Tiếng Việt có cách ghép từ rất độc đáo mà nhiều
thứ tiếng khác không có. Một trong những từ đó là
”viết lách”. Nó gồm 2 từ vốn hoàn toàn riêng biệt : “viết” là hành động cầm
bút (hay gõ bàn phím) để nói lên ý nghĩ trong đầu; ”lách” là hành động khó khăn trong thế chật hẹp hoặc bị kiểm soát. Không
biết từ thời ông tổ nào đã có sáng kiến ghép hai từ với nhau thành “viết lách” hết sức thâm thúy như vậy! Để tồn tại và phát triển người viết phải biết lách. Để lách người viết phải đánh đổi sự thật.
Nếu bán đứng sự thật thì gọi là ”bồi bút”.
Nhân loại vẫn tranh đấu không mệt mỏi vì sự
nghiệp viết mà không lách. Riêng ở Việt Nam xưa nay tình trạng “viết lách” rất phổ
biến; nó không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là lẽ sống. Đơn
giản là vì nếu viết mà không biết đường lách (hoặc không chịu lách) thì bài vở
của anh sẽ chẳng được ai sử dụng và anh sẽ chết đói nếu là người sống bằng nghề
viết; hoặc bị phê bình, mất việc, thậm chí bị tù đày.
Tuy nhiên, tình trạng nói trên đã bắt đầu thay
đổi từ khi xuất hiện hình thái “văn đàn mạng” thông qua internet, trong
đó các blogger là chủ nhân chính. Nếu trước đây, các nhà văn, nhà chính trị,
nhạc sĩ họa sĩ hoặc bất cứ người viết nào khác muốn phát hành tác phẩm
của mình đều phải thông qua các cơ quan kiểm duyệt. Nhưng giờ đây người ta có
thể tự phát hành sản phẩm của mình lên mạng internet . Đây là một bước phát
triển mang tính "đột phá", nó giúp tạo ra những diễn đàn tự do,
bình đẳng trên bình diện quốc gia và toàn cầu . Quan trong hơn, nó giúp thay
đổi cách tư duy viết lách của nhân loại, trong đó có Việt Nam.
Nếu ta bỏ chút thời gian dạo qua làng
blogger Việt sẽ thấy đa số họ là các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, v.v... đương chức hay đã nghĩ hưu, sống trong nước hay sống ở hải ngoại. Cũng có khá đông đảo những
người chỉ đơn giản là thích “nói bằng bàn phím”. Tất cả họ họp thành cái
gọi là “cộng đồng mạng”. Cộng đồng này ngày càng đông đảo và tạo nên nhiều
nguồn thông tin đa dạng, đa chiều bên cạnh các nguồn thông tin truyền thống là
sách báo viết hoặc sách báo mạng do nhà nước quản lý.
Điều đáng nói là, giới blogger không
sống lệ thuộc vào tiền nhuận bút, nên họ có thể viết mà không cần lách. Điều
này giúp họ không bị gò bó trong sáng tác cũng như phát hành. Bằng
cách này giới blogger đang thực sự tạo ra cho xã hội những thông tin quý
giá không mất tiền mua. Nói cách khác họ là những "tình nguyện
viên" làm việc không đòi hỏi thù lao. Đây có thể được coi là một loại
nghề nghiệp mới thêm vào danh các nghề nghiệp của nhân loại- nghề tự do không
đòi hỏi trả công .
Điều gì khiến giới blogger làm việc nguyện thiện
như vậy? Đó có lẽ là do bản chất nhiệt thành và bản năng nghề nghiệp cộng với
một chút tính cách cá nhân nào đó, như tính hào phóng, thích giao tiếp
với cộng đồng, thích được người khác để ý, v.v…Nhưng điểm chung nhất của
họ có lẽ là lòng yêu nghề và ý thức dấn thân vì sự nghiệp tiến bộ của xã hội và
sự phát triển lành mạnh của đất nước. Trừ một số ít những blogger cực đoan
với tâm tính đố kị, hiềm khích, còn lại đa số blogger đều có chính kiến rõ ràng
với tinh thần dấn thân vì sự nghiệp chính nghĩa và yêu nước. Điều này được thể
hiện rất rõ trong việc họ luôn bám sát diễn biến tình hình ,
đặc biệt những vấn đề thiết thân như an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường , chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ… Nhiều blogger "làm việc" chăm chỉ và nhiệt thành hơn cả người trong biên chế nhà nước. Nhiều trường hợp họ sưu tầm và cung cấp những thông tin tư liệu qúy hiếm mà hệ thống thông tin chính thống không làm được. Họ làm mọi việc có thể mà không chờ đợi bất cứ sự trả công nào, trái lại
đôi khi còn có thể bị hiểu nhầm, thậm chí bị đàn áp.Có kẻ đứng ngoài không hiểu cho rằng họ làm việc bao công "ăn cơm nhà và tù và hàng tổng"...Nhưng với giới blogger, đó chỉ đơn thuân là một công việc ưa thích như đánh cờ, chơi golf, đi du lịch... Nếu có vụ lợi thì cái lợi ích duy nhất của họ có lẽ là việc có thể “viết mà không phải lách”. Dĩ nhiên, để làm được điều đó, họ trước
hết phải tự đấu tranh với bản thân để vượt qua chính mình. Cùng một bài
viết, nếu họ “cắt tỉa” bỏ đi những ý tứ gay góc hoặc “trái chiều”
thì có thể được đăng tải trên kênh thông tin nhà nước và nhân một khoản
nhuận bút kha khá. Nhưng họ chọn cách giữ nguyên bài viết với chính
kiến của mình để post lên blog cá nhân mà không nhận được một xu nào từ
bất cứ ai. Đó là điều đáng trăn trở lắm chứ! Có người bảo viết cho "lề
phải" khó. Nhưng thực ra không thể so sánh đơn giản như vậy. Cái chính là
lương tâm của người viết đối với sự thật. Cùng một nội dung , nếu tự nguyện chấp nhận từ
bỏ nguyên tắc sự thật, anh ta hoàn toàn có thể viết , thậm chí viết hay, để
được đăng trên các báo chính thống.
Cũng cầnthấy rằng, tự do không bị kiểm duyệt là thế mạnh, nhưng cũng
là yếu điểm của giới blogger nếu họ không có ý thức tôn trọng những nguyên tắc được hình thành trong quá trình phát triển dưa trên cơ sở đồng thuận và
hoàn toàn tự nguyện. Đó là tính trung thực, khả năng tư duy sáng tạo độc lập và giá trị của thông tin. Blogger cũng cần có tính cách hiệp sĩ, cụ thể là sự cao
thượng , lòng bao dung, thái độ cầu thị , không hiềm khích và ý thức trách nhiệm trước thông tin của mình . Có lẽ
đó là những tiêu chí quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi blogger
và của cả cộng đồng mạng.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức blog chính: a) tin tức; b) bình luận; và c) kết hợp tin tức và bình luận; với 3 thể loại phổ phổ biến: a) chính trị-xã hội ;b) văn học–nghệ thuật, lịch sử ; và b) phím đàm và nhàm đàm. Về quy mô thì rất khác nhau; có blog chỉ như quyển nhật ký, có blog nhỏ như là một cái lều chỏng..., trong khi có blog đồ sộ như một hãng thông tấn thực thụ. Nhưng bí quyết sức mạnh của thế giới blog nằm ở khả năng liên thông, liên kết trên cơ sở tự nguyện, tự do không rào cản của nó. Điều này được thể hiện rất rõ trong qquá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và tiêu cực xã hội, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của tổ quốc..., gần đây nhất là vụ Tiên Lãng.
Cũng như đối với báo chí chính thống, công chúng là người phán xét công bằng nhất đối với giới blogger. Tuy không hoàn toàn chính xác, uy tín của blog thường được thể hiện qua số lượng người truy cập, nội dung comment và sự hưởng ứng của công chúng. Đến nay dư luận chung đánh giá cao một số blogger hàng đầu như Anhbasam , Bauxitvn, Quechoa, v.v…Trong đó, có lẽ AnhBasam vượt trội hơn cả. Cũng đang thấy hiện tượng bạn đọc dần chuyển sang tham khảo các trang mạng tự do và xa rời các báo chí chính thống đã từng một thời là nguồn thông tin duy nhất của họ như báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân …Nó cho thấy một xu hướng lành mạnh hóa thông tin ở Việt Nam mà trong đó không thể thiếu vắng vai trò của các blogger- những người viết mà không cần lách. Có thể nói, thông tin mạng đang đóng một vai trò không thể thiếu được trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước. /.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức blog chính: a) tin tức; b) bình luận; và c) kết hợp tin tức và bình luận; với 3 thể loại phổ phổ biến: a) chính trị-xã hội ;b) văn học–nghệ thuật, lịch sử ; và b) phím đàm và nhàm đàm. Về quy mô thì rất khác nhau; có blog chỉ như quyển nhật ký, có blog nhỏ như là một cái lều chỏng..., trong khi có blog đồ sộ như một hãng thông tấn thực thụ. Nhưng bí quyết sức mạnh của thế giới blog nằm ở khả năng liên thông, liên kết trên cơ sở tự nguyện, tự do không rào cản của nó. Điều này được thể hiện rất rõ trong qquá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và tiêu cực xã hội, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của tổ quốc..., gần đây nhất là vụ Tiên Lãng.
Cũng như đối với báo chí chính thống, công chúng là người phán xét công bằng nhất đối với giới blogger. Tuy không hoàn toàn chính xác, uy tín của blog thường được thể hiện qua số lượng người truy cập, nội dung comment và sự hưởng ứng của công chúng. Đến nay dư luận chung đánh giá cao một số blogger hàng đầu như Anhbasam , Bauxitvn, Quechoa, v.v…Trong đó, có lẽ AnhBasam vượt trội hơn cả. Cũng đang thấy hiện tượng bạn đọc dần chuyển sang tham khảo các trang mạng tự do và xa rời các báo chí chính thống đã từng một thời là nguồn thông tin duy nhất của họ như báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân …Nó cho thấy một xu hướng lành mạnh hóa thông tin ở Việt Nam mà trong đó không thể thiếu vắng vai trò của các blogger- những người viết mà không cần lách. Có thể nói, thông tin mạng đang đóng một vai trò không thể thiếu được trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước. /.