Mô phỏng cương vực TQ thời nhà Hạ |
Trước tình hình tranh chấp Biển Đông ngày càng căng thẳng, tiếp theo cuộc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất (năm 2009), cuộc Hội thảo lần thứ hai có tên “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” do Học viện Ngoại Giao và Hội luật gia Viêt Nam đứng ra tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến 12/11/2010. Hội thảo lần này được
dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm không phải chỉ vì nó diễn ra ngay sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 mà còn vì tầm
quan trong của một diễn đàn mà tôi cho là “đúng lúc, đúng việc và đúng người”. Tuy nhiên, với bài viết ngắn ngũi này tôi xin được miễn trình bày toàn bộ sự kiện mà chỉ nêu lên một hiện tượng để mọi người cùng suy ngẫm.
Bản đồ mô phỏng cương vực Bách Việt thời kỳ trước CN |
Giữa lúc đang phân vân không hiểu tại sao vị học giả Trung Quốc lại có ý kiến “lạ lẫm” như vậy thì tôi thấy trên mạng có một tin nói về kết quả của một cuộc khảo sát vừa mới được hãng thông tấn Mỹ- Global Times thực hiện để lấy ý kiến của hơn 1.300 người dân tại 6 tỉnh thành lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Trường Sa, Tây An và Thẩm Dương về giải pháp cho vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo có liên quan đến Trung Quốc. Kết quả khảo sát cho thấy, trong hơn 90% người tham gia trả lời có 39,8% cho rằng phải chiến đấu khẳng định chủ quyền; 35,3% khác cho rằng nên đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền qua một bên và cùng nhau phát triển trong khi vẫn tiếp tục lên tiếng khẳng định chủ quyền; chỉ có 18,3% đồng ý xác định lại biên giới lãnh hải cùng với các quốc gia hữu quan. Cuộc thăm dò cũng cho thấy nhiều người dân Trung Quốc xếp Việt Nam là quốc gia thứ 3 cần đề phòng (sau Mỹ và Nhật Bản)!
Một số người trả lời khảo sát cho rằng có thể việc giáo dục lịch sử cũng như tình trạng kiểm soát thông tin tại Trung Quốc đã dẫn đến nhận xét trên…., bởi vì thực tế đối với không ít người dân ở Trung Quốc, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ đã được giáo dục rằng chủ quyền của hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa (Trường Sa và Hoàng Sa) là thuộc về Trung Quốc, nhưng bị Việt Nam và các nước khác chiếm đoạt.
Bình luận về kết quả khảo sát nói trên, Tiến sĩ June Teufel Dreyer, Giảng viên Khoa học Chính Trị của trường đại học Miami cho rằng "Sách của Trung Quốc đã phá hỏng lịch sử một cách nặng nề bởi vì Việt Nam đang nắm giữ Trường Sa vào thời điểm mà Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm lấy nó vào khoảng những năm 1974 – 1975. Vì vậy, tôi không hiểu vì sao mà người ta có thể nói rằng các quần đảo trên là của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người đã đọc sách giáo khoa của Trung Quốc thì nói rằng có nhiều điều không hẳn là đúng sự thật".
Tiến sĩ Dreyer cũng nhận xét: “Mặc dù mọi cuộc khảo sát đều mang tính tương đối, nhưng trước con số khá cao mang tính thể hiện sự đồng lòng của người dân Trung Quốc đối với các quyết định của chính quyền khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về sự thành công của chính sách giáo dục và sự kiểm soát thông tin hữu hiệu của Bắc Kinh trong mục tiêu phục vụ cho chính trị. Vấn đề ở chỗ, hy sinh dân trí để đạt được mục tiêu chính trị lại không phải là lựa chọn của một xã hội dân chủ và văn minh”.
Tiến sĩ Dreyer cũng nhận xét: “Mặc dù mọi cuộc khảo sát đều mang tính tương đối, nhưng trước con số khá cao mang tính thể hiện sự đồng lòng của người dân Trung Quốc đối với các quyết định của chính quyền khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về sự thành công của chính sách giáo dục và sự kiểm soát thông tin hữu hiệu của Bắc Kinh trong mục tiêu phục vụ cho chính trị. Vấn đề ở chỗ, hy sinh dân trí để đạt được mục tiêu chính trị lại không phải là lựa chọn của một xã hội dân chủ và văn minh”.
Qua theo dõi tin tức tôi thấy rất nhiều bạn đọc Việt Nam và nước ngoài đã rất ngỡ ngàng và bất bình trước cách diễn đạt quan điểm thật nhưng sai lệch về lịch sữ và mang màu sắc “nước lớn” của vị tiến sĩ nọ. Đáng lo lắng hơn là, đó không chỉ là ý kiến của một cá nhân mà còn phản ánh một quan niệm khá phổ biến tại một nước lớn như Trung Quốc. Nó khiến dư luận lo lắng về một mối hiểm họa đang đến gần. Dẫu sao tôi cũng muốn hy vọng rằng đó không phải là quan điểm chính thống của Nhà nước Trung Quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.