Tại các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có một loại công việc không thuộc danh mục “hoạt động ngoại giao” nhưng không thể thiếu, đó là việc chăm lo nhà cửa trụ sở để cơ quan "an cư lạc nghiệp". Do đặc
thù của ngành, công việc này thường do cán bộ ngoại giao kiêm nhiệm. Bản thân tôi tuy chỉ có 3 lần đi công tác nhiệm kỳ sứ quán, nhưng 2 nhiệm kỳ phải làm công việc bắt đắc dĩ này với những kỷ niệm vui, buồn khó quên.
Lần thứ nhất khi tôi đi nhiệm kỳ sứ quán tại Harare, Zimbabwe từ 1985-1988. Thời kỳ đó kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ, Chính phủ chủ trương cắt giảm hàng loạt Cơ quan đại diện thường trú ở nước ngoài, nhưng lại mở Đại sứ quán mới tại Zimbabwe vì nước này sắp trở thành chủ nhà của Hội nghị cấp cao KLK 8. Để tiết kiệm, biên chế Sứ quán chỉ có 4-5 người kể cả đại sứ và phu nhân. Đó là nhiệm kỳ công tác sứ quán đầu tiên của tôi sau 15 năm ra trường. Với chức vụ "bí bét" (bí thư 3) kiêm phiên dịch tiếng Anh, trên thực tế tôi phải làm mọi việc "thượng vàng" thì ít, nhưng "hạ cám" thì nhiều, trong đó có một việc tôi chưa bao giờ làm, đó là mua, bán và sửa chữa nhà.
Số là khi tôi sang, Đại sứ quán đã có trụ sở đầy đủ rồi. Nó đã được các nhóm tiền trạm thực hiện khoảng nửa năm trước. Đó là một căn nhà 1 tầng khá to nằm giữa khu vườn rộng như công viên trên mặt một đại lộ dẫn vào trung tâm Thành phố, với giá 50.000 USD. Đó là giá bình thường ở nước Zimbabwe mới độc lập, nhưng là giá rẽ bất ngờ so với Việt Nam! Tuy nhiên, đúng lúc chỉ còn hơn 1 tháng trước ngày Hội nghị cấp cao, bổng xuất hiện hàng loạt các vết nứt nẻ trên tường. trần và sàn nhà. Lúc đó là đầu mùa mưa. và cứ mưa là phòng nào cũng dột ướt sủng... Mọi người mất ăn mất ngũ đã đành nhưng, vấn đề là làm sao khắc phục để kịp đón Đoàn trong nước sắp sang dự Hội nghị. Trước tình hình khẩn trương, Đại sứ Võ Anh Tuấn vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp lão luyện và là người rất coi trọng hình thức, đã quyết định điện về Bộ đề nghị cho mua ngay một ngôi nhà khác thay thế. Đó là một đề nghị phi thường vào thời đó, nhưng đã được Bộ chấp thuận ngay, có lẽ chủ yếu là nhờ uy tín của ông Đại sứ.
Số là khi tôi sang, Đại sứ quán đã có trụ sở đầy đủ rồi. Nó đã được các nhóm tiền trạm thực hiện khoảng nửa năm trước. Đó là một căn nhà 1 tầng khá to nằm giữa khu vườn rộng như công viên trên mặt một đại lộ dẫn vào trung tâm Thành phố, với giá 50.000 USD. Đó là giá bình thường ở nước Zimbabwe mới độc lập, nhưng là giá rẽ bất ngờ so với Việt Nam! Tuy nhiên, đúng lúc chỉ còn hơn 1 tháng trước ngày Hội nghị cấp cao, bổng xuất hiện hàng loạt các vết nứt nẻ trên tường. trần và sàn nhà. Lúc đó là đầu mùa mưa. và cứ mưa là phòng nào cũng dột ướt sủng... Mọi người mất ăn mất ngũ đã đành nhưng, vấn đề là làm sao khắc phục để kịp đón Đoàn trong nước sắp sang dự Hội nghị. Trước tình hình khẩn trương, Đại sứ Võ Anh Tuấn vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp lão luyện và là người rất coi trọng hình thức, đã quyết định điện về Bộ đề nghị cho mua ngay một ngôi nhà khác thay thế. Đó là một đề nghị phi thường vào thời đó, nhưng đã được Bộ chấp thuận ngay, có lẽ chủ yếu là nhờ uy tín của ông Đại sứ.
Tòa Đại sứ VN tại Harare (1986-89) |
Sau Hội nghi cấp cao, Sứ quán lại phải lo bán ngôi nhà dột để trả lại kinh phí Nhà nước. Với những kinh nghiệm vừa học được, tôi và anh Tâm đã "tút" lại căn nhà đó rồi rao bán vào đầu mùa khô. Một người Zimbabwe sống lâu năm ở Anh về nước định cư (có lẽ cũng mù mờ như người nước ngoài) đã mua căn nhà đó với giá 75.000 USD, tức là Sứ quán lãi được 25.000 USD bằng 2 tháng kinh phí của Sứ quán! Bản thân tôi thì được Đại sứ đề nghị về Bộ cho nâng lên hàm Bí 2 như một phần thưởng cho kết quả công tác vừa qua. Đó quả là một thành tích nếu so với trường hợp tương tự 3 năm sau, khi cả ông Đại sứ và tôi hết nhiệm kỳ rời Harare, những người mới sang thay với "đặc nhiệm" chỉ để đóng cửa Sứ quán (sau Hội nghị CC KLK), nhưng đã không thể hoàn thành nhiệm vụ đành phải ủy thác nhờ Đại sứ quán Cu Ba anh em lo giùm! Nghe nói số tiền còn lại chẳng được bao nhiêu.
000
Lần thứ hai khi tôi đi nhiệm kỳ Sứ quán tại Đan Mạch (2005-08). Sứ quán này kiêm cả Na Uy và Iceland nhưng cũng chỉ có 7 biên chế, do đó mỗi người cũng phải kiêm nhiệm nhiều việc. Tôi là Tham tán - Phó Cơ quan đại diện, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu chính trị-kinh tế còn trực tiếp phụ trách Lãnh sự và Quản trị.
Lại một sự tình cờ, đúng vào thời kỳ tôi sang nhận nhiệm vụ, Sứ quán vừa mua một ngôi nhà dự định thay ngôi nhà đang thuê làm trụ sở. Nhưng có điều là, ông Đại sứ tiền nhiệm vừa mua xong thì hết nhiệm kỳ về nước, ông Đại sứ mới sang thay nhận thấy ngôi nhà không được ưng ý nên muốn bán đi để mua nhà khác. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, trong nước không cho phép bán nhà mới mua. Ngôi nhà này tuy cổ kính, đất vườn rộng, nhưng diện tích sử dụng trong nhà rất hạn chế, bố cục cũng không thích hợp để làm trụ sở; nếu muốn làm, phải cải tạo sửa chữa rất tốn kém. Qua mấy lần đấu thầu, các công ty Đan Mạch đều bỏ giá không dưới 300.000 USD, một số tiền gấp rưỡi giá nhà và đủ để mua một ngôi nhà tốt hơn! Tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đó đã khiến ngôi nhà trong suốt hơn 2 năm trời chỉ dùng làm chỗ ở tạm cho 1-2 gia đình nhân viên. Với hệ thống lò sưởi đã cũ nát ngôi nhà càng để lâu càng xuống cấp và có nguy cơ sụp đổ. Điều vô lý là, Sứ quán vẫn phải tiếp tục thuê nhà trụ sở với giá 20.000 USD/tháng (cao hơn gấp đôi so bình thường).
Đến đầu năm 2007, nhân lúc sắp đáo hạn Hợp đồng thuê nhà, tôi đề nghị một giải pháp cải tạo sửa chữa ngôi nhà theo một cách khác hẳn so với các phương án trước đó. Đề nghị của tôi dựa trên cơ sở các thông tin tại chỗ, đặc biệt từ kinh nghiệm đấu thầu vừa qua . Theo đó, giá thành và thời gian thi công đều được giảm xuống chỉ cần hơn 100.000 USD, thời gian 5 tháng là có thể đưa vào sử dụng. Phương án mới này đảm bảo ngôi nhà sau khi cải tạo sẽ thay thế toàn bộ công năng của ngôi nhà đang thuê, tức là vừa làm trụ sở Sứ quán vừa làm nhà ở của Đại sứ và một gia đình nhân viên. Chỉ có điều là phải sử dụng nhân công Việt kiều làm cả trong và ngoài giờ hành chính, và do đó Sứ quán phải có người trực tiếp kiểm tra, đôn đốc (như Đốc công). Tôi tự nguyện nhận nhiệm vụ Đốc công với điều kiện được tạm thời miễn nhiệm vụ nghiên cứu chính trị-kinh tế trong thời gian Dự án. Ông Đại sứ đã tán thành. Nhưng không hiểu sao càng về sau ông càng tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm, thậm chí "mặc kệ"... Và điều này đã ảnh hưởng đến tinh thần của tập thể Cơ quan, dẫn đến một số trục trặc trong quá trình thực hiện Dự án.
Sau khi Dự án được trong nước chấp nhận, đã chính thức khởi công vào đầu tháng 3/2007. Nhờ có sự chuẩn bị trước, nhất là trong việc hợp đồng thuê thợ và nguồn cung cấp vật tư, mọi việc đã diễn ra suôn sẻ, chóng vánh. Bản thân tôi thực ra đã nỗ lực “vượt qua chính mình” từ một người chỉ biết ngoại ngữ, để tìm hiểu nắm bắt kiến thức xây dựng đặc thù của Đan Mạch để chi huy thợ làm việc đúng yêu cầu kĩ thuật. Do điều kiện Cơ quan mỗi người một việc nên bản thân tôi phải chật vật tự xoay xở mỗi khi có nhiều việc cùng lúc, cả trong và ngoài giờ hành chính. Vào những thời điểm khó khăn một vài người "nhàn cư vi bất thiện" tung ra lời dèm pha nghi kỵ rằng tại sao ông Nghị tích cực thế? chắc là có thỏa thuận hay âm mưu gì...? Dù không lạ gì thói đời này, trong lòng tôi thấy rất bất bình và tự trách mình đã "ôm rơm dậm bụng".... Đáng ra tôi hoàn toàn có thể không cần làm gì cho yên thân, đợi hết nhiệm kỳ về nước "hạ cánh an toàn". Nhưng nghí đi nghĩ lại, tôi quyết không bỏ cuộc. Nhiều hôm tôi phải đến công trường từ sáng sớm hoặc trở về nhà rất muộn tùy theo khả năng bố trí giờ làm thêm của thợ. Khi cần tôi còn "huy động" bà xã bỏ tiền túi ra để chuẩn bị đồ ăn tạm cho thợ bị nhỡ bữa nhằm động viên họ làm nốt công việc. Có thể nói, tôi đã làm việc vô tư với lương tâm vốn có của mình, không hề đòi hỏi bất cứ chế độ đãi ngộ nào.
Tòa Đại sứ VN tại Copenhagen |