Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Bạn có nghĩ Trung Quốc đã thành công trong âm mưu chia rẽ Việt Nam và Philipine?

Với tiêu đề "Việt-Trung cam kết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán" Báo Tuổi trẻ hôm nay 30/9/2011 đưa tin:

Theo tin Tân Hoa Xã và Mạng Chính phủ Trung Quốc, ngày 29-8 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tham dự diễn đàn thảo luận an ninh quốc phòng lần thứ năm giữa Bộ quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Hai bên đã cam kết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua tham vấn và đàm phán.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để bảo vệ những lợi ích chiến lược chung của hai nước và mối quan hệ toàn diện cũng như hòa bình và ổn định trên Biển Đông thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin và tham vấn".
Về phần mình, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, bày tỏ hy vọng tiếp tục tăng cường hợp tác trao đổi thông tin cũng như hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa hai nước và quân đội hai nước để bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực.

Báo này cũng cho hay: Hôm nay Tổng thống Philipine B. Aquino  đã dẫn đầu mọt phái đoàn cấp cao trong đó có 300 doanh nhân của nước này trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày đến Trung Quốc.

Trọng tâm của chuyến thăm là tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước với những thỏa thuận ước đạt tổng giá trị 7 tỷ USD và dự kiến sẽ thu hút khoảng 50 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc vào Philipine.
Đồng thời trước đó cũng đã có tin nói  Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài truyền hình GMA News dẫn lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Edwin Lacierda cho hay hai bên còn phải thảo luận thêm nhưng nhấn mạnh kế hoạch này sẽ không “xâm phạm quyền lợi của Philippines”.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Philippines Cristino Panlilio cho hay Manila và Bắc Kinh đồng ý lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò dầu khí ở biển Đông. Ông Panlilio khẳng định phía Trung Quốc sẽ “tuân thủ luật pháp Philippines” khi hoạt động ở Trường Sa.
Tuy nhiên, động thái này của hai bên rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Theo ông Panlilio, dự án hợp tác trên là một phần trong Chương trình phát triển Trung Quốc - Philippines sẽ được ký trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 30.8 - 3.9 của Tổng thống Benigno Aquino III. Tân Hoa xã đưa tin chuyến công du Trung Quốc của ông Aquino nhằm tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa dù hai bên có những bất đồng về tranh chấp trên biển.
Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
--------------
*****

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viện dẫn điều không phải là sự thật lịch sử!

Mới đây Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho xuất bản một loạt bài viết của một số tác giả với chủ đề "Việt Nam: Câu chuyện không thể không nói", trong đó trình bày về lịch sử quan hệ Trung-Việt từ cổ chí kim...(*) Có lẽ đây là một cử chỉ mới cho thấy phía Trung Quốc bắt đầu muốn công khai về một chủ đề lâu nay vẫn được coi là "nhậy cảm" (?). Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lai, có rất nhiều điều không phải là sự thật lịch sử đã được tài liệu viện dẫn nhằm phục vụ những mục đích muôn thuở của chủ nghĩa bành trướng .
Ai cũng biết có rất nhiều điều khuất tất trong cổ sử liên quan đến cội nguồn dân tộc và quan hệ giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam mà lý do chính là trong suốt 1.000 năm "Bắc thuộc", các triều đai phong kiến Trung Quốc đã "đốt sạch, phá sạch" mọi tài liệu lịch sử của Việt tộc. Sang thời kỳ "hậu Bắc thuộc" người Việt không có cách nào khác là phải dựa vào sử sách Trung Quốc để viết lại lịch sử của mình. Do đó không thể tránh khỏi những sai lệch, thậm chí còn "khoảng trống" chưa tìm thấy sự thật. Để giải mã những "góc khuất" lịch sử như nói trên sẽ còn là một con đường rất dài. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong ngành hoa học lịch sử của nhân loại, ngày nay những sự thật lịch sử đang dần hé lộ. Trên cơ sở đó, người viết bài này xin có một vài nhận xét sơ bộ về tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc như sau.
Trong bài viết của tác giả Tôn Hồng Niên (**) có nói rằng "Từ thời cổ đại Trung Quốc đã có truyền thuyết Thần Nông, kể rằng phạm vi thiên hạ mà Thần Nông cai quản phía Nam đến Giao Chỉ, các đời vua Nghiêu, Thuấn, Vũ đều đã tuần thú đến Giao Chỉ”... Đây là một cách vận dụng truyền thuyết tùy tiện bất chấp sự thật lịch sử .
Ta hãy bắt đầu bằng tấm bản đồ của Wikipedia, trong đó mô tả cương vực thời Nhà Hạ của Trung Quốc (tương đương thời Kinh Dương Vương trong sử Việt Nam) chỉ bằng hạt đậu hay một giọt dầu mà thôi !



Cũng chính sách sử Trung Quóc cho thấy, phải mất hàng ngàn năm sau đó người Hán mới xâm lấn xuống phía nam...thì làm sao có chuyện Nghiêu, Thuấn, Vũ "tuần thú đến Giao Chỉ"? Chẳng lẽ giọt dầu kia  đã bổng dưng lan tỏa một cách hòa bình xuống khắp miền đất trồng lúa nước  phía Nam sông Dương Tử vào thời kỳ mà ở đó đã là "đất có chủ"  được chính sử Trung Quốc gọi là "của người Bách Việt ở Phương Nam"(tức là nhiều bộ tộc hoặc vương quốc Việt tộc đã định cư tại đây ít nhất là cùng thời với Hán tộc ở phía Bắc)?  Nếu có thể truy xét lại cái "truyền thuyết" trên đây ắt sẽ biết nó đã được "viết lại" từ thời nào và "tài" bóp méo sự thật lịch sử của chủ nghĩa đại Hán như thế nào. Có thể thời gian đã xóa mờ dấu tích  những vó ngựa của quân xâm lược,  nhưng những dấu ấn nhân văn vẫn còn đó bất chấp mọi thủ đoạn đồng hóa vô cùng nham hiểm và độc ác của kẻ thống trị suốt hàng ngàn năm trước và sau CN. Ông Niên "vận dụng" truyền thuyết của mình như thế, nhưng lại xuyên tạc về truyền thuyết của người Việt đồng thời cố tình tránh né không nói gì về "chủ thể gốc đích thực" của vùng đất phương Nam  cùng với nền văn minh lúa nước và những di chỉ khảo cổ như Trống Đồng, Riều đá, Việt ngữ... vốn đã được thế giới công nhận là của Bách Việt , trong đó có Lạc Việt và Âu Việt cũng tức là nước Văn Lang, rồi Nam Việt và Việt Nam ngày nay. Ngay cả truyền thuyết Thần Nông và môn phái Kinh Dịch cũng đang được giới sử gia quốc tế bàn cải  liệu có phải là  của  Hán tộc hay của Việt tộc (!?). Tài liệu này không đề cập gì về quá trình các triều đại phong kiến Trung Quốc đã  xâm lấn và dồn đẩy Việt tộc xuống phía Nam như thế nào.  Thiết nghĩ cũng nên  trích ra đây môt tấm bản   đồ khác trong đó mô tả cương vực của nước Nam Việt đến năm 111 trước Công nguyên bao gồm cả tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Đảo Hải Nam và Bắc Việt Nam ngày nay(***). Đó là cách nhìn lịch sử khách quan của giới sử gia quốc tế. Đây là một phần sự thật không chỉ cho thấy sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam mà còn là bằng một chứng hùng hồn bác bỏ cái gọi là "chủ quyền từ thời thượng cổ..."  đối với Biển Đông mà phía Trung Quốc đang ra sức ngụy tạo trước thế giới. Tài liệu nói trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  cũng phớt lờ những yếu tố và giá trị nhân văn của Việt tộc vốn đã song hành cùng Hán tộc trong thời kỳ tiền sử nhưng chẳng qua đã bị kẻ đô hộ tráo đổi hoặc tước đoạt trong quá trình thực hiện mưu đồ đồng hóa vô cùng thâm độc của chúng. Những giá trị nhân văn của Việt tộc đã thực sự ảnh hưởng và thấm đẩm trong  nền văn hóa Trung Hoa ngày nay và vẫn còn tiếp tục hiện diện  tại nhiều vùng phía Nam và Đông Nam Trung Quốc bất chấp những biện pháp đồng hóa của chính quyền trung ương. Đó là lý do đích thực của tình trạng giống nhau hay "tương đồng" mà ai cũng thấy giữa hai dân tộc. Sự trường tồn của dân tộc Việt Nam với bản sắc riêng của mình sau 1.000 năm Bắc thuộc là một minh chứng hùng hồn  (nếu biết rằng  đối với một số dân tộc khác trên thế giới chỉ bị ngoại bang đô hộ vài trăm năm  có thể đã trở thành "vong quốc").  Tuy nhiên bài viết của ông Niên đã không đánh giá đúng thực chất của sự giao thoa của hai nền văn minh Hán -Việt, lại còn chê người Việt Nam không có chữ viết.... nên phải sử dụng chữ viết và sách sử của Trung Quốc (!?); lại nhận vơ rằng dân tộc Hán (vốn chỉ có thảo nguyên) lại có thể đến để dạy người Việt trồng lúa nước (!?) v.v... và v.v... Thử hỏi, Người Việt Nam có thể làm gì hơn dưới ách đô hộ hà khắc với mưu đồ đồng hóa độc ác  suốt hàng ngàn năm của bọn thống trị Phương bắc, khi mà chỉ có kẻ đô hộ mới có quyền viết lại lịch sử? Nếu người Hán đã không may bị rợ Hung Nô đô hộ 1.000 năm thì đến nay còn có thể làm được gì? Hãy đừng lấy cái bất hạnh của người khác làm "cái hay", "cái tốt" cho bản thân mình. Đó có thể là cách hành xử mà người Trung Quốc cần phải học thêm!
Về thời kỳ từ sau cách mạng giải phóng dân tộc, rất tiếc tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  vẫn nhìn vấn đề theo quan điểm của thời "vương triều"... vẫn tiếp tục coi Việt Nam là "tông-phiên" và mong đợi sự quy phục, "triều cống"  từ nước láng giềng nhỏ yếu này (?) . Đó là quan điểm cực kỳ lỗi thời và không thể chấp nhận được ! Tài liệu không chỉ lòng vòng kể lễ về công lao "khai sáng" nước Việt trong thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc mà  còn đòi hỏi các thế hệ người Việt Nam ngày nay phải luôn hàm ơn đối với thời "cách mạng Trung Quốc" mặc dù cả hai bên thừa biết rằng mọi sự giúp đỡ hay viện trợ của Trung Quốc trong thời kỳ này trước hết đều xuất phát từ  lợi ích của bản thân Trung Quốc! Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa biết đã ra sức kèm chế  cách mạng Việt Nam như thế nào trong các thời kỳ khác nhau , đặc biệt đã "bán đứng" lợi ích của nhân dân Việt Nam như thế nào trong quá trình đàm phán Trung - Mỹ năm 1972,  và bằng việc này, đã tạo điều kiện để họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 (lúc đó đang do chính quyền Sài Gòn kiểm soát), rồi chống phá Việt Nam ở hai ngã biên giới Tây Nam và phía Bắc những năm sau đó.... Nói cách khác ,  chính Trung Quốc là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ sự hy sinh xương máu của người Việt Nam. 
Còn  nhiều câu chuyện "thâm cung bí sử" và ân oán  mà nhân dân cả hai nước Việt, Trung chắc đều biết nhưng thấy chưa tiện nói ra mà thôi!   Thiết nghĩ, đã không nói đến thì thôi, khi đã nói thì  phải nói cho đầy đủ và đúng sự thật. Mong rằng các nhà sử học chân chính và nhân dân hai nước và quốc tế hãy lên tiếng, coi đây là một việc làm thiết thực để góp phần giải quyết thấu đáo cuộc tranh chấp Biển Đông và  góp phần giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới về lâu dài!

Chú thích:
 (*)Tham khảo tin của TTXVN đưa lại nguồn: Tạp chí “Tri thức thế giới” dưới quyền chủ quản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 14 ra ngày 16/7/2011.
(**) Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu sử địa biên giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. 
(***)Quyển "Shadow of the Dragon:Vietnam‘s Continuing Struggle with China and the Implicationsfor U.S. Foreign Policy" của Henry J. Kenny, Washington: Brassey‘s, 2002.


Trần Kinh Nghị
                                            




Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Một trong nhiều cái "nhất" của Việt Nam

Dân gian Việt có câu "Nhất quận công, nhì ỉa đồng"... hay “Thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”... Nói tóm lại cái sự ỉa thật sự là quan trọng! 

Và do đó...chủ blog tôi không thể không đăng lại một tài liệu có tính  "tổng quét" dưới đây mặc dù cùng nội dung này có thể đã được đăng ở đâu đó trên mạng rồi. Cái chính là để hiểu thêm thế nào là "nhất Việt Nam ta"... mà rút ra kinh nghiệm gì đó (?)  

                
                Một bản tin trên báo Dân Việt đọc cứ  rùng mình: Từ nhiều năm nay, hơn 500 học sinh và 42 giáo viên trường mầm non Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) phải thường xuyên đi đại tiện vào… túi nylon. Động tác thường xuyên đã trở thành thói quen thường nhật của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền mỗi khi kết thúc giờ dạy là đi túm gom những túi nylon ấy ném ra thùng rác trước cổng trường.
          Đó là câu chuyện giữa Hà Nội thủ đô nghìn năm văn vật. Chuyện ỉa đái ở những vùng xa vùng sâu nghèo khó hơn thủ đô còn kinh hãi vạn phần.

          Đổ lỗi cho sự khốn khó cũng không đúng. Bởi không thấy đất nước nào dân tộc nào mà cái sự ỉa bậy lại được khái quát thành một văn hóa sướng: “nhất Quận Công nhì ỉa đồng”, hay “thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”…
          Nhiều bạn phỏng vấn tôi: anh Nhất hay ra nước ngoài, thấy ấn tượng nhất điều gì? Tôi hay bảo: là… chủ nghĩa xã hội! Mô hình chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lê-nin mơ tưởng nó đang hiện hữu ở các nước Tư bản phát triển, chứ không phải ở các quốc gia Cộng sản. Họ tiến đến chủ nghĩa xã hội lâu rồi nhưng người ta im không nói, còn Việt Nam mình nói mãi, hô hào tiến lên mãi mà hơn nửa thế kỷ vẫn quẩn quanh ở “thời kỳ quá độ”. Có anh vặn: nói thế chung chung và mơ hồ quá, anh cụ thể vắn tắt xem chuyện gì, cái gì ấn tượng nhất, nói ra hiểu liền cơ!

             Hóa ra nói chủ nghĩa xã hội là chung chung mơ hồ. Thế thì cụ thể nhé: Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!

          Hôm rồi đi Canada, buổi gặp nào với người Việt xa xứ họ cũng hỏi tôi “anh Nhất ấn tượng điều gì”. Lần nào tôi cũng thật thà: là chuyện ỉa đái! Người Canada gọi cái chốn ỉa đái ấy là washroom. Nhìn washroom, chui vào washroom biết cái đất nước này nó sạch và văn minh cỡ nào. Không biết họ “thiết kế” cái đất nước Canada ra sao mà đi đâu, nhìn đâu cũng thấy washroom, bất kể giữa trung tâm phố thị hay heo hút giữa núi rừng. Như thể cứ lúc nào nghe cảm giác buồn… là thấy ngay washroom trước mặt. Họ giải thích thế này: Không vậy lỡ một người dân nào, bất chợt một lúc nào đó, ở đâu đó buồn ỉa mà tìm không kịp chỗ để cho họ đi, người ta sẽ kiện chính phủ ra tòa! Đi suốt từ Vancouver- Toronto- Ottawa- Montreal- Quebec… không thấy đâu họ thu tiền phí đái ỉa như Việt Nam mình.

          Hoặc hãy nhìn vào chỗ ỉa đái của Google để học gã khổng lồ này. Với Google, muốn tư duy, sáng tạo và phát triển, hãy tư duy và sáng tạo từ… cái bàn ỉa! Mọi chốn ỉa đái trong đại bản doanh của tập đoàn Google đều được trang bị giàn xí hiện đại và tối tân bậc nhất của Nhật Bản, chúng có khả năng sưởi ấm trong những ngày giá lạnh. Xả nước vẫn là chưa đủ, một nút bấm không dây ngay trên cánh cửa sẽ kích hoạt tính năng dọn vệ sinh và sấy khô vòng 3 cho người dùng. Không chỉ được nuông chiều bằng những bồn xí hi-tech, nhân viên Google còn được khuyến khích tận dụng tối đa khoảng thời gian "rảnh rỗi" hiếm hoi trong không gian yên lặng một mình này cho tư duy sáng tạo. Bên trong mỗi khoang toilet của Google đều gắn một bảng điện tử với mã test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing. Toilet của Google phản ánh rõ triết lý làm việc của họ. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hào phóng, toilet không chỉ là chốn ỉa đái, nó giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách thức… không bình thường! Đấy là triết lý của Google và chính nhờ vậy mà Google có thể sáng tạo ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới với tốc độ tên lửa!
          Năm qua Mỹ, tôi thấy thằng bạn cứ mỗi lần vào toilet là hắn lại ôm theo cái laptop. Hỏi mày tranh thủ chát chít với con nào à? Hắn bảo: tư duy nghiêm túc chứ chát chít chi, không hiểu sao cứ mỗi lần ngồi ỉa, tớ lại tư duy ra nhiều chuyện lớn!
          Tôi tin hắn. Cũng như tôi tin, không ít phát kiến vĩ đại làm thay chuyển nhân loại đã có thể nảy sinh từ cái khoảng không gian một mình yên lặng ỉa đái này.
          Nói đâu xa, nhìn ngay mấy anh châu Á mũi tẹt da vàng như ta nhưng chuyện ỉa đái của họ cũng khác xa vời vợi. Hồi chuyện ỉa đái vẫn còn bậy như Việt Nam mình, Phó Thủ tướng Malaysia N. Razak đã bức xúc đến mức phải kêu gọi một cuộc "cách mạng toilet" trên toàn quốc. Ông tuyên bố: sự sạch đẹp của "chốn riêng tư" này là thước đo cho sự văn minh của một quốc gia.
          Người Hàn quốc thì đã biết nói không với tượng đài lãnh tụ để thay bằng tượng đài nhà xí. “Toà nhà toilet” Haewoojae, hay còn gọi là tượng đài nhà xí là một biểu tượng văn hóa kỳ thú và tự hào của Suwon. Kiến trúc trông như một bệ xí khổng lồ. Bên trong chứa 4 toilet, trong đó một toilet trung tâm có vách, trần, sàn đều làm bằng kính trong suốt và hệ thống âm thanh chất lượng cao phát các bản nhạc cổ điển du dương. Các bức vách của toilet sẽ tự động chuyển sang đục khi có người vào sử dụng. Tác giả tượng đài nhà xí này là kiến trúc sư Sim Jae Duck (người được mệnh danh là Mr. Toilet). Ông nói: “nên học cách xem toilet không chỉ là nơi để bài tiết mà còn là chỗ để thư giãn, suy tư và hạnh phúc”.
          Còn với người Nhật, toilet từ lâu đã trở thành một nét văn hóa quan trọng đến mức họ tổ chức hẳn một ngày lễ ỉa đái, gọi là “ngày toilet Nhật Bản” ấn định vào 10/11 hàng năm.
          Chuyện ỉa đái quan trọng và mang tính toàn cầu đến mức thế giới cũng đã có Tổ chức nhà cầu quốc tế (World Toilet Organization). Thành lập năm 2001, World Toilet Organization là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu dành riêng cho việc cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trưởng trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh toilet thế giới lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong các ngày 22-25/11 năm nay tại Hải Nam, Trung Quốc.
          Nhiều nước đã ban hành hẳn bộ qui chuẩn quốc gia về bồn cầu và không gian toilet. Cụ thể và chi li đến từng độ chuẩn ánh sáng, độ bóng sạch, chiều cao bề rộng cũng như hệ thống các “công cụ hỗ trợ”… Việt Nam rất nhiều thứ bộ qui chuẩn quốc gia, kể cả bộ chuẩn về gia đình văn hóa, tổ văn hóa, khu phố văn hóa, Hà Nội thậm chí còn đang xây dựng một bộ chuẩn gọi là “người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Những thứ đó quá nhiều, nhiều đến mức không nhớ hết. Nhưng lại thiếu một bộ chuẩn về bồn cầu và không gian ỉa đái.
          Sẽ không quá khi nói rằng: muốn biết cung cách, nề nếp sinh hoạt, tính cách, thẩm mỹ, văn hóa của một chủ nhân, hay thậm chí là của một dân tộc, đừng nhìn vào phòng khách hay chỗ ngồi ăn, hãy nhìn vào chốn ỉa đái trong nhà họ.
          Vào chỗ ỉa đái, người ta không chỉ đái ỉa. Bồn cầu ở nhiều quốc gia trên thế giới người ta thiết kế cả thiết bị điện từ phát sóng lan qua bồn cầu để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc để sưởi ấm, để đo nhịp tim, huyết áp… Có loại bồn cầu phát sáng trong bóng tối, có nắp đậy phát ra tiếng vo vo như ong khi bộ cảm biến hồng ngoại nhận ra cơ thể người, rồi còn có thể chơi một lúc 6 bản nhạc với tiếng chim hót líu lo, tiếng hòa âm của gió đến tiếng bập bùng của đàn hạc. Có loại bồn cầu vừa ngồi vừa lướt web, xem phim, thậm chí gắn hẳn một giàn nhạc giao hưởng.
          Nhìn chuyện ỉa đái, vào chốn ỉa đái của họ đủ biết mức sống, văn hóa của con người và dân tộc họ cách xa người Việt mức nào. Không có nền giáo dục nào mà cô giáo một tay cầm phấn dạy một tay cầm túi phân. Có quốc gia nào mà trung bình mỗi ngày, các đoàn tàu khách xuyên Việt thản nhiên tống đổ xuống đường ray trên 4 tấn phân người và 6 vạn lít nước tiểu.
          Lâu rồi, tôi đã viết: Trên thế giới này, chắc mỗi người Việt có văn hoá… đái đường. Hễ thấy những ai thản nhiên móc tay kéo quần tè bên vệ đường thì không cần phải hỏi quốc tịch, bởi chắc chắn đó chỉ có thể là người Việt Nam (xem bài Đông Tây nghịch- thuận trong loạt phóng sự “Ngao du trên trục Đông Tây”).
          Ngành văn hóa- du lịch hay thăm dò, thống kê ý kiến du khách. Thấy năm nào cũng đầy rẫy những ý kiến ấn tượng. Nhưng đã bao giờ lấy ý kiến du khách ngoại quốc quanh chuyện ỉa đái này? Nếu hỏi, tôi chắc đa phần họ “kinh sợ” Việt Nam nhất là chuyện… ỉa đái!
          Trong vô vàn mục tiêu phát triển, thôi thì chưa phát được cái gì trước hết hãy thay chuyển cho được chuyện ỉa đái. Ưu tiên cho mục tiêu ỉa đái trước có lẽ cũng là một cách thay chuyển văn hóa. Để thay chuyển hình ảnh đất nước, để đất nước phát triển và văn minh, có lẽ phải tư duy đầu tiên cho mục tiêu đái ỉa này!
          Lãnh đạo nhà mình, ai cũng “khiêm nhường” không muốn (hoặc không thể) tạo dấu ấn. Thôi thì đừng nói đến dấu ấn gì lớn lao, hãy cố gắng để lại dấu ấn làm thay chuyển chuyện ỉa đái này cũng đã là văn hóa và phước hạnh lắm rồi !

Và đây là một số hình ảnh có lẽ chỉ có ở Việt Nam ta (?).

dai duong
UpRXSF1fYei64p58VdLHRoCDo1_500

 



*****


                                      

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Báo chí Trung Quốc bình luận về chính trường Việt Nam

Dưới đây là một "tài liệu thô" lấy từ email của các bạn bè trong ngày. Chủ blog tôi xin được miễn bình luận.   

Trần KC (danlambao) dịch - Tuần báo Thế Giới Tân Văn (thuộc đài phát thanh quốc tế
Trung Quốc) số ra 19-08-2011 đăng trên trang nhất bài viết mang tựa đề “Ai Đang Xách
Động Biểu Tình Chống Trung Quốc Tại Việt Nam ? Bất luận là Việt kiều tham dự,
hay phe cứng rắn trong chính giới, đằng sau biểu tình đều có bóng dáng của Mỹ”.
Năm, sáu chục người dương cao quốc kỳ Việt Nam và biểu ngữ, lác đác bước đi ven
hồ Hoàn Kiếm tại thủ đô Hà Nội. Một du khách Trung Quốc đứng gần đó, ông Trương,
không khỏi ngạc nhiên nhìn theo mấy bận vào hình vẽ bản đồ Trung Quốc. Thông ngôn
viên cho biết nhóm biểu tình đang hô “đả đảo Trung Quốc xâm lược”, rồi vội vã giải
thích, “thật ra họ là nhóm người chống chính phủ, không phải thực sự phản đối Trung
Quốc”.
Đấy là một màn xảy ra trên đường phố Hà Nội ngày 14 tháng 8. Trong lúc việc tranh
chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam đang từ từ ổn định, thì biểu tình phản
Hoa trong nước Việt vẫn chưa chấm dứt, chính trường Việt Nam cũng thỉnh thoảng
truyền ra tiếng nói cứng rắn đối với Trung Quốc. Theo ký giả của Thế Giới Tân Văn,
nhiều chuyên gia cho biết nguyên nhân phức tạp đằng sau những sóng gió trong chính
trị Việt Nam từ vấn đề biển Đông. Sự thật là những nhân sĩ phản Hoa hoạt động trong
nước có rất nhiều liên kết cùng nhân sĩ chống chính phủ, họ là đồng lõa của các thế lực
nước ngoài đang muốn lật đổ chính quyền đảng cộng sản Việt Nam.
Các thành phần trong đội ngũ biểu tình phản Hoa
Hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội có phong cảnh hiền hòa, là nơi dạo chơi nhàn tản của dân
Việt, đại sứ quán Trung Quốc nằm gần đó. Ngày 14 tháng 8, tiếng người ồn ào lại lần
nữa quấy nhiễu khung cảnh yên tĩnh của hồ Hoàn Kiếm, 1 nhóm ít người Việt bắt đầu
biểu tình chống Trung Quốc tại đây, họ tưởng niệm các binh sĩ Việt đã chết trong trận
hải chiến Hoàng Sa giữa Trung – Việt năm 1988. Cuộc biểu tình kéo dài hơn 1 tiếng
đồng hồ.
Đầu tháng 6 năm nay, khi tình hình tranh chấp biển Đông giữa Trung – Việt có dấu
hiệu nóng lên, biểu tình phản Hoa lần đầu bộc phát tại Việt Nam. Từ đấy trở đi, hầu
như mỗi chủ nhật tại Hà Nội đều có tuần hành chống Trung Quốc, ngày 14 vừa qua là
lần thứ 10. Vào cuối tháng 6, phó ngoại trưởng Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã viếng thăm
Trung Quốc, và sau khi đạt đến quan điểm chung cùng phía Trung Quốc là phải ngăn
ngừa cơn nóng tình cảm kiểu chủ nghĩa dân tộc, chính phủ Việt Nam đã tăng áp lực
giải tán hai lần biểu tình, cùng một đợt bắt giữ một phần những kẻ phản kháng. Sau đó,
do áp lực của Mỹ và e ngại dư luận trong nước phản đối, cảnh sát Việt Nam chỉ theo
dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình, mà chưa áp dụng biện pháp ngăn chận.
Chuyên gia vấn đề Việt Nam Trần Mẫn Linh thuộc đài phát thanh quốc tế Trung Quốc
cho biết những người tổ chức tham gia biểu tình phản Hoa là do Việt Kiều dẫn dắt,
những kẻ này quanh năm hoạt động tại Mỹ và các nước phương Tây, công khai đối
kháng chính quyền Việt Cộng, được thế lực Mỹ ủng hộ sau lưng, có thể nói họ là “tổ
chức chống chính phủ”. Một thành phần khác trong đoàn biểu tình là các sinh viên, họ
đều mang tình cảm dân tộc mãnh liệt nên rất dễ bị cổ động. Ngoài ra, đội ngũ biểu tình
còn bao gồm một nhóm cán bộ về hưu rất có hảo cảm với Trung Quốc, với tâm tình đối
ngược với những kẻ phản Hoa. Trần Mẫn Linh nói, “các bác cán bộ này rất bất mãn
với sự căng thẳng trong quan hệ Việt Trung do vấn đề biển Đông, họ cho rằng dù gì
cũng phải giữ mối hữu nghị với Trung Quốc, họ đến để tỏ rõ nguyện vọng này, rất tiếc
họ bị các tiếng hô phản Hoa át mất, lại bị nhận lầm là một thành phần của nhóm phản
Hoa”.
Trong lúc một nhóm dân Việt không ngừng xuống đường tuần hành, chính trường Việt
Nam cũng thỉnh thoảng truyền ra tiếng nói cứng rắn đối với Trung Quốc. Gần đây đáng
chú ý nhất là phát biểu của tân chủ tịch nước Trương Tấn Sang, vốn vẫn giữ thái độ ôn
hòa. Theo báo cáo của truyền thông Việt Nam, ngày 11 tháng 8 trong lúc tiếp xúc cử tri
tại TP HCM, được hỏi về sự có mặt của người TQ tại 2 công trường xây dựng nhà máy
bauxite –nhôm tại 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, Trương Tấn Sang nói, “bộ chính trị
đã quyết định không cho phép nhà đầu tư Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên”.
Ông cũng nói thêm, “việc công nhân từ nước này sang nước khác làm việc là nhu cầu
bình thường, vấn đề ở chỗ họ phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại”. Bản tin nói đến
việc một số công nhân TQ dùng visa du lịch nhập cảnh và lao động trái phép, khiến dân
Việt bản địa rất bất mãn. Trong nước Việt thậm chí có tin đồn rằng có một số công
nhân thực chất là lính TQ trá hình, mục đích là “làm tình báo thám thính” tại địa điểm
quân sự trọng yếu của Việt Nam.
Chuyên gia vấn đề Việt Nam thuộc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung
Quốc – phân khoa Nam Á/Đông Nam Á, ông Chu Hảo cho rằng lời nói của ông Trương
Tấn Sang chỉ để “kiếm phiếu”. Ở Việt Nam, bất kể lập trường chính trị thế nào, trong
vấn đề lợi ích quốc gia đều rất khó nhượng bộ, vì hễ nhượng bộ là kể như mất tương
lai chính trị của mình.
Mỏ bauxite tại Việt Nam được ước lượng có tổng trữ lượng lên đến 8 tỷ tấn, mà đa
phần tiềm tàng trong khu vực Tây Nguyên tại trung phần Việt Nam. Vì mức độ kỹ
thuật của Việt Nam giới hạn, nên phải nhờ vào nước ngoài trong việc khai thác và chế
biến quặng bauxite. Từ tháng 11 năm 2007, chính phủ Việt Nam đã quyết định để dự
án khai thác bauxite tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông cho tập đoàn công nghiệp than –
khoáng sản Việt Nam kinh doanh, với sự hợp tác riêng rẻ với công ty sản xuất nhôm
Trung Quốc, và công ty luyện nhôm của Mỹ. Thế nhưng sự hợp tác với Trung Quốc
gặp phải chống đối từ một số người Việt, có người cho rằng việc TQ khai thác bauxite
tại tỉnh Đắk Nông “phá hoại môi trường nghiêm trọng”, “buộc các dân tộc thiểu số
sống trên núi phải dời đi”. Trong khi đó, mối hợp tác với Mỹ thì không thấy ai nói thêm
gì khác.
Chính trường Việt Nam phức tạp rối ren
Trong chính phủ Việt Nam, phe tỏ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc được chú ý
do vụ tranh chấp biển Đông cách đây 2 tháng. Hoàng Vĩnh Tuyết, phó chủ nhiệm ban
Việt ngữ thuộc đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, nói rằng 1 tháng trước đây vào kỳ
họp quốc hội Việt Nam, không ít người thuộc “phe thân Mỹ” tạo áp lực với chính phủ
yêu cầu đưa vấn đề biển Đông ra trình bày để quốc hội thảo luận. “Việc làm này rất
nguy hiểm, vì trong quốc hội có nhiều người thân Mỹ, những kẻ này rất mạnh miệng, họ
mà đưa ra ý kiến quá khích thì có thể khuấy động tình cảm người dân làm hỏng sự tình”.
Sau đó chính phủ Việt Nam để thứ trưởng ngoại giao lên tiếng giới thiệu vấn đề biển
Đông, song không cho phép đặt câu hỏi và kiên quyết ngăn chận áp lực không giao vấn
đề này cho quốc hội. Hoàng Vĩnh Tuyết nói tiếp, “Qua điểm này có thể thấy lần này
chính phủ Việt Nam vẫn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, phe Bắc phương (phe thân
Hoa) vẫn chiếm thượng phong”. Cũng vì “phe Bắc phương” giữ vị trí chủ đạo, nên mặc
dù vẫn có các tiếng nói phản đối dự án hợp tác khai thác bauxite Trung – Việt, nhưng
không ngăn trở được bước tiến của dự án hợp tác.
Tưởng cũng nên biết, giữa 3 hệ đảng - chính phủ - quân đội tại Việt Nam, thế lực
các phe “thân Mỹ”, “thân Hoa” và “trung lập” luôn giữ cân bằng lẫn nhau. Trong tình
hình chính trị hiện tại, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho “phe Nam
phương” (thân Mỹ); chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng kể như thuộc “phe trung lập”; chủ tịch quốc hội tiền nhiệm/tân tổng bí thư đảng.
Nguyễn Phú Trọng thì so ra thân thiện với Trung Quốc hơn, là tiêu biểu cho “phe Bắc
phương”. Hoàng Vĩnh Tuyết cho rằng “phe Bắc phương” vẫn giữ vị trí tương đối quan
trọng hơn trong chính trường Việt Nam.
Tuy nhiên theo Chu Hảo bất kể phe nào cũng sẽ không nhượng bộ trước lợi ích quốc
gia, do tính cách nước Việt. Về mặt địa lý, xứ Việt Nam hẹp và dài, theo cách nói
của người Việt, có hình “1 gánh 2 thúng”, phần hẹp nhất của “gánh” chỉ có 48 cây số.
Khiếm khuyết thiên nhiên tạo cho người Việt ý thức nguy hiểm sâu xa, họ luôn luôn lo
sợ nếu xảy ra chiến tranh thì sẽ bị “cắt đứt ngang hông”. Về mặt lịch sử, Việt Nam có
1 thời gian dài bị thực dân đô hộ, chiến tranh nhiều năm khiến Việt Nam rất nhạy cảm
trước nhiều vấn đề như chủ quyền, dân tộc, độc lập. Việt Nam còn là một nước ven
biển, người Việt thể hiện những đặc điểm của 1 văn hóa hải dương: đó là tinh thần cởi
mở đầy mạo hiểm.
Do đó, việc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn được tuyên
truyền “rất rốt ráo”, trong sách giáo khoa cho học sinh có ghi rõ “cả quần đảo Tây Sa
vốn thuộc về Việt Nam, hiện toàn bộ đang bị Trung Quốc chiếm đóng”. Tuyên truyền
lâu dài của chính phủ khiến ý thức lãnh thổ của dân chúng càng ăn sâu.
Mỹ ủng hộ Việt Kiều khích động diễn biến
Nói về các phe nhóm, dù nói thế nào cũng không cùng lập trường của các chính trị
gia lấy lợi ích quốc gia làm trọng. Việt Nam còn có một thế lực vừa “phản Việt”
vừa “phản Hoa”, nhóm người này tuy chưa lập hội, nhưng thường xuyên gây rối, khích
động tình cảm dân tộc trong dân chúng, thừa cơ gây xáo trộn trong xã hội Việt Nam.
Thế lực chống Trung Quốc này chủ yếu là các Việt kiều. Hiện nay có hơn 4 triệu
Việt kiều sinh sống tại Mỹ, trong đó có 1 thành phần bị Mỹ dùng như công cụ để tiến
hành “diễn biến hòa bình” chống lại đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những người
bỏ chạy sang Mỹ ngay trước khi Việt Nam thống nhất 2 miền Nam Bắc, và mỗi năm
quốc hội Mỹ đều cung cấp tài chính để họ hoạt động. Các Việt kiều Mỹ này thỉnh
thoảng về nước, lợi dụng một số người trong nước bất mãn với xã hội, khuấy động
tình cảm chống chính phủ. Họ làm tài liệu xoay quanh việc tranh chấp lãnh thổ Trung –
Việt, dùng lá bài “phản Hoa” để chống chính phủ.
Hoàng Vĩnh Tuyết cho rằng chính phủ Việt Nam thực ra phải cảnh giác với Mỹ, canh
chừng Mỹ lợi dụng vấn đề biển Đông để đạt mục đích chính trị “nhất thạch song điểu”:
đó là vừa phá hoại quan hệ hảo hữu Trung – Việt, vừa tạo yếu tố bất ổn trong nước
Việt”.
Theo Chu Hảo, “Trừ lần biểu tình đầu tiên, các đợt sau đều không đông người, điều
này cho thấy ảnh hưởng tuyên truyền của thế lực chống chính phủ còn ở mức thấp, vẫn
chưa thành phong trào, đặc biệt tại Hà Nội, dân chúng chắc chắn vẫn đồng cảm với
Trung Quốc”.

Người dịch: Trần KC (danlambao)
Nguồn: danlambaovn.blogspot.com



Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Tâm tư anh "bộ đội Cụ Hồ"


Gần nhà tôi có một bác cựu chiến binh nay đã "ngoại bát thập tuần". Có lần bác bộc bạch: "Nghề của tôi là anh bộ đội Cụ Hồ"...Nhưng thực ra bác  đã từng theo học"trường Tây" ở Hà Nội, kháng chiến bùng nỗ bác đi theo Cụ Hồ làm lính cho đến ngày về hưu với chức vụ đại tá.

Nếu chỉ có vậy thì tôi không nói ra đây làm gì, vì giờ có rất nhiều cấp tá về hưu như bác. Số là mấy tuần trước bác có gọi điện thoại cho tôi để giải bài một tâm trạng bức xúc mà qua điện thoại tôi nghe không được rõ lắm, chỉ hiểu đại khái là bác vừa được đi nghe phổ biến tình hình dành cho cán bộ hưu trí ở trong phường nơi cư trú... Hôm đó vị diễn giả là một cán bộ lãnh đạo cao cấp nhưng không hiểu sao lại nói "xanh rờn" rằng ông cha ta xưa kia đánh thắng giặc phương Bắc rồi đều trở lại quy phục, triều cống...nay chống họ làm gì... (?)...và những ai tham gia biểu tình này nọ đều là tiếp tay cho bọn Việt Tân ...(!).

Nghe vậy, tôi thấy "lạ lẫm" đã đành, nhưng vừa thương vừa cảm phục ông già đã ở tuổi "sắp về với các cụ" mà vẫn sắc sảo và đau đáu trước những vấn đề của đất nước hôm nay...

Chuyện bẳn đi cho đến hôm qua, bác sang tận nhà tôi nói : "Cậu làm sao giúp tớ đưa cái này lên mạng...", rồi chìa ra 2 trang giấy đánh máy. Đó là lá thư mà bác nói đã viết cho vị diễn giả kia! Thấy tôi hơi băn khoăn, bác bảo "Tớ đảm bảo những điều viết trong đó hoàn toàn đúng sự thật mà tớ đã ghi lại với kỹ năng của một thư ký cao cấp ...", và nói thêm: "Tớ muốn hỏi ý kiến từ công luận, cậu hiểu không?"...

Vậy là tôi đã bị "thuyết phục" không phải chỉ vì sự thận trọng mà cả vì tấm lòng nhiệt huyết của một ông lão đang nhờ  cậy mình chẳng qua vì không thành thạo internet! 

Dưới đây là nguyên văn những gì ông viết trong 2 trang giấy đó.   


 Ngày 19  tháng 8 năm 2011


Thân gửi đồng chí Tạ Ngọc Tấn
Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia.

Tôi là một đảng viên đã được nghỉ sinh hoạt Đảng, thuộc Đảng bộ Phường Nghĩa Tân, sau khi  cân nhắc suy nghĩ kỹ thấy cần phải viết cho đồng chí lá thứ này.
Ngày 30/7/2011 vừa qua, theo triệu tập của Chi ủy Chi bộ 27, cùng toàn thể đảng viên đảng bộ Phường, tôi đã đến hội trường của Học viện và được nghe đồng chí truyền đạt nghị quyết Đại hội Đảng XI. Trong nội dung trình bày của đồng chí, tôi và một số đảng viên cao tuổi khác đều rất ngạc nhiên và ngỡ ngàng về một số đoạn đồng chí đã nói và xin trích gần như nguyên văn dưới đây một số đoạn,  mong được đồng chí xem lại có thực là ý đồng chí định nói ?
1. "… Gần đây có chuyện một số người tụ tập dưới ngọn cờ yêu nước tổ chức nhiểu cuộc biểu tình tuần hành… chống Trung Quốc, phụ họa (hay nối giáo, tôi nghe không rõ lắm) với luận điệu của Đảng Việt Tân, sa vào âm mưu của bọn Việt Tân đang tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại quan hệ Việt Trung, phá hoại về chính trị, gây bất ổn định trong xã hội…"
2. "… Yêu nước như kiểu ấy không bằng phá nước!!! Lịch sử cả ngàn năm Bắc thuộc, dù ta có đánh thắng nhiều cuộc xâm lăng từ phía Bắc nhưng ông cha ta đã rất khôn ngoan luôn coi trọng việc hòa hiếu, nào là thần phục, chịu sắc phong vương, nào là triều cống đủ thứ… Huống chi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ta với Trung Quốc như môi với răng. Bản thân tôi (đ/c Tấn) vào bộ đội chống Mỹ thì từ đầu đến chân toàn là vũ khí trang bị của Trung Quốc, đến cả quân trang, mũ cối, dép râu đến lương khô cũng là của Trung Quốc!!!".
3. "… Trong tranh chấp biên giới trên đất liền, thực ra ta có mất gì đâu? Tôi đã trực tiếp lên Bản Giốc, theo đường phân thủy, ta có 2 phần, Trung Quốc được 3 phần, thì ở bãi giữa sông Bắc Luôn (Lào Cai) ta được 3 phần, Trung Quốc chỉ có 2!!"
4. "… Tranh chấp làm gì? Ta cứ gây hấn với Trung Quốc thì được cái gì?".
5. "… Mất một chút nào đó để tránh được chiến tranh, giữ gìn bảo vệ được hòa bình thì… (đoạn này nghe không rõ). Lúc này giữ gìn bảo vệ được hòa bình là chủ trương nhất quán vì lợi ích cơ bản, toàn bộ và lâu dài của ta!!!".

Riêng tôi và một số đồng chí khác tham dự cuộc phổ biến nói trên đã có trao đổi và cho cho rằng:
1. Ghi chếp của tôi có thể chưa hoàn toàn đúng từng câu chữ , nhưng điều quan trọng nhất là ý tứ, nội dung cơ bản trên đây là đúng với với ý tứ nội dung của đồng đã chí trình bày;  
2. Nếu đúng, xin đồng chí cho biết rõ đó là những ý kiến cá nhân của đồng chí hay là chủ trương của Trung ương? (Mong rằng  có thể do phương pháp, cách thức phát ngôn của đồng chí khiến chúng tôi hiểu lầm chăng?)
3. Để ổn định và thống nhất nhận thức ý chí trong Đảng bộ, đề nghị đồng chí cho biên soạn lại bài nói hôm đó thành văn bản và phổ biến một cách chính thức trong toàn Đảng bộ phường Nghĩa Tân.
Mong sớm được sự hồi âm của đồng chí và xin gửi đồng chí lời chào quyết thắng.

                                                                     Thân kính

                                                                                                                Đã ký

Đồng kính gửi:
- Chi ủy chi bộ 27;
- Đảng ủy phường Nghĩa Tân.
          Phạm Xuân Phương

Đảng viên chính thức đã nghỉ sinh hoạt Đảng
Chi bộ 27, Đảng bộ phường Nghĩa Tân
Đ/C: 312 -C7-T2 Nghĩa Tân 

Cầu Giấy - HN. ĐT: 043. 8361687




--------------
*****

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Thế hệ "tàu chiến công nghệ mới"?

Mời mọi người xem một số hình ảnh và chức năng của cái gọi là "chiến hạm tàng hình (stealth)" thuộc loại mới nhất của Hoa Kỳ có tên là USS Independence LCS-2 mà tin tức gần đây (bắt đầu từ Singapore thì phải?) nói rằng Mỹ và Singapore đang thảo luận chi tiết một kế hoạch đồn trú cho loại tàu này tại Singapore. 



        USS Independence LCS-2 biểu diễn chạy trên biển  


USS Independence LCS-2, nhìn từ phía trước. (Hình: Internet)



USS Independence LCS-2 đậu ở căn cứ hải quân Key West, Florida 



Phòng hoa tiêu của chiến hạm USS Independence LCS-2. 



Bộ chỉ huy của tàu chiến tàng hình. (Hình: Internet)


Phía sau của chiến hạm tàng hình USS Independence LCS-2.

Các tính năng chính của USS Indepence LCS-2:
+Dài 419 bộ (foot) với tốc độ hơn 40 hải lý; tầm hoạt động lên tới 10,000 hải lý (19,000 km) với nhiều khả năng khác nhau từ tình báo, tấn công, đến phá mìn. 
+Được đưa vào hoạt động từ Tháng Giêng 2010 sau khi rời xưởng đóng tàu ở Mobile, Alabama.
+Hoạt động ở các vùng nước nông dọc bờ biển (trang bị 2 máy bay trực thăng chiến đấu, một số máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát hay tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến, chống mìn;  4 xe bọc thép... 
Nói chung USS Independence LCS-2 là loại chiến hạm đa năng thuộc hàng nhanh nhất của Hải Quân Hoa Kỳ hiện nay.

...và đây là một lời bình của báo giới: "Để kềm chế Trung Quốc"
Tin tức sơ khởi được nghe nói từ năm ngoái, và nay các cuộc thảo luận giữa hai nước đang ở các chi tiết cụ thể sau cùng.Ðặt căn cứ ở Singapore, sự hiện diện của chiếc USS Independence LCS-2, và có thể thêm một chiếc nữa cùng loại, ở cửa ngõ từ Ấn Ðộ Dương sang Biển Ðông là chỉ dấu cụ thể hóa những lời tuyên bố của Hoa Kỳ đặt ưu tiên đến Á Châu. Lực lượng Hoa Kỳ nhiều nơi khác bị cắt giảm thì khu vực Á Châu được tăng cường.
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, theo báo SCMP ở Hongkong, xác nhận hôm Thứ Tư, 17 Tháng Tám 2011, là các cuộc thảo luận đang tiến hành với Singapore mà các chi tiết cuối cùng đang được đề cập.Giới phân tích thời sự ở Trung Quốc cho rằng việc chọn Singapore để đồn trú chiếc USS Independence LCS-2 là một việc chưa từng có từ trước tới giờ không ngoài mục đích giám sát vùng Biển Ðông.Sự hiện diện của chiến hạm đa năng và mới nhất của Hải Quân Hoa Kỳ trên vùng biển này sẽ có nhiều tác động rộng rãi nhiều mặt, theo giới phân tích Bắc Kinh. Một tổ chức nghiên cứu ở Hoa Kỳ mới đây nhận định cuộc chiến lớn sắp tới sẽ xảy ra ở trên biển. Rất có thể là biển ÐôngTiến Sĩ Vương Hàn Lĩnh, giám đốc Trung Tâm Á Châu Vụ tại Học Viện Khoa Học Xã Hội ở Bắc Kinh nói chiến hạm trên không có đe dọa gì rõ rệt đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với các hàng không mẫu hạm Mỹ, chúng (tàu LCS) là dấu hiệu Mỹ muốn kềm chế Trung Quốc.“Hiển nhiên là vì vấn đề biển Ðông. Nó (tàu LCS) được coi như một trong những biện pháp cụ thể để kềm chế Trung Quốc. Ðây là một dấu hiệu quan trọng.” Vương Hàn Lĩnh nói với SCMP.
Nhiều giới chức Bắc Kinh từng nêu vấn đề hoạt động quân sự của Mỹ ở biển Ðông, gồm cả các cuộc tập luyện hải quân với Phi Luật Tân và Việt Nam khi có dịp gặp các giới chức quân sự Mỹ.Các quan sát viên thời sự cũng theo dõi sát các diễn biến trong khu vực.Chính phủ Singapore không thấy nói đến vấn đề tàu chiến tàng hình LCS một cách công khai. Chỉ riêng Bộ Trưởng Quốc Phòng Ng Eng Hen nói hồi Tháng Sáu vừa qua rằng Singapore sẵn sàng nghe Mỹ đề nghị. Bởi vì “sự hiện diện của Mỹ sẽ là lực lượng cốt yếu để khu vực có ổn định và tiến bộ.”Theo một số nhà ngoại giao thân cận với các cuộc thảo luận, có thể 2 tàu LCS sẽ đặt căn cứ ở Singapore và sớm là từ năm 2012.
Thứ Tư tuần trước, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đã chạy thử trên biển. Ðám chính trị và ngoại giao Bắc Kinh thanh minh nhiều lần là không đe dọa ai hết, chiếc hàng không mẫu hạm này chỉ dùng để huấn luyện. Nhưng tờ Quân Ðội Nhân Dân của Bắc Kinh, hôm Thứ Năm tuần trước, lại không ngần ngại nóithẳng là hàng không mẫu hạm là để bảo vệ các vùng biển tranh chấp.“Tại sao chúng ta xây dựng hàng không mẫu hạm nếu chúng ta không có can đảm và ý chí dùng hàng không mẫu hạm để giải quyết tranh chấp?” Tờ báo vừa nói đặt câu hỏi rồi tự trả lời: “Thật là có lý khi dùng hàng không mẫu hạm hay các loại tàu khác để giải quyết tranh chấp khi cần.”
Ngày Thứ Sáu, 12 Tháng Tám 2011, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Victoria Nuland đặt dấu hỏi tại sao Bắc Kinh cần đến hàng không mẫu hạm và nước này cần minh bạch về trang bị quân sự cũng như ngân sách quốc phòng.


Chủ blog tôi thú thật đến nay chưa có đủ mọi thông tin cần thiết, nhưng có thể tạm thời đặt ra  3 câu hỏi để cùng suy ngẫm: 
1) Hình dạng khác hẵn những tàu chiến truyền thống cho thấy một thế hệ tàu chiến mới bắt đầu, đó là "tàu chiến công nghệ mới"... cũng là sự cảnh báo đối với các nước đang chạy đua mua sắm vũ khí, trong đó có Việt Nam(?);
2) Loại tàu này có tính năng chủ yếu  là tự vệ gần bờ...Những loại có tính năng khác khác thì sao (?);
3) Tại sao Mỹ chọn Singapore làm địa bàn triển khai...để "kiếm chế Trung Quốc"...mà không phải một địa bàn gần Trung Quốc hơn như Đài Loan, Philipine hay đâu đó (?)      

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Nước đệm

Lâu nay thế giới  vẫn nói về "chuỗi đảo phòng thủ" của Mỹ chạy từ Bắc đến Nam bờ Tây Thái Bình Dương, đó là Nhật và các đảo mà nước này đang kiểm soát, Hàn Quốc và các đảo của nước này, đảo Đài Loan và các đảo nhỏ trong quyền kiểm soát của mình, cuối cùng là Philippin và các đảo mà nước này đang kiểm soát hoặc đòi chủ quyền trên Biển Đông. Cũng đã từng có những lời đồn đoán rằng Mỹ sẽ từ bỏ ở một vài mắc xích nào đó của chuổi đảo trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc...Nói cách khác là Mỹ phải chịu lùi ra xa hơn về phía Đông. Cũng đã có lúc có ai đó đã đề cập đến khả năng Mỹ có thể nới rộng phòng tuyến sang phía Tây... đến Cam Ranh của Việt Nam chẳng hạn(?), v.v...

Mọi khả năng vẫn còn đó. Nhưng với 2 tin mới mà bạn có thể đọc chi tiết ở dưới đây khiến chủ blog tôi có xu hướng tin rằng trong thế cân bằng lực lượng mới hiện nay, nhất là khi nước Mỹ đang liên tục suy yếu về kinh tế tài chính, thì việc giữ cho được tuyến phòng thủ với chuổi đảo Tây Thái Bình Dương như cũ đã là khó lắm rồi. Vị trí lung lay dường như đang lộ rõ hơn với Đài Loan, nơi vốn dĩ phải luôn hứng chiệu rất nhiều trận động đất. Phải chăng vì thế mà Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Dương Niệm Tố đã phải lên tiếng vừa cảnh báo Mỹ phải tự "đi tuần tra khu vực"nếu không bán máy bay F-16 C/D cho quân đội Đài Loan, đồng thời  cảnh báo cả Trung Quốc "không được đặt chân lên đảo Ba Binh"( đảo to nhất mà họ đang chiếm giữa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Đó là một động thái hiếm thấy khi mà Đài Loan trong những năm gần đây đã tỏ ra "đi đêm" một cách khó hiểu với đại lục; nó có thể là dấu hiệu lo sợ của người Đài Loan trước áp lực từ cả hai cường quốc. Tuy nhiên, đối với Philipin cùng lúc này, phía Mỹ lại nói rõ lập trường gồm 2vế: "không can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông"... nhưng "tôn trọng cam kết bảo vệ Philipin".   Điều này cho thấy  có thể trong bối cảnh hiện nay xem ra việc giữ mắc xích Philipin đối với Mỹ  tỏ ra cần  thiết hơn (?).  Có thể  Chú Sam dường như đang tính đến một "ván bài ngửa" nữa trong lịch sử ban giao Mỹ-Trung... Lần này ai sẽ là những "con tốt đen" đây? 

Kết hợp với những diễn biến gần đây, chủ blog tôi có cảm nhận  rằng thân phận của nước Việt Nam sắp được an bài trong thế trận mới với vai trò của một "nước đệm"- chỉ khác là giờ đây với hình chữ S đầy đủ, chứ không chỉ là 1/2 nước, và giữa hai siêu cường Mỹ -Trung, chứ không phải giữa "hai phe"của thời chiến tranh lạnh. Ai cũng biết vai trò "đệm" thì khổ/ sướng như thế nào rồi... Bản thân khái niệm "đệm" cho thấy sự chịu đựng hơn là tầm quan trọng, tương tự như  phần sụn giữa các đốt xương trong cơ thể hay cái long-đen trong máy móc, thiết bị...

Vậy đó, có lẽ đến thời điểm này, những người Việt Nam lạc quan nhất cũng nên trở về với thực tế và phải chấp nhận chung sống với thân phận "nước đệm"! Suy cho cùng cũng là phải chăng thôi, bởi lịch sử đã cho Nước Việt Nam Mới  hơn 70 năm, tức bằng một đời người, mà không làm được điều gì mới  hơn thời phong kiến thực dân thì khó mà có lựa chọn nào khác ! Chẳng thế mà mới đây chủ blog tôi có được nghe một số nhân vật lãnh đạo tầm quốc gia nhắc nhỡ dân chúng, đại ý rằng xưa kia ông cha ta đánh thắng kẻ thù phương Bắc xong đều quy phục, triều cống ..., bây giờ chống... làm gì? Các vị này còn quả quyết rằng chống Trung Quốc thì chỉ có lợi cho "bọn Việt Tân" nào đó (!?). Quả thật, là những người đã sống, làm việc và chiến đấu trọn cuộc đời cho Nước Việt Nam Mới, chúng tôi thật không thể hiểu được ý tứ sâu xa (nếu có) của các vị lãnh đạo kia. Chẳng lẽ họ không thấy thời phong kiến thực dân khác xa với thời của thế giới hiện đại? Chẳng lẽ họ không phân biệt được phong trào yêu nước chân chính với nhóm người quá khích Việt Tân? 
    
Thôi thì,  bà con ơi, hay là ta hãy vui lên mà tồn tại hay không tồn tại với thân phận của một "nước đệm" và "dân tộc đệm"?


(Hình trên do chủ blog sao chụp trên mạng internet chỉ để làm minh họa cho bài viết)

Bây giờ xin mời bạn đọc 2 mẫu tin chi tiết đưới đây và cho biết có thể đồng ý với chủ blog tôi được bao nhiêu %?

Tin thứ nhất được đăng trên tờ United Daily News của Đài Loan  với tiêu đề khá bắt mắt : "Đài Loan tuyệt đối không để Trung Quốc đặt chân lên đảo Ba Binh"; không những thế, nội dung được cẩn thận nhấn mạnh bằng 2 tiểu mục rất rõ ràng như sau:

Không bán F-16C/D thì Mỹ đi mà tuần tra khu vực
Tờ “United Daily News” Đài Loan đưa tin, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Dương Niệm Tổ đã trả lời tờ “Defense News” Mỹ cho rằng: “Một khi Trung Quốc kiểm soát Đài Loan và thiết lập căn cứ quân sự, Đài Loan sẽ trở thành bàn đạp để Trung Quốc bành trướng hoạt động quân sự ở Biển Đông, đương nhiên là không phù hợp với lợi ích của Mỹ.  

Theo Dương Niệm Tổ , nếu Đài Loan không có máy bay F-16C/D để thay thế cho máy bay chiến đấu cũ kỹ thì sẽ mất đi ưu thế phòng không, lập tức đối mặt với thách thức, không thể đảm đương trách nhiệm bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực.“Washington có lúc nhận thức đúng đắn trách nhiệm của Đài Loan”, người hiện đang tiến hành tuần tra hàng ngày tại khu vực này, nhưng nếu không bán máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan, “quân Mỹ sẽ phải tự điều binh đến thực hiện nhiệm vụ này”.
Khi được hỏi về việc phải chăng Đài Loan có ý đồ đóng quân ở đảo Thái Bình (Ba Bình) trên quần đảo Trường Sa, Dương Niệm Tổ cho biết, trong giai đoạn hiện nay, Mã Anh Cửu và Cơ quan An ninh Quốc gia quyết định trước hết tăng cường trang bị cho bộ phận chiếm giữ của Cảnh sát biển, nhưng hiện cũng đang đánh giá Cảnh sát biển có thể thực hiện được nhiệm vụ giữ đảo này và tuần tra vùng biển xung quanh hay không.
Ông này còn đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng tôi tuyệt đối không để cho Trung Quốc đặt một bước chân lên đảo Ba Bình. Đây là một phần “lãnh thổ” của chúng tôi, do chúng tôi quản lý, không có chỗ cho bất cứ thỏa hiệp nào”.
Trung Quốc đang “phá hoại hòa bình và ổn định khu vực
Liên quan đến quan hệ ba bên Mỹ-Trung-Đài, Dương Niệm Tổ nói, phía Đài Loan hiểu rõ Mỹ và Trung Quốc có lợi ích chung chặt chẽ, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với quyết sách của Washington đang tăng lên, nhưng ông không cho rằng Mỹ sẽ nghiêng về Trung Quốc, coi nhẹ lợi ích của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Dương Niệm Tổ nói, Trung Quốc muốn hai bờ Eo biển Đài Loan tạo ra một “hiện trạng mới” xây dựng trên cơ sở giao lưu, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là Bắc Kinh giảm chuẩn bị quân sự để sử dụng vũ lực đối với Đài Loan.
Trung Quốc cần xem xét,  phải chăng vì theo đuổi sự thống nhất hai bờ, họ “sử dụng vũ lực hoặc cách thức khác phá hoại hòa bình và ổn định khu vực”.
Dương Niệm Tổ còn nói, nếu Mỹ đồng ý bán F-16C/D, Trung Quốc sẽ rất không hài lòng, cắt đứt trao đổi quân sự thường lệ là một trong những phương thức bày tỏ sự bất mãn, “nhưng Mỹ và Trung Quốc có lợi ích chung chặt chẽ, quan hệ quân sự nên chỉ có thể thụt lùi trong thời gian ngắn”.
Ông không cho rằng, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp kinh tế quyết liệt để đáp trả Mỹ.

Tin thứ hai nói về hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Quốc phòng Mỹ-Phi, được đưa với những dòng tít khá đậm trên báo chí Philipine và Mỹ, cho hay  Mỹ sẽ gửi một trong những sĩ quan quân đội cao cấp nhất cùng một đội tàu sân bay hạt nhân đến Philippines vào tháng này để kỷ niệm 60 năm hiệp ước quốc phòng Mỹ-Phi, động thái cũng nhằm khẳng định thêm mối quan tâm của Mỹ đối với nền quốc phòng Philippines. 
 
Một đội tàu sân bay hạt nhân của Mỹ sẽ đến Philippines cuối tháng này.

Phát biểu trước một buổi gặp gỡ của Hội châu Á hôm qua tại Washington, Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Harry K. Thomas Jr. đã nhắc lại lập trường của Mỹ là không can thiệp vào các vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng tôn trọng cam kết bảo vệ Philippines.
“Mỹ là một đồng minh đã kết ước từ lâu với Philippines … Hai bên đang là và vẫn sẽ là đối tác chiến lược của nhau”, đại sứ Mỹ nói trước một cử tọa phần đông là người Mỹ gốc Philippines.
Ông Thomas Jr. cho biết thêm khi trở lại Manila vào tuần tới, ông sẽ đi cùng với Tướng Norton Schwartz, Tư lệnh Không quân Mỹ. Đây sẽ là chuyến ghé thăm thứ hai của một sĩ quan chỉ huy cao cấp của Mỹ.
Theo chương trình dự kiến, Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS John Stennis và đội tàu hộ tống sẽ đến Manila vào cuối tháng Tám, để hợp nhất với phần còn lại của Hải đội Tàu sân bay tấn công số 3, bao gồm các tàu tuần dương trang bị tên lửa USS Mobile Bay và các chiến hạm thuộc Đội tàu khu trục Squadron 21 bao gồm các chiếc USS Pinckney, USS Kidd, USS Dewey và USS Wayne Meyer, vốn đã rời căn cứ San Diego Clifornia ngày 29/7 để trực chỉ Biển Đông.
Sau khi biểu dương thanh thế tại Philippines, Hải đội Mỹ sẽ lên đường đi hỗ trợ cho hoạt động quân sự ở Iraq và Afghanistan.
Đối với đại sứ Mỹ tại Philippines, việc một lực lượng hải quân hùng hậu như vậy được cử đến Philippines là nhằm thể hiện quyết tâm của Mỹ cam kết yểm trợ Philippines khi cần thiết.
Cuối tháng 7 vừa qua, Manila đã tiếp đón Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương.
Vào lúc nhiều nước châu Á lo ngại các hành động lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, đại sứ Mỹ đã nhấn mạnh rằng: Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện quân sự trong khu vực. Ông tiết lộ thêm rằng các chiến hạm Mỹ mỗi năm đều ghé cảng Philippines khoảng một trăm lần.
Philippines là một trong hai quốc gia hiếm hoi tại vùng Đông Nam Á đã ký kết Hiệp ước Phòng thủ với Mỹ. Văn kiện mang tên Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng Mỹ - Philippines (MDT) đã được ký kết tại Washington DC vào ngày 30/8/1951, tức là cách đây đúng 60 năm.
Sau một thời gian bị lơ là, Hiệp ước MDT gần đây đã được nêu bật trở lại do tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là giữa Philippines và Trung Quốc.
Khi Ngoại trưởng Albert del Rosario tiếp xúc với đồng nhiệm Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Washington hồi tháng 6 vừa qua, ông đã được phía Mỹ bảo đảm là “sẽ giúp Philippines xây dựng năng lực quân sự để bảo vệ lãnh hải của mình”.

*****

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này