Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Hơn cả lời từ chối

Mấy ngày qua dư luận nóng lên xung quanh sự kiện nữ Đạo diễn kiêm Diễn viên điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi từ chối giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam. Từ chối giải thưởng không phải là chuyện lạ, nhưng điều đáng nói ở đây là lý do từ chối vì "không muốn trong nhà có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân".... Nghe thật bi, hùng, hài đúng không, thưa quý vị? 

Số là nghệ sĩ nổi tiếng Nguyễn Thị Kim Chi mới đây đã được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng. Nhưng không ngờ, bà đã gửi ngay một bức thư tới Hội xin từ chối phần thưởng đó với lý do thật ngắn gọn và rõ ràng:
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Trong bức thư, bà Kim Chi cũng có nói: 
“…Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự".

Phần còn lại của bức thư và qua nội dung trả lời phỏng vấn sau đó bà Kim Chi đã giải thích rất rõ ràng, minh bạch về quan điểm và lý tưởng sống, chiến đấu, học tập và công tác của mình. Qua đó có thể thấy không một chút vấn vương, ích kỷ, vụ lợi nào trong quyết định từ chối giải thưởng của người nữ nghệ sĩ tài sắc mà đầy dũng khí này. Động cơ duy nhất của bà có lẽ là nói lên điều tâm nguyện của bản thân và đồng đội.

Lời từ chối như vậy mạnh hơn cả một lời tuyên bố. Có người đã ví nó như một tiếng sấm làm chấn động dư luận trong và ngoài nước trong những ngày qua. Điều đáng nói là sự kiện này xảy ra một cách ngẫu nhiên giữa lúc Ban Tuyên huấn Trung ương vừa kết thúc Hội nghị đánh giá công tác tuyên huấn còn nhiều "yếu kém" đồng thời quyết định tăng cường với hàng loạt biện pháp, trong đó có việc thành lập đội "Cộng tác viên xã hội" gần 1000 thành viên tham gia phản bác "các thế lực phản động" trên mạng internet!

Nghệ sĩ Kim Chi (bên trái) vừa là chiến sĩ vừa là nghệ sĩ
Thật khó hiểu tại sao Cơ quan tuyên huấn của Đảng lại tỏ ra xơ cứng đến như vây? Sau nhiều phát ngôn nhịu ngộ, sai sự thật của một số cán bộ tuyên huấn và trước làn sóng phản ứng của công luận thì sự từ chối giải thưởng của nữ nghệ sĩ Kim Chi làmột lời cảnh báo về tình trạng yếu kém và sai lầm của quá trình công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh tình hình những năm gần đây. Lời cảnh báo đó phát ra bởi chính một trong những thành viên xuất sắc nhất của đội quân tuyên truyền của Đảng, chứ không phải kẻ địch hoặc ai xa lạ. Phải chăng đã đến lúc để các nhà lãnh đạo đất nước giật mình soi lại bản thân trong gương đồng thời rà soát lại toàn bộ khâu công tác tuyên huấn của Đảng? Lâu nay giới lãnh đạo và cán bộ tuyên huấn bao giờ cũng tự cho mình quyền phán xét đúng, sai và quyết đinh nhân dân cần nghe gì, nói gì. Lãnh đạo cũng ban phát những món quà tinh thần cho cấp dưới. Nhưng  giờ đây họ được nghe một lời nói thật từ cấp đưới. Và đó không phải một lời dẽ nghe như vẫn mong đợi. Đó là điểm mới của tình hình; nó cho thấy, đã đến lúc cần thay đổi một cách cơ bản về phương pháp công tác tuyên huấn, đó là phải lắng nghe quần chúng trước khi đưa ra lời huấn thị đối với họ. Người lãnh đạo cấp càng cao thì càng phải gương mẫu trong mọi hành động và lời nói. Một việc làm đúng đắn có giá trị gấp trăm lần những lời nói suông. Nói một đàng làm một nẻo sẽ làm mất lòng tin của dân chúng không bao giờ lấy lại được. Trong mấy năm gần đây công luận đã chứng kiến nhiều phát ngôn "bất hủ" của một số vị lãnh đạo và cán bộ tuyên giáo các cấp. Những tấm "bia miệng" vẫn còn trơ trơ đó cho thấy chất lượng công tác tuyên huấn bắt nguồn từ cấp cao và ở  đường lối chính sách. Một khi nôi dung đường lối chính sách chưa ổn thì càng tuyên truyền bao nhiêu sẽ càng bộc lộ yếu điểm và càng mất lòng tin từ phía người nghe bấy nhiêu. Hiện tượng nghệ sĩ Kim Chi từ chối phần thưởng là một giọt nước tràn ly của lòng kiên nhẫn mà nhân dân đang chịu đựng.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tuyên huấn. Song tuyên truyền gì thì cũng phải tôn trọng sự thật, và phải theo phương châm "do dân vì dân", chứ không thể vì những thế lực vô hình để chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Nhân đây xin nêu lên hiện tượng gần đây thấy xuất hiện khá nhiều nick mới trên Facebook và mạng internet nói chung với những hành tung và lời bình khiến ta nhớ lại thời "Hồng vệ binh" bên Trung Quốc. Phải chăng họ là những "Cộng tác viên xã hội" đang thực thi sứ mệnh đã được giao phó? Liệu họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ hay sẽ chỉ làm rối thêm tình hình và lại một lần nữa chuốc lấy hậu quả theo kiểu "lợi bất cập hại"?
     

Tân Tổng thư ký ASEAN kêu gọi đàm phán về Biển Đông

SGTT.VN - ASEAN chính thức chào mừng tân Tổng thư ký Lê Lương Minh trong lúc tổ chức này đang đối mặt với một số thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập cách đây 46 năm.
Tổng thư ký Lê Lương Minh nói: “Đứng trước những diễn tiến phức tạp ở Biển Ðông, ASEAN nên tăng cường các nỗ lực để nhanh chóng tiến hành các cuộc thương lượng với Trung Quốc với mục tiêu sớm có kết luận về COC”. Ảnh: TL
Ông Lê Lương Minh, một nhà ngoại giao kỳ cựu là người Việt Nam đầu tiên đã chính thức nhận vị trí Tổng thư ký hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ ngày 9.1, bắt đầu nhiệm kỳ năm năm. Lễ nhậm chức đã diễn ra tại Jakarta, với sự tham dự của Tổng thư ký xuất nhiệm Surin Pitsuwan, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia và nhiều nhà ngoại giao khác.
Năm nay 61 tuổi, ông Minh là cán bộ ngoại giao từ năm 1975. Ông xuất thân từ học viện Ngoại giao của Việt Nam và trường đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, Ấn Độ. Ông Minh, nguyên thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, sẽ chèo lái nhóm mười quốc gia khu vực tiến đến một thị trường chung trước cuối năm 2015.
Cộng đồng kinh tế này có mục đích làm cho ASEAN hội nhập thêm nữa thông qua tự do hoá thương mại và đầu tư, tương tự như Liên hiệp Âu châu. Tuy nhiên, nhiều người e rằng các hội viên kém phát triển hơn chưa sẵn sàng cho sự lưu thông tự do của hàng hoá, dịch vụ và lao động. Ông Minh ghi nhận những lo ngại đó, nhưng ông cũng giải thích về những lợi ích của cộng đồng kinh tế mới.
Ông Lê Lương Minh nói: “Dòng chảy thông thoáng hơn của đầu tư, nguồn vốn, lao động, hàng hoá và dịch vụ sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức khác nhau cho các nước hội viên. Nhưng nó cũng sẽ có những hiệu ứng nhân rộng vô cùng to lớn đối với khu vực”. Ông Minh còn nói thêm rằng sự thu hẹp hố cách biệt về kinh tế giữa các hội viên ASEAN sẽ là chìa khoá của sự phát triển đồng đều trên khắp khu vực.
Tân Tổng thư ký ASEAN đã kêu gọi cần đạt được tiến bộ cho một bộ quy tắc hành xử trên Biển Đông (COC). Ông Minh nói: “Đứng trước những diễn tiến phức tạp ở Biển Ðông, ASEAN nên tăng cường các nỗ lực để nhanh chóng tiến hành các cuộc thương lượng với Trung Quốc với mục tiêu sớm có kết luận về COC”.
Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa cũng đã nhắc tới vấn đề này khi ông nhấn mạnh đoàn kết là chìa khoá của an ninh khu vực. Ông Natlegawa nói: “Chúng ta phải tiếp tục đứng ở tuyến đầu của một cơ cấu khu vực thúc đẩy cho hoà bình và ổn định của châu Á – Thái Bình Dương, để khu vực này né tránh bạo động và xung đột. Chúng ta cần thúc đẩy cho việc giải quyết tranh chấp bằng đường lối hoà bình, thúc đẩy cho sự hợp tác và cho một quan niệm là hòa bình và an ninh chính là những yếu tố thiết yếu của mọi nước, cần được chia sẻ và bảo vệ vì lợi ích của tất cả các nước”.
Trần Hiếu Chân
Tin gốc tại đây>  http://sgtt.vn/Quoc-te/174143/Tan-Tong-thu-ky-ASEAN-keu-goi-dam-phan-ve-Bien-Dong.html

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Sĩ và Sợ

Sĩ diện và sợ hãi là hai thuộc tính bản năng của con người. Ai sinh ra cũng đều biết sĩ diện và biết sợ hãi; khác nhau chăng chỉ là mức độ và khi con người ta càng lớn lên, chúng có thể diển biến  theo hai hướng trái ngược nhau và thường khi càng sĩ diện thì càng sợ hãi. Cả hai đều đóng vai trò điều tiết cách ứng xử của  con người tùy theo tình huống và trạng thái quan hệ xã hội của chủ nhân.

Ở Việt Nam hai thuộc tính sĩ và sợ có bề dầy lịch sử ngót 5.000 năm rồi đấy, chính xác là từ thời Kinh Dương Vương năm 2.879 trước CN. Nhưng không hiểu sao đã hơn nửa thế kỷ nay sách sử của ta có xu hướng giảm dần số niên đại xuống, gần đây chỉ còn "hơn 2.000 năm" thôi. Phải chăng đó cũng là một dấu hiệu của sự sợ hãi?

Lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều tấm gương phản ánh một cách sinh động về hai tính cách sĩ và sợ. Bên cạnh các anh hùng dân tộc từ huyền thoại như Thạch Sanh, Thánh Gióng đến các nhân vật có thật như Bà Triệu, Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Tôn Thất Thiết, Lý Tự Trọng...bao giờ cũng có những kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,....  Sĩ và sợ không chỉ thể hiện trong chuyện quốc gia đại sự mà trong đời thường. Đó là chuyện anh nông dân nghèo rớt mồng tơi quanh năm  phải ăn cháo, nhưng khi ra ngõ không quên ngậm que tăm như để nói với thiên hạ rằng ta đây ăm cơm thịt!  Lối ứng xử này hình như vẫn còn đến ngày nay khi nhiều người thích ngậm tăm hoặc búng tăm tanh tách khi bước ra cửa hàng ăn. Còn nhớ Hà Nội thời Pháp với những cô gái dù giàu, nghèo khi ra đường nhất định phải khoác bộ cánh áo dài, đầu đội nón lá. Con gái  thời nay ít ra cũng phải có chiếc xe tay ga! Trong giới quan trường đang rộ lên "mốt" chơi bằng cấp, chức danh không khác nào loài chim khoe lông vũ. Nói chung là, cái tính sĩ có sức lan tỏa ghê gớm lắm và trở thành sự hảo huyền, hư danh (hửu danh vô thực) với rất nhiều cung bậc trong mọi tầng lớp xã hội.

Tính sợ cũng không kém phần tinh vi, phức tạp. Con người ta ai cũng có lý do để lo sợ. Sợ vu vơ là sợ ma, sợ bóng tối; sợ cụ thể là sợ kẻ thù, người ngay sợ kẻ gian; kẻ yếu sợ kẻ mạnh, người có chức sợ mất chức; quan dưới sợ quan trên; v.v...Sợ thời đương chức đã dành ,về hưu rồi vẫn sợ. Thậm chí có tướng tá chưa về hưu đã sợ mất sổ hưu(!). Nghĩa là trăm nổi sợ. Và nỗi sợ lấn át cả tính sĩ diện. Trãi qua hàng ngàn năm Bắc thuộc rồi Tây thuộc,  tính sĩ và sợ của người Việt có những đặc thù riêng, thời nào cũng có những kẻ chọn cách sống dựa dẩm vào ngoại bang. Người dân bình thường sợ một kiểu; tầng lớp quan lại sợ một kiểu khác. Phàm kẻ nào có nhiều chức quyền và giàu có hơn thì càng lo sợ hơn.

Có lẽ chỉ những ai không có hai thứ đó mới có xu hướng đề cao tính sĩ diện. Và thuật ngữ "kẻ sĩ" ra đời từ đó. Tuy nhiên khái niệm kẻ sĩ vốn là một khái niệm  mơ hồ. Nó được sử dụng như một tiêu chí để phân loại về nhân cách và tính cách của con người Việt Nam trong bối cảnh một dân tộc bị ngoại bang đô hộ. Bằng khái niệm "kẻ sĩ" họ muốn tự vạch ra một ranh giới giữa cái thiện, sự liêm chính với cái ác độc và sự gian dối. Oái om thay, những kẻ sĩ thường là chẳng có chức tước, quyền hành gì; họ đơn giản chỉ là những người trí thức, đôi khi không xu dích túi. "Sĩ phu Bắc Hà" chính là một trong những loại kẻ sĩ như vậy. Trong bối cảnh xã hội phong kiến thuộcđịa, "kẻ sĩ" tồn tại như một khái niệm đạo đức lỏng lẻo không hề có tính ràng buộc nào. Nếu người Hán có khái niệm "Đại nhân", người Nhật có "Võ sĩ đạo", người Âu châu có "Hiệp sĩ" để chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại thì ở Việt Nam không có một tiêu chí như vậy . Phải chăng đây chính là một nhược điểm trong phạm trù đạo lý của người Việt?. Và nó được cố ý duy trì bởi giới thống trị nhằm làm thuận tiện cho các tầng lớp quan lại và nhà giàu tránh trớ trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ. Khi cần họ sẵn sàng làm những việc của kẻ hạ tiện mà không sợ bị chỉ trích hoặc cắn rứt lương tâm. Đây là lý do tại sao có rất ít trường hợp từ quan, từ chức trong xã hội Việt Nam xưa cũng như nay. Trong một xã hội mà quyền lực không chỉ là công cụ để "vinh thân phì gia" thì không ai lại chịu từ bỏ quyền lực. Xã hôi đó thật sự không có chỗ đứng cho những "kẻ sĩ" thực thụ, mà là mãnh đất dung dưỡng thói dối trá và đạo đức giả. Ở đó một ông quan có thể tha hồ thi thố mọi thủ đoạn đê tiện để làm giàu, nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả đối với xã hội và cũng không cảm thấy xấu hổ trước bàn dân thiên hạ.  
  
Lạm bàn qua đôi điều như trên chỉ để gợi mở một cách nhìn trước những diễn biến tình hình chính trị-xã hội  đất nước ngày nay. Hiện đang có nhiều ý kiến đổ tại trình độ dân trí còn thấp nên chưa thể có những cải cách lớn lao...Và theo họ, hãy chờ đợi, và trong khi chờ đợi hãy chấp nhận nổi sợ hãi mà quên đi sự sĩ diện cần thiết, bất chấp những ý kiến phản biện đầy tâm huyết của giới trí thức và học giả vốn là nguồn nguyên khí quý báu của quốc gia. Xem ra, dân trí là một chuyện; cách tư duy về đạo lý giữa sự sĩ diện và nổi sợ hãi của người Việt Nam ta như nói trên mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến trình cải cách kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước./.


Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch(*)

(*) Đó là ý kiến của Ông Võ Tòng Xuân -Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân -nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang. Nhân dịp năm mới Dương lịch vừa đi qua và Tết Âm lịch đang đến gần, Bách Việt muốn đăng lại bài viết của tác giả cách nay 7 năm để tham khảo. Vẫn biết để thay đổi một tập tục có bề dầy hàng ngàn năm hoàn toàn không đơn giản. Nhưng mọi sự thay đổi đều có giá trị của nó-Bách Việt.
 
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở ĐBSCLcũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.
GS-TS Võ Tòng Xuân
“Trong khi ta vui Tết âm bên chén tạc chén thù thì những đối tác của ta lại làm việc bình thường, còn trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường ở Tết dương thì ở nước ngoài người ta nghỉ, thị trường chứng khoán đóng băng”.
GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông.
Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo chí có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.
Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.
Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.
Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.
Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.
Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2005.
Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:
1. Bỏ ngày Tết cổ truyền
Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo chí năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại “bản sắc dân tộc” của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.
Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3-4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.
Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê”.
Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.
Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

                                                     Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có được  đổi sang  dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu)
Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.
Tôi viết: “Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 – 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn.
Một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.
Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang “ăn Tết”.
Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, London… đóng băng.
Lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.
Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.”
Tôi nghĩ rằng nếu tất cả quí vị độc giả có thời gian đọc kỹ bài viết của tôi thì chắc sẽ đồng tình với những lập luận của tôi, như tôi đã cảm nhận khuynh hướng này trong số đông ý kiến mới nhất trong các diễn đàn.
Trong khi các nước đang thi nhau làm giàu, Việt Nam có tiềm năng bắt kịp họ hoặc hơn họ trong tương lai gần nếu bớt ăn nhậu, vui chơi kéo dài, dành thời gian làm việc vào những ngày thế giới làm, nghỉ theo những ngày thế giới nghỉ.
Dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch như thế giới đang làm. Chúng ta nên cương quyết đổi mới, không ăn tết 2-3 thậm chí 4 tuần theo âm lịch nữa mà chỉ nên ăn tết 4 ngày theo dương dương lịch là đủ.
Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:
1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.
4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.
5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.
Theo VTC News

--------------

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Việt - Trung: 'Những điều không thể không nói'

TVN - Tác giả: TS Vũ Cao Phan
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít  nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: "Những điều không thể không nói ra" mà Tạp chí "Tri thức thế giới" của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: "Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung - Việt trước năm 1949" (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) - "Quan hệ Trung - Việt từ 1949 đến nay" ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam" (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ" (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và "Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á" (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
Tất cả được đăng trong số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu, các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết trong quan hệ Việt - Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác, ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Tuy nhiên, hoặc do quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để các vấn đề mà "Những điều không thể không nói ra" đã đề cập. Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.


*   *

1.  Lịch sử thành văn của nước Việt - nghĩa là những điều được ghi lại trên giấy trắng mực đen - xuất hiện khá muộn, hàng ngàn năm sau công nguyên. Hai lý do chủ yếu: chữ viết xuất hiện muộn và cả một thiên niên kỷ mất độc lập được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc" - một ngàn năm Bắc thuộc. Lịch sử Việt Nam trong những năm tháng này còn là một phần lịch sử Trung Hoa, điều dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, với Việt Nam một ngàn năm ấy là một ngàn năm không bình yên, nói một cách khiêm tốn.
Liệu có cần thiết phải nhắc lại những chuyện " sát phu, hiếp phụ", "bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi" cung phụng các quan cai trị? Rồi một ngàn năm độc lập, những cuộc xâm lược từ phương Bắc đã để lại những gì tưởng chỉ cần nhắc đến một câu của thi hào Nguyễn Trãi thế kỷ thứ XV, "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ dưới hầm tai họa", viết trong " Đại cáo bình Ngô".
Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này"trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị". Tác giả của "Diễn biến quan hệ Việt - Trung trước năm 1949"chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì "phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra".
Cần phải nói rõ những điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý (Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ  binh lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh "Giao Châu" (nước Việt) nên đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống.
"Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới". Tác giả: Nhan Sáng/ Ảnh đoạt giải cuộc thi Khoảnh khắc vàng

Hai, có lẽ chỉ dựa vào chính sử do các triều đại phong kiến Trung Quốc để lại mà các tác giả của "Những điều không thể không nói ra" không thừa nhận có các cuộc xâm lược Việt Nam của Tống, Minh, Thanh. Bởi vì "chính sử" luôn tìm cách mô tả đấy là những cuộc hành binh khôi phục trật tự, lập lại ngôi vương chính danh được các triều đình phong kiến Trung Quốc thừa nhận (nhưng là những phế để, phế triều đã bị sóng triều lịch sử Việt Nam gom về bến rác).
Sự thực như thế nào? Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" của nhà Minh đầu thế kỷ XV. "Phù Trần diệt Hồ" ở chỗ nào khi diệt xong cha con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng: "Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ" (theo "Minh sử").
Nhưng có một thực tế là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều đại được lịch sử gọi là "kỷ Hậu Trần" thì người Minh lại gọi là "giặc" và phái binh đàn áp! Một thời kỳ "Bắc thuộc mới" kéo dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi "chim chả, ngà voi" tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở. Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi - Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được "cuộc phù Trần" về bên kia biên giới.
Làm sao có thể nói trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, "giới thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam" được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ "tông phiên" thì các triều đình phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực.
Chỉ riêng việc đòi hỏi cung phụng, cống nạp - nhất là những sản vật quý hiếm - cũng trở thành gánh nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là "không đáng kể", "tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp hơn đồ "hồi tặng" (từ phía triều đình Trung Quốc)" được.
Năm 1950, khi đích thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: "Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp" (trích Hồi ký xuất bản bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba).
Thủ tướng Chu Ân Lai trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh. Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh... xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt, nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa - văn minh Trung Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận"khoác lác", "hư cấu"? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó có mục đích "đưa vào nội dung giáo dục quốc dân" để làm băng hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
2.    Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến - có lúc lên đến hơn nửa triệu - nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận.
Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân ...), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc.
Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen.
Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5.
Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt - Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương).
Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.
3. Phía Trung Quốc từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt Nam ấy đều được mô tả là để "đánh trả", "trừng phạt" cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là "anh em" vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu "các nước anh em" thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề cập đến ở đây bản chất các cuộc "đánh trả""trừng phạt" ấy - xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết - mà chỉ xin trao đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong "Những điều không thể không nói ra".
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, trừ cuộc "tiến quân" trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là Tây Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt - Trung; 1983 - 1984: đánh chiếm các điểm cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang - Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh); 1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa - Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là "sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam"? Mưu kế chiến tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sách mà sau này L.Hart và nhiều tác gia quân sự đông tây phải ngả mũ, "Nguyên cớ ư ? Ở ta!"
Thêm nữa, sau năm 1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 - 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt Nam đã "hoàn toàn thay đổi lập trường" về vấn đề này. Câu chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giúp bạn là giúp mình", hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang Đông Dương nào hết.
Một khi chiến tranh kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là trong bài "Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á", tác giả gợi lại vấn đề không có thực là "lãnh thổ K.K.K""một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt Nam". Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012 vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là "phong trào K.K.K"? Sự trung thực cộng sản - nếu có thể gọi như vậy - là ở chỗ nào?
Thứ tư. Có những sự thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên tuổi trong ngành như "Thế giới tri thức" lại ở trong trường hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài "Quan hệ Việt - Trung từ năm 1949 đến nay", tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của quân đội Việt Nam.
Hơn nữa, chúng tôi còn được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn, trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu có cần phải đánh thức "sự thật lịch sử"?
Cuối cùng, về câu chuyện hoang đường "Việt Nam bắt nạt Trung Quốc", "Việt Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi", để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng 1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn sàng khép chặt biên giới Campuchia - Thái Lan trong "tích tắc", thì lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên gia cố vấn quân sự và dân sự "người nước ngoài" bị kẹt lại hoặc bị bắt giữ.
Câu chuyện thứ hai là tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc, các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới. Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một chiến dịch - chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn nhận, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là "những điều không thể không nói ra", không thể không làm rõ vậy thôi.

Chú thích: Những chữ để nghiêng trong bài này là trích từ "Những điều không thể không nói ra" hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).
*****

Bắc Kinh đã lập kế hoạch, chiến thuật bí mất, dự liệu tiến quân đánh úp thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Nguồn: Nhất Biến/ Huỳnh Tâm/tranhung09

--------------

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Tình người trên đất miến (*)

(*) Đây là bài viết của tác gitên Dương Đình Giao và là nạn nhân "người thật việc thật" gửi đến Blog Bách Việt; sau khi kiểm chứng thông tin, xin đăng lên để bạn đọc tiện tham khảo. Với hai tiểu mục "Thoát nạn xứ người","Gặp hạn xứ mình" bài viết đã nói lên nghịch cảnh của bn thân tác giả và gia đình mình vừa thoát khỏi một tai nạn máy bay ngày 25-12-2012 tại Miến Điện. Câu chuyện càng chua chát khi so sánh cung cách làm việc của quan chức Việt Nam với nước bạn láng giềng Myanma mới đây còn bị thế giới coi là độc tài, lạc hậu. Hy vọng đây là một bài học sinh động về tình trạng quan liêu, tc tách của ngành hành chính công nói chung và của các Cơ quan đại diện ở nước ngoài nói riêng của Việt Nam. Xin cảm ơn  tác givà bạn đọc quan tâm (Bách Việt). 

Thoát nạn ở xứ người

Chiếc máy bay vẫn bốc cháy nhiều giờ liền sau vụ tai nạn.Thêm chú thích
Ngày thứ 2 của hành trình, hôm 25-12-2012, máy bay của hãng hàng không Air Bagan đưa chúng tôi từ Yangon đi Heho, nơi có hồ Inle nổi tiếng. Theo lịch trình, chuyến bay sẽ đến Heho lúc 9 giờ sau khi dừng lại ở sân bay Mandalay để đón và trả khách trong khoảng 30 phút.

Khi máy bay hạ độ cao chuẩn bị xuống sân bay Heho, tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy là 8 giờ 55 phút. Một lát sau, tôi cảm thấy một cú tiếp đất mạnh hơn bình thường khi máy bay hạ cánh. Ngay sau đó là những rung lắc liên tục trong vòng khoảng 10 giây. Đang bất ngờ vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi nghe một tiếng kêu ở phía sau. Biết là đã có chuyện, tôi nhắc mọi người bình tĩnh và đứng lên bật nắp khoang hành lý để lấy ba lô của mình. Nhưng nắp vừa bật, tôi bị đẩy ngã nhào về phía trước. Đứng lên, quay lại nhìn phía sau, tôi thấy các thành viên trong gia đình mình đã rời khỏi ghế và ra được lối đi. Bước lên mấy bước, tôi chợt ngửi thấy mùi khói. Một ý nghĩ thoáng qua: “Chỉ cần một tiếng nổ là tất cả sẽ chấm hết!”

Xuống khỏi thang máy bay, tôi mới thấy máy bay đã không hạ cánh trên đường băng bê tông mà đang nằm trên một cánh đồng, phía đuôi máy bay đang bốc cháy, khói nghi ngút. May mắn bất ngờ, tất cả chúng tôi (6 người trong gia đình và hai mẹ con bà thông gia người Úc) đều an toàn. Tôi vội giục mọi người nhanh chóng chạy ra xa.
Trên chuyến bay có 65 người, kể cả phi hành đoàn, trong đó ngoài 5 người Việt Nam trong gia đình tôi, còn lại đều là khách du lịch từ các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, …
Nơi máy bay hạ cánh khẩn cấp cách sân bay khoảng 3 km và cách đường ô tô khoảng 200 m. Khi ra tới nơi, mấy xe cứu hỏa đã có mặt đang tìm cách tiếp cận với đám cháy. Nhưng vì không có lối vào, phải nối dài vòi rồng nên việc cứu chữa không thật kết quả. Trên đường, chúng tôi đã thấy nhiều biển tên khách của các công ty du lịch, khách sạn mà khách du lịch trên chuyến bay đã đặt chỗ. Họ nhanh chóng tiếp cận với khách của mình. Sự có mặt của họ dù là những người chưa quen biết cũng khiến chúng tôi yên tâm hơn, vì đã có người sẵn sàng hỗ trợ khi khó khăn nơi đất khách quê người. Nhiều xe máy, ô tô đã dừng lại chứng kiến đám cháy trong đó có cả nhiều người dân Myanmar đang làm việc trên cánh đồng. Lúc này dù đã hơn 9 giờ, nhưng mặt trời chưa kịp xua tan sương mù. Trời khá lạnh. Thật cảm động, khi thấy những người nông dân lam lũ, cởi những chiếc khăn choàng khoác lên vai, trùm lên đầu những đứa trẻ, bỏ những đôi dép mình đang đi cho những phụ nữ phương Tây xa lạ đang chịu cảnh rét mướt.
Trên đường thoát hiểm, nhiều túi, xắc, mũ, ba lô,… bị rơi được mọi người tập hợp bên lề đường, để người thất lạc đến nhận. Rất nhiều người dân Myanmar có mặt, nhưng không hề thấy ai để ý đến.
Một lát sau, hai xe khách loại lớn đưa tất cả về sân bay Heho. Khi xe dừng lại bên ngôi chùa gần sân bay, tôi nghĩ người dân Myanmar sùng đạo Phật đã đưa chúng tôi đến đây để tạ ơn Trời Phật giúp thoát nạn. Nhưng không phải! Air Bagan đã nhanh chóng liên hệ với chính quyền sở tại mượn ngôi chùa làm nơi để chúng tôi tạm nghỉ, tránh cái lạnh giá ngoài trời.

Xuống xe, chúng tôi lại thấy những người dân bình thường đang mang đệm, chăn của gia đình mình trải trên nền chùa bằng gạch men. Khi mọi người đã vào hết trong chùa, các nhân viên y tế đã có mặt. Họ thăm khám, đo huyết áp, băng bó cho những người bị thương nhẹ. (những người bị thương nặng đã ngay lập tức được đưa về Yangoon, có hai khách người Mỹ bị bỏng nặng đã được đưa sang Bangkok bằng trực thăng). Nước uống, bánh trái đã được mang đến.
Lúc 10 giờ, tức là sau khi sự cố xảy ra 1 giờ, ông chủ tịch huyện sở tại cũng đã đến thăm hỏi những người gặp nạn. Lúc này cảnh kẻ nằm người ngồi trong chùa vô cùng lộn xộn. Việc kiểm đếm những hành khách có mặt thật khó khăn. Những người có trách nhiệm có lẽ vì tôn trọng đã không yêu cầu chúng tôi ngồi cho ngay hàng thẳng lối. Họ cứ đếm đi đếm lại, người đếm bằng tiếng Myanmar, người đếm bằng tiếng Anh. Có lúc thấy ba bốn người cùng đếm. Sau tôi mới hiểu, họ cần nhanh chóng xác định số người có mặt ở đây để có thể phát hiện số người mất tích nếu có.
Phải đến khi có danh sách hành khách từ sân bay Yangoon và Mandalay gửi tới, việc kiểm đếm mới chấm dứt. Lúc này công việc đơn giản hơn. Những người có mặt được đánh dấu vào danh sách. Nhưng việc này cũng được thực hiện tới ba bốn lần bởi những người khác nhau, chứng tỏ họ rất thận trọng.
Đến 11 giờ, chúng tôi được đưa tới phòng khách của sân bay. Ở đây có bia, nước ngọt và những thức ăn nhẹ. Họ thông báo cho chúng tôi biết, ai muốn trở về Yangoon sẽ được bố trí một chuyến bay riêng, còn những ai muốn ở lại sẽ được đưa tới một resort bên hồ Inle chờ đợi giải quyết hậu quả. Gia đình chúng tôi quyết định ở lại và được đưa tới resort bằng hai xe con. Ở đây, chúng tôi đã được đón tiếp chu đáo, hai hoặc ba người được bố trí ở trong một biệt thự.


Xe cứu hỏa đến rất nhanh
Sau khi tạm nghỉ ngơi, đến 3 giờ, chúng tôi được báo đi ăn cơm. Ai cũng nghĩ chắc sẽ được một bát mì hoặc cái gì đại loại như thế, nhưng thật bất ngờ, tất cả được mời một bữa tiệc buýp-phê thịnh soạn, trên bàn ăn còn có cả hoa và thắp nến. Người quản lý giải thích “vì hôm nay là Noel!” Sau khi ăn xong, mỗi người chúng tôi được phát quần áo và một số tiền (tiền Myanmar và đôla) đủ để mua sắm lại những hành lý đã mất và tiếp tục hành trình nếu muốn. Ai cũng bất ngờ trước sự khẩn trương của Air Bagan.
Bảy giờ tối, mọi người lại được mời ăn cơm. Lại tiệc buýp-phê, hoa và nến, có thêm rượu champagne, rượu vang. Ông chủ tịch Tập đoàn HTOO (mà Air Bagan là một trong nhiều công ty con) đã từ Yangoon vượt gần một nghìn cây số tới thăm hỏi những người gặp nạn. Sáng hôm sau, chúng tôi lại được nhận thêm một số quần áo và tiền (chắc do lệnh của ông Chủ tịch tập đoàn).
Air Bagan đã vô cùng chu đáo và có trách nhiệm giải quyết hậu quả của vụ tai nạn. Trong suốt thời gian ở lại (5 ngày), ở Heho hay khi đã trở về Yangoon, tất cả hành khách trên chuyến bay đều được ăn ở tại những nơi tương đương khách sạn 5 sao, được hưởng các dịch vụ như giặt là, điện thoại quốc tế, … hoàn toàn miễn phí. Tôi vốn mơ ước một cuộc sống bình dị, rất sợ tất cả những gì là hào nhoáng, bóng bảy, nay trong hoàn cảnh không một xu dính túi, trên người chỉ độc một bộ quần áo (hành lý và xách tay đều đã cháy cùng máy bay, ngay cái máy ảnh đeo trên cổ cũng chỉ còn sợi dây đeo, kính cận thị cũng rơi mất), lại được ăn ở như thế này thật cũng là một bất ngờ thú vị. Chúng tôi không phải bước chân ra khỏi khách sạn, mọi công việc cần thiết đều do nhân viên của họ giải quyết. Ngay việc làm giấy thông hành để sử dụng khi còn trên đất Myanmar cũng được thực hiện ngay tại nơi ở. Theo họ, chỉ hai việc chúng tôi phải có mặt: đi kiểm tra sức khỏe và làm lại hộ chiếu. Nhưng với hai việc này, họ đều cho xe đưa đón và cử nhân viên đi theo hỗ trợ khi cần thiết. Họ đã hợp đồng với bệnh viện tốt nhất Yangoon để Giám đốc bệnh viện có mặt bất cứ lúc nào chỉ đạo việc thăm khám và chữa trị khi có khách do họ đưa đến.
Những nhân viên đi theo cũng ngồi đó chờ đợi và đưa khách về tận nơi ở sau khi việc thăm khám kết thúc. Vợ tôi và bà thông gia người Úc sau khi gặp chấn động mạnh bị đau lưng. Hai bà đã được thăm khám suốt hơn 3 giờ, mỗi người được làm đủ các loại xét nghiệm, chụp 4 tấm phim cỡ 50 x 50. Khi thấy không có vấn đề gì trầm trọng, họ đã cho mỗi người một cái đai bó lưng và thuốc giảm đau các loại. Bà xã nhà tôi đã nhận xét: Cả đời gần 70 tuổi, chưa bao giờ được thăm khám kỹ càng như thế!
Sau khi về Yangoon, Air Bagan đã tập hợp mọi người để thông báo về việc giải quyết bảo hiểm cho hành khách đi trên chuyến bay. Cuộc họp này cũng được thông báo cho các sứ quán có công dân trên chiếc máy bay gặp nạn. Sứ quán các nước đều có mặt đầy đủ để sẵn sàng can thiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân nước mình, trừ sứ quán Úc (vì đang đóng cửa nghỉ Noel và Tết dương lịch) và sứ quán Việt Nam (không rõ lý do). Nhưng sứ quán các nước cũng không có nhiều việc phải làm, vì Air Bagan đã giải quyết vụ việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Địa chỉ và số tài khoản của hành khách được ghi lại để nhận kết quả sau khi một công ty bảo hiểm của Anh tiến hành bồi thường.
Không chỉ những người có trách nhiệm, suốt 5 ngày, dù ở đâu, chúng tôi cũng đón nhận được sự ân cần chu đáo của mọi nhân viên Air Bagan và nhân viên tại các khách sạn, resort dù tuổi đời còn rất trẻ. Họ dìu những người bị đau khi lên xuống các bậc thềm, đưa chúng tôi đến tận nơi, mở cửa, bật đèn rồi giơ tay mời vào khi hỏi đến nơi nào đó. Thấy trên tay ai có mấy túi nilon, vỏ hoa quả, họ đều nhanh chóng giơ tay đón lấy mặc dù thùng rác ở ngay trước mặt. Những cử chỉ ấy tôi hiểu không chỉ vì phương châm coi “khách hàng là Thượng đế”. Qua ánh mắt, nụ cười của họ, chúng tôi cảm nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của những con người giàu lòng trắc ẩn.
Khi vào một làng dệt lụa thủ công trên hồ Inle, khi được biết chúng tôi là những người vừa gặp nạn, chủ cửa hàng lập tức hạ giá 30% cho toàn bộ sản phẩm mà chúng tôi mua. Số tiền thực ra không nhiều nhưng cử chỉ ấy của họ cũng khiến chúng tôi phải xúc động.
Sau 5 ngày, mọi thủ tục đã xong. Air Bagan lại cho xe đưa gia đình tôi ra sân bay. Ở đây, nhân viên của họ làm tất cả mọi thủ tục cho chuyến bay và chỉ ra về sau khi chúng tôi tạm biệt để vào phòng cách ly.
Từ Myanmar trở về, tôi cứ bâng khuâng và ân hận, vì sao một đất nước chẳng cách xa chúng ta là mấy, một xứ sở có những người dân giàu lòng nhân hậu, vị tha như thế mà tôi chưa hiểu biết được bao nhiêu?
Trong cuộc đời chưa bao giờ gặp một tai họa lớn và lại thoát hiểm “ngoạn mục” như vậy, chúng tôi biết ơn Ông Bà, Cha Mẹ đã ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức dù trong biết bao vất vả thiếu thốn để con cháu bây giờ được hưởng phúc. Tôi xin cám ơn những người dân Myanmar đã giang vòng tay che chở khi gia đình tôi gặp nạn. Tôi cám ơn Air Bagan, đã cư xử đàng hoàng, đầy trách nhiệm trước sự cố chắc chắn họ không hề mong muốn. Và tôi thầm nghĩ, chuyến đi hôm nay của chúng tôi dang dở, nhưng nhất định sẽ có chuyến đi khác. Một đất nước với những con người như thế xứng đáng để chúng ta khám phá.

Gặp “hạn” với xứ mình

Tôi có một người bạn, do có hoàn cảnh nhiều thuận lợi (chú bác cô dì, anh em con cháu ở nhiều nước trên thế giới) nên anh đã đi khắp nơi trên cả các châu lục Âu, Á, Mỹ, Phi, Úc (chỉ còn thiếu châu Nam Cực). Một hôm, ngồi uống bia, anh dứ dứ ngón tay, bảo tôi: “Ông mà đi ra nước ngoài thì liệu mà giữ lấy cái hộ chiếu. Ông nên nhớ rằng, ông mất tiền bạc, người ta có thể cho ông, nhờ các tổ chức nhân đạo giúp ông. Nhưng nếu mất hộ chiếu thì, … thì,… chỉ có mà bỏ mẹ!”
Tôi nghe “lời răn dạy” mà thoáng có chút ngờ vực.
Vì thế, trong vụ tai nạn máy bay ở Myanmar, khi phát hiện bị mất hộ chiếu (mà lại tận 3 quyển của ba người), tôi thật sự lo lắng.
Tòa Sứ quán VN tại Myanma
Biết chúng tôi là người Việt Nam, ông quản lý khách sạn nơi tôi đang ở cho tôi số điện thoại của một người mà theo ông là nhân viên sứ quán Việt Nam ở Yangoon. Nhưng chủ nhân của số điện thoại này nói đúng là mình làm việc ở sứ quán nhưng không làm công việc về lãnh sự. Ông đã cho chúng tôi số điện thoại của ông Trần Văn Hoằng, Bí thư thứ nhất, phụ trách công việc này. Liên hệ với ông Hoằng, chúng tôi được ông trả lời, khi nào về Yangoon thì đến sứ quán và “không có gì khó khăn cả, giấy tờ sẽ được cấp ngay thôi”. Nghe lời ông Hoằng mà chúng tôi nhẹ cả người. Anh bạn tôi đã quá bi quan khi nói đến chuyện mất hộ chiếu.
Buổi trưa về tới Yangoon, chúng tôi đã điện thoại cho ông Hoằng và được ông hẹn đến vào buổi chiều.
Chiều hôm đó, tất cả những người cần cấp lại hộ chiếu trong gia đình tôi đã có mặt tại sứ quán Việt Nam ở Myanmar. Cùng đi có một nhân viên của Air Bagan. Vừa bước vào cổng, chúng tôi đã thấy một tấm baner kín bức tường lớn: Nhiệt liệt chào mừng quý khách tới thăm sứ quán Việt Nam ở Myanmar. Thật là thân thiện và mến khách! Nhưng chúng tôi đã lầm, vì chúng tôi không phải đến thăm mà đến xin sự giúp đỡ.
Sứ quán Việt Nam thật khéo chọn người! Bà lễ tân người Myanmar thấy năm sáu người bước vào phòng khách nhưng vẫn mải mê với chiếc điện thoại. Nghe cách nói cười bả lả, chắc đây không phải là chuyện công vụ. Sau khoảng 10 phút, bà mới đặt điện thoại và đến lúc này, nhân viên của Air Bagan mới có thể nói mục đích chuyến viếng thăm của chúng tôi. Bà gọi điện thoại đi đâu đó, rồi bảo chúng tôi ngồi chờ. Chờ tới 30 phút, không thấy ai ra tiếp, chúng tôi lại điện thoại báo để ông Hoằng biết chúng tôi đã ngồi chờ ngoài văn phòng của sứ quán. Ông Hoằng lại bảo chờ. Lại 30 phút nữa, mới thấy ông Hoằng xuất hiện. Chắc để tiết kiệm thời gian vì “công việc bề bộn” của sứ quán, nhà ngoại giao bỏ qua việc thăm hỏi, an ủi, động viên những đồng bào của mình vừa thoát chết, đưa cho chúng tôi mỗi người 3 mẫu in sẵn tờ giấy khổ A4, yêu cầu chúng tôi khai báo, đồng thời đòi nộp 3 tấm ảnh. Việc này khiến chúng tôi bất ngờ, vì nhà chức trách Myanmar chỉ chuẩn bị cho chúng tôi mỗi người một tấm ảnh để làm việc này. Nhưng ông Hoằng không giải thích gì thêm và quay vào trong với những “công việc bận rộn” của mình.
Rất may, anh nhân viên của Air Bagan đi theo bảo chúng tôi cứ khai giấy tờ, còn anh ta cùng lái xe đi làm thêm ảnh giúp chúng tôi. Đến khi có thêm mỗi người hai tấm ảnh, vẫn chẳng thấy ai có mặt. Mặc dù chưa hết giờ làm việc nhưng nhân viên lễ tân người Myanmar cũng chẳng thấy đâu. Gần 5 giờ, ông Hoằng mới xuất hiện và hẹn chúng tôi 3 giờ chiều hôm sau gọi điện đến để biết kết quả. Khi chúng tôi thắc mắc sao không được kết quả ngay, ông Hoằng giải thích, còn phải chờ thẩm tra ở trong nước (chắc vì sợ “thế lực thù địch” luồn về trong nước để phá hoại công cuộc xây dựng CNXH?). Nếu xong thì mai có giấy, còn nếu không xong thì phải chờ đến tuần sau (vì ngày mai đã là thứ 6, thứ 7 và chủ nhật sứ quán không làm việc). Chúng tôi trở vể với bao thất vọng.
Đêm ấy, tôi không ngủ được. Sao có thể yên tâm chờ đợi đến tuần sau trong khi người thì chấn thương, người thì có bệnh mãn tính mà các loại biệt dược mang theo đã mất hết. Tôi buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông Nguyễn Vũ Tú, Đại sứ Việt Nam tại Philippin. Có lẽ do sự tác động này, đến 3giờ chiều, điện thoại đến sứ quán, chúng tôi được ông Hoằng trả lời: đã có giấy tờ và hẹn 4 giờ rưỡi đến lấy. Chúng tôi lại thở phào nhẹ nhõm.
Đúng hẹn, 4 giờ rưỡi, chúng tôi có mặt ở sứ quán. Lại được bảo ngồi đợi. Thời gian cứ trôi, nhưng không thấy ai ra tiếp. Đến 5 giờ kém 10 phút, một kết quả không mấy tốt đẹp đã hiện ra trước mắt: 5 giờ, ông Hoằng sẽ xuất hiện mang theo 3 giấy thông hành, nhưng chúng tôi không thể nhận vì nhân viên thu tiền lệ phí đã ra về vì hết giờ làm việc. Sự cố gắng giúp đỡ của ông Nguyễn Vũ Tú có thể không có tác dụng. Lúc này, tôi lại nhớ tới lời “đe dọa” của anh bạn và cảm thấy anh ấy chưa nói hết sự nguy hiểm khi mất hộ chiếu. Tôi cảm thấy việc mất hộ chiếu còn đẩy tôi vào tình cảnh “trên cả bỏ mẹ”.
5 giờ kém 5, tôi quyết định phải hành động gấp nếu không muốn nằm chờ thêm mấy ngày nữa. Tôi kín đáo lên tầng 2 của văn phòng sứ quán tìm đến phòng làm việc của đại sứ Chu Công Phùng cầu cứu. Rất may, cửa phòng làm việc mở, ông Phùng đang ngồi viết, tôi “liều mạng” bước vào tự giới thiệu. Ông Phùng vồn vã đứng dậy bắt tay và mời tôi ngồi. Tôi vội cám ơn hết lòng vì sự giúp đỡ của ông Phùng. Sau khi biết tôi đang ở khách sạn do sự sắp xếp của Air Bagan, ông Phùng bảo tôi:“Chúc mừng bác và gia đình đã may mắn thoát khỏi hiểm nghèo. Thế bác đã nhận được đầy đủ giấy tờ rồi chứ?” Ông Phùng vô cùng ngạc nhiên khi tôi nói cho đến nay tôi chưa nhìn thấy những giấy tờ này như thế nào. Ông Phùng vội đưa tôi sang phòng làm việc bên cạnh của ông Trần Văn Hoằng – Bí thư thứ nhất phụ trách công tác lãnh sự.
Cửa mở, tôi thấy ông Hoằng tay đang di chuột máy vi tính, trên mặt bàn có mấy tấm phôi giấy thông hành. Sau khi nghe ông Phùng hỏi: “Giấy tờ của bác Giao đã làm xong rồi chứ?” Ông Hoằng vội rời máy vi tính và trả lời: “Xong bây giờ đây”! Lúc này là đúng 5 giờ. Lúc đó ông Hoằng mới viết tên, dán ảnh vào những tờ giấy thông hành chuẩn bị cấp cho chúng tôi. Ông Phùng vội xin lỗi vì đang dở việc gấp và nói tôi ngồi chờ. Khoảng 15 phút sau ông Phùng quay lại, gọi người pha nước và hỏi thăm về hoàn cảnh xảy ra tai nạn, về việc được bảo hiểm đền bù. Tôi cám ơn và trả lời ông Phùng: “Hôm qua, khi họp bàn về vấn đề bảo hiểm, Air Bagan đã mời sứ quán các nước có công dân trên máy bay gặp nạn đến dự. Các sứ quán đều đã cử người đến để sẵn sàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công dân nước họ nhưng sứ quán Việt Nam không có mặt.” Tôi cũng không quên nói để ông Phùng yên tâm, mặc dù thế chúng tôi đã được “ăn theo” công dân của các nước “Tư bản giãy chết” nên vấn đề bảo hiểm không có gì khó khăn.
Khi ông Hoằng viết xong mấy giấy thông hành liền bảo tôi sang nộp lệ phí. Ông Phùng chính là người đã dẫn tôi đến nơi làm việc của bộ phận hành chính (có lẽ ông Phùng đã yêu cầu họ ở lại dù thời gian làm việc đã hết từ lâu). Nhân đây, một lần nữa, gia đình chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến ông Chu Công Phùng – Đại sứ Việt Nam ở Myanmar. Tôi nộp lệ phí và nhận giấy thông hành. Nhân viên của Air Bagan vẫn chờ tôi ở tầng dưới. Lúc ấy đã là 6 giờ 30 phút.
Nhờ ba giấy thông hành này chúng tôi mới có thể trở về nước vào ngày Chủ nhật 30/12/2012.
Để các bạn hiểu thêm niềm sung sướng của một người dân trong một đất nước có độc lập tự do mà chúng ta vẫn đang tự hào, tôi xin kể hai câu chuyện xảy ra trong chuyến đi này:
- Câu chuyện thứ nhất: Bà thông gia người Úc của tôi cùng với cô con gái cũng bị mất hộ chiếu. Bà không may mắn như tôi vì sứ quán Úc đang đóng cửa nghỉ lễ. Nhưng chỉ một cuộc điện thoại vào đường dây nóng của Bộ Ngoại giao Úc, bà đã kéo được người phụ trách lãnh sự trở về nhiệm sở và nhận được hộ chiếu sau 2 giờ đồng hồ (Hộ chiếu chứ không phải giấy thông hành).
- Câu chuyện thứ hai: Từ khi đi cùng chúng tôi tới sứ quán Việt Nam để nhận giấy thông hành, nhân viên của Air Bagan đã qua điện thoại giữ liên lạc với cơ quan xuất nhập cảnh của Myanmar và yêu cầu họ ở lại sau giờ làm việc chờ giấy thông hành của chúng tôi đóng dấu xác nhận đã nhập cảnh (có như vậy khi ra sân bay chúng tôi mới có thể làm thủ tục xuất cảnh). Sau khi nhận được giấy thông hành lúc 6 giờ 30 phút nhân viên của Air Bagan đã đến cơ quan XNC làm thủ tục (chúng tôi ngồi chờ trên ô tô, không cần có mặt). Nhưng rất tiếc người nhân viên này quên không mang theo ảnh của chúng tôi. Anh ta trở về báo với chúng tôi 9 giờ sáng hôm sau cần có mặt tại khách sạn để cơ quan XNC Myanmar cho người đến chụp ảnh và họ sẽ trả lại giấy tờ sau khi hoàn tất.
Vì sao ông Hoằng đã hành xử như vậy với chúng tôi – những người đồng bào của ông đang gặp hoạn nạn ở nơi đất khách quê người? Điều ấy chỉ có Trời biết, Đất biết và ông Hoằng biết.
Dương Đình Giao
1200 đường Láng, Hà Nội.
ĐT 0983 240446.


Hãy hỏi dân chài để biết chủ quyền còn hay mất

  

       Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi

TP - Dù kiên cường bám biển, liên tục ra khơi Hoàng Sa, nhưng ngư dân Miền Trung vẫn lép vế trước đội tàu hùng hậu và ngày càng tỏ ra thiếu thân thiện của phía Trung Quốc.
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh bên con tàu đang được đóng mới. Ảnh: Nam Cường
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh bên con tàu đang được đóng mới. Ảnh: Nam Cường.
Trở về từ Hoàng Sa, nơi quần đảo của Việt Nam đang nóng bỏng bởi hàng loạt vụ đẩy đuổi, đe dọa của Trung Quốc, thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90072 Lê Văn Ninh thốt lên: “32 năm gắn bó với Hoàng Sa, chưa bao giờ thấy buồn như bây giờ”.

Lăn lộn với biển từ nhỏ, 25 tuổi trở thành thuyền trưởng con tàu 150 mã lực (sau này nâng cấp lên 550CV) tung hoành ở Hoàng Sa, nhưng sau những chuyến đi biển cuối năm 2012, anh Ninh mới thấm thía nỗi đau, sự mất mát.
Tháng 10, chạy vào đảo Trụ Cẩu để tránh bão, anh hoàn toàn bất ngờ khi thấy tàu cá Trung Quốc chắn ngang, xua đuổi. Vẫn cố cho tàu vào đảo thì bất ngờ 2 tàu cá bằng sắt của Trung Quốc áp sát, bên trên, ngư dân lăm lăm giáo mác. Dù không sợ, nhưng biết đằng sau họ là tàu chiến bảo vệ nên anh Ninh đành ngậm ngùi bẻ lái.
Theo anh Ninh, ngư dân hai nước xưa nay vẫn đánh bắt gần nhau một cách hòa bình ở việc giao lưu, trao đổi lương thực, xăng dầu, thậm chí ngồi nhậu cùng nhau trên tàu không phải chuyện hiếm.
“Nhớ có một lần, vào năm 2007, tàu tui bị hỏng bánh lái, liên lạc với mấy tàu bạn, nhưng tàu nào cũng bận theo luồng cá. Lúc đó trời xẩm tối, nếu không sửa kịp sẽ trôi vô định. Đành đánh liều thả thúng bơi sang một tàu ngư dân Trung Quốc gần đó. Họ đưa đồ nghề, phương tiện rồi sang tận nơi giúp mình, chẳng tính tiền công. Chỉ nói xin ít rượu về uống. Tui xách luôn cả 2 can loại 20 lít đưa sang, cùng uống giao lưu. Vui vẻ lắm. Những lần sau, mức độ thân thiết giữa ngư dân hai nước nhạt dần, nhưng hai bên vẫn cùng khai thác trong hòa bình. Câu chuyện của 6 tháng cuối năm nay lại khác. Họ đã trở mặt 180 độ”, anh nói.
Tự cứu mình
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh nói: “Cần phải làm một cái gì đó, phải làm khẩn trương nếu không, tương lai gần, ngư dân Việt sẽ không còn ngư trường để đánh bắt. Bây giờ, phía Trung Quốc đã xua hàng ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Tàu chiến của họ cũng bắt đầu mở không gian kiểm soát. Theo ước tính của tôi, họ nới rộng tầm kiểm soát khoảng 60 hải lý về 3 hướng Tây, Nam và Đông. Đặc biệt là hướng Tây, tức về phía Việt Nam”.
Anh Ninh kể, trong năm 2012, tính riêng ngư dân Đà Nẵng, cứ mỗi đợt ra khơi Hoàng Sa, nhìn đi nhìn lại chỉ thấy đội tàu chừng 10 – 15 chiếc mạnh dạn bám biển.
Tính cả ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi thì con số lên hơn trăm chiếc, nhưng chừng đó là chưa ăn thua so với đội tàu hùng hậu của phía Trung Quốc.
“Người ta thường nói, làm ăn có bạn, cái này trên biển còn cần kíp hơn. Đi biển thời nay sướng gấp trăm lần thời tui mới làm thuyền trưởng. Bây giờ có tàu lớn, ICOM hiện đại, có máy dò ngang tìm luồng cá, tàu cũng nâng mã lực mạnh, thế mà ngư dân không máu vươn xa như thời trước. Kể cũng lạ”.
Hồ hởi với chương trình hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt xa bờ của UBND thành phố Đà Nẵng, anh Ninh lập tức đóng mới một tàu hơn 700 mã lực.
“Trước hết là tự cứu mình. Chỉ 2 tuần nữa thôi, con tàu này sẽ được hạ thủy. Tàu thuộc loại lớn, có thể đánh bắt khơi xa với thời gian trên 2 tháng. Tàu chạy khơi xa được 500 hải lý, mang theo 8.000 lít dầu dự trữ, 10.000 lít nước ngọt, 1.000 cây đá và có thể chứa hơn 40 ngàn tấn cá”.
Đóng mới con tàu, sắm ngư cụ tốn hơn 3 tỷ đồng mà cả nhà gom góp chỉ được 1,5 tỷ, anh Ninh đành lấy giấy tờ nhà, cầm cố thêm được 700 triệu. Con tàu đóng mới được hỗ trợ 600 triệu đồng thì 300 triệu được nhận lúc hạ thủy, 300 triệu được thông báo sẽ nhận sau.
Anh Ninh nói: “Còn cách nào khác hơn là ngư dân trên dưới đồng lòng. Chúng ta phải xuất hiện nhiều, thật nhiều tàu cỡ lớn trên biển Đông để làm đối trọng với ngư dân Trung Quốc, như thế thì họ mới bớt kiêu ngạo, khinh thường và đẩy đuổi. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát, biên phòng, hải quân của ta cũng nên xuất hiện thường xuyên để bảo vệ ngư dân”.
Nam Cường
Nguồn: Tuổi trẻ/tranhung09



Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này