Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Chuyện bà “Hoa Trung Quốc” và bà “Hoa Việt Nam”

Bùi HOàng Tám /Dân trí, 28/1/2015  - Bà “Hoa Trung Quốc” đây là gọi bà Hoa Xuân Oánh – người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và bà “Hoa Việt Nam” là bà Huỳnh Thị Như Hoa, một ngư dân Việt Nam.

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Điều gì đang chờ đợi Việt Nam trên Biển Đông năm 2015?


Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Hình minh họa.

Ngày 16/1 tờ The Diplomat đăng bài phân tích của Khang Vu, một nhà phân tích quan hệ quốc tế từ New London, New Hampshire, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam có thể tận dụng các mối quan hệ với các nước TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Những vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam năm 2015 là một mớ hỗn độn, phức tạp, chủ yếu là do căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Quan hệ Việt-Trung đã hết thời triều cống

Đối với người Việt và cả người TQ, những năm chẵn thường được coi trọng hơn hơn năm lẻ. Vậy năm 2015 là con số đẹp đáng được chọn để điểm lại mối quan hệ giữa hai nước láng giềng bất đắc dĩ này, đặc biệt trong thời kỳ 70 năm qua và thời gian sắp tới.

Xâm lấn và bành trướng lãnh thổ là bản chất của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán 

Có thể nói quan hệ Việt-Trung là một trong những cặp quan hệ chứa đựng đầy đủ đặc điểm của loại hình quan hệ giữa các quốc gia dân tộc từ thời thượng cổ đến thời hiện đại, đặc biệt là quá trình đấu tranh sinh tồn của một nước nhỏ trước họa bành trướng của một nước lớn cận kề. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cả quá trình lịch sử lâu đời từ thời tiền sử đến ngày nay. Có số liệu tổng kết rằng kể từ khi thoát khỏi ánh đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc Việt Nam đã hứng chịu không dưới 12 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc (chưa kể cuộc chiến tranh biên giới 1979). Lịch sử cho thấy ngay từ thời nhà Hạ bên Trung Quốc tương đương thời vua truyền thuyết Kinh Dương Vương của Việt Nam tức quảng cuối Thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, Hán tộc từ phía Bắc đã lấn chiếm lãnh địa của Việt tộc ở phía Nam sông Dương Tử. Đến thời các triều đại An Dương Vương, Triệu Việt Vương (Triệu Đà) và Hai Bà Trưng kéo dài quảng 300 năm trước và sau CN tuy được coi là thời kỳ quật khởi của người Việt nhưng cuối cùng vẫn bị Hán tộc dồn đẩy về phía Nam. Tiếp đến là thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc mà qua đó tộc Lạc Việt không chỉ bị dồn đẩy đến tận cùng phía Nam mà còn đứng trước nguy cơ bị đồng hóa hoàn toàn như nhiều tộc Việt anh em của họ bên Trung Quốc. 

May thay nguy cơ này đã được cứu vãn qua hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của người Việt bản địa kết hợp với những người gốc gác Bách Việt hội tụ về đây để chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất và thiết lập lại nền độc lập tự chủ với bản sắc Việt tộc của mình. Nền độc lập này được khẳng định vào năm 1077 với bài hịch nổi tiếng của Vua Lý Thường Kiệt: 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư, 
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư. 

Cũng hoàn toàn không phải vô cớ mà Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh năm 1792 đã rắp tâm lấy lại vùng lãnh thổ Lưỡng Quảng nhưng không may lâm bạo bệnh qua đời chưa thực hiện được. Điều này cho thấy ý thức về nguồn cội dân tộc và lãnh thổ vẫn luôn còn đó trong tâm thức người Việt. 

Bàn về sự thật lịch sử quan hệ Hán-Việt, một học giả Trung Quốc tên là  Le Oa Đằng mới đây có bài viết cho rằng Việt Nam là hậu duệ, là đại diện của người Bách Việt. Trong bài viết, ông cũng cho rằng người Việt Nam là chủ nhân đích thực của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chứ không phải như tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao). 

Thực tế cũng cho thấy hoàn toàn không đơn giản như một số người vẫn còn ảo tưởng rằng Trung Quốc dưới chế độ cộng sản và XHCN không còn bản chất xâm lược bành trướng! Nói cách khác, không có một phép màu nhiệm nào có thể làm thay đổi bản chất và cục diện quan hệ giữa hai cựu thù mà trong đó nước lớn Trung Quốc luôn lăm le xâm lược và thôn tính nước nhỏ Việt Nam. Mặt khác, thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù chưa thể thôn tính và đồng hóa được Việt Nam, nhưng các thế lực bành trướng Đại Hán đã và đang khá thành công trong thủ đoạn kìm hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của chúng để dễ bề tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ về phía Nam.

Chuyển hướng bành trướng từ đất liền ra biển 

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, mọi quốc gia đều tồn tại trong sự tùy thuộc lẫn nhau một cách cao độ khiến cho việc mang quân xâm lược một cách công khai trắng trợn đối với một quốc gia khác không phải là giải pháp khôn ngoan nếu không nói là không thể thành công. Điều này giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn đã nhận ra, nhưng đồng thời cũng nhận thấy rằng niềm tự hào là Vương quốc ở "giữa thiên hạ" (Middle Kingdom) nay lại ở vào thế bị kẹt giữa thiên hạ, và do đó nung nấu tham vọng mở rộng không gian phát triển ra phía đại dương là hướng mà ông cha họ chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu như các triều đại Vương Triều xưa chỉ biết mở rộng bờ cõi bằng cách lấn chiếm đất đai của các nước kế cận, thì giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đã biết coi trong vai trò của biển và đại dương. Và đó là nguyên nhân khiến họ thay đổi hướng xâm lược bành trướng bằng cách lấn chiếm biển đảo của các nước ven  Biển Hoa Đông và Biển Đông, xa hơn sẽ là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không loại trừ Nam Cực. 
Sơ đồ về phạm vi đòi hỏi chủ quyền của các nước tại Biển Đông 

Tất nhiên để thực hiện hướng bành trướng phi truyền thống này, Bắc Kinh phải tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng theo phương châm "ẩn mình chờ thời" của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra, bởi lẽ các vùng biển này đều đã có chủ; chỉ còn cách làm sao để "biến không thành có". Và Bắc Kinh chỉ còn cách là xâm chiếm biển đảo của các nước khác cũng như một số vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Để thực hiện âm mưu đó, suốt 70 năm nay giới lãnh đạo Bắc Kinh đã và đang kiên trì bằng mọi thủ đoạn, khi thì giả vờ hữu hảo, khi thì trở mặt gây sức ép quân sự, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Thời điểm họ lựa chọn đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, rồi đánh chiếm một số bãi đá ở Trường Sa đầu 1988 cho thấy chiến thuật đó. Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khoan thăm dò dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 6/2014 đồng thời với chiến dịch "đảo hóa" tại một số bãi ngầm giữa Biển Đông đều nhằm phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông, trong đó mục tiêu chính là thiết lập những "cột mốc chủ quyền" mới của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Thay đổi chiến thuật và hướng bành trướng là việc của Trung Quốc. Nhưng có điều trớ trêu là, sự thay đổi hướng bành trướng ra biển như nói trên lại một lần nữa đặt Việt Nam vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc, đơn giản vì Việt Nam là nước có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam và cũng là chủ nhân của 2 quần đảo ngoài khơi Biển Đông án ngữ trên con đường bành trướng của "Vương Triều mới". Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn đe dọa lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông khác cũng như toàn bộ khu vực ASEAN và thế giới, đặc biệt các cường quốc hàng hải  như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, v.v...  Sự độc chiếm của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này đồng nghĩa với việc quốc tế  mất quyền đi lại tự do trên Biển Đông và điều này là không thể chấp nhận được. Nói cách khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng chúng đều nằm trong vùng biển quốc tế và do đó vai trò bảo vệ còn phụ thuộc vào quốc tế . Chính vì lý do này, để tránh sức ép quốc tế, Bắc Kinh luôn một mực khước từ việc "quốc tế hóa" đối với mọi tranh chấp ở Biển Đông đồng thời ra sức chia rẽ nội bộ ASEAN để cô lập Việt Nam.   

Với cục diện đã hoàn toàn thay đổi trên thế giới ngày nay khi mà mọi hành động gây hấn của một quốc gia đều có thể nhanh chóng biết đến trên quy mô toàn cầu. Thế giới đã lập ra nhiều tổ chức quốc tế với rất nhiều thiết chế luật lệ để điều phối các mối quan hệ giữa các quốc gia. Mặc khác, với trình độ giao thông liên lạc vô cùng nhanh nhạy, với các mối quan hệ trao đổi kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng vô cùng đa dạng, đa năng ngày nay thì quảng cách không còn là vấn đề lớn trong khái niệm lựa chọn đối tác, bạn-thù và đồng minh. Trong hoàn cảnh và điều kiện mới của thế giới ngày nay, một nước lớn nếu có ý đồ khống chế hay "bắt nạt" một nước nhỏ quả là không dễ dàng và đơn giản như trong quá khứ. Bài học của Mỹ tại Trung Đông và Nga tại Ucraina hiện nay cho thấy điều này. Và Trung Quốc sẽ không phải là ngoại lệ. 

Trung Quốc đã thay đổi Việt Nam không thay đổi mới là chuyện lạ

Như đã nói trên đây, chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc vẫn còn đó nhưng hướng và biện pháp đã có những thay đổi cơ bản. Xưa kia Trung Quốc chỉ bành trướng trên bộ, nay bành trướng ra hướng biển và đại dương. Trước đây mỗi khi các triều đại Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, dù thắng hay thua, thế giới có thể không biết hoặc biết khi đã quá muộn. Vào thời đó hầu như chưa có khái niệm về sự can thiệp giúp đỡ từ quốc tế.  Trong hoàn cảnh đó Việt Nam không có cách nào khác là phải tự mình tìm cách thích ứng để tồn tại bên cạnh Vương Triều. Đó là lý do của sự ra đời sách lược mềm dẻo khôn khéo và thái độ nín nhịn "tránh voi chẳng xấu mặt nào", kể cả việc phải "triều cống" bằng lễ vật đối với kẻ thù ngay cả sau khi đã đánh bại chúng. Và sách lược đó đã cho thấy hiệu quả trong suốt hàng trăm năm trước đây và đã trở thành nếp nghĩ và là ưu tiên lựa chọn đối với  người Việt Nam trong quan hệ với nước lớn Trung Quốc.  


Tiếp đến trong 70 năm qua sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp người Việt Nam lại sa vào một cái bẩy mới của Trung Quốc-đó là khái niệm "tương đồng về ý thức hệ" giữa hai nước cùng theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Về mặt này, người Việt Nam tỏ ra trung thành hơn cả người Trung Quốc, biểu hiện ở chỗ là, trong khi Trung Quốc liên tục "đổi màu" bằng những bước đi dài với phương châm "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột" thì người Việt Nam chỉ dừng lại ở khái niệm "đổi mới" chung chung một cách dè dặt. Sau bao phen bị "ông anh" cùng ý thức hệ phản bội bằng những cuộc chiến tranh nóng cùng với các thủ đoạn phá hoại ngầm về kinh tế-chính trị-xã hội khiến Việt Nam phải điêu đứng, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn còn hy vọng vào những lời hứa hão huyền "4 tốt", "16 chữ vàng", "lấy đại cục làm trọng", "anh em tốt, láng giềng tốt" v.v...

Lẽ ra khi Trung Quốc thay đổi phương thức và địa bàn bành trướng thì Việt Nam cũng phải thay đổi phương thức đấu tranh, trước hết không việc gì phải quá lo sợ về một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc; điều đáng lo hơn là âm mưu của Bắc Kinh một mặt kìm giữ VN trong vòng cương tỏa của họ, một mặt chia rẽ nội bộ Việt Nam và chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đó là thủ đoạn mà Bắc Kinh ráo riết áp dụng từ thời đảng Cộng sản lên nắm quyền và đã khá thành công trong những năm gần đây khi họ nhiều lần "trùm chăn đánh Việt Nam" mà thế giới không biết hoặc chỉ biết khi sự đã rồi. Đó là trường hợp cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc đến các cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Hoàng Sa, Trường Sa, tất cả đều diễn ra tay đôi giữa hai nước cộng sản anh em. Sự kiện giàn khoan HD 981 lúc đầu cũng đã bị ém nhẹm; nếu không được công luận lên tiếng qua mạng internet thì chắc sự im lặng đó còn kéo dài hơn và hậu quả có thể đã xấu hơn. E rằng việc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng căn cứ quân sự tại các bãi đá giữa Biển Đông đang có nguy cơ rơi vào yên lặng và trở thành "sự đã rồi " như các đợt lấn chiếm trước đó. Cho đến nay Trung Quốc chưa trả lại và cũng không có ý định trả lại những phần lãnh thổ biển đảo đã lấn chiếm của Việt Nam.        

Phải chăng bài học đối với Việt Nam ngày nay là không nên ngần ngại hoặc nín nhịn quá mức mà phải thể hiện thái độ công khai dứt khoát đối với mọi vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo tinh thần luật pháp quốc tế bất luận Bắc Kinh có bằng lòng hay không. Đồng thời đường lối "sẵn sàng làm bạn với tất cả" cần được thể hiện một cách cụ thể qua việc tăng cường quan hệ với các nước thứ ba như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v... coi đó là nhân tố cần thiết để ứng phó với Trung Quốc trong những tình huống xấu nhất. Vẫn biết quan hệ với Trung Quốc là quan trọng và cần được ưu tiên giữ gìn, nhưng để tránh chiến tranh với Trung Quốc cách tốt nhất là tiến hành các biện pháp răn đe phòng ngừa từ trước, chứ không phải chỉ có nín nhịn cho đến khi nó xảy ra. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Và Việt Nam chỉ có thể bảo vệ mình với sự hỗ trợ của tập thể ASEAN và cộng đồng quốc tế. Ngược lại, ASEAN và quốc tế cần Việt Nam để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đó có lẽ là cách tiếp cận thực tế và hiệu quả nhất đối với Việt Nam trong bối cảnh tương quan lực lượng của thế giới ngày nay. 
  

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Thư mở kính gởi Hội Nghị BCHTW 10 (của cụ Nguyễn Khắc Mai)

Nguyên văn nội dung do người viết thư gửi đăng trên  BVN

Tôi gởi lời kính chúc các Đại biểu khỏe mạnh, minh mẫn để bàn những công việc trọng đại của Đất nước và của Đảng CSVN.

Tôi dùng chữ thư mở để chỉ sự công khai, minh bạch, trong sáng, không giấu giếm, che đậy.
Trước hết, tôi xin dẫn câu nói của A.Einstein: “Những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải hôm nay, sẽ không thể nào giải quyết được ở trình độ tư duy mà trước đây chúng ta tạo ra chúng”. Tôi nghĩ rằng đây là phương pháp luận làm tiền đề cho việc suy nghĩ, trước hết là tìm cho ra những tư duy mới. Ai cũng biết đổi mới phải bắt đầu bằng tư duy mới.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Tư liệu: 10 phát biểu đáng chú ý trong năm 2014(*)

(*) Dưới đây là 10 câu phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp của VN trong trong năm 2014 (có kèm theo nguồn trích dẫn). Những phát biểu này được đưa ra trong những dịp khác nhau từ cấp cao nhất đến các cấp thấp hơn, về các chủ đề khác nhau qua đó phản ánh đúng thực chất tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước mà có lẽ không được đề cập trong mọi văn kiện chính thức của Đảng và  Nhà nước. Và do đó thiện nghĩ, những phát biểu này có giá trị đặc biệt miễn là chúng được hiểu với tinh thần nghiêm túc tôn trọng sự thật khách quan không định kiến, không ngụy biện cũng bóp méo xuyên tạc.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Nguyên PTT Vũ Khoan: Việt Nam không phải là nước nhược tiểu

- “Chúng ta phải tự tin rằng chúng ta có sức mạnh, cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Việt Nam không phải là một nước nhược tiểu” – nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.
VietNamNet giới thiệu kỳ 1 cuộc đối thoại trực tuyến: Dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2014 và kỳ vọng 2015 với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan do VietNamNet và báo Thế giới và Việt Nam phối hợp tổ chức. Dẫn chương trình là nhà báo Việt Lâm (báo VietNamNet) và nhà báo Minh Nguyệt (Phó Tổng biên tập báo Thế giới & Việt Nam).

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp/ Nghiên cứu Biển Đông

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?
Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này