Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Chuyên gia Mỹ khuyên "VN không nên chơi lá bài Mỹ"


Đó là nội dung chính mà Tiến sĩ Mark Valencia, chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tranh chấp Biển Đông hiện làm tại Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á (National Bureau of Asian Research) ở Mỹ đưa ra khi trả lời BBC Việt ngữ bên lề cuộc Hội thảo Biển Đông tại Manila hôm 16/10/2011. Lý do để ông đưa ra lời khuyên như vậy thật đơn giản: Mỹ sẽ không vì lợi ích của Việt Nam hay thậm chí của đồng minh Philipine để đánh nhau với Trung Quốc!

Với lời khuyên "Không chơi lá bài Mỹ" tác giả hoàn toàn không có ý bác bỏ vai trò đối trọng của Mỹ trong quá trình giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng theo ông ta, Mỹ chỉ sử dụng sức mạnh khi nào lợi ích hàng hải của chính mình bị xâm phạm. Điều này không đáng nghi ngờ, nhất là khi thế và lực của Mỹ đang suy yếu.
Có thể một số người Việt không thích nghe lời khuyên nói trên trong khi một số người khác lại thấy nó có lý. Đó là lẽ đương nhiên. Riêng chủ blog tôi thiên về hướng "chia sẻ" lời khuyên đó, nhưng đồng thời cho rằng nếu chỉ có vậy thì chưa đủ, thậm chí có thể mắc sai lầm. Thật ra đây cũng là một chủ đề tranh luận khó khăn nhất trong chính trường Việt Nam hiện nay, kể cả trong nhân dân, giới học giả và chính khách. Nó liên quan trực tiếp đến việc vận dụng chiến lược và sách lược trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc, mà trong đó nỗi cộm lên là vấn đề chọn đồng minh, bạn / thù...
Ngoài Mỹ, tác giả còn có hàm ý rằng Việt Nam cũng không nên "chơi" bất cứ lá bài nào khác, đồng thời khuyên "Việt Nam cần tự giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc"... Theo tác giả, thế mạnh của VN, Philipine và các nước ven bờ Biển Đông là ởvà Philipine và các nước ASEAN cần liên kết với nhau trên cơ sở lợi ích tương đồng để đấu tranh với một Trung Quốc mà ông cho là sẽ dùng sức mạnh để áp đặt...(!?).
chỗ TQ không có quyền tự vạch ra đường "lưỡi bò" lẹm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác; và bản thân các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (dù thuộc nước nào) đều không có quy chế vùng đặc quyền kinh tế. Do đó Việt Nam

Có thể nói lời khuyên nói trên của Tiến sĩ Mark Valencia hoàn toàn có lý, nhưng chưa đầy đủ, có thể vì ông ta chưa hiểu đầy đủ về bản chất "thâm căn cố đề" của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Hoa, một điều mà có lẽ chỉ người Việt Nam qua kinh nghiệm xương máu hàng ngàn năm mới hiểu được. Nếu trước đây họ lợi dụng thế "núi liền núi sông liền sông" thì nay lợi dụng thế "biển liền biển" để vừa kèm giữ vừa xâm lấn lãnh thổ và biển đảo đối với Việt Nam, và giờ đây cũng bắt đầu làm như vậy đối với Philipine và một số nước Đông Nam Á khác. Đó là mục tiêu đã được Bắc Kinh tuyên bố là "cốt lõi" khiến Tổng thống Philipine nhận xét một cách mĩa mai rằng: "Làm sao có thể đàm phán với Trung Quốc khi mà họ khăng khăng mọi thứ đều là của họ". Tóm lại, đó chính là "cái khó" của Việt Nam hoặc của bất cứ nước có tranh nào nếu muốn giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc như tác giả gợi ý.

Tuy nhiên, về phần mình người Việt Nam cần nhận thức rõ một lợi thế chưa được khai thác hết, đó là thế trận ngày nay đã hoàn toàn khác xưa, kể cả thời thời kỳ chiến tranh lạnh. Đó là sự tùy thuộc lẫn nhau cao độ giữa các quốc gia dân tộc trong trào lưu toàn cầu hóa và dân chủ hóa, một nhân tố mà Việt Nam không nên bỏ qua và nhất thiết phải vượt lên chính mình để đón nhận. Trong bối cảnh hiện nay, hơn lúc nào hết Việt Nam cần tỏ rõ thái độ quả quyết và dứt khoát với những gì được coi là chủ quyền và lợi ích cốt lõi của mình, thông qua các hình thức và diễn đàn khác nhau, kể cả việc bổ sung vào Hiến pháp. Đúng là những vấn đề song phương chỉ có thể được giải quyết trực tiếp giữa hai nước, nhưng phải với tư cách bình đẳng, đàng hoàng. Để làm được điều này Việt Nam trước hết phải tăng cường sức mạnh quốc gia trên cơ sở phát huy cao nhất truyền thống đoàn kết toàn dân và ý thức tự cường dân tộc. Cuối cùng, không biết nhắc lại có thừa hay không: phong cách ngoại giao công khai, minh bạch đàng hoàng cũng là một xu hướng được nể trọng của thời đại ngày nay. Đừng quên rằng đối với giới cầm quyền phương bắc mọi cử chỉ khúm núm, xum xoe cũng như sự nín nhịn của người Việt phương nam đều được hiểu là sự thuần phục.

Dưới đây xin trích lại nguyên văn cuộc phỏng vấn được phóng viên Lê Quỳnh của đài BBC tại Manila thực hiện hôm 19/10 để bạn đọc tiện tham chiếu.

Tiến sĩ Mark Valencia: Một số hội thảo, như cuộc gặp lần này, tập hợp được những nhân vật “phù hợp”. Đó là những người tương đối cởi mở để khảo sát những ý tưởng và lựa chọn khác, cho dù họ ở đây thay mặt đất nước mình.
Trong nhiều năm, tại nhiều hội thảo, có những vấn đề chỉ là dịp để người tham dự nhắc lại quan điểm quốc gia mà thôi. Nay chúng ta bắt đầu chỉ ra các vấn đề. Một trong số đó là đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc. Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục khẳng định nó, hay nhượng bộ, hay sẽ giải thích rõ hơn?
Một số nước như Philippines và Việt Nam thì đã đề ra những đòi hỏi phù hợp hơn với Luật biển quốc tế. Đó là bước tiến lớn.
Nhìn thì có vẻ tốc độ rùa bò, nhưng thực ra có tiến bộ cụ thể.
"Nếu Trung Quốc bắt đầu can thiệp theo cách mà Mỹ xem là xâm phạm tự do đi lại, thì có thể Mỹ sẽ có hành động. Nhưng điều đó khác với việc ủng hộ đòi hỏi của một nước về một hòn đảo nào đó."
Ngoài ra, sự can dự của Mỹ cũng làm tình hình dịch chuyển. Dĩ nhiên không có nghĩa là sự can dự đó sẽ hoàn toàn tích cực.
BBC: Nói về vai trò của Mỹ, không ít người cho rằng nếu xảy ra xung đột thực sự, Mỹ sẽ chẳng làm gì cụ thể cả?
Tiến sĩ Mark Valencia: Ở đây có sự nhập nhằng. Nhiều người phàn nàn rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là nhập nhằng. Khi nói về khả năng dùng vũ lực, Mỹ cũng nhập nhằng. Họ không muốn người ta biết vũ lực sẽ được sử dụng khi nào, tại sao và ở đâu. Nhưng cũng đừng hoàn toàn bác bỏ khả năng ấy. Các nước cũng cần nhớ rằng khi chuyện xảy ra, cũng có thể Mỹ sẽ làm đúng như những gì họ đe dọa.
BBC: Nhưng ngay tại Philippines, chính giới đã từng yêu cầu Mỹ nói rõ có bảo vệ Philippines hay không nếu có xung đột ở vùng đảo tranh chấp. Kết quả đến nay không có câu trả lời rõ rệt.
Tiến sĩ Mark Valencia: Đúng vậy. Mỹ nói là sẽ cung cấp thiết bị, bán vũ khí, có thể là tin tình báo, rồi đào tạo. Nhưng Mỹ không cam kết gửi quân đội.
Lý do là vì các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau không thật sự có ý nghĩa với Mỹ. Điều có ý nghĩa với họ là cái gọi là “tự do đi lại”. Tôi dùng chữ “cái gọi là” với ý nghĩa rằng cái cụm từ “tự do đi lại” là theo cách diễn giải của Mỹ, một cách diễn giải gần như mang tính tuyệt đối.
Nếu Trung Quốc bắt đầu can thiệp theo cách mà Mỹ xem là xâm phạm tự do đi lại, thì có thể Mỹ sẽ có hành động. Nhưng điều đó khác với việc ủng hộ đòi hỏi của một nước về một hòn đảo nào đó.
BBC: Một số người ở Việt Nam đề cập mong muốn Việt Nam làm đồng minh của Mỹ hay Ấn Độ để đối chọi Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nghĩ thế nào?
"Người ta cần nghĩ về lâu dài, Việt Nam sẽ vẫn phải sống với Trung Quốc. Vì thế, theo tôi, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, hơn là chơi “lá bài Mỹ”."
Tiến sĩ Mark Valencia: Đây là một câu hỏi khó. Sẽ tốt hơn nếu Việt Nam và Trung Quốc tự giải quyết với nhau. Nếu Việt Nam lại chơi “lá bài Mỹ”, Trung Quốc sẽ luôn nuôi cảm giác giận dữ.
Người ta cần nghĩ về lâu dài, Việt Nam sẽ vẫn phải sống với Trung Quốc. Vì thế, theo tôi, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, hơn là chơi “lá bài Mỹ”.

Mặt trận thống nhất?
BBC: Về căn bản, đề xuất mới nhất của chính phủ Philippines là muốn một “mặt trận thống nhất” của Asean để thương lượng với Trung Quốc? Ông có nghĩ đến một “liên minh” Philippines – Việt Nam trong việc này?
Tiến sĩ Mark Valencia: Có hai khía cạnh quan trọng để điều này có thể xảy ra. Một là phản đối đường 9 đoạn. Thứ hai, các đảo xa và nhỏ trong vùng tranh chấp không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu hai nước đồng ý với nhau về hai điểm đó, nó sẽ gây khó cho Trung Quốc về mặt pháp lý.
Việc này cũng có rủi ro của nó. Trung Quốc có thể nói Luật biển LHQ hay luật quốc tế không áp dụng ở đây. Ta biết các cường quốc thường làm thế khi tình hình đi ngược lại quyền lợi của họ.
Và khi nói đến khả năng các nước có tranh chấp trong Asean đoàn kết, thì không hẳn dễ dàng. Malaysia và Philippines có vấn đề chung là tranh chấp đất Sabah. Thềm lục địa của Malaysia một phần dựa trên đường cơ sở tính từ Sabah. Philippines đã phản đối việc này lên LHQ vì Hiến pháp Philippines nói Sabah là của Philippines. Chừng nào việc này chưa giải quyết thì hai nước rất khó mà thống nhất với nhau.
BBC: Trung Quốc vẫn nói đến việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Ông nghĩ thế nào về tính khả thi của nó?
Tiến sĩ Mark Valencia: Tôi không nghĩ là khả thi. Khi nói về việc cùng khai thác, Trung Quốc luôn nói chúng tôi dĩ nhiên muốn cùng khai thác miễn là các bạn công nhận chủ quyền của chúng tôi. Họ vừa nói vậy trong phòng họp.
Và các nước khác nói Không. Đây là thềm lục địa, là vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho phép công ty của anh vào khảo sát dầu nhưng là trên cơ sở thương mại chứ không phải là khai thác chung vì các anh không có quyền ở đó./.

Trần Kinh Nghị

5 nhận xét:

  1. Người Việt có tật rất xấu: thích dựa dẫm người khác...

    Có lẽ do giáo dục từ thuở ấu thơ, người cha người mẹ muốn bảo bọc con đến hết đời.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này cũng có lý. Lúc còn trẻ nhỏ dựa dẫm vào cha mẹ, lớn đi làm lại dựa dẫm cấp trên...Làm lãnh đạo quốc gia tất nhiên phải dựa vào...nước lớn!

    Trả lờiXóa
  3. Theo tôi Tiến sĩ Mark Valencia, chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tranh chấp Biển Đông không hiểu sâu về tính phức tạp của vấn đề hay ông nhận tài trợ từ Bắc Kinh để khuyên Việt Nam. Điều ông "khuyên" không có gì mới, người Việt ý thức rõ hơn ông, không ngu dại gì tin vào cảnh sát để gây sự với thằng đầu gấu gần nhà.
    "Nếu Việt Nam lại chơi “lá bài Mỹ”, Trung Quốc sẽ luôn nuôi cảm giác giận dữ." Câu này hoàn toàn sai.
    "Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, hơn là chơi “lá bài Mỹ”."
    Chuẩn phải là:
    "Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, đồng thời phải chơi là chơi lá bài Mỹ và Asean."
    Còn: Ông có nghĩ đến một “liên minh” Philippines – Việt Nam trong việc này?
    Tiến sĩ Mark Valencia: Có hai khía cạnh quan trọng để điều này có thể xảy ra. Một là phản đối đường 9 đoạn. Thứ hai, các đảo xa và nhỏ trong vùng tranh chấp không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu hai nước đồng ý với nhau về hai điểm đó, nó sẽ gây khó cho Trung Quốc về mặt pháp lý.
    Tôi không rõ lắm, theo Bác Nghị hiểu sao?

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn commment của tranhung. Đây là một chủ đề rất thú vị, nên đêm ra trao đổi cởi mở thẳng thắn.
    Theo tôi, có thể loại bỏ khả năng tác giả là "chân gỗ"của ai đó. Cách diễn đạt của các nhà nghiên cứu chính trị thường hay "vòng vo" vậy thôi, nhưng ý chính của ông này là: Mỹ không sẵn sàng đối đầu quân sự với TQ chỉ vì lợi ích riêng của một nước khác.Do đó VN không nên trông chờ vào Mỹ (để tránh rơi vào thế bị động như vụ Hoàng Sa 1974, vụ chiển tranh biên giới 1979...). Ông ta cũng chân thành khi khuyên VN "giải quyết vấn đề trực tiếp với TQ", vì đó là thực tế khách quan mà VN không thể tránh né. Nhưng lời khuyên đó là ảo tưởng và chưa đầy đủ vì ông ta không thể hiểu TQ như người VN, đồng thời cũng không biết nhiều về những điển yếu của Vn như trạng thái bị ràng buộc ý thức hệ; nỗi sợ hãi truyền kiếp của một bộ phận giới lãnh đạo (thường thấy trong các thời suy yếu);cả hai nước đều có tình trạng CN dân tộc cực đoan nhưng phía TQ thì đồng lòng trên dưới , phía VN thì không. Tóm lại,ý kiến của ông chuyên gia Mark Valencia đó cho ta thấy rõ thêm:Không ai khác mà chính là người VN quyết đinh vận mệnh của mình, nhưng phải biết huy động sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, tức là khối doàn kết dân tộc VN kết hợp với sự hậu thuẩn của các nước có cùng lợi ích như Mỹ, Nhật, Ấn Độ,Nga, ASEAN... và công lý. Cách nói này tướng sáo rỗng nhưng hoàn toàn đúng. Suy cho cùng, giúp Vn bảo vệ Biển Đông cũng là nghĩa vụ của Mỹ, nên không có chuyện VN phải "chơi bài" mà chính Mỹ cũng phải tranh thủ VN! Đó là sự thật!

    Trả lờiXóa
  5. không thiếu những người Mỹ làm việc cho Trung Quốc, vì họ cũng là người mà...

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này