Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Một người trong cuộc nói về ngành dầu khí VN(*)

(*)Trang chủ tôi đăng tải lại bài viết này  nhằm mục đích tham khảo ; mọi thông tin và lập luận trong bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của trang chủ. Bách Việt 

Các vấn nạn nghiêm trọng của ngành Dầu khí Việt Nam

Tác giả:Phan Châu Thành / 

Từ sự kiện “phát hiện mỏ khí lớn” của Tàu cộng

Trong bài “Vạch trần trò bịp bợm của Tàu cộng về vụ giàn HD-981 phát hiện mỏ khí nước sâu” gửi Dân Làm Báo và CXN gần đây tôi có nêu ra kết luận trong đầu bài viết trên dựa trên những nhận xét và lập luận cá nhân, và tôi chân thành đề nghị các chuyên gia dầu khí (nước ta) phản biện để làm rõ sự thật hơn nữa, sự thật trần trụi... Nhưng tôi đã rất thất vọng vì không ai trực tiếp hay gián tiếp phản biện cả, dù khá nhiều báo lề dân đăng lại bài của tôi, trong đó có báo rất uy tín như Bouxitvn... Hoàn toàn “im lặng chết người”, dù nhiều độc giả đề nghị dịch bài viết sang tiếng Anh để đăng trên các báo tiếng Anh, quốc tế cho thế giới biết về trò bịp của Trung cộng mà khỏi bị lừa...

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh

Tác giả: David Brown(*) Bài đăng trên YALE GLOBAL 25-09-2014 

Người dịch: Huỳnh Phan


Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.
Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?

Thanh Trúc 
RFA 26-09-2014/ Anh Basam 27/9/2014



Tại buổi thuyết trình do Hội Châu Á tổ chức ở New York hôm 24 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã có bài nói chuyện được giới phân tích đánh giá là thẳng thắn, khôn khéo khi đề cập đến mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam Hoa Kỳ vốn được coi là tế nhị và nhạy cảm.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao và hiện là thành viên ban giám đốc Trung Tâm Minh Triết Biển Đông ở Hà Nội, nêu nhận định trong:
“Tôi cũng tán thành những đánh giá tích cực của giới quan sát cũng như giới phân tích từ hai hôm nay sau buổi nói chuyện do Hội Châu Á tổ chức tại New York. Tôi nghĩ sự kiện hiếm hoi này cho ta một cảm nhận rõ hơn về cái “theme” chủ đạo trong bản giao hưởng được hai phía Việt-Mỹ cùng viết chung về một mối quan hệ đầy duyên nợ.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

TT Philippine không tin Trung Quốc sẽ tấn công

Theo RFI/Anh Basam - Trong khuôn khổ chuyến công du Pháp hai ngày, tối qua 18/09/2014 Tổng thống Philippines Benigno Aquino khi đến thăm Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) ở Paris tuyên bố ông không cho rằng Trung Quốc sẽ dấn lên đến mức tấn công Philippines, tuy vẫn coi Bắc Kinh là « mô hình xâm lược mới trỗi dậy » tại Biển Đông.
Bị tràn ngập những câu hỏi về tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh ngay sau bài phát biểu của ông tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, Tổng thống Philippines nói rằng : « Nếu họ quyết định tấn công chúng tôi – tôi không nghĩ thế và phải nói rất rõ về điều này – tôi không nhìn thấy logic nào để Bắc Kinh phải làm như vậy, và không thể có đủ cơ sở để biện minh cho một hành động như thế ».

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Nạn nhân lật xe khách ở Sapa: nhà báo các người có lương tâm hay không?


Nguồn: Theo tinhhoa.net lấy từ facebook của tác giả -nạn nhân Phạm Công Trình


Mấy ngày vừa qua dư luận đang xôn xao về việc lật xe ở Sapa. Tai nạn kinh hoàng này đã làm 14 người chết và 25 người bị thương.
Tuy nhiên qua lời kể của người trong cuộc đã cho thấy mặt tối của việc những người làm truyền thông, cứu hộ và bảo hiểm… đã mau chóng lợi dụng sự kiện này để mưu lợi cũng như đánh bóng tên tuổi của mình. Sau đây là câu chuyện được chính nạn nhân của vụ tai nạn kể lại thông qua MXH Facebook, chúng tôi xin được phép trích nguyên văn bài viết (đã được hiệu chỉnh một số lỗi chính tả) để tiện cho độc giả đọc và suy ngẫm.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Không thể ngồi trong 4 bức tường phán 'tào lao'

-18/7 Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân tộc MTTQ Lù Văn Que nói, muốn biết dân nghĩ gì thì phải đi thực tế, không thể ngồi trong 4 bức tường phán “tào lao”.


Sáng nay, UB TƯ MTTQ VN họp tổng kết hoạt động của các hội đồng tư vấn, trước thềm Đại hội MTTQ VN sắp diễn ra.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân nêu một số vấn đề, trong đó có hiệu quả thực hiện chức năng giám sát, phản biện, đặc biệt quan tâm hàng đầu liệu những hoạt động của MTTQ đã chạm đến nhân dân thực sự.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân
Làm thế nào để biết được lòng dân, hiểu được dân nghĩ gì, phản ánh đúng nguyện vọng của người dân, qua đó giám sát hiệu quả thực tiễn? - ông Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Chùm thơ

Thái Bá Tân· 

ĐÈN CÙ
Con người, về cơ bản
Thường rất dễ bị lừa.
Nhưng lại khó thuyết phục
Rằng họ đã bị lừa.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này