Vì
sao độc tài được dân chấp nhận?
Người ngoài cuộc thường dễ dãi kết luận rằng đó là do sự đàn áp và bưng bít thông tin. Kết luận này đúng nhưng chưa đủ; còn phải tính đến đặc điểm tư duy của con người bị chi phối bởi yếu tố tinh thần mơ hồ về đạo đức, tín ngưỡng và quyền lợi.... Mặc khác, khách quan mà nói, ngay cả bản thân khái niệm độc tài cũng chưa hẳn nhất thiết phải như nhau giữa các dân tộc tùy trình độ phát triển và hoàn cảnh lịch sử, văn hóa-xã hội. Tất cả những điều đó dù muốn hay không đều góp phần tạo nên mãnh đất màu mỡ cho các chế độ độc tài chuyên chế sinh tồn. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có trường hợp công khai, lộ liễu, thậm chí được tuyên bố; có trường hợp trá hình dưới những tên gọi mĩ miều với những chiêu bài chính trị, tôn giáo thần bí. Điểm chung nhất của chúng là tệ sùng bái cá nhân, tham quyền cố vị và tham nhũng bất chấp lợi ích của dân chúng. Để tồn tại chúng thường sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền đạo đức giả kết hợp với các thủ đoạn đàn áp.
Xu hướng sử dụng can thiệp bên ngoài để đánh đổ độc tài và hệ quả của nó
Vẫn biết các chế độ độc tài là xấu xa và cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt, và trước sự cố kết để bám giữ của chúng thì sự can thiệp từ bên ngoài là cần thiết. Song cái gì cũng có ít nhất là hai mặt của nó. Trước hết cần khẳng định lại nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó là mọi sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền đều là phi pháp. Thực tiễn cho thấy cách thức can thiệp như vậy suy cho cùng chỉ có lợi cho các nước lớn mạnh, và cũng được các nhóm lợi ích kình chống nhau trong nội bộ mỗi quốc gia lợi dụng, nhưng đại đa số nhân dân các nước bị can thiệp cũng như các nước đi can thiệp đều không có lợi ích gì, trái lại phải hứng chịu những hậu quả khôn lường . Về mặt này cũng nên nhắc lại nguyên lý "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Sự can thiệp của bên ngoài chỉ có thể chấp nhận một khi quần chúng bên trong một quốc gia đồng lòng kêu gọi. Nói cách khác, xấu-tốt, sớm-muộn, thành công hay thất bại, đều nên để nhân dân mỗi nước quyết định vận mệnh của họ. Khốn nỗi đó là một khái niệm mơ hồ, dễ nhầm lẫn giữa phong trào quần chúng thực sự với những nhóm lợi ích hay sắc tộc hoặc tôn giáo cố tình lợi dung sự can thiệp của bên ngoài. Mọi sự can thiệp dựa trên cơ sỡ "nhầm lẫn" như vậy đều không thể chấm dứt được nguồn gốc độc tài mà chỉ thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác hoặc gây ra một quá trình nội chiến và nạn nghèo đối kéo dài, thậm chí nguy cơ mất độc lập chủ quyền đối với các quốc gia bị can thiệp. Nguy cơ này đang thể hiện khá rõ trong trường hợp I-rắc sau Saddam Hussein, Libya sau Gadhafi và cả Ai cập, Afghanistan cũng như đối với các nước khác đang trong quá trình của cái gọi là "cách mạng màu".
Tóm lại, các thể chế độc tài, chuyên chế và phi dân chủ là trở ngại phải loại bỏ để mở đường cho nhân dân tiến lên ấm no hạnh phúc. Nhưng cách thức đánh đổ chúng và hậu quả sau đó đối với quốc gia bị đánh đổ là một vấn đề đặt ra đối với thế giới hiện đại. Đây là bài học đối với mọi quốc gia dân tộc không may đang bị các chế độ độc tài chuyên chế ở các mức độ khác nhau thống trị. Bài học nhãn tiền là đất nước có thể rơi vào tình trạng bạo loạn và nội chiến, thậm chí mất cả độc lập tự chủ. Không phải dân tộc nói chung mà trước hết những kẻ độc tài chuyên chế phải nhận thức được điều này. Họ cần biết rằng ngày nay dân chúng có điều kiện tốt hơn để hiểu biết và giác ngộ về quyền lợi chính đáng của mình để nổi dậy. Và đó là cơ sở để bên ngoài can thiệp dù muốn hay không. Do đó, giải pháp ít xấu hơn là họ phải tự thay đổi hoặc chuyển giao quyền lực khi chưa quá muộn. Trường hợp Vua Nêpan đã tự nguyện thoái vị để nhường bước cho cho chế độ dân chủ hồi năm 2006 và mới đây giới quân sự Myanma cũng đã chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho giới dân sự khiến thế giới hết sức ngưỡng mộ. Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu những năm cuối thế kỷ trước dù sao cũng là một dạng chuyển giao quyền lực thành công một cách hòa bình mà không cần sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. /.
Các bài học luân lý Đông-Tây xưa nay đều cho rằng các chế độ độc tài dù ở bất cứ hình thức nào đều là xấu xa , và vì vậy sớm muộn cũng bị nhân dân vùng lên đánh đổ. Cũng đã có rất nhiều dẫn chứng về vấn đề có tính quy luật này, đó là sự sụp đổ của các thể chế cũ kĩ, lỗi thời trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, gần đây nhất là trường hợp Saddam Hussein ở I rắc, Mubarak ở Ai Cập và Gadhafi ở Libya.
Tuy nhiên còn có một thực tế khác, đó là nhiều thể chế độc tài chuyên chế vẫn trường tồn, thậm chí với sự ngưỡng mộ và thần phục của đông đảo dân chúng. Đó là trường hợp các vương triều như ở Bhuttan, Botswana, Bruney, và cả các thể chế chính trị hiện đại nơi mà đói nghèo luôn đeo bám người dân, như Zimbabwe và Bắc Triều Tiên, v.v...Ở một số nước phát triển vẫn duy trì hình thức vua chúa vì nó còn hấp dẫn đối với dân chúng. Trước cảnh tượng người dân Bắc Triều Tiên than khóc như mưa sau cái chết của "lãnh tụ vĩ đại" Kim Jong-Il mới đây nhiều người không tin đó là khóc thật. Nhưng dù khóc thật hay giả, đó là một cách hành xử thường thấy trong cộng đồng các nền độc tài chuyên chế. Nó cho thấy những chế độ độc tài vẫn có cơ sở để tồn tại một cách vững chắc, thậm chí còn lâu hơn một số thể chế không độc tài.
Phụ nữ Botswana khoe sắc để được nhà vua chọn làm thê thiếp |
Vậy ra, không hẳn cứ là độc tài thì ắt sẽ bị quần chúng nhân dân đứng lên đánh đổ(?). Và điều này thể hiện khá rõ ngay cả ở trường hợp Sadam Husein và Gadhafi trong suốt thời kỳ cầm quyền của họ; lại càng rõ với trường hợp Bắc Triều Tiên, I-ran và một số quốc gia độc tài chuyên chế khác nơi mà mãi vẫn chưa thấy một phong trào quần chúng thật sự lớn mạnh lật đổ; trái lại còn được dân chúng một lòng ủng hộ. Trên thực tế hầu hết các vương quốc ngự trị bởi chế độ cha truyền con nối hoặc các chính thể độc tài chuyên chế không hề gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ nào từ dân chúng, trái lại ở đó kẻ thống trị còn được người dân sùng bái hơn nhiều so với những gì mà các nguyên thủ ở các quốc gia dân chủ nhận được từ nhân dân của họ.
Người dân Bắc Triều Tiên vật vã tiếc thương Kim Jong Il |
Xu hướng sử dụng can thiệp bên ngoài để đánh đổ độc tài và hệ quả của nó
Nhìn
lại hầu hết trường hợp sụp đổ của các chế độ độc tài gần đây tại Trung Đông và
Bắc Phi ta thấy đều nhờ có sự can thiệp trên quy mô lớn của quân đội nước ngoài. Đó là sự can thiệp công
khai, thậm chí trắng trợn, của một nước hoặc nhóm nước. Vẫn biết đó là cái giá mà những kẻ độc tài phải trả, nhưng khách quan mà nói, hầu hết các trường hợp can thiệp quân sự từ bên ngoài trong thời gian qua đều dẫn đến chiến tranh tàn khốc kéo dài, và nạn nhân chính là nhân dân ở các nước bị can thiệp.
Có
thể còn quá sớm để thế giới ngồi lại đặt vấn đề một cách nghiêm túc về câu hỏi
nói trên. Nhưng trước mắt có thể thấy nguyên nhân từ hệ quả của trào lưu
toàn cầu hóa cao độ đang xóa bỏ tình trạng biệt lập hoặc khác biệt quá
xa giữa các quốc gia, đồng thời sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã tạo ra
những hiệu ứng trực tiếp giúp con người mau chóng truyền đạt thông tin và
tri thức xuyên quốc gia trên quy mô toàn cầu, trong đó internet là phương tiện
hầu như không bị ngăn cách bởi biên giới hay chế độ chính trị-xã hội. Nói cách khác, bức tường ngăn
cách thông tin giữa các quốc gia đã bị phá vỡ. Đó là cơ sở để nhanh chóng hình
thành mối liên kết giữa các cá nhân và các nhóm chính kiến từ bên trong các
quốc gia độc tài chuyên chế với thế giới bên ngoài và tạo nên tình huống cho sự
hỗ trợ của các lực lượng từ bên ngoài . Phương cách can thiệp như vậy dường như đang tìm thấy lý do chính đáng và được
hoan nghênh đơn giản vì vì nó có thể đánh sập nhanh một chế độ độc tài . Đó là những gì đã và đang diễn ra khi Mỹ và Đồng minh được
cả LHQ chấp thuận sử dụng biện pháp chiến tranh để lật đổ các chế độ độc tài
chuyên chế của các quốc gia có chủ quyền như ta thấy gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi.
Vẫn biết các chế độ độc tài là xấu xa và cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt, và trước sự cố kết để bám giữ của chúng thì sự can thiệp từ bên ngoài là cần thiết. Song cái gì cũng có ít nhất là hai mặt của nó. Trước hết cần khẳng định lại nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó là mọi sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền đều là phi pháp. Thực tiễn cho thấy cách thức can thiệp như vậy suy cho cùng chỉ có lợi cho các nước lớn mạnh, và cũng được các nhóm lợi ích kình chống nhau trong nội bộ mỗi quốc gia lợi dụng, nhưng đại đa số nhân dân các nước bị can thiệp cũng như các nước đi can thiệp đều không có lợi ích gì, trái lại phải hứng chịu những hậu quả khôn lường . Về mặt này cũng nên nhắc lại nguyên lý "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Sự can thiệp của bên ngoài chỉ có thể chấp nhận một khi quần chúng bên trong một quốc gia đồng lòng kêu gọi. Nói cách khác, xấu-tốt, sớm-muộn, thành công hay thất bại, đều nên để nhân dân mỗi nước quyết định vận mệnh của họ. Khốn nỗi đó là một khái niệm mơ hồ, dễ nhầm lẫn giữa phong trào quần chúng thực sự với những nhóm lợi ích hay sắc tộc hoặc tôn giáo cố tình lợi dung sự can thiệp của bên ngoài. Mọi sự can thiệp dựa trên cơ sỡ "nhầm lẫn" như vậy đều không thể chấm dứt được nguồn gốc độc tài mà chỉ thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác hoặc gây ra một quá trình nội chiến và nạn nghèo đối kéo dài, thậm chí nguy cơ mất độc lập chủ quyền đối với các quốc gia bị can thiệp. Nguy cơ này đang thể hiện khá rõ trong trường hợp I-rắc sau Saddam Hussein, Libya sau Gadhafi và cả Ai cập, Afghanistan cũng như đối với các nước khác đang trong quá trình của cái gọi là "cách mạng màu".
Tóm lại, các thể chế độc tài, chuyên chế và phi dân chủ là trở ngại phải loại bỏ để mở đường cho nhân dân tiến lên ấm no hạnh phúc. Nhưng cách thức đánh đổ chúng và hậu quả sau đó đối với quốc gia bị đánh đổ là một vấn đề đặt ra đối với thế giới hiện đại. Đây là bài học đối với mọi quốc gia dân tộc không may đang bị các chế độ độc tài chuyên chế ở các mức độ khác nhau thống trị. Bài học nhãn tiền là đất nước có thể rơi vào tình trạng bạo loạn và nội chiến, thậm chí mất cả độc lập tự chủ. Không phải dân tộc nói chung mà trước hết những kẻ độc tài chuyên chế phải nhận thức được điều này. Họ cần biết rằng ngày nay dân chúng có điều kiện tốt hơn để hiểu biết và giác ngộ về quyền lợi chính đáng của mình để nổi dậy. Và đó là cơ sở để bên ngoài can thiệp dù muốn hay không. Do đó, giải pháp ít xấu hơn là họ phải tự thay đổi hoặc chuyển giao quyền lực khi chưa quá muộn. Trường hợp Vua Nêpan đã tự nguyện thoái vị để nhường bước cho cho chế độ dân chủ hồi năm 2006 và mới đây giới quân sự Myanma cũng đã chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho giới dân sự khiến thế giới hết sức ngưỡng mộ. Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu những năm cuối thế kỷ trước dù sao cũng là một dạng chuyển giao quyền lực thành công một cách hòa bình mà không cần sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. /.