Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tin nóng liên quan ụ tàu sắt rĩ của Vinalines

Theo một nguồn thạo tin của hãng tin "Cá tháng Tư", ban lãnh đạo Vinalines trong sự vắng mặt Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng (người đang chạy trốn tội tại một địa chỉ chưa được phát hiện)  vừa thông qua quyết định nhượng lại với giá gốc toàn bộ ụ tàu No84M trị giá 26 triệu USD cho Hải quân VN. Một nguồn tin dấu tên từ Bộ Quốc phòng cho hay Hải quân đang tính toán phương án sẽ mau chóng lắp đặt ụ tàu nói trên  tại Trường Sa hoặc Hoàng Sa để làm pháo đài nỗi . Đây là một kế hoạch hoàn toàn "khả thi" trong điều kiện kinh phí quốc phòng hạn chế của đất nước. Pháo đài này sau khi hoàn thiện sẽ có công năng không kém gì  tàu sân bay Chi Lang và Giàng khoan CN00C981 của TQ cộng lại.

Giới hàng hải quốc tế cho rằng ụ tàu mà Vinalines đã mua được của Nhật Bản tuy tuổi thọ đã 1/2 thế kỷ nhưng vẫn còn "chạy tốt". Với óc sáng tạo và sự khéo tay của kĩ sư và công nhân Việt Nam ụ tàu này có thể được cải tiến và sử dụng lâu dài  trong vài thế kỷ nữa. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin cụ thể về ụ tàu bằng cách nhấn chuột trái vào đường link dưới đây:


Giới thạo tin trong nước tin rằng cuộc chuyển nhượng nói trên giữa Vinalines và Hải quân VN sẽ góp phần giúp Vinalines vượt qua cuộc khủng hoãn nặng nề do tham nhũng kéo dài gây ra, đồng thời cũng giúp Hải quân đang loay hoay không biết lấy gì chống chọi với hàng không mẫu hạm Thi Lang và hàng đàn tàu chiến các loại của TQ ngày đêm túc trục trên biển Đông.

Được biết ụ tàu nói trên chỉ là một trong rất nhiều vụ mua sắm tiền tĩ để đổi lấy sắt rĩ không chỉ của Vinalines mà của "công ty mẹ" Vinashine trước đây. Cách mua sắm này cũng thường được nhiều tổng công ty nhà nước VN áp dụng để "rút ruột" công quỹ một cách ồ ạt nhưng êm thấm nhất./.         


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Trung Quốc:Chuyển mâu thuẩn nội bộ ra bên ngoài?


Tuổi trẻ ngày 24/5/2012 - Trung Quốc như đang thổi bùng căng thẳng tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng cũng như kích động chủ nghĩa bài ngoại nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề trong nước.
Một tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra biển Nhật bắt giữ - Ảnh: Kyodo
Trong thời gian qua, nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng chậm lại. GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8,2% năm 2012, thua xa mức 10,4% năm 2010, như cảnh báo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong khi đó hàng loạt chấn động chính trị lại liên tiếp xảy ra như vụ Vương Lập Quân, vụ Bạc Hi Lai, vụ thư ngỏ của 16 đảng viên lão thành yêu cầu sa thải ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành sang Mỹ...
Trong tình thế này, Bắc Kinh như đang cho thấy một chính sách “chuyển lửa” ra bên ngoài để lôi kéo sự chú ý của dư luận hướng vào những vấn đề bên ngoài. Một mặt, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn khi khẳng định chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc liên tục kêu gọi chính phủ mở cuộc chiến tranh để “trừng trị” Philippines. Mặt khác, phụ họa cho mặt trận này là một làn sóng bài ngoại ở trong nước đang mỗi lúc mỗi lan rộng.
Gây hấn trên biển
Ngày 23-5, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ báo Sankei cho biết các lực lượng phòng vệ “hải lục không quân” của Nhật đã phối hợp thực hiện kế hoạch tác chiến liên hoàn chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku). Hãng tin này cáo buộc Tokyo “dùng thủ đoạn phi pháp” để chiếm phần lãnh thổ của Trung Quốc và “đổ vấy” cho Trung Quốc muốn dùng vũ lực để cướp quần đảo này.
Giới chuyên gia quốc tế cho rằng chính Bắc Kinh đang cố ý gây căng thẳng trên biển. Theo Kyodo, chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện ở vùng biển gần đảo Senkaku đến bốn lần. Lần gần nhất là ngày 2-5 khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật phát hiện tàu ngư chính 203 và 204 di chuyển vào vùng biển tiếp giáp đảo tranh chấp Senkaku.
Phía đông gây với Nhật, phía nam Trung Quốc “hầm hè” với Philippines. Báo Philippine Star ngày 23-5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Bắc Kinh đã điều thêm tàu đến bãi cạn Scarborough. Tính đến nay đã có gần 100 tàu của Trung Quốc đang vây kín bãi cạn này. Một số tàu vẫn ngang nhiên đánh bắt cá dù chính Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm ở khu vực này.
“Thật đáng tiếc những hành động này lại xảy ra cùng lúc với việc Trung Quốc tuyên bố công khai là muốn giảm căng thẳng” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích và yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborough.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc vẫn tiếp tục giọng điệu hiếu chiến. Thời Báo Hoàn Cầu mới đây lại kêu gọi tấn công Philippines. Trước đó, rất nhiều tờ báo và hãng tin Trung Quốc đã đe dọa “pháo sẽ nổ” trên biển Đông.
Làn sóng bài ngoại
Phụ họa cho sự gây hấn trên biển là một làn sóng bài ngoại trong nước. Làn sóng này xuất hiện sau khi mạng Youku đăng đoạn clip cho thấy một người đàn ông Anh quấy rối một phụ nữ Trung Quốc trên đường phố Bắc Kinh.
Tân Hoa xã cho biết từ ngày 15-5, Sở An ninh Bắc Kinh đã triển khai chiến dịch 100 ngày trừng trị những người nước ngoài phạm pháp ở thủ đô. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố chiến dịch này kéo dài đến tháng 8-2012 sẽ quét sạch những người nước ngoài nhập cư, sống và làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc.
Trên các trang mạng lớn của Trung Quốc như Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa xã... đã xuất hiện những ngôn từ bài ngoại mạnh mẽ. Trang tìm kiếm Baidu và mạng Weibo mở chiến dịch kêu gọi người sử dụng Internet tố cáo những hành vi xấu của người nước ngoài ở Trung Quốc. “Những kẻ bỉ ổi ngoại quốc nên trở về đất nước của mình. Trung Quốc không là nơi cho chúng mày làm mọi việc mình muốn” - một blogger viết trên Weibo.
Phát thanh viên nổi tiếng của kênh CCTV9 Dương Nhuệ cũng kịch liệt công kích. “Hãy cắt đầu những kẻ bỉ ổi ngoại quốc, chúng không thể tìm việc ở Mỹ và châu Âu nên đã đến Trung Quốc gom tiền của chúng ta” - ông này viết trên blog, và còn mô tả nhiều người nước ngoài là “gián điệp”, “làm tình báo cho Nhật, Hàn Quốc và phương Tây”.
Giới chuyên gia nước ngoài cho rằng Bắc Kinh đang phải chật vật giải quyết những căng thẳng xã hội và đối phó với tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại. “Nếu năm nay mọi thứ thuận buồm xuôi gió thì tình hình ở Trung Quốc không nhạy cảm đến thế - AP dẫn lời giáo sư Đại học Thanh Hoa Patrick Chovanec bình luận - Bắc Kinh đang chật vật với những căng thẳng xã hội của mình”.
Chuyên gia Đại học California Jeremiah Jenne cho rằng Trung Quốc đang muốn thổi bùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để lái sự chú ý của dư luận khỏi những vấn đề khó khăn trong nước hiện nay. “Đây là thời điểm nhạy cảm ở Trung Quốc do quá trình chuyển giao chính trị - nhà phân tích James McGregor thuộc Hãng tư vấn APCO Worldwide cho biết - Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài đổ tội cho các thế lực bên ngoài khi bất ổn xảy ra”.
MỸ LOAN

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Tàu TQ tràn ngập biển Đông

Bắc Kinh đang điều động một lực lượng hùng hậu gồm nhiều loại tàu cùng những thiết bị hạng nặng để tận lực khai thác biển Đông.

Gần đây, Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS) vừa đưa ra báo cáo mang tên China Security Report 2011 đánh giá tiềm lực an ninh của Trung Quốc. Trong đó, báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết về sự phát triển của lực lượng ngư chính, hải giám và cảnh sát biển mà Bắc Kinh đang triển khai. 
 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 1
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có 500 tàu cá kèm theo - Ảnh: Xinjunshi
Lực lượng hùng hậu
Theo NIDS, Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch tăng cường số tàu tuần tra và khu vực biển Đông trở thành trọng tâm mà nước này hướng đến. Tháng 10.1998, Cơ quan giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc chính thức được thành lập, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi ở các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Khi đó, CMS đã được biên chế một số tàu hải giám cùng trực thăng tuần tra.
Thời gian đầu, hầu hết các tàu hải giám đều là loại nhỏ có độ choán nước dưới 1.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005) thì nước này lập tức bổ sung các tàu lớn hơn như Hải giám 27 (1.200 tấn), Hải giám 46 (1.101 tấn), Hải giám 51 (1.690 tấn), Hải giám 83 (3.420 tấn). Kèm theo đó, CMS còn được trang bị thêm máy bay tầm xa. Sau đó, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), CMS lại được bổ sung thêm hàng chục tàu hải giám và máy bay các loại.
Gần đây nhất, để tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Bắc Kinh tuyên bố bổ sung 36 tàu hải giám gồm 7 chiếc trên 1.500 tấn, 15 chiếc trên 1.000 tấn và 14 chiếc trên 600 tấn. Ngoài ra, Trung Quốc hồi năm ngoái đã chính thức triển khai tàu Hải giám 50 (3.980 tấn), chở được máy bay trực thăng Z-9A có khả năng tuần tra đêm.
Tính đến năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu hải giám gồm 27 tàu trên 1.000 tấn. Theo tiết lộ của Tân Hoa xã, CMS được biên chế hơn 8.000 nhân sự và sẽ sớm được bổ sung để tăng lên trên 10.000 người.
Không chỉ CMS, Cục Ngư chính Trung Quốc cũng là một lực lượng nòng cốt trong việc kiểm soát nguồn lợi trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cơ quan này chuyên trách những hoạt động đánh bắt. Tính đến nay, Cục Ngư chính triển khai hơn 140 tàu với gần 10 chiếc trên 1.000 tấn. Trong đó, một số tàu được trang bị vũ khí. Điển hình như tàu Ngư chính 310 (2.580 tấn) được gắn súng máy và có thể mang theo 2 trực thăng Z-9A.
Tương tự, tàu Ngư chính 311 được trang bị “tận răng” và có độ choán nước lên đến 4.450 tấn, lớn hơn cả các tàu hộ tống. Từ năm 2009, Bắc Kinh đặc phái chiếc tàu này, với sự hỗ trợ của tàu Ngư chính 45001, đến hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, tàu Ngư chính 310 hiện tại cũng đang tuần tra trên biển Đông.
Bên cạnh lực lượng tàu ngư chính và hải giám, Bắc Kinh còn có 250 tàu cảnh sát biển cùng 800 tàu giám sát an toàn hàng hải. Như vậy, Trung Quốc hiện có tổng cộng gần 1.500 tàu tuần tra và hàng chục máy bay, tạo nên mạng lưới giám sát dày đặc trên các vùng biển, đặc biệt là khu vực biển Đông.
  
Tận lực khai thác
 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 2
Dàn khoan 981 đã tiến đến biển Đông - Ảnh: Gmw.cn
Nhờ vào số tàu “bảo kê” hùng hậu, ngành đánh bắt hải sản Trung Quốc nhanh chóng ra sức tận thu nguồn lợi. Hồi đầu tháng 5, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chính thức triển khai một hải đội đánh bắt hùng hậu đến biển Đông, gồm tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 (32.000 tấn), 1 tàu chở dầu (20.000 tấn), 2 tàu vận chuyển (10.000 tấn), 3 tàu hỗ trợ (3.000 - 5.000 tấn). Trong đó, tàu Hải Nam Bảo Sa 001 là công xưởng chế biến đích thực với hơn 600 công nhân, 14 dây chuyền sản phẩm.
Theo Hãng tin CAN, chiếc tàu này có công suất chế biến lên đến trên 2.100 tấn hải sản mỗi ngày. Chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cho nhà máy Hải Nam Bảo Sa 001 là khoảng 500 tàu cá lớn nhỏ, tạo nên một hạm đội đánh bắt khổng lồ trên biển Đông. Hạm đội này đóng vai trò nòng cốt trong chương trình khai thác hải sản của tỉnh Hải Nam với nguồn thu dự định đạt 8 tỉ USD vào năm 2015. Theo NIDS, nền kinh tế biển hiện chiếm khoảng 10% thu nhập quốc gia của Trung Quốc và tạo ra gần 40 triệu công ăn việc làm cho nước này. Vì thế, bên cạnh đánh bắt hải sản, Bắc Kinh cũng không ngừng tăng cường khai thác dầu khí, đặc biệt trên biển Đông.
Ngày 16.5, tờ China Daily đưa tin tàu Hải Dương 201 (trọng tải 59.100 tấn), trị giá gần nửa tỉ USD, vừa bắt đầu đặt ống dẫn ở độ sâu 1.500 m tại giếng dầu Lệ Loan 3-1, phía bắc biển Đông. Thuộc Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc, đây là tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên của nước này. Nó có thể đặt 5 km ống dẫn mỗi ngày ở độ sâu tối đa lên đến 3.000 m và bốc dỡ các thiết bị nặng 4.000 tấn.
Trước đó, hồi cuối tháng 4, Trung Quốc cũng đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 đến biển Đông. Trị giá gần 1 tỉ USD, Hải Dương 981 trở thành giàn khoan lớn nhất của nước này, nặng 31.000 tấn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000m. Theo Nhân Dân nhật báo, giàn khoan này được thiết kế để chống chọi trước những trận siêu bão cấp 17, thường phải 200 năm mới xảy ra một lần. Ngoài ra, nó còn có 8 máy phát điện công suất 44.000 kW, đủ sức cung cấp năng lượng cho một thành phố cỡ vừa. Hiện tại, Hải Dương 981 đang hoạt động tại phía bắc biển Đông và có thể sớm di chuyển về hướng nam.
Rõ ràng, việc Trung Quốc liên tục điều động các phương tiện khủng đến biển Đông là những dấu hiệu cho thấy nước này có thể đang đẩy nhanh kế hoạch khai thác nguồn lợi tại đây. Diễn biến này tạo ra không ít quan ngại khi biển Đông đang là khu vực tranh chấp giữa nhiều bên. 


Ước tính số tàu tuần tra biển của Trung Quốc (năm 2011)

 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 3
(Theo NIDS)




Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Thêm một bài học cho các nhà kỹ trị Việt Nam

 Chàng trai Việt lau dọn vệ sinh trở thành nhà khoa học vệ tinh không gian của Mỹ

Tinh thần hiếu học và phấn đấu vượt khó đã giúp một chàng trai lau dọn vệ sinh ở khách sạn, rửa bát, dọn bàn ở nhà hàng trở thành một nhà khoa học về vệ tinh và không gian tại Mỹ với 2 bằng Tiến sĩ, 4 bằng Thạc sĩ cùng nhiều giải thưởng vinh dự và hơn chục văn bằng sáng chế trong lĩnh vực vệ tinh, truyền thông di động, và các hệ thống radar.
Trà Mi-VOA | Washington DCore Sharing Services

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến nhận 'Giải thưởng Người Mỹ gốc Á của năm' vào năm 2000 từ tay Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Tiến sĩ Pete Alridge
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến từng làm việc cho phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, một trong những phòng thí nghiệm quan trọng nhất của cơ quan không gian Hoa Kỳ. Trong thời gian này, ông là đại biểu của NASA trong Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế chuyên Tư vấn về Hệ thống Dữ kiện, đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, với rất nhiều công trình nghiên cứu trở thành tiêu chuẩn quốc tế. Ông cũng phát minh ra phương pháp tính toán tối ưu hóa đường dây tín hiệu từ quả đất lên tới phi thuyền và từng được Cơ quan Không gian Châu Âu mời cộng tác để ứng dụng phương pháp đó cho các vệ tinh phóng sâu vào trong không gian. Ông thuộc nhóm khoa học gia đầu tiên tham gia vào chương trình dùng máy bay và trực thăng liên lạc truyền thông với vệ tinh trong không gian tại Mỹ. Rời NASA, ông về cộng tác với tập đoàn hàng không vũ trụ danh tiếng Aerospace Cooperation, làm ra một số chương trình vệ tinh tiên tiến. Hiện ông là kỹ sư trưởng, quản lý một số chương trình của hãng Raytheon, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các thiết bị điện tử tiên tiến phục vụ công tác điều khiển và giám sát trong quốc phòng.
Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến từ tiểu bang California, Hoa Kỳ, sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện thành công đáng nể của ông .
Tiến sĩ Tiến: Tôi qua đây năm 1975 lúc đang học trường Chu Văn An. Tôi vừa xong lớp 12, sắp thi tú tài thì 30/4, tôi chạy qua Mỹ. Thời gian đầu mới tới Mỹ, tôi cũng giống như mọi người phải bắt đầu cuộc sống mới, học tiếng Anh, làm những công việc như rửa chén, rửa bát. Tôi làm những việc này được vài năm thì bắt đầu đi học lại.
Trà Mi: Hồi ở Việt Nam, thành tích học tập của tiến sĩ thế nào?
Tiến sĩ Tiến: Tôi thường đứng từ hạng 1 tới hạng 10, chứ không phải nhất trường. Tôi chơi thể thao môn bóng bàn, là vô địch bóng bàn tỉnh Gia Định và vô địch bóng bàn Hướng đạo sinh toàn quốc.
Trà Mi: Qua Mỹ bắt đầu đi học lại ông bắt đầu từ lớp nào và những khó khăn ban đầu ra sao?
Tiến sĩ Tiến: Năm đầu tiên tôi vào thẳng đại học luôn. Cũng như các học sinh ngoại quốc khác tới Mỹ, mình thường giỏi toán nhưng các môn học khác mình nghe hiểu lờ vờ. Những khó khăn tôi gặp những năm đầu là về ngôn ngữ, phong tục tạp quán, và những khó khăn về đời sống vừa đi học vừa đi làm. Tôi học 3 năm thì xong cử nhân. Năm thứ tư tôi lấy bằng cao học rồi học lên tiến sĩ, lấy bằng tiến sĩ đầu tiên. Tới khi làm việc cho NASA, tôi trở lại trường, vừa đi học vừa đi làm.
Trà Mi: Đã có bằng tiến sĩ rồi cộng thêm rất nhiều văn bằng khác, động cơ nào thúc đẩy ông tiếp tục đam mê theo đuổi con đường học vấn?
Tiến sĩ Tiến: Đó là vì công việc làm của tôi làm về nghiên cứu.
Trà Mi:Nhìn lại chặng đường đã qua, tiến sĩ có thể hồi tưởng lại một vài khó khăn tiêu biểu nhất trong đời của ông là gì?
Tiến sĩ Tiến: Chẳng hạn như lúc tôi mới qua Mỹ. Lúc đó chú tôi làm việc trong một khách sạn ở San Diego. Chú tôi giới thiệu tôi vào làm dọn dẹp vệ sinh khách sạn. Công việc này bên đây không phân biệt là dọn phòng vệ sinh nam hay nữ. Lúc đó tôi bảo là đàn ông ai lại vào lau phòng vệ sinh nữ. Tôi nhất định không vào. Một kỷ niệm khác tôi nhớ mãi là mười mấy năm về sau này khi làm việc cho NASA, tôi có quay lại khách sạn này trong một buổi họp quốc tế.
Trà Mi: Mười mấy năm sau khi trở lại nơi từng làm việc thuở hàn vi trong một vị trí hoàn toàn khác biệt, một người thành công, cảm giác của tiến sĩ lúc đó thế nào?
Tiến sĩ Tiến: Tôi bồi hồi khi quay lại đó, nhìn khung cảnh những căn phòng mình từng lau chùi. Tôi nhớ hồi xưa làm việc ở khách sạn này, mỗi lần khách cần mình mang đồ lên cho họ, mình xung phong lắm, với hy vọng kiếm thêm tiền tip (tiền thưởng công), mà người khách nào chỉ cho mình 5-10 xu, mình thất vọng lắm. Khi tôi trở lại khách sạn đó, tôi cho tiền những người làm việc ở đó rất rộng rãi khi nhờ họ giúp mang đồ cho mình. Vì mình đã trải qua thời gian như họ, mình mới hiểu đời sống của họ thế nào.
Trà Mi: Khi trở lại, có ai ở đó nhận ra tiến sĩ không?
Tiến sĩ Tiến: Tôi nhận ra họ, chứ họ không nhận ra tôi. Sau thời gian làm dọn dẹp ở khách sạn, tôi còn làm rửa chén ở nhà hàng, dọn bàn, rồi lên tới bồi bàn. Tới khi tôi đi học lại, tôi làm công việc trong trường, cùng với sự phụ giúp của người anh và người chú, tôi cũng đủ sống qua ngày. Lên tới cao học, tôi được học bổng hoàn toàn trong thời gian lấy các bằng cao học. Học phí lúc học bằng tiến sĩ thứ nhì do sở làm tôi chi trả. Những khó khăn trong đời sống hằng ngày đa số là về vấn đề trả tiền nhà. Còn ăn uống thì chẳng dám đi ăn ngoài.
Trà Mi: Những bước đầu khó khăn đó, tiến sĩ có cảm giác mặc cảm, cảm giác bị người ta nhìn với ánh mắt kỳ thị hay phân biệt không?
Tiến sĩ Tiến: Tôi đi rất nhiều nước và thấy rằng nước Mỹ này là ít kỳ thị nhất. Họ cho mình cơ hội để làm. Trong cơ hội đó, mình phải làm đúng tiêu chuẩn họ nghĩ.
Trà Mi: Một câu chuyện thành công luôn có giá phải trả. Với những cái giá mà tiến sĩ đã trả để có được vị trí thành công hôm nay, nhìn lại, ông nghiệm ra cho mình điều gì?
Tiến sĩ Tiến: Đối với tôi, ngay từ các công việc nhỏ nhặt nhất như lau chùi cho tới công việc tôi đang làm hiện thời, lúc nào tôi cũng chú tâm vào làm việc hết sức mình, không lãng phí. Kinh nghiệm trong đời sống thăng trầm cho tôi thấy bao giờ cũng vậy, khi mình làm hết khả năng của mình, sự thành công dần dần cũng sẽ tới. Tùy theo số mệnh mỗi người, có người thành công đến nhanh, có người chậm. Nhưng khi mình bỏ hết sức ra làm, tôi chắc chắn sự thành công sẽ tới, không sớm thì muộn. Ông trời không bao giờ bỏ quên những người làm hết sức mình.
Trà Mi: Để thành công, ngoài yếu tố nỗ lực cũng nhờ tới yếu tố may mắn cộng hưởng với tư chất ham học. Ba tố chất chính đó chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của tiến sĩ?
Tiến sĩ Tiến: Khi còn nhỏ, ba tôi thường bảo tôi lớn lên phải làm kỹ sư điện, nhưng lúc đó tôi không thích học, tôi chỉ thích đi đánh bóng bàn. Khi rời Việt Nam, tôi vẫn nghĩ qua Mỹ sẽ sống nhờ vào nghề đánh bóng bàn và sẽ thành công trong phương diện đó, chứ tôi không nghĩ đến chuyện học hành gì cả. Khi qua Mỹ, có anh bạn giới thiệu tôi đánh bóng bàn đọ sức với một nữ vô địch của tiểu bang California. Là vô địch bóng bàn toàn tỉnh Gia Định, toàn trường, và vô địch của Hướng đạo sinh toàn quốc, tôi nghĩ sẽ thắng cô ta. Nhưng khi ra đánh, tôi thua cô ấy cả 3 trận. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ vì đánh với vô địch của tiểu bang thôi mà tôi còn thua, thì làm sao mơ đến vô địch nước Mỹ và làm sao có thể sống bằng nghề bóng bàn. Tôi thấy không xong, quyết định phải đi học lại. Chuyện này tôi kể để thấy rằng những dự tính của mình chưa chắc được ông trời chiều lòng. Mình định thế, nhưng thời cuộc và hoàn cảnh xung quanh cho thấy mình làm không xong, và mình phải đổi hướng.
Trà Mi: Giữa tư chất hiếu học và nỗ lực phải bỏ ra để thành công, yếu tố nào vượt trội hơn trong thành công của tiến sĩ?
Tiến sĩ Tiến: Bản chất ít nhất phải chiếm 60%, bản chất của tôi là làm việc hết mình dù việc nhỏ hay việc lớn. Phải làm tới nơi tới chốn, tôi nghĩ đó là quan trọng nhất, phải chăm chỉ. Tôi thấy nhiều người có thể là thông minh vượt bậc, nhưng lại làm qua loa. Còn một người chăm chỉ  dần dần sẽ vượt qua mặt họ.
Trà Mi: Ước mơ thành công đã thành hiện thực, giờ đây nhìn ra tương lai, tiến sĩ có ước mơ gì cho bản thân mình nữa không?
Tiến sĩ Tiến: Ước mơ sâu xa nhất của tôi là sau này có cơ hội về Việt Nam đóng góp trong lĩnh vực khoa học.
Trà Mi: Vì sao ước mơ này hiện giờ tiến sĩ chưa hoàn thành được hoặc bắt đầu được?
Tiến sĩ Tiến: Vì đời sống hằng ngày vì những việc mình phải làm để ‘trả nợ đời’. Xong hết rồi mình mới có cơ hội làm những chuyện mình thật sự muốn làm.
Trà Mi: Nếu có người nhận xét rằng nhân tài người Việt ở nước ngoài ít người hướng về phục vụ quê cha đất tổ, ý kiến của ông ra sao?
Tiến sĩ Tiến: Tôi không đồng ý. Tôi có nhiều bạn bè thành công khá nổi tiếng và rất giỏi. Họ có lòng và có suy nghĩ giống tôi, nghĩa là có dịp nào họ có thể đóng góp được thì họ cũng sẽ sẵn sàng.
Trà Mi: Đó là về những khó khăn chủ quan. Thế có yếu tố khó khăn khách quan nào ngăn cản việc này không?
Tiến sĩ Tiến: Về mặt khách quan, hiện giờ Việt Nam cũng mở rộng. Tôi không thấy đây là vấn đề. Quan trọng nhất là bản thân mình có thể bỏ thời gian và công việc để làm những việc đó hay không. Đa số các anh em bạn tôi đều gặp vấn đề như con còn nhỏ, họ phải nuôi con lớn ăn học. Sau đó họ mới có thời gian làm những việc họ muốn.
Trà Mi: Người Việt Nam ra nước ngoài có vị trí thành công tỏa sáng hơn ở trong nước. Những người thành công ở nước ngoài cũng nghĩ rằng nếu họ còn trong nước thì chưa chắc họ thành công tới được vị trí như vậy. Câu hỏi mọi người đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có được những nhân vật tài giỏi có những phát minh khoa học được tôn vinh? Vai trò của người trẻ và của xã hội trong nước thế nào trong việc đào tạo nhân tài, ý kiến tiến sĩ ra sao?
Tiến sĩ Tiến: Vấn đề này vừa tế nhị vừa phức tạp. Tế nhị ở chỗ những người ra khỏi nước Việt Nam thành công hơn là khi họ ở trong Việt Nam. Ở Việt Nam có những người rất giỏi, thông minh vượt bậc, nhưng cách học trong nước theo kiểu từ chương. Còn cách học bên này không bắt mình phải nhớ mà ngược lại bắt mình phải hiểu. Ví dụ như học từ chương thì không thể nào lấy được bằng tiến sĩ bên này. Anh phải nghĩ ra được cái gì mới thì mới lấy được bằng tiến sĩ bên này. Người lấy tiến sĩ bên này không phải là thành công hơn người ở Việt Nam. Ở Việt Nam cách học như vậy sẽ đào tạo ra con người như vậy. Làm thế nào để những người trong nước được phát triển giống những người ở ngoài nước, việc này phải trở lại nguồn gốc của nó. Cũng cần một thời gian để Việt Nam thay đổi cách học. Tôi nghĩ 10, 20 năm nữa cách học từ chương tại Việt Nam sẽ bị thoái hóa. Họ đang cải thiện đường lối giáo dục. Hiện giờ hệ thống internet và sự giao lưu giữa hai nước Mỹ-Việt rất mở rộng cho nên họ có nhiều thông tin và cũng cập nhật những dữ kiện bên này.
Trà Mi: Đối với những người bạn trẻ trong nước đang nghe câu chuyện thành công của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thông điệp nào muốn nhắn gửi tới họ?
Tiến sĩ Tiến: Đừng nên câu nệ chuyện mình làm phải tương đương với bằng cấp của mình. Công việc nào mình cũng nên làm và khi làm thì nên làm hết sức mình. Đó cũng là lời khuyên của tôi muốn chuyển tới anh em trong nước.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Tiến đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Qúy vị và các bạn vừa nghe câu chuyện thành công của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, chàng trai Việt tới Mỹ lập nghiệp đã phấn đấu vươn lên từ vị trí một người lau dọn vệ sinh ở khách sạn trở thành nhà khoa học có nhiều thành tích trong lĩnh vực vệ tinh-không gian tại Mỹ.
Tạp chí Thanh Niên xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn gặp lại quý vị trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần cũng như trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục-Tường trình đặc biệt ngay trang chính.





Luận về chữ "LỪA" trong tiếng Việt


Một trong những đặc điểm thú vị của tiếng Việt là sự biến hóa của ngữ nghĩa; cùng một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, có thể đồng nghĩa hoặc nghịch nghĩa, và nghĩa bóng nghĩa gió đủ thứ...  Xin lấy từ "LỪA" làm một ví dụ. 

Từ này có hai nghĩa gốc: a) là danh từ gọi tên một loài động vật được nuôi giữ để thồ hàng: con lừa; và b) vừa là danh từ vừa là động từ với nghĩa là lừa lọc, lừa đảo, lừa phĩnh, lừa gạt, đánh lừa  (đều  có hàm ý xấu, không rõ ràng minh bạch)

Xuất phát từ nghĩa đen (con lừa), còn có thêm những nghĩa bóng ám chỉ sự dốt nát, ù lỳ, chậm hiểu nhưng bảo thủ. Bên cạnh một vài thành ngữ như "đồ con lừa" hay "gìa lừa ưa nặng", còn có ngữ "xứ lừa" để ám chỉ những đất nước mà ở đó tình trạng trì trệ, bảo thủ , chậm tiến luôn ngự trị. Các nghĩa ở b) hoàn toàn không liên quan với nghĩa ở a) và hầu như không có nghĩa bóng nhưng rất thông dụng hàng ngày. Tuy nhiên, với lối "chơi chữ" của người Việt thì các từ, ngữ và nghĩa nói trên có thể vẫn có mối liên quan mật thiết với nhau, đôi khi rất khó dịch ra tiếng nước ngoài sao cho người đọc vừa hiểu đúng nội dung, vừa cảm nhận được cách "chơi chữ" trong tiếng Việt. Ví dụ với đoạn văn này chẳng hạn : "Trong xứ lừa đầy rẫy sự dối trá và lừa lọc, ở đó tầng lớp thống trị lừa dối kẻ bị trị, và người dân lừa gạt lẫn nhau hàng ngày. Rốt cuộc nạn nhân là những người bị lừa, nhưng suy cho cùng ai cũng vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân. Đó là trạng thái đáng buồn của một dân tộc đã lâm vào cảnh tự lừa dối mình trong một thời gian dài ". Đoạn này nếu dịch không khéo, người đọc sẽ không hiểu hoặc chỉ hiểu ý mà không cảm nhận được cái hay của trò chơi chữ.

Đó là xét về mặt ngôn ngữ thuần túy. Nhưng về mặt xã hội học, người ta nói "ngôn ngữ là sinh ngữ" và nó có mối liên quan mật thiết với tính cách và lối sống của chủ nhân của ngôn ngữ đó. Sự hay ho thú vị của tiếng Việt chính là nhờ đặc điểm lỏng lẽo, không tách bạch rõ ràng trong từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp. Và phải chăng điều này có ảnh hưởng  đến tính cách và nếp sống cũng như cung cách quản lý xã hội của người Việt vốn được thể hiện khá rõ ở tình trạng mập mờ, thiếu rõ ràng minh bạch trong luật lệ cũng như trong trao đổi thông tin và giao tiếp  hàng ngày (?). Đó là lý do tại sao trong xã hội Việt Nam mọi thứ luật lệ và quy định thường chỉ mang tính tạm thời hoặc nhất thời, thiếu rõ ràng minh bạch khiến ai muốn hiểu thế nào cũng được, cấp dưới không nhất thiết hiểu đúng như cấp trên, và người dân có tâm lý không tin tưởng vào sự công minh của pháp luật. 

Nếu không phải vậy thì thật khó lý giải  tại sao trong thời đại  toàn cầu hóa và hội nhập,  nền hành chính công của Việt Nam vẫn chậm chạp lê bước trong quá trình được mệnh danh là "cải cách" kéo dài suốt mấy chục năm qua. Tại đất nước này người dân ngày càng khó tiếp cận thông tin cũng như các quy định, luật lệ từ nguồn chính thống- những thứ thường ít khi được soạn thảo một cách ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ. Chúng thường phải được phổ biến với sự giải thích "tam sao thất bản" qua các cấp trung gian mà ngay bản thân họ nhiều khi cũng không hiểu đúng và đầy đủ.  Hệ thống các cơ quan hành chính công ở đất nước này thường rất rườm rà, đông nhưng không đủ để đáp ứng các nhu cầu của người dân. Tại đây các nhân viên hành chính vẫn hiểu rằng một khi được tuyển dụng họ sẽ có quyền hành và cơ hội tiến thân hơn là để phục vụ khách hàng. Đó là lý do tại sao họ hay gây phiền hà nhũng nhiễu và vi phạm các hành vi  tham ô, lãng phí. Đó cũng là nguyên nhân tại sao có hiện tượng trong khi "người ngay sợ kẻ gian" thì  một cô gái trẻ dám thẳng tay tát vào mặt một viên cảnh sát đang thi hành công vụ. Đó là lý do tại sao những người nông dân sau 1/2 thế kỷ cải cách ruộng đất giờ lại trắng tay và phải kéo lên trung ương khiếu kiện. Đó là lý do tại sao hàng loạt những dự án và công trình "thế kỷ" của đất nước bổng chốc trở nên hoang phế hoặc thua lỗ và đứng trước ngu cơ  phá sản.Và đó là lý do tại sao người đứng đầu của Đảng phải lên tiếng báo động về " nguy cơ tồn vong của chế độ". Và đó là lý do của rất nhiều điều nghịch lý khác trên đất nước này.
 
Đúng là không phải vô lý khi người dân tự gọi đất nước mình là "xứ lừa" với đầy đủ mọi ngữ nghĩa vốn có của nó. Nhưng đây không phải là trường hợp để thưởng ngoạn sự thú vị của ngôn ngữ, mà chỉ là cách để lột tã trạng thái tinh thần bức xúc của họ./.
    

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Khi không thể "1 chọi 100" trên biển

Hình chỉ có tính minh họa
Những ai theo dõi tình hình biển Đông thời gian gần đây đều ít nhiều lo lắng về nguy cơ xung đột quân sự đang đến gần. Một cuộc xung đột quân sự nếu nổ ra chắc chắn không phải do phía các nước nhỏ trong khu vực khơi mào (mặc dù họ luôn bị phía TQ cố tình kiếm cớ gây sự...); nó chỉ nổ ra do sự chủ động từ phía TQ. Có ít nhất 4 lý do để nói như vậy: 1) Sau thời kỳ "ném đá dò sông" (từ 2009 đến cuối năm 2011) phía TQ dường như đã biết mức độ phản ứng của dư luận quốc tế là có giới hạn ; riêng ASEAN đã bị Bắc Kinh dùng nhiều thủ đoạn kinh tế, ngoại giao phân hóa, chia rẽ đến mức cần thiết ; 2) Giờ đây Bắc Kinh có thể đoan chắc không một nước thứ ba nào, kể cả Mĩ, Nga sẽ trực tiếp can dự vào một cuộc chiến  giữa  TQ với một nước ASEAN, kể cả Philipine là đồng minh của Mĩ , nhất là nếu đó chỉ là một cuộc chiến quy mô nhỏ và nhanh gọn (theo nhận định của thời báo Hoàng Cầu); 3) Đến thời điểm này, phía TQ đã cơ bản "tập kết" đông đủ lực lượng áp đảo bao gồm hơn 1.000 tàu các loại. Bên cạnh căn cứ khổng lồ Tam Á ở Đảo Hải Nam, cơ sở  tiếp tế hậu cần  trên đảo Hoàng Sa cũng đã hoàn tất; giàn khoan dầu-khí  khổng lồ cũng đã bắt đầu hoạt động tại đây; các lực lượng hải-không quân đã được tập dượt sẵn sàng cho tình huống xung đột, đặc biệt cho việc đánh chiếm các đảo ngoài khơi (theo tổng hợp các nguồn tin TQ và quốc tế); 4) Qua vụ "va chạm" với Philipine gần đây nhất tại đảo Scarborouph cho thấy Bắc Kinh dường như đã chọn chiến thuật "biển người" làm chủ đạo đồng thời sẵn sàng dùng biện pháp "chiến tranh nóng" khi cần. Và một thắng lợi tại đây sẽ khuyến khích họ áp dụng sang các địa điểm khác, với các nước khác. Nói tóm lại, sau thời kỳ thăm dò dư luận và chuẩn bị thực lực, phía TQ nay đã sẵn sàng và quyết liệt trong cuộc tranh dành biển Đông. Tham khảo về bố trí lực lượng TQ tại biển Đông http://dantri.com.vn/c36/s36-595785/cac-can-cu-quan-su-cua-trung-quoc-tren-bien-dong.htm

Nhìn vào bối cảnh tình hình và mối tương quan so sánh lực lượng tại biển Đông hiện nay và có lẽ cả trong tương lai gần, ta thấy một thế trận mới dường như đã an bài. Đó là thế trận áp đảo của lực lượng Trung Quốc. Thế mạnh duy nhất vốn có của Việt Nam, Philipine và ASEAN nằm ở tính chính nghĩa dựa trên luật pháp và công lý quốc tế, nhưng đã bị phía TQ trắng trợn khước từ.Các tổ chức quốc tế, kể cả của LHQ, khoanh tay đứng nhìn như "bất lực". Vai trò của Mĩ vốn được kỳ vọng, nay cho thấy không đáng tin cậy. Khối đoàn kết ASEAN ngày càng lộ rõ tình trạng bị TQ chia rẽ, lũng đoạn và vô hiệu hóa.Có thể nói, chừng nào chưa nỗ ra chiến tranh lớn hoặc chiến sự kéo dài tại biển Đông, chừng đó TQ vẫn giữ thế chủ động lấn chiếm biển đảo theo lịch trình của họ. Trở ngại chỉ xảy ra nếu bị đối phương phản kích mạnh và  cuộc chiến kéo dài thế giằng co.  
những dàn tên lửa từ đất liền

tàu khu trục từ quân cảng
Tình thế đòi hỏi Việt Nam, chí ít trong giai đoạn giao thời từ sức mạnh của bạo cường đến sức mạnh của chân lý, không có cách nào khác là phải vận dụng nội lực bằng cách dựa vào thế đất, trời, nuối, sông và biển cả. Từ ngàn xưa ông cha ta đều đánh bại kẻ thù chủ yếu bằng cách dựa vào nội lực đấy chứ!. Một trong những nhân tố để tạo nên nội lực trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là địa thế hình chữ S án ngữ từ bắc xuống nam của biển Đông. Trước thế thượng phong của đối phương, nếu dốc hết tiềm lực cho trận chiến trên biển đảo, cùng lắm Việt Nam cũng chỉ đạt thế "1 chọi 100" với đối phương mà thôi!. Tuy nhiên, dù trong bất cứ tình huống nào, nếu ta phá được âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của đối phương, buộc chúng rơi vào thế sa lầy và chiến sự kéo dài ...ta nhất định sẽ được dư luận ủng hộ và chiến thắng . Để làm được điều này ngoài lực lượng tại chỗ (tức là căn cứ trên các đảo và tàu chiến) phải có sự yểm trợ hỏa lực mạnh từ đất liền. Đó chính là tên lửa từ các bệ phóng đặt ven bờ biển và từ các máy bay oanh tạc xuất phát từ các căn cứ trên đất liền. Bằng cách này, toàn bộ phần phía tây của biển Đông, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đều nằm trong tầm yểm trợ trực tiếp của hỏa lực từ đất liền.. Đó vừa là sức mạnh tấn công đầy hiệu quả vừa là thế răn đe đối với kẻ thù trước khi chúng định phiêu lưu xâm lược.
Trên đây chỉ là một vài nhận xét được"kiểm nghiệm" từ một ý tưởng đã đề cập trong một bài viết đầy đủ hơn của cùng tác giả từ một năm trước. Bài viết đó đã được nhiều bạn đọc góp ý thảo luận, trong đó có lời bình rất tâm đắc của blogger Nguyễn Hữu Quý,  xin đăng lại nguyên văn dưới đây để mọi người cùng tham khảo. 

Trích dẫn:                                                                          


Chia sẻ với tác giả bài “Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới
Ngày 29/4/2011, Blog Trần Kinh Nghị đăng bài “Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới”; đây là bài của chính chủ Blog, Trần Kinh Nghị, ông từng là Phó Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch.

Bài viết thuyết phục người đọc bởi cách viết đi từ truyền thống và Lịch sử (phần I), so sánh tương quan lực lượng (phần II); và cuối cùng, trong một góc nhìn riêng, tác giả đưa ra những ý tưởng về giải pháp (phần III) để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước những âm mưu không chỉ thôn tính Biển Đông, mà còn cả khu vực Đông Nam Á của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Tôi đồng ý với tác giả, khi ở “phần III: Sự lựa chọn nào cho Việt Nam?”, tác giả Trần Kinh Nghị nêu ra các giải pháp (ý tưởng) của ông như sau:
Không nhất thiết phải đứng về một bên chống một bên 
Yếu tố quyết định là nội lực và sự đoàn kết dân tộc
Dựa vào thế trận “chiến tranh nhân dân”
Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Ngoại giao cởi mở, công khai, minh bạch

Tôi tâm đắc và muốn bàn thêm với tác giả ở nội dung “Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền”, khi toàn bộ phân này, tác giả viết (nguyên văn):
Tránh chạy dua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Trong số các bên tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là nước án ngữ gần như toàn bộ bờ Tây của biển này. Với địa thế và địa hình độc đáo như vậy, không có lý do gì để không tính đến một chiến thuật phòng thủ độc đáo. Đó là phòng thủ từ đất liền là chính (tất nhiên với mức độ vũ trang cần thiết về hải quân và không quân với khả năng của nền kinh tế nước nhà). Với địa hình địa thế ven biển của Việt Nam, đây có thể là một giải pháp lý tưởng mà các nước khác quanh Biển Đông không thể có.

Chiến thuật này không chỉ phù hợp về  địa thế mà còn ít tốn kém hơn nhiều so với các phương án chiến thuật phòng thủ trên biển hoặc trên không. Chưa cần tính toán cụ thể , ta cũng có thể ước đoán kinh phí  cho một cỗ đại pháo tầm xa hay một dàn tên lữa “đất đối biển” chắc chắn thấp hơn  so với một tàu chiến, và thấp hơn nhiều so với một tàu ngầm hay tàu sân bay. Độ chính xác hỏa lực cũng không thua kém gì nhau. Khả năng ngụy trang, bảo vệ tương đương so với các phương tiện trên biển. Ngoài ra nó có ưu thế từ đất liền khống chế hầu như toàn bộ 1/2 phía Tây của Biển Đông. Yếu điểm (nếu có) của chiến thuật này là chỉ mạnh về phòng thủ, không có khả tấn công và chiếm giữ trên biển. Tuy nhiên nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chính trị của Việt Nam với tư cách người tự vệ. Nó có tác dụng răn đe và khống chế (tương tự như những cổ pháo của Đan Mạch từng một thời khống chế eo biển Ban Tích ). 

Trong một vài bài viết trước đây, khi đề cập đến nguy cơ đến với Việt Nam từ phía Tây (Lào và CamPuChia - CPC), tôi đã có đề cập đến hệ thống xa lộ chạy từ Vân Nam (TQ) đi qua lãnh thổ Lào xuống CPC và đến cảng Sihanoukville (vịnh Thái Lan); như vậy, TQ sẽ hình thành một “gọng kìm” ở hai phía Đông và Tây đối với VN; và đã cảnh báo:
Nếu như trong kháng chiến chống Mỹ, VN dựa vào đường Trường Sơn huyền thoại, thì trong “cuộc chiến” với ông bạn hữu nghị “4 tốt” điểm mạnh này không còn nữa... điều gì sẽ đến?

Như vậy, từ một lợi thế độc đáo về địa thế, địa hình… như tác giả Trần Kinh Nghị đã nêu; thì đến nay, bằng các dự án Bô xít tại Tây Nguyên; và đang “cổ xuý” cho việc hình thành tuyến đường sắt xuyên á của TQ, và kể cả “Xa lộ song hành xuyên Đông Dương”; đặc biệt, việc VN đã để cho TQ thâm nhập sâu vào tình hình chính trị tại Lào và CPC…thì đến nay, tất cả những sai lầm trên, VN đã hoàn toàn đánh mất lợi thế.
Theo tôi, đây là một sai lầm mang tính lịch sử; và tất nhiên, VN sẽ phải trả giá đắt cho điều này.
Ngoài các giải pháp mà tác giả Trần Kinh Nghị đã nêu; theo tôi trong chiến thuật phòng thủ, VN cần tính đến một chiến lược với Phillippin; Qua đó, trong quá trình bảo vệ Biển Đông trước một cuộc chiến do TQ gây ra, máy bay VN có thể hạ cánh ở Phillippin, hoặc sử dụng bầu trời Phillippin, để trên đường bay khi trở lại VN, máy bay của ta mới thực hiện bắn phá mục tiêu là các tàu chiến TQ; trong trường hợp bị TQ bắn hạ, thì đội lực lượng tàu cao tốc có thể ứng cứu phi công vì khi đó, phi công nhảy dù đã ở gần đất liền…

Trên đây là một vài “lạm bàn” của kẻ ngoại đạo, và như tác giả Trần Kinh Nghị nói:
Trên đây chỉ nêu ra một ý tưởng xét về mặt địa chính trị và tương quan so sách lực lượng tổng hợp giữa các bên liên quan.  Để cụ thể hóa, cần có sự tham gia của các chuyên gia vũ khí và chiến thuật gia quân sự.
Rất mong có nhiều người VN quan tâm đến vấn đề này; bởi vì, nguy cơ đối với VN đã không còn xa nữa. 
Hết trích dẫn

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Lại bàn về đặc tính dân tộc Việt Nam (*)

(*)Tiêu đề của chủ blogBachViet -trích đăng lại nội dung bài viết có tiêu đề "Vì bản chất dân tộc Việt?" của tác gỉa Lữ Giang (Lugiangblog ngày 21/91/2912). Có thể còn nhiều điều để bàn luận, song nhìn chung bài viết cho ta  những nhận xét khá thú vị trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm sống của bản thân tác giả với một vài tài liệu nghiên cứu nước ngoài . Tuy nội  dung bài viết chủ yếu đề cập về cộng đồng người Việt định cư tại Hoa kỳ nhưng thấy cũng bổ ích đối với  cộng đồng người Việt Nam nói chung để tham khảo, đúng như ý định của tác giả ở phần mở đầu bài viết:                                                  "Nhân ngày đầu năm, chúng ta thử xem bản chất thực sự của người Việt như thế nào theo những cách nhìn khác nhau, để từ đó loại bỏ cái xấu và xây đắp những cái tốt, đưa dân tộc đi lên".

NGƯỜI MỸ NHẬN XẾT VỀ NGƯỜI VIỆT

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn. 
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt. 
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương).
[to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

NGƯỜI XƯA CŨNG ĐÃ NHẬN RA

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

Trong bài tựa, ông nói ngay:
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? ...
“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 - 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.

“TRƯỚC LÀ ĐẸP MẶT SAU LÀ ẤM THÂN”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:

Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc... Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi dâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư... Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

NHÌN QUA NGƯỜI HOA (định cư tại Hoa kỳ)

Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc đã trở thành như đã nói trên, người Hoa khi ra hải ngoại lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở hải ngoại được mô tả như sau:
1.- Cần cù, việc gì cũng làm
2.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.
3.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.
4.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.
5.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.
6.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.
7.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hổ trợ cho làm ăn.
(Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto).
8.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.
9.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.
9.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.

Trong bài “Mạng lưới kinh tế của người Hoa hải ngoại”, ông Phạm Văn Tuấn đã nhận thấy như sau về các hoạt động kinh doanh của người Hoa ở hải ngoại:
“Khi bắt đầu bước vào ngành thương mại, các người Hoa hải ngoại đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, các bang hay các cộng đồng của họ. Các hội tương trợ này được tổ chức căn cứ vào gia đình, hay nguồn gốc địa phương, hay thổ ngữ, chẳng hạn như các bang người Hẹ, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Các hội hay các bang này đã hoạt động như một thứ ngân hàng nhờ đó người Hoa có thể mượn tiền, trao đổi tin tức, tuyển mộ nhân công, giới thiệu thương nghiệp, hay thương lượng các dịch vụ. Người Hoa hải ngoại thường tôn trọng chữ Tín, họ làm ăn bằng ước hẹn miệng và sự tin cẩn lẫn nhau, và họ không cần phải ký kết các văn bản, các giao kèo. Nếu một thương gia nào vi phạm lời hứa, người đó sẽ không bị truy tố ra pháp luật mà bị ghi vào sổ đen của các nhóm, các bang, đây là một tệ hại hơn, vì tất cả mạng lưới làm ăn của các cộng đồng người Hoa đều sẽ biết rõ sự việc, và việc kinh doanh của người vi phạm kể như bị chấm dứt.”
Số vốn của người Hoa hiện đang sống ở ngoại quốc được ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD.

QUAY LẠI NHÌN MÌNH (người Việt định cư tại Hoa kỳ)

Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.
Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng: Ba chính phủ là chính phủ Nguyễn Hữu Chánh, chính phủ Đào Minh Quân và chính phủ Hồ Văn Sinh (thay thế Nguyễn Bá Cẩn). Ba ban đại diện cộng đồng là cộng đồng Nguyễn Xuân Vinh, cộng đồng Nguyễn Tấn Lạc và cộng đồng Nguyễn Xuân Nghĩa. Cộng Đồng này đang chửi cộng đồng kia là tiếm danh.
Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được. Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghĩ trên các diễn đàn.
Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.
Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình. Nếu hai người ngang ngữa, đóng tiền cho cả hai. Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.
Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt!

Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử năm 2000, vì hai liên danh George W. Bush và Albert A. Gore ngang ngữa, nên người Tàu đóng tiền cho cả hai. Tây An Tự và Thiền Sư Thanh Hải ở Los Angeles đã đóng tiền cho liên danh Gore nhưng lập danh sách giả những người góp tiền, bị đổ bể nên chúng ta mới biết được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs..., chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẫn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn./.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Việt Nam khẩn trương kẻo lại "nhỡ tàu" !

Đó là cảm nhận của chủ blog tôi sau khi đọc bài (được đăng lại nguyên văn dưới đây) từ Thời báo Đại kỷ nguyên (Epoch Times ) số ra ngày 02/5/2012. Epoch Times phát hành bằng 29 ngôn ngữ, cả báo giấy và báo mạng. Có thể tham khảo nguồn trực tiếp tại đường link:  *http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/beijings-leader-said-to-reach-four-consensuses-before-18th-congress-230394.html

Vẫn biết,  đây là một kênh thông tin đối lập với nhà nước Trung Quốc, và mọi thông tin bao giờ cũng chỉ có một phần sự thật; tin hay không còn phụ thuộc vào quan niệm và khả năng phán đoán của mỗi người . Nhưng điều có thể thống nhất chung là, mọi thông tin đều có giá trị của nó; và trong thời đại thông tin đa chiều ngày nay, sẽ là khiếm khuyết nếu không tham khảo các nguồn tin khác nhau, kể cả cái  gọi là "đối lập"hay "lề trái", "phản động"... 

Trong trường hợp cụ thể của thông tin này,  nó thật đáng để suy ngẫm. Sao không (?) khi mà chính trường thế giới  đang trong thời kỳ đầy biến động, nhất là đối với đất nước Trung Quốc khổng lồ  sau bao biến cố  và giờ đây như một con rồng đang lột xác. Sao không (?) sau khi đã chứng kiến đất nước này quay ngoắt từ chủ thuyết cách mạng cực đoan của Mao Trạch Đông (extremist Maoism) sang chủ thuyết "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột"của Đặng Tiểu Bình. Và sao không (?) nếu biết rằng người Trung Quốc khét tiếng là thực dụng? Đặc biệt nếu đặt thông tin đó trong bối cảnh đầy mâu thuẫn và bế tắc của xã hội Trung Quốc hiện nay. Và thực ra, câu chuyện "từ bỏ chủ thuyết cộng sản"  đã nhiều lần được bàn đến bởi chính những người cộng sản Trung Quốc . Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và cách thức như thế nào. Nếu những người  lãnh đạo đương thời  biết thức thời và nắm lấy quyền chủ động, tình hình thay đổi nhất định sẽ tốt hơn là đợi đến khi hoàn toàn rơi vào thế bị động. Đó cũng là bài học có thể rút ra từ trường hợp Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Có gì quá xa lạ đâu!  

Bất luận thật/ hư, gợi ý 4 điểm xem ra khá hợp lý cho một quá trình chuyển tiếp ít đau đớn hơn và  tránh được cú shock đột ngột đối với đảng CSTQ.  Và dù sao,  tin này cũng nên được coi như một sự cảnh báo nữa đối với những người cộng sản và nhân dân Việt Nam nói chung vốn đã và đang đồng hành cùng Trung Quốc với tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em"trong nhiều thập kỷ nay. Trong quá trình đó đã bao phen Việt Nam phải "nuốt hận vào lòng"  mỗi khi ông bạn lớn trái gió trở trời hoặc dở chứng bành trướng.... Sự trung thành với lý tưởng và "bạn vàng" là một sợi giây  ràng buộc khiến Việt Nam để tuột khỏi tầm tay không ít những thời cơ phát triển và giành độc lập tự chủ thật sự (như đã được ông Nguyễn Trung, NguyễnVăn An và nhiều vị nhân sĩ phân tích khá rõ rồi) . Điều gì sẽ xảy ra nếu ông "bạn vàng" kia bổng dưng từ bỏ  lý tưởng cộng sản cao cả, kể cả CNXH mang màu sắc gì gì đi nữa? Việt Nam sẽ ra sao và làm gì? Tại sao không thể một lần vượt lên chính mình bằng cách nhìn thẳng vào sự thật và chọn con đường đi thực sự phù hợp cho mình trước khi quá muộn? Để làm điều này, vai trò chính tất nhiên thuộc về giới lãnh đạo đảng và nhà nước. Nhưng nhân dân luôn là nguồn  động lực.  Hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra khi trên bến phà qua sông chỉ còn lại một mình Việt Nam (?). Mọi người hãy bình tâm  đọc thông tin dưới đây và ngẫm nghĩ, thưa quý vị!








Lãnh đạo Bắc Kinh có thể tuyên bố sự Cáo chung nền Cai trị của Cộng sản Đảng

Tác giả: Li Heming - Epoch Times    
Thứ tư, 02 Tháng 5 2012 00:16
A sunset in Beijing. (Teh Eng Koon/AFP/Getty Images)
Buổi hoàng hôn ở Bắc Kinh (Teh Eng Koon/AFP/Getty Images)
Theo một nguồn tin cấp cao từ Bắc Kinh, Bộ Chính trị Lãnh đạo chủ chốt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đạt đươc bốn điểm đồng thuận sẽ được công bố vào ngày hoặc trong những ngày gần Đại hội Đảng thứ 18. Phương hướng chung của quyết định là Trung Quốc sẽ đi theo con đường dân chủ. Thông tin này đã được lưu hành một cách vội vàng nhanh chóng ở Bắc Kinh.
Theo nguồn tin, bốn điểm nhất trí của sự đồng thuận là:
1. Mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, các đảng phái chính trị, tổ chức xã hội nên cử đại diện để thành lập một ủy ban chuẩn bị cho một hiến pháp mới. Họ sẽ soạn thảo một hiến pháp mới bảo vệ các quyền của công dân tự do lập hội và các đảng phái chính trị.
2. Sẽ có thông báo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó như là đảng cầm quyền. Đảng viên Đảng sẽ cần phải được tái đăng ký, với sự tự do lựa chọn vào lại Đảng hoặc bỏ đảng.
3. "04 tháng Sáu" Pháp Luân Công, và tất cả các nhóm người bị đàn áp sai lầm trong quá trình cống hiến bản thân để thực hiện dân chủ cho Trung Quốc sẽ được phục hồi và được bồi thường.
4. Quân đội sẽ được quốc hữu hoá.
Tuyên cáo từ nguồn tin không có thể được xác minh, nhưng được cho là một vấn đề thảo luận giữa các lãnh đạo cấp cao. Nguồn tin cũng cho biết rằng một Đảng Dân Chủ đã được thành lập tại Học viện Khoa học Bắc Kinh, và hơn 30 học giả tại Học viện đã tham gia vào phong trào, tạo thành một "Đảng Dân chủ Tự Do của các Khoa học gia Trung Quốc."
Bốn điểm của sự đồng thuận nhất trí dự định phải được công bố vào ngày hoặc gần ngày Đại hội Đảng lần 18, theo nguồn tin. Đại hội sẽ được tổ chức vào mùa thu này, tháng 10 hoặc tháng11, mặc dù đã có tin đồn rằng nó sẽ được hoãn lại trong bối cảnh bất ổn chính trị hiện nay gắn liền với sự sụp đổ của Bạc Hy Lai.
Shi Cangshan (Thạch Tàng Sơn), một nhà phân tích độc lập Trung Quốc tại Washington đã phản ứng trước tin tức: "hiệu ứng domino của sự cố Wang Lijun vẫn còn xảy ra, và những hoạt động sau bối cảnh hậu trường của Đảng đang được phơi bày".
Ông Thạch nói rằng lý do các nhà lãnh đạo Đảng muốn công bố bốn điểm của sự đồng thuận như trên là để có những sáng kiến ​​trướcsự suy sụp không thể tránh khỏi của nó. "Nhóm đã tham gia vào cuộc đàn áp khổng lồ người dân Trung Quốc, bao gồm cả cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đang được phơi bày , và điều này liên quan chặt chẻ với  sự diệt vong của ĐCSTQ. Tốt hơn cả là họ nên chủ động, điều đó sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mình và thế giới./.





.   





 





Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Đảng viên có phải là nhân dân?


Mấy hôm trước xem tin TV  thấy  TBT Nguyễn Phú Trọng thăm  Học viện Nguyễn Ái Quốc, trong đó có nhận xét rằng trình độ cán bộ của Học viện còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu cách mạng..., mình đã thầm  khen TBT nắm sát tình hình quá! Sáng nay đi nghe phổ biến NQ TW 4 do một báo cáo viên hàm giáo sư-tiến sĩ đã từng có 10 năm giảng dạy tại Học viện chính trị quốc gia, lại càng thấy đánh giá trên đây của TBT là chuẩn không cần chỉnh!

Phần đầu vị báo cáo viên tỏ ra rất  lưu loát không một chút nhệu ngộ như thể một con tằm đang nhã tơ vậy !. Bài nói càng có thêm sức truyền cảm khi đề cập những nội dung liên quan đến Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên dưới hội trường mọi người chăm chú lắng nghe; bản thân mình cũng cảm thấy mừng thầm vẫn còn những giảng viên tốt!  Tuy nhiên, đến phần sau,  không hiểu sao, cũng chính vị báo cáo viên đó lại trở nên  “lạc điệu “một cách lạ lùng! Đó là khi ông ta đưa ra những quan điểm “xanh rờn” về một số vấn đề mới nhưng cũng không kém phần "lý luận cơ bản".

Khi nói về tình hình dân khiếu kiện, biểu tình gần đây, vị báo cáo viên thản nhiên nhận xét: “Những kẻ biểu tình bây giờ "khôn" lắm, chúng được chỉ đạo (không nói của ai) mặc đồng phục áo đỏ, chữ vàng đi thành từng nhóm nhỏ nên rất khó đối phó!...” khiến nhiều người bên dưới nhìn nhau băn khoăn....  Đến đoạn nói về công tác báo chí, vị báo cáo viên sau khi phê phán "Báo chí toàn đưa tin tiêu cực, giật gân như giết người, cướp của, hiếp dâm ..., đồng thời cũng phê phán "Báo chí đưa tin lộ liễu về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội ..., mà theo ông ta “Nước ngoài họ chỉ cần cử ra một vài chuyên gia đọc báo thì nắm hết tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của ta..., thật là nguy hiểm"(!?) Ông ta còn đưa ra ví dụ: "Sở dĩ Tổ chức chống tham nhũng thế giới năm nào cũng xếp VN hạng yếu kém là vì họ có thể nghiên cứu và biết rõ tình trạng tham nhũng của ta qua báo chí của ta". Không ngờ một vị  vị giáo sư- tiến sĩ  vẫn tư duy theo cách cũ, nhắm mắt trước trào lưu hội nhập quốc tế mà trong đó mọi quốc gia đều cần công khai, minh bạch những thông tin kinh tế, kể cả tình hình lạm phát, tình trạng tham nhũng v.v...(!?) 

Đến phần cuối nói về đảng viên, Điều lệ và 19 điều cấm,  vị báo cáo viên bổng hỏi: “Đảng viên có phải  là nhân dân ?” Cả hội trường gần như không trả lời câu hỏi ngô nghê đó.  Vẫn biết, cách hỏi như vậy thường là một “thủ thuật ” của nghề giảng viên …Nhưng trường hợp này nghe sao mà hài hước!  Đảng viên không là nhân dân thì là gì ? Khác chăng là những "người dân đảng viên" phải chịu 19 điều cấm, kể cả cấm  không được cùng người dân khác tham gia biểu tình yêu nước, khiếu kiện chống tham nhũng đất đại và tài nguyên môi trường...Như vậy là hoàn toàn mâu thuẫn với nhiệm vụ của của đảng viên là phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống tiêu cực! Đáng ra chỉ cần một số điều cấm  và chỉ áp dụng đối với các đối tượng có chức có quyền, nhưng không hiểu vì lý do gì lại mở rộng ra toàn thể đảng viên, và do đó vô hình trung làm "vô hiệu hóa" mục đính đáng có của chúng?. Sự bất bình xung quanh câu hỏi này chính là lý do của sự im lặng từ bên dưới hội trường.  
     
Thì ra, lý luận chính trị thời nay nó thế. Nói thế nào cũng đúng hoặc cũng sai! Và cấp trên bao giờ cũng  đúng hơn cấp dưới; người nói bao giờ cũng  đúng hơn người nghe!. Câu hài hước trong dân gian "Sáng đúng, chiều sai, đến mai lại đúng!" phần nào nói lên thực trạng này.  Nguyên nhân xem ra cũng thật đơn giản: Nghiên cứu lý luận là một chuyện, nhưng nói ra như thế nào là một chuyện khác. Báo cáo viên thường chỉ được phép "múa gậy" trong một cái vòng kim cô nhất định. Đã vậy họ còn muốn đóng vai trò như những cha cố giảng đạo thánh thần...nhưng để rao giảng về một chủ đề mang tính khoa học thuần túy thì thật là khó!. Thiết nghĩ, đã nhân danh "khoa học" thì phải để nó thật sự rộng mở và sẵn sàng tiếp thu chân lý. Lý luận mà cứ luẩn quẩn, loanh quanh, bảo thủ , cứng nhắc thì nói nhệu, nói sai là không thể tránh khỏi. Mọi người hẳn còn nhớ Trường hợp ông Bí Thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành hồi đầu năm nay nói sai quá khiến Câu lạc bộ Bạch Đằng phải lên tiếng đề nghị cách chức, thật bi hài! http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=xWaGRMOqdMI



Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này