Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay(*)

(*)Phát lại bài viết của tác giả Bách Việt do người Việt ở Philippines sưu tầm, với hy vọng có tác dụng tham tham khảo thiết thực trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay. 

Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình.  Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc.  Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.


Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình.  Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”.  Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?


Việt Nam vẫn 'chần chừ' chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị 'cưỡng chiếm' là do lãnh đạo còn 'e ngại' động chạm tới 'quan hệ hữu nghị với Trung Quốc' và thiếu một sự thống nhất 'quyết tâm' trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Việt Nam có thể làm gì và nên làm gì với Trung Quốc?

Một tranh biếm họa cũ nay vẫn còn nguyên giá trị
Đây là câu hỏi thường dẫn đến nhiều câu trả lời khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, không chỉ trong nội bộ người Việt Nam mà trên thế giới. Bởi vì quan hệ Việt-Trung giống như một chiếc hàn thử biểu loạn nhịp trước nhiệt độ nóng lạnh thất thường trong quan hệ giữa hai quốc gia "vừa là đồng chí vừa là anh em", có lúc tưởng như sóng đã yên biển đã lặng, bỗng chốc ào lên những đợt sóng cồn. Với tình trạng quan hệ bấp bênh như thế, phần bị động thiệt thòi luôn thuộc về Việt Nam, và tình huống luôn đặt Việt Nam vào thế phải lựa chọn giữa chiến hay hòa, giữa đối đầu hay cam chịu..., đằng nào cũng khó cả. 

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Tin vui: TQ đình chỉ đình chỉ các chương trình trao đổi với VN

Theo một số nguồn tin hôm nay, người phát ngôn Bộ NG Trung Quốc vừa ra tuyên bố kể từ  18/5/2014 Trung Quốc đơn phương đình chỉ các chương trình trao đổi với VN (chưa rõ cụ thể chương trình gì). Xem thêm tại đây:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140518-trung-quoc-dinh-chi-nhieu-chuong-trinh-trao-doi-voi-viet-nam

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Vụ gian khoan Haiyang dưới góc nhìn của dân chài Lý Sơn

Hiện đang có rất nhiều cách nhìn, cách hiểu và đánh giá về sự kiện Trung Quốc lắp đặt giàn khoan khổng lồ Haiyang HD 981 sâu trong lãnh hải Việt Nam, nhưng còn quá ít thông tin cho thấy những người dân chài Việt Nam tại chỗ quan sát và suy nghĩ như thế nào. Do đó chủ blog Bách Việt muốn cung cấp thêm một vài thông tin như thế từ  nguồn tin internet xét thấy chứa đựng những điều đáng tham khảo-Bách Việt.

Một thuyền trưởng từng bị bắt tàu nhiều lần, chia sẻ: “Nó vô thì vô lén thôi chứ dân người ta đánh chết chứ. Trung Quốc giờ thì giết chết nó chứ đánh gì, nó đập không biết bao nhiêu chiếc tàu của mình rồi. Sáng nay mới vô một chiếc tàu này, nó đập tối hôm qua, nó lấy búa nó đập, búa đầy trên tàu luôn, mới vô một chiếc, còn mấy chiếc chưa vô. Nó biết rồi, nó là Trung Quốc – China nó đâu có quyền gì đâu, chẳng qua là nó ưa nó quậy thôi chứ!… Mà không hiểu sao bây giờ cán bộ người ta có cái tật là nước tới trôn mới nhảy, có nghĩa là tới chừng rồi mới lo. Chứ cách đây mấy tháng bà con đã phát hiện nó (giàn khoan) vào đây rồi, giờ nó khôn rồi, nó đã vào đó rồi, nó không chịu đi đâu.”

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Tư liệu: Danh sách thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (*)

(*)Nhân vụ Trung Quốc dùng giàn khoan khủng lấn chiếm lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Bách Việt phát lại tài liệu này như một sự cảnh báo với công luận     

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.[1]

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này