Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Việt - Nhật khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông

 Việt Nam và Nhật Bản khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.


Tại Tokyo chiều nay (31/10), nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ra Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Tuyên bố chung đã đề cập 7 lĩnh vực hai nước sẽ tăng cường hợp tác sâu sắc trong thời gian tới.

Thỏa thuận về hạt nhân và đất hiếm

Năng lượng là một lĩnh vực hợp tác ưu tiên được nhấn mạnh trong Tuyên bố chung về triển khai hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Trong Tuyên bố, phía Nhật Bản cam kết tăng cường an toàn hạt nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và những bài học vừa qua liên quan tới sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi với sự minh bạch cao nhất và giải trình kế hoạch từng bước để nâng cao an toàn hạt nhân.

‘‘Việt Nam đã giải thích rõ sự cần thiết của năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân‘‘ - theo Tuyên bố chung.

Phía Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới.

Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Hiệp định song phương về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Việt Nam bày tỏ hy vọng hiệp định này sẽ sớm được phê chuẩn tại Nhật Bản sau khi hoàn tất những thủ tục nội bộ cần thiết.

Hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân số 2 ở Ninh Thuận, Việt Nam.

Tháng 10 năm ngoái, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Naoto Kan, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam.

Tuyên bố chung tại Tokyo đã nhắc lại vấn đề này, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

ODA

Với trọng tâm thảo luận là hợp tác kinh tế, Tuyên bố chung đã đề cập đến hàng loạt dự án cụ thể với tầm nhìn hành động.

Với dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công tư (PPP), hai bên nhất trí cho phép sự tham gia của một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản, và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty Nhật Bản. Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) bởi một tổ hợp công ty Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, Nha Trang - Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và TP.HCM, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 71,6 tỉ yên cho Việt Nam và hoan nghênh việc ký kết các công hàm trao đổi và hiệp định vay cho bốn dự án.

Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ cung cấp một khoản vay ODA cho dự án bệnh viện tỉnh và địa phương giai đoạn 2.

Về thương mại và đầu tư, Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu với sự hợp tác của phía Nhật Bản ở Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu…

Tự do hàng hải

Tuyên bố chung cũng đề cập đến hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Hai bên khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành.

Hai bên khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực. Hai bên cùng thừa nhận những lợi ích này cần được thúc đẩy và bảo vệ tại Biển Đông.

L.Thư
.



 

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Sẽ không còn phân biệt "lề phải"-"lề trái" ?

Không biết mọi người có để ý một mẫu tin tại trang 2 báo của Tuổi trẻ sáng nay (29/10): "Mạng xã hội làm tăng tính đối thoại của báo chí"(!?)

Đây có thể là kết qủa cụ thể của cuộc hội thảo "Mạng xã hội và báo chí" do Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Huế ngày 28/10, và cũng là kết quả chung cuộc của cả quá trình hình thành và phát triển  hệ thống mạng xã hội ở Việt Nam từ hơn chục năm nay.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lưu Vũ Hải-Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT đánh giá: " Mạng XH đã buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi cách suy nghĩ từ làm báo một chiều sang đối thoại hai chiều với đọc giả". Tôi nghĩ, đây là sự nhìn nhận chính thức đầu tiên của Nhà nước đối với vai trò của mạng xã hội; hy vọng nó cũng là một tín hiệu "tan băng" trong mối quan hệ giữa hai luồng truyền thông "chính thống" và "phi chính thống" thường được coi là "lề phải" và "lề trái", mà trong đó "lề trái" thường bị kỳ thị, thậm chí cấm đoán ...(?)

Mãi đến nay mới có một hội thảo như vậy là hơi muôn, nhưng dù sao cũng rất bổ ích trong bối cảnh đang diễn ra nhiều sự cố đến mức "xì-căng-đan" trong lĩnh vực công tác truyền thông Nhà nước vốn dĩ không chỉ quản lý mà "bao cấp" (ít ra  là về mặt lý thuyết) đối với toàn bộ thông tin các loại,từ đường lối-chủ trương- chính sách đến văn học- nghệ thuật, thể thao, phim ảnh,và cả kinh doanh tiếp thị.... Họ nói gì thì dân biết nấy, tin hay không là do "tài khéo léo" của những người làm công tác tuyên truyền!  Và có lẽ vì chưa khéo léo lắm nên vẫn thường xảy ra những vụ việc không mấy hay ho , như gần đây có vụ "bao cao su Cù Huy Hà Vũ", rồi vụ Đài TH Hà Nội bị thưa kiện, mới đây lại có chuyện một nhân vật quan trong của Báo QĐND trích Hiến pháp nói "có hai loại nhân dân"... khiến dư luận rất ngỡ ngàng.

Trong bối cảnh nói trên, có thể nói cuộc Hội thảo là một cơ hội tốt để nhìn nhận lại và có sự điều chỉnh cần thiết trong lĩnh vực công tác truyền thông Nhà nước phù hợp với thời đại bùng nỗ thông tin toàn cầu, mà trong đó mọi công dân đều có thể tiếp cận các nguồn tin rất đa dạng, đa chiều. Cũng hy vọng sẽ tiến tới xóa bỏ tình trạng phân biệt "lề phải", "lề trái"... trong lĩnh vực thông tin mà chỉ coi đó là CÁC NGUỒN THÔNG TIN. Làm được điều này không chỉ bổ sung thêm thế mạnh của cơ quan truyền thông Nhà nước mà còn góp phần tăng cường khối đoàn kết toàn dân cho mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện nước giàu, dân mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Một cách nhìn về tình hình kinh tế VN hiện nay (*)




Trước cuộc Quốc Hội khóa 13 đã khai mạc kỳ họp thứ hai vào hôm thứ Năm ngày 20/10, ba tháng sau kỳ họp đầu tiên bầu lãnh đạo và nội các mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc một bài diễn văn dài về tình hình Kinh tế Việt Nam và thú nhận rằng “Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn”; Những điểm nguy cơ của Kinh tế được tóm tắt như sau: “Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát và lãi suất cao, nợ xấu của ngân hàng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, áp lực phá giá tiền đồng còn lớn; chứng khoán và bất động sản đều đi xuống trong khi tình hình sản xuất, kinh doanh còn rất khó khăn.”

Hôm 30/9, tờ Thời báo kinh tế Việt Nam dẫn lời nhà kinh tế kỳ cựu Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ, rằng kinh tế Việt Nam đang trong tình hình tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua.

Đối với khối đại đa số dân chúng, ngay cả đối với 98% công chức thiếu ăn vì vật giá tăng vọt dù họ đã được tăng lương 8 lần rồi, vấn đề không phải là chỉ thú nhận một tình trạng tụt dốc Kinh tế, mà phải đền cái tội làm cho Kinh tế đi đến chỗ phá sản. Tỉ dụ đối với vụ Vinashin mất USD.4.4 tỉ, không thể tuyên bố mất trắng số tiền khổng lồ đó là đủ, mà phải lôi ra những người trách nhiệm, ...


Tình trạng tụt dốc, nguy cơ Kinh tế Việt Nam ở những phương diện chủ chốt nào ?

Lạm phát 23% cao nhất Á châu


Theo Bản Tin của Bloomberg ngày 08.07.2011, thì Ngân Hàng Thế Giới đã cảnh cáo Việt Nam về độ tăng Lạm phát “không thể tha thứ“ được (intolerable):

“The World Bank last month described price gains in Vietnam as “intolerable” and had called upon policy makers to maintain tight monetary conditions until inflation is sustainably below 10 percent.”

(Tháng vừa rồi, Ngân Hàng Thế giới đã vạch rõ vật giá leo thang ở Việt Nam như điều “không thể tha thứ “ và đã kêu gọi những người hữu trách hoặch định Kinh tế phải xiết chặt những điều kiện tiền tệ cho đến khi nào Lạm phát có thể chịu đựng nổi bên dưới 10%”


Ngày 04.07.2011, CREDIT SUISSE tiên đoán việc Lạm phát sẽ tăng vọt trong năm 2012:

“The State Bank of Vietnam said it lowered the rate to 14 percent from 15 percent effective today, according to an e- mailed statement.”

“The State Bank of Vietnam on July 4 lowered its repurchase rate to 14 percent from 15 percent.”

“Vietnamese inflation will be higher next year than previously forecast as a result of a central bank rate cut this week that was “premature” and may confuse investors, Credit Suisse Group AG (CSGN) said.”

(Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố hạ Lãi suất xuống 14% từ 15% có hiệu lực từ ngày hôm nay, theo khẳng định trong một E-mail.

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã hạ Lãi suất vào ngày 04.07 từ 15% xuống 14%.

Lạm phát Việt Nam sẽ tăng cao hơn nữa so với ước tính trước đây do hậy quả của việc hạ Lãi suất của ngân hàng trung ương tuần này, việc này được coi như “sinh non“ và có thể làm hỗn loạn những người đầu tư, Credit Suisse Group (CSGN) đã tuyên bố như vậy) ...


2) Nợ xấu của ngân hàng tăng


Tình trạng nợ xấu này là nợ từ những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước, từ những Tỉnh thi nhau thực hiện Dự án để có cơ hội ăn bẩn, cắt xén công quỹ. Như vậy, nợ xấu ở đây là NỢ CÔNG. Việt Nam đang đi đến khủng hoảng nợ công vừa cao vừa ăn quỵt nợ.

Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.

Hiện giờ, nhìn lại những năm gần đây, món nợ công đã tăng nhanh một cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức là trung bình tăng 5% mỗi năm. ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007:33,8% GDP, 2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con.

Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại: “Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, thì tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, thì như thế là không an toàn. Còn cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ thì cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi vì những khoản vay là có thời hạn. Với tình trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công. Trong bối cảnh mà Hy Lạp, rồi Ý bị hạ mức tín nhiệm và nợ của chính phủ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang lan sang hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam càng cần phải lưu ý."

Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A: Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc thì con số có thể lên rất cao. Còn nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lãnh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, thì tỷ lệ không còn là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."

Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: “ Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm” này, thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Ở Việt Nam còn có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum thì rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương. Đó là những căn bệnh đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế thì thật vô cùng lãng phí “ ...

Trên tờ Tiền Phong , số ra vào đầu tháng 10, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo là “nợ công tăng cao mà không có khả năng trả nợ thì có thễ dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp bây giờ”. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : “ Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công”. Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !

Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ý là báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: “ Nếu tình hình kinh tế đình đốn như thế này thì lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?”

Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong tình trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đã lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.”


3) Dự trữ ngoại tệ thấp


Theo tuyên bố của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF/FMI) vào tháng 4 năm 2011, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn đủ nhập siêu không tới một tháng rưỡi. Sở dĩ dự trữ ngoại tệ xuống thấp như vậy là vì những Tập đoàn Kinh tế nhà nước đã không sản xuất những linh kiện cần thiết tại chính trong nước, mà chỉ mua những linh kiện từ nước ngoài về để ráp nối. Một số những Tập đoàn sản xuất, thay vì sản xuất, lại mua hàng có sẵn từ nước ngoài về để bán lại. Họ trở thành những Tập đoàn phấn phối, nhất là hàng hóa Trung quốc, thay vì sản xuất lấy. Nhập siêu còn là cơ hội để tham nhũng bằng tăng giá để mua.


4) Áp lực phá giá tiền đồng


Tiền ĐỒNG là tiền độc tài do quyền lực Chính trị quyết định. Ai áp lực để phá giá đồng tiền ? Chính là Chính phủ, để tiếp tục các Tập đoàn Kinh tế nhà nước, để có thể trả lương công chức, quân đội, công an, vì bệnh thành tích muốn có độ tăng trưởng Kinh tế cao, đã tự mình phá giá tiền tệ bằng bơm tiền mới vào lưu hành.

Ngày 16.09.2011, theo bản tin trên báo Thanh Niên, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ bơm thêm vào thị trường tài chính 300,000 tỉ đồng để các ngân hàng thương mại có thể cho vay với tổng số tiền lên đến 59,500 tỉ đồng một tháng. Lạm phát tại Việt Nam cứ tháng sau cao hơn tháng trước vì tín dụng cấp phát bừa bãi cho các công ty quốc doanh và kinh tài đảng đoàn. Lạm phát tháng 8, 2011 lên đến 23.20%, cao thứ nhì trên thế giới nhưng cao nhất tại Á Châu.

Xin đọc:

VIỆT NAM BƠM 300 NGÀN TỶ ĐỒNG VÀO THỊ TRƯỜNG



Trong hoàn cảnh bí lối về ngân sách, thường sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền, đây là quyết định ăn cướp tiết kiệm của dân đó là ý kiến của Giáo sư Florin AFTALION, là người quan sát và kinh nghiệm về những nước bắt đầu phát triển vào những năm 1980, thời kỳ mà Lạm phát Tiền tệ ở Phi Châu và Nam Mỹ lên tới 1000%...

”... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)

(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)


5) Chứng khoán đi xuống


Bản Tin của FreeVietNews ngày 07.09.2011 đã nói về tình trạng sụp đổ của Thị trường Chứng khoán Việt Nam như sau:

Ngay trong tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam tụt điểm liên tục và không có khả năng gượng dậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết dấu hiệu của một thời kỳ sụp đổ đang tới. Một trong những lý do quan trọng là việc thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của các công ty tham gia và cách quản lý thị trường yếu kém của các nhà quản lý đất nước. Dự kiến, nếu các sàn chứng khoán trong nước bị sập, dẹp, thì quả là kinh tế Việt Nam bị thụt lùi 20 năm.

Gần đây, một trong những vụ phá sản lớn của doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Dược Viễn Đông đang kéo theo bao nhà đầu tư mất trắng. Nhưng đó chỉ là một trong hàng trăm trường hợp từ đầu năm đến nay. Các công ty thanh tra tài chính buộc phải ghi rõ trong các báo cáo về nghi vấn của họ là chẳng có xứ nào mà Kế toán trưởng lại lương cao như tại Việt Nam, có nhiều cổ phiếu, và giàu có như tại Việt Nam. Ở Việt Nam, vào được chức vụ kế toán này rất khó, vì phải biết làm giả các con số, lừa gạt các công ty audit, chạy vay tiền ngân hàng và xã hội đen, biết cách hối lộ cho Thuế vụ, Hải quan để giảm thuế, lừa gạt cổ đông nhẹ dạ…

Hầu hết các công ty, ngân hàng đều giấu nhẹm sự thật là họ đã thất bại và lỗ lã thế nào. Việc hào nhoáng bên ngoài của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay giống như một cái bẫy để rút ruột những cổ đông có tiền nhưng thiếu thông tin. Gần đây, 1 chi nhánh của Agribank, môt trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất của Việt Nam, bị phát hiện ra rằng đã lỗ đến 3000 tỉ đồng Việt Nam, trong khi 2 năm qua (đây là 2009 mà thôi, chưa tính 2010, 4 tháng đầu 2011) họ vẫn luôn thông báo về những mức lời lớn, làm hoa mắt không ít nhà đầu tư.

Theo hồ sơ mật của Ủy ban chứng khoán Việt Nam, thì có ít nhất là 8 trên 10 ngân hàng Việt Nam đã hoàn toàn phá sản lúc này, tức là tổng tài sản disposable của họ không bằng số họ nợ người gởi vào. Những sự hỗn loạn của ngân hàng Việt Nam đang hiện ra rất rõ. Tuy nhiên, nếu như các Ngân hàng có sụp đổ đi chăng nữa, các quan to chức lớn không sao cả, vì họ đã "tự thưởng" cho họ các món tiền khổng lồ, Tết năm nay họ lãnh mỗi người bạc tỉ đồng là chuyện thường. Chỉ có dân chúng mang họa, hiện nay, nếu 1/3 số người dân đang gởi tiền ngân hàng quyết định rút ra, thì các ngân hàng sẽ bị sập ngay tức khắc.

Một kịch bản bí mật chuẩn bị để cứu thị trường chứng khoán Việt Nam đã được Nhà nước Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị. Một quan chức ngân hàng giấu tên cho biết, giả sử dân chúng bất tín vào hệ thống ngân hàng và quyết định rút ra. Chính quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ bung một lượng tiền lớn ra cứu, và như vậy lại gây lạm phát nặng nề. Thảm trạng này sẽ đánh thẳng vào túi tiền của mọi người dân, và khi đó, chỉ có dân chúng là người sẽ phải chịu hậu quả kinh khủng nhất.(SBTN)”

Thêm vào tình trạng sụp đổ này, đó là khủng hoảng tài chánh đang làm Hoa kỳ, Liên Au điêu đứng, nghĩa là Thị trường Chứng khoán Việt Nam không còn vốn nước ngoài vào mua nữa.


6) Tình hình sản xuất, kinh doanh rất khó khăn


Viết về Lạm phát, vật giá tăng vọt tại Việt Nam, chúng tôi luôn luôn tìm thấy ba lý do chính:

-Lý do thứ nhất là Lãnh vực Kinh tế thực: các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh yếu kém hiệu lực sản xuất. Vì yếu kém sản xuất, nên đồng vốn rót vào không tương xứng, nghĩa là số vốn không có tương đương hàng hóa, dịch vụ. Do đó vật giá tăng lên.

-Lý do thứ hai là Nhà Nước, để giữ thể diện, thành tích của các Tập đoàn quốc doanh, nên càng đổ thêm vốn vào. Số vốn thêm mà sản xuất không có hiệu lực, thì vật giá tăng, lạm phát nhẩy vọt.

-Lý do thứ ba là khi Nhà Nước đổ vốn ra hoài, nên cạn kiệt, đành phải phá giá đồng bạc bằng cho vào lưu hành tiền mới in ra. Đây là lạm phát hoàn toàn về lãnh vực Tiền tệ.

Trở lại tình trạng yếu kém hiệu lực sản xuất của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, chúng tôi muốn trích dẫn chính những nhận định của Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH.

Trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã khẳng định một câu then chốt kết án cả một hệ thống Tập đoàn nhà nước, đó là việc yếu kém hiệu năng của những Tập đoàn này:

“Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”.

Kém hiệu năng có nghĩa là phía Lượng Hàng hóa, Dịch vụ trao đổi giảm xuống. Điều này làm cho Lạm phát, vật giá tăng .

Cái hiệu năng thuần túy Kinh tế được đo bằng Độ lớn rộng của Biên độ Lợi nhuận (Marges Bénéficiaires) chứ không phải Tổng lượng bán hàng. Trong Thế giới cạnh tranh hiện nay, nhất là Việt Nam đã vào WTO /OMC, việc cạnh tranh ở Thị trường rất xít xao đến nỗi các Công ty tham dự khó lòng tăng giá bán để Tổng lượng bán hàng tăng lên cao. Theo Kinh tế gia Paul SAMUELSON, Giáo sư Kinh tế Havard và Nobel Kinh tế, thì Biên độ Lợi nhuận (Marge Bénéficiare) đi đến triệt tiêu trong lâu dài ở Thị trường cạnh tranh.

Vì vậy, để có thể có được Biên độ Lợi nhuận nới rộng, các Công ty đặt trọng tâm ở việc quản trị Giá thành thấp xuống, chứ không phải ở chỗ tăng Giá bán. Chính vì điểm quan trọng là quản trị Giá thành mà các Tập đoàn quốc doanh có những sai lỗi, yếu kém không thể chữa trị được. Nó thuộc vào Cơ chế CSVN. Những Tập đoàn quốc doanh phạm vào việc quản trị Giá thành yếu kém sau đây:

* Cơ sở Tập đoàn đồ sộ tốn kém, thiết bị sản xuất quá mức sánh với hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Tất cả để lấy cái danh cho Tập đoàn chứ không theo chỉ tiêu Kinh tế. Đây là Chi tiêu cố định (Charges fixes) quá quan trọng sánh với lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất. Chi tiêu cố định là những Chi tiêu giết chết xí nghiệp (Les Charges fixes sont des charges qui tuent l’Entreprise)

* Về những Linh kiện và Nguyên vật liệu, thì phần lớn lại nhập cảng từ nước ngoài khiến Giá thành tăng lên cao, và do đó làm giảm Biên độ Lợi nhuận.

* Lý do quan trọng hơn cả là Tham nhũng và Lãng phí mỗi khi xây Cơ sở hay mua thiết bị, mua những Linh kiện hay Nguyên vật liệu. Những người trách nhiệm Tập đoàn nhằm có những mua bán để Tham nhũng và Lãng phí. Đây là việc dễ dãi có vốn và không bị kiểm soát gắt gao từ Nhà Nước vì cùng đảng bao che cho nhau, hay chia phần tham nhũng, lãng phí cho nhau.


7) Tình trạng phá sản Ngân Hàng


Đây là điểm mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không dám nói trước Quốc Hội. Nhưng nếu các phương diện thuộc Kinh tế đang tụt dốc như ông Nguyễn Tấn Dũng đã liệt kê ra, thì hậu quả sẽ làm cho hệ thống Ngân Hàng phá sản.

Thực vậy, câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn” có nghĩa là Kinh tế Việt Nam tụt dốc, đang trong thời kỳ Khủng hoảng trầm trọng.

Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới năm 2008, bắt đầu bằng NỢ TƯ, đã làm giới Ngân Hàng điêu đứng, thậm chí phá sản như Lehman Brothers. Cuộc Khủng hoảng NỢ CÔNG Hoa Kỳ và Liên Âu năm 2011 đang đi đến mất mát lớn cho các ngân hàng, thậm chí Ngân Hàng DEXXIA đã vỡ nợ.

Tình trạng NỢ CÔNG tại Việt Nam mà không hoàn trả được tất nhiên sẽ làm một số Ngân Hàng phá sản.

Theo nhận định FITCH mà RFI (Thụy My) loan tin (http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111010-fitch-cac-ngan-hang-viet-nam-can-tiep-tuc-tang-von ), thì các ngân hàng lớn của Việt Nam đang có nguy cơ bị lỗ nặng, và nhất thiết phải tiếp tục tăng vốn. Trên đây là nhận định của cơ quan thẩm định tài chính Fitch được đưa ra hôm nay 10/10/21011. Tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tương đương 120% tổng sản phẩm nội địa, tính đến cuối năm 2010.

Trong bản thông báo, cơ quan thẩm địn tài chính Fitch cho là « Các nỗ lực hiện nay nhằm tăng vốn của các ngân hàng chủ chốt ở Việt Nam là tích cực, vì hiện nay vốn của các ngân hàng này chưa đạt yêu cầu » so với tỉ lệ trong khu vực.

Tuy vậy theo Mikho Irawady, một nhà phân tích của Fitch, thì cho dù tăng trưởng tín dụng năm 2010 đã chậm lại, và đã được bơm thêm vốn, nhưng « Một lượng vốn dự phòng cao hơn là hết sức cần thiết, trước khả năng bị thất thoát vốn, và các kế hoạch phát triển trong tương lai ».

Tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tương đương 120% tổng sản phẩm nội địa, tính đến cuối năm 2010. Đây là tỉ lệ cao đối với một nước đang phát triển. Nhà phân tích trên nói thêm : « Điều này sẽ làm chất lượng cổ phiếu của các ngân hàng có nguy cơ bị sa sút và nếu tình hình chung đang khó khăn, thì sẽ tồi tệ hơn ».

Hồi cuối tháng 9, Ngân hàng Nhật Mizuho Corporate Bank đã loan báo mua lại 15% vốn của Vietcombank, tức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng lớn nhất trên thị trường chứng khoán trong nước. Các chuyên gia lo ngại rằng số nợ xấu của các ngân hàng có thể cao hơn con số chính thức.

Phải đối mặt với nạn lạm phát hiện ở mức 22%, cộng với thâm hụt thương mại 12,4 tỉ đô la năm ngoái, và đồng tiền quốc gia liên tục mất giá, chính quyền Việt Nam đành từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng. “


(*) Trích đăng bài viét của Giáo sư Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên từ Geneva ngày 26/10/2001.






Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Cty Mỹ tìm thấy khí đốt ngoài khơi VN có thể gây thêm căng thẳng với TQ

Theo Financial Times ngày 26-10-11 /Các phóng viên: Ben Bland- Hanoi, Leslie Hook tại Bắc Kinh;và Sheila McNulty tại Houston 
Lược dịch và đăng bởi Trần kinh Nghị-chủ blog Bách Việt

ExxonMobil vừa phát hiện một nguồn khí đốt "tiềm năng đáng kể" ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong một khu vực mà TQ cũng tuyên bố chủ quyền.
Phát hiện này khiến cuộc tranh chấp lãnh thổ ác liệt tại biển Đông (tức biển NTH) trở lại thành tiêu điểm vào lúc mà các nhà lãnh đạo hai nước cộng sản đang ra sức làm diệu tình hình.
Trong những năm gần đây TQ ngày càng trở nên mạnh mồm hơn trong các đòi hỏi đối với Biển Đông, và trong năm nay các tàu TQ đã vài lần va chạm với các tàu Việt Nam và Nhật Bản tại các vùng biển tranh chấp.
Hồi tháng năm PetroVietnam- cty dầu khí quốc gia VN tố cáo các tàu TQ đã nhiều lần áp sát và làm hư hại các tàu thăm dò dầu khí của họ.
ExxonMobil, tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới (tính theo vốn thị trường) đã cho biết qua một tuyên bố ngắn hôm thứ tư rằng họ đã "gặp hydrocarbons” sau khi khoan giếng thứ hai tại lô số 118 ngoài khơi Đà Nẵng, miền Trung VN hồi tháng Tám .
Cty này đã không bình luận gì về tầm cỡ phát hiện, chỉ nói rằng họ đang phân tích số liệu từ giếng khoan thứ hai sau khi đã thất bại trong lần khoan giếng thứ nhất không tìm thấy gì. 
Nhưng một nhân vật chủ chốt của một công ty dầu khí khác gần đó nói rằng đây là một sự phát hiện "tiềm năng quan trọng", xét trên cơ sở địa vật lý của khu vực này.  Một nhân vật quan trọng của PetroVietnam -đối tác của ExxonMobil nói rằng họ đã tìm thấy khí đốt.
ExxonMobil được cấp phép bởi chính phủ VN để thăm dò các lô 117, 118 và 119 ngoài khơi Đà Nẵng. Khu vực này nằm sâu trong vùng mà Việt nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của mình theo luật pháp quốc tế.
Nhưng các lô này cũng nằm trong vùng đòi hỏi chủ quyền rộng lớn của TQ đối với hầu hết Biển Đông , nơi cũng được Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng như VN đòi chủ quyền từng phần. Vùng biển này được cho là chứa đựng những trữ lượng lớn  dầu và khí đốt trãi rộng trên các tuyến đường thương mãi và và vùng đánh bắt cá quan trọng.
Theo giới chức công nghiệp và theo các bức điện tín ngoại giao Mỹ bị tiết lộ trên Wikileaks thì TQ đã gây sức ép lên các cty dầu khí quốc tế, kể cả  BP và ExxonMobil, buộc họ rút khỏi các hợp động thăm dò dầu khí với VN. Cũng theo nguồn tin này, một bức điện mật của cựu đại sứ Mỹ lúc đó là  Michael Michalak gửi về Washington hồi tháng 7/2009 báo cáo  rằng ExxonMobil đã "lặng lẽ ký kết" một thỏa thuận phân chia sản phẩm với PetroVietnam nhằm giảm thiểu bất cứ sự phản ứng nào từ phía TQ.
Thỏa thuận đó bao gồm các lô  117,118 và 119, mà ông Michalak nói là “ nằm sâu bên trong đường ranh giới của TQ" (tức đường Lưỡi bò/ND).
Bắc Kinh đã liên tục nói rằng TQ chống lại việc khai thác dầu khí trong vùng mà họ coi là hải phận của họ .
Bộ Ngoại giao nói hôm thứ ba rằng còn quá sớm để bình luận trước tin về sự phát hiện của  ExxonMobil.

VN và PLP tăng cường hợp tác về Biển Đông

|
MANILA- Reuters - 26 /10. 2011:  Thay vì những hiệp ước quân sự chính thức về các vùng biển tranh chấp có thể dẫn đến sự phản đối từ TQ, PLP và VN hôm thứ tư đã ký với nhau thỏa thuận mở rộng hợp tác phi quân sự giữa các lực lượng hàng hải hai nước tại Biển Đồng. Hai chính phủ cũng đã thảo vềnguyện vọng thúc đẩy quan điểm đa phương và dựa trên cơ sở luật lệ trong việc giải quyết xung đột tại Biển Đông. Manila mời Ha Nội đầu tư vàokhoảng 15 lô dầu khí đang được chào hàng để khai thác tại các vùng nằm ngoài các vùng biển tranh chấp  của Biển Đông.

Tổng thống  PLP  Benigno Aquino and Chủ tịch nước Việt Nam Truong Tan Sang đã chứng kiến lễ ký kết 4 văn bản thỏa thuận , kể cả một kế hoạch  hợp tác 5 năm trong  13 lĩnh vực bao gồm nông nghiệp,năng lượng và công nghệ .

Cácthỏathuânạ quan trọng hơn liên quan đến chia sẻ thông tin vàthiết lập một đường giây nóng xử lý cácvấn đề hàng hải như cướp biển , buôn lậu, ứng phó và bảo vệ thiên tai đối với tài nguyên biển.

Ông Aquino nói sau cáccuộc đàmphán song phương: "Các thỏa thuận về việc thiết lập một cơ chế liên lạc giữa các lực lượng bờ biển của chúng ta,và cácthỏa thuận liên kết hải quân của chúng ta đánh dấu tiến bộ quan trọng trong việc đảm bảo một khu vực hàng hải an toàn và an ninh hơn".

Ông Sang hứa chính phủ của ông sẽ ủng hộ đề  nghị của Manila vệ một Khu vực Hòa bình. Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFFC) tại Biển Đông . Đề nghi này sẽ bổ sung cho việc thực hiện các hướng chỉ đạo của một bộ quy tác ứng xử chính thức (an informal code of conduct) của ASEAN và TQ.

"Chúng tôi một lần nữa khẳng định tầmquan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh , an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông " Ông Sang đã nói như vậy và nói thêm rằng ông hy vọng ASEAN đi tới một một bộ quy tác có tính ràng buộc.

Việt Nam gọi Biển Nam Trung Hoa là Biển Đông , trong khi PLP gọi đó là Biển Tây Philipin.

Cácquan chức nói rằng ông Sang đã đảm bảo với ông  Aquino rằng bản thỏa thuận 6 điểm ký giữa VN và TQ tháng này về Biển Đông sẽ không trái với quan điểm song phương và dựa trên quy tắc mà Manila thúc đẩy trong việc giải quyết tranh chấp.

Manila và Hanoi hồi đầu năm đã phản đối các hành động của TQ tại Biển Đông , và cả hai bên đã đưa ra một kế hoạch chung  phản đối đồi hỏi của Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp.

PLP, VN,TQ và hai quốc gia Đông NamÁ khác đang có những đòi hỏi xung khắc nhau đối với những bộ phận của Biển Đông , nơi đơợc cho là giàu tiềm năng dầu khí nằm rãi rộng trên nhưng tuyến đường vận tải biển then chốt.
(Phóng viên thực hiện Manny Mogato; Chủ bút: Rosemarie Francisco)
Chủ Blog địch và đăng.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Tìm hiểu về tiếng Việt cổ

Nguồn:Bách khoa toàn thư mở -Wikipedia

Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là "chữ khoa đẩu". Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (nên còn gọi là Hỏa tự). Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho).
Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Nói thêm, hiện nay một số nhà nghiên cứu không đồng tình với quan điểm này, với các âm Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sỡ dĩ số lượng từ Hán Việt chiếm phần lớn trong ngôn ngữ Việt, không phải do quá trình Hán hóa mà do quá trình xâm nhập đồng bằng phía Nam, các dân tộc Việt, đã kết hợp với các dân tộc phương Bắc hình thành dân tộc Hán, như vậy, ngôn ngữ Hán được hình thành dựa trên ngôn ngữ Việt cổ, do vậy có sự xuất hiện của nhiều từ Hán Việt (hay Việt Hán) trong ngôn ngữ Việt.[3]
Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho họ, đó là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống như người Quảng Đông vậy. Họ có thể viết chữ Hán Quảng Đông trong trò chuyện bình thường, nhưng họ cũng phải sử dụng chữ Hán chuẩn trong văn thư để tỏ lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là người Quảng Đông. [4]

--------------

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Chuyên gia Mỹ khuyên "VN không nên chơi lá bài Mỹ"


Đó là nội dung chính mà Tiến sĩ Mark Valencia, chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tranh chấp Biển Đông hiện làm tại Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á (National Bureau of Asian Research) ở Mỹ đưa ra khi trả lời BBC Việt ngữ bên lề cuộc Hội thảo Biển Đông tại Manila hôm 16/10/2011. Lý do để ông đưa ra lời khuyên như vậy thật đơn giản: Mỹ sẽ không vì lợi ích của Việt Nam hay thậm chí của đồng minh Philipine để đánh nhau với Trung Quốc!

Với lời khuyên "Không chơi lá bài Mỹ" tác giả hoàn toàn không có ý bác bỏ vai trò đối trọng của Mỹ trong quá trình giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng theo ông ta, Mỹ chỉ sử dụng sức mạnh khi nào lợi ích hàng hải của chính mình bị xâm phạm. Điều này không đáng nghi ngờ, nhất là khi thế và lực của Mỹ đang suy yếu.
Có thể một số người Việt không thích nghe lời khuyên nói trên trong khi một số người khác lại thấy nó có lý. Đó là lẽ đương nhiên. Riêng chủ blog tôi thiên về hướng "chia sẻ" lời khuyên đó, nhưng đồng thời cho rằng nếu chỉ có vậy thì chưa đủ, thậm chí có thể mắc sai lầm. Thật ra đây cũng là một chủ đề tranh luận khó khăn nhất trong chính trường Việt Nam hiện nay, kể cả trong nhân dân, giới học giả và chính khách. Nó liên quan trực tiếp đến việc vận dụng chiến lược và sách lược trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc, mà trong đó nỗi cộm lên là vấn đề chọn đồng minh, bạn / thù...
Ngoài Mỹ, tác giả còn có hàm ý rằng Việt Nam cũng không nên "chơi" bất cứ lá bài nào khác, đồng thời khuyên "Việt Nam cần tự giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc"... Theo tác giả, thế mạnh của VN, Philipine và các nước ven bờ Biển Đông là ởvà Philipine và các nước ASEAN cần liên kết với nhau trên cơ sở lợi ích tương đồng để đấu tranh với một Trung Quốc mà ông cho là sẽ dùng sức mạnh để áp đặt...(!?).
chỗ TQ không có quyền tự vạch ra đường "lưỡi bò" lẹm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác; và bản thân các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (dù thuộc nước nào) đều không có quy chế vùng đặc quyền kinh tế. Do đó Việt Nam

Có thể nói lời khuyên nói trên của Tiến sĩ Mark Valencia hoàn toàn có lý, nhưng chưa đầy đủ, có thể vì ông ta chưa hiểu đầy đủ về bản chất "thâm căn cố đề" của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Hoa, một điều mà có lẽ chỉ người Việt Nam qua kinh nghiệm xương máu hàng ngàn năm mới hiểu được. Nếu trước đây họ lợi dụng thế "núi liền núi sông liền sông" thì nay lợi dụng thế "biển liền biển" để vừa kèm giữ vừa xâm lấn lãnh thổ và biển đảo đối với Việt Nam, và giờ đây cũng bắt đầu làm như vậy đối với Philipine và một số nước Đông Nam Á khác. Đó là mục tiêu đã được Bắc Kinh tuyên bố là "cốt lõi" khiến Tổng thống Philipine nhận xét một cách mĩa mai rằng: "Làm sao có thể đàm phán với Trung Quốc khi mà họ khăng khăng mọi thứ đều là của họ". Tóm lại, đó chính là "cái khó" của Việt Nam hoặc của bất cứ nước có tranh nào nếu muốn giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc như tác giả gợi ý.

Tuy nhiên, về phần mình người Việt Nam cần nhận thức rõ một lợi thế chưa được khai thác hết, đó là thế trận ngày nay đã hoàn toàn khác xưa, kể cả thời thời kỳ chiến tranh lạnh. Đó là sự tùy thuộc lẫn nhau cao độ giữa các quốc gia dân tộc trong trào lưu toàn cầu hóa và dân chủ hóa, một nhân tố mà Việt Nam không nên bỏ qua và nhất thiết phải vượt lên chính mình để đón nhận. Trong bối cảnh hiện nay, hơn lúc nào hết Việt Nam cần tỏ rõ thái độ quả quyết và dứt khoát với những gì được coi là chủ quyền và lợi ích cốt lõi của mình, thông qua các hình thức và diễn đàn khác nhau, kể cả việc bổ sung vào Hiến pháp. Đúng là những vấn đề song phương chỉ có thể được giải quyết trực tiếp giữa hai nước, nhưng phải với tư cách bình đẳng, đàng hoàng. Để làm được điều này Việt Nam trước hết phải tăng cường sức mạnh quốc gia trên cơ sở phát huy cao nhất truyền thống đoàn kết toàn dân và ý thức tự cường dân tộc. Cuối cùng, không biết nhắc lại có thừa hay không: phong cách ngoại giao công khai, minh bạch đàng hoàng cũng là một xu hướng được nể trọng của thời đại ngày nay. Đừng quên rằng đối với giới cầm quyền phương bắc mọi cử chỉ khúm núm, xum xoe cũng như sự nín nhịn của người Việt phương nam đều được hiểu là sự thuần phục.

Dưới đây xin trích lại nguyên văn cuộc phỏng vấn được phóng viên Lê Quỳnh của đài BBC tại Manila thực hiện hôm 19/10 để bạn đọc tiện tham chiếu.

Tiến sĩ Mark Valencia: Một số hội thảo, như cuộc gặp lần này, tập hợp được những nhân vật “phù hợp”. Đó là những người tương đối cởi mở để khảo sát những ý tưởng và lựa chọn khác, cho dù họ ở đây thay mặt đất nước mình.
Trong nhiều năm, tại nhiều hội thảo, có những vấn đề chỉ là dịp để người tham dự nhắc lại quan điểm quốc gia mà thôi. Nay chúng ta bắt đầu chỉ ra các vấn đề. Một trong số đó là đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc. Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục khẳng định nó, hay nhượng bộ, hay sẽ giải thích rõ hơn?
Một số nước như Philippines và Việt Nam thì đã đề ra những đòi hỏi phù hợp hơn với Luật biển quốc tế. Đó là bước tiến lớn.
Nhìn thì có vẻ tốc độ rùa bò, nhưng thực ra có tiến bộ cụ thể.
"Nếu Trung Quốc bắt đầu can thiệp theo cách mà Mỹ xem là xâm phạm tự do đi lại, thì có thể Mỹ sẽ có hành động. Nhưng điều đó khác với việc ủng hộ đòi hỏi của một nước về một hòn đảo nào đó."
Ngoài ra, sự can dự của Mỹ cũng làm tình hình dịch chuyển. Dĩ nhiên không có nghĩa là sự can dự đó sẽ hoàn toàn tích cực.
BBC: Nói về vai trò của Mỹ, không ít người cho rằng nếu xảy ra xung đột thực sự, Mỹ sẽ chẳng làm gì cụ thể cả?
Tiến sĩ Mark Valencia: Ở đây có sự nhập nhằng. Nhiều người phàn nàn rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là nhập nhằng. Khi nói về khả năng dùng vũ lực, Mỹ cũng nhập nhằng. Họ không muốn người ta biết vũ lực sẽ được sử dụng khi nào, tại sao và ở đâu. Nhưng cũng đừng hoàn toàn bác bỏ khả năng ấy. Các nước cũng cần nhớ rằng khi chuyện xảy ra, cũng có thể Mỹ sẽ làm đúng như những gì họ đe dọa.
BBC: Nhưng ngay tại Philippines, chính giới đã từng yêu cầu Mỹ nói rõ có bảo vệ Philippines hay không nếu có xung đột ở vùng đảo tranh chấp. Kết quả đến nay không có câu trả lời rõ rệt.
Tiến sĩ Mark Valencia: Đúng vậy. Mỹ nói là sẽ cung cấp thiết bị, bán vũ khí, có thể là tin tình báo, rồi đào tạo. Nhưng Mỹ không cam kết gửi quân đội.
Lý do là vì các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau không thật sự có ý nghĩa với Mỹ. Điều có ý nghĩa với họ là cái gọi là “tự do đi lại”. Tôi dùng chữ “cái gọi là” với ý nghĩa rằng cái cụm từ “tự do đi lại” là theo cách diễn giải của Mỹ, một cách diễn giải gần như mang tính tuyệt đối.
Nếu Trung Quốc bắt đầu can thiệp theo cách mà Mỹ xem là xâm phạm tự do đi lại, thì có thể Mỹ sẽ có hành động. Nhưng điều đó khác với việc ủng hộ đòi hỏi của một nước về một hòn đảo nào đó.
BBC: Một số người ở Việt Nam đề cập mong muốn Việt Nam làm đồng minh của Mỹ hay Ấn Độ để đối chọi Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nghĩ thế nào?
"Người ta cần nghĩ về lâu dài, Việt Nam sẽ vẫn phải sống với Trung Quốc. Vì thế, theo tôi, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, hơn là chơi “lá bài Mỹ”."
Tiến sĩ Mark Valencia: Đây là một câu hỏi khó. Sẽ tốt hơn nếu Việt Nam và Trung Quốc tự giải quyết với nhau. Nếu Việt Nam lại chơi “lá bài Mỹ”, Trung Quốc sẽ luôn nuôi cảm giác giận dữ.
Người ta cần nghĩ về lâu dài, Việt Nam sẽ vẫn phải sống với Trung Quốc. Vì thế, theo tôi, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, hơn là chơi “lá bài Mỹ”.

Mặt trận thống nhất?
BBC: Về căn bản, đề xuất mới nhất của chính phủ Philippines là muốn một “mặt trận thống nhất” của Asean để thương lượng với Trung Quốc? Ông có nghĩ đến một “liên minh” Philippines – Việt Nam trong việc này?
Tiến sĩ Mark Valencia: Có hai khía cạnh quan trọng để điều này có thể xảy ra. Một là phản đối đường 9 đoạn. Thứ hai, các đảo xa và nhỏ trong vùng tranh chấp không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu hai nước đồng ý với nhau về hai điểm đó, nó sẽ gây khó cho Trung Quốc về mặt pháp lý.
Việc này cũng có rủi ro của nó. Trung Quốc có thể nói Luật biển LHQ hay luật quốc tế không áp dụng ở đây. Ta biết các cường quốc thường làm thế khi tình hình đi ngược lại quyền lợi của họ.
Và khi nói đến khả năng các nước có tranh chấp trong Asean đoàn kết, thì không hẳn dễ dàng. Malaysia và Philippines có vấn đề chung là tranh chấp đất Sabah. Thềm lục địa của Malaysia một phần dựa trên đường cơ sở tính từ Sabah. Philippines đã phản đối việc này lên LHQ vì Hiến pháp Philippines nói Sabah là của Philippines. Chừng nào việc này chưa giải quyết thì hai nước rất khó mà thống nhất với nhau.
BBC: Trung Quốc vẫn nói đến việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Ông nghĩ thế nào về tính khả thi của nó?
Tiến sĩ Mark Valencia: Tôi không nghĩ là khả thi. Khi nói về việc cùng khai thác, Trung Quốc luôn nói chúng tôi dĩ nhiên muốn cùng khai thác miễn là các bạn công nhận chủ quyền của chúng tôi. Họ vừa nói vậy trong phòng họp.
Và các nước khác nói Không. Đây là thềm lục địa, là vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho phép công ty của anh vào khảo sát dầu nhưng là trên cơ sở thương mại chứ không phải là khai thác chung vì các anh không có quyền ở đó./.

Trần Kinh Nghị

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này