Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Một thời trong ngoại giao

Chúng ta đã từng nghe rất nhiều những câu chuyện ngoại giao lý thú. Nói đến ngoại giao của thế giới, chúng ta liến nghĩ ngay đến Tiến sỹ Kissinger, Thủ tướng TQ Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtôp thời Xtalin và Gromưcô thời Bregiơnep…Nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng chứng minh được tài ngoại giao khéo léo của mình: Hồ Chí Minh, Xtalin, Hitler, Nichxon, Bush…Không hiếm những câu chuyện ngoại giao độc đáo, thông minh, trí tuệ hơn người gắn liền với tên tuổi của họ. Một thời đại ngoại giao ngay trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, những mối quan hệ lắt léo gắn với ý thức hệ. Trong không gian chính trị thế giới đó, ngoại giao vẫn chứng tỏ được vị thế riêng có của nó. Hiển nhiên, ngoại giao có vai trò to lớn và kết quả mà nó đưa lại không nhỏ cho mỗi quốc gia.
Đặc điểm nổi bật của ngoại giao thời đó có lẽ là tính trí tuệ được diễn đạt hết sức tinh tế. Các vấn đề ngoại giao được nhìn, phân tích với góc độ rất trí tuệ. Đối thoại cực hay, thú vị. Ngôn ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú, trau chuốt, đầy ngụ ý, biểu cảm. Nghiên cứu lịch sử ngoại giao thế giới thật thú vị.
Ngoại giao VN lại càng gần gũi với chúng ta. Giữa muôn vàn hiểm nguy cho nước cộng hòa non trẻ vừa ra đời, Hồ Chí Minh vẫn đi Pháp bốn tháng nhằm tìm kiếm cơ hội hòa bình. Hiệp định sơ bộ 6.3, Tạm ước 14.9 là những sáng tạo tài tình của nhà ngoại giao Hồ Chí Minh. Ông đã tìm ra được chữ “tự do”: nước VN tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Thế là người Pháp đồng ý ký!
Thế nhưng, ngày 19.12.1946, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bùng nổ. Tháng 5.1947, Hồ Chí Minh gặp Pôn Muýt, cố vấn chính trị của Lơcle trong một ngôi nhà duy nhất còn sót lại giữa Thị xã Thái Nguyên.
Pôn Muýt:
- Để thực hiện cuộc ngừng bắn, Cao ủy Pháp ở Đông Dương xin nêu với Chủ tịch bốn điều kiện: Thứ nhất, quân đội VN phải nộp vũ khí cho Pháp. Thứ hai, quân đội Pháp được quyền tự do đi lại trên đất nước Việt Nam. Thứ ba, Chính phủ VN phải trả lại cho Pháp tất cả những người bị bắt. Thứ tư, Chính phủ VN phải trao trả cho Pháp tất cả những người nước ngoài đã chạy sang phía VN.
Hồ Chí Minh:
- Những điều kiện ông Bôlae đưa ra là đòi chúng tôi phải đầu hàng! Ông Pôn Muýt, bản thân ông có nghĩ rằng chúng tôi có thể đầu hàng không? Phải là một con người hèn mạt mới chấp nhận những điều kiện như vậy.
- Thưa Chủ tịch, như vậy là chiến tranh vẫn tiếp diễn?
- Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng không phải là hòa bình với bất cứ giá nào! Mà phải là hòa bình trong độc lập, tự do.
- Thưa Chủ tịch, chúc Người lòng dũng cảm.
- Tất nhiên, bao giờ cũng như vậy.
Hòa bình trong độc lập, tự do – tôi nghĩ, đó là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã tận dụng bất cứ cơ hội nào, dù là nhỏ nhất, nhằm tránh chiến tranh, vì ai cũng biết, chiến tranh tàn khốc như thế nào. Nhưng, Hồ Chí Minh không bao giờ hèn mạt chấp nhận những yêu sách vô lý của đối phương.
Đến đây, chúng ta điểm qua ngoại giao VN trong thời đại mới. Gần đây, ngoại giao VN nổi lên một đặc điểm lớn, đó là nền ngoại giao giao thiệp- với TQ.
- Việc TQ bắt giữ tàu cá số hiệu QNg 66478TS cùng 9 ngư dân Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa: “Từ đó đến nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía TQ về vấn đề này ở nhiều cấp khác nhau tại Hà Nội và Bắc Kinh”.
- Việc TQ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn: “Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc ở các cấp khác nhau và bày tỏ ý kiến chính thức của Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động nói trên”
- Việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông: “Phía Việt Nam tiến hành giao thiệp ngoại giao phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc”.
Thật là một nền ngoại giao kỳ lạ, chưa từng có trên thế giới. Và ông cha ta lại càng không bao giờ làm như vậy. Các ông Vua ngày xưa lo nhất là nhục quốc thể. Trả lời chậm: nhục quốc thể. Không lý giải nổi một câu đố của sứ thần họ: nhục quốc thể. Đối đáp kém với họ: nhục quốc thể. Rụt rè không thể gọi là ngoại giao được. Lịch sử dân tộc ta không hiếm những sứ thần sang TQ, đối đáp sắc bén, khí phách hiên ngang, đầy tự hào dân tộc đã làm các hoàng đế TQ dù tức giận nhưng vẫn phải vì nể. Lịch sử cũng cho thấy, dù có tự nguyện làm nô lệ thì có bao giờ người chủ coi trọng nô lệ đâu!
Cùng thời điểm, cùng sự kiện tương tự, nước Nhật đã hành động như thế nào trước những yêu sách ngang ngược của TQ, chúng ta đều đã rõ. Hai quốc gia, hai lãnh đạo, hai ứng xử, hai thái độ và dĩ nhiên, hai kết quả trái ngược nhau.
Để kết thúc, ta hãy đọc lại câu đối của sứ thần Mạc Đĩnh Chi với vua Nguyên.
- Nhật: Hỏa, vân: Yên, bạch đản thiêu tàn ngọc thỏ
(Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Ấy là vua Nguyên kiêu căng, tự coi mình là mặt trời và coi Đại Việt như mặt trăng, ban ngày phải bị mặt trời thôn tính.
Nguyệt: Cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô
(Trăng là cung, sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời).
Vế đối đầy khí phách của sứ thần Đại Việt làm vua Nguyên thán phục. Thế thì, hỡi những nhà ngoại giao “giao thiệp”, các vị có còn nhớ đến tiền nhân?
Nguồn: Blog Lê Mai
--------------

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Một trận bóng đầy kịch tính

Tại Việt Nam trong tháng qua gan 90 triệu khán giả đã nóng lòng chờ đợi một trận cầu “ fair play” giữa hai đội lâu nay vẫn thay nhau đứng đầu bảng quốc gia .Đó là trận đấu giữa đôi Cung Vua -CV do Đội trưởng mang áo số 4 (Tư) và đội Phủ Chúa-PC do Đội trưởng mang áo số 3 ( Ba ). Trọng tài chính điều khiển trận đấu là người có nhiều lý thuyết  nhưng thiếu thực tiễn và đây là trận rất khó khăn gay cấn đối với ông. Được cái ông rất tự tin.

Sau hơn 70 phút  trình đấu tẻ nhạt với những chiến thuật đã cũ rích không bên nào ghi điểm. Mãi đến phút thư 78, đội CV (Đội trưởng mang áo số 4) tân công liên tục không ngừng nghỉ, khiến cho dàn cầu thủ đội PC (Đội trưởng mang áo số 3) lúng túng,  nhiều lúc đã phải phạm lỗi thô bạo, thấm chí đích thân Đội trưởng đã phải hiúyt khủyu tay thẳng  vào mặt một cầu thủ của đội chủ nhà. Trọng tài chính đưng rất gần đó có thể dễ dàng quan sát hành động chơi xấu này trong khi khán giả cả sân la ó ... Nhưng mặc kệ ! Trọng tài đã không rút thẻ đỏ mà vẫy tay cho trận đấu tiếp tục. Đội CV nhân cơ hội này đã vận dụng chiến thuật "hồi mã thượng" chơi phòng ngự phản công cực kỳ linh hoạt bằng cách  phát môt đường bóng dài từ sân nhà sang khu cấm địa của  Đội PC . Đường bóng độc chiêu này đã bất ngờ hạ gục thủ môn đội PC. Tỷ số là 1-0 tạm thòi nghiêng về  Đội của CV. 

Những phút tiêp sau đó trôi qua vô cùng nặng nề và hồi họp đối với cả cầu thủ lẫn khán giả. Tuy nhiên do trận đấu đã được ngầm thỏa thuận dàn tỷ số chung cuộc phải  là HÒA . Trong một pha bất ngờ ở  phút 89,  Đội truởng đội PC đã chuyền bóng cho đồng đội ào lên phía khung thành đối phương, kẻ đá người đội đầu chuyền qua đưa lại  rất lộn xộn  để cuối cùng quả bóng lăn nhẹ vào lưới đội CV nâng tỷ số lên MỘT ĐỀU . Bàn thắng gây bất ngờ cho cả khán giả bên trong và ngoài sân, thậm chí không biết đích xác cầu thủ nào đã thực sự đưa bóng vào khung thành.  Trọng  tài  lúc này thở phào nhẹ nhõm ra bộ đĩnh đạc kéo hồi còi dài chấm dứt trận đấu.

Trận đấu dù sao cũng đã khá hấp dẫn ở những phút cuối khiến khán giả bớt tiếc tiền và công đã vào sân xem . Các khán giả theo dõi qua truyền hình chờ đợi chiếu lại pha ăn bàn cuối cùng, nhưng không rõ vì lý do gì  không thấy đài truyền hình đưa lại (?) 

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Trung ương thật sáng suốt!



Trái với mọi sự suy đoán, suy diễn của nhân dân và  giới nghiên cứu trong và ngoài nước, sau 15 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và toàn thể Ban chấp hành TW đã kết thúc thắng lợi đợt kiểm điểm với một sự dàn xếp cực kỳ hợp tình, hợp lý. Đó là, mặc dù Bộ Chính trị đã thống nhất đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng Ban Chấp hành Trung ương, sau khi thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay, đã đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.... 
(Xem đầy đủ nội dung tổng kết của Tổng Bí thư Ngyễn Phú Trọng tại đây http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92724/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-6.html)

Hay thiệt! Như vậy là hoàn toàn đúng với phương châm và truyền thống của Đảng ta là đấu tranh phê và tự phê với tinh thần đoàn kết thương yêu lẫn nhau,  đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người quay lại! Biết đóng cửa dạy bảo, đùm bọc nhau như vậy thật phúc cho nước, may cho dân quá! Nhưng qua đây cũng thấy rõ hơn sự lợi hại của Trung ương - nơi  hội tụ tinh hoa trí tuệ của  các nhóm lợi ích!

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

15 ngày kiểm điểm TW đã hết?

Sáng nay ngồi cafe với mấy người bạn nghe được một tin "hơi hót": Tại phiên họp tối hôm qua, thứ  Bảy (ngày 13/10)  Hội nghị Trung ương 6 đã chính thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với kết quả lên tới 3/4 thành viên TW !.  Phải nói tin này hơi bất ngờ vì mới hôm qua vẫn còn dự luận khá phổ biến cho rằng ông Dũng sẽ bị hạ bệ...

TW làm việc ròng rã không ngơi nghĩ..., lẽ nào phó thường dân như  mình lại tiếc ngày CN (?) Vậy nên về nhà  mở máy search internet và gọi điện thoại hỏi thêm một số bạn bè.... Kết quả  thấy thông tin trên đang được loan truyền khá nhanh... Tuy chưa thể khẳng định, nhưng thấy nhiều khả năng tin đó là có thật,. Có nguồn tin còn dẫn ra số phiếu cụ th là 129/175 (tức khoảng 73,71% ý kiến ủng hộ). Trong số  hơn 20 ý kiến công khai ủng hộ có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Kim Ngân và các nhân vật cấp bộ /thứ trưởng khác.  Những người ủng hộ còn lên án và bác bỏ "trò mèo" của những người muốn lật đổ Thủ tướng  Dũng. Điều khá lạ lẫm là, số ý kiến công khai chống ông Dũng  tại Hội nghị TW lần này đếm không quá ngón của một bàn tay và lại là của những nhân vật ít quan trọng như  Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tuấn Khanh  và vài người khác.

Đến lúc này còn hơi sớm để "bình loạn". Nhưng nếu tin trên là đúng thì đó là điều đáng thất vọng. Chỉ khổ cho các  bác Tổng và Chủ cùng đại đa số lớp cán bộ hưu trí cũng như tất cả nạn nhân của  nạn  tham nhũng và các nhóm lới ích mà nhân dân và đất nước phải chịu đựng trong những năm qua . Phong trào phê và tự phê của  Bác Tổng coi như đã kết thúc mà không đem lại kết quả mong đợi. Không những thế nó giống như một gáo nước lạnh dội lên đầu những người hâm mộ và dân chúng nói chung khiến họ như đang khát nước mà không uống được hớp nào!  Đó là chưa kể không biết điều tai ương gì sẽ đến với họ sau đợt "trâu bò đánh nhau" lần này mà rốt cuộc trâu vẫn là trâu, bò vẫn là bò ?; và nền kinh tế đang èo uột của đất nước sẽ đi về đâu; cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ nghiêng sang hướng nào?  Thế mới biết thêm thế nào là vai trò của Trung ương  và các ủy viên của nó - nơi tập hợp tinh hoa của dân tộc (!). Thế mới biết thế nào  là sự khác nhau giữa các tầng nấc và nhóm lợi ích trong xã hội nước ta thời kỳ  'hậu cách mạng giải phóng dân tộc" và đang tiến thẳng lên CNXH.  

Liệu còn gì để hy vọng nữa không? Coi như Hội nghị đã kết thúc trước thời hạn, và việc còn lại có thlàm là hãy đón nghe bài tổng kết của Tổng Bí.thư xem sao./.    


Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Thấy gì qua những cột điện ở Việt Nam

Đây là một vài trong hàng trăm ngàn cột điện tại các thành phố Việt Nam lâu nay. Trên thân chúng thường nặng triễu những cuộn giây các loại chen lấn nhau trong mạng lưới điện chằng chịt ngang dọc vừa rối rắm vừa nguy hiểm!!!. Từ dưới lên trên thân cột là những họp kĩ thuật các loại trông như lính thủy đánh bộ Mỹ ra trận, trong đó có những họp đựng công tơ điện vốn là "sáng kiến" nhằm chống mất trộm điện từ thời bao cấp đến nay vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Nhiều cột điện xiêu vẹo nghiêng ngã như chực đổ quỵ bất cứ lúc nào. Chúng không chỉ cho thấy sự khác biệt bề ngoài so với cột điện trên thế giới mà còn nói lên cung cách quản  lý kinh tế-xã hội của đất nước này. Luôn đổ lỗi cho người tiêu dùng "thiếy ý thức trách nhiện" nhưng các nhà chức tránh dường như còn vô trách nhiệm hơn khi họ bất lực để tình trạng ngày càng xấu thêm .

Một trong những điều khó hiểu là những cuộn giây điện các loại treo lơ lững trong nắng mưa không biết để làm gì ? Người bảo để "dự trữ"... nhưng chẳng thấy sử dụng bao giờ ; kẻ khác bảo đó là "mẹo" để khai khống chi phí DA lấy tiền chia nhau,v.v....Chẳng biết thật hư ra sao (?). Có lẽ cái giá trị duy nhất của chúng (nếu có) là tạo nên sự hiếu kỳ đối với du khách ngoại quốc; dù sao, giữa phố phường đơn điệu những cột điện như thế là những "kỳ quang" !. Chỉ có các bác nông dân từ quê ra tĩnh nhìn thấy là tiếc ngẫn ngơ liền quy ra thóc xem được bao nhiêu...

Những cột điện với những mạng giây nhợ rối rắm như thế phơi bày ra giữa phố ai cũng thấy . Nhưng các khâu quản lý còn rối rắm hơn nhiều do sự chồng chéo giữa các ngành điện lực, viễn thông và giao thông công chính thì không phải ai cũng thấy. Chỉ khổ cho những đường phố cùng người dân mỗi khi các cơ quan nói trên đào bới lòng đường và vĩa hè để tiến hành "cải tạo" hệ thống của họ, mà trong quá trình đó luôn xảy ra tình trang tranh chấp lãnh địa giữa các cơ quan với nhau. Chỉ có người đi đường và người tiêu thụ điện, nước và dịch vụ viễn thông lãnh đủ mọi hậu quả . Tình trạng quản lý "chồng lấn" rối rắm càng kéo dài, những kẻ hở quản lý càng tăng lên và tất nhiên dẫn đến nhiều thất thoát trong kinh doanh là điều dẽ hiểu . Chẳng hay đã có cơ quan nào tiến hành  kiểm kê toàn bộ những công tơ điện, nước được mắc theo "thỏa thuận ngoài luồng" chưa? Với những công tơ như vậy điện, nước của nhà nước vẫn được "bán" nhưng không bao giờ thấy phiếu thu. Có nhiều trò ăn cắp tinh quái của người tiêu dùng mà nhiều trường hợp đều có sự câu kết của người trong ngành. Đó là lý do gây thất thoát lãng phí điện năng và nguồn nước khiến cho các ngành chủ quản dù liên tục tăng giá vẫn không bao giờ cắt được lỗ. Giá điện, nước và dịch vị viễn thông bán cho dân  thì cao chót nhưng chất lượng dịch vụ thì ngày càng kém hơn ! Điện có thể "mất" bất cứ lúc nào không một lời xin lỗi. Chẳng cơ quan nào đứng ra thống kê xem bao nhiêu thiết bị điện của người dân bị hư hại do cúp điện bất ngờ . Cũng chẳng ai bồi thường cho người kinh doanh bị thua thiệt vì mất điện giữa chừng. Các dịch vụ truyền hình, viễn thông, internet cũng cùng chung cảnh ngộ. Tình trạng  bấp bênh của nguồn cung điện, nước khiến người dân phải  lắp đặc các thiết bị dự phòng vừa tốn kém vừa mất mĩ quan và cũng rất huy hiểm. Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có tình trạng nhà nhà có bể ngầm, bể treo và bơm áp, máy phát điện, bình ác quy...như ở Việt Nam. Đó là một sự lãng phí rất lớn xét trên quan điểm kinh tế-xã hội./.  


Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ...

Nguyễn Trọng Vĩnh

Lời tựa của Bauxite Việt Nam
Chúng tôi không biết rõ nội dung cụ thể của Hội nghị trung ương 6 khóa XI hiện đang họp tại cung đình ngoài những lời thông báo tổng quát của ông Nguyễn Phú Trọng trên các phương tiện truyền thông lề đảng, và thú thực cũng không để tâm cho lắm. Nhưng các vị lão thành cách mạng thì rất quan tâm đến mục tiêu và diễn biến của Hội nghị ấy. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một trong số các vị lão thành đó. Ông vừa gửi đến BVN một bài viết trình bày một vài quan điểm cá nhân liên quan đến Hội nghị nói trên. Trên tinh thần tôn trọng ý kiến của một bậc cách mạng đàn anh suốt đời nêu tấm gương yêu nước nồng nàn và lối sống đạo đức mẫu mực cho con cháu, chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để các cấp có thẩm quyền và bạn đọc xa gần tham khảo. Qua điện thoại, tác giả có một lời nhắn đến chúng tôi, rằng ông chịu trách nhiệm hoàn toàn về những vụ việc dính dáng đến tên tuổi các nhân vật mà bài viết đề cập.
Chúng ta từng tuyên bố: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi”. Tuyên bố đó, về chiến lược, sách lược đều đúng.
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia độc lập, bất kỳ lớn nhỏ đều phải như vậy.
Đáng thất vọng là trong cuộc đàm phán Việt – Trung về bình thường hóa quan hệ lại không thể hiện tinh thần ấy.
Trong cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình nói là: “Dạy cho Việt Nam một bài học”, tuy có giết hại được bộ phận đồng bào ta, tàn phá các tỉnh biên giới miền Bắc nước ta, nhưng cũng bị quân dân ta đánh cho sứt đầu mẻ trán phải tháo lui. Ta đâu có phải là bại trận mà trong đàm phán phải đi nước dưới để Trung Quốc đòi ta phải gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đòi không được nhắc đến trận chiến năm 1979… Phái đoàn ta lại chấp nhận?!
Đại hội VII năm 1991 gạt bỏ đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc; mỗi khi đến tháng 2 hàng năm (kỷ niệm Trung Quốc xâm lược vào các tỉnh biên giới) không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc; thậm tệ hơn, chỉ cách đây vài năm, trước cái ngày Trung Quốc đánh Việt Nam đúng một ngày, bà Phó chủ tịch Quốc hội còn mở tiệc chiêu đãi Đại sứ Trung Quốc (chiêu đãi mừng chính cái kẻ, vào đúng ngày này 30 năm trước, đã “quạt lửa” vào mặt chúng ta, thử hỏi có nước nào rửa cho sạch nhục?). Mỗi người Việt Nam yêu nước đều cảm thấy nhục nhã.
Từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ nước ta và muốn gì được nấy.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh điểm chiến lược Tây Nguyên, được Tổng bí thư chấp nhận ngay mặc dầu chưa có ý kiến tập thể Bộ Chính trị. Mỗi lần Bộ Chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý “khéo”. Khi dự kiến các chức danh Chính phủ cho nhiệm kỳ Đại hội X, có ý kiến đề nghị đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gạt đi, nói rằng “Trung Quốc không đồng ý”, và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.
Khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II của ta thăm dò khảo sát trong thềm lục địa Việt Nam, nhân dân phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tình hình rất căng, đáng ra Trung Quốc phải “hạ nhiệt” thì phía ta lại cử đặc phái viên Thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa. Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.
Cái gì Trung Quốc muốn cũng được, cái gì cũng nghe theo ý kiến Trung Quốc, cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?
Được biết gần đây có việc bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, có ý kiến trong số người dự định bổ sung, nên có đồng chí M. thì liền có ý kiến sợ “căng thẳng với Trung Quốc”. Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân? Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại.
Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì không được dân ủng hộ nên mất nước.
Không nên quá sợ Trung Quốc đánh. Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam…
Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất chiến tự nhiên thành”.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

--------------
*****

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Cội nguồn dân tộc Việt Nam chuyển dần xuống phía Nam?

Bản đồ mô phỏng cội nguồn  Bách Việt  (lấy từ internet)
Những năm gần đây xuất hiện xu hướng bác bỏ truyền thuyết Hùng Vương, trong đó có cách lập luận cho rằng bộ tộc Việt Thường thị (thuộc vùng Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay) là trung tâm nguồn cội của người Việt. Cơ sở của lập luận này dựa vào chứng cứ ngôn ngữ và chữ viết của Việt thường thị đã được ghi trong sử sách Trung Hoa (!?). Trong số những tác phẩm nghiên cứu loại này có bài  "Đâu là quốc đô đầu tiên của người Việt" của tác giả   Phan Duy Kha với lời kết luận rất đáng tranh luận như sau: 

"Trước thời đại Hùng Vương hàng ngàn năm, ở vùng Khu IV cũ (bao gồm Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị - Thiên ngày nay) mà trung tâm là vùng núi Hồng sông Lam, đã từng tồn tại một bộ tộc Việt Thường của người Việt cổ, có trình độ văn minh cao, đã có chữ viết và làm được “quy lịch”. Trên cơ sở của nền văn minh đó, về sau này trên đất nước ta dần dần xuất hiện ba quốc gia: đó là quốc gia Văn Lang của các vua Hùng ở phía Bắc, quốc gia Lâm ấp (Chăm-pa) ở miền Trung và quốc gia Phù Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ trước đến nay, nhắc đến nền văn minh Việt cổ, chúng ta chỉ chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương mà bỏ quên nền văn minh Chăm pa, nền văn minh Phù Nam và trước đó hàng ngàn năm là nền văn minh Việt Thường thị. Phải chăng, chúng ta đã thiên lệch và phiến diện lắm sao?"

Phan Duy Kha cũng là tác giả của bài viết "Giấc mơ của Vua Lê Thánh Tông" (Có thể tham khảo bài viết tại đây  nhin-lai-lich-su-thu-ly-giai-giac-mo-cua-vua-le-thanh-tong ). Trong bài này tác giả có nhắc lại một câu hỏi mà người Việt luôn trăn trở: Tại sao các đời vua Hùng dài thế mà không có chữ viết?. Nhưng tác giả lại không tìm hiểu nguyên nhân tại sao, mà chỉ căn cứ vào lý do nó không được ghi chép trong sách sử của Trung Quốc, đồng thời đề cao chữ viết của bộ tộc Việt Thường thị (chỉ vì nó được nhắc đến trong sách sử của Trung Quốc!).  Từ đó tác giả suy ra Việt Thường thị đã có chữ viết sớm hơn nhiều so với sự ra đời các Vua Hùng... và đi tới kết luận: Chữ Khoa đẩu là của Việt Thường thị và là chữ viết của người Việt cổ; và do đó Việt Thường thị là trung tâm nguồn cội, chứ không phải nước Văn Lang của các vua Hùng (!?)


Triệu Đà Vua Nam Việt (207-111 TCN)
Được biết, từ sau cách mạng tháng Tám năm1945 đã hình thành và phát triển trường phái quan niệm rằng nước Văn Lang của các Vua Hùng chỉ nằm gọn trong vùng châu Thổ Sông Hồng. Trường phái này phớt lờ các địa danh như Hồ Động Đình, núi Thái Sơn, Sông Tương, cánh Đồng Tương v.v... trong truyền thuyết Âu Cơ -Lạc Long Quân, không chịu đào sâu nghiên cứu xem tại sao  Âu Việt, Lạc Việt cấu thành nước Văn Lang và Nam Việt của Triệu Đà (sau An Dương Vương) nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc ngày nay? (Tham khảo trieu-la-vua-viet-nam.html.) Và giờ đây các nhà nghiên cứu Việt Thường thị đang tiến thêm một bước nữa với lập luận rằng nguồn cội người Việt là từ Nghệ An xuống miền Trung Việt Nam đến tận vương quốc Phù Nam xưa!. Phải chăng họ đang lẫn lộn giữa nguồn cội với nhưng gì mà ông cha ta đã mở mang bờ cõi sau này?  Nếu cách lập luận này tiếp tục, chẳng mấy chốc người Việt sẽ "mất hút" dấu tích nguồn cội đích thực của mình từ  phương Bắc.
 
Đành rằng  nghiên cứu lịch sử nguồn cội Việt Nam là vô cùng khó, vì Việt Nam là một trong số ít quốc gia dân tộc đã có thể hồi sinh  sau 1000 năm bị độ hộ bởi một cường quốc láng giềng với nhiều thủ đoạn đồng hóa thâm độc khiến cho khái niệm biên giới vô cùng nhập nhằng. Nên nhớ rằng với nhiều dân tộc khác chỉ cần 1/2 thời gian đó có thể "biến mất" trong danh sách các quốc gia dân tộc. Hàng trăm bộ tộc hoặc vương quốc Bách Việt khác đã không còn dấu tích  trong bản đồ nước Trung Hoa vĩ đại ngày nay.  Do đó, sẽ là một sai lầm không thể cứu vãn nếu chỉ nghiên cứu nguồn cội của dân tộc Việt Nam từ nơi nó đang tồn tại và với hình dạng đất nước ngày nay. Nói cách khác, nếu chỉ căn cứ từ những gì được ghi chép trong sử sách Trung Quốc  hoặc những di chỉ khảo cổ tìm thấy bên trong lãnh thổ hiện tại của Việt Nam thì không đủ để tìm ra sự thật về nguồn cội dân tộc Việt Nam của thời tiền sử. Riêng về phương diện chữ viết, đáng lẽ câu hỏi nên đặt ra với các nhà sử học là: Tại sao một bộ tộc nhỏ như Việt Thường thị có chữ viết trong khi Lạc Việt và Âu Việt lại không có chữ viết? Phải chăng do Việt Thường thị bị Bắc thuộc muộn hơn và chưa kịp để bị xóa dấu tích ngôn ngữ (?)  Cả một vùng rộng lớn mà sách  sử TQ gọi là "Giao Chỉ" xưa kia chẳng  lẽ không có chữ viết của họ? Sự thật của quá trình áp đặt chữ Hán lên Giao Chỉ đã diễn ra như thế nào?  Phải chăng để nghiên cứu nguồn cội dân tộc nói chung và chữ viết của dân tộc Việt Nam nói riêng, ta không thể không lội ngược giòng về những vùng đất của Lạc Việt và Âu Việt bên Trung Quốc ngày nay? http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Tim-lai-nguon-goc-vung-dat-Bach-Viet/201210/236530.datviet. Nên nhớ rằng trước khi có quyển sử ký Tư Mã Thiên (quảng  năm 95 TCN) người Hán đã thôn tính  phần lớn lãnh thổ của người Bách Việt trong đó có Âu Việt và Lạc Việt. Truyền thuyết Hùng Vương của người Việt nói về thời kỳ tiền sử đó bắt đầu từ năm 2879 TCN. Đó là một thời kỳ quá dài để đòi hỏi sự chính xác, nhất là khi kẻ thống trị cố tình xóa đi mọi dấu vết!  Trên thế giới dân tộc nào cũng có truyền thuyết, càng lâu đời truyền thuyết càng trở nên mơ hồ và có vẽ vô lý. Nhưng trong bóng đêm đô hộ của ngoại bang thì truyền thuyết là thứ sử thi duy nhất mà kẻ bị trị có thể lưu truyền cho đời sau.  Do đó hãy đừng vội bác bỏ truyền thuyết trước khi tìm đủ mọi cách để giải mã nó.
 
Tóm lại, cội nguồn dân tộc Việt Nam là một  chủ đề vô cùng phức tạp bởi chính bề dầy thời gian và vị trí địa lý đặc biệt của dân tộc này. Nó phức tạp đến nỗi trong khi có người định chứng minh "người Việt đẻ ra người Hán" thì một số người khác lại cho rằng "Việt Nam từ Trung Quốc mà ra". Việc ngày càng có nhiều người nghi ngờ truyền thuyết Hùng Vương là điều dẽ hiểu khi mà công tác nghiên cứu lịch sử chưa được "cởi trói" khỏi những nếp tư duy lệch lạc, với tâm thế vừa căm thù pha lẫn sự nể sợ đối với kẻ thù truyền kiếp, lại  không muốn thừa nhận thực tế bờ cõi nước ta đã từng bị Phương Bắc xâm lấn (như mất vùng Lưỡng Quảng, mất Nam Việt sau thời Triệu Đà v.v...) . Dĩ nhiên trong khi chưa tìm ra sự thật thì việc đặt lại vấn đề ngược, xuôi, nghi vấn về truyền thuyết Hùng Vương là cần thiết và cũng dẽ hiểu. Nhưng để bác bỏ truyền thuyết của bao đời ông cha để lại là một chuyện hoàn toàn khác, nếu không nói là một điều  đố kị./.

Trần Kinh Nghị

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này