Hiển thị các bài đăng có nhãn Hành chính công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hành chính công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Luận về chữ "LỪA" trong tiếng Việt


Một trong những đặc điểm thú vị của tiếng Việt là sự biến hóa của ngữ nghĩa; cùng một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, có thể đồng nghĩa hoặc nghịch nghĩa, và nghĩa bóng nghĩa gió đủ thứ...  Xin lấy từ "LỪA" làm một ví dụ. 

Từ này có hai nghĩa gốc: a) là danh từ gọi tên một loài động vật được nuôi giữ để thồ hàng: con lừa; và b) vừa là danh từ vừa là động từ với nghĩa là lừa lọc, lừa đảo, lừa phĩnh, lừa gạt, đánh lừa  (đều  có hàm ý xấu, không rõ ràng minh bạch)

Xuất phát từ nghĩa đen (con lừa), còn có thêm những nghĩa bóng ám chỉ sự dốt nát, ù lỳ, chậm hiểu nhưng bảo thủ. Bên cạnh một vài thành ngữ như "đồ con lừa" hay "gìa lừa ưa nặng", còn có ngữ "xứ lừa" để ám chỉ những đất nước mà ở đó tình trạng trì trệ, bảo thủ , chậm tiến luôn ngự trị. Các nghĩa ở b) hoàn toàn không liên quan với nghĩa ở a) và hầu như không có nghĩa bóng nhưng rất thông dụng hàng ngày. Tuy nhiên, với lối "chơi chữ" của người Việt thì các từ, ngữ và nghĩa nói trên có thể vẫn có mối liên quan mật thiết với nhau, đôi khi rất khó dịch ra tiếng nước ngoài sao cho người đọc vừa hiểu đúng nội dung, vừa cảm nhận được cách "chơi chữ" trong tiếng Việt. Ví dụ với đoạn văn này chẳng hạn : "Trong xứ lừa đầy rẫy sự dối trá và lừa lọc, ở đó tầng lớp thống trị lừa dối kẻ bị trị, và người dân lừa gạt lẫn nhau hàng ngày. Rốt cuộc nạn nhân là những người bị lừa, nhưng suy cho cùng ai cũng vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân. Đó là trạng thái đáng buồn của một dân tộc đã lâm vào cảnh tự lừa dối mình trong một thời gian dài ". Đoạn này nếu dịch không khéo, người đọc sẽ không hiểu hoặc chỉ hiểu ý mà không cảm nhận được cái hay của trò chơi chữ.

Đó là xét về mặt ngôn ngữ thuần túy. Nhưng về mặt xã hội học, người ta nói "ngôn ngữ là sinh ngữ" và nó có mối liên quan mật thiết với tính cách và lối sống của chủ nhân của ngôn ngữ đó. Sự hay ho thú vị của tiếng Việt chính là nhờ đặc điểm lỏng lẽo, không tách bạch rõ ràng trong từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp. Và phải chăng điều này có ảnh hưởng  đến tính cách và nếp sống cũng như cung cách quản lý xã hội của người Việt vốn được thể hiện khá rõ ở tình trạng mập mờ, thiếu rõ ràng minh bạch trong luật lệ cũng như trong trao đổi thông tin và giao tiếp  hàng ngày (?). Đó là lý do tại sao trong xã hội Việt Nam mọi thứ luật lệ và quy định thường chỉ mang tính tạm thời hoặc nhất thời, thiếu rõ ràng minh bạch khiến ai muốn hiểu thế nào cũng được, cấp dưới không nhất thiết hiểu đúng như cấp trên, và người dân có tâm lý không tin tưởng vào sự công minh của pháp luật. 

Nếu không phải vậy thì thật khó lý giải  tại sao trong thời đại  toàn cầu hóa và hội nhập,  nền hành chính công của Việt Nam vẫn chậm chạp lê bước trong quá trình được mệnh danh là "cải cách" kéo dài suốt mấy chục năm qua. Tại đất nước này người dân ngày càng khó tiếp cận thông tin cũng như các quy định, luật lệ từ nguồn chính thống- những thứ thường ít khi được soạn thảo một cách ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ. Chúng thường phải được phổ biến với sự giải thích "tam sao thất bản" qua các cấp trung gian mà ngay bản thân họ nhiều khi cũng không hiểu đúng và đầy đủ.  Hệ thống các cơ quan hành chính công ở đất nước này thường rất rườm rà, đông nhưng không đủ để đáp ứng các nhu cầu của người dân. Tại đây các nhân viên hành chính vẫn hiểu rằng một khi được tuyển dụng họ sẽ có quyền hành và cơ hội tiến thân hơn là để phục vụ khách hàng. Đó là lý do tại sao họ hay gây phiền hà nhũng nhiễu và vi phạm các hành vi  tham ô, lãng phí. Đó cũng là nguyên nhân tại sao có hiện tượng trong khi "người ngay sợ kẻ gian" thì  một cô gái trẻ dám thẳng tay tát vào mặt một viên cảnh sát đang thi hành công vụ. Đó là lý do tại sao những người nông dân sau 1/2 thế kỷ cải cách ruộng đất giờ lại trắng tay và phải kéo lên trung ương khiếu kiện. Đó là lý do tại sao hàng loạt những dự án và công trình "thế kỷ" của đất nước bổng chốc trở nên hoang phế hoặc thua lỗ và đứng trước ngu cơ  phá sản.Và đó là lý do tại sao người đứng đầu của Đảng phải lên tiếng báo động về " nguy cơ tồn vong của chế độ". Và đó là lý do của rất nhiều điều nghịch lý khác trên đất nước này.
 
Đúng là không phải vô lý khi người dân tự gọi đất nước mình là "xứ lừa" với đầy đủ mọi ngữ nghĩa vốn có của nó. Nhưng đây không phải là trường hợp để thưởng ngoạn sự thú vị của ngôn ngữ, mà chỉ là cách để lột tã trạng thái tinh thần bức xúc của họ./.
    

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Tầm nhìn của con ngựa kéo xe

Hồi cuối những năm 1970s tôi may mắn được trong số ít ỏi lưu học sinh của nước Việt Nam XHCN sang du học tại Anh quốc TBCN. Đó cũng là thời kỳ khó khăn nhất của Việt Nam cả trên hai mặt trận đối nội và đối ngoại. Về đối nội, lúc đó chưa có đổi mới, vẫn còn nguyên chế độ bao cấp thiếu đủ thứ từ cây kim sợi chỉ cho đến gạo, đường, mắm muối…Về đối ngoại Việt Nam bị cả phương Tây và ông bạn láng giềng phương Bắc gây sức ép ghê gớm vì sự kiện Campuchia.

Thời kỳ đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh tương đối thân thiện. Tuy nhiên phía Anh chưa công nhận chế độ bằng cấp của Việt Nam và cũng dè dặt trong quan hệ chính trị , do đó chỉ cấp một số ít học bổng hạn chế trong lĩnh vực đào tạo giáo viên Anh văn, và chỉ cấp chứng chỉ (certificate), không cấp bằng master cho ai cả. Một số cán bộ trẻ được Bộ Ngoại giao cử đi học phải đóng vai "giáo viên" của Đại học Sư phạm Hà Nội, và may mắn cũng vượt qua vòng thi tuyển . Sau khi hoàn tất thủ tục, đoàn du học sinh gồm 20 người chúng tôi lên đường trước Tết âm lịch năm 1978 bằng đường không qua Hồng Công để đến London. Đó là đoàn thứ 2 trong số 3 đoàn được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai nước trước khi chương trình bị gián đoạn do tình hình quan hệ xấu đi trước bối cảnh vấn đề Campuchia và chiến tranh biên giới Trung -Việt..

Dù sao đối với chúng tôi, chuyến du học đó cũng là một chuyến du lịch khám phá đến thế giới tư bản "đang giẫy chết" . Ai cũng đều rất ngạc nhiên trước trình độ phát triển của Hồng Công và nước Anh, nơi có nhiều đường phố và những công viên văn minh sạch đẹp, với chế độ giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội khá lý tưởng. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng luôn tự nhủ phải giữ vững lập trường và đề cao tinh thần cảnh giác… Đi đâu, làm gì, tiếp xúc với ai chúng tôi đều cố gắng ít nhất có hai người để “bảo vệ” lẫn nhau (!) Đúng vậy, đó là trạng thái tinh thần và cũng là nội quy mà chúng tôi phải chấp hành. Có lẽ đó cũng là do kết quả của quá trình giáo dục, đào tạo ở nước ta một thời khiến ai cũng đều có cách hiểu giống nhau về mọi vấn đề. Sự hiểu biết đó dựa trên tình cảm dân tộc kết hợp với ý thức chính trị cứng nhắc trong mỗi con người. Nhưng đó là “bảo bối” để bất cứ người Việt Nam nào được cử ra nước ngoài có thể “đứng vững” trong quá trình sống và học tập ở môi trường mới lạ.

Trong 2 năm học ở Anh bọn sinh viên chúng tôi đã “va chạm” với rất nhiều dạng chính kiến khác nhau rất phức tạp trong những tình huống khác nhau, kể cả hội nghị, hội thảo về các chủ đề nhậy cảm như vấn đề Campuchia, vấn đề người tị nạn, v.v... Trước những trường hợp khó, chúng tôi thường có bàn bạc để thống nhất cách ứng đáp. Giờ nghĩ lại tôi vẫn ngạc nhiên về khả năng “giữ vững lập trường” của chúng tôi trước mọi tình huống như thế. Chẳng hạn khi có người hỏi về vấn đề người di tản (boat people), chúng tôi giải thích là do một số phần tử thuộc chính quyền cũ không chịu cải tạo và hòa nhập vào xã hội mới, lại bị kích động của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam…; về tình trạng kinh tế trì trệ và đời sống khó khăn, chúng tôi giải thích là do hậu quả chiến tranh kéo dài… ; vấn đề Campuchia, chúng tôi giải thích là do âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài buộc Việt Nam phải tấn công để tự vệ đồng thời giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng …Vân vân và vân vân. Nghĩa là chúng tôi tìm mọi cách lập luận để Việt Nam bao giờ cũng là người anh hùng chân chính, không bao giờ làm gì sai trái; nếu có điều gì không ổn là do âm mưu của các thế lực phản động thù địch gây ra! Kể cũng lạ, khi chúng tôi nói những điều đó đều được đa số người nghe tán đồng; nếu có ai không tán đồng họ cũng không phản đối gay gắt. Có lẽ điều này đã khiến chúng tôi ảo tưởng rằng mình đã thành công (!?) Nhưng sau này ngẫm lại, tôi thấy đó chỉ là bề ngoài và chỉ với những bạn bè "cả nể" không muốn tranh luận; còn dư luận thực sự đã chuyển sang thế bất lợi cho Việt Nam.

Dù sao, qua đó chúng tôi đã học được những bài học cay đắng nhưng bổ ích. Điều thú vị là, những bài học này trước hết đến từ những người vốn là bạn của Việt Nam, trong đó có bà già chủ nhà trọ của tôi. Bà lão này đã từng một thời rất tích cực tham gia phong trào đấu tranh chống Mỹ xâm lược Việt Nam. Hàng ngày , ngoài việc phục vụ ăn ở cho khách trọ, bà hay trò chuyện với chúng tôi về nhiều chủ đề. Có điều là cuộc nói chuyện nào hầu như cũng có tranh luận, nhất là khi nói về chủ đề quyền sở hữu và tự do cá nhân, vấn đề cải tạo công thương nghiệp và vấn đề Campuchia . Bà ấy hay đưa ra những nhận xét trái ngược với chúng tôi và tỏ ra rất thất vọng về những gì đang diễn ra ở Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh. Chúng tôi giải thích kiểu gì bà ấy cũng chỉ lắc đầu và cười như chế nhạo. Lúc đầu tôi quyết tâm không để bị thuyết phục bới “bà già Ê-cốt” mà tôi cho là “thiếu thông tin” này . Nhưng rồi tôi nhận ra bà ấy có lý. Có lần bà bảo: “Người anh hùng hôm qua có thể biến thành tên đồ tể ngày hôm nay” để nói từ khi VN xâm lược CPC thì không còn là người anh hùng nữa!. Lần khác bà lại đưa ra nhận xét: “Chúng mày đều giống như con ngựa kéo xe bi tấm  da che hai bên mắt, chỉ nhìn thấy một hướng phía trước mặt… “. Tôi như điếng người trước lối nói ẩn dụ ấy của bà. Có lẽ chỉ những người thực sự yêu quý Việt Nam mới hiểu sâu sắc và nói ra những điều như thế. Tất nhiên là tôi đã cãi lại. Và tôi có đầy đủ lý lẽ và lòng nhiệt thành để làm điều đó, mặc dù bà ấy không thể đồng ý với tôi.

Đó là bài học của tôi cách nay gần 35 năm rồi. Nhưng điều đáng ngạc nhiên và cũng đáng tiếc là cho đến nay vẫn thấy nhiều người Việt Nam, kể cả giới lãnh đạo và quan chức, dường như vẫn chưa rút ra bài học như vậy. Trường hợp điển hình gần đây nhất là ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành khi ông ta nhiệt thành bao biện cho những việc làm sai trái đồng thời có ý báo động về "âm mưu của ai đó....". Hình như ông Thành không phân biệt được đâu là âm mưu (của địch thật), đâu là do chính ta gây ra./.

Lời nhắn: Nhân đây tôi cũng xin đăng lại một vài hình ảnh đã chụp cùng bạn bè và các thầy cô giáo, đồng thời thông báo ý định của bản thân tôi và một vài người khác muốn tụ họp lại các bạn bè thời kỳ đó. Cuộc gặp đó sẽ hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, dưới hình thức một shared lunch/dinner tại một địa điểm thú vị nào đó thuận tiện cho mọi người và trong một thời gần nhất có thể được. Vậy nếu ai biết và sẵn sàng tham gia, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ e-mail và điện thoại ghi trên blog này hoặc liên lạc với người mình biết để thống nhất chương trình cụ thể. Xin cảm ơn.



Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Ván cờ Tiên Lãng


Suốt hơn tháng qua dư luận cả nước cuốn hút vào vụ Tiên Lãng. Báo chỉ và các phương tiện truyền thông không ngày nào vắng bóng từ “Tiên Lãng”. Người dân theo dõi với không chỉ nỗi lòng bức xúc mà cả với lòng mong đợi một giải pháp thấu tình đạt lý từ phía Nhà nước. Giới tuyền thông theo dõi để tác nghiệp. Giới chính trị gia, kể cả những kẻ "diễn biến hòa" bình các thể loại, vừa theo dõi vừa toan tính...   

Nếu như ý kiến kết luận và chỉ đạo xử lý vụ Tiên Lãng của Người đứng đầu Chính phủ-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra ngày 10/2 khiến mọi người tràn trề hy vọng thì phát biểu của Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành trước hội nghị cán bộ trung cấp, cao cấp thuộc CLB hưu trí Bạch Đằng, Hải Phòng sáng 17-2 đã khiến dư luận sững sốt, bức xúc...đến nỗi có người đã nhảy lên sân khấu đòi cách chức vị Bí thư Thành ủy và được cả hội trường vỗ tay tán đồng  http://www.youtube.com/v/vCHsmG8E2bQ?version=3&hl=en&fs=1 Cảnh này hơi giống cảnh nghị trường ở các nước Đông Á. Nhưng điều quan trong hơn, nó cho thấy một ván cờ mới hình thành đã bước sang hồi gay cấn vậy!

Tại cuộc họp đó ông Thành đã nói nhiều ý kiên sai lệch với kết luận của Thủ tướng , tiếp tục bênh vực cho những lỗi lầm của hệ thống lãnh đạo từ huyện Tiên Lãng đến Thành phố nơi ông là lãnh đạo tối cao. Không những thế ông Thành còn lên tiếng tố cáo báo chí, đồng thời tiếp tục tìm cách đổ tội cho gia đình nông dân họ Đoàn.

Vậy ông Thành là ai? Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1957, quê Hoa Lư (Ninh Bình), có bằng tiến sĩ kinh tế và cử nhân luật (không biết học khi nào, học theo cách gì(?); đi lên từ ngành Công an chuyển sang làm Chánh Văn phòng Quận ủy Hồng Bàng, sau làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. Tháng 12-2009, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng ND thành phố Hải Phòng khóa XIII được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố. Chỉ một năm sau, tháng 12-2010 được Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV bầu làm Bí thư Thành ủy. Theo cơ cấu, ông là ủy viên TW Đảng.Vậy ông là lãnh đạo cao cấp của Đảng.

Phát biểu của ông Thành hoàn toàn không phải là do “nhỡ mồm” như ta thường thấy gần đây ở nhiều vị lãnh đạo và quan chức, mà là một sự chủ ý bắt nguồn từ nếp tư duy thâmcăn cố đế của ông ta.  Nó diễn ra trong bối cảnh cho đến nay chưa thấy Người đứng đầu của Đảng chính thức "chỉ đạo" gì về vụ việc Tiên Lãng. Dư luận không thể không phân vân: ông Thành hành động theo lệnh của ai?... Qua đó cho thấy một sự khác lạ so với những gì thường thấy trước đây khi giải quyết những vụ việc tương tự như Quỳnh Phụ (thái Bình) và nhiều vụ việc khác khi mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước (Đảng và Chính phủ) từ trung ương xuống địa phương đều nhất quán, cấp dưới phục tùng cấp trên nhằm giải quyết êm thấm (dù chỉ là hình thức và tạm thời). Nhưng lần này rõ ràng đang có chuyện “trên bảo dưới không nghe”. Nó gợi cho ta hình ảnh một bàn cờ mà sau khi vừa hai bên chơi vừa dọn bỏ một vài con tốt để mở đường tiến quân, thì một bên liền đưa xe chiếu vỗ mặt, và bên kia kê pháo đỡ đòn đồng thời chiếu tướng ngược lại. Mới đầu trông tưởng "ngon ăn" nhưng hóa ra lại đặt cả hai bên vào thế tiến thoái lưỡng nan: Đánh pháo thì mất xe, giữ xe thì phải lên sĩ; lên sĩ rồi, nước tiếp sao đây...? Xin mời mọi người cùng theo dõi hồi sau phân giãi./.


Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Bloggers: Viết không lách


Tiếng Việt có cách ghép từ rất độc đáo mà nhiều thứ tiếng khác không có. Một trong những từ đó là ”viết lách”. Nó gồm 2 từ vốn hoàn toàn riêng biệt : “viết” là hành động cầm bút (hay gõ bàn phím) để nói lên ý nghĩ trong đầu; ”lách” là hành động khó khăn trong thế chật hẹp hoặc bị kiểm soát.  Không biết từ thời ông tổ nào đã có sáng kiến ghép hai từ với nhau thành “viết lách” hết sức thâm thúy như vậy! Để tồn tại và phát triển người viết phải biết lách. Để lách người viết phải đánh đổi sự thật. Nếu bán đứng sự thật thì gọi là ”bồi bút”.
Nhân loại vẫn tranh đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp viết mà không lách. Riêng ở Việt Nam xưa nay tình trạng “viết lách” rất phổ biến; nó không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là lẽ sống. Đơn giản là vì nếu viết mà không biết đường lách (hoặc không chịu lách) thì bài vở của anh sẽ chẳng được ai sử dụng và anh sẽ chết đói nếu là người sống bằng nghề viết;  hoặc bị phê bình, mất việc, thậm chí bị tù đày.
Tuy nhiên, tình trạng nói trên đã bắt đầu thay đổi từ khi xuất hiện hình thái “văn đàn mạng” thông qua  internet, trong đó các blogger là chủ nhân chính. Nếu trước đây, các nhà văn, nhà chính trị, nhạc sĩ họa sĩ  hoặc bất cứ người viết nào khác muốn phát hành tác phẩm của mình đều phải thông qua các cơ quan kiểm duyệt. Nhưng giờ đây người ta có thể tự phát hành sản phẩm của mình lên mạng internet . Đây là một bước phát triển mang tính "đột phá",  nó giúp tạo ra những diễn đàn tự do, bình đẳng trên bình diện quốc gia và toàn cầu . Quan trong hơn, nó giúp thay đổi cách tư duy viết lách của nhân loại, trong đó có Việt Nam.
Nếu ta bỏ chút thời gian  dạo qua  làng blogger Việt sẽ thấy đa số họ là các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, v.v... đương chức hay đã nghĩ hưu, sống trong nước hay sống ở hải ngoại. Cũng có khá đông đảo những người chỉ đơn giản là thích “nói bằng bàn phím”.  Tất cả họ họp thành cái gọi là “cộng đồng mạng”. Cộng đồng này ngày càng đông đảo và tạo nên nhiều nguồn thông tin đa dạng, đa chiều bên cạnh các nguồn thông tin truyền thống là sách báo viết hoặc sách báo mạng do nhà nước quản lý.
Điều đáng nói là, giới blogger không  sống lệ thuộc vào tiền nhuận bút, nên họ có thể viết mà không cần lách. Điều này giúp họ không bị gò bó trong sáng tác cũng như phát hành. Bằng cách này  giới blogger đang thực sự tạo ra cho xã hội những thông tin quý giá không mất tiền mua. Nói cách khác họ là những "tình nguyện viên" làm việc không đòi hỏi thù lao. Đây có thể được coi là một loại nghề nghiệp mới thêm vào danh các nghề nghiệp của nhân loại- nghề tự do không đòi hỏi trả công .
Điều gì khiến giới blogger làm việc nguyện thiện như vậy? Đó có lẽ là do bản chất nhiệt thành và bản năng nghề nghiệp cộng với một chút tính cách cá nhân nào đó, như tính  hào phóng, thích giao tiếp với cộng đồng,  thích được người khác để ý, v.v…Nhưng điểm chung nhất của họ có lẽ là lòng yêu nghề và ý thức dấn thân vì sự nghiệp tiến bộ của xã hội và sự phát triển lành mạnh của đất nước. Trừ một số ít những blogger cực đoan với tâm tính đố kị, hiềm khích, còn lại đa số blogger đều có chính kiến rõ ràng với tinh thần dấn thân vì sự nghiệp chính nghĩa và yêu nước. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc họ luôn bám sát diễn biến tình hình , đặc biệt những vấn đề thiết thân như an sinh xã hội, bảo vệ môi trường , chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ… Nhiều blogger "làm việc" chăm chỉ và nhiệt thành hơn cả người trong biên chế nhà nước. Nhiều trường hợp họ sưu tầm và cung cấp những thông tin tư liệu qúy hiếm mà hệ thống thông tin chính thống không làm được.  Họ làm mọi việc có thể mà không chờ đợi bất cứ sự trả công nào, trái lại đôi khi  còn có thể bị hiểu nhầm, thậm chí bị đàn áp.Có kẻ đứng ngoài không hiểu cho rằng họ làm việc bao công "ăn cơm nhà và tù và hàng tổng"...Nhưng với giới blogger, đó chỉ đơn thuân là một công việc ưa thích như đánh cờ, chơi golf, đi du lịch...   Nếu có vụ lợi thì cái lợi ích duy nhất của họ có lẽ là việc có thể “viết mà không phải lách”. Dĩ nhiên, để làm được điều đó, họ  trước hết  phải tự đấu tranh với bản thân để vượt qua chính mình. Cùng một bài viết, nếu họ “cắt tỉa” bỏ đi những ý tứ gay góc hoặc  “trái chiều” thì có thể được đăng  tải trên kênh thông tin nhà nước và nhân một khoản nhuận bút kha khá. Nhưng họ chọn cách  giữ nguyên bài viết với chính kiến của mình để post lên blog cá nhân mà không nhận được một  xu nào từ bất cứ ai. Đó là điều đáng trăn trở lắm chứ!  Có người bảo viết cho "lề phải" khó. Nhưng thực ra không thể so sánh đơn giản như vậy. Cái chính là lương tâm của người viết đối với sự thật. Cùng một nội dung , nếu tự nguyện chấp nhận từ bỏ nguyên tắc sự thật, anh ta hoàn toàn có thể viết , thậm chí viết hay, để được đăng trên các báo chính thống. 
Cũng cầnthấy rằng, tự do không bị kiểm duyệt là thế mạnh, nhưng cũng là yếu điểm của giới blogger nếu họ không có ý thức tôn trọng những nguyên tắc được hình thành trong quá trình phát triển dưa trên cơ sở đồng thuận và hoàn toàn tự nguyện. Đó là tính trung thực, khả năng tư duy sáng tạo độc lập và giá trị của thông tin. Blogger cũng cần có tính cách hiệp sĩ, cụ thể là sự cao thượng , lòng bao dung, thái độ cầu thị , không hiềm khích và ý thức trách nhiệm trước thông tin của mình . Có lẽ đó là những  tiêu chí quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi blogger và của cả cộng đồng mạng.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức blog  chính: a) tin tức; b) bình luận; và c) kết hợp tin tức và bình luận; với 3 thể loại phổ phổ biến: a) chính trị-xã hội ;b) văn học–nghệ thuật, lịch sử ; và b) phím đàm và nhàm đàm. Về quy mô thì rất khác nhau; có blog chỉ như quyển nhật ký, có blog nhỏ như là một cái lều chỏng..., trong khi có blog đồ sộ như một hãng thông tấn thực thụ. Nhưng bí quyết sức mạnh của thế giới blog nằm ở khả năng liên thông, liên kết trên cơ sở tự nguyện, tự do không rào cản của nó. Điều này được thể hiện rất rõ trong qquá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và tiêu cực xã hội, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của tổ quốc..., gần đây nhất là vụ Tiên Lãng.
Cũng như đối với báo chí chính thống, công chúng là người phán xét công bằng nhất đối với giới blogger.  Tuy không hoàn toàn chính xác, uy tín của blog thường được thể hiện  qua số lượng người truy cập, nội dung comment và sự hưởng ứng của công chúng.  Đến nay dư luận chung đánh giá cao một số blogger hàng đầu như Anhbasam , Bauxitvn, Quechoa, v.v…Trong đó, có lẽ AnhBasam vượt trội hơn cả. Cũng đang thấy hiện tượng bạn đọc dần chuyển sang tham khảo các trang mạng tự do và xa rời các báo chí chính thống đã từng một thời là nguồn thông tin duy nhất của họ như báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân …Nó cho thấy một xu hướng lành mạnh hóa thông tin ở Việt Nam mà trong đó không thể thiếu vắng vai trò của các blogger- những người viết mà không cần lách. Có thể nói, thông tin mạng đang đóng một vai trò không thể thiếu được trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước. /.


Trần Kinh Nghị

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Tiên Lãng: một cơ hội, một phép thử


Cảnh sát dùng "chó nghiệp vụ" để cưỡng chế gia đình ông Vươn
Từ  vụ  Quỳnh Phụ-Thái Bình  (năm 1997) đến vụ Tiên Lãng-Hải Phòng là 15 năm. Đó là một thời gian khá dài, nhưng hai sự kiện đều cùng một vấn đề:  nông dân và đất đai và mối quan hệ giữa cán bộ và người dân.  Nó giống như một quả bom nỗ chậm với cái ngòi nỗ âm ĩ chưa bao giờ tắt. Đó chỉ là hai vụ bùng phát trong muôn vàn vụ việc âm ĩ trên khắp đất nước này . Nhưng có những đặc điểm đáng lưu ý: a)  Trong vụ Quỳnh Phụ  dân chỉ sử dụng gậy gộc thì vụ Tiên Lãng dân đã sử dụng súng đạn, bom mìn, giống như quá trình đi từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh võ trang ; b)Trong vụ Quỳnh Phụ  dư luận công chúng tuy có xôn xao, bức xúc nhưng về cơ bản đã ủng hộ các cơ quan chính quyền nhằm giải quyết "êm thấm"; trong  vụ Tiên Lãng, dư luận  bất bình,  bất tín, bất phục với tâm trạng chờ đợi xem nhà nước sẽ giải quyết như thế nào;  c) So với thời Quỳnh Phụ, thời nay  mức độ giác ngộ chính trị của dân chúng cao hơn rất nhiều , từ một việc tưởng chừng chỉ là nỗi oan sai của một gia đình nhà ông Vươn đã nhanh chóng biến thành một vấn đề quốc gia đại sự, chủ yếu nhờ hiệu ứng nhanh nhậy của phương tiện truyền thông qua internet.

Có thể nói, lần này giới  lãnh đạo đất nước đã bắt đầu nhận ra tính chất  nghiêm trọng và nguy cấp của vụ việc và đã kịp thời chỉ đạo nhằm dập tắt “ngòi nỗ” trước khi  quá muôn. Đó là việc người đứng đầu Chính phủ đích thân chỉ đạo, và các ban/ngành Trung ương vào cuộc. Tuy nhiên, có thể thấy cách thức giải quyết dường như chưa có gì mới, chủ yếu để đối phó dư luận, chứ không nhằm vào nguyên nhân sâu xa , gốc rễ nằm ở chủ trương và đường lối, chính sách. Một biểu hiện rõ là việc các cấp từ xã, huyện, thành phố luôn tỏ ra muốn bao biện bằng các thủ đoan quanh co, dối trá, với thái độ độc đoán chuyên quyền quen ức hiếp người dân; khi bị thúc bách bởi cấp cao và công luận,  họ sinh ra giao động tìm cách đổ lỗi cho nhau. Lúc này một số cấp bậc từ xã, huyện mới bị “điểm danh”. Song một số lãnh đạo chủ chốt và quan chức thừa hành khác ở tất cả các cấp có liên quan đến vụ việc dường như vẫn được bao che hoặc vì lý do nào đó vẫn nằm ngoài vòng xử lý . Việc  cần làm trước vẫn chưa làm, đó là ra quyết định dứt khoát về sinh mạng chính trị và lợi ích kinh tế của bên bị hại là gia đình ông Vươn;  và đặc biệt  vẫn “vắng bóng” một lời xin lỗi từ phía cơ quan công quyền trước công luận - điều thường thấy ở  bất cứ quốc gia dân chủ nào. Trong nội dung xử lý vẫn nặng về quy trách nhiệm cho "luật lệ lỏng lẽo", "trình độ cán bộ yếu kém"…, nhưng tránh né nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ đường lối, chủ trương, chính sách để dẫn đến tình trạng quan liêu tham nhũng và  kém năng lực của bộ máy công quyền. Thiết nghĩ; với đội ngũ cán bộ xấu thì mọi luật lệ chỉ là một thứ bình phong mà thôi; nguyên nhân gốc rễ bắt nguồn từ hệ thống chính trị (có thể hiểu theo nghĩa "hành chính và pháp trị") đã thoái hóa, lỗi thời.

Tóm lại, về cơ bản trình tự và cách thức giải quyết như hiện nay cho thấy vẫn là cách thức cũ đã lỗi thời. Không phải chỉ đợi đến vụ Tiên Lãng, mà nhiều năm qua đất nước đã rơi vào tình trạng bất bình,  bất tín, bất phục, và phần nào “bất tuân lệnh” như có thể thấy trong các khâu điều hành công việc như giao thông, thuế khóa, tài chính-ngân hàng, ngân sách, quản lý đất đai, xây dựng, v.v…Vụ Tiên Lãng chỉ là một giọt nước làm tràn ly mà thôi. Tuy nhiên xét trong bối cảnh đối nội và đối ngoại  hiện nay, nó là một tiếng chuông cảnh báo rất đúng lúc. Dư luận trong và ngoài nước đang nóng lòng chờ đợi giải pháp công minh, đàng hoàng từ phía Nhà nước .  Sự đúng/sai của giải pháp sẽ trực tiếp tác động đến quá trình tiếp theo.

Do đó, hơn lúc nào hết  nên coi đây là một cơ hội để lắng nghe, học hỏi và nhận ra vấn đề, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn. Đó là cơ hội để khẳng định rằng dân tộc này có đủ tiềm năng và truyền thống  tốt đẹp để tiếp thu cái mới nhằm vượt qua chính mình trong những thời kỳ lâm nguy nhất; đó là cơ hội để đảng cầm quyền và giới lãnh đạo đất nước chứng minh có hay không bản lĩnh và quyết tâm để tiếp tục dẫn đầu trong sứ mệnh bảo vệ và xây dựng đất nước thẹo mục tiêu, mục đích đã tuyên bố. Đó là cơ hội để Đảng và chính quyền lấy lại lòng tin của nhân dân. Giải quyết vụ Tiên Lãng đồng thời cũng là một “phép thử” xem giới lãnh đạo đất nước có dám nhìn thẳng vào sự thật và tự biến cải để thích ứng với thời đại. Đó là phép thử xem cán bộ các cấp có thực sự vì nước vì dân, dám từ bỏ những lợi ích cá nhân và những thói hư tật xấu (?). Nó đòi hỏi  một phương pháp tư duy mới thể hiện bằng những giải pháp cụ thể, triệt để và phù hợp với lòng dân, chứ không phải chỉ để đối phó bằng cách ngụy biện, nữa vời như đã từng thấy lâu nay./.                    
 
*****

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Chán quá!



Gần tuần lễ nay blogger tôi không thể nào vào được "nhà" của mình. Thử vào blog khác thấy một số như Lều Thăng sắc, Tuanvn, v.v...cũng không được,nhưng vào Quechoa,Bauxitvn, Basam... vẫn bình thường.Hỏi tranhung09 bảo đó là do "trùng" với đợt chặn của nguồn cung cấp dịch vụ gì đấy..., và bày cho cách "vượt rào". Thế là hôm nay mới vào được... Nhưng thấy nhà trống vắng hẳn, chỉ có vài trăm readers cả tuần qua!

Từ ngày chuyển sang blogspot (tháng 3/2011) đây là lần "bị chặn" tệ hại nhất.Đáng lẽ không sốt ruột lắm nếu không có tâm trạng chờ đợi số reader 99.999!, và cũng lo bị ai đó "phá nhà"... Hiện giờ tạm thời "vượt rào", nhưng tốc độ rất chậm chạp và khó làm việc, cũng chẳng thấy mấy reader vào đọc. Nói chung là chán và nản với cái trò "ngăn sông cấm chợ"!

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Khi người đứng đầu nói mà không làm

Tại HN TW VI, khóa XI (từ 26-31/12/2011) đã đưa ra NQ về củng cố, chỉnh đốn Đảng,  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu vạch ra nhiều vấn đề yếu kém tồn tại..., coi đây là "vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta".

Nếu đọc kĩ, có thể thấy hầu hết nội dung bài phát biểu, kể cả cụm từ "vấn đề sống còn của Đảng, chế độ", đều đã được các vị lãnh đạo đảng và nhà nước cũng như nhân dân đã nói đến trong các dịp khác nhau với mức độ và cách thức khác nhau. Tuy nhiên bài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này mang tính tổng kết súc tích, rõ ràng hơn cả. Nó lại được đưa ra tại một thời điểm "bức xúc" nhất của dư luận trước tình trạng suy thoái về tư tưởng trong bộ máy công quyền và trong Đảng . Có lẽ đây là lý do chính để ông nhận được sự hoan nghênh và cả niềm hy vọng từ công chúng.

Tuy nhiên, ngay cả những người lạc quan tin tưởng nhất vẫn không tránh khỏi tâm trạng hoài nghi về tính khả thi của nó. Nhân dân cần nhiều hơn và cụ thể hơn thế. Còn nhớ thời ông Lê Khả Phiêu đã từng nói rất mạnh về chống tham nhũng khi mới nhậm chức năm 1997 để rồi bị "thay ngựa giữa dòng" giữa nhiệm kỳ . Thời ông Nông Đức Mạnh khi mới lên cũng đã nói đến chống tham nhưng sau đó giống như "mất điện" và chỉ có thể tồn tại cho đến hết nhiệm kỳ mà chẳng làm được gì. Liệu ông Trọng có đi theo vết xe của các người tiền nhiệm?

Nếu được phép đưa ra lời khuyên, nhân dân mong rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với lợi thế đang ở thời kỳ chín mùi nhất của "nguy cơ tồn vong của đảng và chế độ" như ông nhận định, hãy hành động trước khi quá muôn. Và hành động nếu có của ông, trước hết nên bắt đầu từ những việc cụ thể của bản thân và nơi ông trực tiếp điều hành, ví dụ, cắt giảm và tinh giản biên chế của các cơ quan chuyên trách Đảng, tách quỹ lương khỏi hệ thống hành chính công, bãi bỏ một số chế độ đãi ngộ vô lý, v.v... Từ đó chắc chắn ông sẽ tạo nên những tác động có tính lan tỏa được đông đảo nhân dân ủng hộ và không thế lực nào có thể ngăn cản . Thực tiễn Việt Nam cho thấy nếu thực hiện quy trình ngược lại, tức là người đứng đầu chỉ nói và ra chỉ thị cho các ngành các cấp...thì hãy đợi đấy!!!, họ sẽ bị các nhóm lợi ích tìm mọi cách chống trả làm vô hiệu hóa mọi quyết định dù là rất đúng đắn và chân thành của người đứng đầu. Trong trường hợp đó, hậu quả đối với xã hội còn tệ hại hơn; nó giống như mở banh một khối ung nhọt nhưng không có cách cứu chữa vậy!

Trần Kinh Nghị


Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Tư liệu: Những phát ngôn ấn tượng năm 2011


Câu nói “cả một bầy sâu” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xứng đáng đứng đầu bảng top ten phát ngôn ấn tượng 2011. Một năm hết sức đặc biệt với quá nhiều những phát ngôn hết sức ấn tượng, ấn tượng hơn hẳn những năm trước. Hay do bệnh… “lở mồm”?

1- “Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ. Không nhẽ cứ để mãi như vậy, mai kia người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết. Thế đâu có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi. Một bầy sâu là chết cái đất nước này!”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
2- “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”- Giáo sư tiến sĩ Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
3- Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam là thể hiện tình cảm “yêu cho đòn cho vọt”- Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Nguyễn Duy Chiến.
4- “Dân có vàng thì dân giàu, mà nhà nước giữ vàng (của dân) thì nước sẽ mạnh”- Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
5- “Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
6- “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
7- “Có thể nói kỳ họp nào chính phủ cũng báo cáo một bản báo cáo hết sức hoành tráng và có sức thuyết phục… Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp. Quần đảo Trường Sa bây giờ do Trung Quốc chiếm… Làm sao để nhiệm kỳ này cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.
8- “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
9- “Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có luật nhà văn (nhà thơ) thì tôi cũng… chưa nghĩ ra!”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Hồng, người đề xuất ban hành luật nhà thơ (nhà văn).

10- “Tôi vinh dự được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương cho thôi chức danh Bộ trưởng khi tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn ngành Thông tin và Truyền thông dành cho tôi đang ở đỉnh cao (93%)”- Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng TTTT.
2011 là năm khá đặc biệt, nhiều nhân vật ấn tượng và cũng quá nhiều phát ngôn ấn tượng. Không nhắc đến hoặc bỏ sót là một điều đáng tiếc. Vì thế xin giới thiệu thêm kế sau bảng “Top ten phát ngôn ấn tượng” là 10 phát ngôn ứng viên hụt (từ 11 đến 20), cũng không kém phần… ấn tượng!
11- “Ông Trương Tấn Sang trở thành vị tổng thống đầu tiên có tài hùng biện… là sự khởi đầu cho thời đại mới”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
12- “Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất, xét xử 2 cấp nên nếu thấy quyết định trái pháp luật thì có quyền hủy, trừ quyết định của Thủ tướng”- Chánh án Tòa tối cao Trương Hoà Bình.
13- “Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại… Việc có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học- cao đẳng vừa qua là vấn đề bình thường”- Bộ trưởng Giáo dục & đào tạo Phạm Vũ Luận.
14- “Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào của thế giới. Trung Quốc chỉ sợ quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam…”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
15- “Chủ nghĩa Marx đã nói đến một lúc nào đó đảng không còn mà nhà nước cũng không còn thì Đảng “muôn thuở” thế nào được”- Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn BBC.
16- “Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
17- “Bùi Thị Minh Hằng mà ị ngay nhà tôi tôi cũng nói là c. Bùi Hằng thơm quá”- Châu Xuân Nguyễn.
18- “Anh mà gọi nó bằng con là tôi dập máy đấy!”- GS rùa Hà Đình Đức trả lời phỏng vấn BBC về “cụ” rùa hồ Gươm.
19- “Tôi hiểu trong 7 thành viên của Hội đồng đó thì có người có thể là chưa bao giờ đọc kịch của tôi, chưa bao giờ xem kịch của tôi… còn người thứ hai không bỏ cho tôi, tôi cũng không ngạc nhiên, vì có thể là họ chưa bao giờ biết viết kịch, và họ chưa bao giờ làm đạo diễn cả… Có khi là trong một liên hoan sân khấu, tôi mời người này mà không mời người khác tham gia ban chỉ đạo, chỉ vì thành phần đã đủ hay vì tính chất cuộc liên hoan… bây giờ họ được ngồi trong Hội đồng, nhớ chuyện cũ và không bỏ phiếu cho tôi… tôi xứng đáng không chỉ dừng ở Giải thưởng nhà nước mà cả ở Giải thưởng Hồ Chí Minh”- Trung tướng Công an, anh hùng lao động, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên kịch, nhạc sĩ, họa sĩ Hữu Ước phát biểu sau khi bị loại khỏi danh sách ứng viên giải thưởng nhà nước..
20- “Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!”- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Nguồn: Blog Trương Duy Nhất




Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Thấy gì từ giái pháp "đóng ngã tư, mở chữ U" trên phố phường Hà Nội?

Mới đây do có việc tang gia tôi phải đi lại nhiều lần giữa phố Tô Hiệu, Quận Cầu Giấy đến khu Tập thể Nam Đồng. Đi bằng xe máy hoặc taxi tôi đều phải mất không dưới 1 tiếng đồng hồ giữa hai điểm nói trên, đoạn đường mà tôi còn nhớ “ngày xưa” đi xe máy chỉ mất trên đưới 20 phút.
Vẫn biết Hà Nội đang phát triển quá nhanh nên khó tránh khỏi tình trạng ách tắc giao thông, nhưng có một điều vô lý xung quanh cái gọi là “giải pháp” đóng/mở các ngã tư và thay vào bằng nhiều lỗi rẽ ngoặt (chữ U) giữa đường tại cái thành phố ngàn năm tuổi này.
Đúng ra, nếu các ngã tư vẫn được lưu thông, tôi đã có ít nhất 3 khả năng lựa chọn tùy theo phương tiện và thời gian: a) xuất phát từ phố Tô Hiệu qua đường Chùa Hà, bắt vào đường Cầu Giấy, đi đường La thành đến ngã 5 Ô Chợ Dừa rẽ phải đi tiếp đường Nguyễn Luơng Bằng tới Nam Đồng; b) từ Tô Hiệu ra đường Nguyễn Khánh Toàn, rẽ vào đường mới ven sông Tô Lịch đến ngã 5 Cầu Giấy rồi đi tiếp như tuyến một; c) vượt qua “nút cỗ chai” đê Cống Vị sang Đào Tấn, đến Khách sạn Deawoo qua ngã tư đi đường Nguyễn Chí Thanh rồi rẽ trái vào đường Huỳnh Thúc Kháng, đến Ngã tư Chùa Bộc –Tây Sơn rẽ trái, đi một đoạn thì đến Nam Đồng.
Nhưng bây giờ với nhiều điểm giao cắt bị đóng lại trên các tuyến phố đó, tôi buộc phải đi vòng qua đường Láng (tiếng là “đường vành đai” nhưng cũng đã bị chặn ở một số điểm giao cắt chính) để tìm một điểm “chữ U” quay lại tìm một lối khác đi Nam Đồng. Đi như vậy đúng thật sự là “mua đường”. Ngay cả với người không có việc gấp, chỉ dạo phố cũng mất hứng khi phải đi vòng vo như vậy! Nếu là người Hà Nội nhưng chưa quen đường cũng dễ gặp rắc rối và phải đi như “con kiến leo cành đa,...” rất mệt mỏi. Nếu là người người ngoại tỉnh hoặc nước ngoài thì đó là một "ma hồn trận"! Nói chung biện pháp "khóa" các ngã tư và thay vào bằng các điểm rẽ ngoặt “chữ U” cách đó vài trăm mét là một giải pháp "lợi bất cập hại". Người tham gia giao thông buộc phải chấp nhận cách đi vòng vo mất thời gian sức lực, vô hình trung làm tăng lượng xe cộ lưu thông trên đường, các loại xe di chuyển chậm chạp vừa tốn thêm nhiên liệu và xả nhiều hơn khí thải ra môi trường. Bản thân việc đóng mở đường như vậy còn vừa tốn kém vừa làm xấu cảnh quang đường phố. Cái lợi nếu có là cắt giảm rõ rệt số nhân viên giao cảnh(!)...nhưng chẳng lẽ để họ ngồi chơi ở trụ sở hoặc để tăng cường đón chặn bắt người vi phạm ở các vị trí không quan trọng khác (?). Tình hình chung là như vậy. Nhưng có điều lạ, mới đây Sở Giao thông Công chính vẫn khẳng định : "...qua khảo sát nhận thấy đa số ý kiến tán thành với giải pháp….”. Và đó là lý do để họ tiếp tục đóng- mở- đóng hàng loạt điểm giao cắt và điểm quay “chữ U” trên các tuyến phố của Thủ đô như ta thấy đến nay.


Người viết bài này đã thử tự mình làm một cuộc "khảo sát" bằng cách đi dọc một số tuyến đường, kết hợp trao đổi với người dân...Qua đó thấy: Chỉ một số ít người đồng ý với giải pháp với lý do "được tự do đi lại" không phải chờ đèn xanh-đỏ; một số khác thờ ơ, không tin tưởng vào giải pháp; đa số không tán thành, cho rằng cách làm lảng phí, kém hiệu quả và gây ô nhiễm …Một vài tài xế taxi nhận xét ” Đi kiểu này xăng tốn gấp hai ba lần …”. Có anh bức xúc:” Không hiểu sao các ông í (ý nói cơ quan chức năng) lại làm điều vô lý như vậy?. Một lái xe khác hóm hĩnh: “Nếu để kiếm thêm tiền của khách thì chúng cháu “thích thật”…, nhưng phải “quay vô lăng mỏi cả tay...đến nỗi đêm nằm ngủ vẫn mơ tay nắm vô lăng quay quay chóng hết cả mặt".

Bản thân người viết bài này không làm trong ngành giao thông, nhưng đã tham gia giao thông hơn 1/2 thế kỳ tại Hà Nội , đặc biệt đã có dịp “tháp tùng” một số đoàn cán bộ giao thông công chính Việt Nam trong các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, nên cũng hiểu chút ít vấn đề này và thấy cần đóng góp vài suy nghĩ như sau:

Một là, không phải “bỗng dưng” mà cả thế giới này đã chấp nhận các điểm giao cắt (ngã ba, tư, năm, sáu ,bảy…), coi dấu cắt (+) như một biểu tượng về đường đi của nhân loại. Đối với các thành phố hiện đại người ta chỉ cải tiến các điểm giao cắt bằng các giải pháp công nghệ như xây cầu vượt, đường ngầm, đường nhánh,… đồng thời bố trí hệ thống đèn báo và lực lượng giao cảnh hợp lý, v.v…, chứ không mấy khi xóa bỏ hoặc cấm lưu thông tại các điểm giao cắt. Phải chăng chỉ có Hà Nội mới có cách làm giải pháp "không giống ai" như vậy?

Hai là, Bằng việc chặn ngã tư, thay bằng các điểm "ngoặc chữ U” có thể tạo cảm giác "tự do" di chuyển mà không cần nhiều nhân viên điều hành...nhưng thực chất là thái độ “đầu hàng“ trước nếp sống tự do cá nhân, tùy tiện còn rơi rớt lại của nền sản xuất tiểu nông mà trong đó “bác nào muốn đi thì cứ đi”!. Ngoài vài “cái lợi” nếu có, mặt hại còn lớn hơn nhiều; đó là sự lãng phí dưới dạng thời gian, xăng dầu phát sinh, khí thải môi trường, và cả những hậu quả tâm sinh lý tiềm ẩn…

Ba là, nếu ngắm nhìn các phố phường Hà Nôi từ bất cứ góc độ nào đều thấy cảnh lộn xộn, nháo nhác của những dòng dòng xe cộ di chuyển chậm chạp, cái quay ngược, cái quay xuôi, rẽ ngang chen lấn giữa đường càng dễ gây ùn tắc, va chạm v. v…. . Tất cả diễn ra trong bầu không khí bụi bậm dầy đặc khí thải xăng dầu, tạo nên một quang cảnh nháo nhác, lam lũ, nghèo nàn, lạc hậu không nên có tại một thành phố Thủ đô”.

Bốn là, xét trên phương diện giáo dục công dân như vẫn thường được đề cao với các khẩu hiệu “con người văn minh, lịch sự” và “thành phố xanh, sạch, đẹp, hiện đại” thì giải pháp nêu trên e rằng đang “góp phần” theo hướng ngược lại…, vì nó khuyến khích mỗi cá nhân được quyền chen lấn mà không phải tuân theo hiệu lệnh của cơ quan công quyền; hể ai có sức khỏe, có khả năng chen lấn thì cứ việc vươn tới phía trước, chỗ nào trống là lao xe vào …. Tai nạn và các cuộc xung đột, đánh chửi nhau cũng rất dễ phát sinh từ đó.
Cuối cùng, từ những gì đang diễn ra xung quanh quá trình tìm giải pháp chống tắc đường của Hà Nội, ta thấy một tình trạng tương tự đối với các lĩnh vực kinh tế- xã hội khác trên khắp đất nước này. Nó cho thấy hể khi nào và ở đâu mà Cơ quan chủ quản chưa “đạt chuẩn” thì không thể có giải pháp tốt, thậm chí ngược lại. Mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương cụ thể có khác nhau, nhưng có một bài học chung là: Giải pháp nào cũng không nên làm trái với những kinh nghiệm đã được đúc kết của nhân loại. Cải tiến và sáng tạo là điều vô cùng cần thiết để góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn. Nhưng đừng bao giờ nhân danh “cải tiến” và “sáng tạo” để biến một thành phố, một địa phương thành một phòng thí nghiệm cho những ý tưởng “không giống ai”./.

Trần Kinh Nghị
Ghi chú: Bài đã đăng tại http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-01-13-dem-ngu-van-mo-tay-nam-vo-lang-quay-chong-ca-mat-










Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Làm khai sinh cũng nhiêu khê

Chắc không mấy ai lại chưa một lần có việc phải cậy nhờ  nơi cơ quan hành chính nhà nước. Tôi thì đã khá nhiều lần, nhưng lần này tôi buộc phải  giơ tay xin “cho em ý kiến”. Không phải vì oan ức, mà vì nó như một “giọt nước tràn ly” khiến  tôi thấy cần góp thêm một tiếng nói vì một nền hành chính nước nhà tốt đẹp hơn; ngoài ra không có dụng ý gì khác.
Cách đây vài tuần lễ tôi có đến Phòng Hành chính Phường tôi ở giữa thủ đô Hà Nội để làm giấy khai sinh cho đứa cháu ngoại, một việc mà cả hai nhà nôi-ngoại đều rất coi trọng.
 Qua tìm hiểu sơ bộ và qua kinh nghiệm không mấy khi lặp lại, tôi đã  soạn sẵn một bộ giấy tờ gồm  giấy Kết hôn của hai con, giấy chứng sinh của cháu, hộ khẩu của mẹ cháu (lâu nay vẫn để cùng sổ với nhà ngoại và cũng là nơi mẹ con đang ở ), giấy CMND của bố và mẹ cháu; và không quên mang theo CMND của bản thân. Những tưởng như vậy là đủ.
Nhưng khi tôi vừa chìa tập hồ sơ qua  ô kính, một nhân viên xem qua và nói:  “Thiếu sổ hộ khẩu của bố ” đồng thời đẩy bộ hồ sơ trả lại tôi và  quay sang tiếp người khác.  Tôi hơi chưng hửng, nhưng cảm thấy mình đã “ra rìa” nên đành gấp hồ sơ trở về nhà.
Chẳng may, đúng vào tuần lễ đó người con rể  đi công tác nên  tôi phải đợi gần 10 ngày  sau mới lấy đựợc hộ khẩu để quay lại Phòng hành chính Phường.  Lúc này một nhân viên khác xem hồ sơ và nói : “Cần bản phô tô  hộ khẩu và CMND…” Thú thật lúc đó tôi chỉ nghe rõ phần đầu, không rõ phần cuối.  Nhưng thấy thái độ “phớt ăng-lê” cùng  vẻ mặt không mấy thiện cảm của người nhân viên nên tôi không hỏi thêm đành  “rút lui có trật tự”, định bụng sẽ sao chụp hết tất cả mọi thứ giấy tờ đang có trong cặp là được.
Tôi quay xe đi tìm hiệu phô tô cóp pi và in tất cả những thứ có trong cặp hồ sơ, mỗi thứ 2 bản cho chắc ăn,  rồi nhanh chóng  quay lại Phòng hành chính để khỏi nhỡ một ngày nữa. Tuy nhiên, những trắc trở  vẫn đang chờ tôi tại đó.  
Lúc này một  nhân viên khác tiếp nhận tập hồ sơ, dường như  không cần biết phần trước  thế nào cũng chỉ soạn ra chọn lấy bản phô tô hộ khẩu cùng tờ Chứng sinh nhưng trả lai tất cả các thứ khác, kể cả 2 CMND của bố mẹ cháu bé, rồi lại yêu cầu bản phô tô  CMND của tôi! Thú thật lúc này tôi bắt đầu thấy nản , liền nói: “Thì tôi đã phô tô hết mọi giấy tờ trong cặp rồi đó, giờ lại bảo phô tô cả CMND của tôi nữa… Sao lúc nãy không bảo?” Tôi liền rút ví lấy CMND  ra và nói:  “Nếu cần thì cứ giữ lại CMND của tôi, khi làm xong cho tôi xin lại”. Người nhân viên  nói  cần bản phô tô của tôi để lưu hồ sơ, chứ  không cần bản chính. Tôi giợi ý nhờ phô tô bằng chiếc máy của cơ quan (đang đặt ở góc phòng), nhưng người nhân viên  lắc đầu dứt khoát  rằng tôi phải ra phố mà làm lấy! . Thú thật một lão già về hưu như tôi cũng đã nhiều phen xử lý giấy tờ các loại tại nhiều địa bàn trong và ngoài nước, nhưng chưa bao giờ tôi thấy nhiêu khê  như  lần này chỉ vì  mấy cái giấy phô tô! Do đó tôi bắt đầu  bực mình và giở giọng lý sự: “Tên tôi có trong bản sao Hộ khẩu lại có cả CMND gốc kèm theo là quá đủ.  Tại sao người thực việc thực mà không tin lại đi tin vào mấy tờ giấy sao chụp ? Có máy móc sắm ra để đấy mà không giúp dân thì để làm gì?…  Rồi tôi kết luận:  Hành chính mà làm thế này  thì đúng là “hành dân là chính!”
Nói vậy, nhưng  rồi  tôi cũng đã phải lộn lại vòng nữa để sao chụp cái CMND chết tiệt đó chỉ mong sao được việc của đứa cháu mới chào đời.
Nhưng chưa hết. Khi tôi quay lại với bản bản sao CMND, và bộ hồ sơ coi như đã đủ thì người nhân viên lại “cảnh báo” rằng trong cái giấy khai sinh của đứa cháu  sẽ phải bị đóng dấu “đăng ký quá hạn”. Nghe lạ tai, tôi thắc mắc : Tại sao? Tôi đâu có chậm nếu biết rõ ngay từ đầu phải mang theo giấy tờ gì! Và nếu có chậm thì đâu đến nỗi phải đóng cái dấu như tội lỗi ấy vào Giấy khai sinh của một đứa trẻ vô tội? …Thấy tôi tỏ bức xúc, người nhân viên giả thích rằng đó chỉ là nguyên tắc đối với trường hợp khai báo chậm hơn 60 ngày,…nhưng “sẽ không ảnh hưởng gì đâu”!. Tôi cãi: Không ảnh hưởng thì đóng dấu làm gì, ngày tháng trong giấy đã nói lên điều đó rồi; đóng thế chỉ tổ gây hiểu nhầm không cần thiết?. Rốt cuộc, có lẽ vì đã là “nguyên tắc” nên dẫu tôi có nói gì họ cũng không nghe. Tôi đành cầm tờ giấy hẹn ra về mà không có được niềm vui nhỏ nhoi của người ông đi làm chứng sinh cho đứa cháu.
Nhưng đâu đã hết chuyện.  Hôm đến hẹn tôi ra nhận giấy khai sinh, hí hửng mang về  khoe với cả nhà. Không ngờ  lại phát hiện ít nhất có  3 vấn đề khiến cả hai nhà nôi - ngoại đều chỉ muốn làm lại cái giấy khai sinh đó. Một là, không chỉ trên tờ Khai sinh chính mà cả các bản  sao  đều đóng dấu đỏ choét ô chữ “ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN”  nỗi bật giữa tờ Giấy khai sinh trông rất phản cảm.  Hai là, tại phần ghi địa chỉ,  chữ Hà Nội bị tách đôi: chữ “Hà” nằm cuối dòng trên, chữ “Nội” một mình chiếm cả dòng dưới,  không hợp lệ về cách viết địa danh;   trong khi hàng trên chữ dày chi chít mà vẫn  thiếu chữ "phường" và "quận". Tất cả  tạo nên một sự mất cân đối và không phù hợp quy cách của một văn bản hành chính nhà nước.   Vấn đề thứ 3, tên của cháu bị nhầm chữ y với chữ i. Lỗi này chủ yếu là do tôi trong lúc đang tranh cãi thiếu bình tĩnh đã chép sai so với   Giấy Chứng sinh, nên tôi đã nhận lỗi).  
Với 3 “vấn đề” nói trên, tôi quyết định lập tức quay lại phòng Hành chính Phường để xin được làm lại giấy khai sinh nhằm  kết hợp chỉnh sửa để  có một Giấy khai sinh tốt đẹp cho đứa cháu. Tôi cũng nói rõ sẵn sàng trả mọi chi phí cho việc làm lại như vậy.
Lúc đầu một nhân viên bảo tôi chờ sẽ cho làm thủ tục làm lại. Nhưng sau đó một nhân viên khác nói  không được làm lại. Người đó cũng quả quyết rằng   không thể bỏ  ô chữ  “ĐĂNG KÝ CHẬM”, cũng không thể chỉnh sửa phần ghi địa chỉ  “vì máy tính đã lập trình như vậy”(!?)  
Tất cả tưởng như bế tắc cho đến khi tôi trực tiếp trao đổi sự việc với cấp cao hơn của họ và được “thông cảm” cho làm lại. Nhưng vị cán bộ cấp trên đó cũng không quên nhắc tôi hãy xin lỗi mấy người nhân viên hành chính về thái độ nóng nảy của tôi…"cho được việc"! Vậy ra, phải chăng thái độ của nhân dân là cần thiết, còn thái độ của công chức thì sao cũng được?; và chỉ có người dân có lỗi, còn cán bộ nhân viên nhà nước thì không bao giờ có lỗi?, và nếu có lỗi thì cũng không cần xin lỗi?    
Hôm qua tôi ra Phường nhân tờ  Giấy khai sinh làm lại nhưng vẫn thấy  ô chữ “ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN” màu đỏ nỗi bật trong bản chính. Chữ i được đổi thành chữ y, nhưng chữ Hà Nội vẫn bị “chia tách” ở hai dòng như cũ.
Trên đây  chỉ là một việc rất nhỏ trong toàn bộ công việc của ngành hành chính  nước ta. Nhưng nó cho thấy lề lối làm việc ngày càng rườm ra, thái độ quan cách khiến người dân luôn thấy mình bỡ ngỡ, phiền toái ngay tại chính quê hưqơng của mình. Không hiểu vì lý do gì các cơ quan hành chính ngày càng lạm dụng hình thức chứng từ sao chép  mà ai cũng biết rất dễ bị lợi dụng để tẩy sửa, thay đổi hoặc làm giả. Vậy mà hễ cần làm thủ tục giấy tờ gì đều đượcyêu cầu nọp  bản sao (cóp-pi),  thậm chí không cần đối chiếu với bản chính!  Thiết nghĩ, tục ngữ xưa đã có câu “tam sao thất bản” chí lý thế, mà nay ngành hành chính của ta dường như chưa nhân thức được nên đã có không ít những hậu quả tầy trời chỉ vì “bản sao dỡm”.
Vi tính là một công cụ hiện đại đáng lẽ giúp làm ra các văn bản đẹp và đúng quy cách hơn, nhưng lại bị vận dụng sai lệch để biện bạch cho cách làm việc tắc trách hoặc lấp liếm cho trình độ yếu kém của người thi hành công vụ. Bất cứ ai có chút hiểu biết về vi tính đều biết cái gọi là “lập trình” đều do con người làm ra, cớ sao không thể chỉnh lại , nhất là trường hợp  sai cả ngữ nghĩa lẫn hình thức của một văn bản. Theo sự giải thích của các nhân viên phòng hành chính nói trên,  thì chắc chắn đã, đang và sẽ có hàng loạt những văn bản nhà nước với những lỗi “lập trình” ngớ ngẫn như vậy trên khắp đất nước này./.  

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Phòng chống tham nhũng từ kinh nghiệm chống chuột

Căn nhà gia đình tôi ở gần 20 năm nay hầu như lúc nào cũng có chuột; có thời kỳ nhung nhúc cả đàn. Chúng luôn rình rập sẵn sàng tấn công vào bất cứ thứ gì “gậm nhấm” được, không chỉ thức ăn mà cả quần áo, sách vở, đồ đạc…. Đêm đến chúng tha đủ thứ vào trong chiếc đàn piano để “ăn chơi nhảy múa” cùng nhau. Để đạt mục tiêu gậm nhấm lũ chuột thường lục lọi và phá hoại tất cả những gì trên đường di chuyễn, đồng thời làm mất vệ sinh và gây ra bệnh tật... Chúng thật nguy hại và đáng ghét!
Vì thế nghe ai mách bảo phương cách gì là tôi đều cố gắng thực miễn sao diệt trừ được lũ chuột quái ác. Mèo do ông trời sinh ra để "trị " chuột..., nhưng không hiểu sao bây giờ mẽo cũng sợ chuột, có khi còn bị chuột đánh trả làm đổ tung đồ đạc trong nhà...! Vậy nên chỉ còn cách dùng bẫy. Nào là bẫy sập, bẫy cài, bẫy gỗ, bẫy sắt, đến thuốc chuộc các loại và keo dính. Qua đó tôi nhận thấy các loại bẩy dường như đã bị lũ chuột tinh ranh “rút kinh nghiệm”, keo dính tuy đơn giản nhưng có lẽ hiệu quả hơn. Nhưng nói chung là, không thể tiêu diệt hết lũ chuột bằng bất cứ cách nào, vì chúng là một loài vật có sức sinh tồn rất mạnh lại rất tinh ranh. Biểu hiện rõ nhất là, những con nào đã từng một lần bị “chết hụt” sẽ trở nên rất tinh quái và hầu như không bao giờ bị mắc bẫy lần thứ hai. Trong nhà tôi từng có một con bị bẩy què chân nhưng sau đó chính nó là con sống lâu và phá hoại nhiều nhất. Đã thế, lũ chuột thường di chuyễn theo bầy đàn nên sức phá hại của chúng càng lớn. Theo quy luật tự nhiên, hầu hết các loài vật đều có mặt lợi mặt hại, nhưng riêng chuột là loài chỉ ăn tàn phá hại mà chẳng có ích lợi gì; chúng lại rất khó (nếu không nói là không thể) bị tiêu diệt!
Tuy nhiên, cho đến một ngày gần đây khi tôi tình cờ xem một chương trình động vật hoang dã trên tuyền hình. Chương trình đó nói về những loài vật vốn chỉ quen sống trong rừng hoặc vùng đất hoang, nhưng gàn đây lại di cư hàng đàn về sống chung với các gia đình người dân bên nước Úc. Chúng đặc biệt thích sống dưới tầng hầm, tầng trệch hoặc đơn giản là ngoài vườn. Chúng có thể là các loài rắn, chiêm, sóc, cangaru,… đến chó sói, gấu, và cả hổ, báo, v.v... Lý do đơn giản là vì chúng phát hiện ra rằng không đâu lại có sẵn nguồn thức ăn dồi dào cho chúng bằng cách "ở chung" với nhà dân. Theo quy luật sinh tồn chúng đã tự điều chỉnh môi trường sống. Ban đầu người dân có vé thích thú trước sự xuất hiện của chúng, nhưng ít bao lâu sau đã phát hoảng trước sự lan tràn về số lượng và sự “tự nhiên như người”. Người dân bắt đầu chịu không nỗi và phải tìm mọi cách đánh đuổi chúng đi mà không được. Nghe nói tình trạng tương tự cũng đang lan tràn ở các nước phát triển, nơi mà người dân vốn rất yêu động vật và cũng có nhiều đồ ăn thức uống thừa mứa.
Thật không ngờ đoan phim nói trên đã cho tôi một "ý tưởng" để phòng chống lũ chuột trong nhà. Tôi nghĩ, nguồn thức ăn là nguyên nhân chính, chứ không phải bản thân lũ chuột! Và tôi bắt đầu thử nghiệm bằng cách cất dấu thật kín mọi loại thức ăn, kể cả những đồ thừa bỏ đi, đồng thời chú ý tránh để rơi vãi bất cứ thứ gì “gặm nhấm” được trên bàn, trên sàn nhà hay trong chậu rữa…
Điều gì đến đã đến! Những ngày sau đó, cứ mối sáng dậy tôi thấy các vật che chắn đều hằn dấu vếtcắn phá của chuột. Các bao bì và giây buộc bị cắn nát, những chiếc nắp đậy được chèn kỹ cũng bị bật tung ra… Sau mỗi ngày tôi rút kinh nghiệm và cất dấu kỹ hơn, khiến lũ chuột dù đã cố hết sức phá phách nhưng không thể tiếp cận được nguồn thức ăn nào nữa. Chúng vẫn đến rồi đi trong quảng 1 tuân hay 10 ngày tiếp theo. Sau đó không hề thấy bóng dáng con chuột nào trong nhà nữa. Thì ra chúng không có gì để ăn nên không đến “thăm” nhà tôi nữa (mặc dù vẫn thấy chạy lúc nhúc ngoài vườn và bờ tường nhà hàng xóm). Cả nhà thực sự ngạc nhiên trước cái chiến công “không đánh mà thắng” như vậy! Tôi nghĩ nếu các nhà xung quanh đều làm như vây chắc chắn lũ chuột sẽ di chuyển đi vùng khác.

Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ nhưng cụ thể và thiết thực mà tôi muốn kể lại để mọi người cùng áp dụng trong cuộc chiến chống nạn chuột trong gia đình. Nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ rằng kinh nghiệm chống chuột trong nhà tuy nhỏ nhoi nhưng có thể áp dụng trong công cuộc chống tham nhũng ở một cơ quan, một địa phương và một đất nước, đơn giản là vì, những kẻ tham nhũng cũng không khác gì lũ chuột; họ sẽ không bao giờ bị diệt hết và thậm chí còn phát triển đông hơn ở nơi nào có sẵn “nguồn thức ăn”- tức là tài sản công dưới mọi hình thức. Trong khi họ thực hành cái “tham” tất nhiên họ cũng gây “nhũng nhiễu” như lũ chuột. Do đó, cách chống thiết thực và hửu hiệu nhất là hãy ngăn chặn không cho họ tiếp cận “nguồn thức ăn”; nếu để họ “ăn” rồi mới xử tội thì không bao giờ cho xuể!. Nói cách khác biện pháp phòng chống quan trọng và có tính quyết định, chứ không phải đợi xảy ra mới xử lý. Trước các biện pháp phòng ngừa hửu hiệu, lúc đầu chắc chắn các thế lực tham nhũng sẽ lồng lộn lên, có thể phá phách để chống lai… Nhưng nhất định chúng sẽ phải thua cuộc như lũ chuột vậy. Nếu làm được như thế trên quy mô cả nước thì chắc chắn điều kỳ diệu sẽ đến với nước ta!
Vậy biện pháp phòng chống là gì và cần được tiến hành như thế nào? Đây trước hết là vấn đề của các cơ quan Nhà nước, kế đến là sự ủng hộ của người dân. Những biện pháp ngăn chặn trước tiên có lẽ là tăng cường các thể chế bảo vệ đồng thời thực hiện minh bạch hoá môi trường công sở. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự quyết tâm chính trị cao từ phía Chính quyền và sự đồng thuận của toàn dân. Các biện pháp cần thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ, tại các nước phát triển người ta đang thí đỉểm mô hình công sở với các khối nhà kính trong suốt mà trong đó các phòng ban là những “quầy” có vách ngăn lững bằng kính…, trông rất ấn tượng!
Bài đã được đăng trên Dân trí  http://dantri.com.vn/c202/s202-328738/phong-chong-tham-nhung-tu-kinh-nghiem-chong-chuot.htm
Trần Kinh Nghị

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này