Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Tư liệu: Tình trạng nợ nần của VN


Theo VN-Express 30/10/2014,   Lần đầu tiên nhiều số liệu chi tiết về nợ công được người đứng đầu ngành tài chính công bố tại diễn đàn Quốc hội.
Bo-truong-tai-chinh-1622-1414662954.jpg
Bộ trưởng Tài chính cho biết tỷ lệ nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2017.
Câu chuyện nợ công vốn đã được Quốc hội thảo luận suốt nhiều kỳ họp, một lần nữa khiến dư luận quan tâm khi báo cáo tình hình 2014 của Chính phủ đưa ra nhận định nợ công đang tăng nhanh. Liên tiếp tại các phiên họp tổ, các buổi góp ý chuyên đề cũng như trong suốt phần thảo luận kinh tế - xã hội ngày 30/10, hàng loạt câu hỏi, ý kiến xung quanh vấn đề quản lý nợ được các đại biểu đặt ra.
Đáp ứng yêu cầu này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được đề xuất là thành viên Chính phủ đầu tiên tham gia ý kiến về vấn đề này. Báo cáo của ông trước Quốc hội, đúng như kỳ vọng, đã lần đầu tiên cho thấy một bức tranh khá toàn diện về tình hình tài chính quốc gia.
Lần dở lại lịch sử, vị trưởng ngành cho biết khái niệm nợ công chỉ thực sự có ý nghĩa đối với hệ thống quản lý tài chính Việt Nam từ năm 2010, khi Luật Quản lý nợ công chính thức có hiệu lực. Trước đó, các chỉ tiêu quản lý khác là nợ Chính phủ hay nợ quốc gia đều ở mức khá thấp (31-38% GDP) và chỉ thực sự tăng mạnh từ năm 2009, khi Việt Nam tích cực đi vay để kích cầu.
Những năm sau đó, kinh tế khó khăn, nguồn thu bị cắt giảm để hỗ trợ doanh nghiệp trong khi các khoản chi cho an sinh, các chương trình mục tiêu quốc gia… không thể cắt giảm khiến cho cơ quan quản lý phải thắt chặt túi tiền dành cho đầu tư. Tỷ trọng chi cho lĩnh vực này giảm từ 21,6% năm 2010 xuống mức 16-17% tổng chi hiện nay. Để bù đắp, Chính phủ phải phát hành 170.000 tỷ đồng trái phiếu trong 3 năm 2014-2016, bên cạnh con số 225.000 tỷ đã được Quốc hội phê duyệt trước đó cho giai đoạn 2011-2015.
Chính điều này đã đẩy nợ công tăng cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối, từ mức 50% năm 2011 lên 64% GDP năm 2015 (tốc độ tăng nợ khoảng 18-25% một năm).
Điểm tích cực của việc vay nợ những năm qua được Bộ trưởng thông báo là tăng tỷ lệ vay trong nước, giảm phụ thuộc vào nước ngoài, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng cũng cảnh báo về các khoản vay trong nước đều có kỳ hạn ngắn. Điều này đồng nghĩa với áp lực trả nợ giai đoạn 2015-2016 là rất cao.
 Infographic: Việt Nam đang vay nợ như thế nào ?
VietnamVayNoNhuTheNao-500x300-7416-14146
Dù cho biết đến nay, Việt Nam luôn đảm bảo trả đầy đủ, kịp thời các khoản đến hạn, không phát sinh nợ xấu, song Bộ trưởng Tài chính cũng thừa nhận cơ cấu nợ hiện không bền vững. Cơ quan điều hành phải phát hành trái phiếu đảo nợ với tổng số tiền dự toán trong vòng 3 năm qua khoảng 137.000 tỷ đồng.
Cụ thể, số phát hành năm 2012 là 20.000 tỷ, 2013 là 40.000 tỷ và theo dự toán năm 2014 là 77.000 tỷ. "Nếu thu ngân sách vượt lên theo báo cáo Quốc hội, có thể bố trí vào thì con số của năm 2014 có thể giảm đi. Còn dự toán năm 2015 là 130.000 tỷ", Bộ trưởng cho biết.
Từ thực tế này, đại diện ngành tài chính cũng đưa ra kế hoạch khá chi tiết cho chiến lược vay nợ của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020. Cụ thể, với mức bội chi dự kiến 4-5% một năm, kế hoạch phát hành 145.000 tỷ đồng trái phiếu trong vòng 2 năm tới, Chính phủ dự kiến sẽ phải bán thêm khoảng 50.000 tỷ đồng trái phiếu mỗi năm cho giai đoạn 2017-2020.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tiếp tục phải vay nước ngoài (chủ yếu là ODA, vay ưu đãi…) 5-6 tỷ USD một năm, trong đó số đi vay để cho doanh nghiệp vay lại 1,5-2 tỷ USD. Các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp đặc thù (dầu khí, điện, hàng không…) vay để làm các dự án trọng điểm cũng khoảng 3-4 tỷ USD mỗi năm, bảo lãnh cho các định chế tài chính đặc thù phát hành trái phiếu 60.000-70.000 tỷ một năm… sẽ cùng với khoản nợ của chính quyền địa phương (cao thêm 30.000-45.000 tỷ mỗi năm) tác động tới nợ công.
Tuy vậy, với giả định GDP tăng trưởng 6,2-6,8% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2020, lạm phát khoảng 5-6%, bội chi giữ ở mức 4-5%, Chính phủ dự kiến nợ công sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào năm 2017 (64,9% GDP) và giảm dần sau đó. Đến 2020, cơ quan điều hành kỳ vọng nợ công sẽ về mức 60,2% GDP.
Với những tính toán nêu trên, kết thúc phần phát biểu tại nghị trường, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng một lần nữa kêu gọi sự chia sẻ của đại biểu Quốc hội và cử chi cả nước: “Đúng là nợ công vẫn trong giới hạn cho phép nhưng chúng ta đang gặp khó khăn. Việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội, gắn với quản lý sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần giảm nợ công, nợ xấu”, Bộ trưởng nhận định.
Nhật Minh

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Báo Hồng Kông: Trung Quốc xuống nước với Việt Nam, nhưng chỉ nói mà không làm


Trong thời gian qua, Biển Đông - khu vực giao thông hàng hải tấp nập nhất thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng do những hành động đơn phương mang tính khiêu khích của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác. Giờ là lúc Trung Quốc muốn giảm nhiệt căng thẳng bằng ngoại giao. Một Thế Giới xin trích đăng bài viết trên South China Morning Post.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Điểm sách của Bill Hayton: Biển Đông và cuộc chiến tranh giành quyền lực ở châu Á

Tác giả: David Brown
Người dịch: Trần Văn Minh
25-10-2014
H1Trong những vấn đề nan giải toàn cầu, tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông nên được đưa lên hàng đầu, cùng với thay đổi khí hậu, Thánh chiến và chống vi-rút Ebola. Vấn đề dường như không thể kiểm soát, vì thế giải quyết vấn nạn này đã trở thành sự thử nghiệm quan trọng, liệu trật tự quốc tế có thích hợp với một ‘Trung Quốc đang trỗi dậy’ hay không.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Tìm hiểu về chuyến thăm TQ của Đoàn Bộ trưởng Quốc phòng VN



Báo TQ xuyên tạc: Đoàn Tướng VN sang TQ để cầu hòa "  Đông Bình - GDVN  24/10/2014.  


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vừa có chuyến thăm Trung Quốc
Trang mạng sina Trung Quốc ngày 23 tháng 10 đăng bài viết nhan đề "Vì sao Quân đội Việt Nam bất ngờ thăm Trung Quốc cầu hòa, Mỹ có hỗ trợ lớn hơn". Để khách quan nhất, báo GDVN xin đăng tải toàn bộ nội dung bài báo để độc giả rộng đường tham khảo.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

TQ không phải "thế lực thù địch" thì là ai đây?

Như tin tức đã loan báo, từ ngày 16-18/10 Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dẫn đầu đoàn quân sự cấp cao gồm 13 tướng lĩnh sang thăm chính thức TQ. Trả lời báo chí bên lề phiên khai mạc kỳ họp QH sáng nay Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết mục đích chuyến đi là nhằm "tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa quân đội của hai nước cũng như Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước". Giải đáp mối lo ngại của nhiều chuyên gia trước việc TQ xây dựng căn cứ quân sự và đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực, Bộ trưởng cho rằng "đó là lo ngại của các nhà nghiên cứu", nhưng theo ông "điều quan trọng nhất là hai bên đã thỏa thuận phải hợp tác theo tinh thần hữu nghị của lãnh đạo 2 Đảng, Nhà nước, giữ gìn môi trường ổn định, hòa bình và kiểm soát hoạt động của lực lượng vũ trang của hai nước trên biển, không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và để xảy ra xung đột vũ trang ở trên biển". Khi có người hỏi phía họ có hứa gì không, ông Thanh nói "Hứa thì không hứa, nhưng nói chung là...". 

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Càng nhiều dự án càng nghèo

Ở VN ngày nay bất cứ một dự án nào cũng  là "chùm khế ngọt" và căn bệnh "thích dự án" đã trở thành kinh niên gắn liền với tệ nạn tham nhũng ở mọi cấp độ trên quy mô cả nước. Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao mức chi phí của các dự án VN bao giờ cũng cao gấp nhiều lần so với thế giới. Đó là chưa kể các khoản chi "phát sinh" vì những lý do không rõ ràng. Các khoản chi để "sửa chữa khắc phục" trong thời kỳ hậu dự án cũng rất lớn. Với tất cả các loại chi phí chồng lấn lên nhau như vậy thường rất khó xác định tổng chi phí thực sự của một dự án. 


Tuy nhiên ta có thể làm một vài so sánh với những thông tin và số liệu sẵn có trên mạng internet để thấy sự thất thoát ngân sách  ở VN kinh khủng đến mức nào. Vẫn biết mọi so sánh đều có sự khập khiễng nhất định, nhưng không so sánh thì không thấy sự chênh nhau rất vô lý giữa VN và thế giới. Dưới đây là một vài ví dụ.



Đường Ô Chợ đừa (Hà Nội) dài 547m với tổng mức đầu tư hơn 642 tỉ đồng (trung bình hơn 1,1 tỉ đồng mỗi mét, tức là hơn 50 triệu đô/km, và được mệnh danh là "đường đắt nhất hành tinh".

Đường Láng-Hoà Lạc dài 30 km, 6 làn xe chi phí tương đương 410 triệu đô la, tính ra chi phí 13,7 triệu đô la cho 1km. 

Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai dài 245, 4 làn xe, có nơi chỉ có 2 làn xe, chi phí hết 1,47 tỷ đô la, vị chi 6 triệu đô la cho 1km.

Một đoạn mặt đường rạn nứt của Cao Tốc Hà Nội-Lào Cai sau 2 tháng khánh thành

Trong khi đó, theo Cục giao thông và đường bộ Road& Transport Authority of Dubai RTA, con đường tránh đi vào thành phố Dubai (bypass) dài 70 km khánh thành năm 2012 với 12 làn xe tổng chi phí xây dựng hết 1 tỷ dirham= 278 triệu đô la. Như vậy tính ra chi phí xây dựng 1km đường cao tốc 12 làn xe của họ chỉ hết 3,97 triệu đô la thôi (*) 



Dự án sân bay Long Thành  được khái toán 18 tỉ USD. Tuy mới chỉ là khái toán nhưng cho thấy đã quá cao so với quốc tế, cụ thể như: 

Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: 5,6 tỉ USD rộng 77 triệu mét vuông, tức gần 20.000 ha, lớn gấp 4 lần dự án sân bay Long Thành, có khả năng đón 150 triệu lượt hành khách mỗi năm được kỳ vọng sẽ là "sân bay lớn nhất thế giới". 

Sân bay Quốc tế Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ: đã xây xong và đưa vào hoạt động từ năm 1995, tổng chi phí đầu tư là 4,8 tỉ USD (tương đương 7,45 tỉ USD ở thời điểm hiện nay). Sân bay này rộng 54 dặm vuông, tương đương 140 km vuông (gần 35.000 ha), lớn hơn 7 lần so với dự án sân bay Long Thành. Lượng khách đón hàng năm: 52,5 triệu.

Sân bay quốc tế Al Maktoum, Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả rập:
 tổng chi phí 33 tỷ USD , diện tích 220 km vuông, tương đương 55.000 ha, lớn gấp 101 lần dự án sân bay Long Thành (5.000 ha) và lớn gấp 65 lần sân bay Tân Sơn Nhất (8.500 ha) có khả năng đón 160 triệu lượt hành khách và 12 triệu tấn hàng hóa hàng năm, nhưng tổng chi phí chỉ bằng 1,8 lần khái toán  của sân bay Long Thành.  bay Long Thành  (**)


Đó là chưa nói tình trạng chất lượng của hầu hết các công trình của VN bao giờ cũng xuống cấp nhanh, mới khánh thành đã phải xử lý "sự cố kỹ thuật". Dễ nhận thấy nhất là các dự án xây đường cao tốc, sân bay, bến cảng, đập thủy lợi, thủy điện và các công trình công cộng lớn nhỏ. Hầu hết các tuyến đường cao tốc ở VN đều bị tình trạng sụt lún ngay sau khi khánh thành; mặt đường thì mấp mô, hành lang an toàn sơ sài nên tốc độ chạy xe không thể đạt chuẩn cao tốc.


Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao chi phí cho các dự án ở VN quá cao so với thế giới ? Câu trả lời chung nhất mà giới chức VN thường viện dẫn là "giá đền bù giải phóng mặt bằng", nhưng họ không nêu rõ lý do tại sao chi phí giải phóng mặt bằng cao như vậy. Thực ra sự "bí ẩn" này nằm ở khâu "cơ chế tham nhũng" thường rất tinh vi, có tổ chức hoặc được bảo kê của các cá nhân hoặc cơ quan nhà nước đầy quyền lực. Sự phản ứng của  người dân trong các vùng có dự án cho thấy điều này.


"Kết quả" của phong trào dự án nhìn thấy được qua sự biến dạng nhanh chóng trong bức tranh quang cảnh vùng ngoại vi Hà Nội, Sài Gòn và một vài tỉnh thành khiến nhiều người khen kẻ chê... Nhưng đi kèm với chúng là sự tàn phá khủng khiếp đối với đất trồng lúa  màu mỡ (điển hình là dự án Ecopark ngay cửa cửa ngõ của Thủ đô)và môi trường sinh thái nói chung đồng thời dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội không thể kể hết ra đây. Nếu xét về mục đích của đầu tư là để phát triển thì có thể nói VN đã và đang làm điều ngược lại, nguy hiểm nhất là biến đất nước thành một con nợ đầy rủi ro.

Vậy nên chăng đã đến lúc phải tạm ngừng các "dự án phát triển" để chờ cải cách hành chính và giải quyết vấn nạn tham nhũng, nếu không muốn vỡ nợ ?

Ghi chú:
(*) Thông tin do cựu đại sứ Nguyen Quan Khai cung cấp trên trang facebook cá nhân.
(**) Thông tin trên trang Anh basam tập họp từ các nguồn khác nhau.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Lạnh Tây, nóng Đông: Putin sợ ‘đứt tay’


- Xích lại gần với Trung Quốc là một trong số các giải pháp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm chống trả lại lệnh cấm vận của phương Tây. Tuy nhiên, việc này cũng đang làm đau đầu nhiều nhà lãnh đạo nước Nga.
Lạnh lùng với đồng tiền phương Tây
Ngày 13/10, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 38 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận về việc mở một hạn mức hoán đổi đồng NDT và đồng Ruble trị giá khoảng 24,5 tỷ USD nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, tránh phụ thuộc vào đồng USD.
Ngân hàng Trương ương Nga cho biết, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ có hiệu lực trong 3 năm và có thể kéo dài tùy, thuộc vào hai bên.
Theo Bussiness Insider, thỏa thuận này cho phép hai nước sử dụng đồng tiền của nhau mà không phải mua trên các thị trường tiền tệ. Nó sẽ giúp Nga tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc, cũng như đẩy mạnh hợp tác với châu Á nhằm giảm ảnh hưởng của các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng
Xích lại gần với Trung Quốc là một trong số các giải pháp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm chống trả lại lệnh cấm vận của phương Tây
Hàng loạt thỏa thuận, từ năng lượng đến tài chính, đã được ký kết trong chuyến thăm Nga kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong khuôn khổ thăm châu Âu một tuần của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Nó như một minh chứng cho lời khẳng định của Tổng thống Nga Putin, rằng "Trung Quốc là đồng minh tự nhiên của Nga" và như Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đánh giá "quan hệ giữa Nga và Trung Quốc như những đối tác chiến lược đang ở trình độ rất cao".
Có thể thấy, với những gì diễn ra trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Trung Quốc vừa qua, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã lên cao hơn bao giờ hết, hướng tới "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" như lời phát biểu của ông Lý Khắc Cường.
Những thông tin trên RIA Novosti cũng cho thấy, Trung Quốc đang muốn thiết lập khu vực phát triển kinh tế chung giữa châu Âu và châu Á, trong đó Nga là một đối tác quan trọng.
Quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng vọt gần đây, vượt qua cả quan hệ thương mại Nga - Đức và được dự báo còn tăng trưởng do các lệnh trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và phương Tây.
Trong lĩnh vực đầu tư và vốn, Trung Quốc cũng là đối tượng số 1 của Nga. Trước đó, hồi tháng 5, Nga và Trung Quốc cũng đã ký hợp tác chiến lược với thỏa thuận cung cấp khí trị giá 400 tỷ USD trong vòng 30 năm. 
Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng
Hàng loạt thỏa thuận đã được ký kết trong chuyến thăm Nga kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Không chỉ kinh tế, mối quan hệ Nga - Trung ngày càng sâu sắc trong cả lĩnh vực quân sự. Theo Bloomberg, Tổng thống Vladimir Putin có thể tiến tới đáp ứng một trong hai điều mà Trung Quốc mong muốn nhất hiện nay là: nắm bắt công nghệ vũ khí tiên tiến.
Giải bài toán "chơi dao"
Quan hệ Nga - Trung đang lên một tầm cao mới trong bối cảnh ông Putin muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào thương mại và đầu tư của phương Tây, trong khi Trung Quốc thì muốn có thêm nhiều năng lượng, vũ khí và cũng muốn vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của nước Mỹ.
Với Trung Quốc, đẩy mạnh hợp tác với Nga có lẽ là cần thiết. Trung Quốc vừa soán ngôi vị của Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP). Quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng sắp trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Việc hợp tác mua dầu khí từ Nga có thể là lựa chọn số 1 trong bối cảnh vận tải dầu trên Biển Đông và vận chuyển khí qua Myanmar có nhiều bất cập.
Hợp tác với Nga còn giúp Trung Quốc thâm nhập vào thị trường rộng lớn này cũng như có cơ hội thâu tóm các DN trong lĩnh vực năng lượng và học hỏi được công nghệ vũ khí tiên tiến.
Ở chiều ngược lại, Nga cũng giảm thiểu được suy thoái kinh tế trước hàng loạt các lệnh cấm vận của Mỹ và EU. Nền kinh tế Nga cần tiền từ bán dầu khí và cần hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. 
Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng
Việc xích lại gần với Trung Quốc cũng đang làm đau đầu nhiều nhà lãnh đạo nước Nga.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều nhà phân tích Nga lo ngại là: Hợp tác đồng nghĩa với việc tăng sức mạnh cho Trung Quốc - nước láng giềng có nền kinh tế gấp 4 lần, có dân số gấp 10 lần Nga và có đường biên giới rất dài với Nga.
Một nhà phân tích chính trị độc lập tại Moscow trên Bloomberg cho rằng, đến thời điểm này, ông Putin đã quay mặt với Tây và hướng sang Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách tối đa hóa lợi ích từ chính sách mới của Nga.
Chuyến viếng thăm Nga của ông Lý Khắc Cường cho thấy, Trung Quốc không phí thời gian để ngay lập tức tấn công vào thị trường nợ của Nga sau khi Mỹ và châu Âu đóng cánh cửa này đối với Kremlin.
Tầm quan trọng của Trung Quốc với Nga, trong bối cảnh hiện tại, theoBloomberg, là yếu tố có thể khiến ông Putin đáp ứng cả các yêu cầu về công nghệ vũ khí tiên tiến của Trung Quốc. Cũng theo nguồn tin này, Nga đang chuẩn bị ký các hợp đồng bán các hệ thống tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 cho cường quốc hạt nhân Trung Quốc vào quý I năm sau.
Sự hợp tác trên nhiều phương diện giữa Nga và Trung khiến không ít nước lo ngại nhưng mang lại lợi ích cho cả hai cường quốc. Nhưng, sự lớn mạnh về bất cứ phương diện nào của Trung Quốc cũng chính là điều khiến các nhà lãnh đạo Nga đau đầu. Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, xích gần lại với Trung Quốc là lựa chọn tất yếu, không thể tránh của nước Nga.
Văn Minh

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Vì khó mà bó tay?

Lời bình ngắn của chủ blog Bách Việt: Tác giả cuốn sách về Biển Đông, Bill Hayton  cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền do một số lý do, trong đó có vị trí địa lý "cận kề".  Đúng vậy, nhưng chỉ đúng về mặt quan hệ hữu nghị ngoại giao thông thường...còn quan hệ như thế nào, mức độ và cường độ ra sao là chuyện thuộc quyền của VN. Xin hỏi tác giả, nếu vậy tại sao Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan cận kề TQ hơn nhiều lại có thể tồn tại độc lập và phát triển cao hơn TQ?  Dưới đây là nguyên văn bài trả lời phỏng vấn của tác giả Bill Hayton với đài BBC ngày 14/10/2014. 

 

Việt Nam 'ở thế khó xử với Trung Quốc'

  • 14 tháng 10 2014




Tác giả cuốn sách về Biển Đông cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. 
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt trong buổi nói chuyện ra mắt sách 'South China Sea: the Struggle for Power in Asia' tại Trường SOAS, London chiều 13/10/2014, ông Bill Hayton cũng nói về khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu cho cuốn sách.
Bill Hayton: Khi tôi bắt tay việc viết cuốn sách này, tôi thực sự muốn biết làm thế nào nhà chức trách Trung Quốc đã vẽ đường chữ U tại Biển Đông và tôi tìm kiếm lời giải thích hợp l‎ý. Và tôi đi đến kết luận rằng thực ra đường chữ U là việc nhà chức trách Trung Quốc vào thập niên 1930 đã hiểu nhầm và diễn dịch sai bản đồ của Anh Quốc theo đó dẫn tới sự hiểu nhầm về sự liên hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Tức là có sự hiểu nhầm là Biển Nam Trung Hoa là một phần thuộc về Trung Quốc.
Tôi đã nói trong cuốn sách rằng thật là kỳ quặc khi nhà chức trách Trung Quốc coi điểm cực nam thuộc về chủ quyền của Trung Quốc là một bãi ngầm dưới mặt biển 22 mét và cách bờ biển Borneo khoảng 100 km. Và câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật.
BBC: Các dự kiện lịch sử đóng vai trò gì trong tranh chấp chủ quyền?
Vấn đề hiện nay là ở chỗ nhà chức trách Trung Quốc và người Trung Quốc tin rằng hoặc được dậy rằng Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông là thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử. Điều cần làm là nghiên cứu các dữ kiện lịch sử một cách trung lập để xem bên nào tuyên bố phần nào họ có chủ quyền. Tức là thay vì nói là chúng tôi sở hữu toàn bộ Tây Sa và Nam Sa hay Hoàng Sa và Trường Sa, các nước có thể nói rằng chúng tôi có thể chứng minh được rằng chúng tôi là bên đã có chủ quyền về một hòn đảo này hay đảo kia ở khu vực này hay khu vực kia và từ đó có thể bàn thảo với nhau.





BBC: Ông đánh giá sao về ý kiến cho rằng chính phủ Việt Nam không có lập trường đủ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền?
Việt Nam ở trong vị thế khó. Trung Quốc là láng giềng cận kề và là đối tác mậu dịch lớn nhất. Hai đảng cộng sản có những quan hệ có thể xem là khá tốt với nhau. Do đó sẽ là dại dột nếu Việt Nam cắt đứt hẳn liên hệ với Trung Quốc vì kinh tế của Việt Nam có thể kiệt quệ, thất nghiệp sẽ là vấn nạn lớn. Do đó giới lãnh đạo Việt Nam dường như tách tranh chấp chủ quyền ra thành một chuyện riêng biệt trong khi tiếp tục có những mối quan hệ khác.
Tuy nhiên phía Trung Quốc lại không hề tỏ ra có động thái nhượng bộ nào để phía Việt Nam có thể giải thích với người dân của họ là hai bên ít nhất quan tâm tới việc đàm phán. Trung Quốc từ chối nhượng bộ và làm tình hình tồi tệ hơn như trong vụ Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan gần đây. Chính phủ Việt Nam ở thế khó vì người dân nói rằng cần phải cứng rắn hơn, tuy nhiên chính phủ có thể làm được gì? Vì nếu họ tiến hành một cuộc chiến thì mọi chuyện sẽ không dẫn đến một kết cục tốt.
BBC: Trong quá trình viết sách ông nhận được sự hợp tác ở mức nào từ nhà chức trách và giới học giả tại Việt Nam và Trung Quốc?
Tôi từng được Học viện Ngoại giao mời tới dự hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam nhưng Bộ Công an Việt Nam không cấp visa cho tôi. Quý vị có thể đã biết là tôi không thể tới Việt Nam để nghiên cứu.
Tôi có tới Trung Quốc nhưng dữ liệu thu lượm được cũng khiêm tốn. Phần lớn việc nghiên cứu được thực hiện tại thư viện ở London và các nơi khác cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp tại Đài Loan và kho dữ liệu của Đài Loan.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vì sao "Sống cùng lịch sử"chết ỉu

Cuốn film nhựa "Sống cùng lịch sử" trị giá 21 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư vừa ra lò nóng hổi đã bị ế đến mức phải rao chiếu miễn phí trên toàn quốc, nhưng số người đi xem vẫn thưa thớt. Dư luận công chúng, báo giới và cả giới bình luận chuyên nghiệp đều chê cuốn film cả về nghệ thuật lẫn nội dung. Một số ý kiến đổ lỗi cho cơ quan quản lý và cá nhân những người làm film. Có ý kiến cho rằng có nhiều điều không đúng sự thật lịch sử...trong khi ý kiến khác chê trình độ kỹ thuật, kỹ xảo v.v...Cũng cố ý kiến cho rằng có tiêu cực tham nhũng trong quá trình làm film. Hình như thói đời vẫn thế- hễ dậu đổ là bìm leo- đâu đó thấy khá nhiều ý kiến chê film dỡ quá, thậm chí nhiều người chưa xem phim cũng chê! Đã thế thì tẩy chay cho bỏ tức! 

Nhìn chung ý kiến khá phức tạp và trái ngược nhau mặc dù xem ra ý kiến nào cũng có lý cả. Có một điều đáng suy nghĩ là, bất chấp doanh thu thấp và sự phê phán của công luận, những người trong giới quản lý ngành điện ảnh (và cả bản thân đạo diễn cuốn film thì phải?) lại đánh giá "Đã hoàn thành nhiệm vụ...theo chỉ đao". Điều này có nghĩa họ coi trọng việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó hơn là doanh thu! Với tất cả những gì đã và đang diễn ra có thể thấy số phận cuốn film vốn đã hẫm hiêu chắc sẽ nhanh chóng đi vào lịch sử, chứ khó có thể sống cùng lịch sử!

Với tâm trạng băn khoăn, người viết bài này đã quyết định đến Trung tâm chiếu bóng quốc gia (Hà Nội) để mục sở thị xem thực hư thế nào. Và khi chưa xem thì không dám phát biểu, nhưng xem rồi thì thấy không thể không nói đôi điều.



Trước hết phải nói cuốn film không tồi, cả ở góc độ nghệ thuật lẫn nội dung. Kỹ thuật quay, hình ảnh, âm thanh, tốc độ, kỹ năng, kỹ xảo,v.v...  đều bắt kịp thời đại. Nội dung cũng khá ổn, không có gì đến mức phải nói là "không đúng sự thật" như một số người nhận xét. Dàn diễn viên có cả người ta và người tây đều trẻ đẹp. Có thể nói đạo diễn đã có sự sáng tạo và mạnh bạo trong việc thay đổi cách làm đối với loại film chính trị thường đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng nhắc lâu nay. Ý tưởng lồng ghép một chủ đề lịch sử tưởng nhàm chán với một hoạt động "thời thượng" của giới trẻ VN hiện nay là đi phượt có lẽ nên được đánh giá cao, ít nhất là trong trường hợp cụ thể của film này. 

Một cảnh trong film Sống cùng lịch sử
Vậy tại sao không có người xem? Tất nhiên có một số nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự yếu kém trong khâu hậu mãi, nhưng có nguyên nhân chính thuộc về phía khán giả, trước hết là tâm lý muốn "quên" quá khứ một thời CM? Nói vậy nghe có vẻ võ đoán, vơ đũa cả nắm..., nhưng đó là sự thật nếu chịu nhìn thẳng vào nguyên nhân sâu xa của nó là tình trạng mất lòng tin vào giới lãnh đạo đất nước hiện nay. Khi người dân đã nghe nói quá nhiều về cách mạng nhưng thấy nhiều đồng chí bây giờ toàn làm ngược lại...thành ra họ nghĩ các ổng (ông í) toàn tuyên truyền! Dần dà người ta trở nên dị ứng với những từ ngữ "cách mạng", "lịch sử"...là điều khó tránh khỏi. Thế hệ già còn bị tác động, huống chi thế hệ trẻ? Người Việt lại có thói xấu hay theo đuôi nhau!

Sẽ suy nghĩ thêm. Nhưng cảm nhận khá mạnh mẽ sau buổi xem film là như vậy.


Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Bao giờ Rồng bay lên từ “ao làng” Thăng Long?

Hiệu Minh/ blog Hiệu Minh

Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Bài này tôi viết từ năm 2008, dù qua 6 năm, có lẽ thông điệp còn nguyên giá trị.
Người ta nói người ở làng chỉ biết ao làng, người ra biển sẽ biết biển lớn. Đáng tiếc chúng ta đang muốn Rồng Thăng Long bay ra đại dương nhưng hình như ta lại chưa thoát khỏi tư duy “ao làng”.
“Ao làng” Thăng Long
Như bao sinh viên ra trường, tôi chọn hồ Hoàn Kiếm làm tâm điểm để tìm việc trong bán kính ba ki-lô-mét. Vài người bạn còn chọn cả người yêu trong cái vòng tròn đó. Hồi mới ra Thủ đô, do chưa quen 36 phố phường, mỗi lần cần đi đâu, tôi đạp xe vòng lên bờ Hồ mới có thể định hướng đi tiếp. Với tôi, hồ Hoàn Kiếm như cái “ao làng xưa, một cõi đi về”.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Lãnh tụ hoàn hảo

Thấm thoát mà đã 5 năm trôi qua, chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng lần thứ XII, dù muốn hay không cũng sẽ phải nói lời chia tay với vị lãnh tụ tối cao của đất nước. Và có lẽ đây là thời điểm chín mùi để điểm lại thành tích của vị lãnh tụ. Dưới đây là vài suy nghĩ của cá nhân tôi.   

Người ta nói "Nhân vô thập toàn", nhưng theo tôi bác Tổng nhà mình là trường hợp "thập toàn", bởi những lý do sau đây.   

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Giảm thất thoát tiền đủ mua vắc-xin cho trẻ 15 năm?

 ngày 8/10/2014, Số tiền dôi dư từ việc giảm thiểu thất thoát bảo hiểm y tế có thể mua vắc xin tốt nhất cho các cháu trong độ tuổi TCMR khoảng 10 năm, thậm chí là trong khoảng 15 năm.

Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm có ở tất cả các nước trên thế giới. Những người tham gia BHYT sẽ được đảm bảo chi trả một phần, hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bằng nguồn tài chính từ quỹ BHYT. Tuy ở mỗi quốc gia, cách phân loại BHYT có khác nhau, nhưng đều được coi là một chính sách an sinh- xã hội quan trọng.

Quỹ bảo hiểm y tế “gặp họa”?


Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thoát Trung là thoát cái gì và để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào thời gian TQ xâm lược bằng giàn khoan và tàu thuyền bắt đầu từ tháng 1/5 vừa qua người Việt trong nước cũng như  hải ngoại lại dấy lên phong trào "thoát Trung" (còn gọi là "thoát Trung luận"). Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Người viết bài này xin mạn phép nêu lên ý kiến cá nhân để góp phần thảo luận. Đó là thoát Trung là thoát khỏi sự hiểu biết nhầm lẫn về nguồn cội của mình từ đó sinh ra tâm thế yếu hèn trước kẻ thù truyền kiếp. Cũng không nên đánh đồng phong trào thoát Trung với "bài Trung" hoặc "chống Trung". Dưới đây là một số cơ sở cho cách suy nghĩ đó. 

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tư liệu: Đơn kiến nghị của vợ hai cố TBT Lê Duẩn gửi 16 UV BCT, về ông Võ Nguyên Giáp

Lời giới thiệu của trang chủ Bách Việt: Thời gian gần đây xuất hiện cái gọi là "Đơn kiến nghị" của bà Nguyễn Thị Vân -vợ thứ hai của cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn. (Bà Vân hiện đang còn sống tại Tp Hồ Chí Minh). Bức thư đã được phát tán rộng rãi trên nhiều kênh thông tin trong nước và quốc tế dù muốn hay không đã trở thành một chủ đề cuốn hút sự quan tâm của dư luận. Có điều đáng lạ là, cho đến nay chưa thấy ý kiến hay lời cải chính  gì của các bên liên quan. Và điều này khiến cho lá đơn dù chưa xác định được tính "chính thống" của nó, có thực không và nếu có thì mức độ chính xác bao nhiêu, v.v..., cũng đã và đang dấy lên những tình cảm lẫn lộn trong xã hội vốn đang trong thời kỳ khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng. Thiết nghĩ đây là một bài học không chỉ của quá khứ mà của hiện tại và tương lai đối với đất nước và dân tộc này. Đó là lý do khiến trang chủ Bách Việt xin mạn phép đăng lại bức thư ở dạng ảnh chụp để  bạn độc tiện tham khảo như một tư liệu. Xin nhắc lại chỉ như một tư liệu tham khảo chưa được kiểm chứng.   

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Một người trong cuộc nói về ngành dầu khí VN(*)

(*)Trang chủ tôi đăng tải lại bài viết này  nhằm mục đích tham khảo ; mọi thông tin và lập luận trong bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của trang chủ. Bách Việt 

Các vấn nạn nghiêm trọng của ngành Dầu khí Việt Nam

Tác giả:Phan Châu Thành / 

Từ sự kiện “phát hiện mỏ khí lớn” của Tàu cộng

Trong bài “Vạch trần trò bịp bợm của Tàu cộng về vụ giàn HD-981 phát hiện mỏ khí nước sâu” gửi Dân Làm Báo và CXN gần đây tôi có nêu ra kết luận trong đầu bài viết trên dựa trên những nhận xét và lập luận cá nhân, và tôi chân thành đề nghị các chuyên gia dầu khí (nước ta) phản biện để làm rõ sự thật hơn nữa, sự thật trần trụi... Nhưng tôi đã rất thất vọng vì không ai trực tiếp hay gián tiếp phản biện cả, dù khá nhiều báo lề dân đăng lại bài của tôi, trong đó có báo rất uy tín như Bouxitvn... Hoàn toàn “im lặng chết người”, dù nhiều độc giả đề nghị dịch bài viết sang tiếng Anh để đăng trên các báo tiếng Anh, quốc tế cho thế giới biết về trò bịp của Trung cộng mà khỏi bị lừa...

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này