Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Cần có đổi mới lần hai

Đó là nhận định của  TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trong trả lời phỏng vấn của VnEconomy tại cuộc Hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua tại Tp.HCM.

Là diễn giả đăng đàn thứ ba với chủ đề “Điều chỉnh kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, tái cơ cấu và cải cách kinh tế” tại hội thảo này, ông Doanh đã hơn một lần nhấn mạnh rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật và “cần có đổi mới lần hai” một cách sâu sắc, toàn diện.

Phải nói thẳng

Thưa ông, nhận định nền kinh tế đang ở tình trạng “xấu nhất từ năm 1991” đã được “kiểm nghiệm” ở diễn đàn nào chưa?
Chưa đâu, đây là lần đầu tiên tôi đưa ra nhận định này.
Các ý kiến tại hội thảo đều rất dễ dàng thống nhất là nền kinh tế đang rất khó khăn, song nếu khái quát như ông thì liệu có vội vàng quá không?
Thì bạn đã nghe cả tại hội thảo rồi đấy. Phải nói thẳng là tình hình đang rất xấu.
Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng.
Đáng chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Mức tín nhiệm của Việt Nam bị các công ty nước ngoài hạ thấp đến mức B-, tức là mức thấp nhất trước mức C.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm 6 bậc trong năm 2011, xuống vị trí 65 trên 142 nền kinh tế. Tích lũy từ nội bộ kinh tế liên tục giảm sút, để duy trì mức đầu tư cao, nước ta đã tăng vay mượn nước ngoài, không chỉ qua nguồn ODA mà còn cả qua các kênh bán trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay mượn thương mại với lãi suất cao. Số nợ của khu vực doanh nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bất động sản cũng tăng cao rồi.
Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.
Một vấn đề nữa rất đáng chú ý hiện nay là chênh lệch giàu-nghèo tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, bên cạnh những người nghèo gặp khó khăn rất lớn trong đời sống, chữa bệnh, cho con đi học..., đã xuất hiện những hiện tượng phô bày sự giàu có, xa hoa theo kiểu trọc phú, rất xa lạ với truyền thống dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Rồi, tội ác hình sự, các hành vi bạo lực và các tệ nạn xã hội tăng nhanh, tình hình trật tự xã hội có diễn biến phức tạp, người dân lương thiện cảm thấy kém an toàn khi đi ra đường hay đến nơi đông người.
Nhưng thưa ông, chúng ta vẫn thường nghe các đánh giá là kinh tế - xã hội đang có chuyển biến tích cực?
Tất nhiên hiện thực là bức tranh nhiều màu sắc. Bên cạnh những “khoảng tối” như tôi vừa nói thì cũng có điểm sáng, như sản xuất nông nghiệp đạt khá, xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu gạo… vẫn tăng.
Bên cạnh hàng nghìn doanh nghiệp phải ngừng sản xuất thì cũng có doanh nghiệp làm ăn được. Ví dụ doanh nghiệp Mỹ Lan ở Trà Vinh chế ra vật liệu nano xuất khẩu, hay gốm sứ Minh Long cũng có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có năng lực cạnh tranh…
Những điểm sáng như vậy có thể tìm thấy ở tất cả các lĩnh vực, các địa phương, nhưng chính những doanh nghiệp này cũng đang gặp khó khăn vì lãi suất cao, lạm phát làm chi phí đầu vào tăng nhanh.
Những điểm sáng đó mình phải thừa nhận, song một vài con én nhỏ không làm nên mùa xuân, không làm thay đổi được cục diện.
Vậy nên đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, phải có sự chuyển hướng chiến lược để khôi phục lại niềm tin của dân và các nhà đầu tư.

“Đổi mới lần hai”

Xin mạn phép hỏi ông, ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, dù sao khi đã nghỉ hưu rồi thì cũng dễ “nói mạnh” hơn khi còn đương chức?

Với tôi thì không phải, tôi luôn luôn nói sự thật, vì thế nhiều phen sóng gió lắm rồi đấy, nhưng chắc bạn không biết rõ vì khi ấy bạn còn trẻ.
Còn ở tình thế hiện nay thì tôi thấy cả các anh đương chức cũng nói thẳng là chúng ta không nên ảo tưởng nữa, và nếu không điều chỉnh cho sát thực tế hơn thì kế hoạch 5 năm tới sẽ không thể thực hiện được.
Bởi thế nên ông mới kiến nghị “tình hình kinh tế-xã hội rất không bình thường này cần được phản ánh trung thực với Quốc hội để có quyết sách thích hợp cho 5 năm tới và năm 2012”?
Theo tôi thì đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, mà tôi tạm gọi là đổi mới lần thứ hai, để tránh khủng hoảng.
Như đã nói, cần điều chỉnh kế hoạch 5 năm tới. Trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Mục tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu, cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian qua, cắt giảm biên chế hành chính.
Cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích.
Khâu trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý‎ dựa trên kết quả, công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Khác với lần đổi mới thứ nhất - chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản xuất, được sự ủng hộ của đông đảo nông dân và quảng đại quần chúng - đổi mới lần này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.
Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay.

Phản biện chính sách cần được làm chu đáo hơn

Trong số các giải pháp để “chữa bệnh” bất ổn, nhiều ý kiến đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm thu, giảm chi và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, ông có chia sẻ?
Giảm thu, giảm chi thì rất đúng rồi. Tập trung ổn định vĩ mô và phải khoan sức dân, bớt thuế bớt chi tiêu đi.
Tôi cho rằng cần phải phát động phong trào toàn dân cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một vị giáo sư người Nhật nói với tôi trước đây ông ấy đến Việt Nam thì được mời rượu Johnnie Walker đỏ, còn bây giờ thì họ mời Chivas giá mười mấy triệu. Và ôtô người Việt đi cũng sang hơn trước đây nhiều. Ở Nhật, không bao giờ một quan chức nào có thể mời bạn uống rượu sang như vậy bằng tiền ngân sách.
Vì thế cần phải tiết kiệm, trong đó thì cơ quan nhà nước cần gương mẫu trước.
Còn về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thì tôi đã nói nhiều lần là cơ chế quản lý của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, nhưng không phải là không khắc phục được.
Đi Trung Quốc, tôi được Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp của Trung Quốc cho biết là đã áp dụng chế độ quản lý theo hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước bên đó cũng còn rất nhiều vấn đề.
Hỏi thế làm thế nào để khắc phục thì ông ấy cho biết là yêu cầu một nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đề ra1 hệ tiêu chí, như phải tăng năng suất bao nhiêu, đổi mới công nghệ thế nào, lương thưởng bao nhiêu… sau đó công khai đăng lên. Ai có phương án thì gửi đến, rồi mời hội đồng nghe báo cáo, bỏ phiếu kín, người được phiếu cao nhất thì bổ nhiệm làm lãnh đạo 3 năm. Năm đầu làm không tốt thì không lên lương, năm thứ hai vẫn không làm được thì hủy hợp đồng không cho làm nữa và thay băng người khác.
Tại sao họ làm được mà Việt Nam mình chưa làm được?
Nhân nói đến vai trò của các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế, có chuyên gia tự phê là ý kiến nào cũng nhấn mạnh phải tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng để góp ý cho Chính phủ tái cơ cấu bắt đầu từ đâu thì đội ngũ các nhà khoa học cũng chưa làm được nhiều. Ông có thấy “chạnh lòng” không ạ?
Lần gần đây nhất được mời đến hội nghị tham vấn cho Chính phủ thì tôi lại đang hội thảo ở nước ngoài nên không dự được, rất tiếc.
Đóng góp cá nhân thì có cũng có thể chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng tôi nghĩ chúng tôi luôn cố gắng đóng góp.
Chỉ có điều vai trò phản biện cũng chưa được coi trọng đúng mức, thể hiện ở cách làm vội vã. Thông báo trước hai ngày bảo mời anh đến thì làm sao mà chuẩn bị tốt được. Lẽ ra anh phải đặt hàng trước một số vấn đề để người tư vấn có thời gian chuẩn bị thật tốt. Sản phẩm 24 tiếng dĩ nhiên phải khác với sản phẩm được nghiên cứu nghiêm túc trong 2, 3 tháng chứ.
Cho dù như vậy thì có còn hơn không, thưa ông?
Rõ ràng chứ, chỉ có điều cần mở rộng hơn nữa. Tôi tin là nếu có quyết tâm cải cách, chúng ta sẽ làm được, làm tốt.

Nguồn: Vn Economy được Cà phê cuối tuần đưa lại ngày 01/10/2011)

Tran Kinh Nghi

Nhân đọc bài viết của ông Phạm Bình Minh cách đây một năm rưỡi

  

Mới đây, tôi được một người bạn tặng quyển sách "Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020" (do Học viện Ngoại giao phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tháng 3 năm 2010 gồm nhiều bài viết của nhóm tác giả thuộc Bộ Ngoại giao),  trong đó có bài "Một số suy nghĩ về định hình chính sách đối ngoại mới" của tác giả Phạm Bình Minh (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nay là Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao).
Ấn tượng đầu tiên của tôi là, tuy bài viết cách đây một năm rưỡi nhưng vẫn mang tính thời sự nóng bỏng  của ngày hôm nay, và điều này khiến  tôi thấy rất tâm đắc. Dưới đây  xin có đôi lời bình luận mong được bạn đọc gần xa góp phần cùng suy ngẫm.
1. Bài viết dù khá ngắn gọn  nhưng mang tính chuyên nghiệp và tính khái quát cao với những nhận định đánh giá, phân tích và khuyến nghi xác đáng xuất phát từ quan điểm đổi mới toàn diện kết hợp với  thực tiễn đã và đang biến động một cách vô cùng sâu sắc và “khó lường” trên thế giới kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (trang 56 - sđd).

2.Người đọc dễ đồng tình với những nhận định và đánh giá cùa tác giả  khi điểm lại về thành tựu và mặt  hạn chế của quá trình đổi mới trên mặt trận đối ngoại, cụ thể là "Chưa tìm được giải pháp để giải quyết tranh chấp và thúc đẩy hợp tác trên biển Đông một cách cơ bản, lâu dài" (trang 53 - sđd); và "Chưa có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong Đảng và hệ thống chính trị về một số vấn đề đối ngoại" (trang 53 - sđd).
Đúng vậy, có lẽ  do mặt hạn chế này nên ta chưa tạo được sự nhất trí và đồng thuận cao làm cơ sở để phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của tổ quốc trong thời gian qua.
3. Người độc cũng dễ nhất trí và thấy yên tâm khi thấy tác giả đưa ra nhận định "Toàn vẹn lãnh thổ bị de dọa sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong nhiều thập kỷ tới" (trang 57 - sđd).
Đây là một dự báo tỉnh táo có tính chiến lược  đã và đang được thực tiễn chứng minh với  tình trạng tranh chấp biển đảo vô cùng gay go, phức tạp và quyết liệt trên Biển Đông cũng như trên mặt trận kinh tế-xã hội có nhân tố đối ngoại trong thời gian gần đây.
4. Trong phần bàn về nguyên tắc và phương châm xử lý đối ngoại, tác giả nhấn mạnh: "Phải lấy lợi ích dân tộc làm cơ sở hàng đầu cho mọi chính sách và hành động đối ngoại" (trang 62 - sđd)  đồng thời  cảnh báo: "Nếu không quán triệt điều này sẽ thiên về hành dộng theo ý thức hệ và bị cảm tính chi phối" (trang 62 - sđd).
Qủa thực, lời cảnh báo về vấn đề “ý thức hệ” không mới mẻ nhưng thật mạnh dạn và cũng thú vị  vì đó là vấn đề được coi là  rất“nhạy cảm”  trong một quan hệ truyền thống lâu đời với các nút đan xen chồng chéo ràng buộc, không dễ gì gỡ rối đối với một số người quen với tư duy "hai phe, ba giai đoạn…" của một thời đã qua. Có điều tiếc là tác giả có thể vì  lý do nào đó, chưa phân tích sâu hơn về điểm này.
5. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng  khi  tác giả cho rằng mọi hoạt động đối ngoại trên biển, đảo phải nhằm đạt cho được yêu cầu: "Làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền" (trang 63-sđd).Đây là một yêu cầu rất cao, đòi hỏi sự  vận dụng một cách sáng tạo, vừa quyết liệt vừa khôn ngoan bài học "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", kết hợp chặt chẽ "giữa hợp tác và đấu tranh", bằng sức mạnh tổng hợp của khối Đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của thời đại mới.

Với tư cách một “anh bộ đội Cụ Hồ” đã nghĩ hưu   nhưng luôn cố gắng dõi theo diễn biến  của đất nước,  bản thân tôi  thấy rất cảm kích khi đọc bài viết  của đích thân ông Bộ trưởng  Ngoại giao trong thời buổi  đầy khó khăn phức tạp cả bên trong lẫn  bên ngoài của đất nước chúng ta. Đồng thời tôi cũng rất kỳ vọng với  cương vị và trọng trách mới, Ông Phạm Bình Minh sẽ  kiên trì cùng với tập thể lãnh đạo  đất nước   đưa những suy nghĩ mà ông đã viết trong bài viết nói trên   trong chỉ đạo công tác thực tiễn, góp phần giành thắng lợi lớn hơn nữa trên mặt trận đối ngoại./.
Phạm Xuân Phương
                                               

Ghi chú: Bài viết do tác giả gửi trực tiếp đến chủ blog. Bạn đọc có thể liên hệ với tác giả
theo địa chỉ: 
Phạm Xuân Phương -"Anh Bộ đội Cụ Hồ"    
312 - C7- Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội, ĐT: (04) 38361687 - 0988287349
  

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Đặc điểm chủng tộc Việt


Trích từ “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) của học giả Nguyễn Văn Huyên:
Chủng tộc Việt, có những nhận xét như sau:
• Người Việt vóc nhỏ bé. Vóc người đàn ông trung bình là 1,595m và đàn bà là 1,53m. Bác sĩ Bigot, khi xem xét 322 người Bắc Kỳ lấy trong số lính khố xanh, kết luận rằng: 107, tức là 33,2%, vóc người nhỏ (1,50m đến 1,59m); 202, tức là 62,7%, tầm vóc trung bình (1,60m đến 1,69m); và 13, tức là chỉ 4% có vóc cao lớn (1,70m  đến 1,79m). Thật ra, theo ông, nếu ta chấp nhận tầm vóc trung bình là 1,65m, thì ta thấy rằng 261 người, tức là 82,1%, dưới trung bình. Đại đa số tức là 208 (64,4%) nằm trong khoảng giữa 1,56m và 1,63m.
• Vai rộng, thân mình gày gò và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân. Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia, các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài.
• Về đại thể, người Việt rất mềm mại, và có khiếu về vận động thân thể. Họ trèo cây rất nhanh nhẹn, thân người tách khỏi thân cây, bàn tay và bàn chân cử động giống như những chiếc móc sắt. Về trò phóng giáo và đánh vật, ngày nay vẫn còn thịnh hành trong các hội làng, họ tỏ ra nhanh và dẻo như giống mèo. Ta ngạc nhiên khi thấy tấm thân kia, lúc thường thì bơi trong mớ áo quần rộng lùng thùng, trở nên mềm mại và nhanh nhẹn để tránh các đòn của đối thủ, và nhanh như chớp tung ra những cú đánh sấm sét.
• Người Việt nói chung không béo phị. Phụ nữ rất cân đối. Họ có những nét đẹp, bàn chân và bàn tay rất nhỏ, cổ chân, cổ tay rất xinh xắn.
• Sọ người Việt tròn. Sọ đó thuộc loại đầu ngắn. Trong khoảng 500 sọ người ở Bắc Kỳ mà ông Đỗ Xuân Hợp quan sát, ta có thể kết luận rằng người Việt Nam đầu ngắn trong 54,36% trường hợp; đầu trung bình trong 30,8% trường hợp. Đầu dài chỉ chiếm 3,22% trường hợp. Mặt khác, nói chung, đầu đàn bà nhỏ hơn đầu đàn ông.
• Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má.
• Tóc thì đen tuyền, rậm, rất dài và hơi cứng. Ta biết rằng tóc là sản phẩm chất sừng hệ trọng nhất của da, về phương diện phân biệt các giống người. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam phải được xếp vào các chủng tộc tóc thẳng và mượt. Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng, thì ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quãng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa.
• Đôi mắt họ hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung.
• Môi người Việt rất mọng, nhưng không dày lắm.
• Hàm người Việt rất phát triển. Hàm răng rất đẹp, nhưng người nông dân lại thường thường nhuộm đen.
• Người Việt cả nam lẫn nữ đều phát triển chậm. Thường thường, một thanh niên 20 tuổi chỉ có vẻ 15 tuổi, còn các thiếu nữ thì, trong một thời gian dài, vẫn trông như những em bé gái. Tuổi dậy thì quá muộn ở Việt Nam. Tuổi trung bình để kết hôn là từ 14 đến 15. Phụ nữ rất mắn đẻ và ta thường thấy những gia đình từ bốn đến sáu con. Người ta ước lượng có đến trên 4% gia đình có hơn một chục con. Con số chửa đẻ trung bình được ước tính là bốn.
• Người Việt già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Một người đàn ông 50 tuổi đã già lụ khụ. Tuy nhiên tuổi thọ không thua kém ở châu Âu. Nhiều người sống đến 70 tuổi. Người 80 tuổi chẳng hiếm. Và thậm chí đôi khi ta còn gặp một số cụ thọ 100 tuổi.

Trích từ “Việt Nam văn hóa cương” của cụ Đào Duy Anh:
Xét tính chất người Việt Nam ngày nay thì ta thấy người Việt Nam là giống ngắn đầu (chỉ suất 82,8), mình thấp (1m58), chân ta nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môi hơi dầy, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi thì nhẹ nhàng và chắc chắn. Song đem địa phương mà so sánh thì ta thấy ở Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt người ta có dáng mạnh mẽ và cao (1m59), còn phía trong thì người thường yếu và thấp hơn (1m57). Sự sai biệt ấy tất là vì ảnh hưởng của địa thế và khí hậu mà sinh ra. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn là 1 chủng loại thuần chất, nếu ta xét về sinh hoạt và văn hóa thì lại càng thấy rõ.
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít người có trí tuệ lỗi lạc, phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích làm sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phần phán đoán thường có vẽ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất vọng khoe khoang, trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và ham mê cờ bạc. Thường thì nhút nhát và ưa chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tính vật, hay bài bác chế nhạo. đó là lược kể những tinh thần phổ thong nhất của người Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc hình thành cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.

Theo blog tranhung09

“Mượn” tài năng người Việt ở nước ngoài

TT - GS Dave Ulrich (ĐH Michigan, Mỹ) - một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đồng thời là một tên tuổi luôn ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và nhân tài trên thế giới - đã gợi ý VN có thể “mượn các tài năng người Việt ở nước ngoài để giúp giải quyết vấn đề trong nước, thay vì mời họ về làm việc toàn thời gian” khi ông nói chuyện tại TP.HCM về chuyên đề “Tư duy lại nhân lực và nhân tài” ngày 29-9.

GS Dave Ulrich  - Ảnh: M.ĐỨC


Theo nhận định của GS, “mượn” là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nhân tài của cấp quản lý, bên cạnh nhiều kỹ năng khác như “mua”, “xây dựng”, “thúc đẩy”, “sa thải” và “ràng buộc”. Ông cho rằng không nên nghĩ việc người VN không trở về sau khi học tập ở nước ngoài là chảy máu chất xám, mà hãy nhìn đó là mạng lưới chất xám.
“Trí tuệ là thứ không thuộc sở hữu và có thể tiếp cận được, nhất là trong thời buổi kết nối dễ dàng như hiện nay” - ông nói.
GS Dave Ulrich cũng đưa ra một “công thức” tài năng là: tài năng = khả năng thực hiện công việc + cam kết và sự dấn thân, hi sinh trong công việc + đóng góp vào sự phát triển. Tài năng không còn là năng lực và sự tỏa sáng của một cá nhân nữa, mà là khả năng đó được phát triển và hòa hợp trong một tập thể ra sao để tạo ra giá trị và sức mạnh của tập thể đó.
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nhận định những quan điểm của GS Dave Ulrich là “một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa chiến lược về nguồn nhân lực và đối xử với tài năng”.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 30/9/1011,  Phómg viên thực hiện: K. Loan 

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Nợ "chúa chổm" nhưng vẫn đẹp!(*)

(*)Đây là "cảm nhận nông nỗi" của chủ blog tôi ... Nhưng chắc ai cũng biết: "con nợ" cũng có nhiều loại, và khi đã mắc nợ là mất tự chủ..., nên chớ mơ hồ cứ xách rổ đi vay về tiêu xài xả láng như một số nước đang phát triển (trong đó chắc có cả VN?)
Ghi chú: Danh sách 20 quốc gia có nợ nước ngoài cao nhất thế giới dưới đây được trích từ Báo cáo về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới để xem nước nào có tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP cao nhất. Báo cáo sử dụng số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) kết hợp số liệu về GDP từ World Factbook của CIA, được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2009; cho đến nay tình hình có thể khác.

1. Ireland
- Nợ nước ngoài/GDP: 1.382%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,38 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 172,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 566.756 USD


2. Anh
- Nợ nước ngoài/GDP: 413,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 8,98 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,17 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 146.953 USD


3. Thụy Sỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 401,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,3 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 324,5 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 171.528 USD


4. Hà Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 376,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,55 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 676,9 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 152.380 USD


5. Bỉ
- Nợ nước ngoài/GDP: 335,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,32 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 394,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 127.197 USD



6. Đan Mạch
- Nợ nước ngoài/GDP: 310,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 626,1 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 201,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 113.826 USD



7. Thụy Điển
- Nợ nước ngoài/GDP: 282,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 1 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 354,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 110.479 USD



8. Phần Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 271,5%
- Tổng nợ nước ngoài: 505,06 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 186 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 96.197 USD


9. Áo
- Nợ nước ngoài/GDP: 261,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 867,14 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 332 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 105.616 tỷ USD


10. Na Uy
- Nợ nước ngoài/GDP: 251%
- Tổng nợ nước ngoài: 640,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 255,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 137.476 USD



11. Hồng Kông
- Nợ nước ngoài/GDP: 250,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 815,65 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 325,8 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 115.612 USD



12. Pháp
- Nợ nước ngoài/GDP: 250%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,37 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,15 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 83.781 USD


13. Bồ Đào Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 223,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 552,23 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 247 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


14. Đức
- Nợ nước ngoài/GDP: 185,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,44 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,94 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


15. Hy Lạp
- Nợ nước ngoài/GDP: 182,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 579,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 318,1 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 53.984 USD


16. Tây Ban Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 179,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,46 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,37 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 60.614 USD


17. Ý
- Nợ nước ngoài/GDP: 146,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,6 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,77 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 44.760 USD


18. Australia
- Nợ nước ngoài/GDP: 138,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,23 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 882,4 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 57.641 USD


19. Hungary
- Nợ nước ngoài/GDP: 120,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 225,24 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 187,6 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 22.739 USD


20. Mỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 101,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 14,83 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 14,66 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 48.258 USD

 


Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Ngư trường VN bị thu hẹp nghiêm trọng trước sự lấn chiếm của "ông bạn bốn tốt"

Theo Hiệp hội chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ đầu năm đến tháng 6/2011 đã có 147 doanh nghiệp (DN) ngưng chế biến, xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác. Nguyên nhân do các DN này không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất và các chi phí đầu vào tăng cao. Bên cạnh hiện tượng lượng cá mà ngư dân đánh bắt được chưa đến tay DN trong nước đã bị thương lái Trung Quốc (TQ) tranh giành, đón mua ngay trên biển hoặc tại các cảng cá; còn một lý do đơn giản hơn: sản lượng cá đánh bắt giảm xuống vì phía TQ cấm biển (2).
Diện tích vùng biển Việt Nam lớn gấp 3 lần đất liền. Hiện tại, trên giấy tờ đội tàu đánh cá Việt Nam có khoảng 130.000 chiếc, trong đó có khoảng 64.000 chiếc có công suất trên 20 mã lực (CV) và khoảng 52.000 chiếc trên 90 CV. Lượng tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ có khoảng 23.000 tàu. Với số lượng tàu không nhỏ như vậy, nhưng Việt Nam đang đứng trước thực trạng là hàng loạt đoàn tàu đánh cá nhà nước bị phá sản. Không thể đổ lỗi cho biên chế đơn vị quá công kềnh ban bệ, bởi ngay những DN tư nhân cũng lâm vào tình trạng sụp đổ tương tự. Một trong những nguyên nhân công bố được cho là quan trọng nhất: ngư trường gặp nhiều khó khăn. Nhưng không có dòng thông tin chính thức nào nói rõ về mức độ khó khăn ấy… Các đội tàu của Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Tổng Công ty Hải sản Biển Đông… đã biến mất trên ngư trường Việt Nam. Hoặc như đội tàu xã Đức Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) có gần 300 chiếc là tàu đánh bắt xa bờ, được Hội Nghề cá Việt Nam đánh giá là đội tàu mạnh nhất miền Bắc. Mỗi năm đội tàu này từng thu hút hàng ngàn lao động đi bạn từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa; vậy mà nay cũng là xã có hơn 90% hộ dân phải cầm cố sổ nhà đất (sổ đỏ) vào ngân hàng (3). Họ ngại ra biển, mặc dù không phải biển ít cá. Họ sợ những va chạm, rượt đuổi…
Số phận những hải âu gãy cánh
Đường đến Hoàng Sa xa ngàn trùng, nguy hiểm nhấp nhô theo từng con sóng. Nhớ năm xưa chẳng phải vô tình, các thủy binh trước khi lên đường trực chiến Hoàng Sa đều được tế sống. Trước tình trạng hàng loạt ngư trường truyền thống miền Trung và miền Bắc bị TQ tấn công, ngư dân ta vẫn tiếp tục ra khơi. Việc này dẫn đến tình trạng bị TQ bắt giữ. Từ năm 1989 – 2009, riêng tỉnh Quảng Ngãi tính trên giấy có đến 242 tàu với 2.399 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; 3 ngư dân bị bắn chết và 1 bị thương. Còn số lượng trong thực tế lớn hơn rất nhiều. Từ năm 2007, nhiều ngư dân Việt Nam bị TQ giam giữ hàng năm trời, tịch thu toàn bộ tàu không thấy công bố cụ thể. Chẳng hạn như cuộc tiếp đón ông Mai Phụng Lưu cùng 8 người khác được TQ thả vô điều kiện hồi tháng 10/2010 được báo chí trong nước đưa tin rầm rộ – nhưng không hề thấy nhắc đến số phận 89 ngư dân và 21 con tàu khác (tính riêng tỉnh Quảng Ngãi) còn đang bị giam giữ. Ngoài việc quảng cáo về “lòng nhân đạo” của TQ, chẳng hiểu hệ thống báo chí nhà nước có suy nghĩ gì về số phận những đồng bào thiếu may mắn khác của chúng ta. Có bao nhiêu người được TQ thả sau tháng 10/2010 và số phận những người này hiện nay như thế nào… Tất cả đều cố ý tỏ ra thiếu minh bạch.
Không riêng gì tàu cảnh sát biển, tàu ngư chính kể cả tàu thăm dò địa chấn của TQ cũng tự ban cho mình cái quyền đàn áp ngư dân Việt. Bằng tay chân, báng súng và dùi cui điện, TQ đã đánh văng ngư dân ta xuống biển. Sau đó chúng trấn lột hàng tấn cá và mực khô trên các tàu này. Ngư dân ta có người bị TQ bắt đến 4 lần như ông Mai Phụng Lưu, ông Tiêu Viết Là. Để được thả ra, ngư dân phải đóng tiền chuộc từ 50.000 – 70.000 nhân dân tệ/tàu, tương đương từ 150 – 210 triệu đồng. Ngay sau lần bị bắt thứ 2, gia đình ông Lưu đã sa chân vào nợ nần. 3 lần trước để được thả về, mỗi lần gia đình ông phải bỏ ra 70.000 nhân dân tệ. Cộng dồn các lần nợ trước, ông Lưu đành bị chủ nợ xiết tàu sau khi TQ thả về lần thứ 4. Ngoài chuyện đem được cái thân trở về, ông Lưu còn mang theo di chứng những trận đòn đẫm máu của TQ. Để từ đó mỗi lúc mưa nắng trở trời, lưng ông Lưu cũng trở thế dăm phen để vượt qua những cơn đau nhức thấu xương của mình. Đằng sau cuộc tiếp đón ồn ào tháng 10/2010, một đồng tiền hỗ trợ tàu ông Lưu bị nạn cũng không có, với lý do tăng công suất tàu mà không đăng ký.
Từ năm 2009 còn có nhiều con tàu bị TQ đâm chìm, với số người bị nạn lên đến hàng trăm người. Chiếc tàu là toàn bộ tài sản của ngư dân, nên ngay sau khi bị tàu TQ đâm phải, chủ chiếc tàu đó trở thành người trắng tay. Số tiền hỗ trợ của chính quyền đương thời thì người được nhận, người không; song ngay cả những người được nhận tiền cũng không thể mua sắm lại chiếc tàu cho mình, vì nó quá ít ỏi. Tuy nhiên, không phải con tàu nào bị TQ đâm chìm cũng may mắn được cứu sống. Số phận con tàu QNg 66192 cùng 6 thủy thủ mất tích đến nay vẫn còn là một bí ẩn, người ta nhìn thấy lần cuối cùng con tàu xấu số này tại đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sau 4 tháng tìm kiếm vô vọng, gia đình họ đành nặn hình nhân bằng đất sét, lập mộ gió mà tưởng niệm cha anh mình. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có con số thống kê chính thức về số lượng tàu và người bị TQ tấn công bỏ mạng trên biển. Có thể đối với ai đó, sự thật về nguyên nhân gãy cánh cũng không làm sống lại những hải âu xứ Việt; nhưng những đứa trẻ mồ côi và phụ nữ bạc đầu ngóng chồng miền Trung rất muốn biết tại sao cha/chồng họ đã gặp sự cố gì trên biển Đông mà không thấy trở về.
Hiện nay lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chỉ đáp ứng được từ 30 – 40% yêu cầu trong tình trạng thời tiết bình thường, còn khi có bão thì mức đáp ứng còn thấp hơn nữa. Cả nước chỉ có 2 tàu kiểm ngư thuộc Chi cục Vịnh Bắc bộ. Hiện tượng ngư dân bỏ nghề không thể cho ngư dân không có lòng với biển mà phải thấy rằng chế độ độc tài đã không có lòng với dân. Ngư dân ta không hèn nhưng vì đơn độc nên không đủ tự tin để bám biển.
Mãi đến tháng 8/2011 vừa rồi, ông Mai Phụng Lưu lại ra khơi bằng chiếc tàu mua bằng vốn vay ngân hàng. Trong 13 ngày lênh đênh trên biển, ông Lưu lại liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Đến ngày 13/8/2011, một tàu quân sự Trung Quốc tống vào mũi tàu ông Lưu rồi bỏ đi, rất may tàu ông Lưu không bị hư hại nhiều. Liệu trong tương lai, sói biển Mai Phụng Lưu sẽ tránh tàu TQ được bao nhiêu lần nữa, một khi phần lớn sống sót là nhờ vào may mắn. Loay hoay lại sắp vào vụ mùa chính câu cá ngừ hàng năm (bắt đầu từ tháng 10 – tháng 3 âm lịch), có bao nhiêu con tàu sẽ tiếp tục ra khơi trên ngư trường Hoàng Sa… Tình hình này xuất hiện vòng lẩn quẩn: ngư trường bế tắc nên ngư dân phá sản, ngư dân càng phá sản ngư trường càng tiêu vong.
Theo  nguồn tin trên mạng internet

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Chiến lược quốc phòng lưỡng tuyến của Việt Nam

Thời báo Eo biển Singapore
Thư Hai, ngày 26/9/2011

Robert Karniol - Phóng viên quân sự
Người dịch: Trần Kinh Nghị (chủ blog)

Nhằm mục tiêu tăng cường thế trận an ninh của bản thân với vị trí như một hàng rào trước sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc- và, đồng thời, tăng cường vị thế trí quốc tế của mình - Việt Nam đang xây dựng lực lượng vũ trang của mình đồng thời nỗ lực mở rộng các mối quan hệ chiến lược với các bên.

Gần đây nhất, ngoại giao quốc phòng của Hà Nội đã đã đạt được một Bản ghi nhớ  (MOU) về quốc phòng với Hoa Kỳ như một kết quả cụ thể của cuộc đối thoại quốc phòng song phương diễn ra tại  Washington hôm 19/9 . Cuộc gặp mở màng cách đây một năm tại thủ đô của Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào việc làm quen dần với cách tiếp cận như vậy. 
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói tại một phỏng vấn của Đài tiếng nói VN: "Bản ghi nhớ (MOU) giữa Việt Nam và Hoa kỳ tạo ra một khuôn khổ cho quan hệ hợp tác song phương vượt  qua những hậu quả chiến tranh, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đào tạo , bảo đảm an ninh hàng hải , trao đổi kinh nghiệm  và thông tin cũng như gìn giữ hòa bình trong khu vực".
Thỏa thuận này đã thiết lập một cơ chế đàm phán cấp cao giữa Bộ QP Việt Nam và Bộ QP Hoa kỳ để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải, các hoạt động nghiên cứu và cứu nạn, gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo và thiên tai của LHQ . Đồng thời , Washington đã cam kết trợ giúp cho các hoạt động tháo gỡ bom mìn tại Việt Nam trong khi Việt Nam cam kết tiếp thục giúp Mỹ tìm kiếm các quân nhân mất tích khi tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.
Một sáng kiến khác do Bộ Ngoại giao VN và Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa ra là về việc hai nước tiến hành cuộc Đối thoại song phương lần thứ tư. Quá trình này bao gồm việc đàm phán về khả năng tiếp cận của Hải quân Hoa kỳ tại Cảng Vịnh Cam Ranh của Việt Nam .
Tuy hiên Washington vẫn còn giới hạn về việc mua bán hàng quân sự cho Việt Nam - một vướng mắc đang là chủ đề của cuộc thảo luận song phương hiện nay.
Tuy nhiên, Tướng Vịnh đã nêu  rõ tại cuộc phỏng vấn của đài phát thanh nói trên rằng những sự dàn xếp như vậy với phía Mỹ hoàn toàn không phải là duy nhất. Ông ta cho biết " Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam đã ký một số Bản ghi nhớ với các nước khác như Ấn Độ, TQ, Úc, Tân- tây-lan và một số nước ASEAN".
Các nguồn tin riêng biệt lưu ý rằng Singapore cũng là một một bên đối thoại quốc phòng, trong khi gần đây đã ký kết những hiệp điịnh hợp tác quốc phòng với Đức, Israel, Ba Lan, Ru ma-ni, Slovakia và Anh Quốc. Các cuộc đối thoại quốc phòng song phương với Nhật Bản , Nam Hàn có thể diễn ra nay mai.

Tướng Vịnh cách đây vài tuần đã đã dẫn đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh để thực hiện cuộc đối thoại an ninh lần thứ hai với nước chủ nhà. Phái đoàn của Quân Giải phóng Nhân dân do Trung tướng Ma Xiaotian - phó Tổng tham mưu dẫn đầu. Kết quả của cuộc gặp ngày 28/8 , hai bên đã nhất trí trăng cường trao đổi quân sự cấp cao, thiết lập một đường giấy nóng quốc phòng và mở rộng hoạt động đào tạo chung.

Một tin của Đài tiếng nói Việt Nam không bác bỏ việc có sự tranh cải khi nói " Các lực lượng thù địch đã đưa ra hai lời cáo buộc : một là, Việt Nam phải dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc, và hai là, Việt Nam để mất lãnh thổ cho Trung Quốc".
Tướng Vịnh đựoc trích dẫn đã có bình luận:  "Chúng ta nên nêu rõ cho nhân dân hai nước rằng họ nên tìm hiểu rõ hơn về sự thật và rằng, mặc dù vẫn có những hạn chế trong quan hệ Việt -Trung, hai đảng và hai nhà nước đã cam kết giải quyết vấn đề thông qua các giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Có lẽ chỉ là một trường hợp để đề phòng khi Hà Nội Nội đang thực hiện việc hiện đại hóa trên quy mô đáng kể đối với  các lực lượng vũ trang đã lỗi thời của mình. 
Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam cho đến nay gồm có các tàu ngầm lớp Kilo, chiến đấu cơ Su-30MKK và thủy-lục cơ DHC-6 lớp 400  và máy bay tuần tra hàng hải. Hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn đã được mua từ Israel, và tháng trước một tàu chiến lớp Gepard thứ hai đã được Nga bàn giao .
Hai hợp đồng mới ký với Cộng hòa Czech sắp được công bố. Trong năm qua Quân đội Nhân dân VN  đã trang bị ba trạm radio Vera tối tân sau khi Washington rút bỏ yêu cầu của mình trước đây đòi Praha phong tỏa vụ mua bán này , và trong vòng vài tuần qua , người Czech đã nâng cấp từ chế độ analogue sang kỹ thuật số đối với một số rada P-18 do Nga sản xuất của Việt Nam.
Hệ thống Vera system thay thế 3 hệ thống ảm ứng thụ động Kolchuga do Ukraina sản xuất mà Việt Nam đã có thể thể lựa chọn sau khi mua 3 hệ thống đầu tiên là những hệ thống mà sự trình diễn đã cho thấy đáng thất vọng.
Các cuộc đàm phán hiện đang tiến hành nhằm có được từ Công hòa  Czech  12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 , loại máy bay chủ yếu được dùng để tiếp viện cho các vị trí  mà Việt Nam nắm giữ trong quần đảo Trường Sa.
Hà Nội đã bắt đầu xem xét việc phát triển lực lượng từ đầu những năm 1990, không lâu sau khi họ rút quân khỏi Campuchia năm  1989. Điều này đưa lại một vị thế quốc phòng mới với đặc điểm là bớt dựa vào lực lượng lục quân và tăng cương hơn lực lượng hải quân và không quân. 
Sau nhiều năm sao nhãng đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với lĩnh vực phát minh sáng chế vốn lỗi thời của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và giờ đây hầu hết nỗ lực hiện đại hóa lực lượng chỉ là sự "làm mới" . Nhưng đó cũng là điều khiến Trung Quốc phải tính đến./. 




Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Điều gì chi phối thái độ của nhà cầm quyền TQ đối với VN

Người ta nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"; cái gì cũng qua thực tiễn mới thấy hết giá trị của nó . Thiết nghĩ diễn biến tình hình quan hệ Việt-Trung hơn 1/2 thế kỷ qua đã cho ta thấy đủ mọi phép thử về thực chất quan hệ hai nước và đâu là thật, đâu là hư cũng như đâu là  thế mạnh/yếu của hai bên... Chỉ tiếc rằng một số người dường như vẫn chưa thấy hoặc cố tình làm ngơ chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. 

Không phải vô cớ mà thời gian qua hàng loạt nhân sĩ và quần chúng nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo của nhà cầm quyền TQ. Và điều này đã thực sự phát huy sức mạnh của dân tộc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tiếc thay nó lại không được nhìn nhận một cách "danh chính ngôn thuận" bởi chính quyền và xã hội, thậm chí còn bị quy chụp là "phản đông" này nọ (!?)  Nói cách khác ta  có "bảo bối" là chính nghĩa và công luận mà không biết vận dụng lại còn vùi dập nó. Nếu như ông cha xưa có lúc đã để mất "Nõ thần" thì nay chiếc nõ thần đó chính là khối đoàn kết toàn dân mà cũng đang có nguy cơ bị mất vào tay giặc.

Vẫn biết, khi người Việt tranh luận với nhau về chuyện đúng/sai..., thì chỉ ai có quyền lực thường là bên đúng...; nhưng đôi khi  ý kiến người ngoài có thể làm thay đổi tình huống ... Kể cũng lạ(!?). Vậy ta hãy nghe  người ngoài, cụ thể là giới nghiên cứu TQ, đánh giá đâu là thế mạnh của VN trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông qua một đoạn trích dưới đây từ blog anhbasam (những chữ  màu đỏ chỉ để nêu bật chủ đề).
Trích
Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Manila, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “vai trò đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông. Tiến sĩ Trương nói: “Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt đứt quanhệ với Việt Nam và Philippin. Khi so với Việt Nam và Philippin, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Mỹ. Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường. Hồi tháng trước, hai nước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y. Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Mỹ vì Oasinhtơn quá quan trọng đối với Hà Nội”.Ông Trương Minh Lượng cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội. Tuy nhiên, Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc không có khả năng làm điều đó.
Theo ông Trương, có nhiều Việt kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích lại quá gần với Mỹ. Hết trích

Những thông tin cùng loại như trên có rất nhiều; mong rằng những ai  còn u u, mê mê chìm đóng trong nỗi sợ hãi truyền kiếp trước kẻ thù phương Bắc thì hãy tìm hiểu và học hỏi thêm để vơi bớt nỗi sợ hãi và vững bước cùng đồng hành với dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc./.

                                                  

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội tùy thuộc đấu đá nội bộ Việt Nam(*)

 (*) Tiêu đề và nội dung này được nói là trích từ công điện mật của Đại sứ quán Mỹ từ Hà Nội nhưng được phát tán trên nhiều trang web internet. Chủ blog tôi đăng lại chỉ để tham khảo, không nhất thiết phản ánh quan điểm cá nhân.  

WESTMINSTER (NV) - Trái với nhiều phỏng đoán bấy lâu nay, Trung Quốc không điều khiển chính sách nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc không muốn tạo ảnh hưởng với quốc gia láng giềng phía Nam của mình. Trong một một số trường hợp, quan chức Việt Nam tham nhũng vì lợi ích cá nhân, chứ không phải do Trung Quốc chỉ đạo, mặc dù hành động đó có lợi cho Trung Quốc.
Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, bị coi là người thân Trung Quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Ðó là những điểm chính trong một công điện mà Ðại Sứ Michael Michalak gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27 tháng 1, 2010.
Bản báo cáo viết rằng tình trạng thù địch của Việt Nam với Trung Quốc làn tràn khắp nơi, và còn tăng hơn nữa, nhất là sau các cuộc thương lượng tế nhị về vấn đề biên giới, cộng với tình trạng khai thác bauxite kéo dài tại Tây Nguyên, cùng với việc Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh “cấm đánh cá” trên biển Ðông.
Qua tiếp xúc của tòa đại sứ với một số trí thức Việt Nam, ông Michalak cho biết “nhiều người nói rằng Trung Quốc ảnh hưởng trong quyết định của Việt Nam quá nhiều, và có thể thấy rõ qua các vấn đề như kiểm soát thông tin liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và chiến lược về tài nguyên, môi trường và năng lượng. Có người còn nói rằng Trung Quốc gây ảnh hưởng trong việc sắp xếp nhân sự trước đại hội đảng vào năm 2011”.
“Một số còn cho rằng thành phần ‘thân Trung Quốc’ trong lực lượng an ninh Việt Nam đứng đằng sau các vụ bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến gần đây và hành động theo lệnh của Bắc Kinh,” cũng theo bức công điện.
Nhưng ông Michalak khẳng định: “Thực tế thì tình hình rất bình thường. Dựa trên yếu tố địa lý, tầm cỡ và sức mạnh kinh tế, Trung Quốc luôn được giới lãnh đạo Việt Nam coi là có ưu thế hơn và không muốn khiêu khích. Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể ảnh hưởng chính sách nội bộ của Việt Nam.”

‘Vuốt dài của gấu Panda’

Hình như đại sứ Hoa Kỳ ví ảnh hưởng của Trung Quốc như móng vuốt của con vật tiêu biểu của quốc gia này đối với Việt Nam.
Bí Thư Thành Ủy TP. HCM Lê Thanh Hải (giữa) bị cho là hành động có lợi cho Trung Quốc vì quyền lợi cá nhân. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Công điện viết, trong nhiều tháng, giới trí thức, báo chí và đấu tranh Việt Nam đồng loạt chỉ trích Trung Quốc, lo lắng Bắc Kinh ảnh hưởng quá nhiều vào chính sách nội bộ của đất nước. Sự việc bắt đầu bằng một chiến dịch chỉ trích công khai và trên Internet việc Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Những nhóm này còn bực mình hơn khi Trung Quốc đơn phương ra lệnh “cấm đánh bắt cá” vào Mùa Hè trên biển Ðông. Những người này cũng lo rằng Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng trước đại hội đảng lần thứ 11 vào ngày 20 Tháng Giêng, 2011, nhất là đối với những ủy viên Bộ Chính Trị nghe nói có khuynh hướng thân Trung Quốc.
Có lúc, theo công điện, Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và ông trùm kiểm soát truyền thông, Tô Huy Rứa, đều bị cho, một cách này hay cách khác, là những nhân vật thân tín của Trung Quốc tại Hà Nội.
Những nhận định này không phải không có ảnh hưởng, và được nhiều người chú ý. Với tinh thần bài Trung Quốc của người Việt Nam, bị chụp mũ thân Trung Quốc không phải là một lợi thế, mà còn ngược lại, như mọi người thấy khi vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên được chú ý mạnh mẽ, theo đại sứ Mỹ nhận định.
“Trong số những nguồn thông tin mà chúng ta biết,” vẫn theo công điện, “Nhiều người tin rằng Trung Quốc tìm cách kiểm soát sự kế tục lãnh đạo Việt Nam năm 2011.”
Công điện dẫn lời một quan chức cao cấp của Việt Nam, viết rằng ông ta tin “Trung Quốc sẽ dùng cuộc họp của ASEAN tại Hà Nội năm nay để ảnh hưởng Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là vấn đề nhân sự.” Những đồng sự cũ của quan chức này (ở Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng như các bộ khác) “nghĩ rằng Trung Quốc theo dõi những nhân vật đang lên, ủng hộ những người có khuynh hướng theo họ và gạt bỏ những người họ không thích”.
Công điện cũng nêu tên một nhân vật khác, có mối quen biết rộng rãi trong giới kinh doanh, nói rằng “mọi người” trong chính phủ đều nghi ngờ cơ sở tình báo của Trung Quốc, nay đang lan tràn khắp Việt Nam; và rằng (Trung Quốc) tìm cách ảnh hưởng việc đề bạt nhân sự tại Việt Nam.
Một thương gia nổi tiếng khác thì nói thẳng ra rằng Trung Quốc khai thác lòng tham của đảng viên Cộng Sản bằng cách giúp họ làm giàu (để qua đó tạo ảnh hưởng tại Việt Nam).
Tuy nhiên, tất cả những người nêu ra nghi ngờ này đều không thể đưa ra được ví dụ cụ thể.

Nanh sắc

“Ghê gớm hơn nữa, nhiều nguồn tin của chúng ta cho rằng Trung Quốc đứng đằng sau các vụ bắt bớ những nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam mới đây, cũng giống như bấy lâu nay họ thường cho rằng Trung Quốc ‘xuất cảng’ ô nhiễm môi trường sang Việt Nam,” theo công điện.
Công điện kể, tại một buổi tiệc do đại sứ Mỹ khoản đãi Thứ Trưởng Ngoại Giao James Steinberg, một số nhân vật Việt Nam, thuộc nhiều giới khác nhau, phàn nàn rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội muốn đuổi các nhà báo viết bài chỉ trích Trung Quốc.
Công điện cũng trích lời nhiều trang blog chính trị của Việt Nam, nói rằng chính Trung Quốc đứng đằng sau vụ bắt blogger Ðiếu Cày rồi gán tội trốn thuế cho blogger này, cũng như vụ bắt các blogger khác hồi tháng 8 năm 2010 vì họ phân phát áo thun tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
“Giả thuyết về âm mưu của Trung Quốc nhiều lắm,” đại sứ Mỹ nhận định. Và kể chuyện gây chú ý nhất là vụ Tổng Cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng, một cơ quan tình báo quân đội do Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đứng đầu. Ông là người rất có ảnh hưởng và thân Trung Quốc (theo lời những người chỉ trích ông). Một người đứng đầu cơ sở ở Bangkok của báo The Far Eastern Economic Review nối kết tất cả những giả thuyết này lại trong một bài báo đăng trên trang web báo Asia Times.
Trong bài báo này, tác giả trích lời một viên chức cao cấp của đảng Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt hải ngoại, nói rằng Tổng Cục 2 là “một trong những nơi Trung Quốc dùng để bắt đầu sự ảnh hưởng đối với Việt Nam”. Tổng Cục 2 chắc chắn bị nghi ngờ, vì từng dính dáng vào một vụ nghe lén, kiểu Watergate, các đối thủ của cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu trong Bộ Chính Trị hồi thập niên 1990, và bố vợ của Tướng Vịnh, Tướng Ðặng Vũ Chinh, cũng từng nắm cơ quan tình báo quân đội, bị mang tiếng trong vụ vu khống Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, một anh hùng trong cuộc chiến Việt Nam, và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt làm gián điệp cho CIA, theo công điện.
Công điện nhận định: “Một điều không rõ ràng - được đưa ra nhưng không cụ thể - là sự liên hệ của Trung Quốc.” Rồi công điện dẫn nguồn tin chuyên gia về Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Úc, Carlyle Thayer, trong việc diễn tả vụ nghe lén.
“Tuy nhiên, trong một ý kiến khác trên mạng, chính ông Thayer lại đánh giá thấp tin đồn Tổng Cục 2 là công cụ của Trung Quốc,” công điện viết.
Theo đại sứ Mỹ, Tướng Vịnh không phải là một người “dễ bảo”.
“Tại một cuộc họp báo công bố Bạch Thư Về Quốc Phòng Việt Nam năm 2009, ông Vịnh xác định ‘những hành động nguy hiểm trong việc sử dụng cái gọi là nhân quyền và dân chủ để khuyến khích chống đảng và nhà nước’ là một thách thức đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cùng lúc đó, ông Vịnh cũng đề cập thẳng thắn đến khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Ðông - một đề tài thường ít được nhắc công khai - mặc dù ông cố gắng dùng lời lẽ một cách rất ngoại giao,” công điện viết.
Tại một cuộc họp tuần sau đó với đại sứ Mỹ và phái đoàn của Ủy Ban Hợp Tác Mỹ-Trung Quốc Hội Hoa Kỳ, theo công điện, tướng Vịnh lại đưa ra một hình ảnh hiền hòa nhất về ảnh hưởng của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng thành công kinh tế của Trung Quốc tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam và có thể là một yếu tố làm ổn định khu vực.
Tuy nhiên, một lần nữa, ông không ngại nói ra những khía cạnh mang tính đe dọa của sự lớn mạnh về mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc, đại sứ Mỹ nhận định.
Theo công điện, Tướng Vịnh cũng công khai phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Ðông và, khi bị hỏi, lập đi lập lại rằng Việt Nam “biết chiến đấu và chiến thắng” và sẽ “làm bất cứ điều gì cần thiết” để bảo vệ lãnh thổ.
Ðây là những chính sách thực dụng mà Việt Nam luôn sử dụng đối với Trung Quốc và cũng được Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nhắc đi nhắc lại khi viếng thăm Hoa Kỳ hồi Tháng Mười Hai, 2009. Như vậy, nếu Tướng Vịnh “thân Trung Quốc,” rõ ràng ông đã che giấu chuyện này một cách thành công, đại sứ Mỹ nhận xét.

Tương đồng Bắc Kinh-Hà Nội

Theo công điện, chắc chắn là có những sự tương tự trong cách mà đảng và nhà nước Việt Nam và Trung Quốc tiếp cận thành phần bất đồng chính kiến (cũng có sự khác biệt, ví dụ như tôn giáo, Việt Nam thường dễ dãi hơn và không bị Hoa Kỳ đưa vào Danh Sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Ðặc Biệt-CPC).
Sự giống nhau này, tuy nhiên, chủ yếu là vì cả hai có cùng thể chế, cùng theo chủ nghĩa Cộng Sản và có cùng quan tâm về an ninh nội bộ của chế độ, công điện viết.
“Diễn biến hòa bình” có thể là một ý tưởng vay mượn từ cuộc vận động chính trị của Trung Quốc có từ thập niên 1990, nhưng thành phần cứng rắn của Việt Nam không cần Trung Quốc dạy bảo họ, theo công điện. Chỉ cần lướt sơ qua quyết định nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam mới đây, Nghị Quyết 34, là thấy ngay, công điện viết.
Ðại sứ Mỹ dẫn lời Giáo Sư Nguyễn Huy Quý, cựu khoa trưởng Khoa Trung Quốc tại Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nói rằng Việt Nam và Trung Quốc là hai thành viên của một nhóm rất nhỏ các quốc gia Cộng Sản có nền kinh tế thị trường, và chính điều này làm cho lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc có điểm tương đồng.
Nhưng đại sứ Mỹ cho rằng “nhiều vụ bắt bớ tại Việt Nam có liên quan đến việc chống Trung Quốc và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là một chủ đề nhạy cảm.”
“Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam nhất thiết phải nghe lời Trung Quốc để đàn áp giới bất đồng chính kiến hoặc có một nhóm bí mật thân Trung Quốc,” theo công điện. “Có đủ lý do để nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam cũng cần để quần chúng khó kiểm soát ‘xả sú bắp,’ dù ban đầu trực tiếp vào Bắc Kinh, nhưng lại có thể lan thành phong trào rộng lớn.”
Theo đại sứ Hoa Kỳ, vấn đề ở đây là “làm sao kiểm soát được biểu tình”.
Và đại sử kể ra: “Ngay cả truyền thông nhà nước đăng bài chỉ trích Trung Quốc, như trường hợp tổng biên tập trang web của đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Ðào Duy Quát, cũng bị khiển trách công khai vào Tháng Chín vì cho đăng những ngôn ngữ ‘cứng rắn’ trong một bài liên quan đến tập trận của hải quân Trung Quốc (một lỗi lầm về kiểm duyệt mà ông ‘hào hiệp’ đổ lỗi cho cấp dưới).”
Ông Ðào Duy Quát (trái), tổng biên tập trang web của đảng Cộng Sản Việt Nam, nghe nói bị khiển trách công khai vì cho đăng những ngôn ngữ “cứng rắn” trong một bài báo liên quan đến tập trận của hải quân Trung Quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Khẩu hiệu trên áo thun của Blogger Mẹ Nấm nhắc lại một cách đơn giản (nhưng thông minh) tuyên bố của giới chức chính quyền Việt Nam: Trung Quốc không lèo lái được lập trường của lãnh đạo Việt Nam, nhưng người dân Việt Nam cũng không ảnh hưởng được lập trường này luôn, công điện viết.
Theo công điện, có những blogger tố cáo rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ khai thác bauxite ở Tây Nguyên để nhận nhiều tiền hối lộ của Trung Quốc.
Những phàn nàn khác của các giới tại Việt Nam, theo công điện, “có lẽ không sai lắm”. Chẳng hạn, phàn nàn về “những thương thảo bí mật,” và “có một mối quan hệ lớn giữa thành phần thủ cựu như ông Tô Huy Rứa và thành phần ‘không phe phái’ nhưng lại là trùm chính trị tham nhũng như bí thư Thành Ủy TP. HCM, Lê Thanh Hải, thường hành động có lợi cho Trung Quốc vì quyền lợi cá nhân, chứ không phải vì sự chỉ đạo của Trung Quốc.”
Ðại sứ Mỹ nhận định: “Tô Huy Rứa và phe nhóm của ông luôn muốn bảo vệ đảng Cộng Sản, một quan điểm giống với quan chức Cộng Sản Trung Quốc. Những người khác, có lẽ đa số, phản đối cải tổ chính trị bởi vì nó đe dọa quyền lợi của họ, lại một điểm nữa giống tính cách của Trung Quốc. Một lần nữa, phải nói rằng, những nhân vật này hành động dựa trên quyền lợi cá nhân của họ, chứ không phải theo lệnh của Trung Quốc.”

Nguyên ủy ảnh hưởng Trung Quốc

Ðại sứ Mỹ cho rằng tất cả những điều nêu trên không có nghĩa là lãnh đạo Việt Nam coi thường Bắc Kinh. Ngược lại, quan hệ không đồng đều giữa hai bên tiếp tục giới hạn Hà Nội. Có sức ép từ Trung Quốc với Việt Nam, và tiếp tục có nữa. (Ðại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nói với đại sứ Mỹ rằng số lần quan chức Trung Quốc đi thăm các tỉnh Việt Nam nhiều đến nỗi ngay cả giới chức dưới cấp thứ trưởng cũng không có quan chức nào của tòa đại sứ Trung Quốc đi theo. Ngay cả những chuyến viếng thăm quan trọng của giới chức cấp tỉnh Trung Quốc sang Việt Nam cũng không có ai ở tòa đại sứ Trung Quốc đi cùng).
Khi được hỏi trực tiếp, công điện viết, giới chức Việt Nam thẳng thừng từ chối bị Trung Quốc ảnh hưởng, nhưng người ta có thể hiểu, ví dụ, chính những giới chức, những người ngăn chặn việc sử dụng Facebook tại Việt Nam, lại quan sát một cách hăm hở phản ứng của Trung Quốc đối với Google, giống như thế hệ các nhà làm chính sách kinh tế trước đây của Việt Nam bắt chước kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách ruộng đất và tạo ra khu chế xuất kinh tế.
Ðại sứ Mỹ cho biết: “Nhiều giới chức Việt Nam thừa nhận quan hệ ‘em-anh’ với Trung Quốc. Vấn đề ở đây, thực ra, ảnh hưởng của Bắc Kinh ít trực tiếp hơn người ta nghĩ, và nó xảy ra thường xuyên tùy theo quyền lợi, ý đồ và niềm kiêu hãnh của mỗi bên. Làm sao để quan hệ một cách hiệu quả với Trung Quốc tùy thuộc vào sự chia rẽ nội bộ Việt Nam như thế nào, nhưng đây là một cuộc tranh luận nằm ngoài cuộc đấu đá giả định giữa hai phe theo và chống Trung Quốc.”
Công điện viết: “Rất dễ cho chúng ta - và cả những người chỉ trích ở Việt Nam - nêu ra Trung Quốc là nguyên nhân chính. Nhưng cuối cùng, Việt Nam vẫn cương quyết độc lập, và điều này cho thấy chính họ chịu trách nhiệm thành công hay thất bại trong quan hệ với Trung Quốc.”
--------------

Chỉ để xem chơi...

Lao động TQ tại VN dưới con mắt của nhà nghiên cứu Việt nam-Giáo sư Carl Thayer

Làm gì trước lao động giản đơn TQ?

GS Carl Thayer khuyên VN chỉ nên cấp phép cho người có trình độ thích hợp.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát và nghiên cứu Việt Nam nhiều năm, vừa đưa ra một số nhận định về giải pháp cho làn sóng lao động tay nghề thấp Trung Quốc vào Việt Nam.
Trong một tài liệu được ông công bố qua mạng, GS Thayer phân tích về nguyên nhân có thực trạng lao động này bất chấp chính quyền cấp địa phương cam kết ra tay.
Theo GS Thayer, lao động giản đơn Trung Quốc tiếp tục vào Việt Nam vì có sự thông đồng giữa chủ lao động Trung Quốc với nhà chức trách Việt Nam.
Lao động giản đơn Trung Quốc hoặc được cấp thị thực du lịch hoặc được cấp giấy phép lao động như công nhân lành nghề mà không được kiểm tra thích hợp.
Thực trạng này đặt ra các câu hỏi về mối quan hệ giữa những công ty Trung Quốc và biên phòng Việt Nam cũng như chính quyền địa phương tại Việt Nam.
Trong khi có tình trạng công nhân không có tay nghề Trung Quốc lấy mất việc làm từ lao động địa phương Việt Nam thì cũng thực tế là họ hiệu quả hơn trong công việc bởi họ hiểu được cách làm việc và ngôn ngữ của chủ lao động của họ.
'Không tuân thủ luật'
Công nhân Trung Quốc cũng hình thành cộng đồng riêng tại địa phương nơi họ cư trú và cũng có tin nói họ không tuân thủ luật Việt Nam.
Thực trạng lao động không phép và tay nghề thấp của Trung Quốc tại Việt Nam cũng được xem là vấn đề để các chính khách đem ra đấu đá nội bộ.

Chủ lao động Trung Quốc liệt kê nhiều lao động giản đơn là công nhân có tay nghề.
Vậy thay vì đổ lỗi lẫn nhau, nhà chức trách Việt Nam có thể làm được gì?
Theo GS Thayer, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng liên quan trực tiếp phải họp bàn và thông qua một chính sách áp dụng trên phạm vi quốc gia và phải được thực hiện nghiêm khắc.
Tiền phạt khi không tuân thủ các quy định của pháp luật phải được tăng cho cá đối tượng không tuân thủ.
Tiền phạt hiện quá thấp và chủ lao động Trung Quốc có thể trả tiền dễ dàng.
Chính quyền địa phương phải được thông báo kiểm tra giấy phép lao động và lý lịch của toàn bộ cái gọi là công nhân lành nghề Trung Quốc tại Việt Nam cũng phải được kiểm tra.
Bất kỳ người Trung Quốc nào bị phát hiện tới Việt Nam bất hợp pháp nên bị phạt tiền và trục xuất lại Trung Quốc, theo GS Thayer.
Phải đặc biệt chú ý an ninh biên giới với Trung Quốc để đảm bảo rằng họ nghiêm ngặt khâu xin thị thực cũng như yêu cầu cấp giấy phép lao động.
Được biết một nghị định mới có hiệu lực kể từ đầu tháng Tám, các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu hợp đồng với chính phủ Việt Nam sẽ được yêu cầu ưu tiên cho người lao động Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Chính phủ Việt Nam có thể tận dụng tối đa của Nghị định này để tránh khỏi có nguy có làn sóng công nhân Trung Quốc không có tay nghề cơ tràn ngập đất nước một lần nữa?
GS Thayer cho rằng quản lý bằng nghị định là không đủ.
Theo ông, Việt Nam cần phải thay đổi cơ chế khuyến khích để các công ty nước ngoài sẽ thực hiện theo pháp luật.
Ngoài ra, Việt Nam cần giám sát và kiểm soát thực hiện nghị định này.
Trung Quốc trả đũa?
Việt Nam cũng nên cân nhắc các hình thức phạt tiền nặng hoặc phạt tù đối với người vi phạm nhiều lần.
Luật lệ nên nhắm tới cả công ty nước ngoài lẫn quan chức địa phương giúp đỡ người nước ngoài trốn tránh pháp luật.
Tuy nhiên Việt Nam có thể trừng trị thẳng tay những công nhân Trung Quốc tay nghề thấp bằng cách thắt chặt giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam hay không? Có cách nào cho Việt Nam để giảm thiểu thiệt hại đa diện?
"Việt Nam phải chuẩn bị cho sự trả đũa của Trung Quốc"
Giáo sư Carl Thayer
Đó là bởi nếu điều đó xảy ra, thiệt hại không chỉ đối với phía Trung Quốc mà còn cả lao động nước ngoài khác là không thể tránh khỏi.
Theo GS Thayer, giấy phép lao động là cho người lao động có tay nghề cao.
Nhiều công nhân Trung Quốc không có tay nghề được cấp giấy phép lao động vì chủ lao động nói rằng họ là lao động có kỹ năng.
Việt Nam cần cải thiện thủ tục kiểm soát của mình để chỉ cấp phép những người có trình độ thích hợp.
Điều này sẽ áp dụng đối với cả công nhân Trung Quốc và người nước ngoài có quốc tịch khác.
Ngoài ra, cần ghi nhận nhập cư bất hợp pháp là con đường hai chiều.
GS Thayer nói truyền thông Trung Quốc đưa tin có ít nhất 10.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp ở Quảng Tây.
Con số này chắc chắn là cao hơn nếu tính số lao động Việt tại các tỉnh khác nữa và ông Thayer lưu ý rằng Việt Nam phải chuẩn bị cho sự trả đũa của Trung Quốc.

Nguồn: BBC ngày 23/9/2011

 

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

DN Nhà nước và những Titanic nội (*)

Hôm  nay, ngồi uống nước chè vỉa hè ở Văn Miếu, cạnh Bộ KH đầu ty, thằng Joan bảo, tháng trước, Kiểm toán nhà nước vừa hoàn tất chương trình kiểm toán kết quả tài chính năm 2010 các DN nhà nước và công bố trước bàn dân thiên hạ. Trong đó đáng liu ý là có số liệu khá chi tiết của 28 tập đoàn, tổng công ty.
Một số DN nhà nước, được coi là “chủ đạo”, là “quả đấm thép” là “xương sống của nền kinh tế” như cách gọi của anh Ba, anh Tư lại trở nên èo uột, lãi lẹt đẹt, không xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra. Thậm chí có DN còn lỗ nặng. Dẫu, bao nhiêu nguồn lực quan trọng, bao nhiêu tài nguyên và cả những thị phần béo bở đều iu tiên cho các DN này.
Ngoài hiện tượng Vinashin được coi là một “Titanic nội” của xứ Thiên đường được bố cáo từ năm ngoái, với số thâm thủng xấp xỉ 100 ngàn tỷ đồng (tương đương hơn 4tỷ đô Mỹ) còn có một số soái hạm khác cũng ngấp nghé ngập, đang chờ bàn tay trục vớt.
Theo đó EVN lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 562 triệu đô Mỹ, Petrolimex lỗ 57.6 triệu đô, Vinashin lỗ 148.5 triệu đô... Ngoài ra trên bảng phong thần còn có Lilama lỗ 103 tỷ đồng, tổng Cty Sông Hồng gần 21 tỷ đồng và tổng Cty Bưu chính VN là 1.026 tỷ đồng. Nói tóm lại là các xương sống của nền kinh tế đều bị thâm thủng, sắp gãy. Chuyện đắm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Lại nói chuyện chiến hạm Vinashin bị ngập với số tiền nợ hơn 4 tỷ đô Mỹ, trong số đó có ngót tỷ đô là nợ nước ngoài bằng trái phiếu Chính phủ. Có điều nho nhỏ có thể an ủi anh Ba là, kinh tế Mỹ suy thoái, đô đang mất giá từng ngày, vay là được, nếu không riêng chuyện trả lãi hàng năm cũng bỏ mịa.
Dưới bàn tay cầm lái vĩ đại của anh Ba, cùng với đà suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng ở xứ Thiên đường đang chậm dần đều thì chuyện năm sau lỗ cao hơn năm trước là đương nhiên. Tham vọng của anh Ba, anh Tư đưa các Tổng công ty nhà nước thành những tập đoàn kinh tế, những “quả đấm thép” xem ra không mấy khả thi. Không chừng, chính những quả đấm đó lại tương vào nền kinh tế èo uột của xứ Thiên đường, làm cho chúng xây xẩm mặt mũi, xác xơ tiêu điều.
Chuyện doanh nghiệp quốc doanh, chuyện định hướng CNXH là những thứ cũ như cái hũ. Thiên hạ người ta đã vứt vào sọt rác không thương tiếc, cớ sao xứ Thiên đường ta cứ loay hoay. Dăm năm một lần, đại hội đại hiếc, thảo luận thảo liếc, xem thằng nào là chủ đạo, thằng nào cần được iu tiên, thằng nào cần được rót vốn… nhưng rồi, anh Ba, anh Tư vẫn cứ kiên định đường lối cái hũ đó?
Trước khi đưa ra quyết sách, các anh có hẳn đội quân tham miu nào là các Học viện chính trị, các viện nghiên cíu, các Hội đồng giám sát, các ban ngành… đông không kém gì quân Nguyên. Nhưng cũng có điều, lịch sử xứ ta đã ghi lại, để thắng quân Nguyên, người Việt có cụ Yết Kiêu, là chuyên gia đục đẽo, nhờ đó mà đánh đắm vô số chiến hạm của Hốt Tất Liệt.
Giờ đây, các lực lượng đệ tử của anh Ba, anh Tư đều là con cháu của cụ Yết cả. Năng lực đục đẽo của họ tỏ ra không kém gì cụ Yết Kiêu thời Trần, thậm chí còn vượt trội. Nếu không có chiến hạm quốc doanh, họ lấy đâu ra đất để thi thố tài năng? Bởi thế, họ phải nhất trí cao với các anh về tính chủ đạo của quốc doanh, nhờ đó mới có những chiến hạm vĩ đại như Vinashin, như EVN…
Sự độc tôn lãnh đạo khiến con cháu cụ Yết ngày càng có điều kiện nâng cao tay nghề. Các chiến hạm của anh Ba, anh Tư cứ bịt chỗ này lại rò chỗ kia, tiền thì chảy vào túi riêng còn tàu thì không chịu nổi. Bởi thế, dẫu các nguồn lực quốc gia đều được ưu ái cho các DN nhà nước nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ chìm đều. Khi đại hội đại hiếc, lấy ý kiến ý kiếc, chẳng thằng nào chịu nói thật. Ngu gì lại nói thật, nói thật chỉ được cái sướng miệng. Vì lẽ đó kinh tế quốc doanh vẫn cứ phải chủ đạo, con cháu cụ Yết vẫn có việc đều đều.
Mới tháng 9, con số lạm phát đã vượt qua 20%, các bà vừa lĩnh lương hiu, móc ví rút tiền ra mua đồ ăn có cảm tưởng như mình bị móc túi. Giá thịt tăng 100%, giá một tô phở tăng bảy tám chục phần trăm, thượng vàng hạ cám đều tăng, kêu như vạc mùa hè. Có thể nói xứ Thiên đường ta có thể tự hào với thế giới về tốc độ lạm phát. Cứ đà này, thằng cha Mugabe ở Zimbabwe ở lục địa đen cũng phải nhanh chóng kết nạp anh Ba, anh Tư làm đệ tử ruột.
Đồng chí Nghĩa (Lê Xuân) Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết dự trữ ngoại tệ VN bây giờ chỉ còn khoảng 15 tỷ USD, con số này của tháng 6/2008 là 24,7 tỷ USD.  Năm 2011 chưa kết thúc, nhưng ngay từ lúc này có thể dự đoán, mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,8% là khó đạt, so với con số này của năm ngoái là 6,78%. Không cần phải suy ngẫm sâu xa cũng có thể thấy, không chỉ người dân đang bị nghèo đi mà cả quốc gia cũng đang ở tình trạng như thế.
Xin được tiết lộ những thông tin này để các nhà làm phim có ý tưởng viết thành kịch bản Titanic ở xứ Thiên đường, biết đâu lại kiếm được cái giải Oscar cũng mở mặt mở mày với thiên hạ.

(*)Nguồn: Blog Phan The Hai


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này