Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Nhân đọc bài viết của ông Phạm Bình Minh cách đây một năm rưỡi

  

Mới đây, tôi được một người bạn tặng quyển sách "Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020" (do Học viện Ngoại giao phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tháng 3 năm 2010 gồm nhiều bài viết của nhóm tác giả thuộc Bộ Ngoại giao),  trong đó có bài "Một số suy nghĩ về định hình chính sách đối ngoại mới" của tác giả Phạm Bình Minh (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nay là Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao).
Ấn tượng đầu tiên của tôi là, tuy bài viết cách đây một năm rưỡi nhưng vẫn mang tính thời sự nóng bỏng  của ngày hôm nay, và điều này khiến  tôi thấy rất tâm đắc. Dưới đây  xin có đôi lời bình luận mong được bạn đọc gần xa góp phần cùng suy ngẫm.
1. Bài viết dù khá ngắn gọn  nhưng mang tính chuyên nghiệp và tính khái quát cao với những nhận định đánh giá, phân tích và khuyến nghi xác đáng xuất phát từ quan điểm đổi mới toàn diện kết hợp với  thực tiễn đã và đang biến động một cách vô cùng sâu sắc và “khó lường” trên thế giới kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (trang 56 - sđd).

2.Người đọc dễ đồng tình với những nhận định và đánh giá cùa tác giả  khi điểm lại về thành tựu và mặt  hạn chế của quá trình đổi mới trên mặt trận đối ngoại, cụ thể là "Chưa tìm được giải pháp để giải quyết tranh chấp và thúc đẩy hợp tác trên biển Đông một cách cơ bản, lâu dài" (trang 53 - sđd); và "Chưa có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong Đảng và hệ thống chính trị về một số vấn đề đối ngoại" (trang 53 - sđd).
Đúng vậy, có lẽ  do mặt hạn chế này nên ta chưa tạo được sự nhất trí và đồng thuận cao làm cơ sở để phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của tổ quốc trong thời gian qua.
3. Người độc cũng dễ nhất trí và thấy yên tâm khi thấy tác giả đưa ra nhận định "Toàn vẹn lãnh thổ bị de dọa sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong nhiều thập kỷ tới" (trang 57 - sđd).
Đây là một dự báo tỉnh táo có tính chiến lược  đã và đang được thực tiễn chứng minh với  tình trạng tranh chấp biển đảo vô cùng gay go, phức tạp và quyết liệt trên Biển Đông cũng như trên mặt trận kinh tế-xã hội có nhân tố đối ngoại trong thời gian gần đây.
4. Trong phần bàn về nguyên tắc và phương châm xử lý đối ngoại, tác giả nhấn mạnh: "Phải lấy lợi ích dân tộc làm cơ sở hàng đầu cho mọi chính sách và hành động đối ngoại" (trang 62 - sđd)  đồng thời  cảnh báo: "Nếu không quán triệt điều này sẽ thiên về hành dộng theo ý thức hệ và bị cảm tính chi phối" (trang 62 - sđd).
Qủa thực, lời cảnh báo về vấn đề “ý thức hệ” không mới mẻ nhưng thật mạnh dạn và cũng thú vị  vì đó là vấn đề được coi là  rất“nhạy cảm”  trong một quan hệ truyền thống lâu đời với các nút đan xen chồng chéo ràng buộc, không dễ gì gỡ rối đối với một số người quen với tư duy "hai phe, ba giai đoạn…" của một thời đã qua. Có điều tiếc là tác giả có thể vì  lý do nào đó, chưa phân tích sâu hơn về điểm này.
5. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng  khi  tác giả cho rằng mọi hoạt động đối ngoại trên biển, đảo phải nhằm đạt cho được yêu cầu: "Làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền" (trang 63-sđd).Đây là một yêu cầu rất cao, đòi hỏi sự  vận dụng một cách sáng tạo, vừa quyết liệt vừa khôn ngoan bài học "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", kết hợp chặt chẽ "giữa hợp tác và đấu tranh", bằng sức mạnh tổng hợp của khối Đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của thời đại mới.

Với tư cách một “anh bộ đội Cụ Hồ” đã nghĩ hưu   nhưng luôn cố gắng dõi theo diễn biến  của đất nước,  bản thân tôi  thấy rất cảm kích khi đọc bài viết  của đích thân ông Bộ trưởng  Ngoại giao trong thời buổi  đầy khó khăn phức tạp cả bên trong lẫn  bên ngoài của đất nước chúng ta. Đồng thời tôi cũng rất kỳ vọng với  cương vị và trọng trách mới, Ông Phạm Bình Minh sẽ  kiên trì cùng với tập thể lãnh đạo  đất nước   đưa những suy nghĩ mà ông đã viết trong bài viết nói trên   trong chỉ đạo công tác thực tiễn, góp phần giành thắng lợi lớn hơn nữa trên mặt trận đối ngoại./.
Phạm Xuân Phương
                                               

Ghi chú: Bài viết do tác giả gửi trực tiếp đến chủ blog. Bạn đọc có thể liên hệ với tác giả
theo địa chỉ: 
Phạm Xuân Phương -"Anh Bộ đội Cụ Hồ"    
312 - C7- Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội, ĐT: (04) 38361687 - 0988287349
  

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Đặc điểm chủng tộc Việt


Trích từ “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) của học giả Nguyễn Văn Huyên:
Chủng tộc Việt, có những nhận xét như sau:
• Người Việt vóc nhỏ bé. Vóc người đàn ông trung bình là 1,595m và đàn bà là 1,53m. Bác sĩ Bigot, khi xem xét 322 người Bắc Kỳ lấy trong số lính khố xanh, kết luận rằng: 107, tức là 33,2%, vóc người nhỏ (1,50m đến 1,59m); 202, tức là 62,7%, tầm vóc trung bình (1,60m đến 1,69m); và 13, tức là chỉ 4% có vóc cao lớn (1,70m  đến 1,79m). Thật ra, theo ông, nếu ta chấp nhận tầm vóc trung bình là 1,65m, thì ta thấy rằng 261 người, tức là 82,1%, dưới trung bình. Đại đa số tức là 208 (64,4%) nằm trong khoảng giữa 1,56m và 1,63m.
• Vai rộng, thân mình gày gò và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân. Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia, các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài.
• Về đại thể, người Việt rất mềm mại, và có khiếu về vận động thân thể. Họ trèo cây rất nhanh nhẹn, thân người tách khỏi thân cây, bàn tay và bàn chân cử động giống như những chiếc móc sắt. Về trò phóng giáo và đánh vật, ngày nay vẫn còn thịnh hành trong các hội làng, họ tỏ ra nhanh và dẻo như giống mèo. Ta ngạc nhiên khi thấy tấm thân kia, lúc thường thì bơi trong mớ áo quần rộng lùng thùng, trở nên mềm mại và nhanh nhẹn để tránh các đòn của đối thủ, và nhanh như chớp tung ra những cú đánh sấm sét.
• Người Việt nói chung không béo phị. Phụ nữ rất cân đối. Họ có những nét đẹp, bàn chân và bàn tay rất nhỏ, cổ chân, cổ tay rất xinh xắn.
• Sọ người Việt tròn. Sọ đó thuộc loại đầu ngắn. Trong khoảng 500 sọ người ở Bắc Kỳ mà ông Đỗ Xuân Hợp quan sát, ta có thể kết luận rằng người Việt Nam đầu ngắn trong 54,36% trường hợp; đầu trung bình trong 30,8% trường hợp. Đầu dài chỉ chiếm 3,22% trường hợp. Mặt khác, nói chung, đầu đàn bà nhỏ hơn đầu đàn ông.
• Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má.
• Tóc thì đen tuyền, rậm, rất dài và hơi cứng. Ta biết rằng tóc là sản phẩm chất sừng hệ trọng nhất của da, về phương diện phân biệt các giống người. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam phải được xếp vào các chủng tộc tóc thẳng và mượt. Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng, thì ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quãng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa.
• Đôi mắt họ hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung.
• Môi người Việt rất mọng, nhưng không dày lắm.
• Hàm người Việt rất phát triển. Hàm răng rất đẹp, nhưng người nông dân lại thường thường nhuộm đen.
• Người Việt cả nam lẫn nữ đều phát triển chậm. Thường thường, một thanh niên 20 tuổi chỉ có vẻ 15 tuổi, còn các thiếu nữ thì, trong một thời gian dài, vẫn trông như những em bé gái. Tuổi dậy thì quá muộn ở Việt Nam. Tuổi trung bình để kết hôn là từ 14 đến 15. Phụ nữ rất mắn đẻ và ta thường thấy những gia đình từ bốn đến sáu con. Người ta ước lượng có đến trên 4% gia đình có hơn một chục con. Con số chửa đẻ trung bình được ước tính là bốn.
• Người Việt già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Một người đàn ông 50 tuổi đã già lụ khụ. Tuy nhiên tuổi thọ không thua kém ở châu Âu. Nhiều người sống đến 70 tuổi. Người 80 tuổi chẳng hiếm. Và thậm chí đôi khi ta còn gặp một số cụ thọ 100 tuổi.

Trích từ “Việt Nam văn hóa cương” của cụ Đào Duy Anh:
Xét tính chất người Việt Nam ngày nay thì ta thấy người Việt Nam là giống ngắn đầu (chỉ suất 82,8), mình thấp (1m58), chân ta nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môi hơi dầy, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi thì nhẹ nhàng và chắc chắn. Song đem địa phương mà so sánh thì ta thấy ở Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt người ta có dáng mạnh mẽ và cao (1m59), còn phía trong thì người thường yếu và thấp hơn (1m57). Sự sai biệt ấy tất là vì ảnh hưởng của địa thế và khí hậu mà sinh ra. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn là 1 chủng loại thuần chất, nếu ta xét về sinh hoạt và văn hóa thì lại càng thấy rõ.
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít người có trí tuệ lỗi lạc, phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích làm sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phần phán đoán thường có vẽ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất vọng khoe khoang, trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và ham mê cờ bạc. Thường thì nhút nhát và ưa chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tính vật, hay bài bác chế nhạo. đó là lược kể những tinh thần phổ thong nhất của người Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc hình thành cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.

Theo blog tranhung09

“Mượn” tài năng người Việt ở nước ngoài

TT - GS Dave Ulrich (ĐH Michigan, Mỹ) - một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đồng thời là một tên tuổi luôn ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và nhân tài trên thế giới - đã gợi ý VN có thể “mượn các tài năng người Việt ở nước ngoài để giúp giải quyết vấn đề trong nước, thay vì mời họ về làm việc toàn thời gian” khi ông nói chuyện tại TP.HCM về chuyên đề “Tư duy lại nhân lực và nhân tài” ngày 29-9.

GS Dave Ulrich  - Ảnh: M.ĐỨC


Theo nhận định của GS, “mượn” là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nhân tài của cấp quản lý, bên cạnh nhiều kỹ năng khác như “mua”, “xây dựng”, “thúc đẩy”, “sa thải” và “ràng buộc”. Ông cho rằng không nên nghĩ việc người VN không trở về sau khi học tập ở nước ngoài là chảy máu chất xám, mà hãy nhìn đó là mạng lưới chất xám.
“Trí tuệ là thứ không thuộc sở hữu và có thể tiếp cận được, nhất là trong thời buổi kết nối dễ dàng như hiện nay” - ông nói.
GS Dave Ulrich cũng đưa ra một “công thức” tài năng là: tài năng = khả năng thực hiện công việc + cam kết và sự dấn thân, hi sinh trong công việc + đóng góp vào sự phát triển. Tài năng không còn là năng lực và sự tỏa sáng của một cá nhân nữa, mà là khả năng đó được phát triển và hòa hợp trong một tập thể ra sao để tạo ra giá trị và sức mạnh của tập thể đó.
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nhận định những quan điểm của GS Dave Ulrich là “một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa chiến lược về nguồn nhân lực và đối xử với tài năng”.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 30/9/1011,  Phómg viên thực hiện: K. Loan 

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Nợ "chúa chổm" nhưng vẫn đẹp!(*)

(*)Đây là "cảm nhận nông nỗi" của chủ blog tôi ... Nhưng chắc ai cũng biết: "con nợ" cũng có nhiều loại, và khi đã mắc nợ là mất tự chủ..., nên chớ mơ hồ cứ xách rổ đi vay về tiêu xài xả láng như một số nước đang phát triển (trong đó chắc có cả VN?)
Ghi chú: Danh sách 20 quốc gia có nợ nước ngoài cao nhất thế giới dưới đây được trích từ Báo cáo về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới để xem nước nào có tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP cao nhất. Báo cáo sử dụng số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) kết hợp số liệu về GDP từ World Factbook của CIA, được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2009; cho đến nay tình hình có thể khác.

1. Ireland
- Nợ nước ngoài/GDP: 1.382%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,38 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 172,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 566.756 USD


2. Anh
- Nợ nước ngoài/GDP: 413,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 8,98 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,17 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 146.953 USD


3. Thụy Sỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 401,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,3 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 324,5 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 171.528 USD


4. Hà Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 376,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,55 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 676,9 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 152.380 USD


5. Bỉ
- Nợ nước ngoài/GDP: 335,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,32 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 394,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 127.197 USD



6. Đan Mạch
- Nợ nước ngoài/GDP: 310,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 626,1 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 201,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 113.826 USD



7. Thụy Điển
- Nợ nước ngoài/GDP: 282,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 1 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 354,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 110.479 USD



8. Phần Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 271,5%
- Tổng nợ nước ngoài: 505,06 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 186 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 96.197 USD


9. Áo
- Nợ nước ngoài/GDP: 261,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 867,14 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 332 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 105.616 tỷ USD


10. Na Uy
- Nợ nước ngoài/GDP: 251%
- Tổng nợ nước ngoài: 640,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 255,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 137.476 USD



11. Hồng Kông
- Nợ nước ngoài/GDP: 250,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 815,65 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 325,8 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 115.612 USD



12. Pháp
- Nợ nước ngoài/GDP: 250%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,37 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,15 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 83.781 USD


13. Bồ Đào Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 223,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 552,23 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 247 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


14. Đức
- Nợ nước ngoài/GDP: 185,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,44 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,94 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


15. Hy Lạp
- Nợ nước ngoài/GDP: 182,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 579,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 318,1 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 53.984 USD


16. Tây Ban Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 179,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,46 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,37 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 60.614 USD


17. Ý
- Nợ nước ngoài/GDP: 146,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,6 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,77 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 44.760 USD


18. Australia
- Nợ nước ngoài/GDP: 138,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,23 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 882,4 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 57.641 USD


19. Hungary
- Nợ nước ngoài/GDP: 120,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 225,24 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 187,6 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 22.739 USD


20. Mỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 101,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 14,83 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 14,66 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 48.258 USD

 


Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Ngư trường VN bị thu hẹp nghiêm trọng trước sự lấn chiếm của "ông bạn bốn tốt"

Theo Hiệp hội chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ đầu năm đến tháng 6/2011 đã có 147 doanh nghiệp (DN) ngưng chế biến, xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác. Nguyên nhân do các DN này không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất và các chi phí đầu vào tăng cao. Bên cạnh hiện tượng lượng cá mà ngư dân đánh bắt được chưa đến tay DN trong nước đã bị thương lái Trung Quốc (TQ) tranh giành, đón mua ngay trên biển hoặc tại các cảng cá; còn một lý do đơn giản hơn: sản lượng cá đánh bắt giảm xuống vì phía TQ cấm biển (2).
Diện tích vùng biển Việt Nam lớn gấp 3 lần đất liền. Hiện tại, trên giấy tờ đội tàu đánh cá Việt Nam có khoảng 130.000 chiếc, trong đó có khoảng 64.000 chiếc có công suất trên 20 mã lực (CV) và khoảng 52.000 chiếc trên 90 CV. Lượng tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ có khoảng 23.000 tàu. Với số lượng tàu không nhỏ như vậy, nhưng Việt Nam đang đứng trước thực trạng là hàng loạt đoàn tàu đánh cá nhà nước bị phá sản. Không thể đổ lỗi cho biên chế đơn vị quá công kềnh ban bệ, bởi ngay những DN tư nhân cũng lâm vào tình trạng sụp đổ tương tự. Một trong những nguyên nhân công bố được cho là quan trọng nhất: ngư trường gặp nhiều khó khăn. Nhưng không có dòng thông tin chính thức nào nói rõ về mức độ khó khăn ấy… Các đội tàu của Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Tổng Công ty Hải sản Biển Đông… đã biến mất trên ngư trường Việt Nam. Hoặc như đội tàu xã Đức Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) có gần 300 chiếc là tàu đánh bắt xa bờ, được Hội Nghề cá Việt Nam đánh giá là đội tàu mạnh nhất miền Bắc. Mỗi năm đội tàu này từng thu hút hàng ngàn lao động đi bạn từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa; vậy mà nay cũng là xã có hơn 90% hộ dân phải cầm cố sổ nhà đất (sổ đỏ) vào ngân hàng (3). Họ ngại ra biển, mặc dù không phải biển ít cá. Họ sợ những va chạm, rượt đuổi…
Số phận những hải âu gãy cánh
Đường đến Hoàng Sa xa ngàn trùng, nguy hiểm nhấp nhô theo từng con sóng. Nhớ năm xưa chẳng phải vô tình, các thủy binh trước khi lên đường trực chiến Hoàng Sa đều được tế sống. Trước tình trạng hàng loạt ngư trường truyền thống miền Trung và miền Bắc bị TQ tấn công, ngư dân ta vẫn tiếp tục ra khơi. Việc này dẫn đến tình trạng bị TQ bắt giữ. Từ năm 1989 – 2009, riêng tỉnh Quảng Ngãi tính trên giấy có đến 242 tàu với 2.399 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; 3 ngư dân bị bắn chết và 1 bị thương. Còn số lượng trong thực tế lớn hơn rất nhiều. Từ năm 2007, nhiều ngư dân Việt Nam bị TQ giam giữ hàng năm trời, tịch thu toàn bộ tàu không thấy công bố cụ thể. Chẳng hạn như cuộc tiếp đón ông Mai Phụng Lưu cùng 8 người khác được TQ thả vô điều kiện hồi tháng 10/2010 được báo chí trong nước đưa tin rầm rộ – nhưng không hề thấy nhắc đến số phận 89 ngư dân và 21 con tàu khác (tính riêng tỉnh Quảng Ngãi) còn đang bị giam giữ. Ngoài việc quảng cáo về “lòng nhân đạo” của TQ, chẳng hiểu hệ thống báo chí nhà nước có suy nghĩ gì về số phận những đồng bào thiếu may mắn khác của chúng ta. Có bao nhiêu người được TQ thả sau tháng 10/2010 và số phận những người này hiện nay như thế nào… Tất cả đều cố ý tỏ ra thiếu minh bạch.
Không riêng gì tàu cảnh sát biển, tàu ngư chính kể cả tàu thăm dò địa chấn của TQ cũng tự ban cho mình cái quyền đàn áp ngư dân Việt. Bằng tay chân, báng súng và dùi cui điện, TQ đã đánh văng ngư dân ta xuống biển. Sau đó chúng trấn lột hàng tấn cá và mực khô trên các tàu này. Ngư dân ta có người bị TQ bắt đến 4 lần như ông Mai Phụng Lưu, ông Tiêu Viết Là. Để được thả ra, ngư dân phải đóng tiền chuộc từ 50.000 – 70.000 nhân dân tệ/tàu, tương đương từ 150 – 210 triệu đồng. Ngay sau lần bị bắt thứ 2, gia đình ông Lưu đã sa chân vào nợ nần. 3 lần trước để được thả về, mỗi lần gia đình ông phải bỏ ra 70.000 nhân dân tệ. Cộng dồn các lần nợ trước, ông Lưu đành bị chủ nợ xiết tàu sau khi TQ thả về lần thứ 4. Ngoài chuyện đem được cái thân trở về, ông Lưu còn mang theo di chứng những trận đòn đẫm máu của TQ. Để từ đó mỗi lúc mưa nắng trở trời, lưng ông Lưu cũng trở thế dăm phen để vượt qua những cơn đau nhức thấu xương của mình. Đằng sau cuộc tiếp đón ồn ào tháng 10/2010, một đồng tiền hỗ trợ tàu ông Lưu bị nạn cũng không có, với lý do tăng công suất tàu mà không đăng ký.
Từ năm 2009 còn có nhiều con tàu bị TQ đâm chìm, với số người bị nạn lên đến hàng trăm người. Chiếc tàu là toàn bộ tài sản của ngư dân, nên ngay sau khi bị tàu TQ đâm phải, chủ chiếc tàu đó trở thành người trắng tay. Số tiền hỗ trợ của chính quyền đương thời thì người được nhận, người không; song ngay cả những người được nhận tiền cũng không thể mua sắm lại chiếc tàu cho mình, vì nó quá ít ỏi. Tuy nhiên, không phải con tàu nào bị TQ đâm chìm cũng may mắn được cứu sống. Số phận con tàu QNg 66192 cùng 6 thủy thủ mất tích đến nay vẫn còn là một bí ẩn, người ta nhìn thấy lần cuối cùng con tàu xấu số này tại đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sau 4 tháng tìm kiếm vô vọng, gia đình họ đành nặn hình nhân bằng đất sét, lập mộ gió mà tưởng niệm cha anh mình. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có con số thống kê chính thức về số lượng tàu và người bị TQ tấn công bỏ mạng trên biển. Có thể đối với ai đó, sự thật về nguyên nhân gãy cánh cũng không làm sống lại những hải âu xứ Việt; nhưng những đứa trẻ mồ côi và phụ nữ bạc đầu ngóng chồng miền Trung rất muốn biết tại sao cha/chồng họ đã gặp sự cố gì trên biển Đông mà không thấy trở về.
Hiện nay lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chỉ đáp ứng được từ 30 – 40% yêu cầu trong tình trạng thời tiết bình thường, còn khi có bão thì mức đáp ứng còn thấp hơn nữa. Cả nước chỉ có 2 tàu kiểm ngư thuộc Chi cục Vịnh Bắc bộ. Hiện tượng ngư dân bỏ nghề không thể cho ngư dân không có lòng với biển mà phải thấy rằng chế độ độc tài đã không có lòng với dân. Ngư dân ta không hèn nhưng vì đơn độc nên không đủ tự tin để bám biển.
Mãi đến tháng 8/2011 vừa rồi, ông Mai Phụng Lưu lại ra khơi bằng chiếc tàu mua bằng vốn vay ngân hàng. Trong 13 ngày lênh đênh trên biển, ông Lưu lại liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Đến ngày 13/8/2011, một tàu quân sự Trung Quốc tống vào mũi tàu ông Lưu rồi bỏ đi, rất may tàu ông Lưu không bị hư hại nhiều. Liệu trong tương lai, sói biển Mai Phụng Lưu sẽ tránh tàu TQ được bao nhiêu lần nữa, một khi phần lớn sống sót là nhờ vào may mắn. Loay hoay lại sắp vào vụ mùa chính câu cá ngừ hàng năm (bắt đầu từ tháng 10 – tháng 3 âm lịch), có bao nhiêu con tàu sẽ tiếp tục ra khơi trên ngư trường Hoàng Sa… Tình hình này xuất hiện vòng lẩn quẩn: ngư trường bế tắc nên ngư dân phá sản, ngư dân càng phá sản ngư trường càng tiêu vong.
Theo  nguồn tin trên mạng internet

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Chiến lược quốc phòng lưỡng tuyến của Việt Nam

Thời báo Eo biển Singapore
Thư Hai, ngày 26/9/2011

Robert Karniol - Phóng viên quân sự
Người dịch: Trần Kinh Nghị (chủ blog)

Nhằm mục tiêu tăng cường thế trận an ninh của bản thân với vị trí như một hàng rào trước sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc- và, đồng thời, tăng cường vị thế trí quốc tế của mình - Việt Nam đang xây dựng lực lượng vũ trang của mình đồng thời nỗ lực mở rộng các mối quan hệ chiến lược với các bên.

Gần đây nhất, ngoại giao quốc phòng của Hà Nội đã đã đạt được một Bản ghi nhớ  (MOU) về quốc phòng với Hoa Kỳ như một kết quả cụ thể của cuộc đối thoại quốc phòng song phương diễn ra tại  Washington hôm 19/9 . Cuộc gặp mở màng cách đây một năm tại thủ đô của Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào việc làm quen dần với cách tiếp cận như vậy. 
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói tại một phỏng vấn của Đài tiếng nói VN: "Bản ghi nhớ (MOU) giữa Việt Nam và Hoa kỳ tạo ra một khuôn khổ cho quan hệ hợp tác song phương vượt  qua những hậu quả chiến tranh, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đào tạo , bảo đảm an ninh hàng hải , trao đổi kinh nghiệm  và thông tin cũng như gìn giữ hòa bình trong khu vực".
Thỏa thuận này đã thiết lập một cơ chế đàm phán cấp cao giữa Bộ QP Việt Nam và Bộ QP Hoa kỳ để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải, các hoạt động nghiên cứu và cứu nạn, gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo và thiên tai của LHQ . Đồng thời , Washington đã cam kết trợ giúp cho các hoạt động tháo gỡ bom mìn tại Việt Nam trong khi Việt Nam cam kết tiếp thục giúp Mỹ tìm kiếm các quân nhân mất tích khi tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.
Một sáng kiến khác do Bộ Ngoại giao VN và Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa ra là về việc hai nước tiến hành cuộc Đối thoại song phương lần thứ tư. Quá trình này bao gồm việc đàm phán về khả năng tiếp cận của Hải quân Hoa kỳ tại Cảng Vịnh Cam Ranh của Việt Nam .
Tuy hiên Washington vẫn còn giới hạn về việc mua bán hàng quân sự cho Việt Nam - một vướng mắc đang là chủ đề của cuộc thảo luận song phương hiện nay.
Tuy nhiên, Tướng Vịnh đã nêu  rõ tại cuộc phỏng vấn của đài phát thanh nói trên rằng những sự dàn xếp như vậy với phía Mỹ hoàn toàn không phải là duy nhất. Ông ta cho biết " Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam đã ký một số Bản ghi nhớ với các nước khác như Ấn Độ, TQ, Úc, Tân- tây-lan và một số nước ASEAN".
Các nguồn tin riêng biệt lưu ý rằng Singapore cũng là một một bên đối thoại quốc phòng, trong khi gần đây đã ký kết những hiệp điịnh hợp tác quốc phòng với Đức, Israel, Ba Lan, Ru ma-ni, Slovakia và Anh Quốc. Các cuộc đối thoại quốc phòng song phương với Nhật Bản , Nam Hàn có thể diễn ra nay mai.

Tướng Vịnh cách đây vài tuần đã đã dẫn đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh để thực hiện cuộc đối thoại an ninh lần thứ hai với nước chủ nhà. Phái đoàn của Quân Giải phóng Nhân dân do Trung tướng Ma Xiaotian - phó Tổng tham mưu dẫn đầu. Kết quả của cuộc gặp ngày 28/8 , hai bên đã nhất trí trăng cường trao đổi quân sự cấp cao, thiết lập một đường giấy nóng quốc phòng và mở rộng hoạt động đào tạo chung.

Một tin của Đài tiếng nói Việt Nam không bác bỏ việc có sự tranh cải khi nói " Các lực lượng thù địch đã đưa ra hai lời cáo buộc : một là, Việt Nam phải dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc, và hai là, Việt Nam để mất lãnh thổ cho Trung Quốc".
Tướng Vịnh đựoc trích dẫn đã có bình luận:  "Chúng ta nên nêu rõ cho nhân dân hai nước rằng họ nên tìm hiểu rõ hơn về sự thật và rằng, mặc dù vẫn có những hạn chế trong quan hệ Việt -Trung, hai đảng và hai nhà nước đã cam kết giải quyết vấn đề thông qua các giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Có lẽ chỉ là một trường hợp để đề phòng khi Hà Nội Nội đang thực hiện việc hiện đại hóa trên quy mô đáng kể đối với  các lực lượng vũ trang đã lỗi thời của mình. 
Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam cho đến nay gồm có các tàu ngầm lớp Kilo, chiến đấu cơ Su-30MKK và thủy-lục cơ DHC-6 lớp 400  và máy bay tuần tra hàng hải. Hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn đã được mua từ Israel, và tháng trước một tàu chiến lớp Gepard thứ hai đã được Nga bàn giao .
Hai hợp đồng mới ký với Cộng hòa Czech sắp được công bố. Trong năm qua Quân đội Nhân dân VN  đã trang bị ba trạm radio Vera tối tân sau khi Washington rút bỏ yêu cầu của mình trước đây đòi Praha phong tỏa vụ mua bán này , và trong vòng vài tuần qua , người Czech đã nâng cấp từ chế độ analogue sang kỹ thuật số đối với một số rada P-18 do Nga sản xuất của Việt Nam.
Hệ thống Vera system thay thế 3 hệ thống ảm ứng thụ động Kolchuga do Ukraina sản xuất mà Việt Nam đã có thể thể lựa chọn sau khi mua 3 hệ thống đầu tiên là những hệ thống mà sự trình diễn đã cho thấy đáng thất vọng.
Các cuộc đàm phán hiện đang tiến hành nhằm có được từ Công hòa  Czech  12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 , loại máy bay chủ yếu được dùng để tiếp viện cho các vị trí  mà Việt Nam nắm giữ trong quần đảo Trường Sa.
Hà Nội đã bắt đầu xem xét việc phát triển lực lượng từ đầu những năm 1990, không lâu sau khi họ rút quân khỏi Campuchia năm  1989. Điều này đưa lại một vị thế quốc phòng mới với đặc điểm là bớt dựa vào lực lượng lục quân và tăng cương hơn lực lượng hải quân và không quân. 
Sau nhiều năm sao nhãng đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với lĩnh vực phát minh sáng chế vốn lỗi thời của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và giờ đây hầu hết nỗ lực hiện đại hóa lực lượng chỉ là sự "làm mới" . Nhưng đó cũng là điều khiến Trung Quốc phải tính đến./. 




Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Điều gì chi phối thái độ của nhà cầm quyền TQ đối với VN

Người ta nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"; cái gì cũng qua thực tiễn mới thấy hết giá trị của nó . Thiết nghĩ diễn biến tình hình quan hệ Việt-Trung hơn 1/2 thế kỷ qua đã cho ta thấy đủ mọi phép thử về thực chất quan hệ hai nước và đâu là thật, đâu là hư cũng như đâu là  thế mạnh/yếu của hai bên... Chỉ tiếc rằng một số người dường như vẫn chưa thấy hoặc cố tình làm ngơ chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. 

Không phải vô cớ mà thời gian qua hàng loạt nhân sĩ và quần chúng nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo của nhà cầm quyền TQ. Và điều này đã thực sự phát huy sức mạnh của dân tộc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tiếc thay nó lại không được nhìn nhận một cách "danh chính ngôn thuận" bởi chính quyền và xã hội, thậm chí còn bị quy chụp là "phản đông" này nọ (!?)  Nói cách khác ta  có "bảo bối" là chính nghĩa và công luận mà không biết vận dụng lại còn vùi dập nó. Nếu như ông cha xưa có lúc đã để mất "Nõ thần" thì nay chiếc nõ thần đó chính là khối đoàn kết toàn dân mà cũng đang có nguy cơ bị mất vào tay giặc.

Vẫn biết, khi người Việt tranh luận với nhau về chuyện đúng/sai..., thì chỉ ai có quyền lực thường là bên đúng...; nhưng đôi khi  ý kiến người ngoài có thể làm thay đổi tình huống ... Kể cũng lạ(!?). Vậy ta hãy nghe  người ngoài, cụ thể là giới nghiên cứu TQ, đánh giá đâu là thế mạnh của VN trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông qua một đoạn trích dưới đây từ blog anhbasam (những chữ  màu đỏ chỉ để nêu bật chủ đề).
Trích
Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Manila, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “vai trò đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông. Tiến sĩ Trương nói: “Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt đứt quanhệ với Việt Nam và Philippin. Khi so với Việt Nam và Philippin, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Mỹ. Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường. Hồi tháng trước, hai nước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y. Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Mỹ vì Oasinhtơn quá quan trọng đối với Hà Nội”.Ông Trương Minh Lượng cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội. Tuy nhiên, Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc không có khả năng làm điều đó.
Theo ông Trương, có nhiều Việt kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích lại quá gần với Mỹ. Hết trích

Những thông tin cùng loại như trên có rất nhiều; mong rằng những ai  còn u u, mê mê chìm đóng trong nỗi sợ hãi truyền kiếp trước kẻ thù phương Bắc thì hãy tìm hiểu và học hỏi thêm để vơi bớt nỗi sợ hãi và vững bước cùng đồng hành với dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc./.

                                                  

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này