Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Bao giờ Rồng bay lên từ “ao làng” Thăng Long?

Hiệu Minh/ blog Hiệu Minh

Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Bài này tôi viết từ năm 2008, dù qua 6 năm, có lẽ thông điệp còn nguyên giá trị.
Người ta nói người ở làng chỉ biết ao làng, người ra biển sẽ biết biển lớn. Đáng tiếc chúng ta đang muốn Rồng Thăng Long bay ra đại dương nhưng hình như ta lại chưa thoát khỏi tư duy “ao làng”.
“Ao làng” Thăng Long
Như bao sinh viên ra trường, tôi chọn hồ Hoàn Kiếm làm tâm điểm để tìm việc trong bán kính ba ki-lô-mét. Vài người bạn còn chọn cả người yêu trong cái vòng tròn đó. Hồi mới ra Thủ đô, do chưa quen 36 phố phường, mỗi lần cần đi đâu, tôi đạp xe vòng lên bờ Hồ mới có thể định hướng đi tiếp. Với tôi, hồ Hoàn Kiếm như cái “ao làng xưa, một cõi đi về”.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Lãnh tụ hoàn hảo

Thấm thoát mà đã 5 năm trôi qua, chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng lần thứ XII, dù muốn hay không cũng sẽ phải nói lời chia tay với vị lãnh tụ tối cao của đất nước. Và có lẽ đây là thời điểm chín mùi để điểm lại thành tích của vị lãnh tụ. Dưới đây là vài suy nghĩ của cá nhân tôi.   

Người ta nói "Nhân vô thập toàn", nhưng theo tôi bác Tổng nhà mình là trường hợp "thập toàn", bởi những lý do sau đây.   

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Giảm thất thoát tiền đủ mua vắc-xin cho trẻ 15 năm?

 ngày 8/10/2014, Số tiền dôi dư từ việc giảm thiểu thất thoát bảo hiểm y tế có thể mua vắc xin tốt nhất cho các cháu trong độ tuổi TCMR khoảng 10 năm, thậm chí là trong khoảng 15 năm.

Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm có ở tất cả các nước trên thế giới. Những người tham gia BHYT sẽ được đảm bảo chi trả một phần, hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bằng nguồn tài chính từ quỹ BHYT. Tuy ở mỗi quốc gia, cách phân loại BHYT có khác nhau, nhưng đều được coi là một chính sách an sinh- xã hội quan trọng.

Quỹ bảo hiểm y tế “gặp họa”?


Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thoát Trung là thoát cái gì và để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào thời gian TQ xâm lược bằng giàn khoan và tàu thuyền bắt đầu từ tháng 1/5 vừa qua người Việt trong nước cũng như  hải ngoại lại dấy lên phong trào "thoát Trung" (còn gọi là "thoát Trung luận"). Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Người viết bài này xin mạn phép nêu lên ý kiến cá nhân để góp phần thảo luận. Đó là thoát Trung là thoát khỏi sự hiểu biết nhầm lẫn về nguồn cội của mình từ đó sinh ra tâm thế yếu hèn trước kẻ thù truyền kiếp. Cũng không nên đánh đồng phong trào thoát Trung với "bài Trung" hoặc "chống Trung". Dưới đây là một số cơ sở cho cách suy nghĩ đó. 

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tư liệu: Đơn kiến nghị của vợ hai cố TBT Lê Duẩn gửi 16 UV BCT, về ông Võ Nguyên Giáp

Lời giới thiệu của trang chủ Bách Việt: Thời gian gần đây xuất hiện cái gọi là "Đơn kiến nghị" của bà Nguyễn Thị Vân -vợ thứ hai của cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn. (Bà Vân hiện đang còn sống tại Tp Hồ Chí Minh). Bức thư đã được phát tán rộng rãi trên nhiều kênh thông tin trong nước và quốc tế dù muốn hay không đã trở thành một chủ đề cuốn hút sự quan tâm của dư luận. Có điều đáng lạ là, cho đến nay chưa thấy ý kiến hay lời cải chính  gì của các bên liên quan. Và điều này khiến cho lá đơn dù chưa xác định được tính "chính thống" của nó, có thực không và nếu có thì mức độ chính xác bao nhiêu, v.v..., cũng đã và đang dấy lên những tình cảm lẫn lộn trong xã hội vốn đang trong thời kỳ khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng. Thiết nghĩ đây là một bài học không chỉ của quá khứ mà của hiện tại và tương lai đối với đất nước và dân tộc này. Đó là lý do khiến trang chủ Bách Việt xin mạn phép đăng lại bức thư ở dạng ảnh chụp để  bạn độc tiện tham khảo như một tư liệu. Xin nhắc lại chỉ như một tư liệu tham khảo chưa được kiểm chứng.   

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Một người trong cuộc nói về ngành dầu khí VN(*)

(*)Trang chủ tôi đăng tải lại bài viết này  nhằm mục đích tham khảo ; mọi thông tin và lập luận trong bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của trang chủ. Bách Việt 

Các vấn nạn nghiêm trọng của ngành Dầu khí Việt Nam

Tác giả:Phan Châu Thành / 

Từ sự kiện “phát hiện mỏ khí lớn” của Tàu cộng

Trong bài “Vạch trần trò bịp bợm của Tàu cộng về vụ giàn HD-981 phát hiện mỏ khí nước sâu” gửi Dân Làm Báo và CXN gần đây tôi có nêu ra kết luận trong đầu bài viết trên dựa trên những nhận xét và lập luận cá nhân, và tôi chân thành đề nghị các chuyên gia dầu khí (nước ta) phản biện để làm rõ sự thật hơn nữa, sự thật trần trụi... Nhưng tôi đã rất thất vọng vì không ai trực tiếp hay gián tiếp phản biện cả, dù khá nhiều báo lề dân đăng lại bài của tôi, trong đó có báo rất uy tín như Bouxitvn... Hoàn toàn “im lặng chết người”, dù nhiều độc giả đề nghị dịch bài viết sang tiếng Anh để đăng trên các báo tiếng Anh, quốc tế cho thế giới biết về trò bịp của Trung cộng mà khỏi bị lừa...

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh

Tác giả: David Brown(*) Bài đăng trên YALE GLOBAL 25-09-2014 

Người dịch: Huỳnh Phan


Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.
Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này