Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Giới thiệu sách: Cổ Sử ‘Bách Việt Tiên Hiền Chí’

Hình minh họa
Bộ sử cổ "Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư" là bộ sử liên quan đến Việt tộc, do sử gia Âu Ðại Nhậm viết xong vào năm Gia Tĩnh thứ 33 (1554), được sử quán nhà Minh và nhà Thanh coi là tài liệu lịch sử xác đáng dùng làm tài liệu để các sử gia Trung Hoa nghiên cứu và trích dẫn khi viết sử. Lần đầu tiên bộ sử này được dịch sang Việt ngữ bởi giáo sư Trần Lam Giang. Nội dung chính của quyển sách viết về 105 vị tiền nhân gốc Việt, trong đó có một số nhân vật đã trở thành nhân vật lịch sử, văn hóa vào bậc nhất mà người Tàu thường phô trương để hãnh diện. Những nhân vật tiêu biểu được sử gia Âu Ðại Nhậm ghi nhận, trước hết là vua Ðại Vũ mà sử quen gọi là vua Vũ trị thủy, vị vua sáng lập ra nhà Hạ. Vua Vũ là người Việt. Các khai quốc công thần nhà Hán như Hàn Tín, Mai Thừa, Anh Bố, Văn Ông, Tiêu Hà, Tào Tham cũng là người Việt. Thái Luân, người phát minh ra giấy viết ngày nay chúng ta xử dụng, người Tàu lấy làm hãnh diện là 1 trong tứ đại phát minh mà người Trung Hoa góp vào văn minh nhân loại. Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí, Thái Luân là người Việt. Chưa hết, nhân vật Nhâm Diên (Tích Quang - Nhâm Diên) được sử Tàu dựng lên làm người cùng Tích Quang dậy dân ta cấy cày. Bách Việt Tiên Hiền Chí chỉ ra tiên hiền Việt tộc xuất chúng được Nhâm Diên bái làm thầy.

Sử gia Âu Ðại Nhậm viết: "Theo sách Nhất Lưỡng Hán Dư Ðịa Chí, Cối Kê bị chia thành hai phần: Ðan Dương và Dự Chương. Một phần thuộc cảnh giới Ngô, một phần thuộc cảnh giới Việt. Vốn xưa Cối Kê chỉ là đất của Việt, miêu duệ vua Hạ Vũ cai trị đất này. Từ sau biến cố lìa tan, đến định cư trên miền duyên hải Giang Nam, kẻ làm vương người làm quân trưởng, dòng dõi Bách Việt sinh sôi đông đảo, sống đời hạnh phúc, nức danh tươi tốt ở đây. Ðất nước của các quân trưởng, xa, đến tận Nam Hải, Quế Lâm. Từ Hán về sau, để tiện việc cất quân đánh chiếm, đã vẽ họa đồ phân chia Việt thành châu, thành quận lấy lệ mà thôi. Tên đất cũng là tự ý đặt, sai khác khá nhiều với tên đích thực. Nay muốn viết cho được đúng đắn, phải dùng sử sách của người bản xứ. Ðơn cử thí dụ, chẳng hạn như đất Lư Phượng, Hoài Dương, nhà Hán gọi bừa là quận Ðông Hải, quận Hoài Lâm. Tuy sách Hán Chí có vẽ bản đồ, phân định biên cương của Ngô-Thục; cũng vẫn chỉ là: vẽ cho có vẽ, không đúng sự thực..."

Tác giả Âu Ðại Nhậm đã vận dụng cách "lách" (viết lách mà !) tài tình để cuốn sách sử này được lưu truyền ngay trong lòng người TQ những kẽ luôn có dã tâm hủy diệt chứng liệu các dân tộc hình thành Trung Hoa. Dù thế, cuốn sách cũng trải qua 500 năm thăng trầm lưu lạc, trù dập. Cuối cùng, được xếp vào "Tứ Khố Toàn Thư", là bốn kho tàng trữ sách của triều Minh.

Như đã nói ở phần trên, nhà Hán đã chia cắt đất bị chiếm (của Việt tộc) ở phía Nam sông Dương Tử, đặt tên mới, xóa tất cả dấu vết cũ nên việc tìm hiểu tên người, tên đất cần phải tra cứu rất nhiều sách, nhất là các sách có bề dày lịch sử. Ngoài các bộ chính sử Trung Hoa, giáo sư Trầm Lam Giang còn tra cứu thêm nhiều sách trong Tứ Khố Toàn Thư, các bộ từ điển, tự điển uy tín Từ Hải, Khang Hy cho đến các bộ sách lưu hành rất giới hạn như Thủy Kinh Chú, Sơn Hải Kinh... để chú thích, dẫn giải toàn bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí, Lĩnh Nam Di Thư.

Công trình dịch và chú thích của giáo sư Trần Lam Giang đã giúp Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư thành chứng liệu lịch sử để người Việt Nam hiện nay và các thế hệ sau hãnh diện là người Việt. Từ trước đến nay, chúng ta thường có niềm tự hào là người Việt nhưng khi con cháu lớn lên chúng thường muốn có cái gì cụ thể để hãnh diện là người Việt Nam nhưng không tìm thấy và trở nên nghi ngờ . Bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư là chứng liệu lịch sử đáp ứng nhu cầu này. Sách được dịch sang Việt ngữ, chú thích công phu (nội dung chú thích dày hơn nội dung tác phẩm) và hơn thế nữa, đã in toàn bộ nguyên tác, bằng chữ Nho, để "nói có sách, mách có chứng".

Bách Việt Tiên Hiền Chí được viết từ hơn 500 về trước. Mãi đến ngày nay mới được dịch sang tiếng Việt. Công việc truy tầm nguyên bản, so sánh, đối chiếu cũng như dịch và chú thích cũng mất một khoảng thời gian khá dài, trên dưới mười năm. Ðó là chưa kể công việc lần theo các sử liệu có đề cập đến tác phẩm - là gợi ý tiên khởi - trong sử liệu Việt Nam trước đây. Đây không chỉ là công lao của dịch giả - giáo sư Trần Lam Giang mà còn là thành quả rất đấng được trân trọng của nhiều nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến lịch sử, văn hóa dân tộc đang sống tại Hoa Kỳ vả trong Việt Nam .

Chủ blog biên soạn rút gọn nội dung trên đây và đưa tranh minh họa để bạn đọc tiện theo dõi . Bạn đọc có thể tìm đọc nguyên bản bài viết trên theo đường link dưới đây:http://www.vietlyso.com/forums/archive/index.php/t-6189.html















Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Tư liệu: Những phát ngôn ấn tượng năm 2011


Câu nói “cả một bầy sâu” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xứng đáng đứng đầu bảng top ten phát ngôn ấn tượng 2011. Một năm hết sức đặc biệt với quá nhiều những phát ngôn hết sức ấn tượng, ấn tượng hơn hẳn những năm trước. Hay do bệnh… “lở mồm”?

1- “Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ. Không nhẽ cứ để mãi như vậy, mai kia người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết. Thế đâu có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi. Một bầy sâu là chết cái đất nước này!”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
2- “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”- Giáo sư tiến sĩ Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
3- Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam là thể hiện tình cảm “yêu cho đòn cho vọt”- Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Nguyễn Duy Chiến.
4- “Dân có vàng thì dân giàu, mà nhà nước giữ vàng (của dân) thì nước sẽ mạnh”- Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
5- “Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
6- “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
7- “Có thể nói kỳ họp nào chính phủ cũng báo cáo một bản báo cáo hết sức hoành tráng và có sức thuyết phục… Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp. Quần đảo Trường Sa bây giờ do Trung Quốc chiếm… Làm sao để nhiệm kỳ này cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.
8- “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
9- “Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có luật nhà văn (nhà thơ) thì tôi cũng… chưa nghĩ ra!”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Hồng, người đề xuất ban hành luật nhà thơ (nhà văn).

10- “Tôi vinh dự được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương cho thôi chức danh Bộ trưởng khi tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn ngành Thông tin và Truyền thông dành cho tôi đang ở đỉnh cao (93%)”- Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng TTTT.
2011 là năm khá đặc biệt, nhiều nhân vật ấn tượng và cũng quá nhiều phát ngôn ấn tượng. Không nhắc đến hoặc bỏ sót là một điều đáng tiếc. Vì thế xin giới thiệu thêm kế sau bảng “Top ten phát ngôn ấn tượng” là 10 phát ngôn ứng viên hụt (từ 11 đến 20), cũng không kém phần… ấn tượng!
11- “Ông Trương Tấn Sang trở thành vị tổng thống đầu tiên có tài hùng biện… là sự khởi đầu cho thời đại mới”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
12- “Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất, xét xử 2 cấp nên nếu thấy quyết định trái pháp luật thì có quyền hủy, trừ quyết định của Thủ tướng”- Chánh án Tòa tối cao Trương Hoà Bình.
13- “Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại… Việc có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học- cao đẳng vừa qua là vấn đề bình thường”- Bộ trưởng Giáo dục & đào tạo Phạm Vũ Luận.
14- “Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào của thế giới. Trung Quốc chỉ sợ quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam…”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
15- “Chủ nghĩa Marx đã nói đến một lúc nào đó đảng không còn mà nhà nước cũng không còn thì Đảng “muôn thuở” thế nào được”- Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn BBC.
16- “Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
17- “Bùi Thị Minh Hằng mà ị ngay nhà tôi tôi cũng nói là c. Bùi Hằng thơm quá”- Châu Xuân Nguyễn.
18- “Anh mà gọi nó bằng con là tôi dập máy đấy!”- GS rùa Hà Đình Đức trả lời phỏng vấn BBC về “cụ” rùa hồ Gươm.
19- “Tôi hiểu trong 7 thành viên của Hội đồng đó thì có người có thể là chưa bao giờ đọc kịch của tôi, chưa bao giờ xem kịch của tôi… còn người thứ hai không bỏ cho tôi, tôi cũng không ngạc nhiên, vì có thể là họ chưa bao giờ biết viết kịch, và họ chưa bao giờ làm đạo diễn cả… Có khi là trong một liên hoan sân khấu, tôi mời người này mà không mời người khác tham gia ban chỉ đạo, chỉ vì thành phần đã đủ hay vì tính chất cuộc liên hoan… bây giờ họ được ngồi trong Hội đồng, nhớ chuyện cũ và không bỏ phiếu cho tôi… tôi xứng đáng không chỉ dừng ở Giải thưởng nhà nước mà cả ở Giải thưởng Hồ Chí Minh”- Trung tướng Công an, anh hùng lao động, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên kịch, nhạc sĩ, họa sĩ Hữu Ước phát biểu sau khi bị loại khỏi danh sách ứng viên giải thưởng nhà nước..
20- “Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!”- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Nguồn: Blog Trương Duy Nhất




Biển Đông: Gió đang đổi chiều

"Phép thử" Trung Hoa tại Biển Đông đã thất bại?
Có nhiều cách nói ví von về gió, như “gió chiều nào xuôi chiều đó”, “gieo gió gặt bão”, “gió đông thổi bạt gió tây”, “đòn gió”, v.v… Chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình mới đây cũng là một loại gió, và có lẽ cơn gió này nhằm ngăn chặn một cơn bảo ngược chiều đang tích tụ từ chân trời, đó là sự trở lại triển khai lực lượng quân sự Mỹ tại khu vực châu Á –TBD mà trọng tâm là vành đai chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống khối SEATO (cũ) liên kết với khối ANZUS ở phía Nam và Ấn Độ ở phía Tây. Bước đi này của Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh cộng đồng ASEAN đạt được sự thống nhất cao trong vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN Bali, Indonesia khiến Bắc Kinh càng khó xử.
Thông điệp của chuyến đi là khá rõ ràng: Với tư cách phó Chủ tịch nước, chuyến thăm lần này của ông Tập tuy không ồn ào, nhưng có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Đây là chuyến vi hành mở đầu của người sẽ cầm lái con thuyền Trung Quốc ít nhất trong một thập kỷ tới. Bắc Kinh đã khéo léo chọn cơ hội này để phát đi một tín hiệu về sự thay đổi chiến thuật đối với khu vực Châu Á-TBD, đặc biệt đối với Biển Đông, nơi mà biện pháp dùng “phép thử” bằng sức mạnh đã cho thấy thất bại và họ buộc phải điều chỉnh theo hướng ôn hòa hơn, kết hợp sức mạnh quân sự và "sức mạnh mền". Dấu hiệu có thể thấy ở sự lắng diệu tình hình Biển Đông gần đây với ít hơn các vụ quấy rối của tàu thuyền TQ trong khi Tân hoa xã chủ động đưa tin khá đậm nét về chuyến thăm của ông Tập như một thiện chí hòa bình hữu nghị. Một động thái đáng lưu ý khác là, phía TQ tuyệt nhiên không phản ứng gì trước lời tuyên bố chủ quyền của Thủ tướng Việt Nam với những từ ngữ cụ thể và nêu đích danh “Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”, v.v… Khi ở thăm Việt Nam và Thái Lan ông Tập cũng không chủ động nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông mà chỉ tập trung về hợp tác kinh tế, tài chính, thương mại (cho VN vay 300 triêu USD, cho Thái Lan vay theo phương thức hoán đổi đồng tiền hai nước với trị giá 11 tỷ USD, và hàng loạt hợp đồng khác). Những cử chỉ trên hoàn toàn khác với những gì mà phía Trung Quốc thường thể hiện trong mấy năm qua.Hiện tại còn quá sớm để khẳng định điều gì, nhưng rõ ràng đang có những động thái mới từ phía Bắc Kinh theo hướng ôn hòa. Có lẽ giới lãnh đạo nước này giờ đây đã thấm thía với lời khuyên của tiền nhân Đặng Tiểu Bình: Hãy “ẩn mình” trước khi đủ mạnh. Quả vậy, vừa qua họ đã quá nôn nóng muốn đạt mục tiêu bá chủ Biển Đông bằng cách phô trương lượng quá sớm, quá trắng trợn., và rốt cuộc đã tạo cớ cho quân đội Mỹ trở lại Châu Á –TBD nơi mà chính người TQ đã mất ½ thế kỷ để xua đuổi Mỹ đi. Có thể nói, không còn bài học nào thấm thía hơn thế đối với Bắc Kinh.

Quan hệ Việt-Trung: Láng giềng không bình đẳng
Có thể nói, cả hai bên TQ và VN đến nay đều thấu hiểu "bụng dạ” của nhau, chỉ còn vấn đề là lập trường của mỗi bên trong tranh chấp biển đảo không dễ san bằng. Đã bao đời người TQ luôn tự coi mình là một dân tộc lớn, một nước lớn, và có sứ mệnh “do trời ban cho”. Cách tư duy này dù muốn hay không, luôn tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại của họ và cũng là nguyên nhân sâu xa của tư tưởng sô vanh nước lớn và chủ nghĩa bá quyền - điều mà tuy không được tuyên bố công khai nhưng vẫn luôn được dung túng tại nước này.Việt Nam do vị trí địa lý phải hứng chịu hậu quả của thứ chủ nghĩa bành trướng bá quyền truyền kiếp như vậy. Một số cuộc khảo sát quốc tế gần đây cho thấy đại đa số người TQ được hỏi tin rằng Biển Đông là của cha ông họ nhưng bị Việt Nam và các nước nhỏ xung quanh chiếm đoạt, và do đó bây giờ họ có quyền đòi lại là lẽ đương nhiên! Đó cũng là lý do tại sao có tới hơn 80% ý kiến tán thành “đánh” Việt Nam vì tội xâm chiếm nhiều biển đảo của người Trung Quốc (!?)”. Được biết, trong dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm TQ, một quan chức TQ so sánh rằng nếu nhân dân VN biểu tình chống TQ thì hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi 1,3 tỷ dân TQ cũng biểu tình chống VN(?). Đó không phải là một sự so sánh, mà là một lời đe dọa! Đó là cách tư duy điển hình của người TQ, không chỉ về con người mà còn về sức mạnh kinh tế, quân sự, không chỉ đối với Việt Nam mà đối với tất cả các nước. Ở đâu họ thấy mình đông hơn, mạnh hơn là họ lấn lướt. Thế mới có chuyện họ chủ trương huy động số đông tàu thuyền để lấn chiếm ngư trường của Việt Nam và của các nước khác. Mới đây họ dùng thuyền đánh cá kết bè lại để đối phó với tàu tuần tra Hàn Quốc.Phải chung sống đời đời kiếp kiếp với một nước láng giềng như vậy, người Việt Nam đã hình thành một truyền thống mang tính đặc thù, đó là vừa phát huy tinh thần dân tộc quật cường, vừa phát huy tinh thần nhẫn nhục chịu đựng, để tồn vong trước một đối phương lúc nào cũng lăm le nuốt chửng mình. Đó là lý do mà lịch sử luôn hằn sâu dấu vết của điều trăn trở từ bao thế hệ người Việt: “Đánh hay hòa...hòa hay đánh... ?”. Đây chính là cái khó đối với dân tộc Việt Nam, cũng là cái khó đối với giới lãnh đạo đất nước trong bất cứ thời kỳ nào. Ta và đối phương đều có lúc thịnh lúc suy. Thời nào cũng có kẻ cơ hội bán nước cầu vinh. Nhưng hào kiệt thời nào cũng có. Và đó là bí quyết sinh tồn của dân tộc Việt Nam.

"Bằng mặt không bằng lòng"
Trong chuyến thăm hữu nghị của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình mới đây có một số động thái đáng lưu ý. Đó là trong khi phía khách không chủ động nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, thì phía chủ nhà đã chủ động nhắc lại vấn đề tranh chấp Biển Đông (cả trước và trong chuyến thăm). Đây là một động thái mới đáng nghiên cứu. Về hình thức, ta thấy một số hoạt động hưởng ứng chuyến thăm như cầu truyền hình, giao lưu thanh niên…, nhưng thực sự đều diễn ra một cách rời rạc, gượng gạo. Cũng thấy có sự chậm trễ trong việc đưa tin và những sai sót lễ tân như vụ “cờ TQ có 6 sao”,v.v… Suy cho cùng, những biểu hiện trên đây cho thấy ít nhiều tình trạng thiếu nhất quán giữa các cơ quan tổ chức sự kiện của phía Việt Nam. Còn những “lời hay ý đẹp” hai bên giành cho nhau trong chuyến thăm là điều dễ hiểu, không nên dựa vào đó để đánh giá thực chất vấn đề. Thực chất nằm trong lòng dân chúng khi họ quay lưng lại với khẩu hiệu “hữu nghị Việt –Trung”, thậm chí biểu thị thái độ bất tín, bất bình trước chủ trương quá mền mỏng của lãnh đạo mà họ cho là nhu nhược, hèn nhát...
Tóm lại, tất cả những dấu hiệu nêu trên cho thấy có sự khác biệt quan điểm trong nội bộ Việt Nam, đặc biệt giữa Lãnh đạo và dân chúng, liên quan đến quan hệ Việt-Trung, nỗi cộm là vấn đề lựa chọn đối sách trước âm mưu bành trướng, lấn chiếm biển đảo từ phía nước láng giềng phương Bắc . Dường như có sự lung túng về đường lối và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của đất nước mặc dù chủ đề này vẫn thường được nhắc đi nhắc lại và trong các văn kiện của Đảng và các diễn đàn Quốc hội và Chính phủ. Từ khi có phương châm “làm bạn với tất cả”, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong các lĩnh vực đối nội , đối ngoại, nhưng có lẽ chưa có sự thay đổi căn bản nào trong quan hệ với nước láng giềng phương Bắc. Trở lực chính có lẽ là do ý thức hệ đã ăn sâu bám rễ trong một bộ phận lãnh đạo và dân chúng. Đó là nguyên nhân vì sao bất chấp mọi hành động, thậm chí xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo từ phía đối phương, nhưng giới chức và truyền thông Việt Nam vẫn lặp đi lặp lại điệp khúc “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, "láng giền tốt, đồng chí tốt"..., dù đó có là quan hệ bề ngoài theo kiểu "bằng mặt không bằng lòng đi chăng nữa!

Thách thức và cơ hội một lần nữa mở ra đồng đều đối với VNCho đến nay nhìn lại ta thấy, bất chấp mọi sự điều chĩnh chiến lược của TQ và các nước lớn trong thời gian qua , Việt Nam chưa hề có sự điều chỉnh đáng kể nào trong quan hệ song phương với TQ. Nói cách khác “đường đi nước bước” của Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ nét, và đó là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam đã để nhỡ mất nhiều cơ hội. Nhiều ý kiến khách quan của người ngoài và cả trong nôi bộ lãnh đạo Việt Nam đều thừa nhận điều này. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trạng thái “chênh vênh” trong thế trận của Việt Nam mỗi khi có sự cố tranh chấp lãnh thổ với ông bạn láng giềng phương Bắc? Bài học chiến tranh biên giới cùng hàng loạt các cuộc xung đột biển đảo đã chứng minh điều đó.Phải chăng giờ đây cơ hội đồng thời với thách thức lại một lần nữa mở ra đối với Việt Nam ?. Cuộc đấu tranh còn ở phía trước, đó là một chặng đường dài đầy khó khăn phức tạp. Dư luận đã từng nhận xét rằng nếu đối phương công khai nóng vội dùng vũ lực xâm lược thì đó là một tình huống không mong muốn nhưng cũng là tình huống đơn giản đối với Việt Nam . Nếu đối phương sử dụng chiến thuật lâu dài bằng các thủ đoạn kinh tế và “diễn biến hòa bình” thì vấn đề khó khăn, phức tạp hơn. Và đây dường như là kịch bản mới đang bày ra đối với Việt Nam.
Để đón nhận cơ hội và đối phó thách thức, có lẽ ngoài việc phát huy những bài học kinh nghiệm của bản thân, VN cần học kinh nghiệm của một số quốc gia nhỏ cận kề Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và cả Đài Loan, Hồng Kông là những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhỏ yếu hơn TQ nhiều lần nhưng vẫn duy trì độc lập bình đẳng với TQ để phát triển kinh tế mạnh hơn cả TQ. Vẫn biết một nước như VN nếu chủ trương đối đầu với TQ là không khôn ngoan, nhưng nếu cứ duy trì mãi trạng thái quan hệ bị ràng buộc bởi “ý thức hệ chính trị” thì còn nguy hại hơn. Trong nhiều bài học, thiết nghĩ có hai bài học nhãn tiền là: Biển Đông , bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, là cửa ngõ sống còn của Việt Nam không ai có quyền xây rào chắn lối; và muốn bứt phá và triển kinh tế một cách bền vững , Việt Nam không thể quay lại dựa vào công nghệ của TQ ./.



























Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Nên hiểu thế nào về vụ "cờ 6 sao"?


Dư luận trong nước và phần nào đã lan ra nước ngoài đang xôn xao về sự cố “cờ Trung Quốc 6 sao” được các em học sinh Việt Nam cầm vẫy chào trong lễ đón Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam ngày 20/12/2011.
Thiết nghĩ dư luận hoàn toàn có lý để “bức xúc” trước một lỗi sai sót nghiêm trọng như vậy dù với bất cứ lý do gì, kể cả nếu thực sự có âm mưu chính trị của ai đó, nhất là khi không có sự giải thích kịp thời và rõ ràng từ phía các cơ quan chức năng Nhà nước.
Tuy nhiên, mặt khác mỗi người cũng nên tìm hiểu, suy ngẫm thấu đáo trước khi đưa ra ý kiến bình luận,suy diễn..., vì thông thường điều tai hại không chỉ ở sự sai sót mà còn ở cách suy diễn xung quanh nó. Và trách nhiệm của người gây ra sai sót không nghiêm trọng bằng trách nhiệm của người không biết cách xử lý đúng đắn đối với sự sai sót.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế đã từng có nhiều trường hợp sai sót liên quan đến các lá cờ quốc gia, có thể do vô tình hoặc do tắc trách, cũng có thể do động cơ chính trị. Trong mọi trường hợp, việc xử lý đúng phương pháp từ phía nhà chức trách sẽ có tác dụng ngăn chặn, thậm chí loại bỏ những tác động xấu không đáng có. Đó phải là cách xử lý không chậm trễ, với thái độ cầu thị và biết nhận lỗi một cách công khai, minh bạch. Nếu làm ngược lại có thể gây ra những hậu quả tai hại hơn nhiều.
Rất tiếc trong trường hợp cụ thể của “vụ cờ TQ 6 sao” vừa qua , ta thấy các cơ quan hửu trách của Việt Nam đã xử lý không thỏa đáng; và đó là một nguyên nhân chính dẫn đến những suy luận phức tạp gây hậu quả xấu. Theo một thông báo khá chậm trễ và không rõ ràng của Người phát ngôn VN, đó là “lỗi kỷ thuật” (tức không phải âm mưu chính trị). Vậy thì vấn đề đáng ra rất đơn giản nếu nó được phát hiện sớm và giải thích công khai trước công chúng. Nhưng rất đáng tiếc và cũng khó hiểu tại sao Ban tổ chức đón tiếp đoàn (thường là một cơ chế liên ngành) đã không kịp thời nhận ra sai sót, và đến nay vẫn chưa chính thức nhận lỗi(?). Nếu chỉ có một thông báo ngắn ngủn trên website của Bộ Ngoại giao là hoàn toàn chưa đủ. Sự kiện sai sót này cần được chính thức xin lỗi trước công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng thì mới đúng.

Một khía cạnh khác cần bàn thêm là, phải chăng một số người, có lẽ vì quá nhiệt huyết yêu nước hoặc do định kiến nào đó(?) đã có cách suy diễn thiếu cơ sở rằng ngôi sao thứ 6 là Việt Nam, hoặc có ai đó muốn "bán" nước cho TQ, v.v... Thiết nghĩ, nếu thật sự có một "âm mưu" thì đó là của những kẻ điên cuồng! Vậy tại sao người yêu nước Việt Nam lại “tiếp tay” cho những kẻ đó?
Nhân đây xin nhắc lại rằng, cờ đỏ sao vàng của VN ra đời từ năm 1940 (khi còn là Mặt trận Việt Minh) trong khi cờ TQ ra đời năm 1949 khi họ giành được độc lập. Tức là cờ đỏ sao vàng  của VN ra đời trước cờ TQ !. Theo giải thích chính thức của TQ, 4 ngôi sao nhỏ là đại diện cho 4 giai cấp : công nhân, nông dân , tiểu tư sản và tư sản đoàn kết xung quanh Đảng CS (ngôi sao to). Đồng thời họ cũng có một cách giải thích rằng saolớnđại diện dân tộc Hán,  4 sao nhỏ đại diện các dân tộc: Mông, Hồi, Tạng, Mãn. Vậy nếu  để suy diễn, thì khả năng suy diễn ngôi sao thứ 6 đại diện cho dân tộc Việt (Bách Việt) bên trong nước TQ thì đúng hơn(?). Cách suy diễn này người  tàu không ưa vì nó chạm vào nỗi niềm sâu xa trong lịch sử hình thành nước Trung Hoa,  người Bách Việt đã tồn tại song song với người Hán từ lâu đời. Tuy nhiên trên thực tế các dân tộc Bách Việt vẫn tồn tại đến ngày nay dưới những tên gọi khác nhau ở miền Nam TQ ,kể cả khoảng 70 triệu người Choong (Tráng) tại Quảng Tây và Quảng Đông.

Tóm lại, trong "vụ cờ TQ 6 sao" lỗi của các cơ quan chức năng Nhà nước rất đáng phê phán về trình độ yếu kém và cung cách làm việc tắc trách; trước sai sót  không chịu công khai xin lỗi và giải bài trước công luận một cách đàng hoàng minh bạch.  Nhưng từ sai sót đó mà suy diễn rằng có âm mưu biến VN thành một dân tộc hay một tỉnh của TQ là không có sở. Xét trên một khía cạnh nào đó, cách suy luận như vậy là "lợi bất cập hại", nếu không nói là "tiếp tay cho giặc". Vậy có nên chăng?./.


Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Tin liên quan chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình

Trên thực tế Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến sân bay Nội Bài chiều ngày hôm qua 20/12
và lễ đón tiếp đã diễn ra tại sân bay. Tuy nhiên cho đến sáng nay chưa thấy bất cứ một nguồn tin chính thức nào của VN đưa tin về sự kiện này trong khi China News vẫn liên tục đưa tin cập nhật vế sự kiện này từ mấy ngày trước, trong đó có tin về trả lời phỏng vấn của phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan  nhưng không nói rõ thời điểm trước hay sau khi ông Tập đến Hà Nội.
Tin mới nhất  do phóng viên China News từ Hà Nội thực hiện và được phát trong bản tin tiếng Anh từ Bắc Kinh lúc 16 giờ 59 phút 20 giây ngày 20/12/2011. Tin không nói rõ chi tiết lễ đón tại sân bay Nội Bài, nhưng có đăng 2 bức ảnh chụp ông Tập bước trên thảm đỏ giữa hai hàng tiêu binh phía sau là nền  của chiếc máy bay của hãng hàng không TQ; không thấy chua tên và chức vụ các quan chức VN ra đón nhưng qua ảnh có thể đoán người đứng cạnh bên trái ông Tập (ảnh bên phải dưới) nhiều khả năng là ông Đào Việt Trung-Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

Bản tin điểm qua tình phát triển quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trên tinh thần 16 chữ và 4 tốt, nhưng không đá động gì đến chủ đề Biển Đông cũng như bất cứ vấn đề "gay cấn"nào trong quan hệ song phương Trung-Việt hoặc khu vực.  
Tin nhắc lại lịch trình sau chuyến thăm VN ông Tập sẽ thăm chính thức Thái Lan 3 ngày.

Chưa hiểu cách đưa tin như trên là do dụng ý của mỗi bên hay do lỗi sơ xuất của các cơ quan thông tấn (?)   
Bạn có thể tham khảo bản tin gốc tiếng Anh tại đây:         

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Vài suy nghĩ trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình


Chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra cuộc thăm chính thức của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam dự định vào ngày 20/12 này. Xét trên mọi phương diện, đây không phải là một chuyến thăm xã giao thông thường mà là một chuyến công cán đầy toan tính của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Về mặt nào đó chuyến thăm này còn quan trọng hơn chuyến thăm Trung Quốc mới đây  của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nếu như chuyến thăm của ông Trọng là “việc không thể đừng” và nặng về xã giao của người mới nhậm chức, thì chuyến thăm của ông Tập có đặc điểm hoàn toàn khác. Phía Trung Quốc cần chuyến thăm này hơn là phía Việt Nam; nhưng nó có thể đặt ra cho  Việt Nam những thách thức và cả cơ hội.
Cấp thấp tầm cao  
Trong lịch sử quan hệ Trung- Việt, kể cả trong những thời kỳ quan hệ tốt đẹp trước đây,  thường thấy lãnh đạo cấp cao VN sang TQ nhưng hiếm khi cấp cao TQ sang VN. Trong giai đoạn quan hệ không hoàn toàn bình thường hiện nay, việc một nhân vật như ông Tập Cận Bình đến VN là một việc không bình thường. Ông Tập thăm VN dưới danh nghĩa  là phó Chủ tịch nước nhưng mang sứ mệnh của người đứng đầu đảng và nhà nước T Q. Với truyền thống tư duy nước lớn của họ thì đây là thời điểm thích hợp để không phải mang tiếng “phá thông lệ”, nhưng vẫn cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Bắc Kinh trước  diễn biến tình hình quốc tế và khu vực gần đây buộc họ phải có những bước đi kịp thời tại một số địa bàn trọng điểm, trong đó Việt Nam là một mắc xích .  Tóm lại, có thể hiểu  việc ông Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu của phía Trung Quốc.    
Vì sao bây giờ, và con bài gì trong tay áo của ông Tập?
Nếu ta thử đẩy lùi thời gian về quảng nữa năm trước chắc sẽ khó mà có một chuyến thăm cấp cao như vậy trong khuôn khổ song phương Trung-Việt (ngoại trừ một số trường hợp lãnh đạo TQ sang VN để tham dự các hội nghị đa phương).  Câu hỏi đặt ra là tại sao một nhân vật sắp sửa nắm vị trí đứng đầu đảng và nhà nước Trung Quốc lại "hạ cố" sang thăm Việt Nam vào lúc này?
Phải chăng giới lãnh đạo Trung Nam Hải sau một thời kỳ "tự tung tự tác" với ý đồ độc chiếm Biển Đông nhưng bất thành , nay bắt đầu nhận ra sai lầm, và sự sai lầm đó đã khiến Trung Quốc không những bị cô lập trên trường quốc tế mà còn tạo cớ cho Mỹ quay lại khu vực trong sự hoan nghênh tán đồng của hầu hết các bên liên quan hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây. Hậu quả nhãn tiền là việc quân đội Mỹ đang được triển khai tại phía bắc nước Úc đồng thời được tăng cường trên khắp tuyến phòng thủ truyền thống chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc  xuống Philipine ,Singapore… và trong sự liên kết chặt chẽ hơn với Ấn Độ. Không nghi ngờ gì nữa, điều này đã và đang  tác động bất lợi cho Trung Quốc khiến họ lo lắng và phải tính đến biện pháp đối phó. Để làm điều này, Trung Quốc một mặt phải căng ra đối phó trực tiếp với Mỹ và đồng minh, một mặt phải  tìm cách giành giật lại vai trò ảnh hưởng đối với những địa bàn kế cận xung yếu, trong đó có Việt Nam và Myanma đang có nguy cơ tuột khỏi vòng tay ảnh hưởng của Bắc Kinh. Chia rẽ nội bộ ASEAN cũng là một thủ đoạn mà Trung Quốc đã và đang vận dụng khá thành công.
Đó chính là động cơ sâu xa của chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam. Người ta đang chờ xem con bài cụ thể nào ông ta sẽ rút ra từ trong tay áo của mình trong chuyến thăm Hà Nội. Đó có thể là một lời đề nghị, cũng có thể chỉ là một "động tác giả" nhằm đánh lừa dư luận phục vụ âm mưu chia rẽ cộng đồng ASEAN...    
Nguy cơ thách thức và cơ hội nào cho Việt Nam?
Có thể nói, một lần nữa thách thức và cơ hội đang mở ra đồng đều đối với Việt Nam. Thiết nghĩ, để ứng phó hửu hiệu với nước cờ mới của phía Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam trước hết cần  đứng vững trên mục tiêu chiến lược của dân tộc mình, đó là kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn chủ quyền quốc gia đồng thời giữ vững hòa bình để xây dựng đất nước. Cần thấy rằng diễn biến tình hình Biển Đông nói riêng và Châu Á-TBD nói chung trong thời gian gần đây đang chuyển mạnh sang thế có lợi cho Việt Nam và các nước nhỏ vốn bị Trung Quốc chèn ép và xâm lấn. Những lời tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam gần đây , đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc Hội, được dư luận nhân dân đồng tình, được quốc tế đánh giá cao như một hướng đi đúng đắn của Việt Nam.
Vẫn biết, căn cứ vào so sánh lực lượng cũng như từ bài học lịch sử , nhân dân  Việt Nam không bao giờ chủ trương đối đầu với Trung Quốc. Tuy hiên, hơn lúc nào hết, giờ đây lợi ích sống còn của dân tộc đang một lần nữa bị nước láng giềng phương Bắc đe dọa và xâm phạm buộc người Việt Nam phải lựa chọn phương thức mới thích hợp để đấu tranh sinh tồn . Đại đa số nhân dân đã bày tỏ ý chí sẵn sàng dấn thân bằng cách  phát huy thế mạnh nội lực kết hợp với sức mạnh tổng hợp của thời đại, kiên quyết đấu tranh vì mục tiêu tối thượng là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, cụ thể là chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cùng với toàn bộ vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo đúng luật pháp quốc tế. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch không thể nhân nhượng.  Trên tinh thần đó nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình xung quanh chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và hy vọng rằng  giới lãnh đạo đất nước sẽ nhân dịp này nhắc lại một cách rõ ràng, dứt khoát quan điểm mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày trước Quốc hội mới đây. /.          
                     
Trần Kinh Nghị

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng

clip_image001                                                                                                                                                                          
Boxit VN,15/12/2001 – Trung Quốc đang đối mặt với thái độ ngoại giao ngày càn cứng rắn hơn của các nước láng giềng: 4 nước – Nepal, Myanmar, Hàn Quốc và Nhật Bản – cho phép phản kháng ở nhiều mức độ khác nhau đối với những gì được   coi là thái độ gây chiến của Trung Quốc

Một cảnh sát biển Hàn Quốc đã bị đâm chết trên biển sau khi lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc ngăn chặn một tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển Hàn Quốc trong một vụ việc được truyền thông Hàn Quốc gọi thẳng là “cướp biển Trung Quốc”. Thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị buộc tội giết người và 17 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ. Tình hình giữa hai nước càng căng thẳng hơn sau khi cửa sổ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh dường như bị bắn vào chiều thứ Ba.
Dự kiến, Tokyo sẽ gửi kháng nghị sau khi Trung Quốc gửi tàu tuần duyên trang bị vũ khí mới và lớn nhất đến vùng biển và đảo được coi là đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bao gồm vài mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi và nhiều khu phát triển chung Trung-Nhật.
Cũng trong những động thái bất thường, cà hai chuyến thăm Nepal và Myanmar của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào tuần tới đã bị hủy bỏ. Myanmar, nước đang đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, gần đây đã hủy bỏ dự án của Trung Quốc xây đập trên sông Irrawady. Không lý do nào được đưa ra đối với việc hủy bỏ chuyến thăm Nepal.
Trung Quốc gần đây cứng rắn hơn với việc từ chối rút lui ở những vùng biên giới đang bị tranh chấp, và tỏ ra quá quyết liệt trong việc giành giật các dự án bằng sức mạnh tài chính và thương mại. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng lãnh thổ vùng biên giới với Ấn Độ, tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh cũng như một phần của Ladakh và Kashmir, từ lâu đã chọc giận Ấn Độ. Trong khi đó, nỗ lực tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cộng với một phần biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng đã được đẩy mạnh. Trang mạng 2point6billion [tên trang mạng đăng bài này – người dịch] biết rằng các viên chức của Đại sứ quán Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới đang chú ý đặc biệt tới các nhà buôn đồ cổ chuyên về các bản đồ cổ và các di vật về bản đồ tương tự, mua sạch những gì họ có thể tìm được, có lẽ để chứng minh chủ quyền hoặc hủy bỏ các mẫu vật không phù hợp với mục tiêu họ đã tuyên bố. Viên chức của các nước bị tác động bởi những tranh chấp lãnh thổ như trên có thể muốn xem xét đến tầm quan trọng của các thứ có liên quan đến chứng cứ cả về bản đồ và về giai thoại trong các tài liệu lịch sử và thư tịch cổ.
Hoàng Phương dịch.
từ nguồn  2point6billion.com





Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này