Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Lệnh cấm mới của Bắc Kinh tại Biển Đông: Cần sự phản đối tập thể của ASEAN

H2
Nhà cầm quyền Trung Quốc mới công bố lệnh cấm đối với tàu các nước vào Biển Đông (xem sơ đồ vùng cấm bên). Theo sơ đồ này, đường cấm mới áp sát lãnh thổ các nước ven Biển Đông, chỉ cách Đà Nẵng của Việt Nam khoản 50 km. Đây là một bước leo thang mới có tính toán kĩ lưỡng của nhà cầm quyền Trung Quốc.  Bước leo thanh "đòi chủ quyền"này đang bị đầu  dư luận khu vực và quốc tế lên án. Ngày 9-1 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: “Việc hạn chế hoạt động đánh cá của các nước khác trên vùng biển tranh chấp ở biển Đông là hành vi khiêu khích và có thể gây nguy hiểm. Trung Quốc không hề đưa ra lời giải thích hay cơ sở luật pháp quốc tế nào đối với những yêu sách này. Quan điểm của chúng tôi luôn là các bên cần tránh những hành động đơn phương gây căng thẳng và hủy hoại cơ hội giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao và hòa bình”.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

'VN không hai lòng trong quan hệ với TQ' (*)

(*) Đây là tiêu đề  bài viết vừa đăng trên Vietnam net mà có lẽ ai đọc cũng  thấy lạ vì nó như một lời thanh minh  hoặc là "không khảo mà xưng vậy! Chủ blog tôi xin đăng lại ngyên văn bài báo đồng thời thử gợi ý rằng, nếu thêm dấu huyền vào chữ "hai" thì đúng với sự thật hơn chăng(?). Bởi vì ai cũng biết trong quan hệ với TQ,  VN chưa bao giờ chủ trương thay lòng đổi dạ, nhưng hiếm khi được hài lòng với ông bạn láng giềng phương Bắc (Bách Việt).
Xin mời đọc nguyên văn nội dung dưới đây.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Hợp tác hữu nghị...như thế này sao?

Theo một số nguồn tin, trong đó có báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, đã đưa tin về vụ việc  tàu cá mang số hiệu Qng - 92046 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm khi đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa hôm 1/12 gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt khiến ngư dân Nguyễn Văn Xiện đã bị chân vịt cứa vào cổ bị mất nhiều máu và bất tỉnh. Ông Lâm sau đó đã liên lạc và được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (có trụ sở tại Đà Nẵng) hướng dẫn cho tàu chạy vào đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa để cấp cứu.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Việt Nam được mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?

http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/476_312/2013/14f83fdce4fb26.img-d6f1c.jpgThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến Việt Nam ngày 13/10 trong một chuyến thăm chính thức cấp cao nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Sự trùng hợp ngẫu nhiên của chuyến thăm vào thời gian quốc tang của vị Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, biểu tượng cuối cùng của thế hệ chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam khiến người ta liên tưởng đến một điềm báo trong quan hệ Việt-Trung. Sự trùng hợp này có thể gây ra một vài khó khăn trong việc thu xếp nghi thức sao cho phù hợp và tránh gây hiểu nhầm, nhưng là một thời điểm chín mùi để người Việt Nam nhìn lại quá trình đã qua và định hình mối quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc trong tương lại. Bài viết ngắn này không có tham vọng trình bày cặn kẻ toàn bộ chủ đề rộng lớn này mà chỉ đề cập một khía cạnh thiết thực: Việt Nam được-mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Diễn biến đáng chú ý liên quan Biển Đông

Theo VNTTX, chiều 2/9 tại Nam Ninh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp TQ Lý Khắc Cường nhất trí cho rằng hai nước cần cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình.


Phát biểu tại cuộc hội đàm nhân dịp sang tham dự hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và hội nghị thượng đỉnh đầu tư - thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS) tại Nam Ninh (Quảng Tây), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước là chính sách lâu dài và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: VGP

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Hoàn Cầu: Các nước ven Biển Đông liên thủ cũng chưa chắc thắng TQ (*)

(*) Trích từ Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 27/08/2013 07
 

Cách đặt vấn đề và nhận định của Lý Kiệt, tạm bỏ qua thái độ kiêu binh, trịch thượng và vênh váo thường thấy của một số học giả diều hâu theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc khi bàn tới Biển Đông, nổi lên hơn cả là những nhận thức lệch lạc, hung hăng, hiếu chiến, kích động xung đột đối đầu ở Biển Đông.

Lý Kiệt, lon Đại tá hải quân Trung Quốc.


Ngày 26/8 tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải bài phân tích của Lý Kiệt, Đại tá hải quân, một "chuyên gia hàng đầu" từ Trung tâm Nghiên cứu Biển thuộc Viện nghiên cứu Tam Lược đưa ra nhận định "hùng hồn" và mang tính chất khiêu khích xung đột khi cho rằng, dù các nước ven Biển Đông có hợp sức liên thủ với nhau cũng chưa chắc đã chiếm được thế thượng phong so với hải - không quân Trung Quốc?!

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Bóng đen của chủ nghĩa diệt chủng đang trở lại Cămpuchia?

Sam Rainsy
Sam Rainsy và các đảng viên đối lâp đang vận động bầu cử tại
Theo BBC, chủ nhật, 4 tháng 8, 2013, thì trang mạng Hoa ngữ Hoa Thương Thời Báo phát hành tại Campuchia hôm 2/8 cho hay: Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia, đã phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng.
Ông cũng tỏ rõ sự ủng hộ dành cho Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nhà lãnh đạo đối lập Campuchia cũng gửi những thông điệp hữu nghị đến với Chính phủ và người dân Trung Quốc.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Một lựa chọn khả thi cho đường sắt Bắc - Nam

Lời giới thiệu của chủ blog
Là ngươi quê miền Nam nhưng hầu hết cuộc đời sống và làm việc ở Hà Nội, bản thân tôi và gia đình đã từng  nhiều lần đi Tàu Thống nhất, từ những chuyến tàu nhếch nhác nhất  trong những năm sau 1975 đến những chuyến tàu tuy chưa đẹp và chưa thuận tiện nhưng khá an toàn ngày nay, tôi thấy hoàn toàn đồng cảm với nội dung của bài viết dưới đây của tác giả người Nhật Pi Uy đăng trên báo Asahi Shimbun và được đưa lại trên Dân trí hôm nay.

May mắn thay, sau rất nhiều tranh cãi tại Quốc hội và trong công luận, cái gọi là "Dự án Tàu cao tốc Bắc -Nam " đã tạm hoãn vô thời hạn. Lúc đó tôi nghĩ  "Ông Trời đã cứu Việt Nam khỏi một bàn thua trông thấy!" Và tôi cũng rất lấy làm thú vị khi đường hầm Đèo Hải Vân được khánh thành, nhưng đường sắt vẫn còn chạy trên con đường cũ của nó vắt vẻo trên đĩnh Đèo mà mỗi lần có dịp đi qua tôi vẫn thầm khen là "báu vật" của ngành du lịch Việt Nam chỉ tiếc rằng chưa được khai thác...

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Sách lược hay chiến lược?

Có ít nhắt là 3 thực tế liên quan đến tình hình Việt Nam trong vòng 1 tháng qua kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc.

Một là, tình trạng sản xuất tiếp tục sa sút, nguồn thu ngân sách không đủ chi, giá ngoại hối USD tăng, giá vàng nhảy múa trong khi các mặt hàng đều tăng, đặc biệt giá điện tăng đột biến do ngành điện lạm thu của khách hàng (tham khảo tại đây). Hoàn toàn không khó khăn gì để bất cứ ai cũng nhận ra những hiện tương tương tự. 

Đó là gì nếu không phải là biểu hiện của tình trạng lộn xộn trong kinh doanh với những hình thái "chụp giựt", "tự cung tự tiêu"... trên quy mô cả nước. 

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Biển Đông: Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam(*)

(*) mới đây. Bài báo chỉ ra những thủ đoạn tuyên truyền trắng trợn đầy dụng ý nham hiểm của  nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn còn thiếu một vụ việc nghiêm trong khi họ cho in hình "lưởi bò" trên hộ chiếu Trung Quốc hồi năm ngoái (ảnh dưới). Và tấm hộ chiếu này đã bị VN, Philipine và nhiều nước khác tẩy chay.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Vấn đề Biển Đông theo cách nhìn của phía Trung Quốc (*)

(*) Gần đây trên mạng quân sự Trung Quốc đang tải 2 bài viết của học giả nước này bình luận về quan hệ Trung - Việt và vấn đề Biển Đông. Chủ blog Bách Việt muốn đưa lại 2 bài viết vào cùng một entry để bạn đọc tiện theo dõi đối chiếu.    

Bài I:   Đại sứ TQ: "Duy nhất còn tồn tại vấn đề trên biển"

chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Trung Quốc, Tập Cận Binh, Biển Đông
    
                    Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.Ảnh: TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp nhà nước Trung Quốc từ ngày 19-21/6. Nhân dịp này, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về ý nghĩa chuyến thăm, tiềm năng, triển vọng quan hệ hai nước, việc xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại, cũng như các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt - Trung.
Đại sứ Khổng Huyễn Hựu cho biết:
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng là cuộc tiếp xúc đầu tiên của nguyên thủ hai nước sau khi Quốc hội Trung Quốc bầu ra ban lãnh đạo khóa mới.
Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức chung trong quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt. Hiện nay, quan hệ Trung - Việt đã đạt được những bước phát triển to lớn, bên cạnh những cơ hội quan trọng còn có những vấn đề cần phải giải quyết. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng, hai bên sẽ xuất phát từ toàn cục mối quan hệ Trung - Việt và đại cục sự nghiệp phát triển của mỗi nước.
Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.Ảnh: TTXVN
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đồng thời đạt được thỏa thuận trong các vấn đề tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác hiệu quả và giải quyết thỏa đáng những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển lên tầm cao mới. Hy vọng rằng với sự nỗ lực chung của hai bên, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thành công tốt đẹp.
- Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt - Trung hiện nay?
Trong năm nay, dưới sự nỗ lực chung của hai nước, quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục có những bước phát triển mới.
Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc thường xuyên hơn. Tháng 3 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tháng 5, Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tháng 6, trong khuôn khổ chuyến thăm Vân Nam, dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ nhất và Hội chợ Côn Minh lần thứ 21, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã hội kiến với ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải. Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng trong việc tăng cường tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác và giải quyết các bất đồng, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt.
Thứ hai, đưa việc giao lưu đã được cơ chế hóa đi vào chiều sâu. Hai nước triển khai sâu rộng trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước, trong năm nay sẽ tổ chức hội thảo lý luận lần thứ 9, Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng cán bộ Đảng. Cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh... hai nước tiếp tục hoạt động hiệu quả, mới đây hai nước đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 7. Giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt là giữa các tỉnh, khu vực biên giới.
Thứ ba, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hai nước tăng với tốc độ cao qua các năm, Trung Quốc 9 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sau khi kim ngạch thương mại song phương năm 2012 đạt 40 tỷ USD, kim ngạch 5 tháng đầu năm 2013 đạt 18,9 tỷ USD, tăng 37.3% so với cùng kỳ năm ngoái, hai nước hứa hẹn sẽ hoàn thành đúng thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại năm 2015 đạt 60 tỷ USD mà lãnh đạo hai nước đặt ra. Hai bên đã ký kết bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Trung - Việt giai đoạn 2012-2016” và “Bản ghi nhớ hợp tác thương mại nông sản Trung - Việt”, tích cực thúc đẩy xây dựng khu hợp tác thương mại Trung Quốc tại Việt Nam, thúc đẩy bền vững quan hệ hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế”, nghiên cứu phương thức hợp tác cho dự án đường quốc lộ cao tốc Bằng Tường - Hà Nội.
Thứ tư, giao lưu nhân dân sôi nổi. Hàng loạt hoạt động có tầm ảnh hưởng rộng rãi như diễn đàn nhân dân, gặp gỡ hữu nghị thanh niên, liên hoan thanh niên, liên hoan thanh niên biên giới... đạt được kết quả tốt đẹp. Hàng năm có hàng triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, Trung Quốc là thị trường khách du lịch quan trọng nhất của Việt Nam. Mỗi năm Trung Quốc cấp 150 suất học bổng chính phủ cho Việt Nam, năm 2012 số lượng du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đạt trên 16.000 người, Việt Nam trở thành nước có nhiều du học sinh thứ tư tại Trung Quốc. Hai bên đã thống nhất việc mở trung tâm văn hóa tại hai nước.
Thứ năm, hai bên cùng nỗ lực duy trì ổn định trên biển, thúc đẩy đàm phán phân định và cùng nhau khai thác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, và hợp tác về lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, đồng thời lần lượt thiết lập các cơ chế công tác phù hợp tại hai nước, nhất trí các dự án ưu tiên hợp tác như phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc...
- Theo ông, tiềm năng và triển vọng phát triển mối quan hệ hai nước Việt - Trung như thế nào?
Việt Nam và Trung Quốc là các nước láng giềng quan trọng của nhau, núi sông liền một dải, văn hóa tương đồng, mối tình hữu nghị của nhân dân hai nước đời đời bền vững, đây là cơ sở quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ xã hội, Đảng và Nhà nước tương đồng, đây là điểm chung lớn nhất của hai nước và là thế mạnh riêng biệt để phát triển quan hệ hai nước. Hiện nay, cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải đứng trước nhiệm vụ quan trọng là cải cách và phát triển, củng cố hơn nữa mối tình hữu nghị giữa hai nước, tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung của hai nước và nhân dân hai nước, phù hợp với yêu cầu của thời đại về sự nghiệp bảo vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự lựa chọn chiến lược chung của hai nước.
Cho dù tình hình quốc tế có biến động ra sao, Trung Quốc đều sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, kiên trì phương châm ngoại giao “Thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng”, phát triển quan hệ Trung - Việt theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, có tầm nhìn chiến lược và dài hạn về mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Trung-Việt.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, giải quyết thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại, tiếp tục thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung-Việt lên một tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Tôi tin rằng, với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng vững chắc, quan hệ kinh tế thương mại sẽ ngày càng chặt chẽ, lĩnh vực hợp tác sẽ ngày càng rộng mở, quan hệ láng giềng hữu nghị sẽ ngày càng đi vào chiều sâu. Tương lai mối quan hệ Trung - Việt sẽ ngày càng tốt đẹp.
- Lãnh đạo mới của Trung Quốc có những biện pháp nào để tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt -Trung?
Lãnh đạo Trung Quốc khóa mới rất coi trọng quan hệ giữa hai Đảng và hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn sát cánh cùng với Đảng và Chính phủ Việt Nam kiên trì phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”, thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tôi cho rằng hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, tăng cường giao lưu. Tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao bằng nhiều hình thức, nắm vững các phương hướng lớn để phát triển quan hệ hai nước. Phát huy đầy đủ vai trò điều phối của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, thực hiện tốt các cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh và giữa các ban ngành đối ngoại, tuyên truyền của hai Đảng, làm sâu sắc quan hệ giao lưu hữu nghị và hợp tác giữa các ban ngành, các lĩnh vực và địa phương hai nước.
Thứ hai, mở rộng hợp tác. Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung - Việt”, nâng cao mức độ và quy mô hợp tác giữa hai nước. Thúc đẩy thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng đồng đều, Trung Quốc sẵn sàng tạo điều kiện mở rộng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc. Ủng hộ doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác lâu dài trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và dự án công nghiệp, tranh thủ triển khai các dự án hợp tác đã ký. Triển khai hiệu quả dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế thương mại tại Việt Nam, kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thúc đẩy hợp tác nguồn nhân lực.
Thứ ba, làm sâu sắc giao lưu văn hóa nhân dân. Mở rộng toàn diện giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, tin tức, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch và y tế; không ngừng mở rộng các lĩnh vực và làm phong phú thêm nội hàm hợp tác. Tiếp tục triển khai các hoạt động như giao lưu hữu nghị thanh thiếu niên, tổ chức tốt diễn đàn nhân dân, liên hoan nhân dân khu vực biên giới và tiếng hát hữu nghị...; khuyến khích nhiều hơn nữa các đoàn nghệ thuật của Trung Quốc sang biểu diễn tại Việt Nam. Tăng cường tuyên truyền giáo dục về truyền thống hữu nghị Trung-Việt, tăng thêm tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, tạo môi trường xã hội có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước.
Thứ tư, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển. Thực hiện tốt những nhận thức chung mà lãnh đạo hai bên đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển,” sử dụng tốt các cơ chế đàm phán cùng kênh trao đổi hiện có, xử lý kịp thời vấn đề nảy sinh, góp phần thiết thực duy trì sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ hai nước.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Tiếp tục tăng cường sự trao đổi và hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực tại Liên hợp quốc, cơ chế đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông… bảo vệ lợi ích chung của các nước đang phát triển nói chung và hai nước Trung - Việt nói riêng.
- Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới hiện nay, hai nước nên làm như thế nào để xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại?
Vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại, chưa được giải quyết giữa hai nước, gây cản trở nhất định cho việc phát triển quan hệ và cũng là thực trạng mà hai bên đều không mong muốn. Vấn đề trên biển vô cùng phức tạp và nhạy cảm nên để giải quyết một cách triệt để cần phải có thời gian.
Để giải quyết một cách thỏa đáng và từng bước vấn đề trên biển, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng, hai bên đã ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển,” trong đó trọng tâm là cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị giữa hai nước, thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, không để khác biệt giữa hai bên ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước, tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho mỗi bên.
Theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán biên giới cấp chính phủ và chuyên gia, đồng thời không ngừng bàn bạc và hiện đã đạt được bước tiến triển tích cực.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là Trung Quốc và Việt Nam là hai nước XHCN láng giềng, đang cùng ở trong giai đoạn then chốt của tiến trình cải cách và phát triển, việc củng cố mối quan hệ Trung-Việt, tăng cường hợp tác cùng có lợi phù hợp với lợi ích cơ bản của cả hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho việc bảo vệ và phát triển sự nghiệp XHCN, đồng thời cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực. Đó chính là đại cục của quan hệ hai nước.
Chỉ cần hai bên cùng xuất phát từ đại cục này, thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt nhận thức chung có liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát hữu hiệu khác biệt, tích cực tìm kiếm hợp tác và thiết thực duy trì ổn định… nhất định sẽ xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển.
- Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương chú trọng phát triển quan hệ với ASEAN và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Đại sứ có thể giới thiệu cụ thể hơn về chính sách này?
Báo cáo của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ “Chúng ta sẽ kiên trì thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng, củng cố và làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi với láng giềng, nỗ lực biến sự phát triển của mình thành điều có lợi cho các quốc gia xung quanh.” Nội dung liên quan đến chính sách đối ngoại xung quanh của Trung Quốc được đưa ra trong Báo cáo Đại hội 18 chính là sự kế thừa phương châm “thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng” mà Trung Quốc thực hiện từ trước đến nay. Đây không những là cam kết chính trị mà Trung Quốc đưa ra với các nước xung quanh, trong đó bao gồm cả ASEAN, mà còn là tín hiệu tích cực đối với việc tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác hữu nghị với các nước xung quanh.
Chính phủ khóa mới của Trung Quốc rất chú trọng quan hệ với các nước xung quanh, coi ASEAN là vị trí ưu tiên và hàng đầu trong chính sách đối ngoại xung quanh của mình. Xuất phát từ tầm cao chiến lược, thúc đẩy tiến trình đa cực hóa, ủng hộ các quốc gia đang phát triển đoàn kết tiến bộ… Trung Quốc kiên trì ủng hộ sự phát triển lớn mạnh của các nước ASEAN, trong đó bao gồm cả Việt Nam; kiên trì ủng hộ tiến trình cộng đồng và nhất thể hóa mà ASEAN đang thúc đẩy; kiên trì ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực. Trung Quốc mong muốn củng cố và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, nỗ lực thúc đẩy các hạng mục trọng điểm trong kết nối, hợp tác trên biển và quan hệ đối tác kinh tế toàn diện tại khu vực để cùng thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực.
Nguon: Vietnamnet/TTXVN

Bài II: VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI[i] SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.   
1
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc thể hiện chính phủ Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.  Mà trong số 3 nước này, Việt Nam lại là nước tốt nhất để cùng với Trung Quốc mở ra cơ sở đàm phán chính trị. Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới. 
2
Đồng thời, Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Trung Quốc cũng trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao.
Trở ngại lớn nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình giữa Trung Quốc và Việt Nam là sự khác biệt tương đối xa trong nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, cả hai nước đều khó lòng đưa ra sự nhượng bộ thực chất. Song điều kiện có lợi cũng vẫn có một cách rõ ràng, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước. Những nan đề và rủi ro chính trị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam cũng hết sức giống nhau, nhu cầu về sự chặt chẽ trong quan hệ thương mại, về sự hợp tác chiến lược, đặc biệt là nhu cầu phải dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt chính trị của Việt Nam, lâu nay vẫn lớn hơn sức mạnh phân cắt mối quan hệ hai nước trong tranh chấp lãnh thổ.
3
Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.  
4
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.
 Trung Quốc và Việt Nam vừa phát sinh xung đột trên biển, lại vừa từng có chiến tranh biên giới, những ký ức này đều tác động đến sự suy xét của Việt Nam về hơn thiệt trong chính sách đối với Trung Quốc. Mấy năm qua, Việt Nam không hề có sự đối lập ngoại giao toàn diện với Trung Quốc giống như Philippines, mà luôn kiên trì “hữu hảo với Trung Quốc”, những nguyên nhân nằm trong đó là hết sức phong phú và cũng ổn định.      
5
Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới.
Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm này là luôn tìm kiếm một sự cân bằng giữa vị thế có lợi trong tranh chấp lãnh thổ với việc duy trì hòa bình với xung quanh, chính sách cân bằng như vậy chắc hẳn sẽ phải duy trì lâu dài. Môi trường quốc tế của Trung Quốc đã khác xa với thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, chúng ta lớn mạnh hơn, song môi trường tâm lý quốc tế phải đối mặt cũng trở nên mong manh hơn. Năng lực kỹ thuật kiềm chế kẻ tranh chấp lãnh thổ mạnh lên rất nhiều, song những rủi ro chính trị quốc tế mà chúng ta phải đối mặt vì thế cũng trở nên chưa từng có.
6
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước.
Nhìn chung, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nguyện vọng và nhu cầu kiểm soát những va chạm trên biển giữa hai bên, cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước, gia tăng sự hợp tác thực sự. Mặc dù độ khó trong việc làm tốt sự tương tác như vậy giữa hai nước là rất cao, song nguyện vọng chiến lược nói trên trước tiên cần trân trọng lẫn nhau, làm mạnh lẫn nhau đã rất là quan trọng. Những thử nghiệm và nỗ lực như vậy là rất có giá đối với cả hai nước Trung-Việt.
7
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.
Hãy nhìn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, diện tích tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là rất lớn, Ấn Độ lại là cộng đồng thông đồng bén giọt trong truyền thông về tình cảm dân tộc, song sự kiểm soát va chạm của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối thành công. Giữa Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra đã có đủ điều kiện tốt hơn trong việc dùng đàm phán hòa bình để thay thế cho va chạm trên biển.
  Người Trung Quốc trước tiên phải biết giữ sự tự tin về việc chúng ta có quyền chủ động trong xử lý tranh chấp Nam Hải, ngoài ra, chúng ta nhất thiết phải làm rõ xem rút cuộc chúng ta muốn gì xung quanh vấn đề Nam Hải, nó có quan hệ như thế nào với Chiến lược quốc gia tổng thể của Trung Quốc, đồng thời cần làm rõ sự sắp xếp chiến lược các mục tiêu và nguyện vọng của mình, hơn nữa cần vạch rõ được đường đáy mà chúng ta sẽ phá vỡ sự sắp xếp này và dùng việc leo thang một vấn đề làm nổi rõ mục tiêu của quốc gia.    
8
Việt Nam tổ chức cho sĩ quan quân đội trẻ sang Trung Quốc huấn luyện.
Vấn đề xung quanh Trung Quốc cực kỳ phức tạp, đó chính là vì sự can thiệp tới tấp của các nước lớn như Mỹ… Xét về quan hệ Trung-Việt, điều quan trọng nhất của Trung Quốc là giữ cho mình hoàn toàn tỉnh táo, đồng thời vận dụng sức ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự tỉnh táo cho Việt Nam. Nam Hải là thực lực của Trung Quốc, đồng thời cũng là đất dụng võ cho trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc, chỉ có phối hợp sử dụng cả hai, thì Trung Quốc mới có thể trở thành “kẻ chiến thắng” ở Nam Hải và trong biến cục phức tạp của lực lượng toàn cầu. (Người dịch: XYZ)

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng tại HN Sangri-La

Nguồn: VietNamNet: Giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Sangri-La ngày 31/5/2013 (các tiêu đề phụ do VNNet đặt)

thủ tướng, singapore, nguyễn tấn dũngMuốn có hòa bình phải có lòng tin chiến lược
Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Bộ trưởng NG Phạm Bình Minh: Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp

Theo Vietnamnet, Tuổi trẻ và các báo đồng loạt đưa tin: Chia sẻ với báo chí bên hành lang QH chiều ngày29/5/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân. Dưới đay là nguyên văn trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng":

bộ trưởng ngoại giao, Phạm Bình Minh, ngư dân, luật biển, chủ quyền, Trường Sa, Biển Đông
- Sau khi tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam rất nghiêm trọng trên Biển Đông vừa rồi, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, song phía Trung Quốc lại có những luận điệu phủ nhận và vu cáo ngược lại Việt Nam. Vậy tiếp theo ta sẽ có những động thái gì để giải quyết sự việc này?
Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rất rõ vùng đánh cá xảy ra va chạm nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tư liệu: Quân cảng Cam Ranh: những điều bạn có thể chưa biết

 Nguyễn Huy Minh

Ít người nhớ rằng, cách đây tròn 10 năm, ngày 4/5/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh sau gần 1/4 thế kỷ có mặt tại nơi này. Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam, như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh. Và dường như cho đến tận bây giờ, phần đông trong số chúng ta không thực sự biết gì nhiều về căn cứ ấy.
1. Ngày 23/4/2012, khi ba chiến hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để bắt đầu hoạt động giao lưu, trao đổi hải quân "phi tác chiến” với Việt Nam, một hãng thông tấn nước ngoài đã bình luận rằng, nếu các chuyến ghé cảng này được nói một cách công khai, thì có một khía cạnh hợp tác Mỹ – Việt khác ít được loan báo: Đó là chiến hạm Mỹ đã được gửi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam. Tàu Hải quân Mỹ đã có lần được gửi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh.
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Nga tại Cảng Cam Ranh (năm 1982)

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Có một giờ G khác vào năm 1974

"Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa..." - Đại tá, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung.
35 năm hoạt động, trên vai áo ông từng đeo quân hàm không quân hai bên là đối thủ của nhau. 22.000 giờ bay với nhiều loại phi cơ chiến đấu và dân dụng hiện đại nhất từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu. Những nếm trải cuộc đời, dường như Nguyễn Thành Trung chẳng thiếu thứ nào. Người ta thường nói vinh quang đi cùng cay đắng. Còn ông, sống chết, tù tội chẳng màng, nhưng những giây phút cô đơn trong cuộc sống hoà bình, ngay trong lòng đồng đội thì thật dài và khó quên. Tháng tư đến rồi lại đi cùng ký ức...

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Đường Hồ Chí Minh trên biển khẳng định chủ quyền biến đảo Việt Nam

Trong rất nhiều chứng cứ thì "Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển Đông" là một chứng cứ đặc biệt để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chỉ những người chủ nhân thực thụ của Biển Đông mới có con đường độc đáo này. Nó chứng minh sự chiếm hửu thực tế và chiếm hửu liên tục không gián đoạn của Việt Nam đối với biển Đông và là bằng chứng hùng hồn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc sự thật của Trung Quốc. 
Dưới đây là một số hình ảnh tư liệu. 

 Bản đồ các tuyến đi của đoàn "tàu không số"trên biển Đông

Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ cho chiến sĩ trước chuyến công tác


Một "tàu không số" đang vận hành trên biển Đông


Những chiến sĩ hải quân đầu tiên của đoàn "tàu không số"

 Mũi Điện (Phú Yên) - nơi dô ra xa nhất trên biển Đông và là bến đầu tiên của đoàn "tàu không số"





Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Vừa ăn cướp vừa la làng

Tuổi trẻ ngày 18/4/2013 – Chính phủ Trung Quốc vừa có màn trình diễn về “tính minh bạch” trong quốc phòng bằng việc công bố Sách trắng dài 40 trang. Lần đầu tiên từ năm 2011, Bắc Kinh đưa ra những chi tiết về quy mô và cơ cấu các lực lượng vũ trang của nước này.
Người phát ngôn Bộ QP TQ công bố Sách trắng quốc phòng 2013 – Ảnh: Reuters.
Đây là một tài liệu phục vụ tuyên truyền đối ngoại, lời lẽ mềm mỏng hơn giọng điệu nặng tính chỉ trích đối với các đối thủ trên nhật báo Quân Giải Phóng ra cùng ngày. Sách trắng cho thấy mấy điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, Sách trắng ám chỉ Mỹ là bên đang gây nên “sự căng thẳng ở châu Á – Thái Bình Dương bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực và củng cố quan hệ với các đồng minh”. Mặc dù Bắc Kinh không nêu đích danh Mỹ nhưng thông điệp này là không thể nhầm lẫn, nhất là khi liên kết nó với nhận định trong chương I về tình hình nhiệm vụ.

Sách trắng này nêu rõ: “Mỹ đang điều chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình Dương và bối cảnh khu vực đang trải qua những biến đổi sâu sắc”. Việc giảm thiểu giọng điệu chỉ trích Mỹ phù hợp với chủ trương của Bắc Kinh là tìm cách lôi kéo và cải thiện quan hệ với Mỹ khi vừa diễn ra chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry.

Chủ trương này được Sách trắng nêu: “Trung Quốc theo đuổi quan niệm mới về an ninh, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và theo đuổi an ninh tổng thể và hợp tác an ninh chung”. Điều đó cho thấy Bắc Kinh đang tìm kiếm một khuôn khổ mới cho quan hệ an ninh với các nước lớn, trước hết là với Mỹ. Còn quan niệm mới này có liên quan gì đến quan hệ với các nước khác (và nhỏ hơn) thì cần phải theo dõi kỹ những gì Trung Quốc làm.

Thứ hai, Sách trắng nêu bật vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo, trong đó cho rằng “một số nước láng giềng đang có những hành động làm phức tạp và trầm trọng thêm tình hình, và Nhật đang gây rối xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư”.

Sở dĩ Sách trắng nhấn mạnh đến các thách thức từ phía hai nước lớn Mỹ và Nhật chủ yếu là để biện minh cho việc Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng hai chữ số hằng năm. Thế nhưng, việc Bắc Kinh đổ lỗi cho các nước láng giềng giáp biển làm cho tình hình thêm căng thẳng và nghiêm trọng thì chẳng khác nào “vừa ăn cướp vừa la làng”. Thái độ này càng đáng lên án nếu xét đến việc thời gian qua lực lượng hải giám Trung Quốc thường xuyên dùng vũ lực trấn áp ngư dân của các nước ven biển Đông.

Sách trắng cũng không quên nhắc lại luận điệu cũ rích là Trung Quốc “chống lại bá quyền và chính trị cường quyền nước lớn” và “sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền hoặc cư xử bá quyền”. Thế nhưng, kể từ khi điều này được tuyên bố một cách long trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 (2007) thì Trung Quốc đã đưa cuộc xung đột trên biển Đông lên cường độ cao.

Và kể từ khi nó được lặp lại tại Đại hội 18 (2012), Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh tranh chấp, khai thác trên biển Đông. Với quy định từ ngày 1-1-2013 “chặn tàu, khám tàu, trục xuất tàu” nước ngoài đi vào biển Đông, Bắc Kinh đã bộc lộ ý đồ thiết lập một trật tự trên biển Đông do Trung Quốc chủ đạo.

Thứ ba, Sách trắng tiếp tục khẳng định “kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi” khi nêu rõ “Trung Quốc là một cường quốc hải dương cũng như trên đất liền” và hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ hỗ trợ việc thực thi luật biển của Trung Quốc, đánh cá và khai thác dầu khí; “tuần tra và quản lý hải giới ở vịnh Bắc bộ và khu vực biển Hoàng Sa” (Trung Quốc gọi là Tây Sa).

Điểm được nhấn mạnh trong Sách trắng là hải quân Trung Quốc cần mở rộng phạm vi hoạt động nhằm bảo vệ “những lợi ích hải ngoại của Trung Quốc đã trở thành một bộ phận cấu thành các lợi ích quốc gia của Trung Quốc”, trong đó có việc “đảm bảo an ninh cho vận chuyển năng lượng và tài nguyên, các tuyến đường biển chiến lược, cũng như cho công dân và quyền lợi người Trung Quốc ở hải ngoại”.

Bổ sung cho những quan điểm được nêu trong Sách trắng, tướng Trần Châu – giám đốc Học viện Quân sự Bắc Kinh – viết trên China Daily (ngày 17-4): “Các lợi ích an ninh của Trung Quốc kéo dài từ đất liền ra biển cả, lên khoảng không vũ trụ, không gian mạng, từ an ninh lãnh thổ tới các lợi ích hải ngoại, và từ các khu vực truyền thống tới các lĩnh vực phi truyền thống”.

Thứ tư, chương IV của Sách trắng đề cao vai trò quân đội như lực lượng quan trọng “duy trì ổn định xã hội” và “trật tự xã hội”. Với việc tăng ngân sách quốc phòng cùng thực thi những mục tiêu đầy tham vọng về đối nội và đối ngoại, vai trò quân đội được tăng cường một bước đáng kể cùng với việc xác lập quyền lực của thế hệ lãnh đạo thứ năm tại Trung Quốc. Đây là thời đại quân đội lên ngôi ở Trung Quốc.

Với vai trò ngày càng lớn ấy, quân đội Trung Quốc chắc sẽ tạo ra nhiều phức tạp cho quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng.

TS Nguyễn Ngọc Trường

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Ai thực sự kiểm soát Biển Đông?

Một cảnh tập trận của Hạm đội Nam Hải  (ảnh của CCTV)
Vừa qua trong lúc đài truyền hình và báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải tại Biển Đông thì phản ứng chính chính thức của Việt Nam vẫn yên lặng, duy chỉ có VTV như thường lệ phát tin dự báo thời tiết "trời quang mây tạnh tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"... Người nghe không khỏi phân vân: Vậy ra, chỉ còn một việc có thể thực hiện trọn vẹn "quyền chủ quyền" mà không phải thỉnh thị báo cáo và chờ đợi sự phê duyêt của cấp cao nhất. Đó là dự báo thời tiết về Biển Đông bao gồm cả toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nên trưng dụng đội tàu sắt rĩ của Vinashin để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Theo các nguồn tin chính thức hiện đang có gần 100 con tàu vận tải có tải trong lớn và rất lớn của Việt Nam đang nằm bất động tại các cảng trong và ngoài nước làm phát sinh nhiều phí tổn về phí bảo trì, bảo hiểm, thuê bến đỗ v.v...Hầu hết các con tàu này đã không thể trả lương cho thủy thủ của mình trong nhiều tháng. Tình trạng này đã kéo dài từ  năm 2009 khi Vinashin đổ vỡ, đến nay bản thân những con tàu đó đang xuống cấp nghiêm trọng, muốn bán cũng khó có người  mua, bán được cũng không đủ để trả nợ.
Tàu đóng dở, người lao động lay lắt Ảnh: Thu Hằng
Một con tàu đang đóng bỏ dỡ của Vinashin

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này