Cuối năm ngoái tôi có viết một bài ngắn về công tác nghiên cứu và giáo dục lịch sử và cội nguồn dân tộc ở nước ta (xem http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-27-lich-su-can-su-that ) . Không ngờ bài báo đã nhận được sự quan tâm sâu rộng từ cộng đồng với nhiều ý kiến tranh luận rất đáng lưu tâm. Qua đó cho thấy đúng là có một tình trạng hiểu biết sơ sài và không đồng nhất về lịch sử và cội nguồn dân tộc đồng thời với xu hướng tâm lý tự ti và hoài nghi về sự thật lịch sử cũng như các giá trị nhân văn của chính dân tộc mình; và điều này diễn ra trong mọi tầng lớp, kể cá trí thức và người trẻ tuổi*. Có thể nói, lời cảnh báo “dân ta không biết sử ta” từ nhiều năm trước giờ đây đã thành sự thật.
Tìm hiểu kỹ hơn ta nhận thấy nguyên nhân chính nằm ở sự bất cập của sách giáo khoa và các tài liệu lịch sử nói chung vốn nặng về truyền thuyết và những khái niệm mơ hồ không được chứng minh bằng sử liệu và chứng cứ đủ sức thuyết phục. Đáng lẽ tập trung giải mã những “điểm khuất” trong các quyến sử sao chép lại từ thời Bắc thuộc thì người ta cứ tiếp tục “tô son trát phấn” cho những huyền thoại hoặc những quan điểm mơ hồ thiếu cơ sở khoa học khách quan. Đó là chưa nói tệ nạn vận dụng lịch sử cho mục đích chính trị trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài. Tất cả dẫn đến sự mai một hoặc thất truyền của những sử liệu thật và thay vào đó bằng những “sử liệu ảo”.
Xin đơn cử một vài ví dụ: Có không ít người Việt Nam ngày nay tin rằng Vua Hùng xuất phát từ Phú Thọ (vì ở đó có Đền Hùng) và quên mất gốc tích Hồ Động Đình (vì nó ở bên Trung Quốc). Điều tương tự cũng đang diễn ra với trường hợp Thánh Gióng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng,… Thử hỏi, nếu có thật một Thánh Gióng đánh giặc Ân, tức thời Nhà Thương của Trung Quốc (năm 1766 - 1122 trước CN) thì địa bàn trận đánh phải là vùng miền Nam Trung Quốc bây giờ (chứ không thể dưới tận Bắc Ninh cách Hà Nội 40 km(!?)... Thiết nghĩ, rất cần tái nhìn nhận vai trò của Triệu Đà là một triều đại phong kiến Việt Nam như đã được chính Hưng Đạo Vương xác định, và sử Trung Quốc cũng không coi Triệu Đà là vua của họ.
Nếu ta thử hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự sẽ thấy toàn là “kiến thức ảo” hoặc ngộ nhận ngây ngô, vô thức . Cứ đà này thì không thể nào tránh được sự nhầm lẫn "chết người" rằng nước Văn Lang xưa chỉ bao gồm vùng châu thổ Sông Hồng, và có lâu nhất cũng chỉ từ thế kỷ thứ 7 TCN trong khi ngày càng sinh ra nhiều nghi ngờ về 18 đời Hùng Vương. Ngoài khái niệm chung chung “cùng là con cháu của Vua Hùng”, còn lại đều là những dấu hỏi to tướng luôn gây tranh cãi mà người Việt thật sự vẫn chưa biết mình là ai**.
Thực tế cho thấy, khi người học, người đọc và nhân dân nói chung đều cảm thấy nhàm chán với bộ sách giáo khoa sử học và các tài liệu lịch sử cũ kỹ thì họ lại càng dễ bị tác động bởi các văn hóa phẩm ngoại lai và bầu không khí lễ hội xô bồ, lệch lạc; và do đó trở nên “mù mờ” về lịch sử và cội nguồn dân tộc mình là điều khó tránh khỏi. Nhưng đây cũng chưa phải là hậu quả cuối cùng; hậu quả tiếp theo sẽ là tương lai tồn vong của cả dân tộc. Bởi lẽ, sự hiểu biết đúng đắn về lịch sử và cội nguồn dân tộc không chỉ là sự hiểu biết về quá khứ mà chính là vốn quý để từ đó dân tộc rút ra những bài học thiết thực trong suốt cuộc hành trình vào tương lại. Nếu không biết hoặc biết sai lệch về lịch sử và cội nguồn dân tộc ắt sẽ khó tránh được những sai lầm trên con đường bảo vệ độc lập-chủ quyền và mưu cầu ấm no hạnh phúc cho dân tộc.
Thực tế cho thấy, khi người học, người đọc và nhân dân nói chung đều cảm thấy nhàm chán với bộ sách giáo khoa sử học và các tài liệu lịch sử cũ kỹ thì họ lại càng dễ bị tác động bởi các văn hóa phẩm ngoại lai và bầu không khí lễ hội xô bồ, lệch lạc; và do đó trở nên “mù mờ” về lịch sử và cội nguồn dân tộc mình là điều khó tránh khỏi. Nhưng đây cũng chưa phải là hậu quả cuối cùng; hậu quả tiếp theo sẽ là tương lai tồn vong của cả dân tộc. Bởi lẽ, sự hiểu biết đúng đắn về lịch sử và cội nguồn dân tộc không chỉ là sự hiểu biết về quá khứ mà chính là vốn quý để từ đó dân tộc rút ra những bài học thiết thực trong suốt cuộc hành trình vào tương lại. Nếu không biết hoặc biết sai lệch về lịch sử và cội nguồn dân tộc ắt sẽ khó tránh được những sai lầm trên con đường bảo vệ độc lập-chủ quyền và mưu cầu ấm no hạnh phúc cho dân tộc.
Nếu mỗi quốc gia dân tộc có “số mệnh”, thì phải chăng số mệnh của dân tộc Việt Nam là phải chiến đấu chống lại sự lấn át của cường quốc láng giềng Phương Bắc? Cái mệnh này gắn chặt đến nỗi mỗi con người Việt Nam sinh ra đều nghe nói “có hơn 4.000 năm lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước”. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu rồi đây dân ta lại được dạy rằng rằng dân tộc chỉ có hơn 2.000 năm lịch sử và nước Văn Lang xưa chỉ bao gồm lưu vực Sông Hồng? Nếu cứ tuyên truyền rằng bờ cõi nước Văn Lang luôn "bất khả xâm phạm", rằng ta không để mất tất đất nào cho giặc ngoại xâm..., thì vô tình bưng bít sự thật của thời tiền sử. Chẳng lẽ ông cha ta bịa ra truyền thuyết Âu Cơ -Lạc Long Quân và các Vua Hùng với lịch sử với niên đại là năm 2879 TCM..., để giờ đây con cháu lại nghi ngờ và "khiêm tốn" chỉ nhận có hơn 2.000 năm lich sử ?
Thiết nghĩ còn nhiều câu hỏi tương tự mà dân ta, trước tiên là các nhà chức trách, nhà nghiên cứu và giáo dục bộ môn lịch sử, hãy suy ngẫm để có biện pháp khắc phục tình hình trước khi quá muộn./.
Thiết nghĩ còn nhiều câu hỏi tương tự mà dân ta, trước tiên là các nhà chức trách, nhà nghiên cứu và giáo dục bộ môn lịch sử, hãy suy ngẫm để có biện pháp khắc phục tình hình trước khi quá muộn./.
Tài liệu tham khảo:
- Bách khoa toàn thư mở-Wikipedia với nhiều kiên kết dẫn đến các nguồn khác nhau
- Bộ sách giáo khoa môn sử học phổ thông của Nhà XB Giáo Dục Việt Nam
-(*) tham khảo một số trang thảo luận có cụm từ “lịch sử cần sự thật” trên Google .
-(**)nguyenthaihocfoundation
Bài này đãđược đăng trong Tuần báoThế giới &Việt Nam
http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/toasoandocgia/2011/3/5437C0ADD71200F1/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.