Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Hiểm họa đối với các quốc gia độc tài

Vì sao độc tài được dân chấp nhận?   
Các bài học luân lý Đông-Tây xưa nay đều cho rằng các chế độ độc tài dù ở bất cứ hình thức nào đều là xấu xa , và vì vậy sớm muộn cũng bị nhân dân vùng lên đánh đổ. Cũng đã có rất nhiều dẫn chứng về vấn đề có tính quy luật này, đó là sự sụp đổ của các thể chế cũ kĩ, lỗi thời trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, gần đây nhất là trường hợp Saddam Hussein ở I rắc, Mubarak ở Ai Cập và Gadhafi ở Libya.
Tuy nhiên còn có một thực tế khác, đó là nhiều thể chế độc tài chuyên chế vẫn trường tồn, thậm chí với sự ngưỡng mộ và thần phục của đông đảo dân chúng. Đó là trường hợp các vương triều như ở Bhuttan,  Botswana, Bruney, và cả các thể chế chính trị hiện đại nơi mà đói nghèo luôn đeo bám người dân, như Zimbabwe và Bắc Triều Tiên, v.v...Ở một số nước phát triển vẫn duy trì hình thức vua chúa vì nó còn hấp dẫn đối với dân chúng. Trước cảnh tượng người dân Bắc Triều Tiên than khóc như mưa sau cái chết của "lãnh tụ vĩ đại" Kim Jong-Il mới đây nhiều người không tin đó là khóc thật. Nhưng dù khóc thật hay giả, đó là một cách hành xử thường thấy trong cộng đồng các nền độc tài chuyên chế. Nó cho thấy những chế độ độc tài vẫn có cơ sở để tồn tại một cách vững chắc, thậm chí còn lâu hơn một số thể chế không độc tài.
Phụ nữ Botswana khoe sắc để được nhà vua chọn làm thê thiếp  
Vậy ra, không hẳn cứ là độc tài thì ắt sẽ bị quần chúng nhân dân đứng lên đánh đổ(?). Và điều này thể hiện khá rõ ngay cả ở trường hợp Sadam Husein và Gadhafi trong suốt thời kỳ cầm quyền của họ; lại càng rõ với trường hợp Bắc Triều Tiên, I-ran và một số quốc gia độc tài chuyên chế khác nơi mà mãi vẫn chưa thấy một phong trào quần chúng thật sự lớn mạnh lật đổ; trái lại còn được dân chúng một lòng ủng hộ. Trên thực tế hầu hết các vương quốc ngự trị bởi chế độ cha truyền con nối hoặc các chính thể độc tài chuyên chế không hề gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ nào từ dân chúng, trái lại ở đó kẻ thống trị còn được người dân sùng bái hơn nhiều so với những gì mà các nguyên thủ ở các quốc gia dân chủ nhận được từ nhân dân của họ.
Người dân Bắc Triều Tiên vật vã tiếc thương Kim Jong Il
Người ngoài cuộc thường dễ dãi kết luận rằng đó là do sự đàn áp và bưng bít thông tin. Kết luận này đúng nhưng chưa đủ; còn phải tính đến đặc điểm tư duy của con người bị chi phối bởi yếu tố tinh thần mơ hồ về đạo đức, tín ngưỡng và quyền lợi....  Mặc khác, khách quan mà nói, ngay cả bản thân khái niệm độc tài cũng chưa hẳn nhất thiết phải như nhau giữa các dân tộc tùy trình độ phát triển và hoàn cảnh lịch sử, văn hóa-xã hội. Tất cả những điều đó dù muốn hay không đều góp phần tạo nên mãnh đất màu mỡ cho các chế độ độc tài chuyên chế sinh tồn. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có trường hợp công khai, lộ liễu, thậm chí được tuyên bố; có trường hợp trá hình dưới những tên gọi mĩ miều với những chiêu bài chính trị, tôn giáo thần bí. Điểm chung nhất của chúng là tệ sùng bái cá nhân, tham quyền cố vị và tham nhũng bất chấp lợi ích của dân chúng. Để tồn tại chúng thường sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền đạo đức giả kết hợp với các thủ đoạn đàn áp.    

Xu hướng sử dụng can thiệp bên ngoài để đánh đổ độc tài và hệ quả của nó
 
Nhìn lại hầu hết trường hợp sụp đổ của các chế độ độc tài gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi ta thấy đều nhờ có sự can thiệp trên quy mô lớn của quân đội nước ngoài. Đó là sự can thiệp công khai, thậm chí trắng trợn, của một nước hoặc nhóm nước. Vẫn biết đó là cái giá mà những kẻ độc tài phải trả, nhưng khách quan mà nói, hầu hết các trường hợp can thiệp quân sự từ bên ngoài trong thời gian qua đều dẫn đến chiến tranh tàn khốc kéo dài, và nạn nhân chính là nhân dân ở các nước bị can thiệp.
Nguy cơ nội chiến kéo dài ở Libya


Có thể còn quá sớm để thế giới ngồi lại đặt vấn đề một cách nghiêm túc về câu hỏi nói trên. Nhưng trước mắt có thể thấy nguyên nhân từ hệ quả của trào lưu toàn cầu hóa cao độ đang xóa bỏ tình trạng biệt lập hoặc khác biệt quá xa giữa các quốc gia, đồng thời sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã tạo ra những hiệu ứng trực tiếp giúp con người mau chóng truyền đạt thông tin và tri thức xuyên quốc gia trên quy mô toàn cầu, trong đó internet là phương tiện hầu như không bị ngăn cách bởi biên giới hay chế độ chính trị-xã hội. Nói cách khác, bức tường ngăn cách thông tin giữa các quốc gia đã bị phá vỡ. Đó là cơ sở để nhanh chóng hình thành mối liên kết giữa các cá nhân và các nhóm chính kiến từ bên trong các quốc gia độc tài chuyên chế với thế giới bên ngoài và tạo nên tình huống cho sự hỗ trợ của các lực lượng từ bên ngoài . Phương cách can thiệp như vậy dường như đang tìm thấy lý do chính đáng và được hoan nghênh đơn giản vì vì nó có thể đánh sập nhanh một chế độ độc tài . Đó là những gì đã và đang diễn ra khi Mỹ và Đồng minh được cả LHQ chấp thuận sử dụng biện pháp chiến tranh để lật đổ các chế độ độc tài chuyên chế của các quốc gia có chủ quyền như ta thấy gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi.

Vẫn biết các chế độ độc tài là xấu xa và cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt, và trước sự cố kết để bám giữ của chúng thì sự can thiệp từ bên ngoài là cần thiết. Song cái gì cũng có ít nhất là hai mặt của nó. Trước hết cần khẳng định lại nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó là mọi sự can thiệp quân sự  từ bên ngoài vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền đều là phi pháp. Thực tiễn cho thấy cách thức can thiệp như vậy suy cho cùng chỉ có lợi cho các nước lớn mạnh, và cũng được các nhóm lợi ích kình chống nhau trong nội bộ mỗi quốc gia lợi dụng, nhưng đại đa số nhân dân các nước bị can thiệp cũng như các nước đi can thiệp đều không có lợi ích gì, trái lại phải hứng chịu những hậu quả khôn lường .  Về mặt này cũng nên nhắc lại nguyên lý  "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Sự can thiệp của bên ngoài chỉ có thể chấp nhận một khi quần chúng bên trong một quốc gia đồng lòng kêu gọi. Nói cách khác, xấu-tốt, sớm-muộn, thành công hay thất bại, đều nên để nhân dân mỗi nước quyết định vận mệnh của họ. Khốn nỗi đó là một khái niệm mơ hồ, dễ nhầm lẫn giữa phong trào quần chúng thực sự với những nhóm lợi ích hay sắc tộc hoặc tôn giáo cố tình lợi dung sự can thiệp của bên ngoài. Mọi sự can thiệp dựa trên cơ sỡ "nhầm lẫn" như vậy đều không thể chấm dứt được nguồn gốc  độc tài  mà chỉ thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác hoặc gây ra một quá trình nội chiến và nạn nghèo đối kéo dài, thậm chí nguy cơ mất độc lập chủ quyền đối với các quốc gia bị can thiệp. Nguy cơ này đang thể hiện khá rõ trong trường hợp I-rắc sau Saddam Hussein,  Libya sau Gadhafi và cả Ai cập, Afghanistan cũng như đối với các nước khác đang trong quá trình của cái gọi là "cách mạng màu".

Tóm lại, các thể chế độc tài, chuyên chế và phi dân chủ là trở ngại phải loại bỏ để mở đường cho nhân dân tiến lên ấm no hạnh phúc. Nhưng cách thức đánh đổ chúng và hậu quả sau đó đối với quốc gia bị đánh đổ là một vấn đề đặt ra đối với thế giới hiện đại. Đây là bài học đối với mọi quốc gia dân tộc không may đang bị các chế độ độc tài chuyên chế ở các mức độ khác nhau thống trị. Bài học nhãn tiền là đất nước có thể rơi vào tình trạng bạo loạn và nội chiến, thậm chí mất cả độc lập tự chủ. Không phải dân tộc nói chung mà trước hết những kẻ độc tài chuyên chế phải nhận thức được điều này. Họ cần biết rằng ngày nay dân chúng có điều kiện tốt hơn để hiểu biết và giác ngộ về quyền lợi chính đáng của mình để nổi dậy. Và đó là cơ sở để bên ngoài can thiệp dù muốn hay không. Do đó, giải pháp ít xấu hơn là  họ phải tự thay đổi  hoặc chuyển giao quyền lực khi chưa quá muộn. Trường hợp Vua Nêpan đã tự nguyện thoái vị để nhường bước cho cho chế độ dân chủ hồi năm 2006 và mới đây giới quân sự Myanma cũng đã chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho giới dân sự khiến thế giới hết sức ngưỡng mộ. Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu những năm cuối thế kỷ trước dù sao cũng là một dạng chuyển giao quyền lực thành công một cách hòa bình  mà không cần sự can thiệp quân sự  từ bên ngoài. /.       


9 nhận xét:

  1. Tôi xin hỏi Ông:
    * Khi nào thì một chính quyền trở thành độc tài ?
    * Bản thân chính quyền độc tài đó có thể tự điều chỉnh trở lại chế độ dân chủ được không ?

    Kính chúc Ông năm Nhâm Thìn vui khỏe, bút lực xung mãn

    TH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2 câu hỏi của Haisg cũng là nội dung quan quan tâm của nhiều người. Cần một quyển sách để trả lời thấu đáo. Ở đây chỉ xin "túm gọn" thôi nhé!

      Bản thân câu hỏi của Haisg (dùng từ "trở thành" đối với "chính quyền") cho thấy một chính quyền độc tài không phải vĩnh viễn; nó có thể xuất hiện và mất đi trong quá trình vận hành của nó. Hầu hết các chính thể lúc đầu nhờ được nhân dân ủng hộ mà lên nắm quyền. Nhưng cầm quyền lâu có lúc sẽ thiếu sáng suốt, đạo lý suy đồi, nếu không tiếp thu ý kiến của dân chúng thì nhất định sẽ thoái hóa trở thành độc tài. Để nhận diện chế độ độc tài, cần phải xem xét những đặc điểm phổ biến là tệ sùng bái cá nhân, phong cách gia đình trị, đặc quyền đặc lợi, câu kết tham nhũng, xa rời dân chúng, vùi dập, đàn áp người có ý kiến trái chiều. Thủ đoạn dối trá,đạo đức giả bằng tuyên truyền tôn giáo, chính trị là biện pháp của chế độ độc tài.

      Quy luật đi xuống khó hơn đi lên. Khi đã trở thành độc tài thì rất khó cải tạo...,nhưng không có nghĩa là không thể. Nếu may mắn kẻ độc tài nào còn chút sáng suốt và có quyết tâm cũng có thể sửa chữa được. Nếu không, sớm muộn cũng bị nhân dân lật đổ thôi. Việc lật đỏ sẽ nhanh gọn hơn nếu có bên ngoài hỗ trợ. Nhưng lúc đó hậu quả sẽ vô cùng tồi tệ,không phải chỉ đối với bản thân kẻ độc tài mà đối với cả dân tộc.

      Xóa
  2. Nếp suy nghĩ đã quá lạc hậu so với ngày nay và đang được các chế độ độc tài tuyên truyền.Tuy "mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền đều là phi pháp." nhưng Liên Hợp Quốc và nhân loại tiến bộ trên thế giới không thể khoanh tay làm ngơ trước thảm cảnh các chế độ độc tài dùng bạo lực đàn áp người dân như đã từng xảy ra ở Thiên An Môn (Trung cộng), Campuchia...Nhân quyền được áp dụng cho toàn thể nhân loại chứ không trừ 1 quốc gia nào. Chế độ độc tài cũng như các ông chồng bạo hành với vợ và các con đều lu loa :" Không được can thiệp vào nội bộ của quốc gia ( hoặc gia đình)" khi thẳng tay đàn áp người dân hay đánh đập vợ con. Điều này chỉ xảy ra ở các quốc gia độc tài và người dân không có các quyền tự do căn bản.Bài viết này của tác giả sẽ được ban Tuyên giáo TW đảng cộng sản VN hoan nghênh và cho đăng ở các báo chính thống ngay, chỉ cắt bỏ câu :"trước hết những kẻ độc tài chuyên chế phải nhận thức được điều này./."

    Trả lờiXóa
  3. Không biết tác giả có nghiên cứu đạo Phật không?

    Theo thuyết Nhân Quả của Phật giáo, khi gieo nhân xấu tất sẽ gặt quả xấu, không có gì ngăn cản được luật Nhân Quả. Những cố gắng duy trì chế độ độc tài chỉ là cố gắng tuyệt vọng khi Phước báu đã hết.

    Giới thiệu tác giả bộ kinh Lăng Nghiêm một hệ thống triết lý hoàn hảo của đạo Phật, càng nghiền ngẫm càng thấy sự vi diệu của Phật Pháp

    http://www.youtube.com/watch?v=aZqLzgMY6W8&feature=related

    Trả lờiXóa
  4. dang co mot bai hoc moi do la MIEN DIEN?

    Trả lờiXóa
  5. viet nam dang rut kinh nghiem tu MIEN DIEN ?

    Trả lờiXóa
  6. cuoc CM nao cung co nguyen nhan nhung chinh cua no la nhung nguoi lanh dao nhan dan dung len lat do che do doc tai la quan trong con can thep cac nuoc ben ngoai nhat la LIEN HOP QOC thi can thiep do ko goi la can thiep noi bo duoc vi LIEN HOP QUOC ko phai mot vai QG cai Quan trong la nguoi lanh dao nhan dan phai suy chon de ko bi lam lan ma thoi

    Trả lờiXóa
  7. Qua bài này, tôi xin phép được nghi ngờ quan điểm chính trị của ông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là một quan niệm có tính khách quan và đãđược lịch sử nhân loại chứng minh rồi: Hầu hết các cuộc can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của một quốc gia đều "lợi bất cập hai", có thể có lợi cho một bộ phận nhưng không có lợi cho đại đa số nhân dân nước đó. Ai có thể chúng minh sau 10 năm bị Mĩ và đồng minh can thiệp tình hình I rắc tốt hơn nếu đã không bị can thiệp?; hay cái lợi (nếu có) là nhóm tài phiệt Mĩ đã bán hết số vũ khí tồn kho xuýt nữa thì bị ế của họ... Myanma đâu cần sự can thiệp bên ngoài nhưng đã và đang chuyển đổi rất thành công đó thôi!

      Xóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này