Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Nghe cặp đôi diva Thanh Lam, Mỹ Linh ru con thật tuyệt!

Bôi đen đường link, nhấn chuột phải ...và chọn Open link

http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2012/06/thanh-lam-nga-nhao-tren-san-khau/page_7.asp

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Vẫn còn những kẻ bành trướng biết điều?


“Thời báo hoàn cầu” ngày 11/5  có bài tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cảnh báo về những sai lầm chiến lược mà Trung Quốc trỗi dậy cần phải nghiêm ngặt phòng tránh và những việc cần làm, trong đó có sai lầm tai hại là dựa vào vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Khúc Tinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc: Một Trung Quốc phát triển nhanh cần phải kiên trì phát triển hòa bình không thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp, vì: thứ nhất sự tồn tại của nước Mỹ là một hiện thực mà Trung Quốc không thể né tránh, sự chênh lệch về thực lực tổng hợp giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn rất lớn; thứ hai, vũ lực không những không giải quyết được vấn đề, mà thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn; thứ ba, nếu Trung Quốc giữ được nhịp độ phát triển nhanh toàn diện thì rất nhiều vấn đề khác sẽ có thể dễ dàng được giải quyết; thứ tư, nếu xảy ra chiến tranh sẽ đem lại nhiều tổn thương tai hại lơn cho kinh tế xã hội, làm mất đi lợi thế phát triển nhanh. Tuy nhiên, không sử dụng vũ lực không có nghĩa là để mặc cho người khác tha hồ xâu xé, cũng không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề hiện thực. Nói tóm lại, chúng ta mãi mãi phải giữ cho được mình là dân tộc lớn hòa bình nhưng trong những sách lược cụ thể cần có những ứng xử linh hoạt.
Hoàng Nhân Vĩ, Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Thượng Hải: Trong 10 đến 20 năm tới Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ nguy hiểm chiến lược, nhưng vẫn phải đặt cơ hội chiến lược lên hàng đầu, nguy hiểm chiến lược ở hàng thứ yếu. Chỉ có như vậy mới có thể vượt qua thời kỳ nguy hiểm chiến lược. Hòa bình không chỉ có nghĩa là giữa các nước lớn không xảy ra đại chiến thế giới, mà còn đòi hỏi Trung Quốc không được đối đầu với cả thế giới phương Tây, không đối đầu với phân lớn các quốc gia không thể là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến trong dư luận quốc tế.
Cung Lực, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc: Đối với sự can thiệp và thách thức từ bên ngoài, Trung Quốc càng phát triển thì biện pháp chống kiềm chế càng nhiều, việc bảo vệ hòa bình cũng sẽ càng có lợi. vấn đề mấu chốt hiện nay là phải kiên trì nhận định chiến lược “hòa bình và phát triển là chủ đề của thời đại”. Trung Quốc gần 30 năm nay tuy phát triển nhanh nhưng trước mắt vẫn chưa chuyển hóa được thực lực tổng hợp qua phát triển nhanh thành khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là khả năng giải quyết các vấn đề quốc tế.
Tôn Kiến Hàng, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Địa vị của Châu Á-Thái Bình Dương trong bố cục chung của thế giới, nhất là địa vị kinh tế đã có sức nặng hơn, trung tâm kinh tế đang dịch chuyển về Châu Á. Chiến lược trở lại Châu Á của Mỹ vừa nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cũng vừa nhằm hợp tác với Trung Quốc. Một mặt, Mỹ trở lại Châu Á đã làm dấy lên một loạt vấn đề ở xung quanh Trung Quốc, đòi hỏi Trung Quốc phải kiên trì con đường phát triển hòa bình, nhưng cũng phái căn cứ vào tình hình xung quanh, đối phó linh hoạt, kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi, nếu không sẽ tạo ra ảnh hưởng mặt trái đối với thời kỳ cơ hội chiến lược. Mặt khác, Mỹ hợp tác với Trung Quốc cũng không hoàn toàn xuất phát từ tình ý giả tạo, vì thông qua hợp tác với Trung Quốc, Mỹ có thể có được lợi ích. Vi thế, Trung Quốc phải học cách lợi dụng nhu cầu này cua Mỹ, thay đổi phương thức tư duy, trong khi giữ vững ngọn cờ hòa bình cũng đồng thời áp dụng nhiều biện pháp đi cùng với Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình tránh một mực khăng khăng né tránh bất đồng hoặc áp dụng khẩu hiệu giáo điều.
Cao Tổ Quý, Giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương: Có 5 cặp quan hệ tam giác chồng lấn và đan xen lẫn nhau ảnh hưởng đến xu hướng chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đó là các cặp tam giác Trung – Mỹ – Châu Âu, Trung – Mỹ – Nga, Trung – Mỹ – Ấn, Trung – Mỹ – Nhật, Trung – Mỹ – ASEAN. Trong 5 cặp tam giác nói trên, có hai mạch chủ chốt, đó là mạch quan hệ Trung – Mỹ và sự điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN. Về quan hệ Trung-Mỹ, trong tương lai xu hướng quan hệ chiến lược của hai nước Mỹ-Trung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ quyết định trực tiếp đến xu hướng quan hệ của cả 5 cặp tam giác nói trên. Về việc điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN thì sự phân hóa và tổ hợp của các nước này và cả nhóm của các nước đó sẽ khiến cho cục diện cũ trở nên phức tạp khác thường. Đứng trước những thay đổi như vậy, Trung Quốc cần phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, gắn kết giữa năng lực địa kinh tế với khuôn khổ địa chính trị, đối phó với việc Mỹ thành lập mạng lưới đồng minh và đối tác rộng khắp ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài nước Mỹ, phải đồng thời phát triển quan hệ với nhiều nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, điều chỉnh lại sách lược xử lý quan hệ nước lớn trước đây.
Thiệu Phong, Chủ nhiệm Phòng Chiến lược, Ban Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới-Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: Trình độ phát triển tổng thể của quốc gia mới thể hiện sức mạnh mềm của quốc gia đó. Công tác nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trung Quốc hiện nay rất cần giải quyết 4 vấn đề sau: Một là vấn đề về thời cơ chiến lược, Trung Quốc cần nắm vững thời cơ chiến lược như thế nào và giải quyết vấn đề lịch sử để lại ra sao; hai là Trung Quốc có rất ít bạn trên thế giới, nên cần phải thông qua thiết lập quan điểm giá trị chung và lợi ích chung, tranh thủ nhiều bạn hơn trong cộng đồng quốc tế; ba là nâng cao hình ảnh quốc tế của Trung Quốc; bốn là tăng cường xây dựng kinh tế, xã hội của quốc gia.
Vương Hồng Tục, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu ngoại giao Trung Quốc, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Trong khi hoạch định chiến lược quốc tế, môi trường trong nước và môi trường quốc tế đều quan trọng như nhau. Tình hình phát triển của Trung Quốc hiện đang mất cân bằng, sức mạnh mềm về văn hóa lạc hậu nhiều so với phát triển kinh tế, địa vị Trung Quốc ở vào thể yếu về quyền phát ngôn và dư luận quốc tế. Trong tình hình nói trên, chiến lược cơ bản của Trung Quốc được hoạch định trong những năm 80 của thể kỷ trước vẫn cần phải tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên cần phải căn cứ theo tình hình mới và đặc điểm mới đế điều chỉnh thích hợp. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có chiến lược văn hóa quốc tế một cách có hệ thống.
Trương yến Sinh, Tổng thư ký Hội đồng học thuật – Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia: Trong vài năm tới, với tốc độ phát triển như hiện nay thì kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Trong tiến trình đó, giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xuất hiện tình trạng cạnh tranh, Mỹ sẽ bằng mọi cách cản trở Trung Quốc, vì thế đối với Trung Quốc, đây là thời kỳ then chốt trong quá trình phát triển của một nước. Nếu Trung Quốc muốn đối phó được với triển vọng bất lợi như hiện nay thì phải thay đổi phương thức phát triển của 30 năm trước để xây dựng mô hình phát triển trên cơ sở các quy tắc và pháp chế, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo mô hình hướng ngoại sang mô hình quốc tế hóa với các yếu tố về nhân tài, thị trường, tư bản, ngành nghề, tiếp cận với các quy chế quốc tế về các phương diện thể chế, chiến lược và kết cấu, trong đó trung tâm là thay đổi thể chế.
Vương Phàm, Trợ lý Viện trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc: Xét từ hiện trạng quyền lực và chính trị ở khu vực Châu Á thì tư duy chiến tranh lạnh không thể loại bỏ được, Trung Quốc cần phải giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của tư duy chiến tranh lạnh, dự báo đề phòng và kiểm soát khủng hoảng, đi đến nhận thức chung với Mỹ trong bối cảnh duy trì hiện trạng ở Châu Á. Một mặt tăng cường hợp tác an ninh đa phương, mặt khác tăng cường hợp tác an ninh phi truyền thống, tận dụng triệt để hiện tượng cộng sinh ở Đông Á, giải quyết tốt vấn đề phát triển cân bằng ở Đông Á./.
Lê Sơn (gt)

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Không biết thế nào là tham nhũng


Trước tình hình dư luận đang xôn xao xung quanh sự kiện nghi tham nhũng khiến chính phủ Đan Mạch quyết định cắt tài trợ cho 3 dự án ở Việt Nam, đã có ngay sự thanh minh đồng loạt từ phía các quan chức dự án Việt Nam. 

Hy vọng những lời thanh minh của họ là  sự thật, hoặc ít ra cũng góp phần "làm chìm" sự kiện mang tầm quốc tế này giữa lúc đất nước đang đứng trước mấy vụ tham nhũng quốc nội tầy đình mang họ "Vina..." . Nhưng có một chi tiết khiến dư luận khó đồng tình. Đó là bên cạnh những lời hay ý đẹp của các vị chức trách Việt Nam đều là một cách lập luận "dấu đầu hở đuôi" như thường lệ. Xin trích ra đây lời của một vị phó GĐ dự án nói: “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía Đan Mạch đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” – theo BáoTT hôm nay 04/6/2012. 
Mọtt chi tiết khác đáng chú ý là, vị phó GĐ này cũng là người có cô con gái “tình cờ” trúng tuyển học bổng của Đan Mạch đúng vào thời kỳ dự án đang vận hành, và việc này cũng bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan kiểm toán Đan Mạch.

Lời giải thích trên đây có nghĩa: Lương không đủ sống là lý do để vị phó GĐ phải được "bù lương" bằng tiền lấy từ nguồn tài trợ dự án. Có lẽ đây cũng là cách hiểu phổ biến trong giới công chức Việt Nam ngày nay(?). Đó là một hậu quả của cả quá trình lương không đủ sống kéo dài 1/2 thế kỷ, mà trong quá trình đó, tham nhũng đã được "thể chế hóa" dưới những quy định khác nhau cho phép các cơ quan công quyền, kể cả các viện nghiên cứu, được "làm ba lợi ích" hoặc được trích tỷ lệ % từ nguồn thu để bù vào lương,v.v...  Rốt cuộc những quy định lúc đầu chỉ là tạm thời như những giải pháp tình huống thì giờ đây đã trở thành chính thức tạo cơ sở pháp lý cho công chức có quyền được "bù lương" vào đồng lương bao giờ cũng có "phần cứng" và "phần mềm"; và theo đó tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng có quyền "làm kinh tế tập thể" hoặc xè xẻn các nguồn công quỹ.  Có lẽ không mấy nước nào trên thế giới mà người công chức lại được sử dụng quyền hạn, thời giờ và công sản để kiếm thêm thu nhập như thế .  Đó chính là cái kẻ hở mà từ con kiến đến con voi đều có thể chui qua vừa khít!  Suy cho cùng, đã là quan chức Việt Nam thì ít nhiều đều can dự vào vấn nạn tham nhũng dù vô tình hay cố ý. Và đó là môi trường mà "sờ đâu cũng thấy tham nhũng".

Đối với người Việt Nam cách hiểu như ông phói GĐ có thể là bình thường. Nhưng với quốc tế, không thể có một chế độ lương công chức nhập nằng như vậy.  Đây chính là một lỗi trong cái gọi là "lỗi hệ thống" mơ hồ lâu nay. Nó chỉ có thể được chỉnh sữa bởi chính những người đứng đầu hệ thống, trong đó một việc không thể trì hoãn là thiết lập một chế độ lương công chức nghiêm chỉnh. Điều mà vị phó GĐ đã "vô tư" nói ra trên đây có thể là bình thường trong điều kiện Việt Nam, nhưng  là điều mà các công tố viên tại các tòa án quốc tế thường khuyên kẻ phạm tội: Hãy đừng nói gì, vì những gì ông /bà nói ra sẽ có thể chống lại ông/bà! ./.     



Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Đan Mạch ngừng tài trợ 3 dự án cho VN vì nghi tham nhũng



Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tin nóng liên quan ụ tàu sắt rĩ của Vinalines

Theo một nguồn thạo tin của hãng tin "Cá tháng Tư", ban lãnh đạo Vinalines trong sự vắng mặt Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng (người đang chạy trốn tội tại một địa chỉ chưa được phát hiện)  vừa thông qua quyết định nhượng lại với giá gốc toàn bộ ụ tàu No84M trị giá 26 triệu USD cho Hải quân VN. Một nguồn tin dấu tên từ Bộ Quốc phòng cho hay Hải quân đang tính toán phương án sẽ mau chóng lắp đặt ụ tàu nói trên  tại Trường Sa hoặc Hoàng Sa để làm pháo đài nỗi . Đây là một kế hoạch hoàn toàn "khả thi" trong điều kiện kinh phí quốc phòng hạn chế của đất nước. Pháo đài này sau khi hoàn thiện sẽ có công năng không kém gì  tàu sân bay Chi Lang và Giàng khoan CN00C981 của TQ cộng lại.

Giới hàng hải quốc tế cho rằng ụ tàu mà Vinalines đã mua được của Nhật Bản tuy tuổi thọ đã 1/2 thế kỷ nhưng vẫn còn "chạy tốt". Với óc sáng tạo và sự khéo tay của kĩ sư và công nhân Việt Nam ụ tàu này có thể được cải tiến và sử dụng lâu dài  trong vài thế kỷ nữa. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin cụ thể về ụ tàu bằng cách nhấn chuột trái vào đường link dưới đây:


Giới thạo tin trong nước tin rằng cuộc chuyển nhượng nói trên giữa Vinalines và Hải quân VN sẽ góp phần giúp Vinalines vượt qua cuộc khủng hoãn nặng nề do tham nhũng kéo dài gây ra, đồng thời cũng giúp Hải quân đang loay hoay không biết lấy gì chống chọi với hàng không mẫu hạm Thi Lang và hàng đàn tàu chiến các loại của TQ ngày đêm túc trục trên biển Đông.

Được biết ụ tàu nói trên chỉ là một trong rất nhiều vụ mua sắm tiền tĩ để đổi lấy sắt rĩ không chỉ của Vinalines mà của "công ty mẹ" Vinashine trước đây. Cách mua sắm này cũng thường được nhiều tổng công ty nhà nước VN áp dụng để "rút ruột" công quỹ một cách ồ ạt nhưng êm thấm nhất./.         


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Trung Quốc:Chuyển mâu thuẩn nội bộ ra bên ngoài?


Tuổi trẻ ngày 24/5/2012 - Trung Quốc như đang thổi bùng căng thẳng tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng cũng như kích động chủ nghĩa bài ngoại nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề trong nước.
Một tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra biển Nhật bắt giữ - Ảnh: Kyodo
Trong thời gian qua, nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng chậm lại. GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8,2% năm 2012, thua xa mức 10,4% năm 2010, như cảnh báo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong khi đó hàng loạt chấn động chính trị lại liên tiếp xảy ra như vụ Vương Lập Quân, vụ Bạc Hi Lai, vụ thư ngỏ của 16 đảng viên lão thành yêu cầu sa thải ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành sang Mỹ...
Trong tình thế này, Bắc Kinh như đang cho thấy một chính sách “chuyển lửa” ra bên ngoài để lôi kéo sự chú ý của dư luận hướng vào những vấn đề bên ngoài. Một mặt, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn khi khẳng định chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc liên tục kêu gọi chính phủ mở cuộc chiến tranh để “trừng trị” Philippines. Mặt khác, phụ họa cho mặt trận này là một làn sóng bài ngoại ở trong nước đang mỗi lúc mỗi lan rộng.
Gây hấn trên biển
Ngày 23-5, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ báo Sankei cho biết các lực lượng phòng vệ “hải lục không quân” của Nhật đã phối hợp thực hiện kế hoạch tác chiến liên hoàn chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku). Hãng tin này cáo buộc Tokyo “dùng thủ đoạn phi pháp” để chiếm phần lãnh thổ của Trung Quốc và “đổ vấy” cho Trung Quốc muốn dùng vũ lực để cướp quần đảo này.
Giới chuyên gia quốc tế cho rằng chính Bắc Kinh đang cố ý gây căng thẳng trên biển. Theo Kyodo, chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện ở vùng biển gần đảo Senkaku đến bốn lần. Lần gần nhất là ngày 2-5 khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật phát hiện tàu ngư chính 203 và 204 di chuyển vào vùng biển tiếp giáp đảo tranh chấp Senkaku.
Phía đông gây với Nhật, phía nam Trung Quốc “hầm hè” với Philippines. Báo Philippine Star ngày 23-5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Bắc Kinh đã điều thêm tàu đến bãi cạn Scarborough. Tính đến nay đã có gần 100 tàu của Trung Quốc đang vây kín bãi cạn này. Một số tàu vẫn ngang nhiên đánh bắt cá dù chính Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm ở khu vực này.
“Thật đáng tiếc những hành động này lại xảy ra cùng lúc với việc Trung Quốc tuyên bố công khai là muốn giảm căng thẳng” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích và yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborough.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc vẫn tiếp tục giọng điệu hiếu chiến. Thời Báo Hoàn Cầu mới đây lại kêu gọi tấn công Philippines. Trước đó, rất nhiều tờ báo và hãng tin Trung Quốc đã đe dọa “pháo sẽ nổ” trên biển Đông.
Làn sóng bài ngoại
Phụ họa cho sự gây hấn trên biển là một làn sóng bài ngoại trong nước. Làn sóng này xuất hiện sau khi mạng Youku đăng đoạn clip cho thấy một người đàn ông Anh quấy rối một phụ nữ Trung Quốc trên đường phố Bắc Kinh.
Tân Hoa xã cho biết từ ngày 15-5, Sở An ninh Bắc Kinh đã triển khai chiến dịch 100 ngày trừng trị những người nước ngoài phạm pháp ở thủ đô. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố chiến dịch này kéo dài đến tháng 8-2012 sẽ quét sạch những người nước ngoài nhập cư, sống và làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc.
Trên các trang mạng lớn của Trung Quốc như Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa xã... đã xuất hiện những ngôn từ bài ngoại mạnh mẽ. Trang tìm kiếm Baidu và mạng Weibo mở chiến dịch kêu gọi người sử dụng Internet tố cáo những hành vi xấu của người nước ngoài ở Trung Quốc. “Những kẻ bỉ ổi ngoại quốc nên trở về đất nước của mình. Trung Quốc không là nơi cho chúng mày làm mọi việc mình muốn” - một blogger viết trên Weibo.
Phát thanh viên nổi tiếng của kênh CCTV9 Dương Nhuệ cũng kịch liệt công kích. “Hãy cắt đầu những kẻ bỉ ổi ngoại quốc, chúng không thể tìm việc ở Mỹ và châu Âu nên đã đến Trung Quốc gom tiền của chúng ta” - ông này viết trên blog, và còn mô tả nhiều người nước ngoài là “gián điệp”, “làm tình báo cho Nhật, Hàn Quốc và phương Tây”.
Giới chuyên gia nước ngoài cho rằng Bắc Kinh đang phải chật vật giải quyết những căng thẳng xã hội và đối phó với tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại. “Nếu năm nay mọi thứ thuận buồm xuôi gió thì tình hình ở Trung Quốc không nhạy cảm đến thế - AP dẫn lời giáo sư Đại học Thanh Hoa Patrick Chovanec bình luận - Bắc Kinh đang chật vật với những căng thẳng xã hội của mình”.
Chuyên gia Đại học California Jeremiah Jenne cho rằng Trung Quốc đang muốn thổi bùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để lái sự chú ý của dư luận khỏi những vấn đề khó khăn trong nước hiện nay. “Đây là thời điểm nhạy cảm ở Trung Quốc do quá trình chuyển giao chính trị - nhà phân tích James McGregor thuộc Hãng tư vấn APCO Worldwide cho biết - Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài đổ tội cho các thế lực bên ngoài khi bất ổn xảy ra”.
MỸ LOAN

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Tàu TQ tràn ngập biển Đông

Bắc Kinh đang điều động một lực lượng hùng hậu gồm nhiều loại tàu cùng những thiết bị hạng nặng để tận lực khai thác biển Đông.

Gần đây, Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS) vừa đưa ra báo cáo mang tên China Security Report 2011 đánh giá tiềm lực an ninh của Trung Quốc. Trong đó, báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết về sự phát triển của lực lượng ngư chính, hải giám và cảnh sát biển mà Bắc Kinh đang triển khai. 
 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 1
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có 500 tàu cá kèm theo - Ảnh: Xinjunshi
Lực lượng hùng hậu
Theo NIDS, Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch tăng cường số tàu tuần tra và khu vực biển Đông trở thành trọng tâm mà nước này hướng đến. Tháng 10.1998, Cơ quan giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc chính thức được thành lập, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi ở các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Khi đó, CMS đã được biên chế một số tàu hải giám cùng trực thăng tuần tra.
Thời gian đầu, hầu hết các tàu hải giám đều là loại nhỏ có độ choán nước dưới 1.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005) thì nước này lập tức bổ sung các tàu lớn hơn như Hải giám 27 (1.200 tấn), Hải giám 46 (1.101 tấn), Hải giám 51 (1.690 tấn), Hải giám 83 (3.420 tấn). Kèm theo đó, CMS còn được trang bị thêm máy bay tầm xa. Sau đó, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), CMS lại được bổ sung thêm hàng chục tàu hải giám và máy bay các loại.
Gần đây nhất, để tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Bắc Kinh tuyên bố bổ sung 36 tàu hải giám gồm 7 chiếc trên 1.500 tấn, 15 chiếc trên 1.000 tấn và 14 chiếc trên 600 tấn. Ngoài ra, Trung Quốc hồi năm ngoái đã chính thức triển khai tàu Hải giám 50 (3.980 tấn), chở được máy bay trực thăng Z-9A có khả năng tuần tra đêm.
Tính đến năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu hải giám gồm 27 tàu trên 1.000 tấn. Theo tiết lộ của Tân Hoa xã, CMS được biên chế hơn 8.000 nhân sự và sẽ sớm được bổ sung để tăng lên trên 10.000 người.
Không chỉ CMS, Cục Ngư chính Trung Quốc cũng là một lực lượng nòng cốt trong việc kiểm soát nguồn lợi trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cơ quan này chuyên trách những hoạt động đánh bắt. Tính đến nay, Cục Ngư chính triển khai hơn 140 tàu với gần 10 chiếc trên 1.000 tấn. Trong đó, một số tàu được trang bị vũ khí. Điển hình như tàu Ngư chính 310 (2.580 tấn) được gắn súng máy và có thể mang theo 2 trực thăng Z-9A.
Tương tự, tàu Ngư chính 311 được trang bị “tận răng” và có độ choán nước lên đến 4.450 tấn, lớn hơn cả các tàu hộ tống. Từ năm 2009, Bắc Kinh đặc phái chiếc tàu này, với sự hỗ trợ của tàu Ngư chính 45001, đến hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, tàu Ngư chính 310 hiện tại cũng đang tuần tra trên biển Đông.
Bên cạnh lực lượng tàu ngư chính và hải giám, Bắc Kinh còn có 250 tàu cảnh sát biển cùng 800 tàu giám sát an toàn hàng hải. Như vậy, Trung Quốc hiện có tổng cộng gần 1.500 tàu tuần tra và hàng chục máy bay, tạo nên mạng lưới giám sát dày đặc trên các vùng biển, đặc biệt là khu vực biển Đông.
  
Tận lực khai thác
 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 2
Dàn khoan 981 đã tiến đến biển Đông - Ảnh: Gmw.cn
Nhờ vào số tàu “bảo kê” hùng hậu, ngành đánh bắt hải sản Trung Quốc nhanh chóng ra sức tận thu nguồn lợi. Hồi đầu tháng 5, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chính thức triển khai một hải đội đánh bắt hùng hậu đến biển Đông, gồm tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 (32.000 tấn), 1 tàu chở dầu (20.000 tấn), 2 tàu vận chuyển (10.000 tấn), 3 tàu hỗ trợ (3.000 - 5.000 tấn). Trong đó, tàu Hải Nam Bảo Sa 001 là công xưởng chế biến đích thực với hơn 600 công nhân, 14 dây chuyền sản phẩm.
Theo Hãng tin CAN, chiếc tàu này có công suất chế biến lên đến trên 2.100 tấn hải sản mỗi ngày. Chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cho nhà máy Hải Nam Bảo Sa 001 là khoảng 500 tàu cá lớn nhỏ, tạo nên một hạm đội đánh bắt khổng lồ trên biển Đông. Hạm đội này đóng vai trò nòng cốt trong chương trình khai thác hải sản của tỉnh Hải Nam với nguồn thu dự định đạt 8 tỉ USD vào năm 2015. Theo NIDS, nền kinh tế biển hiện chiếm khoảng 10% thu nhập quốc gia của Trung Quốc và tạo ra gần 40 triệu công ăn việc làm cho nước này. Vì thế, bên cạnh đánh bắt hải sản, Bắc Kinh cũng không ngừng tăng cường khai thác dầu khí, đặc biệt trên biển Đông.
Ngày 16.5, tờ China Daily đưa tin tàu Hải Dương 201 (trọng tải 59.100 tấn), trị giá gần nửa tỉ USD, vừa bắt đầu đặt ống dẫn ở độ sâu 1.500 m tại giếng dầu Lệ Loan 3-1, phía bắc biển Đông. Thuộc Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc, đây là tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên của nước này. Nó có thể đặt 5 km ống dẫn mỗi ngày ở độ sâu tối đa lên đến 3.000 m và bốc dỡ các thiết bị nặng 4.000 tấn.
Trước đó, hồi cuối tháng 4, Trung Quốc cũng đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 đến biển Đông. Trị giá gần 1 tỉ USD, Hải Dương 981 trở thành giàn khoan lớn nhất của nước này, nặng 31.000 tấn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000m. Theo Nhân Dân nhật báo, giàn khoan này được thiết kế để chống chọi trước những trận siêu bão cấp 17, thường phải 200 năm mới xảy ra một lần. Ngoài ra, nó còn có 8 máy phát điện công suất 44.000 kW, đủ sức cung cấp năng lượng cho một thành phố cỡ vừa. Hiện tại, Hải Dương 981 đang hoạt động tại phía bắc biển Đông và có thể sớm di chuyển về hướng nam.
Rõ ràng, việc Trung Quốc liên tục điều động các phương tiện khủng đến biển Đông là những dấu hiệu cho thấy nước này có thể đang đẩy nhanh kế hoạch khai thác nguồn lợi tại đây. Diễn biến này tạo ra không ít quan ngại khi biển Đông đang là khu vực tranh chấp giữa nhiều bên. 


Ước tính số tàu tuần tra biển của Trung Quốc (năm 2011)

 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 3
(Theo NIDS)




Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này