Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Thấy gì từ nhạc phẩm "Chú ếch con"?

Đây là một kiệt tác của một "nhí Việt 100%" tham gia một cuộc thi bên nước Ý cách nay đã hơn 8 năm nhưng gần đây đang gây chấn động dư luận...Nó chỉ là một trong rất nhiểu trường hợp cho thấy tài năng của người Việt khiến mọi người phải suy ngẫm : Bài hát "chú ếch con" có lẽ mãi vẫn chỉ là một bài hát tầm thường trong tay các nhà đạo diễn Việt của thế hệ này...Nhưng nó đã trở thành một kiệt tác trong tay các nhà đạo diễn Ý. Những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt đó?

Rõ ràng, xét trên mọi lĩnh vưc, người Việt  không hề thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới...Nhưng để phát huy chúng một cách có hiệu quả nhất thì trách nhiệm thuộc về ai? Hãy đừng thân thân trách phận nghèo hèn và cũng đừng "đổ tại" thiên tai, địch họa v.v.. mà hãy tự trách bản thân mình, trước tiên là những người quản lý đất nước và các nhà chuyên môn ngành, nghề...

Chủ blog tôi nhân đây xin phép được đăng tải lại  chương trình để giới thiệu thêm cùng bạn đọc. Mời bạn hãy kích chuột vào đường link này để thưởng thức tác phẩm độc đáo nói trên:  http://tintuconline.com.vn/vn/video/487663/index.htmḷ



Chân thành cảm ơn.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Australia có cần "sợ" Trung Quốc?


Chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Julia Gillard đã xác định những ưu tiên chiến lược quan trọng với Australia. Bà kêu gọi hai nước gia tăng hợp tác quốc phòng như một biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau. Bà cũng nhấn mạnh mong muốn được chứng kiến sự minh bạch hơn nữa về quân sự của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith cũng khẳng định, ông đã nói rất rõ ràng với người đồng nhiệm Trung Quốc rằng, Australia mong muốn Trung Quốc tuân thủ, thực thi đúng các chuẩn mực quốc tế, bao gồm cả luật biển quốc tế.
Trung Quốc gần đây đã không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và có cách hành xử ngày một quả quyết hơn ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông.
Chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Julia Gillard đã xác định những ưu tiên chiến lược quan trọng với Australia. Ảnh: The Courrier-Mail

Trong khi bà Gillard đơn giản thể hiện rằng, bà không ủng hộ ý tưởng của Mỹ và các đồng minh nhằm kiềm chế Trung Quốc, nhưng sự ủng hộ các đồng minh Mỹ của lãnh đạo Australia trong chuyến thăm Washington gần đây không phải là điều Bắc Kinh không biết tới. Hơn thế nữa, trước khi công du tới Trung Quốc, Thủ tướng Australia đã tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dĩ nhiên, mục tiêu của bà Gillard vẫn là khuyến khích gia tăng hợp tác quân sự và liên kết quốc phòng. Vậy người Australia phải hiểu thế nào về những mục đích của Trung Quốc sẽ làm với lực lượng quân sự Australia trong tương lai.
Có những vấn đề không nhỏ với Australia trong hai hoặc ba thập niên tới. Tất nhiên, cần có một chính sách hợp lý để thúc đẩy Bắc Kinh trở thành một cường quốc đang trỗi dậy có trách nhiệm và tham gia chặt chẽ hơn trong tiến trình hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cũng sẽ cần một chính sách tốt để thu hút Trung Quốc tham gia nhiều mặt trong mối quan hệ song phương với Australia - từ chính trị tới kinh tế, quốc phòng, văn hóa và nhân quyền.
Nhưng khi sức mạnh của Bắc Kinh chắc chắn gia tăng thì cũng cần có một chính sách "bảo hiểm rủi ro" nhằm đối phó với khả năng một Trung Quốc quả quyết hơn trong tương lai. Sách tăng quốc phòng Australia tháng 5/2009 cho rằng, vào năm 2030, Trung Quốc sẽ là một cường quốc quân sự mạnh nhất châu Á do nỗ lực hiện đại hóa quân sự ngày càng mang đậm đặc trưng là phát triển các khả năng thể hiện sức mạnh.
Khi Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn về kinh tế, thì chắc chắn họ sẽ phát triển hơn các khả năng quân sự để phù hợp với kích cỡ tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, như sách trắng nhấn mạnh, tốc độ, phạm vi và cơ cấu hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc gây ra nhiều lo lắng với các nước láng giềng.
Nếu Trung Quốc không trở nên minh bạch hơn, thì sẽ ngày càng có nhiều nghi vấn về mục tiêu những kế hoạch phát triển quân sự của họ. Bắc Kinh đang theo đuổi và đã đạt được một số khả năng khá ấn tượng mà nhiều người cho rằng, những khả năng ấy cuối cùng sẽ gây rủi ro với Mỹ và các đồng minh khi hoạt động tại những khu vực hàng hải giáp Trung Quốc. Lo ngại này trên thực tế được minh chứng trong những trường hợp va chạm trên biển giữa Mỹ, Nhật Bản với Trung Quốc.
Tại Australia, gần đây xuất hiện một số ý tưởng kỳ quặc rằng, có thể phát triển lực lượng có khả năng đối phó trực tiếp với Trung Quốc. Ý tưởng này là rủi ro và ngu ngốc. Dĩ nhiên, Australia có thể mong muốn xây dựng lực lượng - bao gồm cả tàu ngầm - để có thể đóng góp hữu ích vào một liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Cũng không nên xem Trung Quốc như một đối thủ không thể tránh khỏi. Hiện tại cũng như trong dự đoán, họ sẽ không có sức mạnh quân sự đáng sợ như Liên Xô. Và, Bắc Kinh cũng chưa từng có kinh nghiệm hay trải qua một cuộc chiến tranh hiện đại nào.
Hơn thế nữa, Trung Quốc cần một môi trường hòa bình chiến lược để có thể dành ưu tiên cho việc quản lý khối lượng dân số khổng lồ 1,3 tỉ người.
Trung Quốc không phải là một đất nước không có điểm yếu. Cần phải nhớ điều này trước khi kết luận rằng, Trung Quốc sẽ gia tăng và gia tăng cũng như không gặp trở ngại nào nghiêm trọng. Đơn giản đưa ra ví dụ này, chính sách một con dẫn tới hệ quả là sự già hóa dân số nhanh chóng. Vào năm 2014, số người trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sẽ bắt đầu sụt giảm và tới năm 2040, khoảng 30% dân số Trung Quốc sẽ ở độ tuổi trên 60. Điều này chắc chắn sẽ có những tác động lớn tới tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, vốn đã có dự báo sẽ sụt giảm còn khoảng 7%/năm so với tăng trưởng 10-12% trước đây.
Có rất nhiều vấn đề khác về chính trị, kinh tế, môi trường và tham nhũng mà Trung Quốc đang đối mặt trong thế kỷ 21. Cũng cần cẩn trọng với suy đoán rằng, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ dẫn nước này tới một vị trí uy quyền trong khu vực.
Ở đây nên đề cập tới những yếu tố địa chính trị khác.
Nếu Trung Quốc trở nên gây hấn hơn, họ sẽ phải đối mặt với một sự liên kết chặt chẽ hơn tại châu Á. Trong khi thực tế là nhiều quốc gia ở khu vực, gồm cả Australia, ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế, thì nỗi bất an cũng không ngừng mở rộng về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, cách hành xử quả quyết hơn khi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Trung Quốc không có nhiều bạn bè thực sự thân cận ở châu Á. Ấn Độ chắc chắn cũng không thoải mái với sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc. Những nước "tầm trung" khác như Indonesia cũng sẽ phải chú tâm tới cách hành xử quả quyết hơn của Bắc Kinh.
Có hai viễn cảnh xảy ra. Một là Trung Quốc sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển kinh tế và ngày càng chú tâm vào việc xây dựng một môi trường an ninh hợp tác trong khu vực (điều mà Bắc Kinh gọi là "một khu vực hòa hợp"). Viễn cảnh thứ hai là điều Australia cần phải "rào giậu": nó liên quan tới một Trung Quốc mạnh hơn về quân sự và trở nên nguy hiểm hơn.

Bài của tác giả Úc: Paul Dibb đăng trên Theo theaustralian, được dịch giả Nhật Huy dịch,  đã đăng trên tuanvietnamnet  ngày 11/05/2011 * Tác giả Paul Dibb là giáo sư danh dự nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia. Năm 1978, với cương vị phó giám đốc tình báo quốc phòng, ông đã tới thăm Trung Quốc để mở rộng quan hệ hai bên.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Trung Quốc nguy hiểm hơn cả Bin Laden ?*

Gần đây dân mạng khuyên nhau đọc bài "Trung Quốc nguy hiểm hơn cả Bin Laden" dưới dạng một bài  phỏng vấn của nhà khoa học chính trị người Mỹ tên là Steven Mosher trả lời  báo Wyborzka (của Ba Lan). Bài đã được dịch giả Lê Diễn Đức kịp thời chuyển sang tiếng Việt phục vụ bạn đọc Việt nam.

Nếu tôi không nhầm thì bài viết dường như đã bắt đúng nhịp đập của hàng triệu trái tim người Việt cũng như các dân tộc trên thế giới, nhất là những ở quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc. Tác giả đã rất thành công trong việc phác họa  hình ảnh nước Trung Hoa hiện đại như một mối hiểm họa không thể tránh khỏi của nhân loại.

Tuy nhiên, bản thân tôi mặc dù cảm thấy như vừa được giúp nói lên điều mình muốn nói ..., song vẫn không muốn tin đó sẽ là sự thật, hoặc chỉ mong đó là một sai lầm của giới cầm quyền Trung Quốc. Vì thế, tôi xin mạn phép tác giả được đăng lại nguyên văn bài viết nhưng có thêm dấu ? ở cuối tiêu đề. Ngoài ra vì lý do kỹ thuật tôi buộc phải thay thế tấm ảnh biểu tượng của dịch giả đã đưa lên bằng một tấm ảnh khác như thấy dưới đây. 
     

Steven Mosher: “Cuộc chiến chống khủng bố đau thương nhưng trong thực tế không thật hẳn quan trọng. Quân khủng bố không có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới. Tham vọng từ phía Trung Quốc nghiêm trọng và huỷ diệt trật tự thế giới. Chúng ta bắt tay với Trung Quốc khi và chỉ khi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và trở thành nhà nước dân chủ”.
Nhật báo Ba Lan: Hiện nay có sự so sánh phổ biến tình hình địa chính trị tại châu Á với thời kỳ ngự trị ở châu Âu trước năm 1914. Trung Quốc đang nắm vai trò của nước Đức, vừa xuất phát từ việc không hài lòng với trật tự thế giới, vừa muốn tìm cho mình một vị thế tốt hơn. Ông nghĩ sao?
Steven Mosher: Trung Quốc không phải là nước Đức tiếp nối. Nước Đức bấy giờ là tiềm lực của mức trung bình. Còn Trung Quốc là quốc gia khổng lồ, lớn tương tự Hoa Kỳ, với 1 tỷ 300 triệu dân. Không đơn giản là một tay chơi tiếp theo, mới xuất hiện trên sân khấu. Đây là một tiềm lực lớn nhất của lịch sử loài người. Sự so sánh kể trên chỉ đúng trong một mức độ nào đó. Đức quốc đã gây ra chiến tranh ở châu Âu và tham vọng của nó tập trung ở lục địa này. Trong khi đó của Trung Quốc mang tính toàn cầu. Cho nên vấn đề nghiêm trọng hơn điều mà châu Âu trải qua 100 trước đây.
Nhật báo Ba Lan: Nhà tân bảo thủ (neoconservative) Robert Kagan trong cuốn sách “Paradise and Power” viết rằng, đối với các nhà chính trị Hoa Kỳ thì trước ngày 11/09 vấn đề không phải là câu hỏi chúng ta có xung đột với Trung Quốc hay không, mà là bao giờ. Từ lúc bấy giờ đến nay có gì thay đổi không?
Steven Mosher: Cuộc chiến chống khủng bố đau thương nhưng trong thực tế không thật hẳn quan trọng. Quân khủng bố không có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới. Tham vọng từ phía Trung Quốc nghiêm trọng và huỷ diệt trật tự thế giới. Chúng ta bắt tay với Trung Quốc khi và chỉ khi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và trở thành nhà nước dân chủ. Chúng ta sẽ giữ trật tự hiện có trên thế giới, trật tự hoà bình của các quốc gia dân chủ.
Nếu như Trung Quốc là nhà nước độc đảng, độc tài thì không thể nào trở thành một phần của trật tự hiện nay mà lại không có những thay đổi nền tảng. Trung Quốc đang giành ưu thế trước các quốc gia không lớn trong khu vực, khuyến khích các chế độ độc tài. Các nền dân chủ nhỏ châu Á bị làm suy yếu bởi chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc không là bạn của dân chủ mà là kẻ thù của nó.
Nhật báo Ba Lan: Điểm chính yếu nào của sự đối kháng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Có lẽ không riêng vấn đề Đài Loan?
Steven Mosher: Không chỉ riêng như thế, sự can thiệp ngày nay của Trung Quốc tại Trung Đông rất rõ ràng. Nếu như chúng ta nhìn Iraq trước chiến tranh, hay Iran, Syria hôm nay, thì thấy ngay rằng, đồng minh gần gũi nhất bên kia đại dương của họ nằm ở Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đang bán tên lửa cho Syria, công nghệ nguyên tử cho Iran. Nếu như Iran có bom nguyên tử, thì từ cùng một lý do mà Pakistan có – là nhờ Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những nguyên nhân của sự hỗn loạn tại Trung Đông.
Tham vọng của Trung Quốc gây nên bất ổn định trật tự quốc tế. Thoạt nhìn bên ngoài thì có vẻ như Trung Quốc hợp tác, nhưng trong những khu vực khác nhau trên thế giới, Trung Quốc đưa đến hỗn loạn, đặc biệt là vùng Trung Đông.
Việc tiếp theo là vấn đề nhân quyền. Khi tôi nói đến Trung Quốc, người Trung Quốc, là ý tôi chỉ nói về nhà cầm quyền mà thôi. Tại Trung Quốc có rất nhiều người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, nhiều người bị tù đày tại những nơi mà họ bị tra tấn, thậm chí bị giết. Cách đây không lâu một chánh án Trung Quốc bị cảnh sát hành hạ. Khi gia đình nhìn thấy thì thân thể bị đánh đập kinh khủng. Được hỏi nạn nhân có bị tra tấn hay không, câu trả lời từ phía chính quyền là không và ông ta đột tử.
Các mối quan hệ thân mật – trước đây – với Saddam Hussein, Iran, Syria hay Bắc Hàn càng khuyến khích các chế độ này chống lại những giá trị dân chủ. Tôi không muốn chỉ nói về các giá trị của riêng Hoa Kỳ, mà là về những giá trị chung cho cả Hoa Kỳ và châu Âu: tôn trọng quyền tư hữu, tôn trọng luật pháp và bầu cử tự do. Những điều này Trung Quốc không hề có dưới mọi hình thức.
Nhật báo Ba Lan: Trung Quốc không phải là duy nhất ở châu Á. Những quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ hay Nhật Bản nhìn nhận thế nào về sự tăng tiềm lực của Trung Quốc? Hàn Quốc có chính sách như thế nào với Bắc Kinh? Việc thống nhất bán đảo Triều Tiên không phụ thuộc vào Bắc Kinh?
Steven Mosher: Nếu như không có Bắc Kinh thì Bắc Hàn đã sụp đổ từ lâu, còn bán đảo Triều Tiên đã được thống nhất và dân chủ. Chế độ Kim Jong Il tồn tại hoàn toàn từ giúp đỡ của Bắc Kinh. Nam Hàn giữ quan hệ với Trung Quốc cũng giống như các nước láng giềng khác, cố gắng không va chạm với Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong thâm tâm tất cả đều quan ngại tiềm lực tăng lên của Trung Quốc.
Điều này cũng với cả Nhật Bản. Nhật Bản hiện nay đang làm việc nỗ lực với Hoa Kỳ về chiến lược xây dựng hệ thống lá chắn chống tên lửa. Tại sao? Bởi vì người ta lo ngại số tên lửa tầm xa và trung bình của Trung Quốc tăng lên. Về mặt chính thức họ nói rằng đây là biện pháp ngăn ngừa Bắc Hàn. Nhưng Bắc Hàn thì hiện mới chỉ có vài cái. Thực tế là người Nhật muốn phòng vệ trước sự xâm lăng của Bắc Kinh. Nhật Bản hợp tác với Hoa Kỳ và cũng cam kết bảo vệ Đài Loan, bởi vì, sự thất thủ của Đài Loan đe doạ chính Nhật Bản.
Ấn Độ cũng không yên tâm chút nào trước sự gia tăng tiềm lực của Trung Quốc. Cần nhớ lại rằng, Ấn Độ đã có cuộc chiến tranh biên giới với Bắc Kinh 1960-1961, còn Trung Quốc đang chiếm đóng hàng chục ngàn cây số vuông lãnh thổ Ấn Độ. Người Ấn cảm thấy đang bị đặt mặt đối mặt trước những đồng minh của Trung Quốc: Pakistan và Myanmar (những nơi Trung Quốc có các cơ sở hải quân lớn).
Sẽ không một ai bất an trước tiềm lực kinh tế mạnh đang tăng lên của Trung Quốc, nếu như Trung Quốc là một quốc gia dân chủ. Vấn đề lại nằm ở chỗ Trung Quốc không phải dân chủ mà là độc tài, trong khi những chế độ độc tài luôn có khuynh hướng tiến hành chiến tranh.
Nhật báo Ba Lan: Nhà chính trị-xã hội cấp tiến Pháp Guy Sorman trong cuốn sách “Năm Con Gà” nói về Trung Quốc, đưa ra một luận đề rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là ảo. Theo Guy Sorman, những con số thống kê đưa ra bởi đảng cộng sản không đáng tin cậy.
Steven Mosher: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không ảo. Thế nhưng rất mất cân đối. Cho nên đây không phải là sự tăng trưởng kinh tế bình thường, lành mạnh. Sự tăng tưởng tập trung chủ yếu ở hai khu vực. Thứ nhất, dựa trên xuất khẩu – tất cả chúng ta đều biết rằng, Trung Quốc là trung tâm sản xuất cho phần lớn các nước thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Khu vực thứ nhì là mua hoặc ăn cắp các công nghệ để ứng dụng vào mục đích dân sự cũng như quân sự. Ở đây không nói đến vấn đề mua vũ khí của Nga mà là nói về sự phát triển sản xuất vũ khí tại ngay Trung Quốc. Lợi nhuận thu được từ xuất cảng chảy vào lĩnh vực quân sự và dùng để trợ cấp cho các công ty quốc doanh bị bội chi. Kinh tế khu vực quốc doanh đi xuống, trong khi xuất khẩu và khu vực quân sự phát triển.
Tại sao Trung Quốc không thực hiện phát triển nền kinh tế bền vững? Tại sao họ không tái cấu trúc các công ty quốc doanh đang trên đà phá sản? Tại sao Trung Quốc chi phí nhiều như thế cho quân sự và ngân sách quốc phòng tăng đều đặn? Nếu như Trung Quốc có thiên hướng nhắm tới hoà bình, thì lợi nhuận từ xuất khẩu sẽ được dành cho việc nâng cao mức sống của nhân dân. Nhưng điều này không xảy ra.
Nhật báo Ba Lan: Ông đánh giá sự hiểu biết về Trung Quốc tại phương Tây như thế nào?
Steven Mosher: Đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, ví dụ như General Motors hay Boeing đã đầu tư nhiều tỷ đô la vào Trung Quốc vì cho rằng đây là thị trường của tương lai. Với cách này, các hãng trở thành con tin của chính quyền Trung Quốc và Trung Quốc tin rằng, các hãng này sẽ hỗ trợ Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Cho nên, một khi Pentagon chỉ trích Bắc Kinh hay CIA khuyến cáo sự xâm nhập gia tăng của các điệp viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ, các hãng lớn của Hoa Kỳ lại nói: Trung Quốc đang thay đổi, Trung Quốc đang phát triển kinh tế và không lâu sẽ trở thành quốc gia dân chủ. Chúng ta đừng lo ngại gì về Trung Quốc – sự biện minh của họ như vậy. Cũng như trên các giảng đường đại học: vô số các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc bị mua đứt. Họ là những nhà tham vấn về các vấn đề Trung Quốc, làm việc tại Trung Quốc theo lời mời của nhà nước Trung Quốc, do nhà nước tổ chức và được đãi ngộ những chuyến đi đặc biệt.
Ngoài ra, người Trung Quốc dễ mến. Những chuyên viên Hoa Kỳ về các vấn đề Liên Xô không thích chủ nghĩa cộng sản, còn rất nhiều chuyên gia Hoa Kỳ chỉ đơn giản là yêu thích đất nước này. Họ không tách biệt rõ ràng cảm tính của mình giữa văn hoá, lịch sử và sự đánh giá về chính sách của chính quyền Trung Quốc. Vô số các nhà quan sát Hoa Kỳ thực sự đang phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc chứ không phải của Hoa Kỳ.■
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
————————————
Chú thích: “Gazeta Wyborcza” là nhật báo tri thức có uy tín và lớn hàng đầu tại Ba Lan. Steven Mosher là nhà xã hội-chính trị học Hoa Kỳ, chuyên viên về lịch sử và chính sách Trung Quốc. Bài phỏng vấn được dịch tử nguyên bản tiếng Ba Lan do phóng viên Tomasz Pichór thực hiện với tựa đề “Chiny groźniejsze niż ben Laden” đăng trên“Gazeta Wyborcza” tại link: http://wyborcza.pl/1,86680,4327181.html. http://daohieu.wordpress.com/


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Nỗi kinh sợ và một câu hỏi

Với sự đồng cảm gần như hoàn toàn với nội dung bài viết của tác giả Minh Luận (được đăng tuânvietnanet mới đây), blog tôi xin trích đăng lại nguyên văn bài viết để chia sẻ thêm cùng quý vị.
Quả là trong xã hội chúng ta vẫn còn có quá nhiều việc phải làm, nhưng có một việc khẩn cấp là ngăn chặn  sự xuống cấp của chất lượng cuộc sống. Tại  những nước nghèo nhất hành tinh khác cũng không thấy phổ biến tình trạng bệnh nhân nằm chung gường như ở Việt Nam.   

 Không ít người đã từng cầu trời khấn Phật rằng đến khi nào họ phải ra đi khỏi đời sống này thì xin trời Phật cho họ được đi ngay, xin đừng bắt họ phải vào nằm viện…
Cách đây có lẽ đến dăm năm, báo chí đưa tin ông Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu vừa nhận chức đã hứa với nhân dân là chỉ sau 3 năm sẽ giải quyết vấn đề giường nằm của bệnh nhân từ 3 bệnh nhân một giường xuống điều thông thường nhất là 1 bệnh nhân 1 giường. Thế nhưng giấc mơ về một chiếc giường nhỏ bé của những người bệnh như càng ngày càng lùi về phía chân trời.
Nhưng mới đây, ông Nguyễn Quốc Triệu đã cải chính là ông không hứa như thế mà chẳng qua cánh báo chí nghe nhầm mà thôi. Nhà báo mà tác nghiệp thế thì chết người ta chứ còn gì và đáng bị treo bút. Nhưng dù không có lời hứa của một ông Bộ trưởng Bộ Y tế cụ thể nào đó thì những người quản lý ít nhất là quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng phải hiện ra để trả lời nhân dân vì sao tình trạng các bệnh viện lại thê thảm đến thế này.
Một người anh của tôi vừa vào nằm viện. Ngay lập tức, bệnh viện đã trở thành cơn ác mộng đối với ông và đối với cả gia đình chúng tôi. 3 bệnh nhân phải nằm chung một chiếc giường. Sự yên tâm của bệnh nhân và của gia đình họ trong ký ức xa xôi trước kia khi được đưa vào viện và thấy sự hiện diện của những Thiên thần mặc bờ-lu trắng đã bị bóp chết và thay vào đó là nỗi sợ hãi. Làm thế nào để 3 người khỏe mạnh có thể "khỏe mạnh" khi nằm chung trên một chiếc giường. Thật là kinh hãi. Vậy chuyện gì sẽ xẩy ra đối với những bệnh nhân khi 3 hay 2 bệnh nhân nằm chung trên một chiếc giường ??? Không khí ấy, tâm lý ấy...chính là một loại bệnh vô hình hạ gục bệnh nhân.

Chầu chực chờ khám - hình ảnh quen thuộc ở bệnh viện. Ảnh: SGGP online

Và kinh hoàng hơn nữa, có bệnh viên vào một thời điểm nào đó bệnh nhân còn phải nằm dưới sàn nhà hoặc nằm trên hành lang bệnh viên. Hình ảnh đó giống như cảnh ở các bệnh viện dã chiến trong Đại chiến thế giới II. Vì sao lại có thảm cảnh này và vì sao cho đến bây giờ người ta vẫn chưa nhìn thấy một tia hy vọng nào chỉ cho một trong nhiều vấn đề ở các bệnh viện lag gường nằm? Có phải vì chúng ta không còn đất để mở rộng các bệnh viện cũ và xây các bệnh viện mới ? hay vì chúng ta không có tiền để làm điều đó?
Hay vì chúng ta không hề thấy thảm cảnh của các bệnh nhân khi nằm viện ? Hay vì việc đau ốm và nằm chung giường là của các ngươi còn việc không nằm chung giường và được chăm sóc như ông Thánh là của các toa?
Với những người có lương tâm đều nhận thấy : từ ngày đất nước mở cửa đến nay, mỗi năm chúng ta chứng kiến trên báo, trên tivi cảnh cắt băng khánh thành rầm rộ cơ man sân golf, khách sạn, resort...rồi các trụ sở từ cấp xã trở nên...nhưng chúng ta tìm mãi mà không thấy cảnh cắt băng khánh thành các bệnh viện hoặc nếu có thì cũng chỉ chiếm 1/1000 mà thôi.
Một trụ sở UBND xã có cần xây to lớn như thế không trong khi các trạm xá xã gần như chỉ là một cái nhà hoang. Một trụ sở UBND huyện có cần quá to lớn và đắt tiền như thế không khi một bệnh viện huyện cũ kỹ, bẩn thỉu, thiếu thốn phương tiện đến thê thảm.  Cái gì đất nước cần nhân dân cũng sẵn sàng hiến dâng. Cần đất làm sân golf, làm khách sạn, làm chung cư cao cấp hay biệt thự liền kề...nhân dân cũng phải dâng đất cấy trồng của mình cho dự án. Thế mà nhân dân chỉ cần được nằm trên một chiếc giường ( có trả tiền đàng hoàng ) khi đau ốm thì cũng không được. Vì sao lại như thế ???
Không ai có thể nói Cuba giàu có và phát triển hơn Việt Nam. Nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhân dân thì những người chứng kiến chỉ có thể nói : xuất sắc. Tại sao Cuba làm được điều đó mà chúng ta không làm được?
Cứ cho những câu hỏi của tôi và vấn đề tôi đang đặt ra đây là của một kẻ ít hiểu biết và kém trách nhiệm trong việc xây dựng hình ảnh đất nước thông qua chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân thì xin các ngài có bộ óc thông tuệ trong quản lý và có trách nhiệm hãy giải thích rành rọt và hợp lý để đầu óc của kẻ ít hiểu biết này được sáng ra một chút.
Tác giả MINH LUẬN   


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

CNXH mang màu sắc Trung Quốc

Mời mọi người hãy xem qua mấy bức ảnh và đừng vội kết tội chủ blog tôi vi phạm "tuyên truyền văn hóa đồi trụy". Đây hoàn toàn là một chủ đề nghiêm túc:"CNXH mang màu sắc Trung Quốc", và do tính chất nghiêm túc của chủ đề, nên cần "nói có sách mách có chứng" bằng cách  post lại  vài hình ảnh trong số muôn vàn hình ảnh đang lưu truyền trên internet được chụp tại  một hội chợ đang diễn ra ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh mấy ngày nay.



Nếu tôi không nhầm, đây là một hình thức trình diễn khỏa thân "danh chính ngôn thuận" lớn nhất Trung Quốc cho đến nay. Nó nhằm phát ra  tín hiệu rằng Lãnh đạo TQ  đã từ bỏ "đạo đức cộng sản" chính thống. Sự kiện này cùng với những diễn biến liên quan đến đợt chuẩn bị đại hội đảng CS Trung Quốc sắp tới đây không biết chừng họ sẽ công khai tuyên bố một thứ CN XH không màu sắc... và tiếp đến sẽ là đa đảng chưa biết chừng(?) Đây là một biến chuyển "long trời lỡ đất" nữa mà những kẻ tự xưng là cộng sản thường gọi. Họ đã đưa đất nước đông dân nhất hành tinh này đi từ cuộc "cách mạng văn hóa " mà ở đó toàn dân phải  ăn mặc cùng một mốt quần áo đại cán kín cổng cao tường trong những năm 1960 sang nền "văn hóa cởi truồng" ngày hôm nay. Đảng cộng sản TQ cũng sẵn sàng thay đổi bạn/thù đối với VN, Liên Xô cũ... miễn  có lợi cho mục đích chủ nghĩa dân tộc đại Hán. 
    
Ai cũng biết Việt Nam có rất nhiều thứ giống Trung Quốc, đặc biệt là thể chế và ý thức hệ. Việt Nam noi gương người đồng chí lớn này trong hầu hết mọi điều từ cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đến từng phong trào thi đua các thể loại. Riêng trên mặt trận văn hóa Việt Nam tuy không gọi "cách mạng văn hóa" nhưng việc làm thực tế cũng không khác gì nhau mấy. Có khác chăng là  Việt Nam luôn đi sau TQ một cách thận trọng, mà nói theo cách dân gian nôm na là rất dễ bị lâm vào cảnh " kẻ ăn ốc người đổ vỏ". 

Một câu hỏi đặt ra là tại sao Đảng CS Việt Nam không chọn học bài học lớn nhất từ TQ là phải thực tế đến mức thực dụng, và chỉ có cách thay đổi chính mình và thay đổi nhanh hơn TQ thì VN mới có cơ hội phát triển và thoát khỏi sự lệ thuộc vào TQ "đặng sánh vai với các cường quốc năm châu" như bậc tiền bối Hồ Chí Minh đã từng mong mỏi./.   


     

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Một tài liệu tham khảo rất đáng đọc

Vài nét về Giáo sư Kenichi Ohno:  là người đã gắn bó với các vấn đề phát triển của VN suốt 16 năm qua. Trong những ngày này, ông liên tục di chuyển giữa Nhật Bản – nơi ông đang giảng dạy tại Viện quốc gia sau đại học về nghiên cứu chính sách (GRIPS), Ethiopia – nơi ông đang tư vấn cho chính phủ ở đây xây dựng phong trào nâng cao năng suất và Việt Nam – nơi ông làm giám đốc dự án hợp tác nghiên cứu giữa GRIPS và ĐH Kinh tế quốc dân.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn do H. Giang & V.V. Thành thực hiện

Giáo sư Kenichi Ohno:
“Ở VN, vấn đề là có quá nhiều hội thảo, hội nghị, báo cáo… và quá ít hành động” – ông  Kenichi Ohno trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ chiều 4-5.
* Giáo sư nhiều lần nhắc đến nguy cơ VN rơi vào bẫy thu nhập trung bình (TNTB). Vì sao?
- Bẫy TNTB không phải là khái niệm mới. Tôi muốn dùng khái niệm này ở VN vì tôi cho rằng VN cần khẩn trương có các chính sách tiến về phía trước. VN chưa bị những cú sốc mạnh như Thái Lan, Hàn Quốc từng gặp phải và theo tôi thấy, VN dường như chưa tiến đủ nhanh. Một số người cho rằng bây giờ nói đến bẫy TNTB là quá sớm. Đúng là VN mới gia nhập nhóm nước có TNTB vài năm nay, nhưng tôi vẫn dùng điều này để khuyến cáo Chính phủ cần phải nghĩ về tương lai. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Malaysia là 8.000 USD và họ đang đối mặt với cái bẫy này. Với VN, cái bẫy này là rủi ro của tương lai nhưng VN cần hành động bây giờ để không phải đối mặt với nó.
Tôi không nói về sự phát triển vội vã, mà là những biện pháp dứt khoát. VN có thể phản ứng tốt trước các cuộc khủng hoảng sâu sắc, ví dụ đổi mới bắt đầu khi VN rơi vào khủng hoảng, nhưng bẫy TNTB là điều ở tương lai chứ không phải là một cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện thời. Nhưng cần phải nhìn nhận vấn đề rộng hơn là tạo tăng trưởng mới. Đó còn là vấn đề lạm phát, đầu cơ bất động sản, bảo vệ môi trường…
Đây là điều tôi muốn thấy: nếu các bạn muốn làm điều gì đó, bạn xây dựng thành phong trào để nó trở thành câu chuyện chung của mọi người, từ tài xế taxi và nông dân tới quan chức Chính phủ. Đây là quá trình thay đổi tư duy: thay đổi sự trì trệ của khu vực tư nhân, khiến họ trở nên khát khao cạnh tranh hơn; thay đổi từ việc kiếm thu nhập chính từ bất động sản thành sự thành đạt nhờ kiến thức, công nghệ, nhờ biết sản xuất ra sản phẩm của riêng mình, có thể tiếp thị sản phẩm, quản lý nhà máy mà không cần sự hỗ trợ của người nước ngoài…
* Giáo sư có thể gợi ý phong trào nào cho VN?
- Nó sẽ phải liên quan tới năng suất. Ở Singapore dù thu nhập của họ rất cao, họ vẫn nói về năng suất. Ý tưởng ở đây không phải là làm thế nào để thu hút ODA hay FDI, mà là tìm cách để có thiết kế, tiếp thị… của riêng mình để nếu thế giới có thay đổi, các bạn vẫn còn “vốn” của mình.
* Ông từng cho rằng có quá nhiều ưu tiên phát triển nghĩa là không có ưu tiên?
- Khi xem chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm của VN, tôi thấy có quá nhiều ưu tiên. Tôi không thể nói tên những ưu tiên mà các bạn cần có, nhưng các bạn cần chỉ ra dưới 10 ưu tiên. Có thể thành lập hội đồng cạnh tranh quốc gia và giao cho họ nhiệm vụ xác định 7-10 ưu tiên. Chẳng hạn: thu hút các nhà máy lắp ráp điện tử, sản xuất và chế biến thực phẩm sạch có chất lượng cao…
Một khi đã có ưu tiên thì phải lập ra các nhóm làm việc đặc biệt thuộc các bộ chủ quản để xây dựng về mặt tổ chức, nhân sự, ngân sách cho ưu tiên đó. Điều quan trọng nữa là giám sát và chế tài thực hiện. Ở VN, nếu có chỉ tiêu nào đó không đạt được, không ai làm sao cả. Hơn nữa, VN có quá nhiều hội thảo, kiến nghị không có trọng lượng mấy tới hành động. Các bạn nên giảm họp hành và tạo ra các ủy ban hoạch định chính sách, đảm bảo các chính sách, gợi ý được thực hiện.
* Làm thế nào để tránh rơi vào bẫy TNTB?
- Cần có hai điều: thứ nhất là chất lượng ra chính sách của Chính phủ và thứ hai là thúc đẩy sự năng động của khu vực tư nhân. Đây là các chính sách khó nên phải học từ nước khác. Các bạn đã vào WTO, có thị trường chứng khoán, cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước… nhưng tất cả những điều đó chỉ giúp các bạn đạt tới mức có TNTB; còn từ đó trở đi sẽ phải tập trung vào hai điều trên.
* Theo giáo sư, rủi ro lớn nhất khiến VN rơi vào bẫy TNTB là gì? Và đâu là cơ hội để VN tránh bẫy đó?
- Cơ hội của VN là các bạn có một vị trí tốt, xung quanh toàn những nước đang cạnh tranh khốc liệt với bạn, đồng thời sẵn sàng hợp tác với bạn, nên VN khó có thể yên lòng ngủ kỹ được. Thứ hai, nhìn chung người VN làm việc chăm chỉ. Đợt nghỉ lễ vừa rồi, máy điều hòa ở nhà tôi bị hỏng. Dù là ngày lễ nhưng thợ vẫn tới sửa cẩn thận. Tất nhiên đây mới là ở mức độ công nghệ thấp. Nếu ở tầm công nghệ cao mà có những người kỹ sư như vậy thì họ sẽ biết cách giảm sự lãng phí và tăng năng suất. Cộng với chính sách tốt, các bạn có thể vượt qua bẫy TNTB. Còn rủi ro lớn nhất là sự tự hài lòng về chính sách.
Tôi không nghĩ người Malaysia chăm chỉ hơn người VN, nhưng họ lại có các chính sách tốt hơn.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này