Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học và đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học và đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Mặt trái của sự phát triển nhanh của Trung Quốc

Phóng sự kinh hoàng tại Hàn Quốc

Trong chương trình “Sự thật trần trụi - chân tướng của viên nang ‘thịt người’”, hình ảnh phóng viên SBS đến Trung Quốc, theo dõi và phát hiện một số bệnh viện Trung Quốc bán và chế biến thai chết lưu thành viên nang “thịt người” và một số loại viên nang kinh hoàng có giá khá đắt này đã được người Hàn Quốc sử dụng do được quảng cáo là có tác dụng thần kỳ.
                                                                                              ... và móng, tóc tay người
Phóng sự trích dẫn cho biết loại viên nang này chủ yếu được chuyển sang Hàn Quốc qua những người  dân tộc Triều Tiên (người gốc Triều Tiên có thể nói được tiếng Hàn, nhưng giờ là một trong số người dân tộc thiếu số của Trung Quốc)  sống chủ yếu tại Cát Lâm, Liêu Ninh và Hắc Long Giang - Trung Quốc. 
Để chứng minh được tính chính xác của phóng sự, các phóng viên sau đó đã đưa những viên nang này đến xét nghiệm tại văn phòng Hải quan Quốc gia và viện điều tra khoa học ở Hàn Quốc.
Kết quả cho thấy, chúng có ADN trùng khớp đến 99,7% với cơ thể con người. Các nhà khoa học thậm chí còn trích ra được các mẫu móng tay, tóc trong viên nang và xác định được cả giới tính của đứa bé. 
 
                                                
                                                                    Tóc và mẩu móng tay tìm thấy trong bột thuốc được phóng đại
Trung Quốc mở cuộc điều tra khẩn cấp
Bộ Y tế Trung Quốc đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra khẩn cấp và bày tỏ sự phản đối nếu việc làm này là có thật. Ông Đặng Hải Hoa (Deng Hai Hua), phát ngôn viên của Bộ Y tế Trung Quốc nhấn mạnh: “Chúng tôi đã yêu cầu Sở Y tế và các cơ quan hành chính khẩn trương điều tra sự việc. Trung Quốc có những quy định nghiêm ngặt về xử lý thi thể của trẻ sơ sinh, bào thai và nhau thai. Chúng tôi cũng kiên quyết phản đối việc buôn bán nội tạng hoặc các bộ phận cơ thể con người”.
Theo thông tin điều tra mới nhất, chuyên gia của sở y tế  khu tự trị dân tộc Triều Tiên- tỉnh Cát Lâm xác nhận với phóng viên báo Tin tức kinh tế hàng ngày (Trung Quốc) rằng: các nhân viên sở y tế của tỉnh Cát Lâm đang tiến hành điều tra khu biên giới, hiện vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, dựa vào kết quả tình hình điều tra hiện tại thì cơ bản đã bài trừ “viên nang thịt người” được sản xuất ở vùng biên giới, thậm chí là không phải sản xuất ở vùng Cát Lâm như đài truyền hình SBS đã đăng tải mà có thể được sản xuất ở một vùng khác.
Ở một số forum của Trung Quốc, rất nhiều độc giả phản ánh là sau khi xem xong chương trình phóng sự “viên nang thịt người” của Hàn quốc, họ đều nhìn thấy có biển số xe của tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên đối với việc “viên nang thịt người” có được sản xuất ở Sơn Đông hay không thì đến giờ vẫn chưa được nhân viên điều tra xác nhận chính thức.
Hiện tại Bộ Y tế Trung Quốc đang gấp rút điều tra sự kiện này, hi vọng sẽ sớm có kết quả hợp lý để “trấn an” dư luận và công chúng.
Dương Hằng
Tổng hợp từ xinhua, sohu, 163, cctv
Phát hiện móng tay, tóc trong viên nang (viên thuốc con nhện hay Capsule) có chưá “thịt người”.
(Dân trí) - Bộ Y tế Trung Quốc đã gấp rút mở cuộc điều tra sau khi đài truyền hình SBS-Hàn Quốc đưa tin nước này đang nhập từ Trung Quốc 1 loại thuốc làm từ nhau thai, thai chết lưu… và kết quả xét nghiệm cho thấy có tóc và móng tay trong viên nang.
 >>>  Nhau thai khô mua dễ như... rau
Ngày 8/8, “Thời báo Hoàn Cầu" và một số tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc đưa tin một số người Hàn Quốc đang lo lắng về thực phẩm chức năng có nguồn gốc Trung Quốc. Trước đó 2 ngày, đài truyền hình SBS - một trong 3 đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc đã phát đi phóng sự gây rúng động xã hội và gọi viên thuốc được sản xuất từ thai chết lưu, nhau thai... là “viên nang thịt người”. Loại thuốc này được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc.
                                             
                                                 Viên nang chứa chất bột có ADN trùng 99,7% ADN người 





*****

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Một trong nhiều cái "nhất" của Việt Nam

Dân gian Việt có câu "Nhất quận công, nhì ỉa đồng"... hay “Thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”... Nói tóm lại cái sự ỉa thật sự là quan trọng! 

Và do đó...chủ blog tôi không thể không đăng lại một tài liệu có tính  "tổng quét" dưới đây mặc dù cùng nội dung này có thể đã được đăng ở đâu đó trên mạng rồi. Cái chính là để hiểu thêm thế nào là "nhất Việt Nam ta"... mà rút ra kinh nghiệm gì đó (?)  

                
                Một bản tin trên báo Dân Việt đọc cứ  rùng mình: Từ nhiều năm nay, hơn 500 học sinh và 42 giáo viên trường mầm non Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) phải thường xuyên đi đại tiện vào… túi nylon. Động tác thường xuyên đã trở thành thói quen thường nhật của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền mỗi khi kết thúc giờ dạy là đi túm gom những túi nylon ấy ném ra thùng rác trước cổng trường.
          Đó là câu chuyện giữa Hà Nội thủ đô nghìn năm văn vật. Chuyện ỉa đái ở những vùng xa vùng sâu nghèo khó hơn thủ đô còn kinh hãi vạn phần.

          Đổ lỗi cho sự khốn khó cũng không đúng. Bởi không thấy đất nước nào dân tộc nào mà cái sự ỉa bậy lại được khái quát thành một văn hóa sướng: “nhất Quận Công nhì ỉa đồng”, hay “thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”…
          Nhiều bạn phỏng vấn tôi: anh Nhất hay ra nước ngoài, thấy ấn tượng nhất điều gì? Tôi hay bảo: là… chủ nghĩa xã hội! Mô hình chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lê-nin mơ tưởng nó đang hiện hữu ở các nước Tư bản phát triển, chứ không phải ở các quốc gia Cộng sản. Họ tiến đến chủ nghĩa xã hội lâu rồi nhưng người ta im không nói, còn Việt Nam mình nói mãi, hô hào tiến lên mãi mà hơn nửa thế kỷ vẫn quẩn quanh ở “thời kỳ quá độ”. Có anh vặn: nói thế chung chung và mơ hồ quá, anh cụ thể vắn tắt xem chuyện gì, cái gì ấn tượng nhất, nói ra hiểu liền cơ!

             Hóa ra nói chủ nghĩa xã hội là chung chung mơ hồ. Thế thì cụ thể nhé: Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!

          Hôm rồi đi Canada, buổi gặp nào với người Việt xa xứ họ cũng hỏi tôi “anh Nhất ấn tượng điều gì”. Lần nào tôi cũng thật thà: là chuyện ỉa đái! Người Canada gọi cái chốn ỉa đái ấy là washroom. Nhìn washroom, chui vào washroom biết cái đất nước này nó sạch và văn minh cỡ nào. Không biết họ “thiết kế” cái đất nước Canada ra sao mà đi đâu, nhìn đâu cũng thấy washroom, bất kể giữa trung tâm phố thị hay heo hút giữa núi rừng. Như thể cứ lúc nào nghe cảm giác buồn… là thấy ngay washroom trước mặt. Họ giải thích thế này: Không vậy lỡ một người dân nào, bất chợt một lúc nào đó, ở đâu đó buồn ỉa mà tìm không kịp chỗ để cho họ đi, người ta sẽ kiện chính phủ ra tòa! Đi suốt từ Vancouver- Toronto- Ottawa- Montreal- Quebec… không thấy đâu họ thu tiền phí đái ỉa như Việt Nam mình.

          Hoặc hãy nhìn vào chỗ ỉa đái của Google để học gã khổng lồ này. Với Google, muốn tư duy, sáng tạo và phát triển, hãy tư duy và sáng tạo từ… cái bàn ỉa! Mọi chốn ỉa đái trong đại bản doanh của tập đoàn Google đều được trang bị giàn xí hiện đại và tối tân bậc nhất của Nhật Bản, chúng có khả năng sưởi ấm trong những ngày giá lạnh. Xả nước vẫn là chưa đủ, một nút bấm không dây ngay trên cánh cửa sẽ kích hoạt tính năng dọn vệ sinh và sấy khô vòng 3 cho người dùng. Không chỉ được nuông chiều bằng những bồn xí hi-tech, nhân viên Google còn được khuyến khích tận dụng tối đa khoảng thời gian "rảnh rỗi" hiếm hoi trong không gian yên lặng một mình này cho tư duy sáng tạo. Bên trong mỗi khoang toilet của Google đều gắn một bảng điện tử với mã test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing. Toilet của Google phản ánh rõ triết lý làm việc của họ. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hào phóng, toilet không chỉ là chốn ỉa đái, nó giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách thức… không bình thường! Đấy là triết lý của Google và chính nhờ vậy mà Google có thể sáng tạo ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới với tốc độ tên lửa!
          Năm qua Mỹ, tôi thấy thằng bạn cứ mỗi lần vào toilet là hắn lại ôm theo cái laptop. Hỏi mày tranh thủ chát chít với con nào à? Hắn bảo: tư duy nghiêm túc chứ chát chít chi, không hiểu sao cứ mỗi lần ngồi ỉa, tớ lại tư duy ra nhiều chuyện lớn!
          Tôi tin hắn. Cũng như tôi tin, không ít phát kiến vĩ đại làm thay chuyển nhân loại đã có thể nảy sinh từ cái khoảng không gian một mình yên lặng ỉa đái này.
          Nói đâu xa, nhìn ngay mấy anh châu Á mũi tẹt da vàng như ta nhưng chuyện ỉa đái của họ cũng khác xa vời vợi. Hồi chuyện ỉa đái vẫn còn bậy như Việt Nam mình, Phó Thủ tướng Malaysia N. Razak đã bức xúc đến mức phải kêu gọi một cuộc "cách mạng toilet" trên toàn quốc. Ông tuyên bố: sự sạch đẹp của "chốn riêng tư" này là thước đo cho sự văn minh của một quốc gia.
          Người Hàn quốc thì đã biết nói không với tượng đài lãnh tụ để thay bằng tượng đài nhà xí. “Toà nhà toilet” Haewoojae, hay còn gọi là tượng đài nhà xí là một biểu tượng văn hóa kỳ thú và tự hào của Suwon. Kiến trúc trông như một bệ xí khổng lồ. Bên trong chứa 4 toilet, trong đó một toilet trung tâm có vách, trần, sàn đều làm bằng kính trong suốt và hệ thống âm thanh chất lượng cao phát các bản nhạc cổ điển du dương. Các bức vách của toilet sẽ tự động chuyển sang đục khi có người vào sử dụng. Tác giả tượng đài nhà xí này là kiến trúc sư Sim Jae Duck (người được mệnh danh là Mr. Toilet). Ông nói: “nên học cách xem toilet không chỉ là nơi để bài tiết mà còn là chỗ để thư giãn, suy tư và hạnh phúc”.
          Còn với người Nhật, toilet từ lâu đã trở thành một nét văn hóa quan trọng đến mức họ tổ chức hẳn một ngày lễ ỉa đái, gọi là “ngày toilet Nhật Bản” ấn định vào 10/11 hàng năm.
          Chuyện ỉa đái quan trọng và mang tính toàn cầu đến mức thế giới cũng đã có Tổ chức nhà cầu quốc tế (World Toilet Organization). Thành lập năm 2001, World Toilet Organization là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu dành riêng cho việc cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trưởng trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh toilet thế giới lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong các ngày 22-25/11 năm nay tại Hải Nam, Trung Quốc.
          Nhiều nước đã ban hành hẳn bộ qui chuẩn quốc gia về bồn cầu và không gian toilet. Cụ thể và chi li đến từng độ chuẩn ánh sáng, độ bóng sạch, chiều cao bề rộng cũng như hệ thống các “công cụ hỗ trợ”… Việt Nam rất nhiều thứ bộ qui chuẩn quốc gia, kể cả bộ chuẩn về gia đình văn hóa, tổ văn hóa, khu phố văn hóa, Hà Nội thậm chí còn đang xây dựng một bộ chuẩn gọi là “người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Những thứ đó quá nhiều, nhiều đến mức không nhớ hết. Nhưng lại thiếu một bộ chuẩn về bồn cầu và không gian ỉa đái.
          Sẽ không quá khi nói rằng: muốn biết cung cách, nề nếp sinh hoạt, tính cách, thẩm mỹ, văn hóa của một chủ nhân, hay thậm chí là của một dân tộc, đừng nhìn vào phòng khách hay chỗ ngồi ăn, hãy nhìn vào chốn ỉa đái trong nhà họ.
          Vào chỗ ỉa đái, người ta không chỉ đái ỉa. Bồn cầu ở nhiều quốc gia trên thế giới người ta thiết kế cả thiết bị điện từ phát sóng lan qua bồn cầu để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc để sưởi ấm, để đo nhịp tim, huyết áp… Có loại bồn cầu phát sáng trong bóng tối, có nắp đậy phát ra tiếng vo vo như ong khi bộ cảm biến hồng ngoại nhận ra cơ thể người, rồi còn có thể chơi một lúc 6 bản nhạc với tiếng chim hót líu lo, tiếng hòa âm của gió đến tiếng bập bùng của đàn hạc. Có loại bồn cầu vừa ngồi vừa lướt web, xem phim, thậm chí gắn hẳn một giàn nhạc giao hưởng.
          Nhìn chuyện ỉa đái, vào chốn ỉa đái của họ đủ biết mức sống, văn hóa của con người và dân tộc họ cách xa người Việt mức nào. Không có nền giáo dục nào mà cô giáo một tay cầm phấn dạy một tay cầm túi phân. Có quốc gia nào mà trung bình mỗi ngày, các đoàn tàu khách xuyên Việt thản nhiên tống đổ xuống đường ray trên 4 tấn phân người và 6 vạn lít nước tiểu.
          Lâu rồi, tôi đã viết: Trên thế giới này, chắc mỗi người Việt có văn hoá… đái đường. Hễ thấy những ai thản nhiên móc tay kéo quần tè bên vệ đường thì không cần phải hỏi quốc tịch, bởi chắc chắn đó chỉ có thể là người Việt Nam (xem bài Đông Tây nghịch- thuận trong loạt phóng sự “Ngao du trên trục Đông Tây”).
          Ngành văn hóa- du lịch hay thăm dò, thống kê ý kiến du khách. Thấy năm nào cũng đầy rẫy những ý kiến ấn tượng. Nhưng đã bao giờ lấy ý kiến du khách ngoại quốc quanh chuyện ỉa đái này? Nếu hỏi, tôi chắc đa phần họ “kinh sợ” Việt Nam nhất là chuyện… ỉa đái!
          Trong vô vàn mục tiêu phát triển, thôi thì chưa phát được cái gì trước hết hãy thay chuyển cho được chuyện ỉa đái. Ưu tiên cho mục tiêu ỉa đái trước có lẽ cũng là một cách thay chuyển văn hóa. Để thay chuyển hình ảnh đất nước, để đất nước phát triển và văn minh, có lẽ phải tư duy đầu tiên cho mục tiêu đái ỉa này!
          Lãnh đạo nhà mình, ai cũng “khiêm nhường” không muốn (hoặc không thể) tạo dấu ấn. Thôi thì đừng nói đến dấu ấn gì lớn lao, hãy cố gắng để lại dấu ấn làm thay chuyển chuyện ỉa đái này cũng đã là văn hóa và phước hạnh lắm rồi !

Và đây là một số hình ảnh có lẽ chỉ có ở Việt Nam ta (?).

dai duong
UpRXSF1fYei64p58VdLHRoCDo1_500

 



*****


                                      

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Nhân chuyện "chè bẩn"


Dạo này đọc báo, xem TV...thấy toàn chuyện làm ăn dối trá, lại cũng thấy có sự giống nhau giữa lối làm ăn gian trá của người Việt và người tàu. Chẳng lẽ ảnh hưởng của "1.000 năm bắc thuộc" sâu sắc đến vậy?  

Ai cũng biết lâu nay ở Việt Nam luôn rộ lên những đợt mua vét từ phía thương lái TQ đối với các "hàng độc" xuất xứ từ  Việt Nam. Cách đây không lâu đó là móng và sừng trâu; thậm chí cả con đỉa dưới ruộng nước; rồi nhãn, vãi,...hiện tại là khoai lang, chè (trà) được sơ chế thành "chè bẩn". Mỗi lần như thế dân ta chẳng cần biết lợi hại lâu dài thế nào, và cũng quên luôn bài học của quá khứ, cứ thế nhào dzô làm mọi điều có thể, kể cả những thủ đoạn bẩn thiểu (theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó) chỉ vì một chút trước mắt. Đó là dân gian. Còn những kẻ có chức quyền thì làm ăn to hơn nhiều bằng cách đem cho thuê dài hạn (thực chất là bán rẻ) cả đất rừng, hầm mỏ, đồng ruộng... ! Nghĩ mà vừa buồn vừa cười...Và nhục nữa!      

Nghĩ kĩ thì cũng có căn nguyên của nó. Để nói về chuyện này, trước hết cứ phải khẳng định lại rằng dân tộc Việt Nam có rất nhiều ưu điểm . Nhưng cụ thể ra, trong đó, phần ưu điểm thường thấy trong chiến tranh; phần yếu điểm thường thấy trong thời bình. Nếu ai đó không muốn gọi là yếu điểm thì có thể gọi là “tác dụng phụ" (như đối với thuốc Tây vậy). Tất thảy bắt nguồn từ điều kiện đặc thù về địa lý, lịch sử, truyền thống và nhân văn của dân tộc này. Thiết nghĩ không cần nói nhiều vì đã có rất nhiều lời đàm tiếu dân gian xung quanh những yếu điểm như vậy rồi. Ở đây chỉ xin nêu ra một điểm có liên quan đến cách làm ăn vừa nói trên đây. Đó là tính “theo đuôi mù quáng và thiển cận” (tức là thấy người ta làm gì thì làm theo để mong cái lợi trước mắt, chứ không tự mình khởi sự hoặc làm khác với số đông, qua đó thường tạo nên lối hành xử theo kiểu "phong trào"). Đây là nguyên nhân của câu chuyện dở cười dở khóc về quá trình chuyển đổi sản xuất giữa các cây/con như mía-đường, cao su, café, hồ tiêu, lúa, tôm, cua, cá, ốc biêu, chim cút, gà vịt, sắt thép, xi măng, cảng biển … ! 

Lần này đến lượt cafe và chè - hai thứ đặc sản truyền thống mà ta đang rất hy vọng sẽ sớm trở thành "thương hiệu quốc gia" trên thị trường quốc tế. Giờ thì hy vọng đó đang bị đe dọa khi các quán cafe đã bắt đầu vắng khách trước thông tin về cafê pha bột ngô hoặc bất cứ thứ gì có thể...Mới đây lại có tin (và hình ảnh cụ thể rõ ràng) về "công nghệ" sản xuất chè bẩn theo quy trình cực kỳ giản đơn, tùy tiện và rất bẩn. Nghe nói người từ bên kia biên giới phía Bắc sang dạy cách làm rồi lại thu mua đem về bên í ..., còn làm gì thì không biết! Chỉ biết là dân ta đua nhau giữ lá chè lại để tự làm trong khi các nhà máy không có nguyên liệu để duy trì sản xuất. Đã xuất hiện nguy cơ phá sản cả một ngành chè và cả uy tín quốc tế đang mới được nhen nhóm của nó.

                                               Sản xuất chè bẩn tại một gia đình người dân

Không chỉ vậy. Còn nhớ cứ mỗi lần rộ lên những vụ việc như vậy thì lại có lối suy luận trong dân và giới chức rằng đó là "âm mưu thâm độc" của nước ngoài (TQ) . Nói vậy, nhưng chẳng thấy ai, kể cả các nhà chức trách , có biện pháp gì để kịp thời ngăn chặn. Cứ thế vụ việc thường kéo dài cho đến khi ngành nghề nào đó đó hay địa phương nào đó bị "sập tiệm" phải kêu cứu ...thì đã quá muộn.

Trên đây chỉ là một trong vô số những biểu hiện của những “tác dụng phụ” mà dường như luôn đeo bám dân tộc ta. Lý do thì chẳng ai, kể cả "ông nhà nước", có thể trả lời một cách rõ ràng, minh bạch, mà chỉ ầm ừ cho qua chuyện, lần não cũng không quên nhắc nhỡ "bà con đừng hám lợi..."!. Phải chăng đây cũng là một cách thể hiện tinh thần "do dân, vì dân"?  

         Cũng không khác mấy với tình hình biển Đông đang dậy sóng, trên biên giới phía Bắc người ta cũng nói "thương trường là chiến trường" nhưng chưa hề thấy phát súng nào nổ khi cần nổ. Vì sao vậy? Chẳng lẽ sau bao phen bị lừa phỉnh, cả dân tộc này vẫn chưa thực sự tĩnh ngộ và sẵn sàng muốn thoát khỏi vòng cương tỏa của Vương triều phương Bắc?   

*****

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Có nên bao cấp lòng yêu nước(*)

(*)Chủ blog tôi vừa nhận được e-mail của một người bạn-TS Phạm Gia Minh- một thành viên của nhóm mà chúng tôi gọi đuà là "Coffee Club". Thấy bài viết đề cập đến một chủ đề khá thú vị nên tôi xin mạn phép tác giả được post lên blog này để có thêm bạn đọc.
Quả thực có rất nhiều cách nhìn và góc độ nhìn về đất nước của chúng ta của ngày hôm nay. Nhưng có lẽ không thể và không nên bỏ qua những kinh nghiệm của quá khứ, đặc biệt là quá khứ gần đây. Và điều quan trọng hơn cả là phải biết dứt khoát từ bỏ những gì đã rõ mười mươi là là sai lầm ấu trĩ.

Với cách đặt vấn đề như vậy, chủ blog tôi trộm nghĩ, bài viết của TS Phạm Gia Minh cho thấy cách lập luận chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn: Lâu nay một bộ phận lớn dân ta vẫn quen chờ xem Đảng và Chính phủ chủ trương như thế nào trước mọi hành động dù là vô cùng ngang trái của phía Trung Quốc. Rất nhiều người vẫn cho rằng đó là việc của Đảng và Chính phủ...., mình là dân thì không việc gì phải lo lắng (?) Thật đáng buồn rằng khi giặc đã đến nhà mà vẫn phải chờ cấp trên cho lệnh đánh hay đàm thì e rằng ngay cả cái mạng sống cũng không giữ được, huống chi là giữ cái nhà (?). 
                            CÓ NÊN BAO CẤP LÒNG YÊU NƯỚC ?

Nhắc đến cụm từ “ cái thời của cơ chế quan liêu , bao cấp “ hẳn những ai ở độ tuổi trên
40 vẫn còn nhớ cảnh xếp hàng cả ngày chỉ để mua mấy lạng thịt hay cân gạo v.v…
theo tem , phiếu . Cán bộ hay thường dân đều được quy định tiêu chuẩn được mua bao
nhiêu lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm khác tùy theo cấp bậc với mức
giá do nhà nước quy định . Hàng ngũ cán bộ nhà nước thì được phân ra làm mấy cấp ,
chẳng hạn A – cán bộ cao cấp, hàm bộ trưởng trở lên, B- cán bộ cỡ thứ trưởng , C- cỡ
đứng đầu vụ , viện , còn thấp hơn thì là D, E .Dân thì được hưởng loại tem phiếu có
chữ N . Cưới hỏi hay ma chay cũng được nhà nước quy định bằng những tiêu chuẩn cụ
thể.
Hàng hóa thì thiếu nhưng sản xuất , lưu thông lại bi “ngăn sông , cấm chợ “ và động
lực mang tính bản ngã của con người là mưu cầu cho bản thân lợi ích vật chất và tinh
thần đã không được tính đến , thậm chí còn bị ngăn cấm hoặc ít ra là cũng bị cản trở bởi
sự cào bằng ai cũng như ai. Kết cục như thế nào và vì sao phải có công cuộc Đổi mới,
chúng ta ai cũng đã rõ , rõ tới mức là ngày nay rất ít người muốn quay lại cái thời bao
cấp mông muội , trái với quy luật tự nhiên ấy nữa.
Đã là quy luật thì phải qua một quá trình nhận thức , tìm hiểu, thậm chí là va đập phũ
phàng con người ta mới “ ngộ” ra . Suốt thời bao cấp chúng ta đã không hiểu ít nhất là
hai quy luật sau :
Con người bình thường ( chưa nói tới con người có giác ngộ cao, được giáo
dục và tu luyện đặc biệt ) trước tiên luôn hành động mưu cầu lợi ích vật
chất và tinh thần cho bản thân. Đặc điểm này là nền tảng cho lý thuyết “
bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường. Xét toàn diện hơn , nhu cầu của con
người được thể hiện theo sơ đồ Maslow bao gồm 5 cấp bậc : 1. thỏa mãn
nhu cầu cơ bản về cơm ăn áo mặc, nhà ở…2. nhu cầu được an toàn về thân
thể và tinh thần 3. nhu cầu về xã hội ( tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tổ chức tập thể , hội đoàn, học tập v.v…4. nhu cầu được tôn trọng
trong xã hội 5. nhu cầu được thể hiện năng lực , phẩm giá và sự sáng tạo
cống hiến cho xã hội.
Trong đời sống xã hội và hoạt động kinh tế các mối tương tác nảy sinh trong
quá trình vận động , phát triển nói chung là phức tạp ( các nhà khoa học hệ
thống tạm gọi đặc điểm này là tính “ phi tuyến tính và bất định” thậm chí
nhiều khi còn “ đa vòng “ – tức là không thể phân biệt đâu là nguyên nhân ,
đâu là kết quả vì hai khái niệm này luôn luôn hoán đổi vai trò ) .. Do vậy
ý tưởng mang tính bao cấp, đó là tập trung toàn bộ quá trình thu thập, xử
lý thông tin và ra quyết định từ một trung tâm chỉ là một ảo tưởng , mặc dù
đó là một ảo tưởng ngọt ngào và hấp dẫn trước khi bị va đập với thực tiễn
khắc nghiệt đòi hỏi phải thực hiện phân cấp hoặc “mạng lưới hóa “ các hoạt
động. Thực chất đây là quá trình dân chủ hóa xã hội xét theo mọi khía cạnh.
Khi trả lại cho con người cái quyền được tự do quyết định lựa chọn mục đích phấn đấu
của bản thân cũng như phương cách để đạt mục đích đó thì xã hội sẽ phát triển đúng
quy luật, nhà nước không còn phải bao cấp như trước để có thể tập trung vào việc đề
xuất ra những chính sách điều hành vĩ mô sáng suốt và giám sát thực thi chúng có hiệu
quả.
Một cách logic , từ bỏ cơ chế bao cấp trong hoạt động kinh tế sản xuất vật chất ( hạ
tầng xã hội ) ắt phải dẫn đến những thay đổi phù hợp trong các lĩnh vực thuộc phạm
trù chính trị, tâm linh hay văn hóa- xã hội v.v…( thượng tầng kiến trúc) . Ở đây những
bước đi sao cho phù hợp là cả một nghệ thuật , nó đòi hỏi những nhà lãnh đạo đất nước
phải có tâm sáng, trí đầy và bản lĩnh như trời biển. Nói tóm lại , sự xóa bỏ bao cấp
trong các lĩnh vực ở thượng tầng kiến trúc là cái điều tất yếu phải thực hiện một cách
thận trọng, khoa học nhưng kiên quyết, đúng thời điểm vì chúng ta không ai muốn xã
hội rơi vào cảnh hỗn loạn.
Những ngày này, khi làn sóng phản đối nhà cầm quyền TQ có những hành động vi
phạm thô bạo chủ quyền lãnh hải Việt nam và một số nước ASEAN, nhiều tầng lớp
nhân dân từ các nhà trí thức có tên tuổi đến các bạn thanh niên , sinh viên , công nhân,
nông dân …với nhiệt huyết yêu nước nồng nàn và ý thức bảo vệ tương lai dân tộc đã
xuống đường tuần hành một cách ôn hòa để đồng bào cả nước cùng thế giới thấy được
tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường “ không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” của chúng
ta mỗi khi sơn hà nguy biến . Thiết nghĩ, đó là hành động đáng được trân trọng và động
viên . Tuy nhiên ở đâu đó vẫn có ý kiến rằng “ việc ngoại giao với nước ngoài đã có
nhà nước lo, nhân dân khỏi phải can dự vào cho thêm rách việc …” .
Nếu những lời khuyên can trên từ miệng một người dân thì tôi đánh giá người ấy là vô
cảm trước vận nước và kém cỏi . Còn nếu là ý kiến của quan chức nhà nước thì có lẽ
tư duy bao cấp trong đầu người đó hẳn còn rất nặng nề, chưa hề được gột sạch dù thực
tiễn cuộc sống ngày hôm nay đã khác trước, rất khác trước.
Không thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái
tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta , đó là lòng yêu nước . Bởi lẽ biển cả trí tuệ
và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt
ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn .

Bài do tác giả TS Phạm Gia Minh gửi từ Thành phố Hồ chí Minh 3/7/2011

--------------

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Trở lại thế giới ảo

Từ ngày 08 đến hôm nay 28/6, có lẽ do số mệnh(?), chủ blog tôi đã buộc phải rời "ngôi nhà" của mình  để vào bệnh viện. Đó là sự  tạm biệt không mong muốn với  thế giới ảo để đi vào thế giới thật của bệnh tật và chết chóc!

Nhưng  may thay, đó chỉ là một lần tạm biệt . Và giờ đây blogger tôi đã được trở về (có thể nói là từ cõi chết) với việc làm đầu tiên là vào thăm lại "ngôi nhà" của mình.... Thật vui khi thấy nó vẫn còn đó, tuy với số lượng visitor giảm sút đáng kể nhưng vẫn đều đặn. Xin cảm ơn mọi người vẫn còn quan tâm đến ngôi nhà của tôi kể cả khi chủ nhân đi vắng nhé!.

Có rất nhiều chuyện muốn nói. Riêng thời gian 3 tuần lễ làm bệnh nhân trãi qua các "công đoạn" của guồng máy bệnh viện, bản thân được chứng kiến và chiêm nghiệm....rất nhiều điều cũ và mới cũng như bao sự thật lạ lẫm.  Chúng tồn tại giữa sự sống và cái chết, giữa lòng nhân đạo và sự tham lam ác độc, giữa cái đẹp và cái xấu, giữa bóng tối và ánh sáng .... Tất cả đều  vừa vô lý, vừa có lý cùng tồn tại một cách dững dưng như thể vô tình, vô cảm... Và tất cả đang thầm lặng lan tỏa và ăn sâu bám rễ như một căn bệnh trầm kha trong toàn bộ hệ thông y tế của đất nước chúng ta ngày nay. Nhiều người cho rằng đó là lẽ đương nhiên của một nước nghèo, kể cả việc tại sao hễ một người ốm thì cả nhà phải theo vào bệnh viện để chăm sóc trong khi bệnh viện nào cũng kêu thiếu gường, thiếu cơ sở vệ sinh, hạ tầng..., người đông đến nỗi phải lập ra một bộ phận "quản lý người nhà bệnh nhân" (?).

Nhưng thực ra không phải hoàn toàn vì nghèo; nó là lỗi của con người từ hai phía nhà chức trách và nhân dân, mà trong đó cả thầy thuốc và bệnh nhân cũng đều là vừa là "nạn nhân" vừa là nguyên nhân, của một lối tư duy công tác sai lầm có tính hệ thống, đó là chỉ chăm chăm lo giải quyết cái ngọn mà không bắt đầu từ cái  gốc. 

Blogger tôi nghĩ, có lẽ lúc nào khỏe hơn và có trang thái tinh thần thư thả hơn sẽ bàn thêm về chuyện này để chia sẻ cùng mọi người. Nhưng lúc này đây chỉ xin được nói lời chào gặp lại với cộng đồng blogger thân mến!

--------------
*****

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Nỗi kinh sợ và một câu hỏi

Với sự đồng cảm gần như hoàn toàn với nội dung bài viết của tác giả Minh Luận (được đăng tuânvietnanet mới đây), blog tôi xin trích đăng lại nguyên văn bài viết để chia sẻ thêm cùng quý vị.
Quả là trong xã hội chúng ta vẫn còn có quá nhiều việc phải làm, nhưng có một việc khẩn cấp là ngăn chặn  sự xuống cấp của chất lượng cuộc sống. Tại  những nước nghèo nhất hành tinh khác cũng không thấy phổ biến tình trạng bệnh nhân nằm chung gường như ở Việt Nam.   

 Không ít người đã từng cầu trời khấn Phật rằng đến khi nào họ phải ra đi khỏi đời sống này thì xin trời Phật cho họ được đi ngay, xin đừng bắt họ phải vào nằm viện…
Cách đây có lẽ đến dăm năm, báo chí đưa tin ông Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu vừa nhận chức đã hứa với nhân dân là chỉ sau 3 năm sẽ giải quyết vấn đề giường nằm của bệnh nhân từ 3 bệnh nhân một giường xuống điều thông thường nhất là 1 bệnh nhân 1 giường. Thế nhưng giấc mơ về một chiếc giường nhỏ bé của những người bệnh như càng ngày càng lùi về phía chân trời.
Nhưng mới đây, ông Nguyễn Quốc Triệu đã cải chính là ông không hứa như thế mà chẳng qua cánh báo chí nghe nhầm mà thôi. Nhà báo mà tác nghiệp thế thì chết người ta chứ còn gì và đáng bị treo bút. Nhưng dù không có lời hứa của một ông Bộ trưởng Bộ Y tế cụ thể nào đó thì những người quản lý ít nhất là quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng phải hiện ra để trả lời nhân dân vì sao tình trạng các bệnh viện lại thê thảm đến thế này.
Một người anh của tôi vừa vào nằm viện. Ngay lập tức, bệnh viện đã trở thành cơn ác mộng đối với ông và đối với cả gia đình chúng tôi. 3 bệnh nhân phải nằm chung một chiếc giường. Sự yên tâm của bệnh nhân và của gia đình họ trong ký ức xa xôi trước kia khi được đưa vào viện và thấy sự hiện diện của những Thiên thần mặc bờ-lu trắng đã bị bóp chết và thay vào đó là nỗi sợ hãi. Làm thế nào để 3 người khỏe mạnh có thể "khỏe mạnh" khi nằm chung trên một chiếc giường. Thật là kinh hãi. Vậy chuyện gì sẽ xẩy ra đối với những bệnh nhân khi 3 hay 2 bệnh nhân nằm chung trên một chiếc giường ??? Không khí ấy, tâm lý ấy...chính là một loại bệnh vô hình hạ gục bệnh nhân.

Chầu chực chờ khám - hình ảnh quen thuộc ở bệnh viện. Ảnh: SGGP online

Và kinh hoàng hơn nữa, có bệnh viên vào một thời điểm nào đó bệnh nhân còn phải nằm dưới sàn nhà hoặc nằm trên hành lang bệnh viên. Hình ảnh đó giống như cảnh ở các bệnh viện dã chiến trong Đại chiến thế giới II. Vì sao lại có thảm cảnh này và vì sao cho đến bây giờ người ta vẫn chưa nhìn thấy một tia hy vọng nào chỉ cho một trong nhiều vấn đề ở các bệnh viện lag gường nằm? Có phải vì chúng ta không còn đất để mở rộng các bệnh viện cũ và xây các bệnh viện mới ? hay vì chúng ta không có tiền để làm điều đó?
Hay vì chúng ta không hề thấy thảm cảnh của các bệnh nhân khi nằm viện ? Hay vì việc đau ốm và nằm chung giường là của các ngươi còn việc không nằm chung giường và được chăm sóc như ông Thánh là của các toa?
Với những người có lương tâm đều nhận thấy : từ ngày đất nước mở cửa đến nay, mỗi năm chúng ta chứng kiến trên báo, trên tivi cảnh cắt băng khánh thành rầm rộ cơ man sân golf, khách sạn, resort...rồi các trụ sở từ cấp xã trở nên...nhưng chúng ta tìm mãi mà không thấy cảnh cắt băng khánh thành các bệnh viện hoặc nếu có thì cũng chỉ chiếm 1/1000 mà thôi.
Một trụ sở UBND xã có cần xây to lớn như thế không trong khi các trạm xá xã gần như chỉ là một cái nhà hoang. Một trụ sở UBND huyện có cần quá to lớn và đắt tiền như thế không khi một bệnh viện huyện cũ kỹ, bẩn thỉu, thiếu thốn phương tiện đến thê thảm.  Cái gì đất nước cần nhân dân cũng sẵn sàng hiến dâng. Cần đất làm sân golf, làm khách sạn, làm chung cư cao cấp hay biệt thự liền kề...nhân dân cũng phải dâng đất cấy trồng của mình cho dự án. Thế mà nhân dân chỉ cần được nằm trên một chiếc giường ( có trả tiền đàng hoàng ) khi đau ốm thì cũng không được. Vì sao lại như thế ???
Không ai có thể nói Cuba giàu có và phát triển hơn Việt Nam. Nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhân dân thì những người chứng kiến chỉ có thể nói : xuất sắc. Tại sao Cuba làm được điều đó mà chúng ta không làm được?
Cứ cho những câu hỏi của tôi và vấn đề tôi đang đặt ra đây là của một kẻ ít hiểu biết và kém trách nhiệm trong việc xây dựng hình ảnh đất nước thông qua chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân thì xin các ngài có bộ óc thông tuệ trong quản lý và có trách nhiệm hãy giải thích rành rọt và hợp lý để đầu óc của kẻ ít hiểu biết này được sáng ra một chút.
Tác giả MINH LUẬN   


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Ranh giới giữa sáng kiến và “tối kiến”(*)

  (*) đã được đăng tại http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-06-ranh-gioi-giua-sang-kien-va-toi-kien- 
                                                                                                         
Cách đây mấy hôm cả nước ta đã đồng loạt tắt điện trong 1 giờ nhân “Ngày trái đất”. Đó là lần thứ 3 thực hiện sáng kiến tiết kiệm điện kể từ năm 2009  mà trong đó mỗi người chỉ cần làm một động tác đơn giản và hoàn toàn tự nguyện là tắt điện trong gia đình mình. Nhưng kết quả  đưa lại  thật là ấn tượng và đầy ý nghĩa : Không chỉ tiết liệm được 400,000 Mw tương đương 500 triệu Đồng mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng !. Một việc làm như thế không xâm hại lợi ích của bất cứ ai và không ảnh hưởng đến bất cứ một hoạt động kinh doanh sản xuất  nào,  lại còn tao ra một niềm vui nho nhỏ trong các gia đình có dịp được quây quần bên nhau trong ánh sáng của ngọn nến.

Xin miến bàn về nguồn gốc xuất xứ hay động cơ của sáng kiến “Ngày trái đất”, ta có thể dẽ dàng đi tới nhất trí rằng đây chính là một SÁNG KIẾN ĐÍCH THỰC theo đúng nghĩa của nó. Do đó nó không chỉ được nhiều người tự nguyện hưởng ứng mà còn được duy trì phát huy lâu dài . Một sáng kiến như vậy không đòi hỏi bất cứ một nguồn vốn tài trợ nào nên cũng không có chuyện các “ bên” xông vào nhằm chia chát , xè xẻn rồi biến  thành những “hậu quả” như đã từng thấy. Thế mới hay, một ý tưởng mới chỉ có thể xác định là sáng kiến bằng kết quả và giá trị thực của nó, chứ không nên nhìn vẻ bề ngoài hoặc nghe những lời giới thiệu hoa mỹ về nó.

Tuy nhiên,  thực tế lâu nay ở nước ta đã và đang có vô số những việc làm được cao rao là “sáng kiến” có khi ở tầm cỡ những dự án tiêu tốn rất nhiều nguồn lực nhưng kết quả chẳng bao nhiêu, thậm chí còn gây ra những hậu quả khôn lường. Đơn cử như câu chuyện mua tàu cũ của nước ngoài đem về sửa chữa cải tạo thành tàu du lịch Hoa Sen mà VINASHIN đã từng làm và để lại hậu quả như ta đã thấy . Hay gần đây nhất là trường hợp khai thác bauxite Tây nguyên đang diễn tiến theo chiều hướng hậu quả hơn là kết quả. Khắp nơi trên đất nước này nếu có dịp đến cơ quan xí nghiệp nào cũng thấy treo đầy những bằng khen tặng sáng kiến xuất sắc,...nhưng không mấy ai biết rõ những hậu quả đằng sau những tấm bằng khen đó. Có những sáng kiến đưa lại một vài cái lợi trước mắt nhưng gây ra những hậu quả lâu dài.  Câu chuyện đóng/ mở, mở/đóng đói với các ngã tư đường phố của Thủ đô Hà Nội có lẽ cũng thuộc loại sáng kiến như vậy; nó không chỉ  gây nên những lãng phí về vật liệu, xăng dầu..., mà còn làm mất mĩ quan  đồng thời làm tăng độ ô nhiễm môi trường đô thị, đặc biệt là sự phản tác dụng đối với công tác giáo dục công dân về ý thức chấp hành luật lệ giao thông (tham khảo tại đây: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-01-13-dem-ngu-van-mo-tay-nam-vo-lang-quay-chong-ca-mat- )

Có thể nói có tình trạng lạm dụng khái niệm sáng kiến ở nước ta trong nhiều năm nay. Đi kèm với nó là sự lãng phí nguồn lực một cách oan uổng. Có những sáng kiến tiêu tốn rất nhiều ở giai đoạn tiền khả thi để rồi bị "treo"  như “Thành phố ven sông Hồng”, “Trục Thăng Long-Ba Vì”, v.v... Vì thế, có người đưa ra một định nghĩa vui vui  rằng  sáng kiến là ý kiến đưa ra vào buổi sáng đến buổi tối đã  trở thành “tối kiến”!

Vẫn biết sáng kiến là một phạm trù đặc biệt, không thể thiếu nếu muốn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhưng trong bối cảnh nước ta còn thiếu một cơ chế và năng lực để đánh giá, xét duyệt và quản lý quá trình thực hiện sáng kiến, thì trước hết phải hết sức thận trọng trong việc phê duyệt và áp dụng các sáng kiến đồng thời  phải biết kiên quyết chấm dứt kịp thời những sáng kiến nào đang biến thành “tối kiến”. /.
     
Trần Kinh Nghị

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Happy old days

Chưa bao giờ cuộc sống con người chuyển động nhanh như bây giờ. Nhịp sống thật hối hả, gấp gáp ...; tất cả đều hướng tới phát triển và tiêu thụ. Một ngày của bạn dường như trôi qua nhanh bằng nửa buổi của thời 50 năm trước; có lẽ một tuần bằng 3 ngày; 5 tháng bằng một năm...

Bởi vì bạn có quá nhiều việc để làm và phải làm. Bạn vừa muốn đọc sách nhưng không thể tránh được sự cám dỗ của chiếc máy tính hoặc màng hình TV. Mở máy ra bạn vừa muốn đọc tin, nhưng cũng rất muốn biết xem có ai đó để chat, lướt xem có bao nhiêu bức thư mới trong mail -box, và những thư đó của ai, thấy cầnthìphải đọc ngay xem nó  nói gì…có những thư  đòi hỏi bạn phải trả lời ngay tức khắc (nhất là khi bạn đang yêu hoặc đang theo đuổi một công chuyện làm ăn quan trong…). Với những người "chơi" blog thời gian lại càng quý hiếm khi mãi mê đọc, viết... Sẽ bận hơn nữa nếu bạn cũng là người mê bóng đá hay phim truyên trên truyền hình mà lúc nào cũng sẵn với chất lượng hình tuyệt hảo được truyền phát qua cable TV (chứ không phải cái enten hay bi gió lung lay trên nóc nhà của ban như xưa).
Cả thế giới giờ đây trong tầm tay của bạn. Chỉ một cú nhấn chuột là bạn có thể "gặp mặt" và trao đổi, thậm chí ký kết một hợp đồng làm ăn với đối tác từ bất cứ quốc gia nào. Với chiếc điện thoại di động bé xíu lọt thỏm trong lòng bàn tay, bạn không bao giờ bị rơi vào thế bị động hoặc cô đơn dù đang ở đâu và làm gì. 
Có thể nói, trái đất - không gian sống của loài người - dường như đang  thu nhỏ lại và nhanh chóng trở nên chật hẹp! Thời gian cũng trở nên "quý hiếm". Chưa hết ngày thứ Năm bạn đã nghĩ đến chiều tối thứ Sáu và kỳ nghĩ cuối tuần... Dịp nghĩ cuối tuần nào của bạn cũng đầy ắp những cuộc vui hoặc việc làm bổ ích cho bản thân mà bạn không thể làm vào các ngày trong tuần. Thoát cái đã hết Chủ nhật …Và bạn phải cố lắm mới thu xếp được một giấc ngũ vừa đủ để ngày mai thứ Hai giậy sớm đi làm.
Trên đường đi làm, văng vẳng bài hát tuổi thơ “ thứ hai là ngày đầu tuần, thứ Ba…, thứ Tư … thứ Năm…”. Nhưng bạn hãy chú ý vào tay lái đấy nhé! Xe bạn đang lao vào vùng tắc nghẽn…, cần phải tập trung vừa để tránh va chạm vừa để tìm lối thoát nhanh nhất để không bị đến nơi làm việc quá muôn, nhất là nếu bạn đã trót có một cuộc hẹn vào đầu giờ. Nếu đó là một ngày đẹp trời và bạn gặp may thì đó sẽ là một ngày mới bắt đầu của một tuần lễ may mắn. Nhưng rất có thể đó là một ngày mưa dầm dề, cộng với một vài điềm gỡ…, bạn sẽ phải “chiến đấu” mệt mõi đấy..., đôi khi quên luôn dịp nghĩ cuối tuần đó nghe! Với một cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ, thì thứ Hai là ngày cực kỳ bận rộn…nhưng cũng đầy hưng phấn, nhất là lúc bạn đưa “thiên thần bé nhỏ” đến trường vì đối với bạn, dù có vất vã bao nhiêu, thì những kỳ vọng mà bạn đặt vào thiên thân bé nhỏ sẽ giúp bạn vượt qua tất cả...

Cứ như thế bạn sẽ đi qua 1 tháng lúc nào không hay. Rồi 1 năm của bạn cũng sẽ nhanh thôi mà! Bạn sẽ lại bận tít mù lo cho cái Tết mà trong đầu vẫn còn nhớ như in mình đã làm gì trong Tết trước. Bạn sẽ hỏi: Sao nhanh thế?... Tết để làm gì nhĩ?... Chắc không phải để có dịp mà ăn..., vì bạn rất sợ ăn, nhất là của béo và ngọt, những thứ mà bạn tin rằng hế đụng vào là sẽ lên cân ngay. Cũng chẳng phải để nghĩ ngơi ..., vì tuần nào cũng có 2 ngày nghĩ cuối tuần rồi; với lại còn vài việc phải làm gấp với phía đối tác nước ngoài vốn không coi Tết là ngày nghĩ… À, có lẽ chỉ còn một lý do là để về quê viếng mộ tổ tiên hoặc đi lễ chùa chủ yếu để cầu may cho công việc làm ăn của bạn. Có khi bạn lại muốn Tết mau mau qua đi…để đỡ láng phí thời gian vàng ngọc...

Chà chà, cứ như thế liệu cuộc đời bây giờ có “ngắn” hơn so với trước? Hình như có đấy! Chả thế mà ngày xưa 60 tuổi đã được coi là “lão”, 70 tuổi là “cỗ lai hi”… Giờ 80, 90 vẫn còn “ham sống sợ chết”!
Nhưng để lựa chọn, bạn sẽ chọn cuộc sống xưa hay nay?

Nghe nói, dân tộc nào trên thế giới cũng có một cách tư duy na ná nhau theo kiểu người Anh gọi là “happy old days” (những ngày xưa tươi đẹp). Tuy nhiên để ý một chút thì thấy rằng chỉ những người có tuổi mới dễ đồng ý với câu đó trong khi hầu hết người trẻ tuổi có thể cho đó là “lẩm cẩm”… Có lẽ vì, chỉ người già mới có ngày xưa, còn người trẻ thì chưa có.
Vậy, ta thử quyết tâm không theo cách tư duy của người già xem sao (?)

Nói thì nói vậy, nhưng ta không sao quên được quá khứ, nhất là những gì tốt đẹp. Ta vẫn hằn sâu trong ký ức với những ngày trôi qua thật thú vị biết bao, khi ta dùa dỡn hay tắm mát cùng lũ bạn bên dòng suối trong mát ven rừng hay dạo chơi trên cánh đồng xanh ngút ngàn trong làn gió mát quyện mùi hương đồng nội, hoặc chỉ đơn giản là nằm nằm ngủ say sưa trên chiếc chỏng tre ngoài hiên nhà… Mỗi khi ra phố, ta thấy phố vừa đẹp vừa thanh bình với nhiều thứ không thấy có ở nông thôn. Hồi xưa phố thì ra phố, nông thôn là nông thôn chứ không lẫn lộn như bây giờ. Những con phố có vĩa hè thoáng rộng và yên tịnh, có ồn chăng chỉ là tiếng ve sầu nghe cho đõ nhớ khi đi xa! Các nơi công cộng không chen chúc xô bồ, đầy rác rưỡi và bụi bậm... Đồ ăn thức uống thì tuy không nhiều thứ để lựa chọn, nhưng thứ gì cũng thơm ngon đậm đà khiến ta mỗi khi đã được ăn thì nhớ mãi. Hồi xưa không ai lại sợ mắc bệnh hiểm nghèo hay sợ béo...vì ăn... Mà ăn là thưởng thức, thế thôi!

Phải chăng thời xưa con người có nhiều thời gian và không gian hơn để thưởng thức cuộc sống, và do đó thấy cuộc đời trôi qua chậm rãi, đầy thi vị và quyến rũ...? Có lẽ vì thế mà cảm giác thời gian như dài ra và cuộc đời cũng dài hơn. Chả thế mà người ta đã lấy khái niệm “Tết” để ám chỉ một việc gì đó còn lâu mới xảy ra...

Tôi cứ lan man lục lọi ký ức, hồi tưởng và so sánh với hiện tại (mặc dù biết rằng “mọi sự so sánh đều là khập khiểng”), với hy vọng tìm thấy những cái tốt đẹp hơn giữa ngày nay và ngày xưa …thử tìm cách bác bỏ cách tư duy “happy old days”... Nhưng thật khó! Đó là chưa nói có cái còn phải chờ vài chục năm nữa mới kết luận được, chẳng hạn, liệu "các thiên thần" của chúng ta (giờ được chăm sóc tốt chắc sẽ cao, to, đẹp và thông minh hơn thế hệ trước) lại sẽ gửi cha mẹ vào các trại dưỡng lão (như đang diễn ra ở các nước phát triễn)?
Mọi người hãy cùng suy ngẫm xem có lý lẽ nào để bác bỏ "happy old days". /.
(Bài chuyễnb từ blog cũ sang)
*****

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này