Bài do chủ blog địch và giới thiệu, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của chủ blog.
Tác giả: Rodion Ebbighausen- Deutsche Welle, số ra ngày
27/01/2012
Các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển
Đông (nguyên văn Biển Nam Trung Hoa) được cho là giàu có về trữ lượng dầu hỏa và khí đốt nên bị một vài nước
đòi chủ quyền, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Trung Quốc, Đài Loan và 4 quốc gia
ĐNÁ, kể cả Việt Nam và Philipin đều có
những đòi hỏi xung đột lẫn nhau đối với các hòn đảo tại Trường Sa và Hoàng Sa. Khu
vực này được cho là có những trữ lượng lớn về dầu khí và cũng là một ngư trường trù phú . Hơn
nữa, vùng này quan trọng xét trên phương diện địa chiến lược bởi vì nó nằm giữa tuyến đường hàng hải nối ĐNÁ và miền nam TQ
với Trung Cận Đông ,Châu Phi và Châu Âu. Khoảng 80% nguồn cung cấp dầu hỏa cho
TQ đi qua tuyến đường này.
Những tranh chấp thường xuyên diễn ra
trước đây với hàng chục binh sĩ hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974 giữa
TQ và VN , nhưng đến gần đây tất cả các bên đòi hỏi chủ quyền đều chính thức
nói rằng họ đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Vào tháng 5/ 2011, Tổng thống Philipin Benigno Aquino đã công khai cảnh cáo người TQ về
một cuộc chạy đua vũ trang và nói rằng nó có thể làm tăng mối căng thẳng trong khu
vực . Hồi tháng Bảy các ngoại trưởng Hội các Quốc gia ĐNÁ –ASEAN và TQ đã thông
qua phương hướng của “Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử của các Bên tại Biển
Đông" -DOC. Mặc dù quy tắc này rất mơ hồ, nhưng
trong khuôn khổ của nó tất cả các bên đồng ý thúc đẩy hòa bình, ổn định, sự tin tưởng
lẫn nhau và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột giữa họ với nhau.
Mối căng thẳng Trung-Việt
Tuy nhiên
điều này đã không ngăn chặn được hàng loạt các sự kiện mà trong đó các thuyền bè của
người Việt Nam bị hải quân TQ bắn và buộc tội vi phạm, và điều này dẫn đến những
cuộc phản đối giận dữ tại Việt Nam . Lê Trọng Phương của Đại học Bonn nói với tờ Deutsche Welle rằng
những cuộc phản đối này cho thấy rõ sự thật là đại đa số nhân dân Việt Nam muốn
thấy những “chính sách rõ ràng và quả quyết hơn” đối với Bắc Kinh . Hầu hết người Việt Nam muốn
chính phủ bảo vệ những hòn đảo mà họ coi là chủ quyền lãnh thổ của mình trước TQ, ông này nói.
Cơ sở đồn trú của TQ tại một bãi đá ởtTường Sa mà họ chiếm được trong cuộc chiến chớp nhoáng năm 1988 |
Chính trị bập bênh
Ông Gerhard Will của Học viện Quốc tế và
An ninh của Đức nói với tờ Deutsche
Welle rằng việc Việt Nam không theo một đường lối nhất quán là một
vấn đề lớn. Hà Nội đang tiến hành chính
trị bập bênh – vừa tìm cách cân bằng giữa các bên khác nhau vừa giữ cho mình
càng nhiều lựa chọn càng tốt.
Đầu tháng này , tình hình thậm chí
đã trở nên phức tạp hơn khi Ấn Độ và VN
ký một hiệp định nhằm đẩy mạnh việc thăm dò dầu khí trong vùng hải phận của Việt Nam, và việc này đã khiêu khích thêm đối với TQ.
Đồng thời Tổng bí thư Nguyễn Phu Trọng đã ký một thỏa thuận tại Bắc
Kinh phác thảo ra những phương hướng cơ bản về việc các cuộc đàm phán trong
tương lai sẽ được tiến hành như thế nào và các cuộc xung đột trong khu vực sẽ
được giải quyết ra sao.
Ông Lê Trọng Phong nói rằng “chiến lược
hai mặt” của chính phủ và sự thiếu minh bạch trong quá trình ra quyết định cũng
đã khiến công chúng khó hiểu và bực tức . Về phần mình Gerhard Will không tin
rằng chính sách bập bênh của Hà Nội đang đóng góp gì nhiều cho sự ổn định chính trị tại Biển Đông, và cảnh
báo rằng Hà Nội sẽ không được gì nhiều từ một thế cân bằng dễ đổ vỡ tại khu
vực.