hiệu tàu chiến ở nhiều điểm đảo trên Biển Đông. 
Trung Quốc cũng xây nhiều trạm radar có khả năng phát hiện tàu chiến và các hoạt động chuyển quân của Mỹ, Việt Nam và Malaysia.
Tờ báo của Đài Loan nói Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch xây đảo nhân tạo trên nền một số đảo san hô mà nước này chiếm đóng trái phép, nhưng số lượng đảo là bao nhiêu thì không được Want China Times tiết lộ.
Theo trang tin quân sự Trung Quốc Chinamil, Bắc Kinh cũng đang xúc tiến xây dựng các công trình trên đảo đá Chữ Thập ở Trường Sa (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử). 
Hiện tại, Trung Quốc đã cho xây dựng đảo nhân tạo rộng 90m2 ở đảo đá Chữ Thập, có sân bay trực thăng, radar, thiết bị giám sát vô tuyến, cung cấp chỗ neo đậu cho tàu khu trục hạm cỡ nhỏ.
Phóng viên: Phương Mai

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Lập trường của Đài Loan về vấn đề biển Đông

TheoTaiwanToday,News.ifeng.com- 
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu

Dưới  tiêu đề  "Đài Loan không muốn bị loại khỏi các cuộc đàm phán Biển Đông"  tờ Taiwan Today ngày 2/9/2014 đưa tin  Tổng thống Mã Anh Cửu phát biểu  tại Đài Bắc hôm thứ hai khi đến xem một cuộc triển lãm về những sử liệu về biên cương phía nam của Đài Loan, trong đó có những hình ảnh và tư liệu mà Đài Bắc cho là chứng minh chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc ở Biển Đông.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Việt Nam còn "đi dây" được bao lâu?

Nhân QK 2/9, đặc biệt sau chuyến đi Bắc Kinh của Đặc phái viên Lê Hồng Anh đang diễn ra một số động thái "lấn sân" từ phía TQ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến tôi nhớ lại một chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TQ cách nay đã hơn 3 năm tức là sau khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình lên nắm quyền tối cao ở Trung Nam Hải (xem đường link đến clip tại đây )

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Mục đích chuyến thăm của Đặc phái viên Tổng Bí thư ?


Phải tranh thủ ghi lại tin này, vì thấy nó có cái gì rất không ổn, nếu không nói là quá ư lạ lẫm: Kẻ cướp bỗng chốc biến thành nạn nhân và nạn nhân phải sang nhà kẻ cướp để xin chia buồn và bồi thường thiệt hại ! Cả bản tin dài không hề thấy một từ nào về vụ giàn khoan Haiyang 981 hoặc hành động hung hăng tàn bạo của các lực lượng TQ trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN gây thiệt hại nặng nề đối với người VN, v.v... mà toàn nói về vụ bạo động của dân chúng mà thực ra do bắt nguồn từ vụ giàn khoan 981, lại còn bày tỏ "lấy làm tiếc" và "buồn"...rồi hứa sẽ "xin lỗi", "đền bù"... (!?) 
Hay là Vietnamnet đưa tin có gì nhầm lẫn? Hy vọng thế! Đợi gần một ngày không thấy cãi chính nên đưa lại nguyên văn bản tin đó không sai sót một chữ nào để mọi người cùng tham khảo - Bách Việt.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Nhận thức của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam (*)



This entry was posted on Tháng Bảy 4, 2014, in Lịch sử Việt Nam and tagged Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Bookmark the permalink. Để lại bình luận

Vietnam Borderless Histories. Published August 29th 2006 by University of Wisconsin Press.


“Một so sánh về nhận thức của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam” [“Lê Văn Hưu and Ngô Sĩ Liên - A Comparative of their Perception of Vietnamese History”] là tựa đề tiểu luận của Yu Insun, nguyên giáo sư ban Sử Á châu tại Đại học Quốc gia Hán Thành [Seoul National University].

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

'Chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ'




Đây là bài viết nghiêm túc nói về một vấn đề nghiêm túc : Các cụ Trên đang đi từ chỗ "nhận biết" đến chỗ "biết sợ"...Vây, âu cũng là một tiến bộ rất đáng khích lệ đấy chứ!- Bách Việt.
   
Nguồn:ViệtNamNet 20/08/2014
Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta - nhân kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 45 năm thực hiện Di chúc của Bác, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài viết riêng cho Tạp chí Cộng sản.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết này.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đau lòng khi nghe những câu truyền miệng trong nhân dân “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...”. Ảnh: TTXVN

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

Ghi chú của chủ blog Bách Việt: Đây là bài viết lấy từ nguồn trực tiếp:  adminbasam on 17/08/2014 - Pro&contra của Tác giả: Gordon G. Chang 
China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart“ đăng trên tờ The National Interest 14/8/2014
/ được dịch giả Phan Trinh mới dịch ra tiếng Việt ngày16-08-2014. 

Bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của chủ blog, mà chỉ sắp xếp đăng lại như một tài liệu nghiên cứu của trang Bách Việt .

Bạn độc có thể xem bài gốc tiếng Anh bên trang Englich của Bách Việt. 


“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’


James Zumwalt/US DailyReview
Nguyễn Văn Phước chuyển ngữ/ Ba Sàm


Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. ( Theo RFA)


Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Biết "im lặng là vàng" tại sao cứ nói ra? (*)

Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đã đúc kết về thế nào là cách ứng xử hợp lý trước những tình huống khó xử, đó là giữ im lặng không nói điều gì: "Im lặng là vàng". Tuy nhiên, biết vậy mà không hiểu sao một số chính khách VN hay vi phạm điều này, có khi do vô tình có khi cố ý và ngay cả trong những tình huống rất nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia.

Thông điệp McCain: 5 Sẵn sàng, 3 Nên và 1 Hy vọng

Theo VQA, 13/08/2014
TNS sĩ John McCain sau một cuộc họp báo tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội, ngày 8/8/2014
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho hay, chiều 8/8/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn Thượng viện Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam gồm Thượng Nghị sỹ John McCain (Đảng Cộng hòa, tiểu bang Arizona) và Thượng nghị Sỹ Sheldon Whitehouse (Đảng Dân chủ, tiểu bang Rhode Island).

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tìm hiểu về Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị (*)

(*)Dưới đây là nội dung trích lược từ hồi ký ngoại giao "Thanh thản một cuộc đời" của Đại sứ Võ Anh Tuấn do Thiên Đức  giới thiệu trên Tuần báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại Giao. 


May mắn có mặt tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về Luật biển với tư cách là Trưởng đoàn Việt Nam, Đại sứ Võ Anh Tuấn đã dành một chương để kể về quá trình Việt Nam tham dự Hội nghị, cũng như những giá trị pháp lý quốc tế quan trọng mà Hội nghị này đạt được, trong hồi ký ngoại giao Thanh thản một cuộc đời của mình.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Quan hệ Việt-Mỹ: Những tín hiệu khả quan



TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse
trả lời phỏng vấn báo chí tai HN tối 8/8
Chỉ ít ngày sau chuyến thăm Mỹ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và vài ngày sau chuyến thăm VN của thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ là chuyến thăm của Đoàn TNS Mỹ John McCain và TNS Sheldon Whitehouse cùng các thành viên đến VN (từ 7-10/8). Được biết, có tin  Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm Mỹ nay mai, và nếu đúng vậy thì đây là thời kỳ "dầy đặc" nhất của các cuộc thăm viếng qua lại giữa các quan chức cao cấp hai nước. Đáng chú ý là hiện tượng này xảy ra ngay sau vụ giàn khoan Haiyang 981.   

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến. 

Giàn khoan Haiyang 981: mở đầu của cuộc chiến bằng những mốc chủ quyền di động 
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.  

12/13 quán quân Olympia không về nước: Những nguyên nhân chua xót


Theo Infonet Thanh Hùng thực hiện
Chỉ  những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.

Để giải đáp thắc mắc độc giả về việc trong số 13 quán quân Olympia hiện chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn quay trở về Việt Nam, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Mai về vấn đề này.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?

Đây không chỉ là những thông tin về 13 trường hợp vô địch của một trò chơi mà là sự gợi mở vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của  nước nhà trước mắt và lâu dài. Qua rất nhiều trường hợp khác từ thời kháng chiến chống Pháp đến giờ, gần đây nhất có Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu, liệu có thể kết luận: VN sinh ra nhưng không thể giáo dưỡng, và tất nhiên không thể giữ (sở hữu) được nhân tài? -  Bách Việt. 

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã ghi danh 13 gương mặt xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Hiện tại, họ đều đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.

9h30 ngày 3/8, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14 sẽ diễn ra. Trước thềm trận đấu quan trọng này, cùng điểm lại cuộc sống hiện tại của 13 nhà vô địch Olympia từ 2000 đến 2013.

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Hòa hoãn thay đối đầu?

Tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong vụ giàn khoan
Vụ giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đã thu hút chú ý của dư luận quốc tế.
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên mạng Asia Times Online, Tiến sỹ Abuza nhận định rằng Việt Nam tỏ ra không đủ sức để đáp trả sự khiêu khích trên biển của Trung Quốc.
"Nhưng tác hại lớn nhất là hành động của Trung Quốc đã cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng về cách thức phản ứng đối với sự hung hăng của Bắc Kinh."

16 điểm yếu của công nghệ TQ

Theo ý kiến của một người TQ không nêu danh,  sẽ có 16 tình trạng như sau xảy ra nếu Phương Tây cấm vận TQ. Nếu thông tin này có thật thì ít ra cũng góp phần để thức tỉnh tâm thế của những người Việt Nam nào lâu nay vẫn lo sợ sức mạnh Trung Hoa. Hy vọng thế.

Dưới đây là trích dẫn nguyên văn của người TQ nói trên (Ảnh minh họa do chủ blog sưu tầm trên mạng): 


Hình ảnh một chiếc máy bay của Indonesia do Trung Quốc sản xuất chở 52 người đã gãy đôi hồi tháng 6 năm                 nay khi hạ cánh xuống sân bay ở miền Đông nước này khiến 2 hành khách bị thương.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Bể Đông và ông trách nhiệm

(Mạn phép đăng lại nguyên văn bài viết của tác giả Baron Trịnh đăng tải trên Basam hôm nay để có thêm người đọc vì nghĩ rằng đây là một bài viết hay - Bách  Việt)

1. Ngày 15/7, Tân Hoa xã đưa tin Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo đã hoàn thành xong công tác khoan trắc trên vùng đảo Tây Sa và giàn khoan 981 sẽ được chuyển tới làm việc ở đảo Hải Nam. Tại thời điểm này, trên biển Đông xuất hiện cơn bão Thần Sấm (Rammasun) đi thẳng vào vùng biển mà giàn khoan 981 hạ đặt.

Báo chí trong nước đua nhau giật title câu view thông tin này, mạng xã hội cũng nóng lên không kém. Người cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan để tránh bão, kẻ lại nói là đã khoan trắc xong nên dời đến vị trí mới. Người phân tích, kẻ trích dẫn, rất huyên náo.


Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo chính thức về việc trên. Một loạt quan chức và cựu quan chức phát biểu rất hùng hồn, như là họ đã biết trước việc Trung Quốc rút giàn khoan.

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Tẩy chay hệ tại chức?

Tác giả:Tô Văn Trường 

Vấn đề nhân sự là nguyên nhân của hàng loạt nguyên nhân! Lục ra, xới lên thì chỗ nào cũng lủng cà, lủng củng . Quả thật, việc nhặt những hạt sạn ra khỏi gạo đã khó khăn nhọc nhằn lắm, huống hồ lại phải lựa tìm từng hạt gạo trong đống sỏi . Từ xa xưa, người ta vẫn kỵ chữ nửa: nửa vời, nửa chừng và còn thậm tệ hơn, như một lời nguyền rủa “nửa đời, nửa đoạn”!

Vậy mà, ngày nay có bao nhiêu thứ đang “ứng”, đang “khớp” với cái nửa chết tiệt ấy! Khôn chẳng bằng ngoan, cử chẳng cần thi, không “lách” được thì đừng có viết vv kể khôn xiết! Cái từ ghép giả dối thì ngày nay người ta chỉ săm soi vào cái sự giả, còn những cái dối thì phơi bày nhan nhản ra đó! Cái thứ bằng cấp “dối” này khó phân loại vô chừng. Đã vậy, những người đứng ra tuyển lại nhằm vào phe cánh hơn chức năng công việc!

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Tư liệu: về "cuộc chiến truyền thông" của TQ tại biển Đông

Trung Quốc tiết lộ video hiếm hoi về cuộc chiến lãnh thổ ở biển Đông

GMA News 11-07-2014 (Tác giả: Michaela Del Callar/ Người dịch: Huỳnh Phan - Anhbasam ngày 13/7)

Chúng tôi ở đây! Đảo Hoàng Nham đây! Quốc kỳ trương lên rồi!” một nhà báo Trung Quốc (TQ) kêu lên sau khi đắc thắng giương lá cờ đỏ của TQ trên một hòn đá san hô nhô lên ở vùng biển khơi phía tây bắc Philippines.
Chỉ ngay ngoài khơi Malaysia, thuỷ thủ TQ thực hiện buổi chào cờ trên boong tàu để biểu thị sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi ngầm James đang có tranh chấp, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km. Trong một diễn biến nguy hiểm hơn, một tàu khảo sát TQ đâm vào một tàu nhỏ Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Thêm một điều đáng suy ngẫm


Theo TTXVN, hôm nay Người phát ngôn NG Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố:"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". 

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

6 cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc (*)

(*) Trước bối cảnh tình hình biển và quan hệ Việt-Trung căng thẳng cao độ Bách Việt xin mạn phép  đưa lại tài liệu này (của học giả TQ được dịch từ bản gốc tiếng Trung đăng trên tạp Chí Nghiên cứu biển Đông (VN) tháng 8/ 2011)  tại đây . Qua tài liệu này để thấy không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh mới đây cho phát hành "bản độc dọc" của TQ trong đó thể hiện lãnh thổ trong mộng của họ bao gồm cả các vùng đất và biển đã đề cập trong 6 cuộc chiến tranh. Tất nhiên mộng ước là môt chuyện, có đạt được không là một chuyện khác; không loại trừ khả năng nước TQ sẽ bị chia thành 6 nước cũng nên(?)  - Bách Việt 

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu nghìn tỷ ra Hoàng Sa?

Vietnam net và một số báo đang lưu truyền tin tức về "một đại gia tại Sài Gòn vừa quyết định đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sắm 100 chiếc tàu, máy bay trực thăng… để ra Hoàng Sa đánh cá... Nếu tin này là đúng sự thật thì đây là một tin vui. Vấn đề còn phải  xem năng lực thực hư của doanh nghiệp đưa ra ý tưởng này đến mức nào (?). Dù sao trong bối cảnh TQ rắp tâm sử dụng chiến thuật "biển người" với hơn 50 vạn tàu đánh cá để tranh giành ngư trường tại biển Đông thì VN không thể khoanh tay đứng nhìn -Bách Việt .

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Nền kinh tế VN Phụ thuộc TQ do "lợi ích nhóm" chi phối


Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn, 3/7/2014, tại cuộc hội thảo có tên "Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau" do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 3-7-2014, các chuyên gia kinh tế tham gia hội thảo tỏ ra lo ngại nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc.

Lãnh đạo Việt Nam có nhiều tiến sĩ nhất thế giới

Theo blog Nguyễn Văn Tuấn-19/3/2014 

thangbom-thoinayKhoảng 2 năm trước, do tính tò mò, tôi đếm số thành viên nội các VN, Mĩ và Úc, và so sánh trình độ học vấn qua bằng cấp của họ. Kết quả cho thấy 13/26 người có bằng tiến sĩ

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này