Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tìm hiểu về Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị (*)

(*)Dưới đây là nội dung trích lược từ hồi ký ngoại giao "Thanh thản một cuộc đời" của Đại sứ Võ Anh Tuấn do Thiên Đức  giới thiệu trên Tuần báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại Giao. 


May mắn có mặt tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về Luật biển với tư cách là Trưởng đoàn Việt Nam, Đại sứ Võ Anh Tuấn đã dành một chương để kể về quá trình Việt Nam tham dự Hội nghị, cũng như những giá trị pháp lý quốc tế quan trọng mà Hội nghị này đạt được, trong hồi ký ngoại giao Thanh thản một cuộc đời của mình.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Quan hệ Việt-Mỹ: Những tín hiệu khả quan



TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse
trả lời phỏng vấn báo chí tai HN tối 8/8
Chỉ ít ngày sau chuyến thăm Mỹ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và vài ngày sau chuyến thăm VN của thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ là chuyến thăm của Đoàn TNS Mỹ John McCain và TNS Sheldon Whitehouse cùng các thành viên đến VN (từ 7-10/8). Được biết, có tin  Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm Mỹ nay mai, và nếu đúng vậy thì đây là thời kỳ "dầy đặc" nhất của các cuộc thăm viếng qua lại giữa các quan chức cao cấp hai nước. Đáng chú ý là hiện tượng này xảy ra ngay sau vụ giàn khoan Haiyang 981.   

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến. 

Giàn khoan Haiyang 981: mở đầu của cuộc chiến bằng những mốc chủ quyền di động 
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.  

12/13 quán quân Olympia không về nước: Những nguyên nhân chua xót


Theo Infonet Thanh Hùng thực hiện
Chỉ  những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.

Để giải đáp thắc mắc độc giả về việc trong số 13 quán quân Olympia hiện chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn quay trở về Việt Nam, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Mai về vấn đề này.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?

Đây không chỉ là những thông tin về 13 trường hợp vô địch của một trò chơi mà là sự gợi mở vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của  nước nhà trước mắt và lâu dài. Qua rất nhiều trường hợp khác từ thời kháng chiến chống Pháp đến giờ, gần đây nhất có Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu, liệu có thể kết luận: VN sinh ra nhưng không thể giáo dưỡng, và tất nhiên không thể giữ (sở hữu) được nhân tài? -  Bách Việt. 

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã ghi danh 13 gương mặt xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Hiện tại, họ đều đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.

9h30 ngày 3/8, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14 sẽ diễn ra. Trước thềm trận đấu quan trọng này, cùng điểm lại cuộc sống hiện tại của 13 nhà vô địch Olympia từ 2000 đến 2013.

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Hòa hoãn thay đối đầu?

Tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong vụ giàn khoan
Vụ giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đã thu hút chú ý của dư luận quốc tế.
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên mạng Asia Times Online, Tiến sỹ Abuza nhận định rằng Việt Nam tỏ ra không đủ sức để đáp trả sự khiêu khích trên biển của Trung Quốc.
"Nhưng tác hại lớn nhất là hành động của Trung Quốc đã cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng về cách thức phản ứng đối với sự hung hăng của Bắc Kinh."

16 điểm yếu của công nghệ TQ

Theo ý kiến của một người TQ không nêu danh,  sẽ có 16 tình trạng như sau xảy ra nếu Phương Tây cấm vận TQ. Nếu thông tin này có thật thì ít ra cũng góp phần để thức tỉnh tâm thế của những người Việt Nam nào lâu nay vẫn lo sợ sức mạnh Trung Hoa. Hy vọng thế.

Dưới đây là trích dẫn nguyên văn của người TQ nói trên (Ảnh minh họa do chủ blog sưu tầm trên mạng): 


Hình ảnh một chiếc máy bay của Indonesia do Trung Quốc sản xuất chở 52 người đã gãy đôi hồi tháng 6 năm                 nay khi hạ cánh xuống sân bay ở miền Đông nước này khiến 2 hành khách bị thương.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này