Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Không có khả năng xảy ra chiến tranh Trung-Mỹ, nhưng đó không phải là điều không thể



Đó là tiêu đề của một tài liệu phân tích đăng trên RAND Corporation và đồng thời trên tờ Hoàn Cầu thời báo của TQ (Global Times) ngày 15/11/2011, trong đó phản ánh quan điểm của các chuyên gia hàng đầu của TQ và Mỹ: Giáo sư Robert M.Farley- Phó Hiệu trưởng Đại học Kentucky (HoaKỳ) và phóng viên Wang Wenwen của Thời báo Hoàn Cầu và Thiếu tướng La Viện, Hiệu phó Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) trong một cuộc trao đổi phỏng vấn dưới đây (có thể đọc bản gốc bằng tiếng Anh bên trang English của cùng blog này)

Hy vọng tài liệu có thể thỏa mãn phần nào các bạn đọc đang quan tâm đến viễn cảnh mối quan hệ Trung-Mỹ trong bối cảnh ngày nay,nhất là trong mối liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông.

Nhà báo Wang Wenwen: - Một số người dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ thực sự của Mỹ trong vài thập kỷ tới. Ông có nghĩ rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra? Nếu nó xảy ra thì cái gì sẽ là nguyên nhân phát sinh?
Thiếu tướng La Viện: - Ở giai đoạn hiện này, cả 2 nước đều không mong muốn có một cuộc chiến. Tuy nhiên, nếu các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như chủ quyền, an ninh quốc gia và đòi hỏi thống nhất bị xâm phạm, xung đột quân sự xảy ra là điều không thể tránh được.

Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi cho rằng sẽ không có chiến tranh nhưng không phải hoàn toàn không thể. Cả 2 quốc gia đều có quá nhiều thứ để mất.

Nếu chiến tranh xảy ra, tôi nghĩ nó sẽ bắt nguồn từ một tính toán sai lầm trong vấn đề Đài Loan hoặc Triều Tiên. Một số người Mỹ cảm thấy bắt buộc phải bảo vệ Đài Loan, đi kèm với đó là một tuyên bố độc lập; còn sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ dẫn tới cạnh tranh trong cấu trúc chính trị mới ở bán đảo này.

Nhà báo Wang Wenwen: - Nếu một xung đột quân sự nổ ra, hậu quả đem lại sẽ như thế nào?
Thiếu tướng La Viện: - Chiến tranh có thể gây ra hủy hoại cho cả 2 bên, phía Hoa Kỳ có nhiều cái để mất hơn. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Mỹ sẽ không dám khiêu chiến một cách dễ dàng, ngược lại Trung Quốc cũng bị trói buộc với Mỹ. Nếu xảy ra chiến tranh, cả 2 đất nước sẽ phải chịu đựng những thiệt hại về kinh tế ngay lập tức. Hơn nữa, cả 2 quốc gia đều sở hữu vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt lớn khác, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng nếu chiến tranh leo thang.

Giáo sư Robert M. Farley: - Hậu quả đầu tiên và nghiêm trọng nhất là cả Mỹ và Trung Quốc sẽ chết. Một hậu quả lớn nữa là việc cắt đứt quan hệ kinh tế Trung – Mỹ có thể sẽ gây ra sự sụp đổ tài chính toàn cầu, kéo thế giới vào một cuộc suy thoái trầm trọng.


Nhà báo Wang Wenwen: Ông có cùng quan điểm với báo cáo của RAND nguồn gốc cuộc chiến Mỹ - Trung?

Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ là một quốc gia thực dụng. Họ sẽ cố gắng khơi mào chiến tranh ở một vùng hay đất nước khác để làm suy yếu sức mạnh của đối thủ trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn cho mình. Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc chiến nếu thiệt hại là lớn hơn so với lợi ích có thể đem lại. Thậm chí nếu tham chiến, họ cũng không hy sinh bản thân mình vì các đồng minh.

Giáo sư Robert M. Farley: - Tình hình Đài Loan rất dễ dẫn tới các quyết định sai lầm của các bên liên quan. Tôi ít lo lắng hơn một chút về Ấn Độ hay Triều Tiên. Trong khi Mỹ và Ấn Độ đang xây đắp một quan hệ tốt đẹp, trọng tâm của chính sách ngoại giao với Ấn Độ chỉ còn là Pakistan, trước đây cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan cũng đã từng lôi kéo cả Trung, Mỹ vào cuộc. Còn ở Triều Tiên, tôi lạc quan rằng các nhà ngoại giao sẽ có thể giải quyết các vấn đề lớn mà không cần tới chiến tranh.

Nhà báo Wang Wenwen: - Mỹ sẽ tìm kiếm đồng minh trong trường hợp đối đầu với Trung Quốc?

Thiếu tướng La Viện:- Chắc chắn như vậy. Hoa Kỳ đã hiện diện sức mạnh của họ trên các nước láng giềng của Trung Quốc. Ví dụ giá trị buôn bán vũ khí với Ấn Độ cũng đáng giá tới hàng triệu USD thể hiện Mỹ đang rất muốn hợp tác quốc phòng với quốc gia này.

Giáo sư Robert M. Farley: - Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cố gắng dựa vào một vài đồng minh. Nếu Triều Tiên trở thành điểm nóng, Nhật Bản rất có thể sẽ tham gia cùng với Hàn Quốc. Dấu hỏi lớn chính là Đài Loan nơi không rõ ràng đối với bất cứ ai nhưng Mỹ sẽ quan tâm tới việc bảo vệ hòn đảo này. Nhật Bản có các liên kết kinh tế trọng yếu với Đài Loan nhưng liên kết như vậy cũng tồn tại với Trung Hoa đại lục.



Nhà báo Wang Wenwen: - Một số nguồn tin quân sự nói rằng Mỹ có thể dễ dàng phá hủy các kho vũ khí hạt nhân nhỏ của Trung Quốc. Ông nghĩ gì về điều này? Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra?

Thiếu tướng La Viện: - Đây không phải lần đầu tiên người Mỹ có những nhận xét ngông cuồng như thế. Cần lưu ý rằng tất cả mọi người đều sẽ bị tổn thương nếu có một cuộc tấn công hạt nhân. Trung Quốc đã cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh phủ đầu, nó sẽ được giữ chỉ đề dành cho những khoảnh khắc sống còn của quốc gia.

Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi nghĩ hiện tại các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc dễ bị phá hủy trước các cuộc tấn công của Mỹ và hầu như sẽ vẫn như vậy trong một thời gian tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ Hoa Kỳ rất miễn cưỡng để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vấn đề lại nằm ở các tính toán sai lầm. Nếu Trung Quốc tin rằng Mỹ có khuynh hướng khởi động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân, họ có thể sẽ sử dụng đến các vũ khí này để giành lợi thế đầu trong cuộc chiến.

Nhà báo Wang Wenwen: - Báo cáo của RAND cho rằng xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ xảy ra trong lĩnh vực internet và kinh tế. Điều gì sẽ xảy ra nếu có các cuộc chiến như vậy? Với cuộc chiến kinh tế, cường độ và hậu quả sẽ đến mức nào?

Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ luôn bao che cho các hành động xấu của mình bằng cách đổ lỗi lên các quốc gia khác. Cụ thể họ đã cáo buộc Trung Quốc là trung tâm của tội phạm internet.

Tuy nhiên, chính nước Mỹ đã thiết lập các đội quân mạng để bắt đầu một cuộc “chạy đua vũ trang” trên internet. Không chỉ có các lực lượng quân sự, thậm chí những người bình thường của cả hai bên cũng có thể dính líu đến cuộc chiến trên mạng.

Giáo sư Robert M. Farley: - Một cuộc chiến tranh kinh tế sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho kinh tế toàn cầu. Thế giới sẽ bị tổn thương trong ngắn hạn. Còn về lâu dài, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi về các khối thương mại khu vực xung quanh các cường quốc chứ không phải tự do thương mại toàn cầu đang chiếm ưu thế như hiện nay.

Nhà báo Wang Wenwen: - Để tránh một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 bên phải làm những gì?

Thiếu tướng La Viện: - Các xung đột chính giữa Trung Quốc và Mỹ được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia và các quyền lợi. Chỉ khi nào Mỹ từ bỏ các quan niệm về Chiến tranh lạnh mới có thể làm dịu các xung đột. Cả 2 quốc gia nên tôn trọng con đường phát triển của nhau và không xâm phạm đến các lợi ích cốt lõi của nhau. Nhưng tôi nghi ngờ Hoa Kỳ có thể thực hiện được điều này.

Giáo sư Robert M. Farley: - Giải pháp tốt nhất là phải đảm bảo rằng hai bên hiểu rõ vị thế của nhau. Các mối quan hệ dày đặc giữa Mỹ và Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhau sẽ tạo ra các nhóm quyền lợi giúp ngăn chặn chiến tranh.

Nguồn: Rand Corporation và Global Times



Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Tin liên quan Hội nghị Đông Á -Bali

Dưới tiêu đề "Philippines chỉ trích ASEAN thiếu đoàn kết để đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông" RFI ngày 15/11/2011 đưa tin :
Vào lúc Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN nhóm họp thượng đỉnh tại Bali, Indonesia, chính quyền Manila đã lên tiếng phê phán một số nước trong Hiệp hội chỉ chú ý đến các tính toán chính trị, kinh tế quốc gia, không tạo được một khối thống nhất đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Theo Reuters, Philippines có những lo ngại là Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với một vài nước ASEAN ngăn chặn khả năng giải quyết các tranh chấp qua con đường đàm phán đa phương. Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng trong khuôn khổ song phương, giữa Trung Quốc với từng nước có liên quan.
Vừa qua, Manila đã đề nghị thành lập một Khu vực Hòa bình, Tự do và Hợp tác trên biển - ZoPFFC, cho phép tiến hành hợp tác, cùng thăm dò, khai thác những vùng đang có tranh chấp chủ quyền. Dự án này đương nhiên không liên quan đến những vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia.
Trong thông cáo công bố ngày hôm nay, 15/11/2011, tại Manila, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói thẳng : « Chúng tôi có cảm giác rằng những tính toán kinh tế, chính trị đã ngăn cản việc đạt được một kết quả hữu hiệu và có thể chấp nhận được bởi các bên trong cuộc thảo luận về dự án lập Khu vực Hòa bình, Tự do và Hợp tác».
Một đại diện của bộ Ngoại giao Philippines đã đọc bản thông cáo trong cuộc họp của các Ngoại trưởng ASEAN, ngày hôm nay, tại Bali, Indonesia. Theo quan chức này, thì « đã không có sự tham gia đầy đủ của tất cả các thành viên ASEAN trong cuộc gặp giữa các chuyên gia luật biển của ASEAN, do vậy, khó đạt được một đồng thuận ».
Trong tháng Chín vừa qua, Philippines đã tổ chức một cuộc gặp giữa các chuyên gia luật pháp, thế nhưng Lào và Cam Bốt đã không cử đại diện tham dự, cho dù trước đó, hai nước này tuyên bố sẽ có mặt. Điều này ngăn cản việc đạt được một lập trường chung trong hồ sơ Biển Đông.
Trong bản thông cáo, Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh là ASEAN cần phải đóng vai trò tích cực và quan trọng, góp phần giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Mặt khác, Manila mong muốn là ASEAN có đủ khả năng hỗ trợ giải quyết những hồ sơ tế nhị mà không làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương và đa phương.

Trong một bản tin khác cùng ngày của đài BBC với tiêu đề"TQ không bàn về Biển Đông tại Bali" với những nội dung dưới đây:
  
Sau khi một số quốc gia kêu gọi thảo luận chủ đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp tới, Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ đề nghị này.
Sau khi Trung Quốc thêm yêu sách chủ quyền đối với vùng biển đảo mà Philippines cũng nói là của họ, Manila yêu cầu mang các tranh chấp ra bàn hội nghị, sẽ được tổ chức tại Bali ngày 17/11-19/11, đồng thời muốn Liên Hiệp Quốc tham gia phân xử.
Tuy nhiên hôm thứ Ba 15/11, Trung Quốc chính thức lặp lại quan điểm chỉ 'thảo luận song phương với các bên liên quan'.
Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân nói với các nhà báo tại Bắc Kinh: "Vấn đề Biển Đông không có liên quan gì tới hội nghị thượng đỉnh Đông Á vì đây là diễn đàn để thảo luận các chủ đề hợp tác kinh tế và phát triển".
Ông Lưu nhắc lại rằng chủ trương của Trung Quốc về Nam Hải (Biển Đông) luôn 'rõ ràng và nhất quán: Trung Quốc tin rằng tranh chấp cần được giải quyết thông qua hiệp thương hòa bình giữa các nước trực tiếp liên quan'.
Hội nghị Bali lần này cũng có mặt Hoa Kỳ, nước từng tuyên bố có quan tâm quốc gia trong việc bảo đảm an ninh và tự do lưu thông trong vùng Biển Đông.
Thứ trưởng Lưu nói, dường như ám chỉ Mỹ: "Việc tham gia của các thế lực bên ngoài không có ích lợi gì cho việc giải quyết vấn đề [Biển Đông] mà ngược lại chỉ làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực".
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Manila hôm thứ Ba này và có kế hoạch đề cập chủ đề Biển Đông với người đồng nhiệm nước chủ nhà.
Thái độ cứng rắn của Trung Quốc liệu có làm các nước tham gia hội nghị Đông Á ngại ngần khi nhắc tới chủ đề Biển Đông hay không?
Malaysia đã ra chỉ dấu sẽ không ủng hộ yêu cầu thảo luận của Philippines.

Các nước ngại ngần

Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman được hãng thông tấn AFP dẫn lời nói: "Trung Quốc đang khá tích cực trong việc tổ chức các cuộc họp và hội thảo, đây là điều rất tốt. Asean cần đáp lại các cử chỉ đó".
"Thêm một diễn đàn nữa chắc sẽ làm phức tạp thêm chủ đề này."
Ông Anifah Aman cũng nói thêm rằng thay vào đó, các nước Asean có thể tập trung vào xây dựng Tuyên bố chung về Cách ứng xử ở Biển Đông mà khối này đã ký với Trung Quốc hồi năm 2002.
Asean chủ trương đồng thuận, bởi vậy sự thoái lui của quốc gia thành viên chắc sẽ gây khó khăn cho việc đưa chủ đề Biển Đông lên bàn thảo luận.
Campuchia cũng đã từng nói ủng hộ quan điểm song phương của Trung Quốc.
Trung Quốc vừa mới 'đòi' thêm hơn 80 cây số lãnh thổ từ một tỉnh của Philippines, hãng thông tấn Associated Press cho biết.
Được biết vùng lãnh thổ này nằm trong Biển Đông, gần một quần đảo của Philippines nhưng không thuộc Trường Sa.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, đòi hỏi của Trung Quốc là vô lý vì vùng đó hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines, chỉ cách Palawan về tây bắc có 79 km, trong khi cách bờ biển của Trung Quốc tới 800 km nơi gần nhất.

--------------

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

" Loạn đàm" về con gái ba miền đất nước


Entry này của bạn bè gửi cho, không biết tác giả đích thực là ai. Xin mạn phép đăng lại vì thấy nó phù hợp với chủ đề của Bách Việt    

Tình gái Nam
Ý chèng ui
Hổng được đâu
Cái mặt ngầu
Tui ớn lạnh
Ngồi bên cạnh
Rục rịch hoài
Lỡ gặp ai
Kỳ qúa hà
Thôi dzô trỏng
Cho thỏa lòng
Đồ qủy sứ
Để từ từ
Nè cha nội
Tình gái Trung
Dị kể chi
Răng làm rứa
Người chi mô
Nhột thấy mồ
Anh bên nớ
Tui bên ni
Răng cớ gì
Ưa lấn đất
Đừng lật đật
Mạ ra chừ
Mang tiếng hư
Nói nhỏ nì
Tối nay hỉ
Tình gái Bắc
Em chả đâu
Ngượng lắm đấy
Ai lại thế
Cứ như ranh
Tí tẹo thôi
Nhớ đấy nhé
Mặt dầy tợn
Chỉ nghịch ngợm
Không ai bằng
Cứ hung hăng
Như ăn cướp
Thôi cũng được
Phải giao trước
Cấm chạy làng
Hễ lang bang
Em xẻo trước
Winking smileRolling on the floor laughingSmile
 with tongue

Con gái 3 miền

Sưu tầm: Ngọc Linh

CON GÁI BẮC



Con gái người Bắc (mà điển hình là con gái Hà Nội 54), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế. Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến.
Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.
Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ?
Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là :
- Khắc kỵ với mẹ chồng, nhõng nhẽo với Bố chồng..
- Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành ăn uống cũng như quyền lực trong nhà chồng.
Còn trong gia đình thì khỏi nói : con gái Bắc coi chồng như một anh Quân Vương, và khi nắm quyền lực trong gia đình rồi thì bắt đầu biết tay Bà.
Những câu nói đay nghiến dấm dẳng không biết có phải từ trong tiềm thức tổ tiên để lại bắt đầu tuôn ra một cách rất tự nhiên..như nhạc Thánh Ca.. O soạn bài trước..
Khi những điều đó bành trướng lên quá đáng thì anh chồng bắt đầu có ý định nhảy thác Niagara falls tự tử - hoặc mon men dòm sang cỏ hàng xóm bao giờ cũng xanh.. chuyện ngoại tình tưởng nhớ đến trăm người tình trong mộng là điều sẽ đến và nếu có điều kiện là sẵn sàng wùy gối bên em để thục bi da ..da...
Con gái Bắc còn có tật thiên vị tình cảm nội ngoại, và không ít những chuyện không hay thường bắt nguồn từ nàng dâu.
Thêm một tính nữa là hơi một tí là bỏ về nhà bồ cũ, để mét với bồ.... "ừ nhỉ , giá mà lúc ấy em chọn anh thì đỡ khổ biết bao.."
Nói đến các cô gái Bắc còn phải nói đến cái tính kiêu căng nhưng giả bộ ngoan hiền... Và từ đó dẫn đến sự lôi cuốn kẻ khác phái là rất gần. Những cuộc cãi nhau, chửi nhau của các bà vợ Bắc cứ như những bản nhạc viết bằng cung Sol trưởng, được học thuộc lòng trước khi lên xe hoa.
Tránh được mấy điều này thì các cô gái Bắc trở thành số một vì họ là những người tiếp tay cho chồng rất đắc lực trong công việc làm ăn, cai quản tài sản, chăm sóc con cái. Sẵn sàng hy sinh vì chồng. Ở tù, ăn đạn cho chồng cũng OK luôn, pack valise cho chồng về VN nàng luôn cẩn thận bỏ thêm mấy bịch áo mưa hàng ngoại...(bb edited )Winking smile



CON GÁI TRUNG

Miền Trung được tính từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh vào đến Phú Yên, Ninh Hòa. Có thể nói đây là một khu vực nhân văn đa dạng. Phía Bắc thiên về văn hóa Hà thành còn phía Nam thiên về Sài thành. Họ đều có những đức tính chung của những người con của biển.
Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục. Những bông hoa xương rồng lộng lẫy. Tình yêu của họ không rộ nở tưng bừng nhưng lại sâu lắng. Họ ít đòi hỏi nơi người chồng nhưng lại hy vọng rất nhiều vào người chồng. Nếu ai cần một người vợ để dựng nghiệp thì nên chọn con gái miền Trung. Bạn sẽ luôn được sự yên tâm về lòng chung thủy của họ. Họ cần cù nhẫn nhục chịu đựng gian khổ với bạn. Nhưng nếu mà bạn đổ đốn ra, phụ bạc chân tình của họ thì cũng hãy coi chừng đấy. Đã nghe câu "con gái Bình Định múa roi dạy chồng" chưa? Điểm yếu của những cô gái miền Trung là hơi quê mùa, dù rất nhiều cô tỏ ra mình bảnh như ca sĩ Mỹ Tâm chẳng hạn... bạn vẫn nhìn được cái nét quê mùa của họ.

Miền Trung nói chung và nên có nói riêng về Huế. Đó là một vùng đất dường như là rất riêng biệt của Việt Nam . Huế có văn hóa của cố đô nên Huế trầm lặng, lắng đọng và lãng mạn như những vần thơ. Những cô gái Huế có những nét rất riêng biệt đối với miền Trung và các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam do cái truyền thống cố đô để lại.
Nhưng nếu bạn cưới được một cô vợ người Đà Lạt thuần gốc... Đó là những tiểu thư gốc người Huế vào Đà Lạt dựng nghiệp từ thời Pháp thuộc. Những tiểu thơ da trắng môi hồng với văn hoá Anh, Pháp, Việt. Bạn khó kiếm ở đâu trên thế giới một người vợ lý tưởng hơn ở đây. Cao nguyên Lâm Viên với rất nhiều thú vị cho những chàng trai đi tìm vợ. Có những cô gái làm bạn ngỡ ngàng về nhan sắc cũng như về phong cách. Bạn ngơ ngẩn bám theo và rồi hiểu ra đó là một cô gái Jarai lai Pháp từ cái thời ông cố nội nào đó.
Bạn cũng có thể gặp những cô gái da trắng tóc vàng, mắt xanh và mũi cao như Tây. Nhưng kìa, cô ấy nhu mì và có vẻ như không văn minh hơn những người Kinh. Họ là những người dân tộc Thái gốc Indian. Tôi khuyên bạn là nếu quen những cô gái ấy, đã yêu thương thì phải cưới, nếu không thì rất là phiền phức đấy! Làm quen với họ không khó nếu biết cách (vì họ có vẻ hơi cô lập). Mách bạn nhé : Bạn để ý con đường đi làm của nàng... có thể là ở đâu đó hay ở nương rẫy... và chờ ở đoạn suối trên đường đi... Các nàng này rất thích tắm suối và khoe thân thể kiều diễm của mình... Bạn cứ việc ngắm và thích ai thì cứ để bụng, thò đầu ra lúc này mất mạng không ai thương đâu... Sau đó thì tìm cách gặp nàng và nói là đang tương tư nàng từ cái hôm ấy...
Thành công hay không còn tùy cái bản mặt của bạn!


CON GÁI NAM

Những cô gái miền Nam thực sự tôi luôn thấy rất nhẹ nhàng mỗi khi tiếp xúc với họ...
Cái chất đơn giản mộc mạc của họ là cái nét làm cho mọi người dễ gần.
Giọng nói của người miền Nam trong sáng như tâm hồn họ vậy.
Nếu nói là những cô gái miền Nam không có chiều sâu tâm hồn cũng có phần nào đúng, bởi nếu họ cũng sâu lắng thì lấy đâu cái nét hồn nhiên trong sáng kia chứ.
Đó là cái đặc tính được thiên nhiên ưu đãi cho những con người sống trên vùng đất phù sa màu mỡ.
Chinh phục một cô gái miền Nam không khó. Họ dễ tin, không tính toán quá xa xôi...
Cũng vì thế giữ được một cô gái miền Nam trong vòng tay của mình lại đâm ra khó... vì ai họ cũng tin cả...
Ta có thể thấy số phụ nữ miền Nam thôi chồng, tái hôn rất nhiều là vì các ông chồng không có đủ bản lĩnh để giữ họ.
Tâm hồn của họ gần như là người phương Tây. Khi mà bạn không còn là niềm tin của họ nữa thì họ cũng chẳng lưu luyến bạn làm gì cho mệt xác.
Nói như thế không có nghĩa là nói họ không chung thủy hay hời hợt trong tình cảm.
Do sự ưu đãi về phong thổ và tập tục, họ là những người thực dụng.
Tình yêu của họ luôn có giá trị của bạn kèm theo.
Họ là những bông hoa giữa trời, giữa đời... Nở rộ một thời xuân sắc và rất nhiều nỗi buồn khi đã tàn hương...
Không nhiều người biết lo cho cái tuổi về chiều của mình...
Họ sống tưng bừng một thời và chấp nhận những hẩm hiu trong buổi chiều cuộc đời.
Đó là tình trạng đang có nhiều ở các bậc tiền bối của các cô gái miền Nam .
Họ là những người rất đáng thương.
Lấy một cô gái miền Nam ? Bạn có thể mà.
Đó là một bông hoa, một con bướm tung tăng bên bạn. Sống rất nhiệt tình với bạn. Sự đòi hỏi của họ cũng không cao. Vấn đề là bạn cũng đừng quá tệ.
Về phong tục tất nhiên là dễ dàng hơn mọi vùng miền: thương nhau một bữa cơm đơn giản cũng thành vợ thành chồng.
Lấy một cô gái miền Nam làm vợ?
Bạn hãy nên nếu bạn có một mức sống tương đối.
Bạn ít khi phải đau đầu về họ và đó là một trong những bí quyết sống thọ.
Nhưng đừng nghĩ tất cả họ là như thế nhé. Guốc dép sẽ bay vèo vèo khi mà bạn nhìn không kỹ và nghĩ ai cũng thế.
Ở miền Nam con gái Sài Gòn là một đặc trưng.
Họ không khác nhiều với những vùng phụ cận, có chăng là lịch lãm hơn và đương nhiên cái nhìn cũng cao hơn.
Ngày nay sự pha trộn của nông thôn vào Sài Gòn cũng làm bão hòa cái đặc tính của con gái Sài Gòn.
Đó là dưới cái nhìn tổng quát về con gái Sài Gòn.
Nhưng tinh ý một chút bạn vẫn có thể nhìn ra ,phân biệt được con gái Sài Gòn và những cô gái nhập cư.

Có ba dạng nhập cư:
1- Những cô gái từ các tỉnh thành tới Sài Gòn để làm ăn sinh sống.
2- Những cô gái theo gia đình nhập cư và định cư tại Sài Gòn.
3- Những cô gái mà cha mẹ nhập cư vào Sài Gòn và được sinh ra ở Sài Gòn.

Trong thành phần thứ 3 này có cô thì đúng là sinh trưởng theo môi trường và thành dân đô thị chính hiệu.
Có cô thì vẫn giữ nề nếp của gia đình như ngày ở tỉnh thành.
Tôi gặp nhiều bạn người Bắc vẫn còn giữ nguyên nể nếp từ lời ăn tiếng nói, cách sống y như những người ở quê nhà dù ông nội là người di cư vào Nam từ năm 1954.
Sài Gòn với tất cả những cái phức tạp của một thành phố lớn nhất Việt Nam cho một cái nhìn đa dạng về con người.
Có thể nói ở đây có tất cả mọi đẳng cấp - bạn thích đẳng cấp nào cũng có...
Không ở đâu kiếm vợ dễ hơn ở Sài Gòn. Và cũng không ở đâu nuôi vợ khó như ở Sài Gòn. Vì mảnh đất này cái gì cũng phải trả tiền.
Bạn phải có công ăn việc làm, thu nhập ổn định thì mới nên nghĩ tới việc lấy một cô vợ ở đây.
Không thể không nói đến những người đẹp Bình Dương và Tây Đô (Cần Thơ) - hai vùng đất sản sinh ra những người đẹp nổi tiếng của miền Nam .
Họ là những bông hoa đáng yêu và bạn dễ dàng chết ngất khi gần họ.
Và muốn gần họ, thân cận với họ? Nói nhỏ cho bạn biết nhé:
Bạn phải biết nghe cải lương!

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Việt Nam thành lập dân quân biển

 
 
Theo nguồn tin các báo Tuổi trẻ, QĐND...  
Sáng 29-4, UBND huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã tổ chức lễ thành lập Trung đội dân quân biển xã Phổ Thạnh theo Quyết định số 1902 của Thủ tướng Chính phủ.
Trung đội dân quân biển xã Phổ Thạnh

Trung đội dân quân biển xã Phổ Thạnh được thành lập với 28 thành viên là những ngư dân trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Trung đội có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng bộ đội Biên phòng, Hải quân và Cảnh sát biển tuần tra kiểm soát trên biển; thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo cho đơn vị chức năng khi tham gia khai thác hải sản; tham gia huấn luyện khi đơn vị triệu tập…
Những dân quân này cũng sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Luật Dân quân tự vệ. Xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) là địa phương duy nhất trên địa bàn Quân khu 5 và là 1 trong 6 xã trên địa bàn cả nước tổ chức thành lập và đi vào hoạt động Trung đội dân quân biển.


Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Thấy gì từ việc nhận ra sự độc ác của cô Tấm?

Gần đây dư luận rộ lên về cái sự đúng /sai, hay/dở liên quan đến phần kết của câu chuyện dân gian được ưa chuộng và chọn làm một trong những bài học luân lý sáng giá nhất trong bộ sách giáo khoa phổ thông của đất nước. Dư luận bất bình ở chi tiết Tấm không những giết chết Cám mà còn đem muối mắm và gửi cho bà mẹ độc ác ăn!...Như vậy hóa ra Tấm còn độc ác hơn nhiều lần so với Cám (?). Và từ đó đã và đang có nhiều cách lập luận khác nhau được nêu lên trong một trạng thái tâm lý "shock" trước một khám phá hoàn toàn mới lạ từ một câu chuyện cổ tích tưởng như đã an bài trong lòng hàng triệu người hâm mộ. Người bảo phải mau mau sửa lại câu chuyện...; kẻ bảo hãy loại bỏ câu chuyện ra khỏi bộ sách giáo khoa, v.v... Nghe đâu Nhà chức trách, cụ thể là Bộ Giáo dục, đã cho sửa lại đoạn kết...nhằm hạ bớt mức độ độc ác xuống mức có thể cháp nhận được (!?) bằng cách viết lại rằng Tấm lừa dội nước sôi giết chết Cám, đồng thời cắt bỏ đoạn nói về việc Tấm đem muối xác Cám làm mắn và gửi cho bà dì ghẻ ăn...


Chủ blog tôi trộm nghĩ, phàm đã được gọi là "chuyện cổ tích" tức là do người đời xưa để lại, nó phản ánh hệ tư tưởng của con người trong thời đại của nó, và do có tính lịch sử và chỉ có giá trị trong một bối cảnh lịch sử nhất định, không nhất thiết phải đúng trong mọi thời đại. Do đó mọi sự chỉnh sửa không những không đem lại lợi ích gì mà rất có thể gây ra những hậu quả phản tác dụng giáo dục.



Cũng không có gì phải lo lắng..., mà nên coi đó là một dấu hiệu đáng mừng khi dư luận xã hội giờ đây đã nhận diện được bộ mặt độc ác của cô Tấm! Đó là cả một bước tiến dài trong nhận thức về luân thường đạo lý ở con người Việt Nam chúng ta. Đó là dấu hiệu của mức độ cao hơn về trình độ học thức và nhận thức của con người Việt Nam hiện đại. Phải chăng phương tiện truyền thông internet đã giúp mọi người chia sẻ thông tin và đi tới thống nhất quan điểm một cách dễ dàng hơn về một vấn đề mà thực ra trước đây đã được nêu lên bởi ai đó, ở đâu đó... nhưng đều bị lãng quên (vì chưa có internet)?. Tương tự như vậy, ta có thể thấy đã, đang và sẽ xuất hiện những thay đổi có tính đột phá trong nhận thức của con người Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả khoa học tự nhiên, xã hội và chính trị./.




Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Chiến thuật "mưa dầm thấm lâu" của chủ nghĩa bành trướng

Dưới đầu đề "Trung Quốc tung 'học giả' đi tuyên truyền cho chủ quyền tại Biển Đông",  ARF ngày 7/11/2011 đưa tin tổng hợp và ý kiến của chuyên gia người Việt ở hải ngoại -Giáo sư Đại học Maine (Hoa Kỳ) về âm mưu tuyên truyền của Bắc Kinh nhằm thực hiện mưu đồ lấn chiếm và độc chiếm Biển Đông, đồng thời gợi lên một số biện pháp chống trả lại âm mưu đó.  Chủ blog tôi mạn phép đưa lai nội dung để bạn đọc tiện tham khảo. Tiêu đề và bản đồ minh họa của chủ blog.
 

Bắc Kinh tìm mọi cách để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể, mà còn thông qua các học giả. Họ đi mọi nơi để tuyên truyền cho lập trường của Trung Quốc, đồng thời phản bác quan điểm của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Vấn đề đặt ra là nếu không có người phản biện, lập trường của Bắc Kinh, dù không có cơ sở, cũng có thể bị ngộ nhận là đúng đắn.
Như thông lệ từ hai năm gần đây, mỗi lần có hội nghị khoa học trong đó có đề cập đến Biển Đông là mỗi lần các đại biểu Trung Quốc bị chất vấn về tấm bản đồ hình lưỡi bò của Bắc Kinh. Quan điểm chủ quyền lịch sử, mà Trung Quốc nhấn mạnh để bảo vệ các đòi hỏi của họ, thường xuyên bị các học giả quốc tế đánh giá là không có sức thuyết phục.
Bất chấp điều đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tìm mọi cách để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể trong vùng Biển Đông, mà còn tung các chuyên gia đi mọi nơi để tuyên truyền cho lập trường của Trung Quốc, đồng thời phản bác quan điểm của các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là nếu không có người phản biện, lập trường của Bắc Kinh, dù không có cơ sở, cũng có thể được coi là đúng đắn, với những tác động khó lường cho các quốc gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
Thủ đoạn này của Bắc Kinh mới đây đã bị giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), công khai vạch trần nhân một cuộc hội thảo được tổ chức tại Washington, có sự tham gia của một phái đoàn Trung Quốc rất hùng hậu.
Đó là cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 21-22/10/2011, do hai hiệp hội hòa bình tại Mỹ là American Friends Service Committee và Historians Against The Wars tổ chức. Với chủ đề chung là Hòa bình ở Châu Á – Thái Bình Dương, hội nghị này đã quy tụ nhiều học giả đến từ các nước Châu Á để bàn luận về các phương cách tránh việc quân sự hóa trở lại khu vực này.
Tình hình Biển Đông căng thẳng trong thời gian gần đây, lẽ dĩ nhiên, đã nổi bật trong chương trình nghị sự, được đề cập đến trong hai tiểu ban (panel), một đề cập chung đến Đông Nam Á và một dành riêng cho Biển Đông.
Tại hai cuộc thảo luận này, các đại diện Trung Quốc có mặt đông đảo, với các « chuyên gia » học hàm học vị đầy mình. Họ đã tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền cho lập trường của Bắc Kinh tại Biển Đông, đặc biệt là tính chất đúng đắn của tấm bản đồ hình lưỡi bò mà Trung Quốc đã dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của mình.
Là diễn giả người Việt duy nhất trong cả hai cuộc họp, giáo sư Ngô Vĩnh Long đã trình bày quan điểm của Việt Nam về Biển Đông, đồng thời phản bác từng điểm một các lập luận của đại diện Trung Quốc.
Học giả Vương Hàn Lĩnh "cãi chày cãi cối"
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Long đã không tránh khỏi phẫn nộ trước các lý lẽ, bị ông coi là « cãi chày cãi cối » của diễn giả Trung Quốc, chủ chốt là ông Vương Hàn Lĩnh, Giám đốc Trung tâm phụ trách Đại dương và Luật Biển, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc.Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhân vật này đã ngang nhiên gọi là « nói láo » trước cử tọa, khi khẳng định ba điểm phi lý : 1/ Việt Nam không có, hay là chưa có vùng kinh tế đặc biệt từ thềm lục địa trở ra ; 2/ Đường chữ U ra đời từ năm 1947, trong lúc Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) chỉ mới có từ năm 1982, nên không thể áp dụng cho tranh chấp Biển Đông ; 3/ Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc nguyên tắc chỉ giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách song phương mà thôi.
Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, các lập luận trên đây hoàn toàn vô lý, nhưng điểm đáng ngại là diễn giả Trung Quốc này « đã dùng chức tước, địa vị, rồi nói là đã có hàng trăm bài nghiên cứu được công bố, cho nên nhiều học giả (Mỹ) đến nghe đã bị khớp, và nếu không có những người khác phản biện lại, chứng minh khác đi, thì người ta tin là thật ».
Sau đây là bài phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long sau cuộc hội thảo tại Washington :

 
 
 
 
 
Ngô Vĩnh Long : Hội thảo chia ra làm 2 phần : một phần về miền Bắc Châu Á, và một phần kia về Đông Nam Á : có một panel thảo luận chung về Đông Nam Á, rồi sau đó có một cuộc họp riêng về Biển Đông. Cái vấn đề quan trọng là nội dung tham luận của những người Trung Quốc được đưa sang.
Trung Quốc đưa sang một nhóm người rất hùng hậu – mười mấy người - trong đó có những người như bà Yan Junqi (Nghiêm Tuyển Kỳ), Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Tổ chức Phát triển Dân chủ của Trung Quốc, Phó chủ tịch Tổ chức Hòa bình và Giải trừ Quân bị của Trung Quốc. Tôi đưa ví dụ để cho thấy họ đưa người hùng hậu như thế nào.
Người thứ hai là Ding Yifan (Đinh Nhất Phàm), Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Toàn cầu. Người thứ ba là Xu Zhensui (Từ Trấn Tuy), Tổng thư ký Quỹ Hòa bình và Phát triển của Trung Quốc, do chính chính phủ Trung Quốc lập ra vào tháng 2 năm nay, để trao đổi gọi là (giữa) nhân dân Trung Quốc với nhân dân của tất cả các nước khác.
Còn người được đưa ra đóng tuồng hai lần tên là Wang Hanling - tiếng Việt là Vương Hàn Lĩnh. Anh này là giám đốc Trung tâm phụ trách toàn bộ các vấn đề đại dương và Luật Biển, đã được chính phủ Trung Quốc đưa vào Liên Hiệp Quốc, làm ở bộ phận ứng xử đặc biệt điều khoản 2 của Luật Biển Liên Hiệp Quốc. Anh ta là người giỏi nhất về Luật Biển của Trung Quốc, đến nói chuyện ở hội thảo này, và hai lần được đưa ra để đấu với tôi trong hai panel (tiểu ban).
RFI : Thưa giáo sư, như vậy thì quan điểm của ông Vương Hàn Lĩnh là như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Quan điểm của hắn như thế này, mà hắn nói mấy lần. Đó là Việt Nam không có, hay là chưa có vùng kinh tế đặc biệt từ thềm lục địa trở ra, tức là EEZ. Bởi vì nếu muốn có vùng kinh tế đặc biệt, thì phải xin các nước chấp nhận. Nhưng mà Việt Nam chưa xin, tức là Việt Nam không có EEZ.
Đường chữ U được Trung Quốc thiết lập từ năm 1947, vì thế cho nên Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, tức là UNCLOS, chỉ mới được đưa ra năm 1982, tức nhiên là không áp dụng được trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Vấn đề thứ ba là việc ký kết giữa Việt Nam với Trung Quốc vừa qua là giải quyết mọi vấn đề (chỉ bằng đường) song phương thôi, không có nước thứ ba nào can dự vào hết. Rồi hắn lại nói thêm, giải quyết song phương với Trung Quốc là rất có lợi cho tất cả mọi người, vì Trung Quốc là nước lớn, cũng giống như anh cả cho nên đối đãi với người khác rất là tốt.
Ví dụ như là vừa qua trong vấn đề phân chia ở Vịnh Bắc bộ, thì Việt Nam được 52%, còn Trung Quốc chỉ có 47% thôi - Tôi không biết tại sao 47 chứ không phải là 48% - như thế tỏ ra Trung Quốc rất tốt, thương thuyết song phương với Trung Quốc là có lợi nhất. Vừa qua việc Việt Nam sang ký kết với Trung Quốc cho thấy Việt Nam biết vấn đề này là có lợi nhất.
Hắn cũng nói thêm, khi có tranh chấp chồng lấn, thì giữa hai nước thương thảo với nhau thôi, hay giữa các nước thương thảo với nhau. Rồi sau đó khi đồng ý rồi mới nộp lên Liên Hiệp Quốc, chứ không có chuyện tự nhiên có EEZ riêng cho mình đâu !
Vì không hiểu vấn đề Biển Đông nên dễ tin vào lập luận của "chuyên gia" Trung Quốc
Tôi thì tôi bác bỏ hết tất cả những lập luận này ở đó. Vấn đề là như thế này : Nhiều người Mỹ không biết các vấn đề về Đông Nam Á như thế nào, họ không biết vấn đề Biển Đông như thế nào. Mà nhiều người Mỹ lại không muốn chính phủ Mỹ bành trướng sang bên Đông Nam Á hay là Á châu. Cho nên khi Trung Quốc đưa những cái người gọi là chuyên gia này kia đi mà nói như vậy đó, là nhiều người họ tin lắm !
Thành ra nếu không có những người khác đến nghe, đến nói, thì người Mỹ, mặc dầu họ là những chuyên gia, nhưng họ cũng không hiểu, nên họ tin. Nhưng mà sau khi tôi trình bày, tôi bác bỏ hết những chuyện ‘’cãi chày cãi cối’’ – xin lỗi là phải dùng từ ngữ này – của các học giả Trung Quốc này, thì những người Mỹ sau đó họ mới đến họ nói với tôi : Ồ, nếu mà không có anh, thì chúng tôi không hiểu vấn đề gì hết. Những điều anh vừa nêu lên, về những việc mà Trung Quốc đã và đang làm trong khu vực, làm chúng tôi rất là bối rối !
Vấn đề bây giờ là, Việt Nam không có đủ người để đi nói thẳng nói thật với người Mỹ là Trung Quốc đang làm gì. Trong khi đó, Trung Quốc đưa không biết bao nhiêu cao thủ, đi từ chỗ này đến chỗ kia.
Sau cái hội thảo của chúng tôi, thì cái nhóm này lại đi đến một trường đại học khác, trong đó có trường đại học ở Hoa Thịnh Đốn, trong hai ngày, và cũng nói những vấn đề này. Bởi vì, ở đại học không phải là một hội thảo về hòa bình, cho nên họ lại còn trịch thượng và ngang ngược kinh khủng ở đó nữa. Nhưng mà, lẽ dĩ nhiên là tôi không có trên panel nên cũng không phản đối được.
RFI : Thưa giáo sư, chẳng hạn như lập luận của ông Vương Hàn Lĩnh, là đường chữ U có từ năm 1947, Luật Biển của Liên Hiệp Quốc có từ năm 1982 thành thử ra không có giá trị đối với cái đường chữ U đó. Như vậy đánh giá của giáo sư về lập luận đó như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết, vấn đề đường chữ U đưa ra là do một học giả của chính phủ Tưởng Giới Thạch ngày xưa. Họ chỉ đưa ra thôi, mà hồi đó là cái đường chữ U đó không phải có 9 đoạn, nó đến 11 đoạn lận. Nhưng họ chỉ nói như vậy thôi, chứ không phải là một quốc gia đưa ra. Mà có đưa ra đi nữa, thì vấn đề là như thế này. Theo luật quốc tế, thì cái gì được đồng ý sau mới là cái quan trọng nhất, chứ không phải cái gì mà tự nhiên anh nói trước. Bởi vì anh đồng ý sau, ví dụ như về UNCLOS, thì đây là cái chuyện mà anh phải thi hành. Chứ còn cái chuyện một người học giả nói chơi chơi năm 1947, rồi anh đem ra sử dụng là không đúng.
Thứ hai nữa là đường chữ U nó chiếm các thềm lục địa của các nước khác, trong đó đặc biệt là của Việt Nam, mà nó cũng không có ranh giới phân chia gì rõ ràng hết. Thì theo luật, vấn đề này không được !
Biến các vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, rồi đòi thương thuyết tay đôi !
Nhưng mà cái cách của Trung Quốc là như thế này. Bây giờ chả cần biết, cái vùng nào mà chưa tranh chấp hay là không có tranh chấp, thì Trung Quốc làm cho ra thành tranh chấp ! Khi làm ra tranh chấp thì hai nước phải giải quyết. Là họ nghĩ như vậy. Bởi vì hai nước giải quyết rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc, chứ còn trước đó không được đưa ra Liên Hiệp Quốc. Thì cái cách cãi chày cãi cối, hay là chẻ (sợi) tóc (làm tư) là như vậy.
Tôi nói thẳng ở hội nghị, là các anh đến đây để tìm các giải pháp hòa bình, nhưng mà (thật ra) các anh đến đây để tuyên truyền và chẻ tóc. Các anh làm như vậy là không đúng !
Từ đó tôi mới phân tích vấn đề Trung Quốc bây giờ bành trướng và đế quốc như thế nào. Mọi người nghe, có vẻ họ cũng thấy là Trung Quốc đã quá lố.
RFI : Có một vấn đề mà ông Vương Hàn Lĩnh này đã đưa ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Quan điểm của ông ta không đúng ở điểm nào, thưa giáo sư ?
Ngô Vĩnh Long : Nó không đúng ! Thật ra là tự động cái vùng đặc quyền này nước nào cũng có thể có được, ít nhất là 200 dặm. Nhưng mà trong những hoàn cảnh, ví dụ như ở Việt Nam chẳng hạn, có một vùng biển khơi rất là rộng, mà không có tranh chấp. Thì Việt Nam có quyền xin cái vùng đặc quyền kinh tế này lên cho đến 350 dặm.
Vấn đề bây giờ là Việt Nam đã xin nhiều vùng được đến 350 dặm, thì ở đây là Liên Hiệp Quốc họ chưa xét về vấn đề này, chứ không phải là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc biệt. Nhưng vì Liên Hiệp Quốc chưa xét việc này, thì Trung Quốc nói là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc quyền, vì vậy cho nên Trung Quốc tha hồ mà vẽ cái đường lưỡi bò chiếm cái vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam.
Thì Trung Quốc chơi ngang như vậy, để nếu mà Việt Nam sợ mà thương thuyết song phương, thì họ nói, thấy chưa, hai nước đang thương thuyết song phương như thế, để khi thương thuyết xong rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc. Tức nhiên là Trung Quốc mua thời gian và dọa nạt Việt Nam.
Phản bác chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là một vấn đề đấu tranh chính trị
Thành ra cái vấn đề này là phải đem ra cho thế giới biết. Không những đem ra Liên Hiệp Quốc, mà phải đem ra tất cả các tổ chức, càng nhiều tổ chức quốc tế càng tốt, để nói cho người ta biết những chuyện này. Chính phủ Việt Nam không nên song phương đàm phán với Trung Quốc, hay là không cho những cá nhân hay những tổ chức của người Việt Nam đem những chuyện này ra trình bày với dư luận thế giới. Bởi vì vấn đề này không phải là vấn đề luật pháp nữa, mà vấn đề tranh đấu chính trị. Cho nên, nếu mà nghĩ đến việc thương thuyết về luật này kia, thì Trung Quốc tha hồ mà nó chẻ tóc cái vấn đề này.
RFI : Quan điểm của ông Vương Hàn Lĩnh này, về thỏa thuận nguyên tắc vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, là Việt Nam đã chấp nhận vấn đề giải quyết song phương. Cái đó cũng không đúng phải không, thưa giáo sư ?
Ngô Vĩnh Long : Cái đó không đúng, và tôi đã nói thẳng ở ngay đó. Tôi đem ra bản dịch tiếng Anh, bản dịch chính thức của Trung Quốc. Tôi nói, đây nè, chuyện nào mà giữa Trung Quốc với Việt Nam, thì vấn đề đó sẽ đàm phán song phương. Nhưng chỗ nào có dính đến quyền lợi của các nước thứ ba, thì phải hỏi ý kiến của các nước đó. Tức nhiên là vấn đề này không phải là đàm phán song phương. Cái gì song phương thì đàm phán song phương, cái gì dính líu đến người khác thì đa phương.
Tôi nói, một lần nữa anh không đi thẳng vào vấn đề, anh cứ tiếp tục anh chẻ tóc. Đi đến một cái hội thảo như thế này mà anh làm cái chuyện như thế, thì tôi nghĩ là sẽ không tìm được giải pháp hòa bình trong khu vực.Thì hắn đỏ mặt lên, hắn không biết nói cái gì. Bởi vì đúng là hắn nói láo trước mặt không biết bao nhiêu người !
Tôi nghĩ rằng, vấn đề này không phải là vấn đề riêng của ông Vương Hàn Lĩnh, mặc dầu ông này coi hết những vấn đề về biển đảo của Trung tâm về các vấn đề biển đảo và Luật Biển của Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề chính sách chính thức của Trung Quốc. Mới vừa ký một cái thỏa thuận với Việt Nam, mực chưa khô đã đi nói láo với các hội thảo, hội nghị trên thế giới !
Tôi nghĩ, vì thế cho nên Việt Nam cần phải làm sao vận động được thế giới trên vấn đề này. Vì như tôi đã nói, đây là vấn đề vận động chính trị. Chứ nếu mà im, thì thế giới tưởng là thật như vậy, mà trong khi Trung Quốc thì đưa đi không biết bao nhiêu người - ở Mỹ, như tôi đã biết, vừa qua có cả chục cái hội thảo như vậy, ở chỗ này chỗ kia - thì Việt Nam sẽ không vận động được sự ủng hộ của thế giới trong vấn đề này …Nếu Việt Nam mà không tranh thủ được, thì tôi nghĩ sẽ rất là mệt đấy.
Trung Quốc tung 'học giả' đi tuyên truyền cho chủ quyền tại Biển Đông./.
 Phóng viên Thụy My và Trọng Nghĩa (ARF) thực hiện
 
--------------

Thư gửi mẹ: Bức thư gây xôn xao dư luận về quan niệm tiền bạc trong xã hội VN đương đại


Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu
Nguồn: VnExpress

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này