Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Tìm hiểu về tiếng Việt cổ

Nguồn:Bách khoa toàn thư mở -Wikipedia

Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là "chữ khoa đẩu". Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (nên còn gọi là Hỏa tự). Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho).
Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Nói thêm, hiện nay một số nhà nghiên cứu không đồng tình với quan điểm này, với các âm Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sỡ dĩ số lượng từ Hán Việt chiếm phần lớn trong ngôn ngữ Việt, không phải do quá trình Hán hóa mà do quá trình xâm nhập đồng bằng phía Nam, các dân tộc Việt, đã kết hợp với các dân tộc phương Bắc hình thành dân tộc Hán, như vậy, ngôn ngữ Hán được hình thành dựa trên ngôn ngữ Việt cổ, do vậy có sự xuất hiện của nhiều từ Hán Việt (hay Việt Hán) trong ngôn ngữ Việt.[3]
Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho họ, đó là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống như người Quảng Đông vậy. Họ có thể viết chữ Hán Quảng Đông trong trò chuyện bình thường, nhưng họ cũng phải sử dụng chữ Hán chuẩn trong văn thư để tỏ lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là người Quảng Đông. [4]

--------------

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Chuyên gia Mỹ khuyên "VN không nên chơi lá bài Mỹ"


Đó là nội dung chính mà Tiến sĩ Mark Valencia, chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tranh chấp Biển Đông hiện làm tại Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á (National Bureau of Asian Research) ở Mỹ đưa ra khi trả lời BBC Việt ngữ bên lề cuộc Hội thảo Biển Đông tại Manila hôm 16/10/2011. Lý do để ông đưa ra lời khuyên như vậy thật đơn giản: Mỹ sẽ không vì lợi ích của Việt Nam hay thậm chí của đồng minh Philipine để đánh nhau với Trung Quốc!

Với lời khuyên "Không chơi lá bài Mỹ" tác giả hoàn toàn không có ý bác bỏ vai trò đối trọng của Mỹ trong quá trình giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng theo ông ta, Mỹ chỉ sử dụng sức mạnh khi nào lợi ích hàng hải của chính mình bị xâm phạm. Điều này không đáng nghi ngờ, nhất là khi thế và lực của Mỹ đang suy yếu.
Có thể một số người Việt không thích nghe lời khuyên nói trên trong khi một số người khác lại thấy nó có lý. Đó là lẽ đương nhiên. Riêng chủ blog tôi thiên về hướng "chia sẻ" lời khuyên đó, nhưng đồng thời cho rằng nếu chỉ có vậy thì chưa đủ, thậm chí có thể mắc sai lầm. Thật ra đây cũng là một chủ đề tranh luận khó khăn nhất trong chính trường Việt Nam hiện nay, kể cả trong nhân dân, giới học giả và chính khách. Nó liên quan trực tiếp đến việc vận dụng chiến lược và sách lược trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc, mà trong đó nỗi cộm lên là vấn đề chọn đồng minh, bạn / thù...
Ngoài Mỹ, tác giả còn có hàm ý rằng Việt Nam cũng không nên "chơi" bất cứ lá bài nào khác, đồng thời khuyên "Việt Nam cần tự giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc"... Theo tác giả, thế mạnh của VN, Philipine và các nước ven bờ Biển Đông là ởvà Philipine và các nước ASEAN cần liên kết với nhau trên cơ sở lợi ích tương đồng để đấu tranh với một Trung Quốc mà ông cho là sẽ dùng sức mạnh để áp đặt...(!?).
chỗ TQ không có quyền tự vạch ra đường "lưỡi bò" lẹm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác; và bản thân các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (dù thuộc nước nào) đều không có quy chế vùng đặc quyền kinh tế. Do đó Việt Nam

Có thể nói lời khuyên nói trên của Tiến sĩ Mark Valencia hoàn toàn có lý, nhưng chưa đầy đủ, có thể vì ông ta chưa hiểu đầy đủ về bản chất "thâm căn cố đề" của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Hoa, một điều mà có lẽ chỉ người Việt Nam qua kinh nghiệm xương máu hàng ngàn năm mới hiểu được. Nếu trước đây họ lợi dụng thế "núi liền núi sông liền sông" thì nay lợi dụng thế "biển liền biển" để vừa kèm giữ vừa xâm lấn lãnh thổ và biển đảo đối với Việt Nam, và giờ đây cũng bắt đầu làm như vậy đối với Philipine và một số nước Đông Nam Á khác. Đó là mục tiêu đã được Bắc Kinh tuyên bố là "cốt lõi" khiến Tổng thống Philipine nhận xét một cách mĩa mai rằng: "Làm sao có thể đàm phán với Trung Quốc khi mà họ khăng khăng mọi thứ đều là của họ". Tóm lại, đó chính là "cái khó" của Việt Nam hoặc của bất cứ nước có tranh nào nếu muốn giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc như tác giả gợi ý.

Tuy nhiên, về phần mình người Việt Nam cần nhận thức rõ một lợi thế chưa được khai thác hết, đó là thế trận ngày nay đã hoàn toàn khác xưa, kể cả thời thời kỳ chiến tranh lạnh. Đó là sự tùy thuộc lẫn nhau cao độ giữa các quốc gia dân tộc trong trào lưu toàn cầu hóa và dân chủ hóa, một nhân tố mà Việt Nam không nên bỏ qua và nhất thiết phải vượt lên chính mình để đón nhận. Trong bối cảnh hiện nay, hơn lúc nào hết Việt Nam cần tỏ rõ thái độ quả quyết và dứt khoát với những gì được coi là chủ quyền và lợi ích cốt lõi của mình, thông qua các hình thức và diễn đàn khác nhau, kể cả việc bổ sung vào Hiến pháp. Đúng là những vấn đề song phương chỉ có thể được giải quyết trực tiếp giữa hai nước, nhưng phải với tư cách bình đẳng, đàng hoàng. Để làm được điều này Việt Nam trước hết phải tăng cường sức mạnh quốc gia trên cơ sở phát huy cao nhất truyền thống đoàn kết toàn dân và ý thức tự cường dân tộc. Cuối cùng, không biết nhắc lại có thừa hay không: phong cách ngoại giao công khai, minh bạch đàng hoàng cũng là một xu hướng được nể trọng của thời đại ngày nay. Đừng quên rằng đối với giới cầm quyền phương bắc mọi cử chỉ khúm núm, xum xoe cũng như sự nín nhịn của người Việt phương nam đều được hiểu là sự thuần phục.

Dưới đây xin trích lại nguyên văn cuộc phỏng vấn được phóng viên Lê Quỳnh của đài BBC tại Manila thực hiện hôm 19/10 để bạn đọc tiện tham chiếu.

Tiến sĩ Mark Valencia: Một số hội thảo, như cuộc gặp lần này, tập hợp được những nhân vật “phù hợp”. Đó là những người tương đối cởi mở để khảo sát những ý tưởng và lựa chọn khác, cho dù họ ở đây thay mặt đất nước mình.
Trong nhiều năm, tại nhiều hội thảo, có những vấn đề chỉ là dịp để người tham dự nhắc lại quan điểm quốc gia mà thôi. Nay chúng ta bắt đầu chỉ ra các vấn đề. Một trong số đó là đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc. Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục khẳng định nó, hay nhượng bộ, hay sẽ giải thích rõ hơn?
Một số nước như Philippines và Việt Nam thì đã đề ra những đòi hỏi phù hợp hơn với Luật biển quốc tế. Đó là bước tiến lớn.
Nhìn thì có vẻ tốc độ rùa bò, nhưng thực ra có tiến bộ cụ thể.
"Nếu Trung Quốc bắt đầu can thiệp theo cách mà Mỹ xem là xâm phạm tự do đi lại, thì có thể Mỹ sẽ có hành động. Nhưng điều đó khác với việc ủng hộ đòi hỏi của một nước về một hòn đảo nào đó."
Ngoài ra, sự can dự của Mỹ cũng làm tình hình dịch chuyển. Dĩ nhiên không có nghĩa là sự can dự đó sẽ hoàn toàn tích cực.
BBC: Nói về vai trò của Mỹ, không ít người cho rằng nếu xảy ra xung đột thực sự, Mỹ sẽ chẳng làm gì cụ thể cả?
Tiến sĩ Mark Valencia: Ở đây có sự nhập nhằng. Nhiều người phàn nàn rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là nhập nhằng. Khi nói về khả năng dùng vũ lực, Mỹ cũng nhập nhằng. Họ không muốn người ta biết vũ lực sẽ được sử dụng khi nào, tại sao và ở đâu. Nhưng cũng đừng hoàn toàn bác bỏ khả năng ấy. Các nước cũng cần nhớ rằng khi chuyện xảy ra, cũng có thể Mỹ sẽ làm đúng như những gì họ đe dọa.
BBC: Nhưng ngay tại Philippines, chính giới đã từng yêu cầu Mỹ nói rõ có bảo vệ Philippines hay không nếu có xung đột ở vùng đảo tranh chấp. Kết quả đến nay không có câu trả lời rõ rệt.
Tiến sĩ Mark Valencia: Đúng vậy. Mỹ nói là sẽ cung cấp thiết bị, bán vũ khí, có thể là tin tình báo, rồi đào tạo. Nhưng Mỹ không cam kết gửi quân đội.
Lý do là vì các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau không thật sự có ý nghĩa với Mỹ. Điều có ý nghĩa với họ là cái gọi là “tự do đi lại”. Tôi dùng chữ “cái gọi là” với ý nghĩa rằng cái cụm từ “tự do đi lại” là theo cách diễn giải của Mỹ, một cách diễn giải gần như mang tính tuyệt đối.
Nếu Trung Quốc bắt đầu can thiệp theo cách mà Mỹ xem là xâm phạm tự do đi lại, thì có thể Mỹ sẽ có hành động. Nhưng điều đó khác với việc ủng hộ đòi hỏi của một nước về một hòn đảo nào đó.
BBC: Một số người ở Việt Nam đề cập mong muốn Việt Nam làm đồng minh của Mỹ hay Ấn Độ để đối chọi Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nghĩ thế nào?
"Người ta cần nghĩ về lâu dài, Việt Nam sẽ vẫn phải sống với Trung Quốc. Vì thế, theo tôi, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, hơn là chơi “lá bài Mỹ”."
Tiến sĩ Mark Valencia: Đây là một câu hỏi khó. Sẽ tốt hơn nếu Việt Nam và Trung Quốc tự giải quyết với nhau. Nếu Việt Nam lại chơi “lá bài Mỹ”, Trung Quốc sẽ luôn nuôi cảm giác giận dữ.
Người ta cần nghĩ về lâu dài, Việt Nam sẽ vẫn phải sống với Trung Quốc. Vì thế, theo tôi, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam giải quyết vấn đề trực tiếp với Trung Quốc, hơn là chơi “lá bài Mỹ”.

Mặt trận thống nhất?
BBC: Về căn bản, đề xuất mới nhất của chính phủ Philippines là muốn một “mặt trận thống nhất” của Asean để thương lượng với Trung Quốc? Ông có nghĩ đến một “liên minh” Philippines – Việt Nam trong việc này?
Tiến sĩ Mark Valencia: Có hai khía cạnh quan trọng để điều này có thể xảy ra. Một là phản đối đường 9 đoạn. Thứ hai, các đảo xa và nhỏ trong vùng tranh chấp không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu hai nước đồng ý với nhau về hai điểm đó, nó sẽ gây khó cho Trung Quốc về mặt pháp lý.
Việc này cũng có rủi ro của nó. Trung Quốc có thể nói Luật biển LHQ hay luật quốc tế không áp dụng ở đây. Ta biết các cường quốc thường làm thế khi tình hình đi ngược lại quyền lợi của họ.
Và khi nói đến khả năng các nước có tranh chấp trong Asean đoàn kết, thì không hẳn dễ dàng. Malaysia và Philippines có vấn đề chung là tranh chấp đất Sabah. Thềm lục địa của Malaysia một phần dựa trên đường cơ sở tính từ Sabah. Philippines đã phản đối việc này lên LHQ vì Hiến pháp Philippines nói Sabah là của Philippines. Chừng nào việc này chưa giải quyết thì hai nước rất khó mà thống nhất với nhau.
BBC: Trung Quốc vẫn nói đến việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Ông nghĩ thế nào về tính khả thi của nó?
Tiến sĩ Mark Valencia: Tôi không nghĩ là khả thi. Khi nói về việc cùng khai thác, Trung Quốc luôn nói chúng tôi dĩ nhiên muốn cùng khai thác miễn là các bạn công nhận chủ quyền của chúng tôi. Họ vừa nói vậy trong phòng họp.
Và các nước khác nói Không. Đây là thềm lục địa, là vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho phép công ty của anh vào khảo sát dầu nhưng là trên cơ sở thương mại chứ không phải là khai thác chung vì các anh không có quyền ở đó./.

Trần Kinh Nghị

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Báo Động Đỏ !!!: DEATH BY CHINA


















































Đó là lời của tiến sĩ PETER NAVARRO – giáo sư Kinh Tế Học tại trường Đại học University of California, Irvine đã gióng lên như một tiếng chuông cảnh báo dân Mỹ và thế giới hiểm họa nầy trong tác phẩm bán chạy nhất trước đây, có tựa đề là “THE COMING WARS”. Ông đồng tác giả với GREG AUTRY – một chuyên gia khác về Trung Cộng – cùng viết cuốn sách “DEATH BY CHINA – CONFRONTING THE DRAGON – A GLOBAL CALL TO ACTION” (Chết bởi Trung Cộng – Đối Phó với Con Rồng – Lời Kêu Gọi Toàn cầu Hành Động” do nhà xuất bản Pearson Prentice Hall phát hành tháng 5, 2011.



Trong buổi tọa đàm có trên 200 người gồm sinh viên ngành kinh tế, giới trí thức và các nhà đầu tư, vừa ra mắt chiều ngày 7/6/ 2011 tại phòng họp lớn của Bechman Center tại Irvine. Buổi hội thảo mang tên của tác phẩm “Death By China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action”.



Ngoài Tiến sĩ Peter Navarro & Greg Autry, còn có những người rất hiểu rõ chính sách của Bắc kinh như:


image




BAIQIAO TANG – nhà bất đồng chánh kiến – ông là một trong những sinh viên sống sót trong cuộc thảm sát Thiên An Môn đã trốn thoát được qua Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả cuốn sách nổi tiếng: “MY TWO CHINAS”. Baiqiao Tang phát biểu trong buổi hội thảo: “Cuốn sách nầy sẽ giúp cho quý vị chánh sách tàn ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh, một mặt bóp chặt tiếng nói trong nước, một mặt ĐẦU ĐỘC CẢ THẾ GIỚI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM NGUY HIỂM, mặt khác ngày càng đầu tư lớn lao vào quốc phòng với giấc mơ thống trị toàn cầu.”


image




LI FENGZHI – một cựu gián điệp Trung Cộng trốn lại Hoa Kỳ – phát biểu làm mọi người xúc động: “Tôi thú nhận đã tìm cách hack vào hệ thống của Hoa Kỳ, nhưng một ngày kia tôi thấy mình không thể tiếp tục là khí cụ của một chế độ tàn nhẫn như vậy. Và tôi quyết định ở lại mảnh đất tự do nầy, hy vọng tìm được cách mạng tự do đến cho dân tộc tôi.”


image




GORDON CHANG là tác giả cuốn sách “THE COMING COLLAPSE OF CHINA” phát biểu: “Quyết tâm lớn mạnh bằng mọi giá, kể cả bóp miệng người dân và vi phạm tất cả mọi luật thương mại quốc tế, tuôn HÀNG HÓA GIẢ và ĐỘC HẠI ra nước ngoài. Trung Cộng không chỉ giết hại thế giới mà còn giết hại chính dân của họ.”

image




IAN FLETCHER – nhà phân tích kinh tế lão thành – là tác giả cuốn “FREE TRADE DOESN’T WORK: WHAT SHOULD REPLACE IT AND WHY” thì khẳng định rằng: “Chúng ta không thể chơi trò “tự do kinh doanh” với những kẻ không tôn trọng luật chơi.”


image




Để trả lời câu hỏi: “Nhưng chết dưới tay Trung Cộng như thế nào?” Tiến sĩ Peter Navarro nói: “Nhiều cách lắm, bằng hàng hóa độc hại, bằng cạnh tranh bất chánh, bằng cách cướp công ăn việc làm của nhiều quốc gia, bằng các hoạt động gián điệp, chiếm tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng, chiếm lãnh nhiều thuộc địa bằng mặt trận kinh tế, đánh cắp bí mật quốc phòng và tăng đầu tư vào quân đội toàn là những thủ đoạn hiểm độc.”



Câu hỏi khác: “Có biện pháp nào để tránh hiểm họa “Chết dưới tay Trung Cộng không?” Tiến sĩ Peter Navarro đáp: “Có chứ! Nhưng, nó đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một chánh sách khác và người dân Hoa Kỳ phải hiểu rõ thảm họa lớn nhất thế giới nầy!”. Trong cuốn “Death By China” đưa ra một số thống kê tiêu biểu:



- Trung Cộng hiện cung cấp cho Hoa Kỳ 60% nước táo đặc, 50% tỏi, 70% thuốc trụ sinh Penicillin, 50% aspirin, 33% thuốc, Tylenol và 99% vitamin C.



- Vật liệu xây dựng “drywall” của Trung Cộng chứa chất Sulfurous gas bốc mùi trứng thối làm cho người cư ngụ bị sưng phổi, ngứa cổ, nghẹt thở mà còn làm hư hỏng các ống nước làm hệ thống HVAC như máy lạnh, máy sưởi không làm việc được. Mỗi năm, hàng 100.000 căn nhà của dân Mỹ phải tốn tiền sửa chửa khoảng 15 tỉ USD.



- Về mặt gián điệp, “Death by China” cảnh báo rằng: mỗi năm có khoảng 750.000 người Hoa ngành tình báo vào Hoa Kỳ, đánh cắp kỹ thuật quốc phòng đưa về Hoa Lục.



IV. VŨ KHÍ SINH HỌC DƯỚI HÌNH THỨC HÀNG ĐỘC:



Rõ ràng Trung Cộng đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại và dân chúng Hoa Kỳ, đó là loại vũ khí hủy diệt con người một cách tiệm tiến. Hiện nay, nghành công nghệ sinh học đang nở rộ tại Trung Hoa Lục Địa và phát triển nhanh chóng, các sản phẩm độc hại được xuất khẩu ồ ạt, tràn ngập trên khắp thế giới. Xin liệt kê vài hàng độc đã được tìm thấy:



THUỐC TÂY GIẢ:



- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là “”, một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.


image




- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama. Nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International.



- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China.



Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.



Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine: Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD.



Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie…họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.


image




TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:



Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.


image




NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC:



Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.



Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.


image




Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều.



Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác.



Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.



Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.


image




TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:



Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.



HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC:



Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư. Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.”



Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em.



Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u…là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.


image




Vì thế, tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE IN CHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc).



Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm. Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua. Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WAL-MART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”. Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẽ trên các quày hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKEGED IN USA” và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu nầy.



BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:



Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Cộng gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).


image




Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Cộng từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Cộng của một số hãng Trung Cộng bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.



V. VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:



Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Cộng sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Những con chó lãnh đạo Trung Nam Hải dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ những hàng độc nầy vừa để thu lợi nhuận và vừa dùng nó làm vũ khí giết người thầm lặng, không tiếng súng để giết dân Việt Nam chết dần chết mòn. Sách lược dã man nầy, Trung Cộng chia ra làm hai giai đoạn:



GIAI ĐOẠN I:



Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân Tàu Cộng vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn.



Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Tàu Cộng lắm tiền nhiều bạc nầy. Tại miền Trung, các tay thương gia Tàu Cộng nầy chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí.



Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia, vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa. Nhưng, biết bao giờ Đảng và nhà nước CSVN học được bài học khôn nầy?



Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.



GIAI ĐOẠN II:



Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu Cộng tuôn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Cộng tượng trưng:



image




GẠO NHỰA TÀU:



Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Cộng tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.


image




SỮA ĐỘC MELAMINE:



Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn

Nguồn: Bạn bè cung cấp qua e-mail






*****

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Vài suy nghĩ về chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng

Dư luận trong nước và quốc tế rất quan tâm đến chuyến đi của TBT Nguyễn Phú trong đến TQ từ 11-15/10/2011. Riêng người Việt Nam thì ngoài vấn đề thời điểm và nội dung của chuyến thăm còn quan tâm đến cả những chi tiết lễ nghi, phong cách ứng xử ,v.v... Và trên thực tế đã hình thành một trào lưu phê phán ngay từ trước chuyến thăm. Những người phê phán  cho rằng đáng lẽ TBT chưa nên đi TQ vào lúc này khi mà Bắc Kinh vẫn tăng cường xúc tiến các biện pháp xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam với  hàng loạt vụ bắt giữ, phạt vạ ngư dân ta, cho tàu hải giám cắt cáp tàu dầu khí của ta, rồi đe dọa sự hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ v.v… Đặc biệt, chỉ vài ngày trước chuyến thăm Tờ Hoàng Cầu (báo chính luận của đảng CSTQ) còn lên tiếng đe dọa “đánh Việt nam…”. Tóm lại chưa nên thăm khi mà phỉa nước chủ nhà không hề cho thấy dấu hiệu kiềm chế và thái độ tôn trọng cần thiết đối với nước khách, chí ít là vào thời điểm trước chuyến thăm.

Một bộ phận  đông đảo nhân dân, kể cả trí thức, cán bộ và bộ đội về hưu hoặc đương chức lo lắng trước xu hướng mà họ cho là "vô cảm" và nhu nhược trong một bộ phận giới lãnh đạo của đất nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thực hiện tự cường dân tộc trước sự lấn lướt của cường quốc láng giềng phương Bắc. Phải chăng đó là do tàn dư của thời kỳ “ý thức hệ” mà trong đó lợi ích quốc gia bị đặt dưới lợi ích của "CNXH anh em"? Phải chăng đó là do "nỗi sợ hãi" mà lịch sử đã khiến người Việt phải duy trì mãi mãi trước một kẻ thù truyền kiếp ?  Phải chăng đó còn là do sự hình thành những "nhóm lợi ích xuyên quốc gia" đang dần có khả năng chi phối đường lối đối ngoại của đất nước? Phải chăng với tất cả những nguyên nhân nói trên khiến bất cứ người lãnh đạo nào của đất nước này đều sẽ rơi vào thế khó nói thẳng và nói mạnh  đối với cường quốc số 2, mặc dù trong khi hoàn toàn có thể làm như vậy đối với cường quốc số 1 là Hoa Kỳ? Đây chính là nỗi niềm băn khoăn, lo lắng ít nhiều đang hiện hửu trong mỗi con người Việt Nam dù ở trong và ngoài nước, nhất là trước những sự thật và thử thách trong thời gian gần đây. Nỗi niềm đó hoàn toàn có thể hiểu được.

Tuy nhiên, đã nói đi thì cũng phải nói lại; có một cách tiếp cận khác đối với chuyến thăm TQ của TBT. Đó là, khách quan mà nói, nếu xem xét mọi khía cạnh, ta thấy  chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trong sang TQ lúc này là việc “không thể đừng”, vì đó không chỉ là một cử chỉ xã giao giữa các quốc gia mà còn mang tính truyền thống trong quan hệ Việt – Trung. Hơn nữa, cái chính là chuyến thăm thực ra đã được sắp đặt một cách có tính toán và hợp lý nhất trong bối cảnh tình hình đối nội , đối ngoại của đất nước cũng như trong mối tương quan lực lượng quốc tế và khu vực hiện nay. Cụ thể, trước khi thăm TQ,  TBT Nguyễn Phú Trọng đã thăm  Lào,  đó là một thứ tự hoàn toàn khác với thời kỳ của TBT Nông Đức Mạnh cũng như nhiều đời TBT  trước đây. Hơn nữa cùng thời gian chuyến thăm TQ của TBT còn có là chuyến thăm đầy ý nghĩa thực tiễn của  Chủ tịch nước đến Ấn Độ - một động thái mà dư luận báo chí phương Tây cho là  Việt Nam "chọc giận" TQ!. Một sự kiện quan trọng nữa diễn ra đồng thời cùng thời gian này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghênh tiếp đoàn cấp cao CHLB Đức "để nâng quan hệ hai nước lên tầm cao đối tác chiến lược". Có một điều cũng lưu ý, đó là  phía nước chủ nhà mặc dù bận  đón Thủ tướng Nga Putin  nhưng vẫn dành những nghi thức và nghi lễ ngoại giao đầy đủ và trọng thị đối với cấp nguyên thủ của khách Việt Nam.

Trong thủ thuật ngoại giao và quan hệ quốc tế, những điều trên đây  đều phải được đem ra “đong đếm” đầy đủ trước khi đi tới những nhận định đánh giá nào đó, huống chi đây là phạm trù quan hệ Việt-Trung.  Thử  hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một vị TBT mới của Việt Nam mà quá chậm trễ (hoặc không) thăm chào xã giao đối với nước lớn láng giềng phương Bắc ? Do đó,  có thể thấy rằng chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua là một hoạt động cần thiết.
Xét về nội dung, ta thấy có 6 văn kiện hợp tác được ký kết, nhưng chỉ một văn kiện có tầm quan trọng thực sự đó là   "Nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển".

Có những ý kiến phê phán nghi ngờ về việc soạn thảo quá nhiều văn kiện trong thời gian ngắn, có những ý kiến đi sâu phân tích phê phán từng câu chữ của các văn kiện, v.v…Sự phê phán như vậy có thể đúng một phần, nhưng không nhất thiết phải quá lo ngại về những chi tiết như vậy. Thực ra những văn kiện đó đều đã được các chuyên gia cấp dưới bàn bạc và thỏa thuận từ trước chuyến thăm, mà thực chất chỉ là "rượu cũ, bình mới” mà thôi! Nếu có chuyện đúng/sai về nội dung, kể cả những tiểu tiết hoặc sai sót trong nghi thức và giao tiếp. v.v…  thì chúng đều đã được thể hiện trong cả quá trình quan hệ hai nước từ lâu nay rồi. 

Không thể kỳ vọng gì hơn từ một chuyến thăm xã giao, nhất là trong bối cảnh mà ta đã bàn đến trên đây. Vấn đề là cách hiểu và sự vận dụng của mỗi bên vào thực thi các vấn đề cụ thể sắp tới. Thực ra nó phụ thuộc rất nhiều vào “thiện chí” của nước lớn, điều mà nhân dân Việt Nam bằng kinh nghiệm cay đắng của mình luôn cảm thấy rất mỏng manh, do đó dễ sinh ra nghi kỵ cũng là chuyện dẽ hiểu. Mục đích lớn nhất của  phía Trung Quốc đối với chuyến thăm như thường lệ vẫn là để "tạo dáng" hình ảnh của một "ông anh XHCN" đối với Việt Nam và một "cường quốc đàng hòang" đối với thế giới. Chuyện họ có "đánh" Việt nam nữa hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ câu chữ nào của các văn kiện vừa ký kết. Vì vậy, tốt hơn hết là, mọi người cần tiếp tục theo dõi quá trình sắp tới để rồi sẽ  kiểm nghiệm và kết luận tiếp.   

Với cách tiếp cận như trên, có thể nói chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua thực sự chỉ là hình thức ngoại giao; nhưng cũng là một thắng lợi đối với Việt Nam trong cả quá trình đấu tranh đang tiếp diễn. Nó cũng có thể là một thắng lợi của Bắc Kinh theo cách nhìn của họ./.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Tin liên quan chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng


                                          Dù sao cái bắt tay này là hơi quá mức ngoại giao!

Bạn đọc hãy nhấn chuột trái vào đường link dưới đây để đọc và nghe cho rõ, rồi suy ngẫm thật thấu đáo, đừng vội có ý kiến mà hãy "quán triệt" nội dung để sau này nhỡ có chuyện gì thì đừng có cãi! Cái chính là ở khâu vận dụng và thực hiện.

http://dantri.com.vn/c20/s696-526685/viet.htm

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

TQ nói về chuyến thăm sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng


Theo BBC tiếng Việt ngày 9/10/2011:
Các chuyên gia cho rằng ông Trọng sẽ bàn về Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên với tư cách lãnh đạo đảng
Ông Nguyá»…n Phú TrọngTân Hoa Xã vừa có bài dài về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau các Bấm tin vắn trước đây của các báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý.
Trang mạng của Bấm Beijing Review, tuần báo bằng tiếng Anh xuất bản tại Bắc Kinh, dẫn lại bài của Tân Hoa Xã với tựa "Trung Quốc, Việt Nam tìm cách cải thiện quan hệ song phương."
Bài viết nhắc lại việc ông Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ 11-15 tháng Mười theo lời mời của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, người cũng là Chủ tịch nước Trung Quốc.
Bài báo viết: "Chuyến thăm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ song phương và cũng được coi là một bước tích cực cho cả hai phía nhằm giải quyết tranh cãi qua đàm phán."
Tân Hoa Xã nói ông Trọng mới đây đã tiếp tân Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu ở Hà Nội và nói với ông Hựu rằng Việt Nam luôn luôn "coi trọng việc tăng cường và phát triển tình hữu nghị truyền thống và quan hệ toàn diện với Trung Quốc."
Trung Quốc là một trong bảy quốc gia trên thế giới hiện có quan hệ "hợp tác chiến lược" với Việt Nam.
Tân Hoa Xã nói quan hệ hợp tác Việt - Trung, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, đã có những "kết quả đáng kể".
Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc dẫn lời ông Khổng nói tổng giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước tăng 35% trong tám tháng đầu năm 2011 và đạt 25 tỷ đô la.
Ông cũng nói con số cho cả năm có thể lên tới 40 tỷ nhưng không nói về chuyện Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam là chính, góp phần lớn vào thâm hụt mậu dịch của Việt Nam.
Vấn đề Biển Đông
Tân Hoa Xã nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói về quan hệ truyền thống "tốt đẹp" và nói:
"Người dân Việt Nam sẽ luôn nhớ sự giúp đỡ quý báu của nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong quá khứ cũng như trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay."
Bài được Beijing Review trích đăng lại cũng nhắc tới chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Chín của ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
Ông Đới được trích lời nói Trung Quốc và Việt Nam cần coi trọng việc "giải quyết đúng đắn những vấn đề nhạy cảm" trong quan hệ hai nước."
"Chủ đề Biển Đông quá to lớn và quan trọng nên không thể lờ đi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể trông đợi một thỏa thuận hay giải pháp từ chuyến đi này."
Giáo sư Carlyle Thayer
Đưa tin về cuộc gặp giữa ông Đới và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó, báo chí Việt Nam nói ông Dũng đề cập tới vấn đề Biển Đông và nói rằng "việc hai bên còn khác biệt là thực tế khách quan."
Vị thủ tướng cũng được trích lời nói đối thoại Việt - Trung về vấn đề này cần "dựa trên tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc không công bố nghị trình chuyến đi của vị tổng bí thư Việt Nam, Bấm các nhà phân tích cho rằng ông Trọng sẽ bàn tới vấn đề Biển Đông khi ở thăm Trung Quốc.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Australia, nói: "Chủ đề Biển Đông quá to lớn và quan trọng nên không thể lờ đi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể trông đợi một thỏa thuận hay giải pháp từ chuyến đi này."
Ông Thayer cũng bình luận: ""Đây sẽ là phép thử quan trọng cho sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò tổng bí thư."


--------------

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói về Biển Đông

Nội dung dưới đây được đưa lại theo cách diễn đạt của đài BBC tiếng Việt ngày 4/10/ 2011 và không nhất thiết phù hợp hay không với quan điểm của chủ blog. 
Bộ trưởng Phạm Bình Minh tại Hà Nội hồi cuối tháng Tám
Ông Minh có cuộc giao lưu bằng tiếng Anh trong hơn 60 phút tại New York hôm 27/9
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã trả lời những câu hỏi về Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc tại buổi giao lưu kéo dài ở New York hôm 27/9.
Bấm Video dài hơn một tiếng của cuộc nói chuyện và hỏi đáp bằng tiếng Anh này đã được đưa lên trang của Council on Foreign Relations - Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ.
Người dẫn chương trình Bob Woodruff dẫn ý kiến nói rằng "Trung Quốc coi Biển Nam Trung Hoa như chiếc lưỡi bò lớn" và hỏi ông Minh về khả năng có xung đột vũ trang tại vùng biển này.
Ông Minh nói Việt Nam có quan hệ "hợp tác toàn diện" với Bắc Kinh và Trung Quốc là một trong bảy nước trên thế giới có quan hệ "đối tác chiến lược" với Việt Nam.
"Mối quan hệ [Việt - Trung] tốt đẹp trong mọi lĩnh vực.
"...Chỉ có một vấn đề tồn đọng. Đó là điều ông đã đề cập tới - đường lưỡi bò.
"Đường lưỡi bò là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý."
Vị bộ trưởng giải thích cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà theo đó Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
'Đủ vũ khí'
Đại diện của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại bình luận tiềm lực hải quân của Hoa Kỳ ở chừng mực nào đó đã đạt tới cực điểm và những hạn chế về ngân sách cũng như hoạt động của họ ở những nơi khác trên thế giới ảnh hưởng tới khả năng tham gia của Washington tại Biển Nam Trung Hoa.
Ông Woodruff đặt câu hỏi Việt Nam cần Hoa Kỳ đẩy mạnh tiềm lực của họ trong khu vực ra sao.
Ông Minh không trả lời thẳng câu hỏi này mà giải thích: "Tại Biển Nam Trung Hoa mà chúng tôi gọi là Biển Đông có ba mảng của vấn đề.

"Chúng tôi có đủ vũ khí để bảo vệ đất nước."
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
"[Thứ nhất] tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết bằng các giải pháp hòa bình giữa các nước liên quan.
"Mảng thứ hai của Biển Đông là an ninh và ổn định trong khu vực.
"...Và mảng thứ ba là tự do lưu thông. Bất kỳ điều gì xảy ra ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng tới tự do lưu thông và dĩ nhiên ảnh hưởng tới không chỉ Hoa Kỳ, Nhật Bản mà cả các nước khác như Ấn Độ.
"Chúng tôi coi trọng cố gắng của các nước ở trong và ngoài khu vực nhằm giữ ổn định."
Đề cập tới vấn đề ngân sách quốc phòng, ông Minh nói các khoản tiền Việt Nam bỏ ra để mua vũ khí, chủ yếu của Nga, vẫn "nhỏ" tính theo phần trăm của GDP.
"Chúng tôi có đủ vũ khí để bảo vệ đất nước," ông Minh nói.
'Cam kết không đổi'
Toàn bộ cuộc giao lưu, bao gồm khoảng 10 phút diễn văn của ông Minh và 50 phút hỏi đáp diễn ra bằng tiếng Anh.
Việt Nam bị nhiều chỉ trích về nhân quyền trong thời gian gần đây
Xem lại qua video, phóng viên Nguyễn Hùng của BBC nhận xét khả năng tiếng Anh của ông bộ trưởng đủ để người nghe hiểu ý ông muốn nói nhưng có lẽ không đủ để có sức lôi cuốn.
Cũng có câu hỏi dài về nhân quyền ông Minh không hiểu và phải nhờ tới phiên dịch.
Người hỏi từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích nói Việt Nam đã có thành tích tốt về việc ký kết các công ước nhân quyền nhưng thực tế về việc minh bạch trong đón tiếp các cơ chế nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các nhóm quốc tế vào Việt Nam lại không được như vậy.
Ông Minh nói Việt Nam hoan nghênh những chuyến thăm và thông tin đưa ra là không đúng.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao cũng bảo vệ hiện trạng quyền con người ở Việt Nam và chỉ ra rằng ngay cả Anh Quốc cũng phải có Bấm những biện pháp cứng rắn để đối phó với những đám đông vi phạm pháp luật.
Ông nói với cử tọa tại New York: "Tôi biết một số quý vị trong phòng này đã tới Việt Nam và thấy nhiều thay đổi tại Việt Nam, nhất là kể từ năm 1975 tới nay.
"Và một thứ có thể không đổi - đó là cam kết bảo vệ quyền con người ở Việt Nam."


--------------
*****

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này