Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Lạnh Tây, nóng Đông: Putin sợ ‘đứt tay’


- Xích lại gần với Trung Quốc là một trong số các giải pháp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm chống trả lại lệnh cấm vận của phương Tây. Tuy nhiên, việc này cũng đang làm đau đầu nhiều nhà lãnh đạo nước Nga.
Lạnh lùng với đồng tiền phương Tây
Ngày 13/10, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 38 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận về việc mở một hạn mức hoán đổi đồng NDT và đồng Ruble trị giá khoảng 24,5 tỷ USD nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, tránh phụ thuộc vào đồng USD.
Ngân hàng Trương ương Nga cho biết, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ có hiệu lực trong 3 năm và có thể kéo dài tùy, thuộc vào hai bên.
Theo Bussiness Insider, thỏa thuận này cho phép hai nước sử dụng đồng tiền của nhau mà không phải mua trên các thị trường tiền tệ. Nó sẽ giúp Nga tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc, cũng như đẩy mạnh hợp tác với châu Á nhằm giảm ảnh hưởng của các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng
Xích lại gần với Trung Quốc là một trong số các giải pháp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm chống trả lại lệnh cấm vận của phương Tây
Hàng loạt thỏa thuận, từ năng lượng đến tài chính, đã được ký kết trong chuyến thăm Nga kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong khuôn khổ thăm châu Âu một tuần của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Nó như một minh chứng cho lời khẳng định của Tổng thống Nga Putin, rằng "Trung Quốc là đồng minh tự nhiên của Nga" và như Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đánh giá "quan hệ giữa Nga và Trung Quốc như những đối tác chiến lược đang ở trình độ rất cao".
Có thể thấy, với những gì diễn ra trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Trung Quốc vừa qua, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã lên cao hơn bao giờ hết, hướng tới "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" như lời phát biểu của ông Lý Khắc Cường.
Những thông tin trên RIA Novosti cũng cho thấy, Trung Quốc đang muốn thiết lập khu vực phát triển kinh tế chung giữa châu Âu và châu Á, trong đó Nga là một đối tác quan trọng.
Quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng vọt gần đây, vượt qua cả quan hệ thương mại Nga - Đức và được dự báo còn tăng trưởng do các lệnh trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và phương Tây.
Trong lĩnh vực đầu tư và vốn, Trung Quốc cũng là đối tượng số 1 của Nga. Trước đó, hồi tháng 5, Nga và Trung Quốc cũng đã ký hợp tác chiến lược với thỏa thuận cung cấp khí trị giá 400 tỷ USD trong vòng 30 năm. 
Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng
Hàng loạt thỏa thuận đã được ký kết trong chuyến thăm Nga kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Không chỉ kinh tế, mối quan hệ Nga - Trung ngày càng sâu sắc trong cả lĩnh vực quân sự. Theo Bloomberg, Tổng thống Vladimir Putin có thể tiến tới đáp ứng một trong hai điều mà Trung Quốc mong muốn nhất hiện nay là: nắm bắt công nghệ vũ khí tiên tiến.
Giải bài toán "chơi dao"
Quan hệ Nga - Trung đang lên một tầm cao mới trong bối cảnh ông Putin muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào thương mại và đầu tư của phương Tây, trong khi Trung Quốc thì muốn có thêm nhiều năng lượng, vũ khí và cũng muốn vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của nước Mỹ.
Với Trung Quốc, đẩy mạnh hợp tác với Nga có lẽ là cần thiết. Trung Quốc vừa soán ngôi vị của Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP). Quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng sắp trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Việc hợp tác mua dầu khí từ Nga có thể là lựa chọn số 1 trong bối cảnh vận tải dầu trên Biển Đông và vận chuyển khí qua Myanmar có nhiều bất cập.
Hợp tác với Nga còn giúp Trung Quốc thâm nhập vào thị trường rộng lớn này cũng như có cơ hội thâu tóm các DN trong lĩnh vực năng lượng và học hỏi được công nghệ vũ khí tiên tiến.
Ở chiều ngược lại, Nga cũng giảm thiểu được suy thoái kinh tế trước hàng loạt các lệnh cấm vận của Mỹ và EU. Nền kinh tế Nga cần tiền từ bán dầu khí và cần hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. 
Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng
Việc xích lại gần với Trung Quốc cũng đang làm đau đầu nhiều nhà lãnh đạo nước Nga.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều nhà phân tích Nga lo ngại là: Hợp tác đồng nghĩa với việc tăng sức mạnh cho Trung Quốc - nước láng giềng có nền kinh tế gấp 4 lần, có dân số gấp 10 lần Nga và có đường biên giới rất dài với Nga.
Một nhà phân tích chính trị độc lập tại Moscow trên Bloomberg cho rằng, đến thời điểm này, ông Putin đã quay mặt với Tây và hướng sang Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách tối đa hóa lợi ích từ chính sách mới của Nga.
Chuyến viếng thăm Nga của ông Lý Khắc Cường cho thấy, Trung Quốc không phí thời gian để ngay lập tức tấn công vào thị trường nợ của Nga sau khi Mỹ và châu Âu đóng cánh cửa này đối với Kremlin.
Tầm quan trọng của Trung Quốc với Nga, trong bối cảnh hiện tại, theoBloomberg, là yếu tố có thể khiến ông Putin đáp ứng cả các yêu cầu về công nghệ vũ khí tiên tiến của Trung Quốc. Cũng theo nguồn tin này, Nga đang chuẩn bị ký các hợp đồng bán các hệ thống tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 cho cường quốc hạt nhân Trung Quốc vào quý I năm sau.
Sự hợp tác trên nhiều phương diện giữa Nga và Trung khiến không ít nước lo ngại nhưng mang lại lợi ích cho cả hai cường quốc. Nhưng, sự lớn mạnh về bất cứ phương diện nào của Trung Quốc cũng chính là điều khiến các nhà lãnh đạo Nga đau đầu. Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, xích gần lại với Trung Quốc là lựa chọn tất yếu, không thể tránh của nước Nga.
Văn Minh

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Vì khó mà bó tay?

Lời bình ngắn của chủ blog Bách Việt: Tác giả cuốn sách về Biển Đông, Bill Hayton  cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền do một số lý do, trong đó có vị trí địa lý "cận kề".  Đúng vậy, nhưng chỉ đúng về mặt quan hệ hữu nghị ngoại giao thông thường...còn quan hệ như thế nào, mức độ và cường độ ra sao là chuyện thuộc quyền của VN. Xin hỏi tác giả, nếu vậy tại sao Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan cận kề TQ hơn nhiều lại có thể tồn tại độc lập và phát triển cao hơn TQ?  Dưới đây là nguyên văn bài trả lời phỏng vấn của tác giả Bill Hayton với đài BBC ngày 14/10/2014. 

 

Việt Nam 'ở thế khó xử với Trung Quốc'

  • 14 tháng 10 2014




Tác giả cuốn sách về Biển Đông cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. 
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt trong buổi nói chuyện ra mắt sách 'South China Sea: the Struggle for Power in Asia' tại Trường SOAS, London chiều 13/10/2014, ông Bill Hayton cũng nói về khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu cho cuốn sách.
Bill Hayton: Khi tôi bắt tay việc viết cuốn sách này, tôi thực sự muốn biết làm thế nào nhà chức trách Trung Quốc đã vẽ đường chữ U tại Biển Đông và tôi tìm kiếm lời giải thích hợp l‎ý. Và tôi đi đến kết luận rằng thực ra đường chữ U là việc nhà chức trách Trung Quốc vào thập niên 1930 đã hiểu nhầm và diễn dịch sai bản đồ của Anh Quốc theo đó dẫn tới sự hiểu nhầm về sự liên hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Tức là có sự hiểu nhầm là Biển Nam Trung Hoa là một phần thuộc về Trung Quốc.
Tôi đã nói trong cuốn sách rằng thật là kỳ quặc khi nhà chức trách Trung Quốc coi điểm cực nam thuộc về chủ quyền của Trung Quốc là một bãi ngầm dưới mặt biển 22 mét và cách bờ biển Borneo khoảng 100 km. Và câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật.
BBC: Các dự kiện lịch sử đóng vai trò gì trong tranh chấp chủ quyền?
Vấn đề hiện nay là ở chỗ nhà chức trách Trung Quốc và người Trung Quốc tin rằng hoặc được dậy rằng Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông là thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử. Điều cần làm là nghiên cứu các dữ kiện lịch sử một cách trung lập để xem bên nào tuyên bố phần nào họ có chủ quyền. Tức là thay vì nói là chúng tôi sở hữu toàn bộ Tây Sa và Nam Sa hay Hoàng Sa và Trường Sa, các nước có thể nói rằng chúng tôi có thể chứng minh được rằng chúng tôi là bên đã có chủ quyền về một hòn đảo này hay đảo kia ở khu vực này hay khu vực kia và từ đó có thể bàn thảo với nhau.





BBC: Ông đánh giá sao về ý kiến cho rằng chính phủ Việt Nam không có lập trường đủ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền?
Việt Nam ở trong vị thế khó. Trung Quốc là láng giềng cận kề và là đối tác mậu dịch lớn nhất. Hai đảng cộng sản có những quan hệ có thể xem là khá tốt với nhau. Do đó sẽ là dại dột nếu Việt Nam cắt đứt hẳn liên hệ với Trung Quốc vì kinh tế của Việt Nam có thể kiệt quệ, thất nghiệp sẽ là vấn nạn lớn. Do đó giới lãnh đạo Việt Nam dường như tách tranh chấp chủ quyền ra thành một chuyện riêng biệt trong khi tiếp tục có những mối quan hệ khác.
Tuy nhiên phía Trung Quốc lại không hề tỏ ra có động thái nhượng bộ nào để phía Việt Nam có thể giải thích với người dân của họ là hai bên ít nhất quan tâm tới việc đàm phán. Trung Quốc từ chối nhượng bộ và làm tình hình tồi tệ hơn như trong vụ Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan gần đây. Chính phủ Việt Nam ở thế khó vì người dân nói rằng cần phải cứng rắn hơn, tuy nhiên chính phủ có thể làm được gì? Vì nếu họ tiến hành một cuộc chiến thì mọi chuyện sẽ không dẫn đến một kết cục tốt.
BBC: Trong quá trình viết sách ông nhận được sự hợp tác ở mức nào từ nhà chức trách và giới học giả tại Việt Nam và Trung Quốc?
Tôi từng được Học viện Ngoại giao mời tới dự hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam nhưng Bộ Công an Việt Nam không cấp visa cho tôi. Quý vị có thể đã biết là tôi không thể tới Việt Nam để nghiên cứu.
Tôi có tới Trung Quốc nhưng dữ liệu thu lượm được cũng khiêm tốn. Phần lớn việc nghiên cứu được thực hiện tại thư viện ở London và các nơi khác cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp tại Đài Loan và kho dữ liệu của Đài Loan.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vì sao "Sống cùng lịch sử"chết ỉu

Cuốn film nhựa "Sống cùng lịch sử" trị giá 21 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư vừa ra lò nóng hổi đã bị ế đến mức phải rao chiếu miễn phí trên toàn quốc, nhưng số người đi xem vẫn thưa thớt. Dư luận công chúng, báo giới và cả giới bình luận chuyên nghiệp đều chê cuốn film cả về nghệ thuật lẫn nội dung. Một số ý kiến đổ lỗi cho cơ quan quản lý và cá nhân những người làm film. Có ý kiến cho rằng có nhiều điều không đúng sự thật lịch sử...trong khi ý kiến khác chê trình độ kỹ thuật, kỹ xảo v.v...Cũng cố ý kiến cho rằng có tiêu cực tham nhũng trong quá trình làm film. Hình như thói đời vẫn thế- hễ dậu đổ là bìm leo- đâu đó thấy khá nhiều ý kiến chê film dỡ quá, thậm chí nhiều người chưa xem phim cũng chê! Đã thế thì tẩy chay cho bỏ tức! 

Nhìn chung ý kiến khá phức tạp và trái ngược nhau mặc dù xem ra ý kiến nào cũng có lý cả. Có một điều đáng suy nghĩ là, bất chấp doanh thu thấp và sự phê phán của công luận, những người trong giới quản lý ngành điện ảnh (và cả bản thân đạo diễn cuốn film thì phải?) lại đánh giá "Đã hoàn thành nhiệm vụ...theo chỉ đao". Điều này có nghĩa họ coi trọng việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó hơn là doanh thu! Với tất cả những gì đã và đang diễn ra có thể thấy số phận cuốn film vốn đã hẫm hiêu chắc sẽ nhanh chóng đi vào lịch sử, chứ khó có thể sống cùng lịch sử!

Với tâm trạng băn khoăn, người viết bài này đã quyết định đến Trung tâm chiếu bóng quốc gia (Hà Nội) để mục sở thị xem thực hư thế nào. Và khi chưa xem thì không dám phát biểu, nhưng xem rồi thì thấy không thể không nói đôi điều.



Trước hết phải nói cuốn film không tồi, cả ở góc độ nghệ thuật lẫn nội dung. Kỹ thuật quay, hình ảnh, âm thanh, tốc độ, kỹ năng, kỹ xảo,v.v...  đều bắt kịp thời đại. Nội dung cũng khá ổn, không có gì đến mức phải nói là "không đúng sự thật" như một số người nhận xét. Dàn diễn viên có cả người ta và người tây đều trẻ đẹp. Có thể nói đạo diễn đã có sự sáng tạo và mạnh bạo trong việc thay đổi cách làm đối với loại film chính trị thường đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng nhắc lâu nay. Ý tưởng lồng ghép một chủ đề lịch sử tưởng nhàm chán với một hoạt động "thời thượng" của giới trẻ VN hiện nay là đi phượt có lẽ nên được đánh giá cao, ít nhất là trong trường hợp cụ thể của film này. 

Một cảnh trong film Sống cùng lịch sử
Vậy tại sao không có người xem? Tất nhiên có một số nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự yếu kém trong khâu hậu mãi, nhưng có nguyên nhân chính thuộc về phía khán giả, trước hết là tâm lý muốn "quên" quá khứ một thời CM? Nói vậy nghe có vẻ võ đoán, vơ đũa cả nắm..., nhưng đó là sự thật nếu chịu nhìn thẳng vào nguyên nhân sâu xa của nó là tình trạng mất lòng tin vào giới lãnh đạo đất nước hiện nay. Khi người dân đã nghe nói quá nhiều về cách mạng nhưng thấy nhiều đồng chí bây giờ toàn làm ngược lại...thành ra họ nghĩ các ổng (ông í) toàn tuyên truyền! Dần dà người ta trở nên dị ứng với những từ ngữ "cách mạng", "lịch sử"...là điều khó tránh khỏi. Thế hệ già còn bị tác động, huống chi thế hệ trẻ? Người Việt lại có thói xấu hay theo đuôi nhau!

Sẽ suy nghĩ thêm. Nhưng cảm nhận khá mạnh mẽ sau buổi xem film là như vậy.


Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Bao giờ Rồng bay lên từ “ao làng” Thăng Long?

Hiệu Minh/ blog Hiệu Minh

Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Cầu Thê Húc. Ảnh: Internet
Bài này tôi viết từ năm 2008, dù qua 6 năm, có lẽ thông điệp còn nguyên giá trị.
Người ta nói người ở làng chỉ biết ao làng, người ra biển sẽ biết biển lớn. Đáng tiếc chúng ta đang muốn Rồng Thăng Long bay ra đại dương nhưng hình như ta lại chưa thoát khỏi tư duy “ao làng”.
“Ao làng” Thăng Long
Như bao sinh viên ra trường, tôi chọn hồ Hoàn Kiếm làm tâm điểm để tìm việc trong bán kính ba ki-lô-mét. Vài người bạn còn chọn cả người yêu trong cái vòng tròn đó. Hồi mới ra Thủ đô, do chưa quen 36 phố phường, mỗi lần cần đi đâu, tôi đạp xe vòng lên bờ Hồ mới có thể định hướng đi tiếp. Với tôi, hồ Hoàn Kiếm như cái “ao làng xưa, một cõi đi về”.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Lãnh tụ hoàn hảo

Thấm thoát mà đã 5 năm trôi qua, chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng lần thứ XII, dù muốn hay không cũng sẽ phải nói lời chia tay với vị lãnh tụ tối cao của đất nước. Và có lẽ đây là thời điểm chín mùi để điểm lại thành tích của vị lãnh tụ. Dưới đây là vài suy nghĩ của cá nhân tôi.   

Người ta nói "Nhân vô thập toàn", nhưng theo tôi bác Tổng nhà mình là trường hợp "thập toàn", bởi những lý do sau đây.   

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Giảm thất thoát tiền đủ mua vắc-xin cho trẻ 15 năm?

 ngày 8/10/2014, Số tiền dôi dư từ việc giảm thiểu thất thoát bảo hiểm y tế có thể mua vắc xin tốt nhất cho các cháu trong độ tuổi TCMR khoảng 10 năm, thậm chí là trong khoảng 15 năm.

Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm có ở tất cả các nước trên thế giới. Những người tham gia BHYT sẽ được đảm bảo chi trả một phần, hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bằng nguồn tài chính từ quỹ BHYT. Tuy ở mỗi quốc gia, cách phân loại BHYT có khác nhau, nhưng đều được coi là một chính sách an sinh- xã hội quan trọng.

Quỹ bảo hiểm y tế “gặp họa”?


Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thoát Trung là thoát cái gì và để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào thời gian TQ xâm lược bằng giàn khoan và tàu thuyền bắt đầu từ tháng 1/5 vừa qua người Việt trong nước cũng như  hải ngoại lại dấy lên phong trào "thoát Trung" (còn gọi là "thoát Trung luận"). Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Người viết bài này xin mạn phép nêu lên ý kiến cá nhân để góp phần thảo luận. Đó là thoát Trung là thoát khỏi sự hiểu biết nhầm lẫn về nguồn cội của mình từ đó sinh ra tâm thế yếu hèn trước kẻ thù truyền kiếp. Cũng không nên đánh đồng phong trào thoát Trung với "bài Trung" hoặc "chống Trung". Dưới đây là một số cơ sở cho cách suy nghĩ đó. 

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này