Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự - Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự - Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Ẩn số Đài Loan trong tranh chấp Biển Đông

Toàn cảnh đảo Ba Bình chụp từ trên không
Lâu nay khi bàn về vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông người ta ít tính đến nhân tố Đài Loan; riêng Việt Nam còn có xu hướng xếp Đài Loan về phía Trung Quốc. Nhưng thực ra câu chuyện không hoàn toàn đơn giản như vậy; vai trò của Đài Loan vẫn còn là một ẩn số cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để có đối sách thích hợp trong từng tình huống và thời kỳ.

Xét về mặt lịch sử Đài Loan dưới thời chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch là đại diện  TQ .Và điều này vẫn có mức độ giá trị pháp lý nhất định xét về vấn đề tranh chấp Biển Đông; chính thể CHND Trung Hoa cũng phải dựa vào chứng cứ của thời kỳ Tưởng Giới Thạch. Xét về thực lực Đài Loan đang  đang chiếm giữ đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) có diện tích quảng 1.5km2 là hòn đảo to nhất tại quần đảo Trường Sa và to thứ nhì trên Biển Đông sau đảo Phú Lâm rộng quảng 2km2 thuộc Hoàng Sa . Tuy nhiên Ba Bình cách Đài Loan hơn 1.300 km trong khi chỉ cách VN quảng 500km và cũng cách căn cứ đảo Phú Lâm do TQ chiếm đóng một quảng đường tương tự.

Trong các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, chỉ có Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc chính thức tuyên bố đòi chủ quyền đối với đảo Ba Bình. Gần đây phía Đài Loan đưa ra cái gọi là nguy cơ bị Việt Nam đánh chiếm đảo...Thực hư câu chuyện này chưa được kiểm chứng. Nhưng căn cứ vào tương quan lực lượng và bối cảnh tình hình có thể thấy đó chỉ là cái cớ để Đài Bắc xúc tiến kế hoạch nâng cấp căn cứ quân sự tại đảo Ba Bình. Việc nâng cấp này nhằm mục đích gì, nếu không phải là để nâng thêm cái giá của Ba Bình khi đem ra mà cả với các bên liên quan vìlợi ích của Đài Loan(?) Sự phản ứng của cả  hai phí VN và TQ nhìn chung đều mang tính chất "chiếu lệ". Tuy nhiên, Đài Bắc luôn tỏ ra rất dè dặt và thận trọng.    
 
Câu hỏi đặt ra là, trong toàn bộ âm mưu độc chiến Biển Đông của Bắc Kinh, với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã chiếm trái phép của Việt Nam, đảo Ba Bình là một mục tiêu lý tưởng để tiến tới giấc mộng bá chủ Biển Đông. Vậy tại sao Bắc Kinh hoàn toàn đủ sức đánh chiếm Ba Bình nhưng chưa làm việc đó trong khi lại ra sức lấn chiếm những bãi đá ngầm của Việt Nam hoặc Philipine? Câu trả lời là có thể vì Bắc Kinh tin chắc sớm muộn họ cũng lấy được Ba Bình, chậm nhất là khi lấy lại toàn bộ Đài Loan. Hoặc có thể Bắc Kinh chọn chiến thuật sử dụng vai trò của Đài Loan khi nào thấy còn có lợi. Điều này cũng có nghĩa Bắc Kinh có thể đánh chiếm Ba Bình bất cứ lúc nào. 

Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, Ba Bình có thể trở thành một căn cứ rất lý tưởng cho Mỹ và đồng minh, trong đó có Đài Loan, nhất là trong thế trận Biển Đông mới ngày nay khi Mỹ đã quyết tâm quay lại Châu Á-TBD để kiềm chế TQ. Vậy liệu sự tự tin của Bắc Kinh sẽ kéo dài được bao lâu khi mà khả năng thống nhất được Đài Loan vẫn còn xa vời?  Liệu Bắc Kinh sẽ thay đổi chiến thuật và tốt nhất là chiếm dụng vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất này trước khi nó rơi vào tay Mỹ?. Thiết nghĩ khả năng này giờ đây không phải là một chuyện viễn vông.  Có lẽ Bắc Kinh đang cần một cái cớ để hành động nhằm tránh tình huống xấu hơn(?) Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý lẫn tương quan lực lượng có tính đến yếu tố quan hệ Mỹ-Đài, nếu Bắc Kinh chủ động đánh chiếm Ba Bình có thể còn khó hơn đánh chiếm các đảo khác của VN hoặc Philipine.  

Dù bất cứ khả năng nào, rõ ràng Đài Loan đang nắm trong tay một bảo bối. Và hơn lúc nào hết  Đài Bắc đang tính toán về phương thức sử dụng bảo bối này để phục vụ cho lợi ích của mình.  Nhưng việc sử dung bảo bối này thế nào cũng là một bài toán khó đối với họ bởi lẽ mọi cử động đều đang nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Trong thâm tâm Đài Bắc coi Bắc Kinh là đối tượng đề phòng chứ không phải là Việt Nam hoặc Philipine. Mỹ cũng có thể đang tính lại về thái độ đối với Đài Loan vốn lâu nay không được mặn mà cho lắm và bị ràng buộc bởi chính sách "một Trung Quốc". Về phần mình, Đài Loan dù muốn hay không cũng đã chuyển sang thái độ ôn hòa với đại lục kể từ sau cuộc tuyển cử 2008 đưa Mã Anh Cửu  lên nắm quyền. Tuy nhiên dù gì thì gì, một cuộc tái thống nhất tự nguyện và hòa bình với Đại lục cộng sản vẫn còn là một chủ đề khó hiện thực hóa đối với dân chúng Đài Loan. Nói cách khác tiến trình thống nhất hòa bình này phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình dân chủ hóa đầy khó khăn của Lục đia, trong khi phương thức thống nhất bằng vũ lực tỏ ra còn khó hơn nhiều.

Tóm lại, có thể nói,  trong bối cảnh hiện nay, đảo Ba Bình nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và cũng là vị trí nhậy cảm bậc nhất trong khu vực. Mọi diễn biến đối với hòn đảo này không chỉ cho thấy độ nóng của vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông mà còn là tấm gương phản chiếu về quan hệ chiến lược lâu dài giữa Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ. Trong bối cảnh chung, Đài Loan vẫn là một ẩn số đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ./.
 

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa'

  
clip_image001

Theo Tiền Phong on line ngày 19/7/2012,  Biên tập viên Chu Phương (ảnh bên) của Tân Hoa xã (TQ) đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.
Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...
Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.
Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.

Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.
Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).
Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.
Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.
Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.
Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.
Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.
Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.
Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.
Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.
Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.
Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.
Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.
Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.
Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc
Biên tập viên Tân Hoa Xã Chu Phương
Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.
Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...
Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.
Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.
Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.
Thu Thủy
Theo Sina.com, Zhoufang.blshe.com
Nguồn: tienphong.vn

--------------

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Khi nào và Tại sao Trung Quốc sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ

  

Tại sao và Khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ là cơ sở quan trọng giúp dự đoán hành vi của nước này. Bài nghiên cứu của GS. Fravel Taylor, Viện Công nghệ MIT chỉ ra rằng: khi ưu thế thương lượng suy giảm là lúc Trung Quốc thường sử dụng vũ lực nhất.

Khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng thì các quan ngại về khả năng Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ của các nước khác cũng gia tăng theo. Những quan ngại này cho thấy sự bất ổn và lo ngại luôn song hành cùng với sự dịch chuyển sức mạnh. Trong lịch sử, phát triển nhanh chóng bên trong thường thúc đẩy các nước xác định lại và mở rộng lợi ích của mình ra bên ngoài.[1] Hơn nữa, phát triển kinh tế giúp các nước đầu tư tăng cường tiềm lực quân sự để theo đuổi lợi ích của mình, đặc biệt là các yêu sách về lãnh thổ dài hạn. Phản ánh những lo ngại này, Ủy ban Đánh giá Quan hệ Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung của Quốc hội Mỹ, kết luận rằng Trung Quốc có thể “lợi dụng sức mạnh quân sự tiên tiến hơn để đe dọa sử dụng vũ lực, hoặc sử dụng vũ lực nhằm hỗ trợ các giải pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo hướng có lợi cho mình”.[2]
Tuy nhiên, cách thức Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ kể từ năm 1949 đến nay hết sức đa dạng. Trung Quốc có tổng cộng hai mươi ba tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia khác, nhưng cho đến nay họ mới chỉ sử dụng vũ lực trong sáu trường hợp.[3] Một số tranh chấp, đặt biệt là tranh chấp với Ấn Độ và Việt Nam, rất khốc liệt; những tranh chấp khác, như tranh chấp giữa Trung Quốc và Liên Xô, từng có nguy cơ chuyển thành chiến tranh hạt nhân. Mặc dù Trung Quốc luôn sẵn sàng sử dụng vũ lực trong một số xung đột, nhưng Trung Quốc chỉ chiếm thêm rất ít lãnh thổ mà Trung Quốc không kiểm soát trước khi xảy ra xung đột. Ngoài ra, Trung quốc thỏa hiệp nhiều hơn là sử dụng vũ lực, và đã nhượng bộ tới mười bảy trong số hai mươi ba tranh chấp lãnh thổ.[4]   
Nếu chiếu theo các lý thuyết chính về quan hệ quốc tế thì so với các quốc gia có đặc điểm tương tự, Trung Quốc là nước ít hiếu chiến hơn. Đối với các học giả theo thuyết chủ nghĩa hiện thực về gây chiến trước (offensive realism), Trung Quốc hiếm khi khai thác ưu thế quân sự của mình để mặc cả quyết liệt nhằm đòi các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc có yêu sách hoặc dùng vũ lực chiếm các vùng lãnh thổ này. Mặc dù sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc đã mạnh hơn rất nhiều kể từ năm 1990, nhưng Trung Quốc cũng không tỏ ra hiếu chiến hơn khi xử lý các tranh chấp lãnh thổ. Đối với các học giả nghiên cứu các tác động của chủ nghĩa dân tộc, Trung Quốc sẵn sàng nhân nhượng về lãnh thổ. Điều này cho thấy không hẳn Trung Quốc lợi dụng quá khứ lịch sử là nạn nhân của nước ngoài và bị chia cắt lãnh thổ để có thái độ cứng rắn trong các tranh chấp về lãnh thổ. Các học giả chuyên nghiên cứu về vai trò của các thiết chế chính trị Trung Quốc cho biết Trung Quốc chỉ sử dụng vũ lực trong một số tranh chấp lãnh thổ, mặc dù hệ thống chính trị của Trung Quốc là độc tài, tập quyền và ít bị kiểm soát về sử dụng vũ lực.
Phân tích về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ trong quá khứ sẽ là cơ sở giúp chúng ta đoán biết khả năng xảy ra các xung đột bạo lực ở Đông Á. Trong hệ thống quốc tế bao gồm các quốc gia có chủ quyền, hành vi của một quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ là một yếu tố quan trọng để xác định quốc gia đó muốn duy trì nguyên trạng hay tìm cách thay đổi đường biên giới quốc gia của mình. Trong lịch sử, lãnh thổ là vấn đề dễ đẩy các quốc gia đi đến chiến tranh nhất.[5] Hiện nay, các tranh chấp của Trung Quốc đối với Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) với Nhật đang làm tăng nguy cơ chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, vì Mỹ có quan hệ an ninh mật thiết với cả Đài Bắc và Tokyo. Mặc dù nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Trung Quốc sử dụng vũ lực chủ yếu trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống, phân tích kỹ lưỡng Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong những hoàn cảnh nào.[6]
Các nghiên cứu hiện tại mới chỉ xác định được những tranh chấp dễ có nguy cơ dẫn đến chiến tranh nhất. Các quốc gia theo chế độ dân chủ và đồng minh của họ ít có khả năng đánh nhau để tranh giành lãnh thổ hơn các quốc gia khác. Trái lại, các quốc gia có thiên hướng dùng sử dụng vũ lực để tranh giành lãnh thổ là các quốc gia được đánh giá cao về vị trí chiến lược, tiềm năng kinh tế và tính biểu tượng, hoặc mạnh hơn đối phương về mặt quân sự.[7] Nghiên cứu này đã giúp hiểu rõ hơn bản chất của tranh chấp lãnh thổ, nhưng lại không giải thích được về mặt lý thuyết quyết định sử dụng vũ lực của các quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu về lãnh thổ. Các nghiên cứu này chủ yếu làm sáng tỏ biến số có tính quyết định trong việc giải quyết tranh chấp, xác định các tranh chấp dễ có khả năng bùng nổ thành chiến tranh. Mặc dù các yếu tố như giá trị của từng vùng lãnh thổ đang tranh chấp có khác nhau, nhưng trong hầu hết các tranh chấp cụ thể thì đó lại là những nhân tố bất biến và do điều này khiến cho việc lý giải quyết định sử dụng vũ lực của các quốc gia khó khăn hơn.
Tranh chấp Đài Loan của Trung Quốc là ví dụ cụ thể về hạn chế của phương pháp tiếp cận này. Các nghiên cứu hiện tại đều dự đoán tranh chấp Đài Loan rất dễ xảy ra xung đột. Tranh chấp Đài Loan là tranh chấp lãnh thổ quan trọng nhất của Trung Quốc, vừa gắn với chủ nghĩa dân tộc hiện đại của Trung Quốc và tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vừa có tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế. Kể từ sau năm 1949, Trung Quốc đã đủ mạnh về mặt quân sự để tấn công các đảo hoặc vùng lãnh thổ mà Trung Quốc kiểm soát, và trong chế độ độc tài của Trung Quốc chỉ có một số ít thiết chế có nhiệm vụ kiểm soát và cân bằng quyền lực liên quan đến việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ lực trong tranh chấp Đài Loan của Trung Quốc đã thay đổi theo thời gian, bắt đầu bằng việc Trung Quốc gây ra các cuộc khủng hoảng lớn vào tháng 9 năm 1954, tháng 8 năm 1958, và tháng 7 năm 1995. Các nhân tố như tầm quan trọng của Đài Loan, các biện pháp gây sức ép, và thể chế chính trị của Trung Quốc chỉ giải thích một phần câu chuyện này, và các nhân tố này không thể lý giải được nguyên nhân tại sao Trung Quốc lại sử dụng vũ lực ở ba thời điểm nêu trên, chứ không phải là những thời điểm khác.
Để giải thích tại sao và khi nào các quốc gia sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ, tôi chuyển trọng tâm phân tích từ kết quả giải quyết tranh chấp sang quyết định của từng quốc gia. Kết hợp các hiểu biết từ lý thuyết chiến tranh phòng ngừa, tôi cho rằng sự suy giảm sức mạnh của quốc gia nêu yêu sách, tạm gọi là sự suy giảm ưu thế thương lượng của quốc gia đó trong cuộc tranh chấp, là nguyên nhân chính giải thích cho việc quốc gia đó sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ. Ưu thế thương lượng này bao gồm hai thành tố: phần lãnh thổ tranh chấp mà quốc gia đó chiếm hữu và khả năng sử dụng sức mạnh quân sự chống lại đối thủ trong khu vực tranh chấp. Khi nhận thấy đối phương đang tăng cường vị thế trong cuộc tranh chấp, thì nhiều khả năng quốc gia kia sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn hoặc đảo ngược sự suy giảm sức mạnh của mình, hoặc chiếm luôn lãnh thổ tranh chấp nếu họ thấy cần thiết.
Việc suy giảm ưu thế thương lượng lý giải chính xác nhất việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc đã từng sử dụng vũ lực để chống lại những địch thủ có đủ sức mạnh quân sự thách thức sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lãnh thổ tranh chấp. Trung Quốc cũng từng sử dụng vũ lực trong các tranh chấp mà Trung Quốc chỉ chiếm rất ít hoặc không chiếm các vùng lãnh thổ mà họ có yêu sách. Khi Trung Quốc phải đương đầu với một đối thủ đang tìm cách mở rộng phần lãnh thổ tranh chấp mà nước đó chiếm giữ hoặc tìm cách thay đổi cán cân quân sự khu vực có lợi cho họ, thì Trung Quốc thường đáp trả bằng vũ lực để thể hiện quyết tâm duy trì các yêu sách của mình, hoặc cũng có lúc Trung Quốc chiếm luôn một phần lãnh thổ đó.
Các mô thức sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc có một số tác động đối với lý thuyết quan hệ quốc tế. Trước hết, việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc củng cố thêm lý thuyết chiến tranh phòng ngừa và chứng minh tính hữu dụng của lý thuyết này trong việc lý giải các xung đột lợi ích cụ thể, chẳng hạn như tranh chấp lãnh thổ. Thứ hai, hành vi của Trung Quốc thách thức các lý thuyết về dịch chuyển quyền lực trong thời kỳ quá độ, trong đó khẳng định rằng một quốc gia đang lên có nhiều khả năng sử dụng vũ lực hơn một quốc gia đang trên đà suy yếu.[8] Tuy nhiên, trong các tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc thường sử dụng vũ lực khi sức mạnh của mình yếu đi chứ không phải mạnh lên.
Bài viết này bắt đầu bằng lập luận cho rằng sự suy giảm ưu thế thương lượng khích lệ các quốc gia sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Sau đó bài viết phân tích các biến số về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực sáu, trong tổng số hai mươi ba tranh chấp lãnh thổ và nhận thấy các biến số này cho kết quả giống nhau, đó là Trung Quốc chỉ sử dụng sức mạnh quân sự trong tranh chấp lãnh thổ khi họ yếu đi. Ba phần tiếp theo của bài viết xem xét vai trò của sự suy giảm sức mạnh đối với quyết định sử dụng vũ lực trong tranh chấp Đài Loan, biên giới Trung - Ấn, và quần đảo Hoàng Sa khi Trung Quốc suy yếu đi. Bài viết kết thúc bằng cách xem xét các tác động từ những kết quả của nghiên cứu này đối với sự ổn định ở Đông Á sau khi nghiên cứu một số trường hợp Trung Quốc sử dụng vũ lực, cũng như các cách giải thích khác về hành vi của Trung Quốc.
Suy giảm quyền lực và Sử dụng Vũ lực Trong Các Tranh chấp Lãnh thổ
Các nghiên cứu về tranh chấp lãnh thổ thường coi sức mạnh quân sự là một biến số quan trọng khi giải thích sự leo thang xung đột lên cấp độ bạo lực cao nhất là chiến tranh. Ở mức độ nào đó, phát hiện này không có gì mới vì một trong những mục đích của quân sự là để chiếm và bảo vệ lãnh thổ trước lực lượng đối phương. Chỉ các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh mới có thể sử dụng vũ lực để chiếm lãnh thổ tranh chấp. Đồng thời, phát hiện này vẫn còn nhiều khúc mắc chưa lý giải được về nguyên nhân sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ. Mặc dù các quốc gia mạnh hơn có thể dễ dàng sử dụng vũ lực để đạt được các mục tiêu về lãnh thổ, nhưng cũng chưa rõ tại sao và khi nào họ lại làm điều đó và liệu có phải lòng tham hay mối bất an thôi thúc họ làm điều đó không.
Áp dụng kiên thức có được từ lý thuyết chiến tranh phòng ngừa, tôi cho rằng sự suy giảm sức mạnh của quốc gia nêu yêu sách, tạm gọi là sự suy giảm ưu thế thương lượng của họ trong tranh chấp, là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ. Chiến tranh phòng ngừa được định nghĩa là “cuộc chiến hiện tại nhằm tránh nguy cơ buộc phải tham chiến trong môi trường xấu hơn trong tương lai.”[9] Khi sức mạnh tổng thể của một quốc gia suy giảm, các nhà lãnh đạo quốc gia đó bắt đầu lo lắng về hậu quả lâu dài khi vị thế quốc gia họ bị suy yếu trong hệ thống quốc tế, ưu thế thương lượng trong tương lai suy giảm, và khả năng là họ buộc phải tham chiến trong những tình huống xấu hơn. Như Jack Levy đã chỉ rõ, những lo ngại này tạo ra “động lực phòng ngừa” bằng cách sử dụng vũ lực, tiến hành chiến tranh sớm còn hơn là muộn đã trở thành một giải pháp ngày càng hấp dẫn nhằm giảm bớt tác động của việc quốc gia đó yếu đi hoặc chỉ để duy trì ảnh hưởng của mình[10]. Quan trọng hơn, chiến tranh có thể xảy ra ngay cả khi không tồn tại bất cứ sự xung đột lợi ích cụ thể hoặc biến cố khai mào nào, mà có khi chỉ là sự bất an về tương lai. Trong nghiên cứu thực nghiệm, suy giảm sức mạnh khiến một bên dễ gây chiến trước thường được gọi là “lỗ hổng dễ tổn thương”.[11]
Để lý giải việc sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ, tôi chuyển trọng tâm từ sự mơ hồ chung chung về vị thế tương lai của một quốc gia trong hệ thống quốc tế sang mối quan tâm cụ thể về ưu thế thương lượng của một quốc gia khi xảy ra sự xung đột lợi ích. Ưu thế thương lượng này được cấu thành bởi hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là phần lãnh thổ tranh chấp mà một quốc gia chiếm hữu được. Phần lãnh thổ tranh chấp mà quốc gia đó chiếm được càng lớn thì quốc gia đó càng có vị thế mạnh hơn, nếu tính đến cái giá mà đối phương phải trả để thay đổi hiện trạng lãnh thổ bằng vũ lực. Yếu tố thứ hai là khả năng mở rộng sức mạnh quân sự để chống lại đối phương trong các khu vực tranh chấp, gồm cả những khu vực mà quốc gia đó có yêu sách nhưng không cai trị. Ngay cả khi quốc gia đó chỉ nắm giữ một phần nhỏ của vùng lãnh thổ tranh chấp, thì họ vẫn có thể mở rộng sức mạnh ra toàn bộ khu vực tranh chấp và cả ngoài khu vực đó. Trong bối cảnh đó, việc mở rộng sức mạnh liên quan đến cân bằng quân sự khu vực, chứ không phải do vị thế tổng thể của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế. Các quốc gia có rất nhiều mục tiêu an ninh khác nhau nên mỗi thành tố quân sự được gắn với một nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như bảo vệ các yêu sách về lãnh thổ.
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây


[1] Ví dụ, xem Robert Gilpin, War and Change in Politics (New York: Cambridge University Press, 1981); và AFK Organski, Worl Politics (New York: Alfred A. Knopf, 1958).
[2] 2006 Báo cáo Quốc hội của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC), số 109, mục 2d, tháng 11 năm 2006, tr.130, http://www.uscc.gov/annual_report/2006/annual_report_full_06.pdf.
[3] Tranh chấp lãnh thổ được định nghĩa là một tuyên bố đối lập bởi hai hoặc nhiều quốc gia về quyền sở hữu và kiểm soát lãnh thổ, bao gồm cả đảo nhưng không bao gồm các tranh chấp phân giới đối với vùng đặc quyền kinh tế. Xem Paul K. Huth và Todd L. Allee, The Democratic Peace and Territorial Conflict in the Twentieth Century (Cambridge: Cambridge University Press, 2002), tr. 298.
[4] M. Taylor Fravel, “Regime Insecurity and International Cooperation: Explaining China’s Compromises in Territorial Disputes, Tạp chí An ninh Quốc tế, Tập 30, số 2 (Mùa Thu 2005), tr. 46-83.
[5] Ví dụ, xem Kalevi J. Holsti, Peace and War: Armed Conficts  and International Order, 1648–1989 (Cambridge: Cambridge University Press, 1991); và John A. Vasquez, The War Puzzle (New York: Cambridge University Press, 1993).
[6] Về vai trò của các tranh chấp lãnh thổ trong hành vi của Trung Quốc, xem Alastair Iain  Johnston, “China’s Militarized Interstate Dispute Behaviour, 1949–1992: A First Cut at the Data,” China Quarterly,  Số 153  (Tháng 3  1998), tr. 1–30. Những nghiên cứu về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực bao gồm Thomas  J. Christensen,  “Windows and War: Trend Analysis and Beijing’s Use of Force,” Alastair Iain Johnston và Robert S. Ross biên tập, New Directions in the Study of China’s Foreign Policy (Stanford, Calif.: Stanford University Press, 2006), tr. 50–85; Melvin Gurtov và Byung-Moo Hwang, China under  Threat: The Politics of Strategy and Diplomacy (Baltimore, Md.: Johns  Hopkins University Press, 1980); Andrew Scobell, China’s Use of Military Force: Beyond the Great Wall and the Long March (New  York: Cambridge University Press, 2003); Gerald Segal, Defending China  (Oxford: Oxford University  Press, 1985); Allen S. Whiting, The Chinese Calculus of Deterrence:  India and Indochina (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1975); và Allen S. Whiting, “China’s Use of Force, 1950–96, and Taiwan,” International Security, Tập 26, Số 2 (Mùa thu 2001), tr. 103–131.

[7] Ví dụ, xem Giacomo Chiozza and Ajin Choi, “Guess Who Did What: Political Leaders and the Management of Territorial Disputes,  1950–1990,” Journal of Conflict  Resolution, tập 47, Số  3 (Tháng 6 2003), tr. 251–278; Gary Goertz and Paul F. Diehl, Territorial Changes and International Conflict (New York: Routledge, 1992); Paul R. Hensel, “Contentious Issues and World Politics: The Management of Territorial Claims in the Americas,  1816–1992,” International Studies Quarterly, tập  45, Số 1 (Tháng 3 2001), tr. 81–109; Paul R. Hensel và Sara McLaughlin Mitchell, “Issue Indi- visibility and Territorial Claims,” GeoJournal, Tập. 64, Số 6 (Tháng 12 2005), tr. 275–285; Paul K. Huth, Standing Your Ground: Territorial Disputes and International Conflict (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1996); và Huth and Allee, The Democratic Peace and Territorial Conflict in the Twen- tieth Century.
[8] Ví dụ, xem Organski, World Politics.
[9]Jack S. Levy, “Declining Power and the Preventive Motivation for War,” World Politics, Tập 40, Số 1 (Tháng 10 1987), tr. 82 (nhấn mạnh trong bản gốc). Xem thêm Dale C. Copeland, Origins of Major War (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 2000); và Stephen Van Evera, Causes of War: Power and the Roots of Conflict (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1999), tr. 73–104.
[10] Levy, “Declining Power and the Preventive Movation for War.”
[11] Van Evera, Causes of War, tr. 74. Đối với các ứng dụng, xem Copeland, Origins of Major War, tr. 56–117; và Stephen Van Evera, “The Cult of the Offensive and the Origins of the First World War,”
International Security, tập. 9, số 1 (Mùa hè 1984), tr. 58–107. Xem thêm Victor D. Cha, “Hawk En-
gagement and Preventive Defense on the Korean Peninsula,” International Security, Tập. 27, Số 1 (Mùa hè 2002), tr. 40–78; và Jack S. Levy and Joseph R. Gochal, “Democracy and Preventive War: Israel and the 1956 Sinai Campaign,” Security Studies, Tập 11, số 2 (Mùa đông 2001/02),  tr. 1–49. Về Trung Quốc, xem Christensen, "Windows and War", tr. 50-85. Bài viết của Christensen đã tác động đến suy nghĩ của tôi về hành vi của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ, mặc dù các nguyên nhân của tư duy phòng ngừa  mà tôi mô tả như leo thang trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc tập trung vào khả năng thương lượng trong xung đột, chứ không phải vào vị trí tổng thể của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế.


--------------
*****

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Thế trận Biển Đông sau thời kỳ "ném đá dò sông" của Bắc Kinh

 

Vì sao TQ không có bạn gần?


Lịch sử hình thành nước Trung Quốc là lịch sử của nhiều đợt lấn chiếm các nước lân bang để mở mang bờ cõi. Với truyền thống xã hội khép kín (từ Trường Thành, Tử Cấm Thành đến nhà dân đều có tường bao), TQ chỉ mạnh trên bộ, nên các triều đại trước đây hầu như chưa bao giờ mang quân đi xâm lược các lãnh thổ và biển đảo xa. Khác với các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ...., phương thức xâm lược của Đại Hán là lấn chiếm và đánh nống ra các vùng lân cận đồng thời sử dụng các thủ đoạn đồng hóa để thôn tính vĩnh viễn . Đó là phương thức mà họ đã dùng để thôn tính hàng chục vương quốc Bách Việt trong thời tiền sử và đang làm như vậy với Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông.... Họ cũng âm mưu làm như vậy với Ấn Độ,  Xiberi và Trung Á, Việt Nam và Triều Tiên.  Giờ đây họ bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của biển, tuy đã muôn, nhưng vẫn "cố đấm ăn xôi".Với cung cách xâm lấn láng giềng như thế khiến Trung Quốc hầu như không có bạn láng giềng mà chỉ có kẻ thù truyền kiếp. Đó là một sự thật lịch sử.

Lãnh thổ TQ thời tiền sử và hiện nay
Giờ đây bằng việc ráo riết xâm lấn Biển Đông TQ đang gây thêm những hận thù mới. Đương nhiên Việt Nam lại là nạn nhân, vì Biển Đông là cửa ngõ, là mặt tiền, là nguồn sống của gần trăm triệu con người Việt Nam. Về pháp lý, Việt Nam là bên duy nhất có đầy đủ chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế để tuyên bố chủ quyền ít nhất đối với phần phía tây của Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa .Tuy nhiên Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hòang Sa từ tay chính phủ VNCH từ năm 1974 và sau đó (năm 1988) lại lén đánh chiếm một số bãi đá để có chỗ đứng chân tại quần đảo Trường Sa lúc đó thuộc nước Việt Nam thống nhất. Biết mình không có cơ sở pháp lý, TQ luôn rêu rao cái gọi là "chứng cứ lịch sử" với đường 9 đoạn đứt khúc tự vẽ ra không căn cứ vào bất cứ tiêu chí nào. Để tránh búa rìu dư luận quốc tế, TQ chủ trương chỉ "đàm phán song phương" và kiên quyết chối từ đàm phán đa phương nhằm lợi dụng thế mạnh  áp đảo đối với các nước yếu . Đó là thái độ ngang ngược có tính truyền thống của TQ.
 
Hãy cảnh giác với Chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán  

Từ sự thật lịch sử trên đây cho thấy mục đích xâm chiếm Biển Đông của TQ trước hết là để bành trướng lãnh thổ; mục tiêu  tìm kiếm nguồn năng lương cũng cần thiết, nhưng chỉ là thứ yếu. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh coi Biển Đông là lợi ích "cốt lõi"; nếu chỉ vì lợi ích dầu khí và tài nguyên thiên nhiên thì họ không cố chấp như vậy!. Điều này cũng cho thấy  một khi đã độc chiếm Biển Đông, TQ sẽ coi đó là vùng nội thủy. Đó là một vấn nạn tiềm ẩn đối với cả thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam và Philipine, vì Biển Đông  nằm án ngữ trên tuyến đường hàng hải nối liền Đông-Tây và Nam-Bắc bán cầu.
Tham vọng "lưỡi bò"
Tuy nhiên, đáng tiếc là đến nay thế giới vẫn mơ hồ về chủ nghĩa bành trướng Đại Hán và dường như không mấy quan tâm không tích cực ngăn chặn ý đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Nếu có ai quan tâm thì lại trông chờ vai trò sen đầm của Mỹ như vẫn làm trong quá khứ, mặc dù thế và lực của nước Mỹ đang suy yếu trước một TQ đang trỗi dậy với đầy tham vọng.  Đây là một nghịch lý mang tính thời đại.  Có nhiều nguyên nhân,  nhưng có những nguyên nhân bắt nguồn từ cách hiểu sai lệch, không đầy đủ về bản chất của chủ nghĩa bành trướng bá quyền TQ.  Các nước Âu-Mỹ thường  biết về TQ như một xã hội phong kiến lâu đời, tò mò trước những bí ẩn chưa được khám phá tại đây. Họ luôn dành cho dân tộc này sự cảm thông và bao dung hơn là sự đề phòng cần thiết. Ngay cả nhiều nước Á, Phi và Mĩ la tinh, do không có biên giới chung với TQ cũng chưa nhận thấy hết thủ đoạn bành trướng bá quyền Đại Hán. Giờ đây là lúc để thế giới cần nghiêm túc suy ngẫm về mối nguy cơ của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán tương tự như chủ nghĩa phát xít Đức vậy! Tình thế của Việt Nam hiện nay gần giống với tình thế của nước Áo (Phổ) hoặc nước Ba Lan thời kỳ trước khi nổ ra chiến tranh thế giới II. Nhưng Việt Nam chỉ có thể  lựa chọn khả năng giống Ba Lan, chứ không thể là nước Phổ; Philipine và các nước ĐNÁ sẽ giống như Hung ,Tiệp, Nam Tư, v.v..... Có thể Mỹ, Nhật,Úc, Ấn Độ ... sẽ đóng vai trò như Liên Xô và Đồng minh (?) Nhưng lúc đó cũng sẽ đã muộn!

Đừng quá kỳ vọng vào Mỹ

Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi  mới đây TQ công khai lấn chiếm bãi đá Scarborough của Philipine, rồi "gọi thầu" đối với 9 lô dầu khí của Việt Nam đồng thời tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam- những trọng điểm tạo nên cái lưỡi bò. Đó là một bước đi có tính toán nhằm hiện thực hóa  ranh giới đường lưỡi bò mà Bắc Kinh ấp ủ lâu nay. Nó cho thấy thái độ liều lĩnh hơn của Bắc Kinh trong âm mưu độc chiếm Biển Đông sau thời kỳ thăm dò dư luận được gọi là "ném đá dò sông". Có thể tình trạng hiểu biết không đồng nhất về bản chất của  chủ nghĩa bá quyền Đại Hán trên thế giớ đang ít nhiều dung túng sự ngạo mạn của người TQ. Và tình trạng khủng hoản kinh tế kéo dài đang làm suy yếu  nước Mỹ và châu Âu cũng tạo ra một cơ hội tốt cho mưu đồ bá quyền của Bắc Kinh.
Để làm cơ sở đánh giá tình hình,  xin thử điểm danh một số thế lực liên quan đến thế trận Biển Đông ta sẽ thấy một thực tế không mấy lạc quan cho lắm.

Mỹ: Sau một thời gian được thế giới  kỳ vọng với vai trò đối trọng có thể ngăn chặn hoặc ít nhất răn đe không để TQ lấn lướt bắt nạt các nước yếu hơn xung quanh Biển Đông, đến nay Mỹ đã lộ rõ ý định không can dự vào các cuộc chiến giữa Bắc kinh với một nước tranh chấp, kể cả trường hợp với đồng minh Philipin. Sự trở lại Châu Á- TBD của lực lượng Mỹ thực sự chỉ là để bảo vệ lợi ích của Mỹ từ xa , chứ không phải để bảo vệ lợi ích của các nước nhỏ trong khu vực (Theo kết quả chuyến thăm Mỹ của TT Philipin  và các phát biểu gần đây nhất của TT Obama và Bộ trưởng Ngoại giao Clinton).
Nga: Đã từng là "anh cả" và đồng minh của Việt Nam thời chiến tranh lạnh, giờ đây Nga đã sa sút từ vai trò của một cường quốc hạng nhất nhì xuống hạng 4-5. Dù biết mình là một trong những đối tượng bành trướng của Trung Quốc (đặc biệt lo ngại tại vùng Xi bê ri và Trung Á) nhưng Nga không có lựa chọn  nào khác  là  "chơi " với TQ để đối phó với mối đe dọa từ Mỹ và NATO. Do đó Nga cũng chọn cách làm ngơ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách có lợi choTQ. Tuy nhiên Nga vẫn sẽ bán vũ khí choViệt Nam vì lý do kinh tế và chiến lược lâu dài.
Nhật Bản: Là nước lớn duy nhất sẵn sàng đứng cùng chiến tuyến với Việt Nam và các nước ven Biển Đông trong khi bản thân cũng đang phải căng sức ra để đối phó với âm mưu bành trướng của TQ tại vùng biển phía  Nam, trong đó có đảo Senkaku (TQ gọi là Điếu Ngư), đồng thời đối phó với Nga ở vùng biển phía Bắc, trong đó có quần đảo Curil. Biển Đông là cửa ngõ giao thương của Nhật Bản với thế giới . Do tương đồng lợi ích , Nhật Bản là đồng minh tự nhiên của Việt Nam và Philipin trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Ấn Độ: Là cường quốc hạng lớn tại Châu Á.  Mặc dù hoàn toàn đồng cảm với VN, Philipin và ASEAN và có lợi ích thiết thân về giao thường hàng hải, song Ấn Độ cũng đang là một đối tượng bành trướng của TQ. Không có nhiều khả năng để Ấn Độ can dự trực tiếp nếu TQ chủ động gây hấn với  một trong các bên tranh chấp tại Biển Đông.
Úc: Chỉ đóng vai trò vòng ngoài trong chuổi phòng vệ cùng với Mỹ nhằm bảo vệ lợi ich của bản thân và đồng minh; rất ít khả năng can dự vào cuộc chiến tại Biển Đông.
Tập thể ASEAN: Ngoài Philipin, Việt Nam và một vài nước bị đe dọa tực tiếp, hầu hết các nước ASEAN còn lại đều giữa thái độ nước đôi, thậm chí có nước chọn sách lược thân TQ để cầu lợi. Nguyên tắc nhất trí (concensus) của tổ chức này khiến nó khó đạt "tiếng nói chung" và hạn chế trong đấu tranh với TQ.
Dư luận quốc tế nói chung bị hạn chế bởi cách hiểu phiến diện, mơ hồ về bản chất bành trướng bá quyền của TQ nên có thể còn tiếp tục mất cảnh giác trong một thời gian nữa. Trạng thái này chỉ có thể thay đổi khi  nào nỗ ra  chiến tranh thực sự tại Biển Đông. Chỉ tiếc rằng nếu đợi chiến tranh nỗ ra thì sẽ đã quá muộn, nhất là  khi TQ sử dụng chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng hoặc chiến tranh trong màu áo ngư phủ trá hình.

Đến nay có thể nói, Bắc Kinh đã biết Mỹ sẽ không dại gì mà đánh nhau trực diện với TQ vì lợi ích lãnh hải hoặc vài ba hòn đảo của  một nước thứ ba tại Biển Đông, kể cả đó là đồng minh Philipin. Thậm chí cũng không loại trừ khả năng sẽ diễn ra sự thỏa hiệp và phân chia lợi ich giữa hai siêu cường Mỹ-Trung, trong đó có Biển Đông. Tóm lại, tình thế đang có vẽ thuận lợi hơn cho chủ nghĩa bành trướng bá quyền TQ tại Biển Đông.

Đối sách nào của Việt Nam? 

TIN NÓNG: Mấy phút trước khi  đăng bài viết này, có tin cho hay 4 tầu hải giám to đùng của TQ  vừa rượt đuổi 1 tàu tuần tra bé nhỏ của VN tại Trường Sa. Đây là một chứng cứ bổ sung thêm cho luận điểm của bài viết vậy!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=151474zoneid=1

Nếu chỉnhìn vào quân số và sức mạnh vật chất, Việt Nam qúa nhỏ bé so với TQ. Tuy nhiên  nếu nhìn lại quá khứ chống ngoại xâm phương Bắc, đây không phải là thời kỳ xấu nhất đối với Việt Nam,  và ta hoàn toàn có thể đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù như đã từng nhiều lần làm được trong quá khứ. Tuy nhiên, để làm được sứ mệnh thiêng liêng này, yếu tố tiên quyết là sự đồng lòng nhất trí giữa giới lãnh đạo tối cao và nhân dân. Hiện đang có một sự thật đầy nghịch lý, đó là dân không tin vì không hiểu chủ trương thực sự của Lãnh đạo là gì. Sự cách biệt về nhận thức ai là bạn, ai là thù và thế nào là khôn khéo, thế nào là nhu nhược, yếu hèn... tạo nên những mối băn khoăn, nghi ngờ không cần thiết. Kẻ thù thì vẫn xảo quyệt với chiến thuật "vừa đấm vừa xoa", có lúc đấm trước xoa sau, có lúcc xoa xong đánh liền, khiến đối phương rất khó đỡ. Vẫn biết sách lược mềm mỏng và khôn khéo là cần thiết nhưng, chẳng lẽ hình thức biểu dương lực lương quần chúng không phải là biện pháp khôn khéo sao? Khi nhân dân cần thấy ở người lãnh đạo như một biểu tượng đại diện cho khí phách của cả dân tộc, thì  lãnh đạo không xuất hiện, không tuyên bố...Vẫn biết mục tiêu hòa bình để xây dựng đất nước là cần thiết, nhưng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc còn quan trọng hơn nhiều. Vẫn biết giữ gìn sự tồn vong của chế độ là cần thiết, nhưng giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ còn thiêng liêng và cấp bách hơn nhiều.
Hình mô phỏng một trận địa tên lửa bờ biển của VN
               
Còn nhớ một bài học cay đắng của cả hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và  Trường Sa năm 1988 là sự bất ngờ của những người lính và nhân dân nơi chiến trường. Liệu điều này sẽ lặp lại? Mấy hôm rồi gặp nhiều người từ quan chức đến quân nhân và dân thường thấy họ tỏ ra ngạc nhiên: " Sao họ (TQ) lại mời thầu trong  biển của ta?...". Nghĩa là không chỉ dân thường mà ngay cả quan chức và quân nhân cũng không được thông tin đầy đủ về kẻ thù. Điều đó thật là nguy hiểm! Đó cũng là nguyên nhân của sự bất ngờ. Vẫn biết không phải bí mật nào cũng nói ra, nhưng dứt khoát không thể vì thế mà bưng bít thông tin và tự lừa dối mình, lừa dối cả quân, dân thì  vô cùng tại hại. Suy cho cùng đó là một tội lỗi. Chẳng hay trong tình hình mới gần đây giới lãnh đạo đất nước đã có biện pháp gì mới(?) Người bảo có, kẻ  bảo không. Nhưng xem ra khó mà có thể khá hơn nếu không thay đổi cách tư duy căn bản về bạn/thù. Trộm nghĩ, chẳng lẽ lại mất nốt mấy hòn đảo mà quân dân ta đã tốn bao công sức và tiền của để  tôn tạo trong nhiều năm qua tại Trường Sa?

Căn cứ vào diễn biến tình hình gần đây, không loại trừ khả năng Bắc Kinh lại bật đèn xanh cho các thế lực hiếu chiến tiến hành các thủ đoạn nhằm lấn chiếm các vị trí biển, đảo tại Trường Sa. Đánh lớn thì họ chưa muốn đâu, nhưng đánh nhỏ , đánh nhanh thắng nhanh hoặc đánh chiếm bằng "biển người" là hoàn toàn có thể xảy ra. Thiết nghĩ, đã đến lúc để các nhà lãnh đạo chính trị và chiến thuật Việt Nam nên suy nghĩ nghiêm túc và tìm ra  những biện pháp cụ thể, thiết thực, đặc biệt tránh lặp lại thế bị động bất ngờ như đã xảy ra. Bài học cho thấy một khi một vùng biển hoặc một đảo đã thất thủ vào tay quân bành trướng thì sẽ khó mà có cơ hội lấy lại. Để tránh lặp lại điều này, không có cách nào khác là phải chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án tự vệ, kiên quyết và chủ động giáng trả kẻ thù, kể cả bằng việc tấn công chiếm lại những vùng biển đảo đã bị đối chúng chiếm đóng phi pháp, kể cả Hoàng Sa, và sẵn sàng chấp nhận một cuộc trường kỳ kháng chiến vốn là bảo bối của sức mạnh Việt Nam. TQ hiếu chiến và tham vọng bành trướng, nhưng nhược điểm sẽ bộc lộ nếu chiến tranh lan rộng và kéo dài. /.
               

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Vẫn còn những kẻ bành trướng biết điều?


“Thời báo hoàn cầu” ngày 11/5  có bài tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cảnh báo về những sai lầm chiến lược mà Trung Quốc trỗi dậy cần phải nghiêm ngặt phòng tránh và những việc cần làm, trong đó có sai lầm tai hại là dựa vào vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Khúc Tinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc: Một Trung Quốc phát triển nhanh cần phải kiên trì phát triển hòa bình không thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp, vì: thứ nhất sự tồn tại của nước Mỹ là một hiện thực mà Trung Quốc không thể né tránh, sự chênh lệch về thực lực tổng hợp giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn rất lớn; thứ hai, vũ lực không những không giải quyết được vấn đề, mà thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn; thứ ba, nếu Trung Quốc giữ được nhịp độ phát triển nhanh toàn diện thì rất nhiều vấn đề khác sẽ có thể dễ dàng được giải quyết; thứ tư, nếu xảy ra chiến tranh sẽ đem lại nhiều tổn thương tai hại lơn cho kinh tế xã hội, làm mất đi lợi thế phát triển nhanh. Tuy nhiên, không sử dụng vũ lực không có nghĩa là để mặc cho người khác tha hồ xâu xé, cũng không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề hiện thực. Nói tóm lại, chúng ta mãi mãi phải giữ cho được mình là dân tộc lớn hòa bình nhưng trong những sách lược cụ thể cần có những ứng xử linh hoạt.
Hoàng Nhân Vĩ, Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Thượng Hải: Trong 10 đến 20 năm tới Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ nguy hiểm chiến lược, nhưng vẫn phải đặt cơ hội chiến lược lên hàng đầu, nguy hiểm chiến lược ở hàng thứ yếu. Chỉ có như vậy mới có thể vượt qua thời kỳ nguy hiểm chiến lược. Hòa bình không chỉ có nghĩa là giữa các nước lớn không xảy ra đại chiến thế giới, mà còn đòi hỏi Trung Quốc không được đối đầu với cả thế giới phương Tây, không đối đầu với phân lớn các quốc gia không thể là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến trong dư luận quốc tế.
Cung Lực, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc: Đối với sự can thiệp và thách thức từ bên ngoài, Trung Quốc càng phát triển thì biện pháp chống kiềm chế càng nhiều, việc bảo vệ hòa bình cũng sẽ càng có lợi. vấn đề mấu chốt hiện nay là phải kiên trì nhận định chiến lược “hòa bình và phát triển là chủ đề của thời đại”. Trung Quốc gần 30 năm nay tuy phát triển nhanh nhưng trước mắt vẫn chưa chuyển hóa được thực lực tổng hợp qua phát triển nhanh thành khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là khả năng giải quyết các vấn đề quốc tế.
Tôn Kiến Hàng, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Địa vị của Châu Á-Thái Bình Dương trong bố cục chung của thế giới, nhất là địa vị kinh tế đã có sức nặng hơn, trung tâm kinh tế đang dịch chuyển về Châu Á. Chiến lược trở lại Châu Á của Mỹ vừa nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cũng vừa nhằm hợp tác với Trung Quốc. Một mặt, Mỹ trở lại Châu Á đã làm dấy lên một loạt vấn đề ở xung quanh Trung Quốc, đòi hỏi Trung Quốc phải kiên trì con đường phát triển hòa bình, nhưng cũng phái căn cứ vào tình hình xung quanh, đối phó linh hoạt, kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi, nếu không sẽ tạo ra ảnh hưởng mặt trái đối với thời kỳ cơ hội chiến lược. Mặt khác, Mỹ hợp tác với Trung Quốc cũng không hoàn toàn xuất phát từ tình ý giả tạo, vì thông qua hợp tác với Trung Quốc, Mỹ có thể có được lợi ích. Vi thế, Trung Quốc phải học cách lợi dụng nhu cầu này cua Mỹ, thay đổi phương thức tư duy, trong khi giữ vững ngọn cờ hòa bình cũng đồng thời áp dụng nhiều biện pháp đi cùng với Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình tránh một mực khăng khăng né tránh bất đồng hoặc áp dụng khẩu hiệu giáo điều.
Cao Tổ Quý, Giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương: Có 5 cặp quan hệ tam giác chồng lấn và đan xen lẫn nhau ảnh hưởng đến xu hướng chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đó là các cặp tam giác Trung – Mỹ – Châu Âu, Trung – Mỹ – Nga, Trung – Mỹ – Ấn, Trung – Mỹ – Nhật, Trung – Mỹ – ASEAN. Trong 5 cặp tam giác nói trên, có hai mạch chủ chốt, đó là mạch quan hệ Trung – Mỹ và sự điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN. Về quan hệ Trung-Mỹ, trong tương lai xu hướng quan hệ chiến lược của hai nước Mỹ-Trung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ quyết định trực tiếp đến xu hướng quan hệ của cả 5 cặp tam giác nói trên. Về việc điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN thì sự phân hóa và tổ hợp của các nước này và cả nhóm của các nước đó sẽ khiến cho cục diện cũ trở nên phức tạp khác thường. Đứng trước những thay đổi như vậy, Trung Quốc cần phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, gắn kết giữa năng lực địa kinh tế với khuôn khổ địa chính trị, đối phó với việc Mỹ thành lập mạng lưới đồng minh và đối tác rộng khắp ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài nước Mỹ, phải đồng thời phát triển quan hệ với nhiều nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, điều chỉnh lại sách lược xử lý quan hệ nước lớn trước đây.
Thiệu Phong, Chủ nhiệm Phòng Chiến lược, Ban Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới-Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: Trình độ phát triển tổng thể của quốc gia mới thể hiện sức mạnh mềm của quốc gia đó. Công tác nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trung Quốc hiện nay rất cần giải quyết 4 vấn đề sau: Một là vấn đề về thời cơ chiến lược, Trung Quốc cần nắm vững thời cơ chiến lược như thế nào và giải quyết vấn đề lịch sử để lại ra sao; hai là Trung Quốc có rất ít bạn trên thế giới, nên cần phải thông qua thiết lập quan điểm giá trị chung và lợi ích chung, tranh thủ nhiều bạn hơn trong cộng đồng quốc tế; ba là nâng cao hình ảnh quốc tế của Trung Quốc; bốn là tăng cường xây dựng kinh tế, xã hội của quốc gia.
Vương Hồng Tục, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu ngoại giao Trung Quốc, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Trong khi hoạch định chiến lược quốc tế, môi trường trong nước và môi trường quốc tế đều quan trọng như nhau. Tình hình phát triển của Trung Quốc hiện đang mất cân bằng, sức mạnh mềm về văn hóa lạc hậu nhiều so với phát triển kinh tế, địa vị Trung Quốc ở vào thể yếu về quyền phát ngôn và dư luận quốc tế. Trong tình hình nói trên, chiến lược cơ bản của Trung Quốc được hoạch định trong những năm 80 của thể kỷ trước vẫn cần phải tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên cần phải căn cứ theo tình hình mới và đặc điểm mới đế điều chỉnh thích hợp. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có chiến lược văn hóa quốc tế một cách có hệ thống.
Trương yến Sinh, Tổng thư ký Hội đồng học thuật – Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia: Trong vài năm tới, với tốc độ phát triển như hiện nay thì kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Trong tiến trình đó, giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xuất hiện tình trạng cạnh tranh, Mỹ sẽ bằng mọi cách cản trở Trung Quốc, vì thế đối với Trung Quốc, đây là thời kỳ then chốt trong quá trình phát triển của một nước. Nếu Trung Quốc muốn đối phó được với triển vọng bất lợi như hiện nay thì phải thay đổi phương thức phát triển của 30 năm trước để xây dựng mô hình phát triển trên cơ sở các quy tắc và pháp chế, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo mô hình hướng ngoại sang mô hình quốc tế hóa với các yếu tố về nhân tài, thị trường, tư bản, ngành nghề, tiếp cận với các quy chế quốc tế về các phương diện thể chế, chiến lược và kết cấu, trong đó trung tâm là thay đổi thể chế.
Vương Phàm, Trợ lý Viện trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc: Xét từ hiện trạng quyền lực và chính trị ở khu vực Châu Á thì tư duy chiến tranh lạnh không thể loại bỏ được, Trung Quốc cần phải giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của tư duy chiến tranh lạnh, dự báo đề phòng và kiểm soát khủng hoảng, đi đến nhận thức chung với Mỹ trong bối cảnh duy trì hiện trạng ở Châu Á. Một mặt tăng cường hợp tác an ninh đa phương, mặt khác tăng cường hợp tác an ninh phi truyền thống, tận dụng triệt để hiện tượng cộng sinh ở Đông Á, giải quyết tốt vấn đề phát triển cân bằng ở Đông Á./.
Lê Sơn (gt)

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Trung Quốc:Chuyển mâu thuẩn nội bộ ra bên ngoài?


Tuổi trẻ ngày 24/5/2012 - Trung Quốc như đang thổi bùng căng thẳng tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng cũng như kích động chủ nghĩa bài ngoại nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề trong nước.
Một tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra biển Nhật bắt giữ - Ảnh: Kyodo
Trong thời gian qua, nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng chậm lại. GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8,2% năm 2012, thua xa mức 10,4% năm 2010, như cảnh báo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong khi đó hàng loạt chấn động chính trị lại liên tiếp xảy ra như vụ Vương Lập Quân, vụ Bạc Hi Lai, vụ thư ngỏ của 16 đảng viên lão thành yêu cầu sa thải ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành sang Mỹ...
Trong tình thế này, Bắc Kinh như đang cho thấy một chính sách “chuyển lửa” ra bên ngoài để lôi kéo sự chú ý của dư luận hướng vào những vấn đề bên ngoài. Một mặt, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn khi khẳng định chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc liên tục kêu gọi chính phủ mở cuộc chiến tranh để “trừng trị” Philippines. Mặt khác, phụ họa cho mặt trận này là một làn sóng bài ngoại ở trong nước đang mỗi lúc mỗi lan rộng.
Gây hấn trên biển
Ngày 23-5, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ báo Sankei cho biết các lực lượng phòng vệ “hải lục không quân” của Nhật đã phối hợp thực hiện kế hoạch tác chiến liên hoàn chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku). Hãng tin này cáo buộc Tokyo “dùng thủ đoạn phi pháp” để chiếm phần lãnh thổ của Trung Quốc và “đổ vấy” cho Trung Quốc muốn dùng vũ lực để cướp quần đảo này.
Giới chuyên gia quốc tế cho rằng chính Bắc Kinh đang cố ý gây căng thẳng trên biển. Theo Kyodo, chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện ở vùng biển gần đảo Senkaku đến bốn lần. Lần gần nhất là ngày 2-5 khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật phát hiện tàu ngư chính 203 và 204 di chuyển vào vùng biển tiếp giáp đảo tranh chấp Senkaku.
Phía đông gây với Nhật, phía nam Trung Quốc “hầm hè” với Philippines. Báo Philippine Star ngày 23-5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Bắc Kinh đã điều thêm tàu đến bãi cạn Scarborough. Tính đến nay đã có gần 100 tàu của Trung Quốc đang vây kín bãi cạn này. Một số tàu vẫn ngang nhiên đánh bắt cá dù chính Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm ở khu vực này.
“Thật đáng tiếc những hành động này lại xảy ra cùng lúc với việc Trung Quốc tuyên bố công khai là muốn giảm căng thẳng” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích và yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborough.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc vẫn tiếp tục giọng điệu hiếu chiến. Thời Báo Hoàn Cầu mới đây lại kêu gọi tấn công Philippines. Trước đó, rất nhiều tờ báo và hãng tin Trung Quốc đã đe dọa “pháo sẽ nổ” trên biển Đông.
Làn sóng bài ngoại
Phụ họa cho sự gây hấn trên biển là một làn sóng bài ngoại trong nước. Làn sóng này xuất hiện sau khi mạng Youku đăng đoạn clip cho thấy một người đàn ông Anh quấy rối một phụ nữ Trung Quốc trên đường phố Bắc Kinh.
Tân Hoa xã cho biết từ ngày 15-5, Sở An ninh Bắc Kinh đã triển khai chiến dịch 100 ngày trừng trị những người nước ngoài phạm pháp ở thủ đô. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố chiến dịch này kéo dài đến tháng 8-2012 sẽ quét sạch những người nước ngoài nhập cư, sống và làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc.
Trên các trang mạng lớn của Trung Quốc như Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa xã... đã xuất hiện những ngôn từ bài ngoại mạnh mẽ. Trang tìm kiếm Baidu và mạng Weibo mở chiến dịch kêu gọi người sử dụng Internet tố cáo những hành vi xấu của người nước ngoài ở Trung Quốc. “Những kẻ bỉ ổi ngoại quốc nên trở về đất nước của mình. Trung Quốc không là nơi cho chúng mày làm mọi việc mình muốn” - một blogger viết trên Weibo.
Phát thanh viên nổi tiếng của kênh CCTV9 Dương Nhuệ cũng kịch liệt công kích. “Hãy cắt đầu những kẻ bỉ ổi ngoại quốc, chúng không thể tìm việc ở Mỹ và châu Âu nên đã đến Trung Quốc gom tiền của chúng ta” - ông này viết trên blog, và còn mô tả nhiều người nước ngoài là “gián điệp”, “làm tình báo cho Nhật, Hàn Quốc và phương Tây”.
Giới chuyên gia nước ngoài cho rằng Bắc Kinh đang phải chật vật giải quyết những căng thẳng xã hội và đối phó với tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại. “Nếu năm nay mọi thứ thuận buồm xuôi gió thì tình hình ở Trung Quốc không nhạy cảm đến thế - AP dẫn lời giáo sư Đại học Thanh Hoa Patrick Chovanec bình luận - Bắc Kinh đang chật vật với những căng thẳng xã hội của mình”.
Chuyên gia Đại học California Jeremiah Jenne cho rằng Trung Quốc đang muốn thổi bùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để lái sự chú ý của dư luận khỏi những vấn đề khó khăn trong nước hiện nay. “Đây là thời điểm nhạy cảm ở Trung Quốc do quá trình chuyển giao chính trị - nhà phân tích James McGregor thuộc Hãng tư vấn APCO Worldwide cho biết - Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài đổ tội cho các thế lực bên ngoài khi bất ổn xảy ra”.
MỸ LOAN

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Tàu TQ tràn ngập biển Đông

Bắc Kinh đang điều động một lực lượng hùng hậu gồm nhiều loại tàu cùng những thiết bị hạng nặng để tận lực khai thác biển Đông.

Gần đây, Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS) vừa đưa ra báo cáo mang tên China Security Report 2011 đánh giá tiềm lực an ninh của Trung Quốc. Trong đó, báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết về sự phát triển của lực lượng ngư chính, hải giám và cảnh sát biển mà Bắc Kinh đang triển khai. 
 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 1
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có 500 tàu cá kèm theo - Ảnh: Xinjunshi
Lực lượng hùng hậu
Theo NIDS, Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch tăng cường số tàu tuần tra và khu vực biển Đông trở thành trọng tâm mà nước này hướng đến. Tháng 10.1998, Cơ quan giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc chính thức được thành lập, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi ở các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Khi đó, CMS đã được biên chế một số tàu hải giám cùng trực thăng tuần tra.
Thời gian đầu, hầu hết các tàu hải giám đều là loại nhỏ có độ choán nước dưới 1.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005) thì nước này lập tức bổ sung các tàu lớn hơn như Hải giám 27 (1.200 tấn), Hải giám 46 (1.101 tấn), Hải giám 51 (1.690 tấn), Hải giám 83 (3.420 tấn). Kèm theo đó, CMS còn được trang bị thêm máy bay tầm xa. Sau đó, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), CMS lại được bổ sung thêm hàng chục tàu hải giám và máy bay các loại.
Gần đây nhất, để tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Bắc Kinh tuyên bố bổ sung 36 tàu hải giám gồm 7 chiếc trên 1.500 tấn, 15 chiếc trên 1.000 tấn và 14 chiếc trên 600 tấn. Ngoài ra, Trung Quốc hồi năm ngoái đã chính thức triển khai tàu Hải giám 50 (3.980 tấn), chở được máy bay trực thăng Z-9A có khả năng tuần tra đêm.
Tính đến năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu hải giám gồm 27 tàu trên 1.000 tấn. Theo tiết lộ của Tân Hoa xã, CMS được biên chế hơn 8.000 nhân sự và sẽ sớm được bổ sung để tăng lên trên 10.000 người.
Không chỉ CMS, Cục Ngư chính Trung Quốc cũng là một lực lượng nòng cốt trong việc kiểm soát nguồn lợi trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cơ quan này chuyên trách những hoạt động đánh bắt. Tính đến nay, Cục Ngư chính triển khai hơn 140 tàu với gần 10 chiếc trên 1.000 tấn. Trong đó, một số tàu được trang bị vũ khí. Điển hình như tàu Ngư chính 310 (2.580 tấn) được gắn súng máy và có thể mang theo 2 trực thăng Z-9A.
Tương tự, tàu Ngư chính 311 được trang bị “tận răng” và có độ choán nước lên đến 4.450 tấn, lớn hơn cả các tàu hộ tống. Từ năm 2009, Bắc Kinh đặc phái chiếc tàu này, với sự hỗ trợ của tàu Ngư chính 45001, đến hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, tàu Ngư chính 310 hiện tại cũng đang tuần tra trên biển Đông.
Bên cạnh lực lượng tàu ngư chính và hải giám, Bắc Kinh còn có 250 tàu cảnh sát biển cùng 800 tàu giám sát an toàn hàng hải. Như vậy, Trung Quốc hiện có tổng cộng gần 1.500 tàu tuần tra và hàng chục máy bay, tạo nên mạng lưới giám sát dày đặc trên các vùng biển, đặc biệt là khu vực biển Đông.
  
Tận lực khai thác
 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 2
Dàn khoan 981 đã tiến đến biển Đông - Ảnh: Gmw.cn
Nhờ vào số tàu “bảo kê” hùng hậu, ngành đánh bắt hải sản Trung Quốc nhanh chóng ra sức tận thu nguồn lợi. Hồi đầu tháng 5, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chính thức triển khai một hải đội đánh bắt hùng hậu đến biển Đông, gồm tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 (32.000 tấn), 1 tàu chở dầu (20.000 tấn), 2 tàu vận chuyển (10.000 tấn), 3 tàu hỗ trợ (3.000 - 5.000 tấn). Trong đó, tàu Hải Nam Bảo Sa 001 là công xưởng chế biến đích thực với hơn 600 công nhân, 14 dây chuyền sản phẩm.
Theo Hãng tin CAN, chiếc tàu này có công suất chế biến lên đến trên 2.100 tấn hải sản mỗi ngày. Chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cho nhà máy Hải Nam Bảo Sa 001 là khoảng 500 tàu cá lớn nhỏ, tạo nên một hạm đội đánh bắt khổng lồ trên biển Đông. Hạm đội này đóng vai trò nòng cốt trong chương trình khai thác hải sản của tỉnh Hải Nam với nguồn thu dự định đạt 8 tỉ USD vào năm 2015. Theo NIDS, nền kinh tế biển hiện chiếm khoảng 10% thu nhập quốc gia của Trung Quốc và tạo ra gần 40 triệu công ăn việc làm cho nước này. Vì thế, bên cạnh đánh bắt hải sản, Bắc Kinh cũng không ngừng tăng cường khai thác dầu khí, đặc biệt trên biển Đông.
Ngày 16.5, tờ China Daily đưa tin tàu Hải Dương 201 (trọng tải 59.100 tấn), trị giá gần nửa tỉ USD, vừa bắt đầu đặt ống dẫn ở độ sâu 1.500 m tại giếng dầu Lệ Loan 3-1, phía bắc biển Đông. Thuộc Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc, đây là tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên của nước này. Nó có thể đặt 5 km ống dẫn mỗi ngày ở độ sâu tối đa lên đến 3.000 m và bốc dỡ các thiết bị nặng 4.000 tấn.
Trước đó, hồi cuối tháng 4, Trung Quốc cũng đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 đến biển Đông. Trị giá gần 1 tỉ USD, Hải Dương 981 trở thành giàn khoan lớn nhất của nước này, nặng 31.000 tấn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000m. Theo Nhân Dân nhật báo, giàn khoan này được thiết kế để chống chọi trước những trận siêu bão cấp 17, thường phải 200 năm mới xảy ra một lần. Ngoài ra, nó còn có 8 máy phát điện công suất 44.000 kW, đủ sức cung cấp năng lượng cho một thành phố cỡ vừa. Hiện tại, Hải Dương 981 đang hoạt động tại phía bắc biển Đông và có thể sớm di chuyển về hướng nam.
Rõ ràng, việc Trung Quốc liên tục điều động các phương tiện khủng đến biển Đông là những dấu hiệu cho thấy nước này có thể đang đẩy nhanh kế hoạch khai thác nguồn lợi tại đây. Diễn biến này tạo ra không ít quan ngại khi biển Đông đang là khu vực tranh chấp giữa nhiều bên. 


Ước tính số tàu tuần tra biển của Trung Quốc (năm 2011)

 Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 3
(Theo NIDS)




Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Khi không thể "1 chọi 100" trên biển

Hình chỉ có tính minh họa
Những ai theo dõi tình hình biển Đông thời gian gần đây đều ít nhiều lo lắng về nguy cơ xung đột quân sự đang đến gần. Một cuộc xung đột quân sự nếu nổ ra chắc chắn không phải do phía các nước nhỏ trong khu vực khơi mào (mặc dù họ luôn bị phía TQ cố tình kiếm cớ gây sự...); nó chỉ nổ ra do sự chủ động từ phía TQ. Có ít nhất 4 lý do để nói như vậy: 1) Sau thời kỳ "ném đá dò sông" (từ 2009 đến cuối năm 2011) phía TQ dường như đã biết mức độ phản ứng của dư luận quốc tế là có giới hạn ; riêng ASEAN đã bị Bắc Kinh dùng nhiều thủ đoạn kinh tế, ngoại giao phân hóa, chia rẽ đến mức cần thiết ; 2) Giờ đây Bắc Kinh có thể đoan chắc không một nước thứ ba nào, kể cả Mĩ, Nga sẽ trực tiếp can dự vào một cuộc chiến  giữa  TQ với một nước ASEAN, kể cả Philipine là đồng minh của Mĩ , nhất là nếu đó chỉ là một cuộc chiến quy mô nhỏ và nhanh gọn (theo nhận định của thời báo Hoàng Cầu); 3) Đến thời điểm này, phía TQ đã cơ bản "tập kết" đông đủ lực lượng áp đảo bao gồm hơn 1.000 tàu các loại. Bên cạnh căn cứ khổng lồ Tam Á ở Đảo Hải Nam, cơ sở  tiếp tế hậu cần  trên đảo Hoàng Sa cũng đã hoàn tất; giàn khoan dầu-khí  khổng lồ cũng đã bắt đầu hoạt động tại đây; các lực lượng hải-không quân đã được tập dượt sẵn sàng cho tình huống xung đột, đặc biệt cho việc đánh chiếm các đảo ngoài khơi (theo tổng hợp các nguồn tin TQ và quốc tế); 4) Qua vụ "va chạm" với Philipine gần đây nhất tại đảo Scarborouph cho thấy Bắc Kinh dường như đã chọn chiến thuật "biển người" làm chủ đạo đồng thời sẵn sàng dùng biện pháp "chiến tranh nóng" khi cần. Và một thắng lợi tại đây sẽ khuyến khích họ áp dụng sang các địa điểm khác, với các nước khác. Nói tóm lại, sau thời kỳ thăm dò dư luận và chuẩn bị thực lực, phía TQ nay đã sẵn sàng và quyết liệt trong cuộc tranh dành biển Đông. Tham khảo về bố trí lực lượng TQ tại biển Đông http://dantri.com.vn/c36/s36-595785/cac-can-cu-quan-su-cua-trung-quoc-tren-bien-dong.htm

Nhìn vào bối cảnh tình hình và mối tương quan so sánh lực lượng tại biển Đông hiện nay và có lẽ cả trong tương lai gần, ta thấy một thế trận mới dường như đã an bài. Đó là thế trận áp đảo của lực lượng Trung Quốc. Thế mạnh duy nhất vốn có của Việt Nam, Philipine và ASEAN nằm ở tính chính nghĩa dựa trên luật pháp và công lý quốc tế, nhưng đã bị phía TQ trắng trợn khước từ.Các tổ chức quốc tế, kể cả của LHQ, khoanh tay đứng nhìn như "bất lực". Vai trò của Mĩ vốn được kỳ vọng, nay cho thấy không đáng tin cậy. Khối đoàn kết ASEAN ngày càng lộ rõ tình trạng bị TQ chia rẽ, lũng đoạn và vô hiệu hóa.Có thể nói, chừng nào chưa nỗ ra chiến tranh lớn hoặc chiến sự kéo dài tại biển Đông, chừng đó TQ vẫn giữ thế chủ động lấn chiếm biển đảo theo lịch trình của họ. Trở ngại chỉ xảy ra nếu bị đối phương phản kích mạnh và  cuộc chiến kéo dài thế giằng co.  
những dàn tên lửa từ đất liền

tàu khu trục từ quân cảng
Tình thế đòi hỏi Việt Nam, chí ít trong giai đoạn giao thời từ sức mạnh của bạo cường đến sức mạnh của chân lý, không có cách nào khác là phải vận dụng nội lực bằng cách dựa vào thế đất, trời, nuối, sông và biển cả. Từ ngàn xưa ông cha ta đều đánh bại kẻ thù chủ yếu bằng cách dựa vào nội lực đấy chứ!. Một trong những nhân tố để tạo nên nội lực trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là địa thế hình chữ S án ngữ từ bắc xuống nam của biển Đông. Trước thế thượng phong của đối phương, nếu dốc hết tiềm lực cho trận chiến trên biển đảo, cùng lắm Việt Nam cũng chỉ đạt thế "1 chọi 100" với đối phương mà thôi!. Tuy nhiên, dù trong bất cứ tình huống nào, nếu ta phá được âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của đối phương, buộc chúng rơi vào thế sa lầy và chiến sự kéo dài ...ta nhất định sẽ được dư luận ủng hộ và chiến thắng . Để làm được điều này ngoài lực lượng tại chỗ (tức là căn cứ trên các đảo và tàu chiến) phải có sự yểm trợ hỏa lực mạnh từ đất liền. Đó chính là tên lửa từ các bệ phóng đặt ven bờ biển và từ các máy bay oanh tạc xuất phát từ các căn cứ trên đất liền. Bằng cách này, toàn bộ phần phía tây của biển Đông, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đều nằm trong tầm yểm trợ trực tiếp của hỏa lực từ đất liền.. Đó vừa là sức mạnh tấn công đầy hiệu quả vừa là thế răn đe đối với kẻ thù trước khi chúng định phiêu lưu xâm lược.
Trên đây chỉ là một vài nhận xét được"kiểm nghiệm" từ một ý tưởng đã đề cập trong một bài viết đầy đủ hơn của cùng tác giả từ một năm trước. Bài viết đó đã được nhiều bạn đọc góp ý thảo luận, trong đó có lời bình rất tâm đắc của blogger Nguyễn Hữu Quý,  xin đăng lại nguyên văn dưới đây để mọi người cùng tham khảo. 

Trích dẫn:                                                                          


Chia sẻ với tác giả bài “Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới
Ngày 29/4/2011, Blog Trần Kinh Nghị đăng bài “Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới”; đây là bài của chính chủ Blog, Trần Kinh Nghị, ông từng là Phó Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch.

Bài viết thuyết phục người đọc bởi cách viết đi từ truyền thống và Lịch sử (phần I), so sánh tương quan lực lượng (phần II); và cuối cùng, trong một góc nhìn riêng, tác giả đưa ra những ý tưởng về giải pháp (phần III) để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước những âm mưu không chỉ thôn tính Biển Đông, mà còn cả khu vực Đông Nam Á của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Tôi đồng ý với tác giả, khi ở “phần III: Sự lựa chọn nào cho Việt Nam?”, tác giả Trần Kinh Nghị nêu ra các giải pháp (ý tưởng) của ông như sau:
Không nhất thiết phải đứng về một bên chống một bên 
Yếu tố quyết định là nội lực và sự đoàn kết dân tộc
Dựa vào thế trận “chiến tranh nhân dân”
Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Ngoại giao cởi mở, công khai, minh bạch

Tôi tâm đắc và muốn bàn thêm với tác giả ở nội dung “Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền”, khi toàn bộ phân này, tác giả viết (nguyên văn):
Tránh chạy dua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Trong số các bên tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là nước án ngữ gần như toàn bộ bờ Tây của biển này. Với địa thế và địa hình độc đáo như vậy, không có lý do gì để không tính đến một chiến thuật phòng thủ độc đáo. Đó là phòng thủ từ đất liền là chính (tất nhiên với mức độ vũ trang cần thiết về hải quân và không quân với khả năng của nền kinh tế nước nhà). Với địa hình địa thế ven biển của Việt Nam, đây có thể là một giải pháp lý tưởng mà các nước khác quanh Biển Đông không thể có.

Chiến thuật này không chỉ phù hợp về  địa thế mà còn ít tốn kém hơn nhiều so với các phương án chiến thuật phòng thủ trên biển hoặc trên không. Chưa cần tính toán cụ thể , ta cũng có thể ước đoán kinh phí  cho một cỗ đại pháo tầm xa hay một dàn tên lữa “đất đối biển” chắc chắn thấp hơn  so với một tàu chiến, và thấp hơn nhiều so với một tàu ngầm hay tàu sân bay. Độ chính xác hỏa lực cũng không thua kém gì nhau. Khả năng ngụy trang, bảo vệ tương đương so với các phương tiện trên biển. Ngoài ra nó có ưu thế từ đất liền khống chế hầu như toàn bộ 1/2 phía Tây của Biển Đông. Yếu điểm (nếu có) của chiến thuật này là chỉ mạnh về phòng thủ, không có khả tấn công và chiếm giữ trên biển. Tuy nhiên nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chính trị của Việt Nam với tư cách người tự vệ. Nó có tác dụng răn đe và khống chế (tương tự như những cổ pháo của Đan Mạch từng một thời khống chế eo biển Ban Tích ). 

Trong một vài bài viết trước đây, khi đề cập đến nguy cơ đến với Việt Nam từ phía Tây (Lào và CamPuChia - CPC), tôi đã có đề cập đến hệ thống xa lộ chạy từ Vân Nam (TQ) đi qua lãnh thổ Lào xuống CPC và đến cảng Sihanoukville (vịnh Thái Lan); như vậy, TQ sẽ hình thành một “gọng kìm” ở hai phía Đông và Tây đối với VN; và đã cảnh báo:
Nếu như trong kháng chiến chống Mỹ, VN dựa vào đường Trường Sơn huyền thoại, thì trong “cuộc chiến” với ông bạn hữu nghị “4 tốt” điểm mạnh này không còn nữa... điều gì sẽ đến?

Như vậy, từ một lợi thế độc đáo về địa thế, địa hình… như tác giả Trần Kinh Nghị đã nêu; thì đến nay, bằng các dự án Bô xít tại Tây Nguyên; và đang “cổ xuý” cho việc hình thành tuyến đường sắt xuyên á của TQ, và kể cả “Xa lộ song hành xuyên Đông Dương”; đặc biệt, việc VN đã để cho TQ thâm nhập sâu vào tình hình chính trị tại Lào và CPC…thì đến nay, tất cả những sai lầm trên, VN đã hoàn toàn đánh mất lợi thế.
Theo tôi, đây là một sai lầm mang tính lịch sử; và tất nhiên, VN sẽ phải trả giá đắt cho điều này.
Ngoài các giải pháp mà tác giả Trần Kinh Nghị đã nêu; theo tôi trong chiến thuật phòng thủ, VN cần tính đến một chiến lược với Phillippin; Qua đó, trong quá trình bảo vệ Biển Đông trước một cuộc chiến do TQ gây ra, máy bay VN có thể hạ cánh ở Phillippin, hoặc sử dụng bầu trời Phillippin, để trên đường bay khi trở lại VN, máy bay của ta mới thực hiện bắn phá mục tiêu là các tàu chiến TQ; trong trường hợp bị TQ bắn hạ, thì đội lực lượng tàu cao tốc có thể ứng cứu phi công vì khi đó, phi công nhảy dù đã ở gần đất liền…

Trên đây là một vài “lạm bàn” của kẻ ngoại đạo, và như tác giả Trần Kinh Nghị nói:
Trên đây chỉ nêu ra một ý tưởng xét về mặt địa chính trị và tương quan so sách lực lượng tổng hợp giữa các bên liên quan.  Để cụ thể hóa, cần có sự tham gia của các chuyên gia vũ khí và chiến thuật gia quân sự.
Rất mong có nhiều người VN quan tâm đến vấn đề này; bởi vì, nguy cơ đối với VN đã không còn xa nữa. 
Hết trích dẫn

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này