Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Tranh chấp Biển Đông: Đừng chờ TQ làm gì rồi đối phó


Xâu chuỗi toàn bộ quá trình lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đặc biệt  trong mấy năm trở lại đây, ta thấy, đến nay Bắc Kinh đã cơ bản hoàn thành trò ảo thuật  "biến không thành có". Từ một vùng biển chung của Đông Nam Á với chằng chịt những tuyến đường hàng hải quốc tế giờ đây bổng nằm gọn trong cái gọi là "Thành phố Tam Sa" của riêng người Trung Quốc. Đó là "sự đã rồi" mà Bắc Kinh đã dầy công tạo ra bằng sức mạnh và những thủ đoạn dối trá. Đầu tiên họ tung ra một đường ranh giới mơ hồ gồm 9 đoạn đứt khúc không dựa vào bất cứ cơ sở pháp lý nào để khoanh trọn 80% diện tích của biển Đông và gọi đó là "lợi ích cốt lõi " của TQ. Sau đó để thực hiện âm mưu này, Bắc Kinh đã lần lượt chiếm quần đảo Hoàng Sa, rồi một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam; chiếm đảo Mischief và bãi cạn Scarborough của Philipine. Tàu hải quân và tàu dân binh TQ hàng ngày xâm phạm lãnh hải và liên tục quấy phá các hoạt động kinh tế cuả Việt Nam, Philipine và một vài nước khác trong khu vực. Tuy vậy, Bắc Kinh luôn bác bỏ đàm phán đa phương với ASEAN hoặc bất cứ bên thứ ba nào. Họ một mặt hứa sẽ đàm phán với ASEAN với điều kiện tổ chức này thỏa thuận xong Bộ quy tắc ứng xử (COC), một mặt dùng thủ đoạn "chia để trị" nhằm trì hoãn sự ra đời của COC, kể cả việc trắng trợn mua quyền phủ quyết của nước chủ nhà Hội nghi AMM là Campuchia. Thực chất đó là chiến thuật "câu giờ" của Bắc Kinh nhằm tranh thủ thời gian chuẩn bị điều kiện cần thiết cho giai đoạn đấu tranh tiếp theo của họ.  Đó là lý do tại sao Bắc Kinh  ráo riết lấn chiếm Scarborough của Philipine và cho hàng nghìn tàu thuyền vây hãm quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp nguy cơ xung đột quân sự (miễn sao tránh được sự can thiệp của Mỹ). Sự ra đời vội vàng của cái gọi là " Thành phố Tam Sa" giữa Biển Đông là một bằng chứng rõ rệt nhất. Việc Bắc Kinh đồng thời gây hấn với cả Nhật Bản là một phần của chiến thuật "dương đông kích tây" nhằm  đánh lạc hướng chính của họ tại Biển Đông để khiến cả  Mỹ, Nhật cùng bối rối.

Ngẫm mà xem, thật vô lý khi thế giới đã mất quá nhiều thời gian để bàn cãi về cái "lưỡi bò" do Bắc kinh đơn phương đưa ra trong khi  Việt Nam và Philipine phải loay hoay chống đỡ trước sự lấn lướt của các lưc lượng Trung Quốc. Thái độ phản ứng của Mỹ thể hiện với đồng minh Philipine xung quanh vụ Scarborough có thể nói là "quá dè dặt" mặc dù biết rằng đối phương là bên phi nghiã rất lo ngại nỗ ra chiến tranh!. Sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN dù vì lý do chủ quan hay khách quan đều thật đáng tiếc.  Đáng lẽ ra, COC đã có thể thống nhất sớm hơn. Hoặc ngay cả trong khi chờ đợi COC vẫn có thể hình thành một cơ chế đàm phán bao gồm các nước ven bờ là Việt Nam, Philipine, Malaysia, Indonesia , Brunei và Singapore,  hoặc với các nước có lợi ích hàng hải tại Biển Đông, kể cả Đài Loan chẳng hạn. Một vài tiếng súng vang lên khi cần cũng không có gì là tồi tệ, bởi vì Bắc Kinh tuy tham lam, hiếu chiến nhưng rất lo ngại chiến tranh, ít nhất là vào thời ky này. Tuy nhiên những việc làm đó đã không xảy ra.  ASEAN cũng như thế giới đã thụ động chờ đợi trước những bước đi ngang ngược của Bắc Kinh mà không đưa ra những đối sách kịp thời cần thiết. 

Nhắc lại chuyện này chỉ để rút ra bài học cho thời kỳ sắp tới mà thôi!. Điều gì xảy ra đã xảy ra rồi. Giờ đây hậu quả đã hiện rõ với cái gọi là  "thành phố Tam Sa" không có dân cư nhưng đầy căn cứ quân sự và các phương tiện chiến tranh. Nếu Bắc Kinh thành công trong mục tiêu của họ, thì nơi đây sẽ là lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và quyền đi lại tự do của tàu bè quốc tế qua Biển Đông coi như chấm dứt! Tiếp sau đó sẽ không tránh khỏi một chu kỳ bành trướng mới diễn ra đối với các quốc gia vòng ngoài và phía Nam của Biển Đông. Có thể nói, đến nay Bắc Kinh đã hoàn tất giai đoạn đầu của mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Đó là một tổn thất không đáng có không chỉ đối với Việt Nam và Philipin mà đối với ASEAN và thế giới. Nó cho thấy sự tham lam và thâm độc của chủ nghĩa  bành trướng bá quyền, nhưng chính thái độ chờ đợi thụ động của các bên bị hại đã trao cho Bắc Kinh quyền chủ động trên bàn cờ trong khi thế giới lại cứ "đánh cờ nước một" để ứng phó. Mới đây trong một cử chỉ đáng lưu ý khi Người phát ngôn Ngoại giao TQ- Hồng Lỗi  trả lời về 6 nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông của ASEAN đã nói: “Điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông là tranh chấp giữa các nước liên quan xung quanh chủ quyền quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và phân giới vùng biển phụ cận”.  

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra công khai về “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông”. Bình luận về việc này, báo điện tử Liên hợp Buổi sáng của Singapore ngày 23/8 cho rằng tuyên bố này của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của tình hình Biển Đông trong tương lai, đồng thời đánh dấu sự chuyển biến lớn về lập trường và sách lược của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Bài báo cũng nhận định: "Ở một khía cạnh nào đó, ý nghĩa và ảnh hưởng của “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông” không hề kém quan trọng hơn “thuyết lợi ích cốt lõi Biển Đông” xuất hiện vào tháng 3/2010. Việc Bắc Kinh đưa ra “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông” cho thấy nước này không cho rằng quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Trung Sa cùng vùng biển phụ cận tồn tại tranh chấp chủ quyền và hy vọng thế giới bên ngoài thừa nhận cũng như tiếp thu lập trường này (của phía TQ). Bài báo đi tới kết luận: "Việc Trung Quốc đưa ra giới định “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông” là để chuẩn bị ứng phó với thách thức đến từ việc đưa ra “Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông” (COC)".
      
Giờ thì rõ rồi nhé, con cáo đã thò toàn bộ hai cái chân lông lá của nó vào tấm chăn Biển Đông. Bước đi sắp tới của Bắc Kinh rất có thể là chấp nhận đàm phán vói ASEAN, và cũng có thể sẽ làm lơ chuyện "đường lưỡi bò" (vì nhân thấy nó đã tỏ ra quá lố bịch). Tuy nhiên, thay vào đó Bắc Kinh đã có trong tay những con bài cụ thể để thương lượng. Bằng cách này, Bắc Kinh hy vọng sẽ có thêm lý lẽ để gạt Mỹ, Nhật Bản hoặc các nước ngoài khu vực ra khỏi cuộc đàm phán về Biển Đông. Đối với Bắc Kinh, giờ đây toàn bộ vùng biển đảo bên trên quần đảo Trường Sa coi như đã thuộc về TQ, và nếu bắt buộc phải đàm phán thì  Bắc Kinh chỉ đàm phán với ASEAN  về quần đảo Trường Sa mà thôi!. 

Hy vọng rằng, với những bài học của thời gian vừa qua, ASEAN cũng như các quốc gia có lợi ích tại Biển Đông sẽ tìm được đối sách thích hợp làm thất bại âm mưu độc chiếm Biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh . Đồng thời cùng với thời gian, nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý sẽ giác ngộ và đứng lên phản đối hành động sai trái của các thế lực dân tộc cực đoan trong nước họ. Đó sẽ là kết cục đúng logic thường thấy đối với các cuộc tranh chấp quốc tế xưa nay, tuy nhiên có thể  sẽ rất chậm xảy ra đối với trường hợp TQ nơi mà chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn ngự trị. /.    

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tham nhũng đã trở thành "giặc nội xâm"






Tại cuộc hội thảo có tên “Vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ QH tổ chức mới đây tại Quảnh Ninh , Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá: "Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng Đánh giá cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam thường được 2,6 - 2,7 điểm trong thang điểm 10 về chỉ số cảm nhận tham nhũng, mà theo đó mức dưới 3 điểm được coi là tham nhũng nghiêm trọng.

Kết quả đánh gía quốc tế này đã được Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng Lê Văn Lân và các đại biểu tham dự phía VN hoàn toàn tán thành. Các đại biểu cũng vạch rõ trước đây, tham nhũng chủ yếu chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý, như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng chống dịch bệnh... Thiết nghĩ, sự đánh giá như vậy là sự khẳng định tình trạng tham nhũng ngày cangt tồi tệ, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn đầy đủ nếu xét thêm đặc thù "tham nhũng tập thể" tồn tại lâu ngày như "chấy rận" có lẽ chỉ cở ở VN nhưng thường không được phản ảnh trong các báo cáo và điều tra quốc tế. 

Dù sao đánh giá về tình trạng tham nhũng của Việt Nam của Tổ chức Minh bạch Quốc tế là một tiếng chuông báo động tuy chậm nhưng trước khi quá muộn đối với VN. Chậm là vì nó VN đã đánh mất cơ hội phát triển, nhưng sẽ là quá muộn nếu nó khiến VN lại rơi vào tình trạng mất độc lập tự chủ một lần nữa. Người VN hẳn còn nhớ, sau đai thắng tháng 4/1975 kết thúc 30 năm chiến tranh và hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, một nước Việt Nam thống nhất với hình chữ S đầy đủ trên bản đồ thế giới . Lúc đó không chỉ người VN mà thế giới đều tin đất nước và dân tộc anh hùng này sẽ làm nên một kỳ tích kinh tế giống như Nhật Bản đã làm được sau thế chiến II. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng sự tàn phá của chiến tranh là điều kiện thuận tiện để VN tiến thẳng lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.  Nhưng niềm hy vọng đó đã dần lùi xa và và xa mãi. Không biết đến nay sau 42 năm có còn ai hy vọng? Có một điều đáng tiếc rằng cho đến gần đây, mỗi khi nói về nguyên nhân, không chỉ giới lãnh đạo mà người dân VN có xu hướng cho là "do hậu quả chiến tranh" hoặc "các thế lực thù địch", về phần mình nếu có chỉ là "sự yếu kém" chung chung của "cơ chế" và do kinh nghiệm..., trong khi coi nhẹ nguyên nhân tham nhũng, thậm chí có người còn coi là "chất bôi trơn cần thiết" (!?) 

Tuy nhiên, cùng với thời gian, tham nhũng đã cho thấy sức tàn phá ghê gớm của nó. Nó không chỉ ngăn cản sự phát triển kinh tế mà còn làm mất lòng tin của nhân dân vào uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Văn kiện Đại Hội Đảng XI xác định tham nhũng đang "đe dọa sự tồn vong của chế độ". Hàng loạt các vụ tham nhũng quy mô lớn có sự câu kết xuyên quốc gia, thậm chí được chỉ đạo từ cấp cao nhất trong hệ thống công quyền, cho thấy tham nhũng giờ đây đã trở thành là "giặc nội xâm". Tình trạng này trùng hợp với nguy cơ "giặc ngoại xâm" đang đang lăm le với những thủ đoạn vô cùng trắng trợn và xảo quyệt. Hai kẻ thù này đang cùng lúc uy hiếp nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước./. 

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Vì sao Nhật bất ngờ thay cùng lúc 3 đại sứ tại Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc?

Đó là tên một bài viết của hãng thông tấn AP ngày 21/8 được đưa lại trên tờ Petrotimes (VN) ngày  22/08/2012 . Bài báo đưa tin kèm theo những bình luận rất đáng tham khảo về việc Nhật Bản đã cùng lúc công bố thay 03 Đại sứ của mình tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ (Xem nội dung bài báo  dưới đây).  Thay đổi đại sứ là một động thái ngoại giao thông thường trong quan hệ quốc tế. Nhưng sự kiện thay đổi lần này của Nhật Bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của quốc gia.

Cũng sáng nay trong một tin khác trên báo Tuổi trẻ  trích báo Sankei  viết: "Nếu TQ dùng vũ lực chiếm Senkaku, Nhật Bản sẽ phản ứng theo hai bước: Nếu chỉ có dân quân và lính TQ, Nhật sẽ dùng lực lượng  hải-lục-không quân bảo vệ đảo. Nếu TQ dùng lực lượng lớn chiếm đảo, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ phối hợp với quân Mĩ đang đồn trú ở Nhật tấn công chiếm lại đảo". Mẫu tin ngắn này do  hãng thông tấn chính thức phát ra nghe có vẽ khác thường, thậm chí có thể bị coi là nhậy cảm hoặc khiêu khích nguy hiểm theo quan niệm của người Việt.  Nhưng người Nhật đã làm như thế đấy!

Nếu kết hợp cả hai thông tin nói trên với nhau, ta có thể thấy Nhật Bản tuy là một cường quốc  ngang ngữa với TQ nhưng không ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ và can thiệp của cường quốc số I  nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trước mối đe dọa của cường quốc số II. Họ cần đoan chắc về một sự hậu thuẩn cụ thể và đủ mạnh  và qua đó phát ra một thông điệp rõ ràng và dứt khoát đối với đối phương: Hãy đừng liều lĩnh tấn công chúng tôi! Đó là biện pháp khôn ngoan mà người Nhật có thể làm trước khi quá muộn nhằm  đảm bảo rằng tốt hơn hết là đừng để chiến tranh nỗ ra. Trước một nước TQ đang trỗi dậy đầy tham vọng với thái độ kiêu căng, ngạo mạn thì  người quân tử nào cũng nên biết cách "phòng bị gậy" là tốt nhất . Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng chiến tranh hơn là để nó nổ ra rồi mới kêu "làng ơi cứu tôi với".

Đó là trường hợp của Nhật Bản với TQ. Còn Việt Nam thì sao? Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiểng, nhưng hy vọng đây là một bài học cụ thể và  thiết thực nữa mà Việt Nam có thể học tập từ quốc tế: Việt Nam đã mất quá nhiều thời gian để lưỡng lự với những toan tính luẩn quẩn, liệu giờ đây có thể "đơn thương đọc mã" trong cuộc tranh chấp Biển Đông?     
  

Ba quan chức cấp cao được dự kiến sẽ trở thành tân Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc

" Điều này -việc cùng lúc thay đổi 3 đại sứ(chú thích của Bách Viêt) cho thấy những điều chỉnh lớn trong quan hệ giữa Nhật Bản với các nước này và sự thay đổi các ưu tiên chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhằm khôi phục chỗ dựa truyền thống là liên minh với Mỹ.
Báo chí Nhật Bản đưa tin Chính phủ Nhật Bản dự kiến bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Kenichiro Sasae làm Đại sứ ở Mỹ, thay cho ông Ichiro Fujisaki; bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Shinichi Nishimiya làm Đại sứ ở Trung Quốc và Thứ trưởng Ngoại giao Koro Bessho làm Đại sứ ở Hàn Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên, diễn ra việc triệu hồi đại sứ từ các nước mà Nhật Bản có căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ. Năm 2010, sau chuyến thăm đảo Kunashir của tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu hồi và sau đó là thay đại sứ mới ở Matxcơva.
Theo đánh giá của các nhà quan sát, việc thay cùng lúc đại sứ ở cả ba nước quan trọng đối với Nhật Bản sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Tokyo. Sau khi giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 2009, đảng Dân chủ Nhật Bản đã tuyên bố đường lối đối ngoại mới, hướng đến phát triển các mối quan hệ với các nước Viễn Đông và thiết lập quan hệ đối tác với các nước này ngang bằng với Mỹ. Tuy nhiên, các diễn biến mới đây đã cho thấy chiến lược này không khả thi.
Khởi đầu là vụ bê bối xung quanh căn cứ thủy quân lục chiến Futenma đã làm nguội lạnh quan hệ Nhật-Mỹ, dẫn tới việc Thủ tướng Yukio Hatoyama từ chức. Tiếp sau đó là căng thẳng gia tăng trên các vùng lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Minh chứng gần đây nhất là việc Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima tại biển Nhật Bản, khiến quan hệ hai nước xuất hiện rạn nứt mới. Nhật Bản đổ lỗi cho Đại sứ nước này tại Hàn Quốc đã không áp dụng các biện pháp ngoại giao cần thiết để ngăn chặn chuyến thăm không mong đợi đó.
Dư luận Nhật Bản đang chĩa mũi dùi vào Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh Uichiro Niwwa sau kế hoạch của Thị trưởng Tokyo mua quần đảo đang bị tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Ông Uichiro Niwwa không phải là nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà xuất thân từ giới doanh nhân. Việc bổ nhiệm ông làm Đại sứ ở Trung Quốc trước hết nhằm mục đích nâng cao quan hệ kinh tế.
Trao đổi với báo “Độc lập” (Nga), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện phương Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga Valeri Kistanov nhấn mạnh việc thay ba đại sứ trên là hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành ngoại giao Nhật Bản hiện đại. Có ý kiến cho rằng đảng Dân chủ đang bị đẩy vào ngõ cụt trong quan hệ với Mỹ và bị Trung Quốc lợi dụng thời cơ này để gia tăng áp lực.
Ông Valeri Kistanov lưu ý rằng năm 2009, đảng Dân chủ Nhật Bản cũng đã tuyên bố không kỳ vọng vào các quan chức quan liêu mà trông chờ các chính trị gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, "thí nghiệm" này đã thất bại. Đại sứ Nhật Bản hiện nay tại Trung Quốc bị cáo buộc nhượng bộ Bắc Kinh quá mức. Nền ngoại giao của đảng Dân chủ bị đánh giá là không hiệu quả và đã đến lúc Nhật Bản phải chiến đấu trên cả ba mặt trận.
Chuyên gia trên nhận định người Nhật Bản đang lùi một bước khi thay các công chức bằng các chính trị gia. Trong bối cảnh đó, Tokyo sẽ phải có một đường lối mới bởi hai yếu tố: Thứ nhất, Nhật Bản phải đạt được sự gắn kết ở trong nước, trước hết là trong giới chính trị nếu không muốn bị các nước láng giềng lợi dụng điểm yếu này. Thứ hai, phải nhanh chóng củng cố lại liên minh quân sự với Mỹ vì đây là phương thức duy nhất để Nhật Bản chống lại Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ít khả năng việc thay đổi các đại sứ sẽ làm giảm nhẹ phần nào vấn đề lãnh thổ. Hơn thế, biểu hiện dường như cho thấy nhược điểm trong quan điểm chính trị của Nhật Bản, đẩy quốc gia vào những tình huống thêm khó gỡ. Chuyên viên về Nhật Bản Valery Kistanov nhận định: “Nói chung đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử ngoại giao Nhật Bản, và có lẽ của cả các nước khác, khi lập tức triệu hồi đại sứ từ ba nước vốn là các đối tác lớn của Nhật Bản, để chỉ định những nhân vật thay thế. Ở đây theo ý kiến của tôi, có vài nguyên nhân. Trước hết như bản thân các chuyên gia Nhật Bản thừa nhận, thực tế chính sách đối ngoại Nhật Bản ở giai đoạn này đang trải qua những thất bại. Điều này được quan sát thấy trong quan hệ của Nhật Bản với các đối tác chủ chốt như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, và khá kỳ quặc, với cả đồng minh hàng đầu là Mỹ. Trong khi đó, quan hệ ngoại giao với bốn hướng này luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Thực tế đặt Nhật Bản vào vị thế đầy phức tạp, bởi quốc gia buộc phải cùng lúc thực hiện "hành động chiến tranh ngoại giao" trên ba mặt trận: với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga”.
Chuyên gia Nga Valery Kistanov đánh giá: “Những người chỉ trích chính sách đối ngoại của chính phủ hiện nay cho rằng, chính sách của đảng cầm quyền Dân chủ Nhật Bản đang đi vào bế tắc: thất bại này tiếp nối thất bại khác, quan hệ với tất cả các nước trở nên xấu đi. Việc làm có thể duy nhất là tăng cường liên minh quân sự - chính trị với Mỹ, dựa vào Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ”. (Phóng viên: Th.Long (Theo AP)"



Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

HOT NEWS: Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt


Theo VN-Express sáng nay 21/8/2012,
Phóng viên Hà Anh: Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.

Sáng 21/8, xác nhận với VnExpress, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF) bị bắt tại Hà Nội.
"Ai vi phạm pháp luật lúc này đều phải nghiêm và cứng rắn xử lý", nguồn tin nói.
Chiều tối 20/8, cơ quan điều tra đã khám xét nhà ông Kiên (48 tuổi) tại Hà Nội.
PHẦN CẬP NHẬT THÔNG TIN LIÊN QUAN TRONG NGÀY
Theo Dân trí mới bổ sung: Ngay trong tối 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội. Việc khám xét kéo dài khoảng hơn một giờ. Cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên.
Trước đó, vào 15 giờ chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên đã gặp và trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ tại khách sạn Hilton - Hà Nội. Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên trao đổi nhiều về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam. 

(Bình luận của chủ blog) Tiếp theo Tuổi trẻ on line và hàng loạt báo mạng đồng loạt đưa tin một cách khá "hoan hĩ" về sự kiện mà có lẽ  hơi bất ngờ này (Nói là bất ngờ vì trước đó bản thân "Bầu Kiên" tỏ ra chưa biết gì. Đúng ra thời điểm và cách thức vụ bắt thì bất ngờ, nhưng xét về thân nhân thì Quan làm báo cách đây khoản 1 tháng đã có những bài và tin đề cập về nhân vật này. http://quanlambao.blogspot.nl/2012/07/bo-gia-kien-ve-ha-noi-thach-thuc-tran.html. 
Nếu xét  trong bối cảnh của đợt phê và tự phê do Đảng đang phát động hiện nay, đây chỉ là mới bắt đầu của chiến dịch.    

Lần theo các nguồn tin thấy VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN trên  Blog Mai Thanh Hai cách đây không lâu xin trích đăng lại để moị người ttiện tham khảo luôn tại đây:
 
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary. 

Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.

Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Tài chính

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và 3 em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP .

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Bóng đá

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho .

Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG.

Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của và ông Kiên.

Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.
Danh tiếng 
Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.

Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. 

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.

Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài.

Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam..

Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật
Theo blog Cầu Nhật Tân hôm nay (21/8/ 2012)
Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, kế hoạch đánh án Kiên “bạc” được Ban chuyên án chuẩn bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.
Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao
Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghim t v Dương Chí Dũng, vic bt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sc bí mt. Ngay c bên Vin Kim sát ti cao cũng ch có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994. Tuy nhiên, có tin cho hay, sát cánh với Tổng cục 6 của tướng Vĩnh còn có An ninh quân đội.
Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Và nó chỉ xảy ra khi nội bộ choảng nhau. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”.
Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người –  trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng điểm nổi bật nhất, trong con mắt của “bên Đảng”, ông Ngọ là người của Thủ tướng.
Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.
Thông tin tiếp: Kiên “bạc” hiện bị giam tại một cơ sở giam giữ do Bộ Quốc phòng quản lý nhằm tránh nguy cơ bị thủ tiêu bịt đầu mối.


Giông tố đang kéo đến Biển Đông


Tất cả các nước Đông Á đang chờ đợi xem Mỹ đáp trả lại sự hiếu chiến của Trung Quốc như thế nào
Tác giả: James Webb/ Wall Street Journal, ngày 20/8/2012
Người dịch: Dương Lệ Chi

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên và Việt Nam gây tốn kém, nhưng Hoa Kỳ đã chứng minh là nước bảo đảm sự ổn định cần thiết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngay cả khi  sức mạnh chuyển dịch từ Nhật Bản sang Liên Xô và gần đây nhất là sang Trung Quốc. Những lợi ích của việc tham gia của chúng ta là một trong những câu chuyện thành công lớn của lịch sử nước Mỹ và lịch sử châu Á, cung cấp cho các nước được gọi là ‘bậc hai’ trong khu vực có cơ hội phát triển về mặt kinh tế và trưởng thành về mặt chính trị.
Khi khu vực này phát triển thịnh vượng hơn, vấn đề [tranh chấp] chủ quyền đã trở nên dữ dội hơn. Trong hai năm qua, Nhật Bản và Trung Quốc đã đụng độ công khai ở quần đảo Senkaku, phía đông Đài Loan và phía tây Okinawa, mà sự quản lý [quần đảo này] được quốc tế công nhận là dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản. Nga và Nam Triều Tiên đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền chống lại Nhật Bản ở vùng biển phía Bắc. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia, tất cả các nước này đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi tiếp diễn các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.
Các tranh chấp như thế không chỉ liên quan đến thể diện lịch sử mà còn là các vấn đề quan trọng như vận chuyển thương mại, quyền đánh bắt cá và các hợp đồng khai thác khoáng sản có khả năng sinh lợi ở các vùng biển bao quanh các quần đảo hàng ngàn dặm. Không nơi nào mà căng thẳng gia tăng rõ ràng hơn là các tranh chấp ngày càng trở nên thù địch ở Biển Đông.
Ngày 21 tháng 6, Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập một khu hành chính mới có tên là Tam Sa, với trụ sở chính đặt tại đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Được Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing), đảo Phú Lâm không có dân bản địa và không có nguồn cung cấp nước tự nhiên, nhưng có một đường băng có khả năng quân sự, bưu điện, ngân hàng, cửa hàng tạp hóa và một bệnh viện.
Quần đảo Hoàng Sa cách Hải Nam hơn 200 dặm về phía đông nam, đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc đại lục, và cách phía đông bờ biển miền trung của Việt Nam một khoảng cách như thế. Việt Nam kiên quyết đòi chủ quyền trên các nhóm đảo, nơi xảy ra một trận chiến hồi năm 1974, khi Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa để xua đuổi những người lính thuộc chế độ cũ của miền Nam, Việt Nam (VNCH – ND).
Các xung đột tiềm tàng bắt nguồn từ việc Trung Quốc thành lập khu hành chính mới này, đã vượt quá xa khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trong sáu tuần qua, Trung Quốc tuyên bố thêm rằng quyền tài phán của Tam Sa không chỉ gồm quần đảo Hoàng Sa, mà là hầu hết toàn bộ Biển Đông, kết nối một loạt các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc bằng một quy định hành chính. Theo Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, cơ quan hành chính mới này “quản lý hơn 200 đảo nhỏ” và “2 triệu km vuông biển”. Để củng cố sự thôn tính này, 45 nhà lập pháp đã được bổ nhiệm để quản lý khoảng 1.000 người dân trên các hòn đảo này, cùng với 15 ủy viên Ban Thường vụ, cộng với một thị trưởng và một phó thị trưởng.
Những hành động chính trị này trùng hợp với sự mở rộng quân sự và kinh tế. Ngày 22 tháng 7, Quân uỷ Trung ương của Trung Quốc đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai một đơn vị binh lính đồn trú để bảo vệ các hòn đảo trong khu vực. Ngày 31 tháng 7, họ đã công bố một chính sách mới về “tuần tra đều đặn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu” ở Biển Đông. Và Trung Quốc hiện đã bắt đầu cung cấp quyền khai thác dầu khí tại các địa điểm được cộng đồng quốc tế công nhận là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vì tất cả các mục đích thực tế này, Trung Quốc đã đơn phương quyết định sáp nhập một khu vực mở rộng về phía đông từ các lục địa Đông Á xa tới tận Philippines, và về phía nam xa gần như tới eo biển Malacca. “Quận” mới của Trung Quốc lớn gần gấp đôi đất đai của tất cả các nước Việt Nam, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Philippines cộng lại. “Các nhà lập pháp” của họ sẽ trực tiếp báo cáo với chính quyền trung ương.
Phản ứng của Mỹ là im lặng. Bộ Ngoại giao chờ tới ngày 3 tháng 8 trước khi bày tỏ mối quan ngại chính thức về việc “nâng cấp hành chính… và thành lập một đơn vị đồn trú quân sự mới” của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp. Tuyên bố trên được diễn đạt một cách cẩn thận trong bối cảnh các chính sách lâu dài là kêu gọi giải quyết các vấn đề chủ quyền theo quy định của luật pháp quốc tế và không có việc sử dụng sức mạnh quân sự.
Mặc dù chỉ nói như vậy, nhưng chính phủ Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ, cảnh báo rằng các viên chức Bộ Ngoại giao đã “lầm lẫn giữa đúng và sai, và gửi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng“. Nhân Dân Nhật Báo, trong một bài đăng tải gần như chính thức [quan điểm của chính phủ Trung Quốc], đã cáo buộc Mỹ “thổi bùng ngọn lửa và là bộ phận kích động, cố tình tạo ra sự đối kháng với Trung Quốc“. Phiên bản ở nước ngoài của báo này nói rằng, đã đến lúc Hoa Kỳ nên “câm miệng“.
Rõ ràng là sự do dự của Mỹ trong nhiều năm qua đã khuyến khích Trung Quốc. Chính sách của Hoa Kỳ đối với các vấn đề chủ quyền ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương là chúng ta không đứng về phía bên nào, các vấn đề đó phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan. Các nước nhỏ hơn và yếu đuối hơn đã nhiều lần kêu gọi sự tham gia lớn hơn của quốc tế.
Trong khi đó, Trung Quốc đã khẳng định rằng tất cả các vấn đề như thế phải được giải quyết song phương, có nghĩa là hoặc sẽ không bao giờ được giải quyết, hoặc chỉ giải quyết theo các điều kiện của Trung Quốc. Do sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, do không thể hiện quan điểm, nên Washington đã mặc nhiên trở thành nước cho phép Trung Quốc thể hiện các hành động hiếu chiến hơn bao giờ hết.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và tất cả các nước Đông Á hiện đã đi đến thời khắc không thể né tránh sự thật. Tranh chấp chủ quyền mà các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình là một chuyện, các hành động hiếu chiến một cách trắng trợn hoàn toàn là một chuyện khác. Những thách thức này sẽ được giải quyết như thế nào để các tác động không chỉ cho Biển Đông, mà còn cho sự ổn định của khu vực Đông Á và tương lai của các mối quan hệ Mỹ – Trung.
Lịch sử dạy chúng ta rằng khi các hành vi đơn phương xâm lược mà không có sự đáp trả, thì những tin tức xấu chẳng bao giờ tốt hơn theo thời gian. Không nơi nào trong cái quy trình này lại rõ ràng hơn là sự chuyển đổi sức mạnh sang Đông Á. Như sử gia Barbara Tuchman ghi nhận trong cuốn tiểu sử của Tướng Joseph Stillwell thuộc Quân đội Hoa Kỳ, đó là lời cầu khẩn của Trung Quốc để được Hoa Kỳ và Liên đoàn các Quốc gia hỗ trợ đã không có ai trả lời sau sự xâm lăng Mãn Châu của Nhật Bản hồi năm 1931, sự thờ ơ đó đã “ấp ủ sự nhân nhượng vô nguyên tắc… đã mở ra thập niên về căn nguyên chiến tranh” ở châu Á và hơn thế nữa.
Trong khi sự tập trung của Mỹ bị phân tâm do chiến dịch tranh cử tổng thống, tất cả các nước Đông Á đang theo dõi Hoa Kỳ sẽ làm gì đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ biết một phép thử khi họ nhìn thấy một hành động. Họ đang chờ đợi để xem liệu Mỹ sẽ chịu được sự khó chịu đó nhưng vẫn giữ vai trò cần thiết như là nước thực sự bảo đảm sự ổn định ở khu vực Đông Á, hay là khu vực này một lần nữa sẽ bị thống trị bởi sự hiếu chiến và đe dọa.
Trung Quốc hiểu mối đe dọa này hồi năm 1931 và đã chịu hậu quả về sự thất bại của cộng đồng quốc tế [giúp Trung Quốc] giải quyết. Câu hỏi được đặt ra là, liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận, và liệu nước Mỹ năm 2012 có đủ ý chí và khả năng để khẳng định rằng phương pháp này là con đường duy nhất đối với sự ổn định hay không.
———

- Mời xem lại: 1164. Thượng nghị sĩ Jim Webb: Trung Quốc có thể “vi phạm luật pháp quốc tế” (Jim Webb/ Ba Sàm).
Ông Jim Webb là Thượng Nghị sĩ Mỹ, thuộc Đảng Dân chủ, bang Virginia. Cha ông là một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ, đã tham gia trong Đệ Nhị Thế chiến. Jim Webb tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, là một trong ba học viện danh giá nhất nước Mỹ. Ông là sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, đã từng tham chiến ở chiến trường Triều Tiên và Việt Nam, sau đó trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới tổng thống Ronald Reagan.
Về đời tư, người vợ hiện tại của ông (và là cuộc hôn nhân lần thứ ba của ông) là cô Hồng Lê, một luật sư Mỹ gốc Việt. Cô Hồng Lê nhỏ hơn ông 22 tuổi, sinh ở Vũng Tàu, cô đã cùng gia đình rời khỏi Việt Nam sau sự kiện 30-04-1975. Hai người có chung một đứa con là Georgia LeAnh, sinh năm 2006. Ngoài ra, Jim Webb còn là cha nuôi của cô con gái Emily, là con riêng của cô Hồng Lê từ cuộc hôn nhân trước. Jim Webb nói thông thạo tiếng Việt.
Nguồn: Wall Street Journal
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
--------------
*****

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Khi uống thuốc không kịp thời hoặc không đủ liều

Theo dõi NQ TW 4, rồi NQ TW 5 và cung cách của đợt kiểm điểm Bộ CT và Ban CHTW hiện nay mình lại nhớ đến một kinh nghiệm nho nhỏ về uống thuốc chữa bệnh.

Vốn sợ uống thuốc, phần vì thuốc đắng, phần vì cho rằng thuốc có hại, nên trước đây mỗi khi có bệnh nặng -nhẹ mình đều chần chừ đến khi bệnh rất nặng mới uống, và khi uống cũng không uống cho đủ liều. Hậu quả bệnh cứ kéo dài không bao giờ khỏi hẳn., lâu dần thành kinh niên, và ngày nay mình phải chung sống với nhiều loại bệnh tật sống dở chết dở.  

Gần đây do tình cờ phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo, mình nhận ra rằng thuốc cũng như mọi lý liệu pháp đều rất cần thiết đối với bệnh nhân, nhưng điều quan trong hơn cả là phải sử dụng ĐÚNG THUỐC, ĐÚNG LÚC và ĐỦ LIỀU. Bệnh càng nặng càng phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này. Từ đó mỗi khi bị hiện tượng ốm đau dù nặng, nhẹ như cảm cúm thông thường mình đều đi "khám bác sĩ" hoặc ra hiệu thuốc mua và uống thuốc đến lúc khỏi hẳn mới thôi. Làm như vậy thấy bệnh không những nhanh khỏi mà một số chứng kinh niên cũng bớt đi. Chỉ tiếc đã quá chậm để rút ra một kinh nghiệm đơn giản như vậy.

Vẫn biết "mọi sự so sánh đều khập khiễng". Nhưng mình thấy Đảng ta sao giống y chang mình về khoản uống thuốc!. Đảng có những căn bệnh trầm kha trong cơ thể (*) nhưng lúc nào cũng coi thường lời khuyên của các bác sĩ, ngại đi khám bác sĩ và rất ngại dùng thuốc. Nếu phải  uống thuốc, Đảng chỉ thích uống những loại thuốc có võ bọc đường có tên là "4 tốt", "16 chữ vàng" mua bên TQ về, nhưng chê những loại thuốc đắng của các nhân sĩ , trí thức và nhân dân trong nước kính biếu. Cũng có đôi khi Đảng làm bộ uống trước mặt nhân dân nhưng quay mặt nhổ ra hết ... Do chậm uống thuốc lại uống không đủ liều nên bệnh tình ngày một trầm trọng thì phải(?). Loại thuốc có tên "phê và tự phê" là loại gia truyền mà Đảng ta dùng nhiều nhất. Ngoài ra có các loại thuốc  như "cải tạo", "cải cách", "đổi mới", v.v... cũng được sử dụng nhưng không kịp thời và cũng không bao giờ dùng đủ liều.  Do dùng mãi một vài loại thuốc nên có hiện tượng "kháng thuốc", thành thử chẳng còn tác dụng gì ! Nghe nói có những loại thuốc khác tốt và thích hợp hơn mà thế giới mới phát minh thì giá rất đắt. Trộm nghĩ, năm nay Đảng ta đã ngoại bát tuần rồi không biết còn đợi đến bao giờ hay không bao giờ (?) Con dân nước Việt chỉ cầu mong sao Đảng chịu nghe lời bác sĩ để uống đúng loại thuốc cần uống và uống đúng liều đặng mau bình phục sống lâu cùng con cháu./. 

(*) Theo tinh thần NQ TW 4 khóa XI


Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Tai sao lại là TQ?

Có một câu hỏi thường vấn vương trong mỗi người VN chúng ta là tại sao mỗi lần an ninh đất nước bị đe dọa, rừng vàng biển bạc bị xâm lấn, kinh tế mất ổn định, thực phẩm bị đầu độc, nạn bán rừng, bán ruộng,  giết trâu lấy móng, làm chè bẩn, nuôi đỉa, trồng khoai lang....để xuất khẩu, v.v....thì y như rằng người Việt Nam lại tìm thấy nguyên nhân nào đó từ TQ (?) Có nhiều trường hợp rõ ràng nhưng cũng có những trường hợp mập mờ, ám muội. Không biết từ bao giờ nhiều người Việt tin rằng người TQ có thể iểm bùa, trấn huyệt, chặn long mạch... khiến dân tộc này không thể ngóc đầu lên được (?). Tóm lại,Việt Nam không khác nào con giun, con dế sống duới chân con gà mái, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị nó nuốt chửng nhưng không biết chạy đi đâu cho thoát! Vậy nên cũng có một câu hỏi: Tại sao người Việt Nam không thoát ra khỏi thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay?

Để trả lời 2 câu hỏi trên , trước hết nên nhắc lại câu nói của người xưa: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Nên chăng người Việt Nam hãy tự trách mình trước đã. Tại sao chúng ta cứ phải chịu đựng trạng thái ức chế như vậy để cứ mỗi lần bị TQ chèn ép, xâm lấn lại chỉ biết hậm hực trách người?

Có người cho đó là do số mệnh, là do thế đất trời đã định cho dân tộc ta sống bên cạnh dân tộc Đại Hán tham lam, xảo quyệt và độc ác ..., đành chịu vậy thôi (!) . Nghe cũng có lý. Nhưng nếu vậy, ta hãy thử liên hệ đến trường hợp các dân tộc khác trên thế giới xem sao. Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ là hai trường hợp có hoàn cảnh chung sống cận kề với Trung Quốc tương tự như Việt Nam. Hai nước này đều đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử đấu tranh sinh tồn bên cạnh Hán tộc mà trong đó  họ cũng đã từng chịu đựng tình trang lớn-bé, mạnh-yếu. Nhưng rốt cuộc hai nước này đều đã lần lượt thoát ra được khỏi vòng cương tỏa của TQ, thậm chí phát triển vượt xa TQ . Ngày nay cung cách quan hệ giữa họ với TQ là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, hai bên cùng có lợi không ai có thể chèn ép ai. Ngoài ra, các trường hợp Đài Loan,  Hồng Kông và Ma Cao tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng đều cho thấy khả năng thoát khỏi thế kìm kẹp của Trung Quốc là hoàn toàn có thể . Xa hơn, ta thấy trường hợp nước Cu ba sống bên cạnh Cường quốc số I chênh lệch nhau về mọi mặt nhưng vẫn hiên ngang tồn tai đâu có bao giờ phải quỵ lụy, triều cống? Không hiếm những  quốc gia khác trên thế giới tuy nhỏ bé cả về dân số hoặc diện tích nhưng có thể tồn tại độc lập và phát triển thịnh vượng bên cạnh các nước lớn. Vậy tại sao với TQ, Việt Nam lúc nào cũng phải quỵ lụy, bạn không ra bạn, thù không ra thù, anh em, đồng chí  cũng không phải? 

Việt Nam thực ra đã có những thời kỳ và cơ hội để thoát ra khỏi thế kìm kẹp của Vương triều phương Bắc, nhưng tiếc thay cho đến nay vẫn chưa làm được điều đó. Lý do gì, nếu không phải trước hết là do chính bản thân mình. Phải chăng đó là do ý chí và khát vọng tự cường dân tộc chưa đủ mạnh trong toàn bộ dân chúng, đặc biệt trong giới cầm quyền của đất nước?. Bên cạnh những trang sử chống ngoại xâm oanh liệt luôn có sự ám ảnh của một tâm thế thần phục, cam chịu lệ thuộc đối với Vương triều Phương Bắc. Ngọn lửa tự cường, tự tôn dân tộc thường bùng lên trong những thời kỳ chống ngoại xâm nhưng rồi lại lắng xuống trong thời bình.  Ngày nay tuy tính chất thời đại đã khác xưa, nhưng tâm thế đó vẫn còn. Phải chăng đó là lý do để hiểu tại sao dù căm ghét TQ xâm lược biển đảo, nhưng dân chúng vẫn cứ vô tư tiêu xài hóa, kể cả hàng nhập lậu và hàng độc từ TQ. Các doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) đua nhau nhập máy móc thiết bị, vật tư của và công nghệ lỗi thời của TQ. Đó là lý do tại sao nhiều cơ quan chính quyền các cấp mơ hồ mất cảnh giác trước những hoạt động ngầm của người TQ len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Đó là lý do tại sao giới lãnh đạo mà nhầm lẫn người dân yêu nước với "các lực lượng thù địch" . Đó cũng là lý do tại sao các tướng lĩnh Việt Nam lại chọn lúc lòng dân bức xúc trước họa xâm lăng để tung hô công đức của giặc và coi đó là một việc làm khôn khéo(?). Có rất nhiều những hiện tượng trái khuấy như vậy thường tái diễn trong quan hệ hai nước bất chấp sự thật đã có tới 3-4 cuộc chiến tranh đẫm máu do phía TQ chủ động gây ra trong thời gian ngắn ngủi vừa qua.

Từ kinh nghiệm của bản thân và từ bài học của các nước có hoàn cảnh tương tự, thiết nghĩ, con đường tất
yếu của Việt nam là phải dứt khoát đoạn tuyệt với cái tâm thế thần phục và lệ thuộc vào nước láng giềng Phương Bắc dù nó được trị vì bởi bất cứ thể chế nào. Đây hoàn toàn không phải là sự bài bác hay đối đầu mà là một phương cách để Việt Nam thật sự trở thành một quốc gia độc lập bình đẳng với TQ-điều kiện cần thiết để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và phát triển đất nước./.


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Khi khoa học bị mê tín chi phối

Einstein từng nói: “Có hai thứ được coi là vô tận: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người”
Xin mạn phép đăng lại 2 bài viết đã bị rút khỏi báo Giáo dục nhưng còn lưu lại trên blog Tranhung09.  Qua hai bài viết cho ta một vài sự thật rất cơ bản và đsức thuyết phục trong số rất nhiều sự thật đã được phơi bày xung quanh  "thần tượng ngoại cảm"Phan Thị Bích Hằng một thời được tôn vinh bởi làng khoa học VN. Nghe nói  thần tượng nay đã "gác kiếm" và chuyển sang làm DN bằng số vốn liếng kiếm được từ thời làm khoa học.... Âu cũng là một sự chuyển tiếp khá phổ biến trong xã hôi VN đương đại. Nhưng chẳng hay trong số hàng ngàn hài cốt được nhà ngoại cảm tìm thấy có bao nhiêu lần "nhầm" như trường hợp của cụ Phùng Chí Kiên? Có  bao nhiêu trường hợp không thử ADN hoặc lẫn lộn của người này sang người kia ...?  Nhưng lạ thay, đến nay vẫn có rất nhiều người tin sái cổ...  Phải chăng khoa học + mê tín = thần tượng? Hay đó là một hệ quả tất yếu của cung cách quản lý khoa học lỏng lẽo lâu nay đất nước này? Txa xưa, các nhà khoa học thực thđều là những người chống lại thần quyền. Chẳng lẽ ngày nay khoa học lại từ bỏ lập trường đđồng hành cùng mê tín dđoan một cách dẽ dàng như vậy?-Bách Việt

 
Những dấu hỏi lớn về "huyền thoại ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng (P1) Thứ tư 08/08/2012 05:15
LTS: Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên suốt dải đất hình chữ S vẫn còn hàng chục vạn hài cốt liệt sỹ nằm lại nơi rừng sâu, núi thẳm. Và cũng từng đó thân nhân gia đình liệt sỹ luôn khắc khoải mang theo bên mình nỗi đau không gì bù đắp nổi. Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ vừa là trách nhiệm, vừa là tâm nguyện của cả một dân tộc để tri ân những người đã vì nước quên thân. Trong suốt quá trình đó, không thể phủ nhận đóng góp của nhiều nhà ngoại cảm.

Việc tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm (khả năng đặc biệt) là một vấn đề mang tính khoa học và khả năng này có ở rất ít người. Trên hết, kết quả tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm phải dựa trên nhiều chứng cứ khoa học.

Loạt bài sau đây của báo điện tử Giáo dục Việt Nam không hề mang tính "phủ nhận sạch trơn" những đóng góp của các nhà ngoại cảm. Tuy nhiên, cái nhìn đa chiều về một sự việc, hiện tượng là điều cần thiết. Những thông tin mà nhóm phóng viên, cộng tác viên báo Giáo dục Việt Nam đã dày công tìm hiểu về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là minh chứng cho điều này.

Trong giới ngoại cảm, bà Phan Thị  Bích Hằng được nhiều người mặc định là một trong rất ít thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến đặt ra nghi ngờ về tính xác thực của những câu chuyện mà nhà ngoại cảm này từng kể để tạo dựng nên "thương hiệu".

Bài 1: Tìm di cốt Tướng Phùng Chí Kiên: Đúng tất cả, chỉ sai... ADN

Nỗi trăn trở thế kỷ trong gia tộc của vị tướng đầu tiên

Phùng Chí Kiên, tên khai sinh là Nguyễn Vỹ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, sinh năm 1901 tại làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thời kỳ 1925-1927, Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã cử hội viên về Nghệ Tĩnh hoạt động. Nhiều thanh niên, học sinh được đưa sang Quảng Châu học tập. Tháng 10 năm 1926, Phùng Chí Kiên cùng một số hội viên được giới thiệu sang Quảng Châu, dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức rồi vào học trường Quân sự Hoàng Phố. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.                                          


Nhiều tài liệu khẳng định, Phùng Chí Kiên là Ủy viên Thường vụ T.Ư Đảng khóa I (1935). Như vậy, Phùng Chí Kiên được coi như bậc khai quốc công thần và cũng chính Phùng Chí Kiên là người đầu tiên chính thức được truy phong hàm Tướng bằng Sắc lệnh 89/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 23/9/1947.

Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Phùng Chí Kiên cùng Hồ Quang về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Ông tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi. Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn, thành lập và là Chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân 1, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn.

Cuối tháng 6 năm 1941, chính quyền thực dân Pháp huy động tới 4.000 quân tổ chức thành ba mũi tấn công mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang mới hình thành. Các cơ sở bí mật của Trung ương Đảng và Cứu quốc quân bị uy hiếp nghiêm trọng. Trong cuộc họp khẩn cấp tại Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ), Ban chỉ huy Cứu quốc quân quyết định cử một tổ bảo vệ và dẫn các cán bộ lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản qua Tràng Xá về xuôi an toàn.

Phùng Chí Kiên chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, phá một số trận càn lớn của Pháp. Do chênh lệch lực lượng và vũ khí, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai quyết định để lại một tiểu đội chặn địch, còn hai tiểu đội phá vòng vây, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Ngày 19 tháng 8 năm 1941, cánh quân của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri qua Pò Kép (châu Na Rì, Bắc Kạn) thì bị đối phương phục kích nhưng thoát được.

Ngày 21 tháng 8 năm 1941, đơn vị lại bị phục kích và bị bao vây tại xã Bằng Đức trên đường đi Cao Bằng. Lương Văn Tri bị thương rồi hy sinh. Mặc dù bị thương nặng, Phùng Chí Kiên vẫn bắn chặn quân địch để đồng đội thoát khỏi vòng vây. Bắn hết viên đạn cuối cùng, ông bị bắt. Ngày 22 tháng 8 năm 1941, địch chặt đầu ông rồi bêu ở đầu cầu Ngân Sơn hòng uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân dân địa phương.

Cũng kể từ đó, phần hài cốt này bị thất lạc. Năm 1990, phần hài cốt không đầu của ông Phùng Chí Kiên được đưa về an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trải suốt hàng chục năm, dòng tộc Nguyễn Văn tại xã Diễn Yên không nguôi niềm trăn trở tìm kiếm phần di cốt trên. Ngay từ những năm 70, hàng năm, tranh thủ thời gian nghỉ phép, thân nhân ông Phùng Chí Kiên đã tìm lên Bắc Kạn, la cà khắp các ngõ ngách, hỏi han dân chúng trong địa bàn mà ngày xưa "chú Vỹ" đã chiến đấu và hy sinh, nhưng đều không thu lượm được kết quả gì. Phần hài cốt bị thất lạc của ông Phùng Chí Kiên vẫn chưa có manh mối nào.

“Điều đó khiến cả dòng họ nhà tôi trăn trở. Mấy chục năm trời, dòng họ này cứ trăn trở khôn nguôi mong ngóng tìm được phần hài cốt bị thất lạc, làm các thủ tục công nhận danh hiệu liệt sỹ, danh phận cho cụ Phùng Chí Kiên. Năm 1994, cụ được tặng Huân chương chiến công hạng 3. Năm 2003, cụ được truy tặng danh hiệu liệt sỹ. Tuy nhiên, phần hài cốt bị thất lạc thì vẫn bặt mối thông tin”, một người con cháu của cụ Phùng Chí Kiên kể lại với phóng viên.

Việc tìm thấy di cốt còn thất lạc của ông Phùng Chí Kiên vừa là ước nguyện vừa là nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước, của nhân dân và gia đình người chiến sĩ cách mạng Phùng Chí Kiên.

Niềm hy vọng về việc tìm được phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên tưởng như vơi dần rồi tắt lịm thì gia tộc họ Nguyễn đã may mắn có duyên được bà Phan Thị Bích Hằng đứng ra góp sức tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm vào đầu năm 2008. Việc tìm thấy phần hài cốt bị thất lạc của vị tướng đầu tiên tưởng như chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hỗ trợ tối đa, trùng khớp từng chi tiết, chỉ  sai... ADN
Không công nhận ngoại cảm là phương pháp xác định danh tính liệt sĩ

Các bộ, ngành đã thống nhất giám định gen là phương pháp chủ yếu xác định danh tính liệt sĩ và không coi ngoại cảm là một phương pháp xác định danh tính hài cốt liệt sĩ vì độ phức tạp rất lớn. Về quyết định này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB & XH Doãn Mậu Diệp cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh các nhà ngoại cảm tham gia vào quá trình tìm kiếm, chứ chính thức công nhận đấy là một phương pháp tìm kiếm đảm bảo 100% là chính xác, thì Bộ LĐ-TB & XH không có ý kiến về vấn đề này”.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Văn Lạng khẳng định: “Cần phải có quy định về tiêu chuẩn, định chế xác định nhà ngoại cảm, nên xem xét rà soát lại tất cả các trung tâm để có biện pháp chấn chỉnh hoạt động tìm kiếm bằng ngoại cảm”. 

Ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTB & XH) cũng đồng tình quan điểm trên và cho rằng, ngoại cảm chưa đủ điều kiện để được coi là phương pháp xác định hài cốt liệt sĩ.

Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã nở rộ các trung tâm tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, nhiều yếu tố tâm linh không được kiểm chứng, nhiều người mạo danh ngoại cảm lừa đảo dẫn đến nhiều gia đình liệt sĩ bị lừa. Bộ LĐ-TB & XH sẽ sớm có chủ trương nhằm xử lý tình trạng mạo danh ngoại cảm lừa đảo trong việc tìm mộ liệt sĩ.
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Đậu, người đang trông coi khu thờ tự của cụ Phùng Chí Kiên tại quê nhà Nghệ An thì ông Phùng Chí Kiên là anh em với ông nội ông. Việc tìm mộ của cụ Phùng Chí Kiên khiến gia đình nhiều lần trăn trở: “Nhưng gia đình không có điều kiện đâu cháu ạ! Phải thông qua những mối liên hệ, sự giúp đỡ của các nhà báo và một số mối quan hệ đặc biệt khác thì gia đình mới có chi phí đi tìm và gặp được Phan Thị Bích Hằng. Việc tìm kiếm ngày bấy giờ có cả sự chỉ đạo, cho ý kiến của Bộ Quốc phòng”.

Một đoàn tìm kiếm được thành lập vào khoảng tháng 4/2008, bao gồm một số nhà báo, đại diện gia đình, một vị đại tá quân đội. Đoàn tìm kiếm này tất nhiên không thể thiếu Phan Thị Bích Hằng. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Quang, cháu gọi Phùng Chí Kiên là ông thì trước khi đi tìm mộ của cụ Phùng Chí Kiên, đại diện gia đình, đoàn tìm kiếm cùng Phan Thị Bích Hằng đã ra cúng bái vong hồn cụ Phùng Chí Kiên tại nghĩa trang Mai Dịch và vào làm lễ tại chùa Phúc Khánh.

“Thông qua" bà Phan Thị Bích Hằng, ông nhà mình còn nhắn lại với con cháu: "Khi các con đi đến Ngân Sơn, nhớ đi qua chùa Thành Long để cúng anh em đồng đội ở đó cho ông. Đầu tháng 4/2008, đoàn tìm kiếm chính thức lên Bắc Kạn. Bà Hằng có việc bận nên phải ở lại Hà Nội”, ông Nguyễn Văn Quang cho biết.

“Vì ông tôi là một chí sỹ cách mạng lão thành, anh dũng hy sinh nên việc tìm kiếm phần hài cốt bị thất lạc rất được lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, lãnh đạo huyện Ngân Sơn quan tâm, tạo điều kiện. Họ còn cử người đi theo dẫn đường, giúp đỡ. Dù có sự đóng góp của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, có những thời điểm, việc tìm kiếm gần như lâm vào bế tắc.

Manh mối về những người có thể biết thông tin về phần hài cốt của ông nhà tôi được các cơ quan, cá nhân tại tỉnh Bắc Kạn hết mực tạo điều kiện, lần tìm ra. Ví dụ như trường hợp của ông thợ cắt tóc, người được cho là đã ăn trộm phần đầu của cụ Phùng Chí Kiên rồi đem chôn cất vì cảm kích trước sự hy sinh anh dũng của cụ cũng được các nhà báo, công an tìm thấy dù đã đổi tên, chuyển nhà đi nơi khác. Mọi động thái, tiến độ tìm kiếm đều được báo cáo lại với Bí thư tỉnh ủy Bắc Kạn hồi bấy giờ.

Bà Hằng đi cùng đoàn nhưng đến tối 7/5 thì bà  Hằng có việc bận phải về gấp. Tuy bà Hằng không đi nhưng mọi chỉ đạo đều do Bích Hằng. Ví như đi giờ nào là do cô ấy quyết định hết. Đoàn tìm kiếm và các ban ngành chỉ việc nghe theo. Đối với tôi, tôi rất tin bà Hằng vì bà ấy nói rất đúng về các chi tiết liên quan tới ông nhà tôi”, ông Quang cho hay.

Việc khai quật vị trí được cho là có hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên được định vào ngày 7/5/2008. Trước khi khai quật, có sự tham gia chứng kiến của đầy đủ ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn. Vị trí khai quật thuộc địa bàn Tiểu khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn. 1h30 ngày 8/5, việc khai quật chính thức bắt đầu.

“Phần di cốt bị thất lạc của cụ Phùng Chí Kiên nhanh chóng được tìm thấy nhưng trước đó, khi làm việc với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, họ đã nói rõ tìm thấy đầu mà không thấy răng thì không phải đầu người. Vì thế, đến 4h sáng, việc tìm kiếm chưa thể kết thúc vì không thấy chiếc răng nào. Đúng lúc đó thì bị mất điện. Gọi điện cho Bích Hằng thì cô ấy bảo là cụ Phùng Chí Kiên bảo để cho mọi người nghỉ. Sáng mai đúng 7h sẽ tìm thấy. Đúng như lời bà Hằng, 7h sáng hôm sau thì tìm thấy mẩu xương được cho là răng của cụ nhà tôi. Việc tìm kiếm kết thúc. Trong quá trình đi tìm thì đường đi như thế nào, bà Hằng miêu tả chính xác luôn. Tất cả các chi tiết, từ đường xá, địa hình và đặc điểm phần hài cốt đựng trong cái gì đều rất chuẩn xác...”, ông Quang nhớ lại.


Công văn Viện Pháp y Quân đội 108 trả lời về việc giám định một phần hài cốt được tìm thấy theo sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.


Sau đó, Biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn lập, các cơ quan chức năng và đoàn thể địa phương cùng đại diện gia đình là ông Nguyễn Văn Quang ký vào biên bản. Cùng ngày, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, thay mặt Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn, Trung tá Hoàng Bình Tĩnh bàn giao bọc đỏ được niêm phong cho ông Đào Tất Vinh, đại diện Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng dưới sự chứng kiến của Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Kạn Hoàng Thị Tảo, đại diện gia đình và đoàn tìm kiếm.

Sau khi đăng tải loạt bài "Bi hài chuyện áp vong tìm mộ" "vạch mặt" một số nhà ngoại cảm rởm, báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được ý kiến của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh  Quân đoàn III, Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI.

Tướng Thước cho biết, do tính chất ác liệt của chiến tranh, số chiến sỹ của ta hi sinh rất lớn. Riêng quân đoàn III, trong vòng 10 năm chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên (1965-1975), có khoảng 3 vạn liệt sỹ. Trong đó, trên 1 vạn chưa xác định được hài cốt, còn số hài cốt tìm thấy, chủ yếu chưa có tên. Điều này cho thấy, việc tìm và xác định hài cốt của các liệt sỹ là điều nan giải.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định: "Tìm hài cốt liệt sỹ là một việc hết sức thiêng liêng. Nếu vì năng lực kém, tìm sai hài cốt hoặc không tìm thấy, thì có thể thông cảm một phần. Nhưng nếu là ngoại cảm “rởm” và lợi dụng vấn đề tìm hài cốt liệt sỹ thiêng liêng ấy để kiếm tiền thì không chấp nhận được. Đó là hành động tội lỗi với những anh linh đã hi sinh vì độc lập dân tộc, là một tội ác không thể tha thứ. Và việc này cần phải đưa ra pháp luật trừng trị”.
Như vậy, 68 năm sau ngày hi sinh, phần hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên tưởng như đã được tìm thấy thông qua sự vào cuộc nhiệt tình của đoàn tìm kiếm và sự hỗ trợ của lãnh đạo các ban, ngành tỉnh Bắc Kạn và nhất là sự “chỉ đạo” của Bích Hằng. Phần hài cốt trên đã được đưa đi giám định tại Viện pháp y quân đội. Tuy nhiên, khi mà mọi người đều tin chắc rằng phần hài cốt được tìm thấy chính là di cốt từng thất lạc của cụ Phùng Chí Kiên, thì ngày 16/9/2008, theo công văn số 288 của Viện Pháp y Quân đội trả lời việc giám định đã nêu rõ: “Những mẫu vật mà Viện này nhận được sau khi giám định đã xác định bao gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu Bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên”.

Hành trình tìm một phần hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên lại rơi vào bế tắc.

Khoảng tối về cái chết hụt đầy bí hiểm của Phan Thị Bích Hằng (P2)

Thứ tư 08/08/2012 12:00
(GDVN) - Có một công thức chung đã được mặc định: Những con người có khả năng siêu phàm trong giới ngoại cảm, cô đồng thường phát hiện ra khả năng huyền diệu của mình sau những lần thập tử nhất sinh đầy kỳ bí. Trường hợp bà Phan Thị Bích Hằng cũng không phải là một ngoại lệ.
Câu chuyện về cái chết hụt kỳ bí mà bà Phan Thị Bích Hằng kể lại (được ghi hình, không hiểu bằng cách nào bị phát tán tràn lan trên mạng) được coi là bước ngoặt khiến người phụ nữ này, từ một thiếu nữ thôn quê bình thường trở thành một nhà ngoại cảm. Với nhiều người, chính cái chết hụt đó đã "khai sinh" ra một "huyền thoại" ngoại cảm.

Cái chết huyền bí

Theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, bà Hằng sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo thuộc xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Năm 1990, khi 17 tuổi, vừa thi đại học về, Hằng cùng một cô bạn gái đang đi trên đường bỗng có một con chó nhảy xổ ra cắn. Hằng bị cắn vào chân trái, cô bạn gái bị cắn vào tay trái. Cũng như người dân ở các vùng nông thôn, Hằng và cô bạn cảm thấy chuyện bị chó cắn rất bình thường, rồi quên ngay sau đó. 

Khoảng một tháng sau, cô bạn đột nhiên không nói được nữa, hàm răng cứng lại. Nghĩ là bị đau răng, Hằng đưa cô bạn đi khám. Bác sĩ nha khoa kiểm tra và khẳng định không phải do đau răng. Hai người lại đưa nhau đến Bệnh viện Quân y 5 Ninh Bình.

Sau khi khám xét, bác sĩ bảo bạn gái của Hằng có triệu chứng của người bị bệnh dại. Tưởng như đất dưới chân sụt xuống, tử thần đã nắm tay mình dắt đi, Hằng nói: “Đúng như vậy. Cháu và cô bạn đều bị một con chó cắn”. Sau hôm đó, Hằng cũng hôn mê bất tỉnh. Cô bạn thân đã qua đời.

Gia đình đưa Phan Thị Bích Hằng đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo đạo Thiên Chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu: “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”. 

Video bà Phan Thị Bích Hằng kể về cái chết "khai sinh" khả năng ngoại cảm:


Video bà Phan Thị Bích Hằng kể về cái chết "khai sinh" khả năng ngoại cảm:



Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván quan tài mà người ta vừa bốc mộ lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật giữa sự sống và cái chết, gia đình Hằng liền cho cô uống ngay vị thuốc này.

Sau khi uống thuốc, ông thầy lang bảo với bố mẹ Hằng: Sau 3 tiếng đồng hồ, cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, nói sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé. Nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì cháu sống được còn nếu lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa. Tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ có vậy.

Đúng như lời ông thầy lang nói, 9h tối Hằng lên cơn cắn xé  điên cuồng, đến 11h đêm mới thiếp đi. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, khi cùng người anh trai của cô bạn gái đã mất ra mộ thắp hương thì đột nhiên Hằng cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Hằng liền nói: “Anh đưa nhanh em về, em sắp lên cơn điên rồi”. Từ đấy, Hằng không còn biết gì nữa.

Vẫn theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, đến 1h sáng hôm sau, gia đình không còn hy vọng bởi Hằng đã hoàn toàn tắt thở. Bình thường, những người trẻ tuổi như Hằng ở quê được khâm liệm rất nhanh rồi đem chôn, không tổ chức lễ tang, kèn trống.

Thế nhưng, có một ông cụ dạy chữ nho ở làng rất giỏi tử vi vào nhà Hằng, sau một hồi tính toán, ông bảo: “Thứ nhất, chưa qua giờ Thìn không được khâm liệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế, không được thắp hương”.

Lúc  đó, một ông bác sĩ nói: “Tốt nhất đậy mặt cháu lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói vậy”. Ông cụ đó nói tiếp: “Các anh thì có cả một nền y học hiện đại, còn tôi chỉ là tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không chết”. Nghe cụ già và bác sĩ tranh cãi, gia đình Hằng rất hoang mang, không biết xử trí thế nào. Thế nhưng, ai đi mua gỗ đóng quan tài cứ đi, ai ngồi chờ xem lời ông cụ linh ứng thế nào thì cứ chờ.
Cũng theo lời kể của bà Hằng, hồi khắc khoải chờ chết, Hằng có hỏi bố (bố Hằng là quân nhân): “Vì sao những vị lãnh đạo khi chết người ta lại bắn 7 loạt đại bác”, bố Hằng trả lời: “Để linh hồn mau siêu thoát”. Nghe bố nói vậy, Hằng liền bảo: “Khi con mất bố bắn cho con bảy phát đạn để con mau siêu thoát trở về với gia đình mình”.
7h sáng hôm đó bố Hằng mới về đến nhà. Trông thấy đứa con gái tội nghiệp tắt thở nằm đó ông không kìm được nước mắt. Nhớ lời hứa với đứa con gái, ông lôi súng ngắn ra bắn. Tiếng súng nổ làm Hằng bật tỉnh dậy và phản xạ đầu tiên là lao ra phía tiếng súng gọi: “Bà ơi!”.

Hằng đạp phải những vỏ đạn và ngã rất mạnh xuống sân. Mọi người liền khiêng cô vào trong nhà. Sau khoảng nửa tiếng, Hằng tỉnh lại hoàn toàn. Khi đó, một cảm giác rất kỳ lạ đến với cô. Thân thể dường như mất trọng lượng, như đang bay và nhìn mọi người như ở một thế giới khác.

Theo lời Hằng, trong thời gian 30 phút bất tỉnh do trượt ngã đập đầu xuống sân, cô thấy bà nội và bà ngoại (cả hai đều đã mất) gọi cô. Hằng thấy mình đang đi qua một cây cầu bắc qua con sông lớn với mây mờ sương khói bao phủ. Phía bên kia cầu, bà ngoại cùng rất nhiều người đứng vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ này kéo lại.

Cố vùng vẫy, Hằng tuột khỏi tay bà...

...Nhưng làng quê, bạn bè không ai biết

Cái chết “hụt” của bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều tờ báo dẫn lại. Thậm chí, không hiểu bằng cách gì, nó còn được in thành những bộ đĩa bán rất chạy bên ngoài thị trường. 

Tuy nhiên, khi phóng viên tìm về ngôi làng nơi bà Hằng và gia đình từng sinh sống, nhiều người lại không hề hay biết về câu chuyện này, và đó thực sự là một khoảng tối cần làm rõ.
“Vợ chồng tôi và ông bà Thọ (bố mẹ của Bích Hằng – PV) vốn rất thân thiết. Mối quan hệ giữa hai gia đình lại càng thêm thân khi thằng Thuần, con trai tôi và Bích Hằng học cùng nhau và giữa hai đứa có nảy sinh tình cảm yêu đương. Tuy nhiên, sau này vì cái duyên, cái số mà hai chúng nó không đến được với nhau”, bà Cạnh, vợ của ông Vũ Văn Trai, là người cùng xóm với nhà bà Phan Thị Bích Hằng tâm sự.
Tuy nhiên, khi cộng tác viên báo Giáo dục Việt Nam dò hỏi về đám tang đầy màu sắc huyền bí với những phát súng chát chúa thì người hàng xóm thân mật, sống cách nhà gia đình bà Phan Thị Bích Hằng ở quê chưa đầy 300m này lại lắc đầu: “Đám tang nào nhỉ? Tôi không biết! Cái Hằng nó có chết thực vật hồi nào đâu mà bảo nó có đám tang”.
“Ngày xưa, tôi và Bích Hằng có học cùng một lớp. Tôi cũng từng có mối quan hệ yêu đương với Bích Hằng nhưng quả thực về cái chết hụt của cô ấy và cái đám tang như lời anh kể thì tôi không biết gì”, anh Thuần, con trai của bác Cạnh tiếp lời.
Khi phóng viên – trong vai 1 sinh viên ngành nhân văn tìm tư liệu viết bài về Bích Hằng đặt câu hỏi: “Vậy còn nhân vật nữ là người cùng làng bị chó dại cắn rồi sau đó tử vong mà chị Bích Hằng kể thì anh có biết không? Theo lời chị Hằng, người này là bạn học cùng lớp, lại là chỗ bạn thân thì chắc anh phải biết chứ?” anh Thuần suy tư một hồi rồi nói: “Nhân vật nữ nào nhỉ? Lớp tôi học không hề có bạn nào bị chó dại cắn chết. Làng tôi sống cũng không có ai học cùng tôi bị chó dại cắn cả”.
Chúng tôi tiếp tục nhập vai sinh viên ngành nhân văn, tìm gặp thầy Nguyễn Tử Nhiên, giáo viên chủ nhiệm 3 năm cấp 3 của Bích Hằng và anh Thuần  (Lớp A2 khóa 1986 – 1988 Trường cấp 3 Yên Khánh B - PV). Khi được hỏi về cô học trò Phan Thị Bích Hằng, người thầy giáo già trầm ngâm nhớ lại: Bích Hằng là một học trò thông minh, có đôi mắt sáng và khả năng cảm thụ văn học rất tốt.
Tuy nhiên, cũng như bà Cạnh và anh Thuần, thầy Nhiên tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi phóng viên hỏi những thông tin về cái chết lâm sàng của bà Phan Thị Bích Hằng do chó dại cắn. Thầy Nhiên nói: “Tôi không biết nhưng chắc là không có thông tin này. Học sinh của tôi cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
                 
Tiếp tục bổ sung thêm thông tin, chúng tôi được thầy Nhiên cho số điện thoại của anh Vũ Văn Chinh, là học trò cũ của thầy Nhiên và là bạn cùng lớp cấp 3 với Bích Hằng. Qua nói chuyện, anh Chinh cũng khẳng định: “Tôi cũng chỉ mới nghe kể là Bích Hằng bị chó dại cắn rồi chết lâm sàng. Lớp tôi học cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
Trong khi đó, ông Phạm Gia Huấn, nguyên cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình lại cho hay: “Tôi là người cùng xã với cô Hằng, vợ tôi lại công tác cùng với dì ruột và bố cô Hằng ở xã. Việc cô Hằng bị chết lâm sàng và có tổ chức đám tang thì tôi không biết nhưng việc cô Hằng bị chó dại cắn là có. Hồi đó, tôi có đến nhà thăm cô Hằng. Tuy nhiên, thông tin về người bạn học cùng, là người cùng làng bị chó dại cắn chết thì tôi cũng không biết”.
Khi có được thông tin trên, phóng viên đã đến gặp trực tiếp mẹ đẻ của Phan Thị Bích Hằng là bà Thọ. Trong vai một người có người nhà bị chó dại cắn, phóng viên khẩn khoản nhờ bà Thọ: “Cháu đến đây là vì cháu đọc báo đài thấy bảo cô Phan Thị Bích Hằng từng bị chó dại cắn rồi nhờ được một ông lang cho uống vị thuốc lạ có gỗ ván thôi. Vậy mong bà chỉ bảo giúp địa chỉ của ông lang mà cô Hằng hay kể tới trên báo đài để cháu tới lấy thuốc”.

Sau ít giây ngập ngừng, bà Thọ nói: “Đó là ông lang Rồng, nhà ở Ninh Sơn, Ninh Bình. Nhưng ông ấy chết được mấy năm rồi”.


Theo lời chỉ dẫn của bà Thọ, phóng viên tìm đến phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình. Nếu căn cứ theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, có thể hiểu đây là vị thầy lang đã nói với bà Hằng câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”. Đúng như lời bà Thọ nói, ông lang Rồng đã qua đời. Phóng viên tìm đến hiệu thuốc mang tên ông nhưng đang được quản lý bởi anh Phạm Văn Hà, là con trai thứ hai của ông lang Rồng. Anh Hà cho biết: “Đúng là bố tôi có chữa chó dại cắn cho bà Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên, bố tôi là người theo đạo Phật chứ không phải đạo Thiên chúa và Bích Hằng cũng chưa hề đến nhà tôi mà chỉ có người nhà của cô ấy đến lấy thuốc nên bố tôi không thể nói với cô ấy câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”.
Nhóm phóng viên 
 


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này