Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Minh bạch không dễ

question[1]Tối qua đáng lẽ tắt TV đi ngủ, lại tình cờ chạm tay vào một nút trên bản điều khiển máy thu hình và nhìn thấy Bộ trưởng Vũ  Đức Đam đang trả lời phỏng vấn báo chí. Ok, ai chứ ông Đam thì nên nán lại xem. Thú thật mình vẫn ngưỡng mộ ông Đam  không chỉ vì ông là một trong số ít ỏi gương mặt bộ trưởng trẻ nhất của đất nước mà còn vì một cảm nhận có từ vài lần tiếp xúc trong quá trình công tác trước đây. Và có lẽ đó là lý khiến mình hay dõi theo nhân vật này (?).

Chủ đề cuộc họp báo đó xem ra khá thiết thực. Và ông Đam một lần nữa lại "ghi điểm" đối với mình. Phải nói là ông ấy đã không phạm một lỗi nào, kể cả về nội dung và tác phong lẫn văn phong.  Tuy nhiên, điều mình sắp nói dưới đây là một việc hoàn toàn  khác. Đó là một cảm nhận  khó diễn đạt; khó theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng, tức là nhận diện nó là gì , và có dám nói ra không. Dù sao mình cứ thử mạo muội trình bày như dưới đây.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Ai thực sự kiểm soát Biển Đông?

Một cảnh tập trận của Hạm đội Nam Hải  (ảnh của CCTV)
Vừa qua trong lúc đài truyền hình và báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải tại Biển Đông thì phản ứng chính chính thức của Việt Nam vẫn yên lặng, duy chỉ có VTV như thường lệ phát tin dự báo thời tiết "trời quang mây tạnh tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"... Người nghe không khỏi phân vân: Vậy ra, chỉ còn một việc có thể thực hiện trọn vẹn "quyền chủ quyền" mà không phải thỉnh thị báo cáo và chờ đợi sự phê duyêt của cấp cao nhất. Đó là dự báo thời tiết về Biển Đông bao gồm cả toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bàn về sự ấu trĩ(*)


(*)Đây là một bài viết nhận được trên họp thư bạn bè. Tuy không quen biết tác giả Giản Tư Trung và cũng chưa có đủ điều kiện để kiểm chứng các thông tin trong bài viết của ông, nhưng sau khi đọc kỹ bài viết tôi thấy có thể chia sẻ phần lớn quan niệm nêu trong đó, đồng thời xin được bổ sung thêm một ý sau:
Con người ta không ai vẹn toàn (nhân vô thập toàn), về kiến thức lại càng như vậy. Do đó, không ai có thể tự coi mình tường tận về mọi điều, chẳng qua nếu gặp may rơi vào "xứ của người mù, thì người chột sẽ làm vua" mà thôi! Tuy nhiên, mọi người chỉ có thể trở nên khôn ngoan hơn nếu chịu học hỏi lẫn nhau, kể cả từ sự ngu dốt của người khác, để hoàn thiện bản thân. Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng rất ít người chịu lắng nghe lẫn nhau, và đây là một dấu hiệu không tốt lành. Nếu chỉ nói mà không lắng nghe người khác nói thì tác hại còn nhiều hơn là không nói. Người bình thường làm vậy hại một, người có chức có quyền hoặc học vị trong xã hội và các cơ quan truyền thông nhà nước ,à làm vậy còn hại hơn nhiều -(Bách Việt).

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nên trưng dụng đội tàu sắt rĩ của Vinashin để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Theo các nguồn tin chính thức hiện đang có gần 100 con tàu vận tải có tải trong lớn và rất lớn của Việt Nam đang nằm bất động tại các cảng trong và ngoài nước làm phát sinh nhiều phí tổn về phí bảo trì, bảo hiểm, thuê bến đỗ v.v...Hầu hết các con tàu này đã không thể trả lương cho thủy thủ của mình trong nhiều tháng. Tình trạng này đã kéo dài từ  năm 2009 khi Vinashin đổ vỡ, đến nay bản thân những con tàu đó đang xuống cấp nghiêm trọng, muốn bán cũng khó có người  mua, bán được cũng không đủ để trả nợ.
Tàu đóng dở, người lao động lay lắt Ảnh: Thu Hằng
Một con tàu đang đóng bỏ dỡ của Vinashin

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

TQ tung vàng giả ra thị trường thế giới (*)

(*) Thông tin này lấy từ  họp thư trao đổi  giữa bạn bè. Tuy bản thân chủ blog chưa có điều kiện để kiểm chứng đầy đủ nhưng cũng đã thử truy cập các đường link được dẫn và thấy các nguồn tin đều có thật. Vậy xin lưu truyền lại nội dung dưới đây với thiện ý để mọi người cảnh giác !!! (Bách Việt)

Hãy đọc mẫu tin sau cho biết để đề phòng mua lầm hoặc cất lầm vàng giả!
Trung Quốc tung vàng giả ra thị trường quốc tế để lừa đảo và quấy rối kinh tế thế giới
Vàng giả đã được các chuyên gia và các nhà điều tra xác định rõ là do chính phủ Trung Quốc làm ra và họ đã cho tung khối lượng lớn vàng giả vào thị trường các nước để lừa đảo người tiêu dùng và đồng thời để quấy rối kinh tế thế giới. Cả ở thị trường New York và Việt Nam đều lên cơn sốt lo ngại về khối lượng rất lớn vàng giả do Trung Quốc sản xuất và đã đưa vàosử dụng lần này . undefined

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Tranh chấp Trường Sa và việc xác định quan hệ Trung-Việt sau 25 năm chạm trán hải quân


Tác giả:Greg Torode – South china Morning Post ngày 17/3/2013
Người dịch:Trần Kinh Nghị
Bãi Gạc Ma đang bị quân TQ chiếm đóng (ảnh minh họa của BV)
25 năm sau cuộc chạm trán  hải quân giưa  Trung Quốc và Việt Nam tai  bãi đá Gạc Ma  có vẽ khó xảy ra một cuộc chiến thứ hai, nhưng tham vọng của Bắc Kinh vẫn đang tăng lên.
Việc kỷ niện lần thứ 25 trong tuần này đối với cuộc đụng độ hải quân giữa  TQ và VN tại quần đảo Trường Sa không chỉ khiến người ta nhớ lại lịch sử  mà còn  nói cho  các bên đóng quân đang  ngày càng khó chịu tại Biển Đông hiện nay hãy lưu tâm.
Trong cuộc đụng độ năm 1988 tại  Gạc Ma  các chiến hạm TQ đã đánh chìm hai tàu của Việt Nam và giết chết 62 thủy thủ, trong đó một số bị bắn khi đang đứng trên bãi đá, đến nay vẫn là một dấu ấn giữa hai nước. Nhưng ý nghĩa quan trọng hơn là ở tính chất chiến lược của chiến dịch đó.  
Kết quả trận đánh  TQ đã chiếm giữ 6 cứ điểm đầu tiên tại Trường Sa – và đó cũng là  những pháo đài quan trong hiện nay của họ, một trong số đó là  đá Thuyền Chài nơi đồn trú của  một trạm ra đa cảnh báo sớm. Muời bốn năm trước đó, hải quân của Quân Giải phóng đã đánh bại hải quân của Nam Việt Nam để hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo  Hoàng Sa, và tại đây đang được xây dựng thành một căn cứ quân sự bất khả bại.
Đã có lúc một số nhà phân tích lưu ý rằng TQ có thể muốn chiếm nốt  phần còn lại của quần đảo Trường Sa khi mà sức mạnh hải quân của họ được tăng cường- và điều này là phản ánh  tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông cũng như đối với giá trị chiến lược của quần đảo này - nơi án ngữ một số trong toàn bộ những đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới đồng thời  nằm bên trên những trữ lượng dầu khí và nguồn cá to lớn . Điều này  là nguyên nhân để các nhà hoạch định quân sự Hà Nội phải thường xuyên lo lắng.
Về mặt riêng tư, các quan chức  Quân Gải phóng và học giả TQ nói thẳng thừng về chuyện Việt Nam chiếm giữ và củng cố  25 cứ điểm tại Trường Sa, nhiều hơn bất cứ bên tuyên bố chủ quyền nào khác và chúng nằm rải rác từ tây-nam đến đông-bắc. Nhiều cứ điêm trong số này đã được Việt Nam ráo riết xây dựng trong những tháng sau cuộc đụng độ.
Họ nói, đó không chỉ là vấn đề chủ quyền của TQ, mà việc chiếm giữ đó của VN có thể một ngày kia được dùng để kèm chế TQ khi mà hải quân của riêng Việt Nam tiếp tục phát triển và các mối quan hệ với Mĩ và đồng minh trở nên sâu sắc .
Một  chiến lược gia Quân Giải phóng nói  “Người Việt Nam hẳn biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ thậm chí chỉ  âm mưu kèm chế chúng tôi thông qua các căn cứ đó “
 Gary Li, một phân tích gia kỳ cựu làm việc cho IHS Fairplay ở Luân Đôn  nói rằng tình hình tại Biển Đông hiện nay khác nhiều so với tình hình năm 1988. Các nhà chiến lược Bắc Kinh nhận thấy rằng sự chú ý của thế giới đối với khu vực này cùng với khả năng hải quân của Việt Nam đang tăng lên khiến cho vùng bờ biển của họ trở thành một nơi trưng bày súng đạn (shooting gallery) và điều này có nghĩa là việc sử dụng sức mạnh để chiếm các bãi đá và bãi ngầm không còn là một  chiến lược an toàn nữa.
Thay vào đó, TQ đang xây dựng vị trí bất khả thách thức của mình tại Hoàng Sa trong khi khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa thông qua việc tăng cường  sự có mặt  trên biển bằng các hạm đội hải quân và không quân.
"So với thời kỳ mà sự chiếm đóng cụ thể tại các đảo có ý nghĩa là tất cả, thì  giờ đây TQ phải chuyển chiến lược sang việc thống trị bằng sức mạnh hàng hải. Li nói “Chừng nào Việt Nam  chưa bố trí các trận địa tên lửa đạn đạo và tăng cường các  hệ thống ra đa dày đặc tại đảo của mình, hoặc  hợp tác  thật chặt chẽ với Mĩ chẳng hạn, thì TQ có thể tiếp tục với chiến lược nói trên”.
"Họ (TQ) sẽ có thể thống trị khu vực bất kể là đảo hay biển và điều này  sẽ cho phép họ tăng cường và bảo vệ mọi nỗ lực nhằm khai thác dầu khí trong những năm tới”.
Trong khi báo chí nhà nước của Việt Nam gần đây hạ thấp việc kỷ niệm đối với cuộc chiến tranh biên giới 1979 do sức ép từ  Bắc Kinh  thì một số tờ báo trong tuần qua đã  đề cao vai trò  của các liệt sĩ  hải quân trẻ tuổi.
Một bài bình luận đã viết: "Lịch sử bằng máu của họ đã thấm vào từng hạt cát nơi đây”, và đó là thứ ngôn ngữ cho thấy mức độ tuyên bố chủ quyền của người Việt Nam.
Một cuộc  phản đối tại trung tâm Hà Nội đã không bị che dấu bởi các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên trong khi đó  báo chí nhà nước của TQ thì làm ngơ. Giới bloger TQ thì quảng bá đó là thắng lợi không nên quên lãng. Một người so sánh cuộc chiến tranh đó với một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai với Nhật Bản về  đảo Điếu Ngư .
"Nếu có một cuộc chiến giữa TQ và Nhật Bản thì nó chỉ nên giới hạn trên biển mà thôi, giống như cuộc chiến giữa TQ và Việt Nam vậy. Và TQ có thể đánh bại Nhật Bản như đã đánh bại Việt Nam."
Ghi chú: Phần chữ màu đỏ do người dịch tô để  lưu ý bạn đọc. 


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này