Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Khi nói về "hệ tư tưởng" của người Việt Nam

Mới đây trong khi "lướt mạng" thấy có bài viết của tác giả Ngô Nhân Dụng trong đó cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến "sự thật lịch sử"- loại thông tin mà blogger tôi cũng đang truy tầm. Tác giả cũng đề cập đến chủ đề "hệ tư tưởng" của người Việt Nam với một cách nhìn khá thú vị. Vì vậy xin mạn phép  post lại nguyên văn bài viết lên blog cá nhân của mình để làm tài liệu và cũng để có thêm nhiều bạn đọc về chủ đề quan trọng này. 

Tôi chỉ xin có một lời bình như sau: 
Nếu nói "ý thức hệ" hay "hệ tư tưởng" trong phạm trù quan hệ Việt-Trung thì ngoài những gì thấy được trong thời kỳ sau CM tháng Tám 1945 đến nay ta không thể bỏ qua những tàn dư của cả thời kỳ "1.000 năm Bắc thuộc". Hay đúng ra những sai lầm của thời kỳ này cũng chỉ là do hậu quả của 1.000 năm Bắc thuộc.  Đó là  những giáo tín và thói mê tín dị đoan mà kẻ thù Phương bắc đã dày công gieo rắc trong tiềm thức người Việt trong suốt quá trình hàng ngàn năm xâm lấn và thống trị của chúng.  Hiểu như vậy sẽ công bằng hơn đối với những người cách mạng chân chính của cả hai dân tộc Viêt Nam và Trung Quốc, đồng thời để nhận diện rõ hơn rằng chủ nghĩa bành trướng Đại Hán là thủ phạm; và người Việt Nam muốn chống lại nó một cách thật sự thành công thì trước hết phải biết loại bỏ những tàn dư của mọi tín ngưỡng và giáo lý cùng với những hậu quả đã ăn sâu bám rể trong tiềm thức của mình. 

Xin đơn cử một vài ví dụ tưởng chừng "vô hại" nhưng rất tai hại: Đó là  nhiều người Việt ngày nay vẫn tin đến mức thần bí rằng người tàu có khả năng "yiểm bùa"chỗ này chỗ kia trên đất nước chúng ta, khiến dân tộc VN không thể ngóc đầu lên được (!?). Thậm chí mỗi khi có điều gì khác thường thì dân ta có xu hướng lại cho đó là do "tàu gây ra"... (!?)  Mặc khác, tuy rất thù hận đối phương nhưng người Việt từ quan chức đến thường dân ai đều ít nhiều có tâmlý "tâm phục" và "quy phục". Chẳng hạn trước vấn nạn "hàng tàu" mọi người vẫn cứ  vô tư sử dụng hàng nhập lậu các loại từ TQ , mà không có lấy một đợt vận động hẵn hoi nhằm tẩy chay , nhất là trước tình trạng khủng hoảng kinh tế và nhập siêu kéo dài như gần đây. Tinh thần thì tiêu cực, thiếu tự tin; đa số cho rằng  nếu xảy ra chiến tranh thì "ta thua tàu là cái chắc!"Lạ thay, khi nói điều này, người nói như thể tự coi mình là "vô can" vậy!  Không ít kẻ tuy nắm trong tay quyền lực nhưng bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi kẻ thù nên  thường núp dưới chiêu bài gọi là"khôn khéo", "mềm dẽo" để tránh trớ không làm đầy đủ chức năng của mình trong khi những người không có quyền hành gì thì chỉ có cách đứng ngoài chỉ trích, phê phán trong tuyệt vọng.  

Nhận thấy những sự thật trớ trêu như trên, thỉnh thỏang lại có ý kiến kêu gọi "thoát Hán" để nói lên nỗi bức bách bế tắc của dân tộc. Nhưng thực ra và đúng ra  trước hết là phải tự giải thoát chính mình thì đúng hơn. Phải chăng chung quy đều bắt nguồn từ một thói xấu phổ biến của người Việt,  đó là chỉ tỏ ra rộng lượng đối với người đã quá cố và thích ngợi ca những chiến công trong quá khứ (đôi khi chỉ là ngụy tạo) để lấp liếm sự yếu kém của hiện tại hay cái mà mình không có (?). Có người đúc kết rằng người Việt hay luyến tiếc về quá khứ, ảo vọng về tương lai, nhưng coi thường hiện tại. Có lẽ vì thế, người Việt tin rằng "sống gửi thác về"...và có lễ lạc ma chay thuộc loại "sang trọng" nhất thế giới ?

Ngày nay nhiều người đổ hết tội lỗi cho ý thức hệ CS và XHCN..., nhưng thực ra suy cho cùng tất cả đều bắt nguồn từ hậu quả của những thói hư tật xấu đã hình thành từ thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc! Thiết nghĩ, để thực sự ĐÁNH BẠI HẴN HOI kẻ thù Phương Bắc, người Việt Nam trước hết phải gột bỏ  cho được mọi tàn dư tư tưởng mê tín dị đoan cùng với tâm lý bị khuất phục và nỗi sợ hãi luôn ám ảnh trước kẻ thù truyền kiếp này. Không làm được điều đó, có lẽ dân tộc này sẽ chỉ mãi là đứa trẻ yếu gầy trước một big boy quen trò bắt nạt.  

Cuối cùng blogger tôi cũng muốn đưa một lại bức ảnh chụp cuộc hội đàm gần đây nhất giữa  hai vị bộ trưởng QP VN và TQ diễn ra ngay sau vụ tàu hải giám TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam đang hoạt động sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình . Những người theo dõi sát tin tức chắc sẽ nhận ra cái trò hề "đánh - đàm và đàm-đánh" mà phía Trung Quốc hay sử dụng để lừa phỉnh, lung lạc, thâm chí đe dọa phía Việt Nam. Ai cũng biết sau lần đàm phán  nói trên, tàu Trung Quốc lại tiếp tục cắt cáp của tàu Vikking đồng thời vẫn bắt tàu, cướp cá của dân chài Việt Nam như thường lệ.  Chỉ tiếc rằng phía Việt Nam dường như vẫn chưa nhận rõ âm mưu của đối phương. Hay đó cũng là do hậu quả một lá bùa đã yiểm nào đó, nếu không nói là một nỗi sợ hãi truyền kiếp?     


                                   
                                                 Phải độc lập về tư tưởng
                                                                Tác giả: Ngô Nhân Dụng

Ông Ðới Bỉnh Quốc, ủy viên phụ trách về đối ngoại trong Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc có lần viết rằng nước ông không bao giờ có chính sách xâm chiếm các nước khác.
 Ðọc xong ai cũng phải bật cười. Không riêng gì người Việt Nam mà người Tây Tạng, người Uyghur, người Cao Ly (Hàn Quốc), người Mông Cổ, Mãn Châu và Ðài Loan, nếu học sử đều biết đất nước họ đã từng bị người Hán tấn công, chiếm đóng, khai thác, bóc lột rất nhiều lần. Thời gian mà nhà Ðường chiếm nước ta, đặt tên là An Nam thì họ cũng gọi tên Hàn Quốc là An Ðông. Trong các nhóm người này, hiện giờ chỉ còn những dân tộc Việt và Hàn còn đứng riêng chưa bị nuốt vào trong bụng Trung Quốc.
Cái tên Trung Quốc được dùng từ thời nhà Chu, trong sách Mạnh Tử ông nhiều lần nói đến tên này; mà trong thời Chiến Quốc ông sống thì những vùng phía Nam Trường Giang (thường gọi là sông Dương Tử) vẫn chưa thuộc Trung Quốc. Cái tên này chỉ là một danh từ địa lý chứ không phải tên một quốc gia; cho tới khi Tôn Trung Sơn lập Trung Hoa Dân Quốc nó mới thông dụng. Trước đó, để gọi tên nước Trung Hoa người ta chỉ dùng tên của các triều đại, gọi là nước Hán, nước Ðường, nước Tống, vân vân. Ông Tôn Trung Sơn người Quảng Ðông, thời xưa không thuộc vùng đất gọi là Trung Quốc. Nhưng người Tây Tạng, người Mông Cổ ngày nay không ai muốn bị gọi là người Trung Quốc.
Người Uyghur không may mắn như vậy. Họ vốn là một dân tộc hùng cường và văn minh, thuộc giống Turk. Họ cũng dũng mãnh như người Mông Cổ, đã từng làm chủ soái các bộ lạc du mục khác ở phía Bắc nước Tầu. Ðời Ðường gọi họ là Hồi Hột nhưng bị họ phản đối, đổi thành Hồi Cốt, đời Nguyên gọi là Duy Ngô Nhĩ, cho tới bây giờ. Họ đã đặt ra chữ viết riêng trước các bộ lạc du mục khác. Khi Thành Cát Tư Hãn đặt ra những đạo luật đầu tiên cho cả đế quốc Mông Cổ, ông đã phải dùng chữ Uyghur để ghi chép. Ðời Nguyên Thế Tổ, ông nhờ các vị lạt ma thông thái đặt ra một lối viết riêng, thống nhất ngôn ngữ Mông Cổ. Nhưng ngày nay, người Uyghur chịu thân phận làm một giống dân thiểu số trong tỉnh Tân Cương, lâu lâu lại nổi lên chống chính sách đồng hóa của Cộng Sản Trung Quốc và bị đàn áp tàn nhẫn.
Hai dân tộc rất dũng mãnh ở Mãn Châu và Mông Cổ đã từng xâm chiếm và thống trị nước Tầu một cách tàn bạo, nhà Nguyên kéo dài cả trăm năm, nhà Thanh gần bốn trăm năm. Hai triều đại đó đã góp công mở mang ảnh hưởng của Trung Quốc, nhà Nguyên chiếm thêm Ðại Lý và suýt nữa thì chiếm cả Việt Nam; nhà Thanh thì chiếm lấy Tây Tạng, xóa bỏ bản hiệp ước mà vua nhà Ðường công nhận Tây Tạng độc lập vào thế kỷ thứ 8. Người Mông Cổ đã chinh phục một vùng rộng lớn, kéo dài từ Cao Ly, bán đảo Sơn Ðông, qua các nước Hồi Giáo ở Trung Á, cho tới sông Volga, Kiev (Ukraina bây giờ), tới tận Hungary, Ba Lan, về phía Nam tiến xuống tới Syria, trước khi diệt nhà Tống chiếm nước Tầu. Khi Kublai, thường gọi là Nguyên Thế Tổ, chuyển kinh đô của ông từ Karakurum về Bắc Kinh vì thế lực của ông ở cố đô không mạnh bằng người anh họ, ông ta đã mở đầu một quá trình tự đồng hóa, biến người Mông Cổ thành người Trung Quốc, mặc dù trong triều đình ông chỉ dùng các vị thượng thư gốc Mông Cổ, hoặc người Tây Tạng, Uyghur, Á Rập, Thổ, tuyệt nhiên không dùng người Trung Hoa. Người Mông Cổ còn may mắn giữ được một mảnh đất ngoài xa, đất đai khí hậu người Trung Hoa không chịu nổi, bây giờ mang tên nước Mông Cổ. Còn người Mãn Châu thì hoàn toàn bị đồng hóa.
Trung Quốc không phải là một dân tộc. Trên căn bản, đó là một đế quốc, bao gồm rất nhiều dân tộc. Mỗi lần uy quyền trung ương tan rã, các mảnh đất thuộc Trung Quốc hoặc bị các đế quốc khác chiếm, hoặc tự tuyên bố lập thành quốc gia riêng. Vì không có ý thức dân tộc, ít nhất cho tới thời Dân Quốc, người dân Trung Hoa có thể chịu sống dưới các chính quyền ngoại quốc, như những thời Nam Bắc Triều kéo dài nhiều thế kỷ mà miền Bắc do các giống dân từ phương Bắc kéo xuống cai trị, hoặc thuộc vào nước Liêu (từ Mãn Châu), nước Kim, đế quốc Mông Cổ, hoặc triều đình Mãn Thanh,vân vân.
Ngay bây giờ, nhiều người dân ở Quảng Ðông vẫn nuôi lòng hoài cổ, muốn nghiên cứu để xác nhận và phục hồi một nền văn hóa Nam Việt, nhất là sau khi người ta tìm ra ngôi mộ của vị vua nước Nam Việt thấy cái ấn tín viết Văn Ðế Hành Tỷ. Tức là ông vua, cháu nội Triệu Ðà, vẫn tự xưng mình là Ðế, mặc dù trong sử Tầu viết rằng ông đã chịu thần phục hoàng đế nhà Hán, chịu nhận chỉ phong Vương mà thôi. Trong ngôi mộ này, ngoài cái triện đó người ta không thấy chữ Hán, các hình trang trí cũng khác hẳn lối người Hán ở phương Bắc. Tới thế kỷ thứ 10, người Quảng Ðông vẫn lập ra một nước riêng, gọi là Nam Hán, đã từng nuôi mộng độc lập. Tỉnh Vân Nam cho tới thế kỷ thứ 12 vẫn là một quốc gia độc lập, trước gọi là Nam Chiếu, sau họ Ðoàn đổi tên là Ðại Lý; cho tới khi Kublai, một cháu nội của Thành Cát Tư Hãn sai quân Mông Cổ đánh chiếm và đặt quan cai trị. Chưa đầy một ngàn năm, bây giờ thì những người dân Quảng Ðông, Quảng Tây và Vân Nam tự nhận họ là người Trung Quốc mà không thắc mắc gì cả.
Chúng ta phải tự hỏi tại sao đế quốc Mông Cổ đã từng hùng mạnh và rộng lớn như vậy mà lại tàn tạ sau một trăm năm, còn đế quốc Trung Hoa tồn tại cho tới bây giờ? Nền tảng tồn tại của đế quốc đó chính là nền văn minh Trung Hoa. Cũng vậy, đế quốc Hồi Giáo thành hình từ thế kỷ thứ 7, mặc dù bây giờ đã tan rã nhưng vẫn còn để lại một nền văn minh Hồi Giáo kéo dài từ Bắc Phi sang tới Indonesia. Văn minh Hồi Giáo dựa trên một tín ngưỡng. Văn minh Trung Hoa dựa trên cách tổ chức xã hội, gồm một nền luân lý (Khổng Giáo) và một chế độ chính trị tập quyền do Tần Thủy Hoàng thiết lập. Từ đời Hán, tuy các triều đại vẫn bài xích Tần Thủy Hoàng nhưng trong thực tế họ vẫn sử dụng các thuật trị quốc của Pháp Gia (Nội Nho, Ngoại Pháp, hoặc nói ngược lại cũng được!) Ðế quốc Mông Cổ chấp nhận tất cả các tôn giáo. Ðạo luật của Thành Cát Tư Hãn lập ra cho một xã hội du mục, không đủ để duy trì trật tự trong đám dân định cư, phương tiện giao thông thô sơ không đủ để nối liền những vùng đất kéo dài từ Âu sang Á. Ðến đời các cháu nội của Thành Cát Tư Hãn thì đã có một người cải theo đạo Hồi và liên kết với đạo quân Ai Cập chống lại anh em mình, một người khác tự biến thành người Trung Hoa để sử dụng phương pháp cai trị của họ! Cuối cùng, một đế quốc hùng mạnh như Mông Cổ mà biến mất chỉ vì đã tự đồng hóa trước một nền văn minh vững chắc!
Sống hơn hai ngàn năm bên cạnh một nước lớn với lịch sử bành trướng dữ tợn như Trung Quốc, dân tộc Việt Nam (cũng như dân Cao Ly) vẫn còn tồn tại, đó là một hiện tượng lạ, đáng ngạc nhiên. Người Việt Nam có thể tự hào, họ là những người học trò của văn minh Trung Hoa, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình. Trong đó, quan trọng nhất là những đặc tính phóng khoáng, trọng cá nhân và tôn trọng quyền bình đẳng của phụ nữ, những đặc tính văn hóa của các dân tộc phát xuất từ các đảo phía Nam. Người Việt Nam tồn tại cũng nhờ giữ được tiếng nói riêng, với văn phạm khác tiếng Tầu, và xã hội Việt Nam dựa trên làng xã khác với bên Tầu dựa trên các gia tộc.
Trong lịch sử, các vị vua Việt Nam thường chịu thần phục vua Tầu, nghĩa là tự nhận là phận dưới, không dám tranh giành ngôi vị (danh xưng hoàng đế) với các ông vua Tầu ở Biện Kinh hoặc Nam Kinh (đời Tống) hay Bắc Kinh (đời Nguyên). Nhưng ngoài những việc cống tiến giống như các nước nhỏ khác ở chung quanh nước Tầu, vua nước Nam vẫn không chịu khuất phục. Người Mông Cồ thường bắt vua các nước nhỏ trong đế quốc của họ phải tới triều bái hoàng đế nhà Nguyên, nhưng các vị vua nhà Trần đã từ chối. Có lúc Trần Nhân Tôn ngỏ ý muốn chấp nhận điều kiện đó để dân chúng khỏi bị họa binh đao, nhưng các vị tướng như Trần Hưng Ðạo đã phản đối, với câu nói nổi tiếng: Xin chém đầu tôi trước đã! Cuối cùng nhà Nguyên cũng phải thôi. Cùng thời gian đó, vua Miến Ðiện cũng từ chối không gửi con sang Bắc Kinh, và nước họ cũng bị xâm lăng ba lần đẫm máu, như nước ta.
Mặc dù ông Ðới Bỉnh Quốc ba hoa nói nước ông không nuôi tham vọng bá chủ bao giờ, hiện nay Trung Quốc đang chèn ép nước Việt Nam một cách có tính toán. Họ coi cả vùng Biển Ðông của nước ta là ao nhà của họ, cho tầu hải giám, ngư chính đi giám sát, tuần tiễu giống như cho cảnh sát đi tuần trên đường phố của nước Việt Nam!
Người Việt Nam chắc chắn không chịu cảnh làm nô lệ. Trung Quốc vin vào lá thư của ông Phạm Văn Ðồng gửi ông Chu Ân Lai năm 1958 để coi các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về họ, kể cả các vùng biển chung quanh! Ðối với bất cứ nước nhỏ nào ở bên cạnh Trung Quốc, chỉ đợi chính quyền nước đó theo đuổi những chính sách sai lầm là người Trung Quốc nhân dịp đè nén. Mối sai lầm lớn nhất là từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận “tư tưởng Mao Trạch Ðông” làm đường lối chỉ đạo quốc gia, rồi sau đó thi hành các chính sách giống hệt như Cộng Sản Trung Quốc, từ chỉnh huấn đến cải cách ruộng đất, cho tới cả chế độ lao cải; rồi sau lại tính đem chủ nghĩa cộng sản với tư tưởng Mao Trạch Ðông bành trướng trong khắp vùng Ðông Nam Á. Trong các thứ nô lệ, không gì nguy hiểm bằng nô lệ tư tưởng. Nếu người cầm quyền ở nước ta còn tiếp tục bắt chước “mô hình Trung Quốc” trong việc phát triển quốc gia, thì tình trạng nô lệ về tư tưởng sẽ còn trầm trọng hơn nữa.
Muốn giữ nền độc lập, trước hết phải độc lập về tư tưởng. Trên thế giới hiện nay, mô thức phát triển có hiệu quả và mang lại hạnh phúc cao nhất cho người dân là lối tổ chức xã hội theo các quy tắc dân chủ tự do, về kinh tế cũng như chính trị. Ðối với người Việt Nam, đi theo con đường đó không những là tìm con đường phát triển hữu hiệu nhất mà còn là con đường duy nhất để bảo vệ độc lập dân tộc đối với nước láng giềng phía Bắc.


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Sau Tuyên bố chung...dân chài Việt Nam lại bị bắt nạt

Chỉ vài tuần lễ sau Tuyên bố chung cấp thứ trưởng Việt-Trung được đưa ra với những lời cam kết này nọ...,  thì lại có tin dưới đây (Nguồn Báo Thanh niên này 14/7/2011).     Thử hỏi người Việt Nam bình thường nào lại có thể không "bức xúc"?

Tàu cá báo cáo bị hải quân nước ngoài bắt giữ, tịch thu hải sản

Chiều 14.7, ông Võ Mưa (83 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết qua máy ICOM, anh Võ Văn Sỹ (27 tuổi, ở cùng P.6, thuyền trưởng tàu cá PY-90369TS) đã điện báo tin là tàu cá PY-90368TS do anh Võ Văn Tú (31 tuổi, con ông Mưa, làm thuyền trưởng) cùng với 8 ngư dân trên tàu bị hải quân nước ngoài bắt giữ vào lúc 15 giờ ngày 13.7, trong lúc đánh bắt ở ngư trường Trường Sa.
Hiện nay gia đình chưa có thông tin gì thêm về vụ việc trên. Ông Mưa đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ để các ngư dân trên tàu cá PY-90368TS sớm trở về. Chiều cùng ngày, đại tá Nguyễn Văn Thắm - Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết đang tiến hành xác minh nguồn tin báo của ngư dân về việc tàu cá PY-90368TS bị hải quân nước ngoài bắt giữ.
* UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hôm qua cho biết tàu cá QNg-98868TS do ngư dân Nguyễn Thừa (38 tuổi, ở xã Phổ Quang) làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân khác đã bị tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 rượt đuổi, lấy hải sản và đánh đập trong khi đang hành nghề lưới cản tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa vào hôm 5.7.
Theo thông tin ban đầu, sau một hồi rượt đuổi, tàu chiến Trung Quốc đã thả ca-nô gồm 10 người có trang bị súng, dùi cui xông lên tàu cá, đánh đập thuyền trưởng Thừa và lục soát khắp tàu lấy khoảng 1 tấn cá; sau đó đuổi không cho các ngư dân tiếp tục hành nghề tại vùng biển này nữa. Hiện tàu cá QNg-98868TS và các ngư dân vẫn chưa trở về địa phương.
Đức Huy - Hiển Cừ

 

Nhân sĩ kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước

Trong một cử chỉ mà cá nhân tôi cho là "hơi khác thường", Tuần Việt Nam số ra hôm nay (chính xác lúc 6 giờ sáng ngày 14/7/2011) đã cho đăng nội dung bản kiến nghị của 20 vị nhân sĩ tiêu biểu cho các tầng lớp và ngành nghề trong nước hiện nay gửi Quốc Hội và Bộ Chính trị hiến kế về bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh tình hình mới gần đây.  Dưới đây là nguyên văn bài báo (gồm cả lời bình của Tuần VN và nội dung Kiến nghị nói trên)* 

Một số nhân sĩ gửi kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước

Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường, nhóm nhân sĩ kiến nghị.
Ngày 13/7/2011, 20 nhân sĩ, trí thức đã gửi bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay.
Bản kiến nghị gồm có 3 phần: phần 1 phân tích sâu về những sự kiện xảy ra gần đây trong quan hệ Việt - Trung, phần 2 nói về thực trạng còn nhiều bất cập trong nước và phần cuối cùng nêu 5 điểm kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Quốc hội.
Trong danh sách ký tên đính kèm bản kiến nghị, có nhiều tên tuổi như ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, Gs Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà văn Nguyên Ngọc, Ts Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đình An.
"Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị uy hiếp"
Trước tình hình Biển Đông nóng lên, nhóm nhân sĩ cho rằng, "Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng".
"Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là "công xưởng thế giới" và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài "trỗi dậy hòa bình", Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục...Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là "đường chữ U 9 đoạn", thường được gọi là "đường lưỡi bò", chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng "lưỡi bò" này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này.
Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.
Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu  hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.
Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường...", bản kiến nghị viết.

Từ phân tích trên, nhóm nhân sĩ cho rằng "xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ".
Kiến nghị dẫn chứng: Nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch xuất siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường.
Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta.
Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.
Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn...
Theo các nhân sĩ trên, do "vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc... Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta...
Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới"
Các nhân sĩ này cho rằng: "cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường
Kiến nghị 5 điểm
Từ những phân tích trên, các nhân sĩ "khẩn thiết  kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị"
1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình ... Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay.
4. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.

Ghi chú: * Bạn đọc cũng có thể đọc toàn văn kiến nghị cùng với bản scan bản gốc của nó và kèm theo lời mời ký tên tham gia Kiến nghị (nếu bạn mong muốn)  được đăng tải trên trang BoxitVN tại đường link dưới đây:
http://boxitvn.blogspot.com/2011/07/toan-van-kien-nghi-ve-bao-ve-va-phat.html

--------------

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Thư ngỏ gửi ông Hồ Cẩm Đào

Kính thưa ông Hồ Cẩm Đào -Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc  kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Dù biết ông rất bận với công việc lãnh đạo một đất nước đông dân nhất thế giới lại đang ở vào thời kỳ phát triển nhanh đến chóng mặt trong nhiều năm nay, tôi vẫn mong được ông tiếp nhận  bức thư mà tôi trân trọng chuyển đến ông đây. Xin cảm ơn ông trước nếu được ông hạ cố đọc thư hoặc  nghe thư ký của ông báo cáo lai.  Vì tôi biết ông sẽ hoàn toàn có quyền không làm điều đó với tôi - một người không phải là công dân của nước ông lại  đang nói ra những điều mà có thể ông không thích nghe.
Tuy nhiên tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói,  vì nghĩ rằng, ngoài việc lãnh đạo đất nước Trung Hoa vĩ đại, ông còn đang muốn lãnh đạo cả thế giới này trong một ngày càng sớm càng tốt. Tôi cũng xin thưa với ông rằng bức thư này không phải của một em học sinh phổ thông vẫn thường viết để ca ngợi lãnh tụ của mình, mà là của một người cùng thế hệ với ông, tức là đã từng chứng kiến các thời kỳ quan hệ của hai nước Trung, Việt.
Để khỏi mất thời giờ, tôi xin phép ông được đi thẳng vào nội dung.
Có lẽ hiếm có trường hợp trên thế giới có trạng thái quan hệ láng giềng như giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lịch sử cho thấy ngay từ thời kỳ đầu lập quốc người Hán đã có xu hướng tiến về phương nam. Tốt thôi, đó là quy luật của sự sống: đồng cỏ ở phía Nam bao giờ cũng xanh hơn ở phía Bắc. Hơn nữa thời xa xưa đất rộng người thưa, người Bách Việt còn thưa thớt đâu đã đủ sức mà khai thác cho xuể.  Cũng tốt thôi khi hai nền văn minh  Hán tộc và Việt tộc  có dịp hội nhập với nhau sớm như vây – điều mà cả thế giới ngày nay cũng đang cổ súy . Có lẽ ông cũng nên cho khắc thêm một dấu ấn đáng tự hào rằng Trung Quốc đã thực hiện hội nhập từ thời thượng cổ!
Vì thế, tôi thấy không cần nói nhiều về quá khứ xa xưa làm gì,  mà chỉ muốn nhắc ông nhớ về quá khứ và hiểu về quá khứ đúng với sự thật lịch sử của nó.  Bởi vì tôi được biết qua một cuộc khảo sát do một cơ quan học thuật Mỹ tiến hành gần đây tại 6 tình thành lớn nhất Trung Quốc cho thấy kết qủa hết sức ngạc nhiên rằng có đến   90% người  Trung Quốc tin rằng Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã và đang chiếm cứ đất đai và biển đảo của cha ông người Trung Quốc …, và do đó, giờ đây họ có quyền đòi lại (!?) Nếu ông không tin, xin  ông hãy gọi một vài chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc như Giáo sư Vương Hàn Lĩnh lên báo cáo với ông thì chắc rằng tình trạng hiểu biết sai lệch như vậy còn nghiêm trọng hơn nhiều. Tôi thấy trên mạng, nhất là trong giới "quân luận" của nước ông đâu đâu cũng sặc mùi hiếu chiến kêu gọi tiêu diệt bọn giặc Việt Nam về tội chiếm nhiều đất đai và biển đảo của Trung Quốc lại còn vong ơn bạc nghĩa nữa! Chẳng lẽ bọn họ không quán triệt lời chỉ huấn của ông với phương châm  "bốn tốt" và "16 chữ vàng"?. Tôi trộm nghĩ,  là một người lãnh đạo hẳn ông biết rõ điều gì sẽ xảy ra nếu sự hiểu sai lệch như vậy cứ lan truyền trong dân chúng của một đất nước  1,5 tỷ người, lại đang trên đà phát triển rất cần năng lượng và không gian sống? Đó là chưa kể hơn 60 triệu Hoa kiều  phiêu bạt khắp nơi trên thế giới, gần đây đã tràn sang chiếm lĩnh cả vùng đất thưa dân cư ở  Siberi và miền tây nam nước Nga khiến cho người Nga vô cùng lo lắng. Người Trung Quốc cũng đang di dân tự do sang tận Châu Phi xa xôi nữa. Ôi có lẽ tôi không nên tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu số đông này một ngày kia đều theo chủ nghĩa đại Hán. Điều tôi lo sợ nhất là họ vẫn tưởng mình là "con trời" sinh ra để thống trị thiên hạ, và do đó chả coi ai ra gì...   Nhân đây tôi xin trích đăng lại tấm bản đồ trên Wikipedia cho thấy cương vực Trung Quốc thời nhà Hạ chỉ bằng một giọt dầu so với toàn bộ diện tích nước Trung Quốc ngày nay để ông và đồng bào của ông khỏi phải xít xoa về sự ”thua thiệt” lãnh thổ của mình.
Giờ xin phép ông cho tôi trở lại với quan hệ Viêt-Trung. Tôi sẽ không nói về quá khứ xa xôi, mà chỉ nói qua về quá khứ gần đây nhất. Đã có một thời hoàng kim trong quan hệ Việt-Trung mà trong đó nhân dân hai nước đều rất hân hoan với tình hữu nghị và giáo lý cách mạng  rằng sẽ  không bao giờ tái diễn tình trạng chiến tranh xâm lược giữa các quốc gia  cùng thể chế  xã hội chủ nghĩa . Thời đó tôi may mắn đã được sang học tập tại một tỉnh miền Nam của nước ông nên không thể nhầm lẫn về trạng thái tinh thần như nói trên.  Chúng tôi đã được các thầy cô giáo dạy hát  “Việt nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông …, chung một mối tình hữu nghị …” và nhiều ca từ thật hay ho khác nữa bằng cả hai thứ tiếng Viêt và Trung mà giờ đây tôi vẫn còn thuộc lòng. Thứ tình cảm hữu nghị đó nó mạnh lắm, sâu nặng lắm,  đến nỗi sau này khi  ông Đặng Tiểu Bình xua quân sang xâm lược  biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 thì  không chỉ dân thường mà cả giới lãnh đạo Việt Nam đều bị bất ngờ!  Vẫn biết, trước đó các ông đã từng đánh chiếm  quần đảo Hoàng Sa, nhưng đó là cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với một chính thể không phải là cộng sản. Không biết đến giờ có còn ai  tơ tưởng vào  cái luận điểm cho rằng giữa các nước xã hôi chủ nghĩa thì không bao giờ có chiến tranh(!?).
Còn nhớ, các ông đã không thể đợi quá lâu sau cuộc chiến tranh biên giới ác liệt đó, lại đã bắt đầu dùng vũ lực để tìm chỗ đứng chân tại quần đảo Trường Sa cách đất liền Trung Quốc hàng ngàn dặm lúc đó đang  nằm dưới quyền kiểm soát của  nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giờ xem lại những hình ảnh video  do chính  lính Trung Quốc quay  lại cảnh  họ   xả đạn bắn giết không thương tiếc vào đám công binh Việt nam trên tay không vũ khí,  ai cũng thấy đó là hành động dã man chỉ có ở đội quân của một quốc gia không bình thường. Đó là sự tái hiện của lòng tham vô đáy của chủ nghĩa bành trướng đại Hán đã có từ ngàn xưa. 
Gần đây các ông còn tỏ ra vội vã hơn thế qua việc cậy thế đông  áp dụng chiến thuật "biển người" để xâm chiếm Biển Đông. Cả ngày lẫn đêm lính thủy giả dân sự của các ông  săn lùng bắt bớ,  phạt vạ và, bắn giết  những ngư dân Việt Nam vô tội  ngay tại chính các ngư trường truyền thống của họ khiến họ không biết làm gì để kiếm sống. Cái vô lý là ở chỗ, bổng dưng một ngày, có kẻ lạ xông vào nhà cướp tất cả và buộc chủ nhà phải ra đi. Nếu là ông, ông sẽ làm gì, thưa ông ? Những người mang sắc phục nhà nước Trung Hoa đó  hành xử không khác nào bọn hải tặc Somali. Nói cách khác họ là bọn cướp biển được nhà nước tổ chức, hay ngắn gọn là  “cướp biển nhà nước” -  tiếng Anh là “state pirates”. Phải chăng vì các lực lượng  hải quân của các ông  đang quá sung sức lại nóng lòng muốn “thử nghiệm”  nên đã quá đà hung hãn như vậy (?)  Cũng có thể ông chưa được cấp dưới báo cáo đầy đủ về tình trạng “lạm dụng” này.  Nhưng tôi  nghĩ,  nếu không có chỉ thị của ông thì cấp dưới của một đội quân khét tiếng “kỹ luật sắt” không bao giờ dám làm như  vây, nhất là mới đây họ còn cho 3 chiến tàu với đội hình thủy chiến hẵn hoi tiến sâu  vào bên trong lãnh hải của Việt Nam để phá phách một cách rất ngang ngược. Chẳng lẽ họ không ý thức rằng hành động như thế  rất dễ châm ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh? Họ quả đang chơi trò chơi với lửa, hay họ thưc sự muốn chiến tranh? Chỉ có các ông mới biết được. Xin mời ông xem đoạn video do người của ông quay dưới đây để xem lính của ông ngang ngược như thế nào. 
http://www.youtube.com/watch?v=Kk9Mz4j9Jqg&NR=1 


Dù sao tôi cũng thấy nên khuyên ông,  với tư cách người đứng đầu của một quốc gia đông dân như Trung Quốc, ông nên sớm kiểm soát tình hình kẻo  những hành động thái quá kia sẽ không chỉ  phá hoại hình ảnh khả kính của ông mà thậm chí có thể làm đảo lộn cả sự yên bình của chính đất nước ông. Tôi  tưởng nước ông  chủ trương "trỗi dậy hòa bình" mà sao giờ lại hung hãn như vậy? Nhưng các ông ước gì thì được nấy thôi. Theo tôi được biết, với những sự kiện mới rồi, sự phẩn nộ  đã lên đến cao độ trong lòng người dân Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ hành động như thế nào tôi chưa được rõ, nhưng về phía người dân có lẽ đã hình thành một trào lưu căm phẫn chưa từng thấy trong lịch sử quan hệ Việt-Trung. Thậm chí tôi nghĩ mối căm thù này còn hơn cả với người Mỹ trước đây.  Dư luận thế giới cũng đang chuyển theo hướng rất bất lợi cho các ông rồi đấy.   Đó là một  chuyển biến mới mà ông cũng nên biết.
Thưa ông, từ góc độ của những người có hiểu biết và có lương tri, tôi tha thiết đề nghị ông vì  số phận của hàng triệu gia đình ngư dân nước Việt mà ra lệnh cho thủ hạ của ông sớm chấm dứt lối hành xử kẻ cướp như nói trên. Ông cũng thừa biết sức chịu đựng của con người có hạn. Các ông đã quá quen với lối hành xử của  “con trời” như vẫn tự cho phép mình, nhưng người Việt dù chỉ là “con đất”, “con nước” (sơn tinh, thủy tinh)  thì cũng phải có quyền được sinh sống ngay trong  lãnh thổ và lãnh hải cổ truyền và đã được luật pháp quốc tế công nhận. Những vùng nào  còn tranh chấp là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu các ông động chạm đến phần lãnh thổ thiêng liêng của “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì chính là các ông đang “kích hoạt” tinh thần quật cường của người Việt.  Ông biết đấy, người Việt Nam bản tính nhẫn nhục, nhẫn nhục đến nỗi bị các ông khinh miệt thì phải (?). Nhưng chắc ông cũng biết, hễ khi đã phải đánh thì đánh đến cùng, đánh đến thắng lợi thì mới thôi. Điều này ông có thể đọc thấy trong lịch sử Trung Quốc và cũng thấy từ kinh nghiệm của quân  Nguyên-Mông và của các thực dân Pháp, Mỹ. Và chắc ông cũng thừa biết biết khi mục đích của các ông không đạt được thì những hậu quả còn khủng khiếp hơn nhiều, nhất là khi bản thân nước Trung Quốc của ông cũng đang còn rất nhiều vấn đề ngỗn ngang bên trong nó.  
Tôi nói đến đây chắc ông lại nghĩ, Việt Nam thắng đươc Pháp, Mỹ là nhờ ơn Trung Quốc, và rồi ông lại tuôn ra hàng tràng những lời trách móc thậm tệ và không quên đi tới kết luận: “Phải dạy cho Việt nam” những bài học (!?) Nếu vậy thì tôi cũng xin thưa, có thể nói rằng không ai được lợi nhiều bằng Trung Quốc từ  cuộc chiến đấu của người Việt Nam chống lại các thế lực đế quốc. Chính một số người lãnh đạo Trung Quốc mà tiêu biểu là ông Đặng Tiểu Bình cùng với các cuộc chiến tranh xâm lược mà họ vừa gây ra đối với Việt Nam đã giúp người Việt Nam tỉnh ngộ. Tôi tin rằng với đà này, và chỉ có sự thật này, người Việt Nam sẽ dứt khoát đoạn tuyệt với mối quan hệ bất bình đẳng với người Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam dù coi trọng những giá trị tự nhiên  của mối quan hệ truyền thống (cả tốt lẫn xấu) với nhân dân Trung Quốc, nhưng có lẽ giờ đây đã quá đủ  để nói lời chia tay với mối quan hệ bất bình đẳng truyền kiếp của quá khứ.  Liên quan đến hệ quả này, xin ông hãy để vài phút nhìn ngó xung quanh để thấy có bao nhiêu nước láng giềng của Trung Quốc còn thực sự là bạn của Trung quốc?  Tục ngữ Hán-Việt đều có câu: “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Vậy mà tiếc thay các ông đang hành xử  hoàn toàn ngược lại.
Cảm ơn ông và xin gửi ông lời chào trân trọng.  
Dân chài Quảng Ngãi
Hà Nội, Việt nam


--------------
*****

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Chủ quyền Trung Quốc bị Việt Nam xâm phạm?

Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi lắng nghe cho thật kỹ những lời bình nghiêm túc của những chính khách và chuyên gia Trung Quốc chính hiệu  trên một kênh truyên hình nghiêm túc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đường truyền dưới đây.

http://www.youtube.com/watch?v=WgNMzJ6_52c&feature=player_embedded#at=40

Bạn sẽ không thể không ngạc nhiên nhận ra rằng  lâu nay không chỉ dân thường mà cả giới quan chức Trung Quốc vẫn tin rằng Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của họ...giờe lại còn liên tục chủ động gây hấn với Trung Quốc... Họ cho rằng  Đặng Tiểu Bình và Lãnh đạo Trung Quốc đã từng tính toán rất thận trọng nhiều năm trước khi ra quyết định "dạy" cho Việt Nam bài học bằng cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 . Và giờ đây trước khi đánh Việt Nam một lần nữa họ cũng đang thận trọng như vậy...như thể tuy là "bên bị hại" nhưng Trung Quốc luôn cao thượng vì hòa bình...(!?)

Bạn sẽ phải thốt lên rằng, than ôi, trên đời này sao lại có sự đổi trắng thay đen vô cùng "ngoạn mục" như vậy? Bạn sẽ bất giác vỗ đùi đánh đét một cái và kêu lên "Tiên sư thằng Tào Tháo!" ...sao mày quá giỏi trong trò đổi trắng thay đen? Chỉ khổ người dân Trung Quốc, nhất là lớp trẻ ngày nay, đều tin như vậy...(tin đến mức nếu đem ra trưng cầu dân ý thì sẽ có 85% dân Trung Quốc đồng thanh một nói tiếng "đánh Việt Nam")*

Thế mới hay sức mạnh của bộ máy tuyên truyền của một nhà nước độc tài chuyên chế mạnh và tai hại như thế nào đối với  hòa bình và nhân lọai. Nhưng nó cũng "đau" như thế nào khi quay lại với cách tiếp cận vấn đề của cơ quan truyên truyền của Việt Nam. Chẳng lẽ chúng ta mãi không hiểu tại sao các "đồng chí" Trung Quốc luôn tìm mọi cách "bịt miệng" bộ máy tuyên truyền của ta nhưng lại tự cho phép họ không ngơi nghĩ  tuyên truyền bôi nhọ Việt Nam bằng cách bóp méo sự thật lịch sử với những luận điệu và thông tin hoàn toàn trái ngược với thái độ ngạo mạn kẻ cả không mảy mai tôn trọng quan hệ láng giềng mà họ rêu rao là "4 tốt" với "16 chữ vàng"...Trong khi phía nhà chức trách Việt Nam  ra sức kìm chế , thậm chí xóa mờ những dấu tích của cuộc chiến 1979 thì phía Trung Quốc năm nào cũng kỷ niệm cuộc chiến như một thắng lợi (!?). Trong khi Chính phủ và dân chài Việt Nam cắn răng nhẫn nhục chịu thua thiệt  trước bao lần bị lấn lướt bắt nạt trên ngay chính vùng biển truyền thống của mình thì phía Trung Quốc ra rã tuyên truyền trên báo đài và truyền hình về sự "xâm phạm","khiêu khích" của nhà cầm quyền Việt Nam, v.v...

Hởi người Việt Nam, kể cả quân dân và chính khách , hãy  đừng tưởng mình chính nghĩa thì không cần tuyên tuyền để nói lên sự thật. Chân lý chỉ đúng với những dân tộc và chính thể thực sự tôn trong dân chủ và công lý, nhưng hoàn toàn không thể áp dụng đối với một đất nước rộng lớn, đông dân nhưng chưa văn minh như Trung Quốc. Nói cách khác Trung Quốc không phải là Mỹ hay Pháp. Hãy đừng để nguy cơ thua thiệt của chúng ta trở thành sự thật chỉ vì yếu kém trên mặt trận tuyên truyền ./.

Ghi chú: * theo tài liệu của Trung quốc.
--------------
*****

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

'Cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu, máy bay hiện đại'

Đó là một tin vui mà chủ blog tôi tìm thấy trên



Trao đổi với báo chí ngày 7/7, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, thời gian tới, lực lượng cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu có trọng tải trên 2.000 tấn, hoạt động liên tục 40 ngày đêm trên biển cùng máy bay hiện đại. - Nhiều năm qua, ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu nước ngoài đe dọa về tính mạng và tài sản khi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền. Trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển được thể hiện ra sao?
- Chúng tôi tổ chức phương thức hoạt động trên cơ sở duy trì sự có mặt cảnh sát biển càng nhiều ngày trên biển càng tốt đặc biệt ở vùng biển giáp ranh, chồng lấn. Những năm gần đây cảnh sát biển Việt Nam đã tăng cường hoạt động để ngư dân thấy có lực lượng cảnh sát biển thì yên tâm hơn nhất là khi có tình huống phức tạp. Đồng thời, nếu bà con ngư dân vượt sang biển nước khác thì chúng tôi cũng thông báo, ngăn chặn việc vi phạm vùng biển nước bạn.
Tuy nhiên, do diện tích vùng biển nước ta lên tới 1 triệu km2, phương tiện hạn chế nên các vùng biển xa thì chưa thể đi thường xuyên. Các phương tiện chưa bảo đảm đi trong thời tiết phức tạp, sóng gió cấp 9-10 hoặc dài ngày trên biển. Hiện tại lực lượng cảnh sát biển chỉ đáp ứng được 30-40% so với yêu cầu.
Còn về vấn đề khai thác thủy sản trên biển thì theo tôi chỉ khi nào giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quốc gia trong khu vực có văn bản ký hợp tác khai thác thủy sản thì bà con mới thực sự yên tâm đánh bắt.
- Cảnh sát biển là một trong các cơ quan đầu mối hợp tác chung về nghề cá với Trung Quốc. Hiện nay việc hợp tác như thế nào?
- Hợp tác với các lực lượng của Trung Quốc trên biển thì cảnh sát biển là một cơ quan đầu mối, cùng phối hợp với hải quân, bộ đội biên phòng và Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Hàng năm hai nước đều duy trì việc rà soát vùng đánh cá chung, trong quá trình đó kiểm tra cả tàu Việt Nam và Trung Quốc. Nhìn chung, việc hợp tác đã có kết quả tốt, góp phần chấn chỉnh hoạt động đánh bắt thủy sản.
Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ cho phép lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc. Nếu chưa triển khai được toàn bộ thì thực hiện trước ở một số tỉnh miền biển.
- Ngoài việc hợp tác, chúng ta cần chủ động trang bị phương tiện như thế nào để đảm bảo việc duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển chủ quyền?
- Về mặt phương tiện, dù kinh tế nhiều khó khăn nhưng Chính phủ rất quan tâm tới các lực lượng bảo vệ, giữ gìn trật tự, an ninh trên biển. Tới đây cảnh sát biển sẽ được tập trung đầu tư tàu và sẽ có tàu trên 2.000 tấn, đảm bảo hoạt động liên tục 40 ngày đêm trong thời tiết phức tạp gió cấp 12 sóng cấp 9; tàu cứu nạn, sân bay trực thăng, buồng quân y cấp cứu được 120 người... Ngoài ra, cảnh sát biển cũng được trang bị máy bay để tuần thám toàn bộ vùng biển thềm lục địa Việt Nam.
- Trong trường hợp quốc gia khác thực hiện thăm dò dầu khí, đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế thì thì cảnh sát biển sẽ bảo vệ chủ quyền như thế nào?
- Bảo vệ vùng biển chủ quyền phải là sức mạnh tổng hợp chứ không thể chỉ do một lực lượng mà có thể làm được. Trên biển, tất cả lực lượng có tàu thuyền đều phải tham gia bảo vệ chủ quyền. Trong đó hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt.
Nếu nước ngoài đến thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa - tức là vùng biển chủ quyền của ta thì phải bảo vệ đến cùng. Đây là biển của Việt Nam chứ không phải là vùng biển chồng lấn. Việt Nam là thành viên của công ước Luật biển 1982 nên sẽ làm đúng trách nhiệm và điều khoản của Công ước, đồng thời, yêu cầu các nước khác thực hiện đúng như thế.
Còn nếu nước nào đặt giàn khoan thì rõ ràng đã vi phạm quyền chủ quyền của chúng ta. Chúng ta cương quyết không để xảy ra việc này. Tuy nhiên, chúng ta luôn tuân thủ nguyên tắc giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở hòa bình và độc lập chủ quyền, đó là quan điểm xuyên suốt của Việt Nam.
Nguyễn Hưng ghi

--------------
*****

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Có nên bao cấp lòng yêu nước(*)

(*)Chủ blog tôi vừa nhận được e-mail của một người bạn-TS Phạm Gia Minh- một thành viên của nhóm mà chúng tôi gọi đuà là "Coffee Club". Thấy bài viết đề cập đến một chủ đề khá thú vị nên tôi xin mạn phép tác giả được post lên blog này để có thêm bạn đọc.
Quả thực có rất nhiều cách nhìn và góc độ nhìn về đất nước của chúng ta của ngày hôm nay. Nhưng có lẽ không thể và không nên bỏ qua những kinh nghiệm của quá khứ, đặc biệt là quá khứ gần đây. Và điều quan trọng hơn cả là phải biết dứt khoát từ bỏ những gì đã rõ mười mươi là là sai lầm ấu trĩ.

Với cách đặt vấn đề như vậy, chủ blog tôi trộm nghĩ, bài viết của TS Phạm Gia Minh cho thấy cách lập luận chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn: Lâu nay một bộ phận lớn dân ta vẫn quen chờ xem Đảng và Chính phủ chủ trương như thế nào trước mọi hành động dù là vô cùng ngang trái của phía Trung Quốc. Rất nhiều người vẫn cho rằng đó là việc của Đảng và Chính phủ...., mình là dân thì không việc gì phải lo lắng (?) Thật đáng buồn rằng khi giặc đã đến nhà mà vẫn phải chờ cấp trên cho lệnh đánh hay đàm thì e rằng ngay cả cái mạng sống cũng không giữ được, huống chi là giữ cái nhà (?). 
                            CÓ NÊN BAO CẤP LÒNG YÊU NƯỚC ?

Nhắc đến cụm từ “ cái thời của cơ chế quan liêu , bao cấp “ hẳn những ai ở độ tuổi trên
40 vẫn còn nhớ cảnh xếp hàng cả ngày chỉ để mua mấy lạng thịt hay cân gạo v.v…
theo tem , phiếu . Cán bộ hay thường dân đều được quy định tiêu chuẩn được mua bao
nhiêu lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm khác tùy theo cấp bậc với mức
giá do nhà nước quy định . Hàng ngũ cán bộ nhà nước thì được phân ra làm mấy cấp ,
chẳng hạn A – cán bộ cao cấp, hàm bộ trưởng trở lên, B- cán bộ cỡ thứ trưởng , C- cỡ
đứng đầu vụ , viện , còn thấp hơn thì là D, E .Dân thì được hưởng loại tem phiếu có
chữ N . Cưới hỏi hay ma chay cũng được nhà nước quy định bằng những tiêu chuẩn cụ
thể.
Hàng hóa thì thiếu nhưng sản xuất , lưu thông lại bi “ngăn sông , cấm chợ “ và động
lực mang tính bản ngã của con người là mưu cầu cho bản thân lợi ích vật chất và tinh
thần đã không được tính đến , thậm chí còn bị ngăn cấm hoặc ít ra là cũng bị cản trở bởi
sự cào bằng ai cũng như ai. Kết cục như thế nào và vì sao phải có công cuộc Đổi mới,
chúng ta ai cũng đã rõ , rõ tới mức là ngày nay rất ít người muốn quay lại cái thời bao
cấp mông muội , trái với quy luật tự nhiên ấy nữa.
Đã là quy luật thì phải qua một quá trình nhận thức , tìm hiểu, thậm chí là va đập phũ
phàng con người ta mới “ ngộ” ra . Suốt thời bao cấp chúng ta đã không hiểu ít nhất là
hai quy luật sau :
Con người bình thường ( chưa nói tới con người có giác ngộ cao, được giáo
dục và tu luyện đặc biệt ) trước tiên luôn hành động mưu cầu lợi ích vật
chất và tinh thần cho bản thân. Đặc điểm này là nền tảng cho lý thuyết “
bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường. Xét toàn diện hơn , nhu cầu của con
người được thể hiện theo sơ đồ Maslow bao gồm 5 cấp bậc : 1. thỏa mãn
nhu cầu cơ bản về cơm ăn áo mặc, nhà ở…2. nhu cầu được an toàn về thân
thể và tinh thần 3. nhu cầu về xã hội ( tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tổ chức tập thể , hội đoàn, học tập v.v…4. nhu cầu được tôn trọng
trong xã hội 5. nhu cầu được thể hiện năng lực , phẩm giá và sự sáng tạo
cống hiến cho xã hội.
Trong đời sống xã hội và hoạt động kinh tế các mối tương tác nảy sinh trong
quá trình vận động , phát triển nói chung là phức tạp ( các nhà khoa học hệ
thống tạm gọi đặc điểm này là tính “ phi tuyến tính và bất định” thậm chí
nhiều khi còn “ đa vòng “ – tức là không thể phân biệt đâu là nguyên nhân ,
đâu là kết quả vì hai khái niệm này luôn luôn hoán đổi vai trò ) .. Do vậy
ý tưởng mang tính bao cấp, đó là tập trung toàn bộ quá trình thu thập, xử
lý thông tin và ra quyết định từ một trung tâm chỉ là một ảo tưởng , mặc dù
đó là một ảo tưởng ngọt ngào và hấp dẫn trước khi bị va đập với thực tiễn
khắc nghiệt đòi hỏi phải thực hiện phân cấp hoặc “mạng lưới hóa “ các hoạt
động. Thực chất đây là quá trình dân chủ hóa xã hội xét theo mọi khía cạnh.
Khi trả lại cho con người cái quyền được tự do quyết định lựa chọn mục đích phấn đấu
của bản thân cũng như phương cách để đạt mục đích đó thì xã hội sẽ phát triển đúng
quy luật, nhà nước không còn phải bao cấp như trước để có thể tập trung vào việc đề
xuất ra những chính sách điều hành vĩ mô sáng suốt và giám sát thực thi chúng có hiệu
quả.
Một cách logic , từ bỏ cơ chế bao cấp trong hoạt động kinh tế sản xuất vật chất ( hạ
tầng xã hội ) ắt phải dẫn đến những thay đổi phù hợp trong các lĩnh vực thuộc phạm
trù chính trị, tâm linh hay văn hóa- xã hội v.v…( thượng tầng kiến trúc) . Ở đây những
bước đi sao cho phù hợp là cả một nghệ thuật , nó đòi hỏi những nhà lãnh đạo đất nước
phải có tâm sáng, trí đầy và bản lĩnh như trời biển. Nói tóm lại , sự xóa bỏ bao cấp
trong các lĩnh vực ở thượng tầng kiến trúc là cái điều tất yếu phải thực hiện một cách
thận trọng, khoa học nhưng kiên quyết, đúng thời điểm vì chúng ta không ai muốn xã
hội rơi vào cảnh hỗn loạn.
Những ngày này, khi làn sóng phản đối nhà cầm quyền TQ có những hành động vi
phạm thô bạo chủ quyền lãnh hải Việt nam và một số nước ASEAN, nhiều tầng lớp
nhân dân từ các nhà trí thức có tên tuổi đến các bạn thanh niên , sinh viên , công nhân,
nông dân …với nhiệt huyết yêu nước nồng nàn và ý thức bảo vệ tương lai dân tộc đã
xuống đường tuần hành một cách ôn hòa để đồng bào cả nước cùng thế giới thấy được
tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường “ không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” của chúng
ta mỗi khi sơn hà nguy biến . Thiết nghĩ, đó là hành động đáng được trân trọng và động
viên . Tuy nhiên ở đâu đó vẫn có ý kiến rằng “ việc ngoại giao với nước ngoài đã có
nhà nước lo, nhân dân khỏi phải can dự vào cho thêm rách việc …” .
Nếu những lời khuyên can trên từ miệng một người dân thì tôi đánh giá người ấy là vô
cảm trước vận nước và kém cỏi . Còn nếu là ý kiến của quan chức nhà nước thì có lẽ
tư duy bao cấp trong đầu người đó hẳn còn rất nặng nề, chưa hề được gột sạch dù thực
tiễn cuộc sống ngày hôm nay đã khác trước, rất khác trước.
Không thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái
tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta , đó là lòng yêu nước . Bởi lẽ biển cả trí tuệ
và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt
ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn .

Bài do tác giả TS Phạm Gia Minh gửi từ Thành phố Hồ chí Minh 3/7/2011

--------------

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này