Trong nhiều năm nay, đặc biệt mấy năm trở lại đây, trong khi ráo riết vừa công khai vừa ngấm ngầm tiến hành nhiều thủ đoạn khác nhau để thực hiện chủ trương “thu hồi lãnh thổ và biển đảo” (mà thực chất là chủ nghĩa bành trướng đại Hán), giới lãnh đạo Trung Quốc còn ngấm ngầm dung túng cho các "kênh" thông tin “phi chính phủ” trên internet coi đó như một phương tiện để tiến hành công tác xuyên tạc sự thật lịch sử, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tấm lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng v.v…
Trong số những thông tin “tạp phế lù” đó, chủ blog tôi thấy có 2 bài có cùng nội dung trực tiếp liên quan đến chủ đề “cán cân lực lượng “ (balance of force) và trực tiếp liên quan đến Việt Nam nên xin trích đăng lại để tiện làm nguồn tham khảo cho bạn đọc nào quan tâm.
Tôi nhắc lại “chỉ để làm nguồn tham khảo” và chỉ tham khảo về mặt “động thái”, chứ không có giá trị thông tin tư liệu, bởi vì cách lập luận trong đó hòan toàn mang tính chủ quan, phiến diện và các thông tin cũng thiếu độ tin cậy. Cũng mong rằng bạn đọc hãy luôn giữ được “cái đầu lạnh” khi đọc để tránh bị kích động hoặc bị mắc mưu của những kẻ chủ trương của các bài viết đó.
Hai bài viết này đều được đưa ra trong dịp trước Hội nghị Cấp cao APEC 18 và được phổ biến trên các mạng bán chính thức của Trung Quốc, và cũng đã được đăng lại trên khá nhiều tạp chí và mạng internets của các nước khác. Cả hai bài này đều được dịch giả Việt Nam lược dịch từ các ngoại ngữ khác nên có thể không hoàn toàn đảm bảo tính nguyên vẹn và độ chính xác cao nhất có thể so với nguyên bản tiếng Trung. Hai bài viết có tựa đề 1) “6 NƯỚC ĐƯỢC TRUNG QUỐC BẢO VỆ” và 2) “10 NƯỚC CÓ THỂ TẠO THÀNH NGUY CƠ LỚN NHẤT ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC” lần lượt được đăng nguyên văn bản dịch dưới đây.
*(Tiêu đề chung và ảnh minh họa do là của chủ blog tôi) |
Bài 1: 6 NƯỚC ĐƯỢC TRUNG QUỐC BẢO VỆ
1. Pakistan Liên minh quân sự thực tế giữa Trung Quốc với Pakistan bắt nguồn từ phương án Mountbatten [1] do đế quốc Anh đề xuất. Sau khi Ấn Độ và Pakistan tách ra, hai nước này trở thành thù địch. Từ ngày bắt đầu nổ ra chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần thứ hai, mối quan hệ giữa Trung Quốc với Pakistan từ tình cảm hàng xóm nâng cấp thành tình cảm anh em sắt đá. Pakistan cần được Trung Quốc bảo vệ mà Trung Quốc cũng cần có sự phối hợp chiến lược của Pakistan. Hai nước cùng hội cùng thuyền trải qua nhiều thách thức. Từ Trung Quốc giúp Pakistan chống Ấn Độ cho tới Pakistan lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên sân khấu quốc tế, mối quan hệ giữa hai nước còn chặt chẽ hơn cả quan hệ Mỹ-Israel . Trung Quốc không tiếc sức tăng cường viện trợ quân sự cho Pakistan khiến Ấn Độ ủ rũ kém vui. Nghe nói tới 60% quân đội Pakistan do Trung Quốc đài thọ chi phí. Báo chí Mỹ ngạc nhiên: “Bất kể tình hình ra sao, chỉ cần Ấn Độ còn tồn tại một ngày thì Pakistan mãi mãi không tách rời sự bảo vệ của Trung Quốc.
2. Triều Tiên Hiện nay hơn 90% viện trợ đến từ Trung Quốc. Một quan chức cấp cao Triều Tiên cách đây ít lâu trốn sang Hàn Quốc từng nói: “Nếu Trung Quốc cắt viện trợ và ngừng bảo vệ chính quyền Kim Jung-il thì vương triều họ Kim lập tức sụp đổ.” Cho dù Trung Quốc-Triều Tiên từ năm 1950 đã lập đồng minh quân sự nhưng về sau do yếu tố Liên Xô mà hai nước tranh cãi nhau. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Triều Tiên vẫn phải dựa vào sự bảo vệ về chính trị và quân sự của Trung Quốc. Yêu hoặc ghét cũng thế, nếu có chuyện thì Trung Quốc vẫn phải bảo vệ Triều Tiên. Nhìn bản đồ Đông Bắc Á sẽ thấy, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản gầm ghè nhìn Triều Tiên; Trung Quốc-Triều Tiên gắn bó như môi với răng, huống chi từ xưa Trung Quốc đã có mối quan hệ chính trị máu thịt với Bắc Triều Tiên. Bởi vậy, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác là bênh vực Triều Tiên. 3. Myanmar Hiện nay lực lượng quân sự Myanmar được Trung Quốc giúp. Hầu hết các loại vũ khí tiên tiến đều do Trung Quốc cung cấp. Ngoài ra 80% nền kinh tế nước này cũng do Trung Quốc nâng đỡ. Năm 2003 quan hệ Trung Quốc-Mỹ xảy ra sóng gió, nguyên nhân là Mỹ định dùng quân sự lật đổ chính phủ Myanmar được Trung Quốc ủng hộ. Sau khi Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Myanmar về ngoại giao và Trung Quốc tiến hành bố trí quân sự, Mỹ đã rút lui. Năm ngoái Myanmar dời thủ đô lên phía Bắc 200 km nhằm nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc nhiều hơn. Báo chí Ấn Độ nói Myanmar đã trở thành nước vệ tinh của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Báo Mỹ tiết lộ: hợp tác quân sự Trung Quốc-Myanmar không bình thường. Trung Quốc luôn luôn dùng cách cung cấp trang bị quân sự, phát triển các cơ sở hạ tầng quân sự để xây dựng quân đội Myanmar. Hiện nay lục quân Myanmar đã tiếp nhận khối lượng lớn phần cứng quân sự gồm xe tăng, xe thiết giáp, trọng pháo, trang bị phòng không, nhiều loại xe cũng như nhiều vũ khí cá nhân do Trung Quốc sản xuất. Theo báo Mỹ, lực lượng không quân Myanmar gồm các loại máy bay chiến đấu như 60 chiếc Tiêm-7, 12 chiếc Tiêm-6 và 36 chiếc máy bay cường kích lọai Cường-5. Như vậy không quân Myanmar đã có trên trăm chiến đấu cơ Trung Quốc. Ngoài ra năm 2009 Myanmar còn đặt mua 50 chiếc máy bay phản lực huấn luyện kiêm cường kích loại nhẹ kiểu K-8 do Trung Quốc và Pakistan kết hợp chế tạo. Trong trận bão lốc Nargis năm 2008, hải quân Myanmar bị chìm 25 tầu, hiện nay cơ cấu lực lượng quân sự rất yếu. Nhờ làm đường ống dẫn khí đốt Myanmar cung cấp cho Trung Quốc nên chính phủ Myanmar có đủ kinh phí để tiếp tục mua vũ khí của Trung Quốc. Myanmar còn được Trung Quốc giúp xây dựng bến cảng và nhà máy đóng tàu. Ấn Độ cho rằng những cơ sở hạ tầng này có thể được Trung Quốc sử dụng khi họ đóng quân tại vịnh Bangladesh. Ngoài ra Trung Quốc còn xây dựng các trạm thu thập tình báo-tín hiệu điện tử trên một số đảo của Myanmar, có thể dùng để theo dõi hoạt động của hải quân Ấn Độ tại nơi Ấn Độ bố trí nhiều cơ sở chiến lược. Năm 2009 Myanmar còn ký thỏa thuận mua của Nga 570 triệu USD máy bay Mig-29.
4. Campuchia Trung Quốc và Campuchia có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Từ 1958 sau khi hai nước lập quan hệ ngoại giao, mấy thế hệ nhà lãnh đạo Trung Quốc xây dựng được tình bạn sâu sắc với quốc vương Xihanuc, tạo cơ sở bền vững về chính trị và quân sự giúp phát triển lâu dài mối quan hệ hai nước. Trung Quốc không ngừng giúp Campuchia giải quyết thành công các tranh chấp nội bộ, còn gúp Campuchia chống Việt Nam. Hai nước không tồn tại bất cứ vấn đề lịch sử nào. Hiện nay hơn 50% lực lượng kinh tế và quân sự của Campuchia dựa vào viện trợ của Trung Quốc. Trung Quốc đã tuyên bố hủy các khoản Campuchia vay nợ Trung Quốc đến hạn trả và xây dựng “mối quan hệ bạn bè hợp tác toàn diện” với Campuchia.
5. Kazakhstan Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc mới đây, Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev đã tìm kiếm sự bảo vệ về chính trị và quân sự từ Trung Quốc. Hai nước đã ký kết Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giếng Trung Quốc-Kazakhstan, trong đó có một điều khoản rất quan trọng là Kazakhstan tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân (có thể là vũ khí Liên Xô để lại) và Trung Quốc cung cấp bảo đảm quân sự cho Kazakhstan. Ngoài ra Kazakhstan cũng ký Hiệp ước tương tự với Nga.
6. Lào dĩ nhiên là nước được Trung Quốc bảo vệ. Ngoài 6 quốc gia nói trên thì trong cuộc cạnh tranh chính trị Trung Quốc-Ấn Độ, các nước Butan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka cũng đang tìm kiếm sự bênh vực của nước ngoài, 4 nước này đều tiếp nhận sự ủng hộ chiến lược và viện trợ quân sự của Trung Quốc. Mông Cổ chịu tác động của 3 nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, cho nên không phải là nước được Trung Quốc bảo vệ.
Ghi chú của người dịch: [1] Tức Mountbatten Plan: phương án tách thuộc địa của Anh trên tiểu lục địa Ấn Độ thành hai nước Ấn Độ và Pakistan, do Mountbatten Tổng đốc Ấn Độ (người của chính phủ Anh) đưa ra tháng 6/1947. Nguồn:
[世界上]被中国军事保护的六个国家
[ 中国智库 www.chinathinktank.cn 2010年11月5日] 发布:三略观察
http://www.chinathinktank.cn/ShowArticle.asp?ArticleID=19697 |
Được dịch giả Nguyễn Hải lược dịch và gửi đang trên BVN
Bài 2: 10 nước tạo thành nguy cơ lớn nhất với Trung Quốc
SỐ 10: PHILIPPINE:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 4 điểm
- Tổng điểm: 5,5 điểm
- Bằng chứng: Người Mỹ đã giải phóng Philippine. Hiện nay Philippine là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở Đông - Nam châu Á. Ngoài ra, Philippine chưa bao giờ từ bỏ ý đồ giành lại các hòn đảo phía Nam của Trung Hoa, họ liên tục chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Súng đạn của Philippine thường xuyên bắn vào ngư dân Trung Quốc, cờ của Philippines lúc nào cũng bay phấp phới trên lãnh thổ Trung Hoa. Philippine là đất nước mà trung Hoa chưa bao giờ dám coi thường. Những đảo Trường Sa hay Hoàng Sa là một quần đảo nằm ở phía tây - nam của Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là “Biển Đông”), gồm hàng 100 đảo nhỏ, bãi san hô, đá ngầm, tổng diện tích của chúng không dưới 5km2. Diện tích chung của toàn khu vực lên tới trên 400 nghìn km2, điểm trung tâm của khu vực này cách các đảo Palawan và Kalimantan 400 km, cách bờ biển Việt Nam 500 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1000km. Lãnh thổ của các đảo này này lúc nào cũng là đối tượng tranh chấp trực tiếp của 6 quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Malaisia, Philippine và Brunei
SỐ 9: INDONESIA:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 5 điểm
- Tổng điểm: 6 điểm
- Bằng chứng: Mỗi khi nhớ lại cuộc nổi loạn của người Trung Quốc (vào những năm 60 của thế kỷ XX, dưới khẩu hiệu đấu tranh chống c ác phần từ cực đoan đỏ, ở Indonesia đã diễn ra nạn diệt chủng với Hoa kiều, để phản đối, người Trung Hoa đã tổ chức những cuộc xuống đường mang tính đại chúng rất rầm rộ và họ từng bị đàn áp một cách dã man.- Chú thích của dịch giả người Nga), bao giờ người ta cũng nghĩ tới cảnh các cửa hàng Trung Quốc bị dân Indonesia cướt bóc, những phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng hiếp, những người họ hàng Trung Hoa bị đánh đập giống như súc vật trong lò mổ. Tất nhiên chính phủ Trung Quốc không thể bày tỏ công khai những gì sục sôi trong tình cảm của người dân. Indonesia là đất nước đông dân nhất vùng Đông - Nam châu Á (thống kê dân số đến năm 2008, Indonesia có trên 235 triệu người), phạm vi ảnh hưởng của Indonesia vô cùng rộng lớn và đại đa số dân cư ở đây đều không có thiện cảm với người Trung Hoa, nhưng đất nước này lại chưa được văn minh hoá đến cùng, và đây chính là nguyên nhân tạo ra nguy cơ lớn đối với Trung Quốc ở Đông - Nam châu Á.
SỐ 8: AUSTRALIA:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 6 điểm
- Tổng điểm: 6,5 điểm
- Bằng chứng: Australia là đại bản doanh phương Nam - cơ quan đầu não của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bìng Dương (ATP). Australia ở phía Nam, Nhật Bản ở phía Bắc làm thành đường vòng cung kẹp chặt Trung Quốc vào giữa. Nước này là đồng minh trung thành của Mỹ, sẵn sàng chia sẻ các giá trị Mỹ và nhân loại. Sự tồn tại của Australia là trở ngại lớn cho sự phát triển của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng cho phép Australia can dự nhiều hơn vào những công việc xa lạ, mà tình huống ở Đông Timor là ví dụ tiêu biểu. Đông Timor (Timor - Leste) là quốc gia thuộc Đông - Nam châu Á, bao gồm nửa phía đông của đảo Timor, những đảo lân cận của Atauro, Jaco và Oecussi - Ambeno, cùng một phần nằm ở tây bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Những va chạm bắt đầu xẩy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 2006 giữa những cựu binh phục vụ trong quân đội với lực lượng cảnh sát, về sau ngày càng trở nên căng thẳng, rồi dẫn tới những vụ nổ súng khắp nơi, làm sụp đổ cả chính quyền, cơ quan an ninh, gây nên tình trạng tội phạm và bạo loạn tràn lan. Nhờ có lực lượng gìn giữ hoà bình từ Australia, New Zealand, Malaisia, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác, trật tự mới được vãn hồi, nhưng tình hình Đông Timor cho đến nay vẫn luôn luôn căng thẳng.
SỐ 7:VIỆT NAM:
- Nguy cơ: 8 điểm
- Thực lực: 5 điểm
- Tổng điểm: 6,5 điểm
- Bằng chứng: Tuy có 1000 năm Bắc thuộc bị Trung Hoa đô hộ và hàng 100 năm nay vẫn tiếp tục làm chư hầu của Trung Quốc, được Trung Quốc bảo trợ, nhưng Việt Nam lúc nào cũng nhìn đất nước này qua rãnh ngắm của điểm xạ kích. Tóm lại, Việt Nam nhận vũ khí, lương thực, thực phẩm do Trung Quốc trợ giúp, nhưng khi Trung Quốc trở mặt, lương thực ấy, vũ khí ấy được sử dụng để đánh lại người lính Trung Quốc. Việt Nam hiện chiếm giữ quá nửa quần đảo Trường Sa. Những tranh chấp về chủ quyền trên Vịnh Bắc bộ khiến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Dọc biên giới đường bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng chưa có lúc nào được bình yên.
SỐ 6: NAM TRIỀU TIÊN:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 7 điểm
- Tổng điểm: 7 điểm
- Bằng chứng: Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) chỉ mới có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong vòng 10 năm nay. Đây là đất nước có nền kinh tế phát triển, có trình độ văn hoá cao và thường xuyên xung đột với Trung Hoa. Có thời Nam Triều Tiên bị Trung Quốc xâm lược, trở thành một phần của Trung Quốc, có thời hoà hiếu với Trung Quốc. Rất may là Trung Quốc giữ được Bắc Triều Tiên ở vị trí đối kháng với Nam Triều Tiên, và Nam Triều Tiên cũng chưa có đủ thực lực để chống lại Trung Quốc. Nhưng là đồng minh thân cận của Mỹ, chẳng hiểu Hàn Quốc đang trù định, ấp ủ những kế hoạch gì trong mối quan hệ với Trung Quốc. Và nếu bán đảo triều Tiên thống nhất, thì sự thống nhất ấy liệu sẽ phương hại cho Trung Quốc như thế nào. Liệu Nam Triều Tiên có tấn công Trung Quốc hay không và họ sẽ tấn công như thế nào?
SỐ 5: ẤN ĐỘ:
- Nguy cơ: 9 điểm
- Thực lực: 7 điểm
- Tổng điểm: 8 điểm
- Bằng chứng: Từ khi chế tạo được vũ khí hạt nân, Ấn Độ có tham vọng trở thành một cường quốc. Cho đến nay, nước này vẫn thèm thuồng nhòm ngó vùng Tây Tạng và vẫn tiếp tục chiếm đóng một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đồng thời, Ấn Độ còn muốn giành giật vai trò quan trọng của một cường quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa và có ý đồ chia cắt vùng biển thuộc lãnh thổ của nước láng giềng thành nhiều phần nhỏ. Trước một cường quốc hạt nhân, một Ấn Độ tham lam 100%, liệu Trung Quốc có cần đề phòng?
SỐ 4: MỸ:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Sức mạnh thực tế: 10 điểm
- Tổng điểm: 8,5 điểm
- Bằng chứng: Mỹ đích thị là một cường quốc đứng cao hơn tất cả các nước còn lại, là “anh cả của phe tư bản” (tương đương với danh hiệu “anh cả Liên Xô” trước kia trong phe xã hội chủ nghĩa), là “sen đầm quốc tế” có tham vọng quay lại “thời hoàng kim xưa kia”. Mỹ đối nghịch với Trung Quốc. Mỹ có hệ thống xã hội dân chủ hoàn thiện nhất thế giới, có quân đội hùng mạnh và một nền kinh tế phát triển nhất thế giới, là quốc gia thống trị toàn cầu. Vấn đề Đài Loan vốn đã là vấn đề thường xuyên gây ra mốibất hoà giữa Mỹ và Trung Quốc, lại thêm sự níu kéo của các lợi ích kinh tế, quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên phức tạp. Câu thần chú quen thuộc của Mỹ với Trung Quốc: “vừa chơi, vừa kìm hãm”. Đối diện với “hoàng đế - bá quyền”, Trung Quốc phải lựa chọn cách ứng xử thế nào?
SỐ 3: NGA:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 8 điểm
- Tổng điểm: 9 điểm
- Bằng chứng: Xưa kia, Trung Hoa là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. . Nhưng một nước vô liêm sỉ khác đã chiếm đoạt của Trung Quốc những vùng lãnh thổ rộng lớn. Cái nước vô liêm sỉ ấy chính là Nga. Người ta chẳng coi nền kinh tế của Nga ra gì. Nhưng đó là lại đất nước có lực lượng vũ trang quân sự hùng hậu mà không một ai dám coi thường. Nga khi thì xích lại gần Trung Quốc, lúc lại bỏ lơi Trung Hoa để bắt tay với châu Âu và Mỹ. Điều đó chứng tỏ, trong bất kỳ tình huống nào, Nga cũng muốn tìm cho mình phần lợi ích tối đa. Nga là đất nước đáng sợ nhất. Liệu Nga rồi sẽ cất cánh bay cao hay bị suy thoái? Liệu còn bao nhiêu thứ mâu thuẫn, xung đột vẫn còn giữ nguyên vẹn dọc theo tuyến biên giới dài vô tận giữa Nga và Trung Quốc?
SỐ 2: NHẬT BẢN:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 9 điểm
- Tổng điểm: 9,5 điểm
- Bằng chứng:Trung Quốc và Nhật Bản là những quốc gia mà ở đó, sự thù nghich và tình hữu nghị lúc nào cũng bện kết vào nhau, những quốc gia từng bao đời khinh miệt lẫn nhau. Đó là những quốc gia có thứ văn tự rất giống nhau, mỗi khi nghĩ về nhau, người ta đồng thời vừa thấy hân hoan, lại vừa thấy lộn mửa. Nền kinh tế của Nhật Bản rất phát triển, sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với tất cả. Trong một quãng thời gian cực ngắn, Nhật hoàn toàn dư sức chế tạo ra vũ khí hạt nhân! Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, bí mật vũ khí nguyên tử của Mỹ bị đánh cắp, mọi người ở thế hệ ấy đều nghĩ, thủ phạm vụ trộm cắp này không phải là Liên Xô, mà là người Nhật, nhưng Mỹ chưa bao giờ dám trách cứ, hay than phiền người Nhật về vụ ấy. Hiện nay Nhật Bản có vũ khí hạt nhân hay không? Đó là cả một vấn đề lớn. Liệu kinh tế có thể trở thành mắt xích bện kết Trung Quốc với Nhật Bản hay không và cần phải giải quyết vấn đề về sự thù hận giữa hai dân tộc thế nào?
Hàng nghìn năm nay, người Nhật là bầy sói nhìn Trung Quốc một cách thèm thuồng, không ngừng la hét phải xâm lược và tiêu diệt dân Trung Hoa, dời thủ đô về Bắc Kinh, chinh phục châu Á, ước mơ xây dựng một “khu Đông Á thịnh vượng”. Thời chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản ra sức tuyên truyền khẩu hiệu “Châu Á của người châu Á” và tuyên bố sẽ giải phóng các dân tộc châu Á thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thuộc địa chấu Âu, trước hết là của Anh và Pháp. Nhưng cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thuộc địa phương Tây luôn luôn gắn liền với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vô cùng tàn độc của chính người Nhật. Vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937 và cũng như việc tập trung phụ nữ của các nước lệ thuộc Nhật để thành lập cái gọi là “những tiểu đoàn thư giãn” (“confort bataillon”) là ví dụ tiêu biểu.
SỐ 1: TRUNG QU ỐC:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 10 điểm
- Tổng điểm: 10 điểm
- Bằng chứng: Trung Quốc bị ai đánh bại trong hai cuộc chiến tranh nha phiến (hai cuộc chiến tranh do Anh và Pháp châm ngòi chống lại đế quốc Trung Hoa, cuộc thứ nhất: 1840 - 1842, cuộc thứ hai: 1856 - 1860)? Người Anh chăng? Hay Trung Quốc tự làm cho mình thất bại? Trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật 1894 - 1895, chẳng phải Trung Quốc đã đả bại chính mình hay sao? Nào, người Nhật hay người Trung Quốc? Vì sao trong thời kỳ chiến tranh, Nhật có thể chiếm một vùng lãnh thổ rộng cả đất đai của Trung Quốc? Lịch sử chứng tỏ, Trung Quốc bao giờ cũng là kẻ thù của chính mình! Hành động điên khùng của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc - ly khai, vị trí của Ban - Thiền Đạt Lai Lạt Ma. Thêm vào đó là vấn đề eo biển Đài Loan, những tư tưởng được tuyên truyền, nhồi sọ cho dân chúng từ các đời Tổng thống Tưởng Giới Thạch, Lý Đăng Huy, Trần Thuỷ Biển. Ở Đài Loan vẫn còn nhiền phần tử ly khai muốn dựng một bức trường thành ngăn cách con cháu với đất mẹ đại lục.
Bọn tham nhũng và quan chức biển thủ công quỹ ngày càng ngông cuồng, những khối tài sản khổng lồ của quốc gia bị ăn cắp, ăn cướp trắng trợn, nạn mua bán quan chức ở cả những vị trí chóp bu, những hành vi đồi bại của lũ người ấy, tiền của chiếm đoạt của nhân dân được chuyển ra nước ngoài với khối lượng khổng lồ vượt quá sức tưởng tượng của con người. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 20 năm, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa” vào năm 1984 cho đến nay đã có trên 6000 quan chức cao cấp và đại diện của chính quyền ăn cắp, tham ô công quỹ, tài sản của nhân dân và đất nước hơn 1 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 200 tỉ đô la). Số tài sản ấy được “tư nhân hoá”, rồi được bí mật chuyển ra nước ngoài, sau đó, người chạy theo của, và đến bây giờ thì lũ trộm cắp ấy sống như vua chúa ở các nước Âu -Mỹ, tự xem mình là những bậc anh hùng. Ngoài ra, người ta còn được biết, có tới 7000 quan chức bình thường và 26000 nhân vật giàu có đã chuyển ra nước ngoài hơn 3 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 500 tỉ đô la) và sau đó ra nước ngoài sống. Ngay trong nước, hiện nay vẫn có rất nhiều kẻ tham nhũng chưa bị phát hiện, vẫn sống tự do, thậm chí đang giữ chức vụ rất cao trong guồng máy quan chức nàh nước. Có cả một thế hệ tham nhũng mới đang “kế tục” lớp người tham nhũng trước kia tiếp tục bòn rút tài sản quốc gia, chuyển ra nước ngoài những khoản tiền khổng lồ, mà tổ chức chính trị - hành chính của Trung Quốc thì không có đủ sức mạnh để trừng trị bọn chúng, nên nhân dân Trung Quốc càng ngày càng mất niềm tin vào các cơ quan công quyền và các đại diện của đảng cộng sản Trung Hoa.
Trong xã hội Trung Quốc đang diễn ra sự chia rẽ theo ba tuyến. Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, sự phân chia thành hai giai cấp rõ rệt, tội phạm hoành hành, kinh doanh điêu trá, cờ bạc, nghiện hút, công nhân thất nghiệp, vấn đề tổ chức lao động, nạn đĩ điếm mại dâm, khủng hoảng tài chính, nhiều vùng lãnh thổ vẫn nghèo túng và lạc hậu đến mức dân chẳng đủ ăn như trước kia. Trên khắp đất nước, ở mọi lĩnh vực, chỗ nào cũng nhung nhúc lũ “bất tài” hôi tanh đến tởm lợm, người tài đức bị lừa bịp, ma quỷ hiện hình nơi “đường ngang ngõ tắt” của bọn mafia, chúng thống trị cả một “thế lực đen” và lũ lưu manh rất hùng hậu. Trên khắp cả nước, chỗ nào cũng thấy lấp lánh ảnh hưởng của công chức, của tư bản thương mại, ai cũng nhìn thấy hiện tượng móc ngoặc giữa quan chức, lưu manh và công an, cảnh sát.Trong việc tuyển lựa công chức, chỗ nào cũng lúc nhúc “con cháu các cụ”, cảnh mua bán, đút lót diễn ra công khai. Đâu đâu cũng có chuyện bợ đỡ, nịnh hót, sự lường gạt, lừa bịp nhằm len lỏi vào hệ thống công quyền ngày càng trắng trợn, dữ dội. Trên khắp nước Trung Hoa, trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực hoạt động giờ chỉ có “cán bộ - con nghiện”, “cán bộ - kẻ cắp”, “cán bộ - bị cuồng vì thành tích”, “cán bộ - tầm thường”, “cán bộ - mua bán đất nước mình” và những kẻ bội tín phản phúc. Chúng đi thành hàng hàng lớp lớp, thành “đội gián điệp thứ năm tuyệt hảo” để các quốc gia thù địch sai bảo.
Tương lai của Trung Quốc là thế nào? Hãy ngắm lại mình trước khi nhìn người khác. Lịch sử đã chứng minh, nếu có ai đó đánh bại Trung Hoa, kẻ đó chỉ có thể là người Trung Quốc.
Được dịhc giả La Khắc Hòa trích dịch từ bản được lưu giữ trong Blog cá nhân là một dịch giả người Nga.