Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Làm khai sinh cũng nhiêu khê

Chắc không mấy ai lại chưa một lần có việc phải cậy nhờ  nơi cơ quan hành chính nhà nước. Tôi thì đã khá nhiều lần, nhưng lần này tôi buộc phải  giơ tay xin “cho em ý kiến”. Không phải vì oan ức, mà vì nó như một “giọt nước tràn ly” khiến  tôi thấy cần góp thêm một tiếng nói vì một nền hành chính nước nhà tốt đẹp hơn; ngoài ra không có dụng ý gì khác.
Cách đây vài tuần lễ tôi có đến Phòng Hành chính Phường tôi ở giữa thủ đô Hà Nội để làm giấy khai sinh cho đứa cháu ngoại, một việc mà cả hai nhà nôi-ngoại đều rất coi trọng.
 Qua tìm hiểu sơ bộ và qua kinh nghiệm không mấy khi lặp lại, tôi đã  soạn sẵn một bộ giấy tờ gồm  giấy Kết hôn của hai con, giấy chứng sinh của cháu, hộ khẩu của mẹ cháu (lâu nay vẫn để cùng sổ với nhà ngoại và cũng là nơi mẹ con đang ở ), giấy CMND của bố và mẹ cháu; và không quên mang theo CMND của bản thân. Những tưởng như vậy là đủ.
Nhưng khi tôi vừa chìa tập hồ sơ qua  ô kính, một nhân viên xem qua và nói:  “Thiếu sổ hộ khẩu của bố ” đồng thời đẩy bộ hồ sơ trả lại tôi và  quay sang tiếp người khác.  Tôi hơi chưng hửng, nhưng cảm thấy mình đã “ra rìa” nên đành gấp hồ sơ trở về nhà.
Chẳng may, đúng vào tuần lễ đó người con rể  đi công tác nên  tôi phải đợi gần 10 ngày  sau mới lấy đựợc hộ khẩu để quay lại Phòng hành chính Phường.  Lúc này một nhân viên khác xem hồ sơ và nói : “Cần bản phô tô  hộ khẩu và CMND…” Thú thật lúc đó tôi chỉ nghe rõ phần đầu, không rõ phần cuối.  Nhưng thấy thái độ “phớt ăng-lê” cùng  vẻ mặt không mấy thiện cảm của người nhân viên nên tôi không hỏi thêm đành  “rút lui có trật tự”, định bụng sẽ sao chụp hết tất cả mọi thứ giấy tờ đang có trong cặp là được.
Tôi quay xe đi tìm hiệu phô tô cóp pi và in tất cả những thứ có trong cặp hồ sơ, mỗi thứ 2 bản cho chắc ăn,  rồi nhanh chóng  quay lại Phòng hành chính để khỏi nhỡ một ngày nữa. Tuy nhiên, những trắc trở  vẫn đang chờ tôi tại đó.  
Lúc này một  nhân viên khác tiếp nhận tập hồ sơ, dường như  không cần biết phần trước  thế nào cũng chỉ soạn ra chọn lấy bản phô tô hộ khẩu cùng tờ Chứng sinh nhưng trả lai tất cả các thứ khác, kể cả 2 CMND của bố mẹ cháu bé, rồi lại yêu cầu bản phô tô  CMND của tôi! Thú thật lúc này tôi bắt đầu thấy nản , liền nói: “Thì tôi đã phô tô hết mọi giấy tờ trong cặp rồi đó, giờ lại bảo phô tô cả CMND của tôi nữa… Sao lúc nãy không bảo?” Tôi liền rút ví lấy CMND  ra và nói:  “Nếu cần thì cứ giữ lại CMND của tôi, khi làm xong cho tôi xin lại”. Người nhân viên  nói  cần bản phô tô của tôi để lưu hồ sơ, chứ  không cần bản chính. Tôi giợi ý nhờ phô tô bằng chiếc máy của cơ quan (đang đặt ở góc phòng), nhưng người nhân viên  lắc đầu dứt khoát  rằng tôi phải ra phố mà làm lấy! . Thú thật một lão già về hưu như tôi cũng đã nhiều phen xử lý giấy tờ các loại tại nhiều địa bàn trong và ngoài nước, nhưng chưa bao giờ tôi thấy nhiêu khê  như  lần này chỉ vì  mấy cái giấy phô tô! Do đó tôi bắt đầu  bực mình và giở giọng lý sự: “Tên tôi có trong bản sao Hộ khẩu lại có cả CMND gốc kèm theo là quá đủ.  Tại sao người thực việc thực mà không tin lại đi tin vào mấy tờ giấy sao chụp ? Có máy móc sắm ra để đấy mà không giúp dân thì để làm gì?…  Rồi tôi kết luận:  Hành chính mà làm thế này  thì đúng là “hành dân là chính!”
Nói vậy, nhưng  rồi  tôi cũng đã phải lộn lại vòng nữa để sao chụp cái CMND chết tiệt đó chỉ mong sao được việc của đứa cháu mới chào đời.
Nhưng chưa hết. Khi tôi quay lại với bản bản sao CMND, và bộ hồ sơ coi như đã đủ thì người nhân viên lại “cảnh báo” rằng trong cái giấy khai sinh của đứa cháu  sẽ phải bị đóng dấu “đăng ký quá hạn”. Nghe lạ tai, tôi thắc mắc : Tại sao? Tôi đâu có chậm nếu biết rõ ngay từ đầu phải mang theo giấy tờ gì! Và nếu có chậm thì đâu đến nỗi phải đóng cái dấu như tội lỗi ấy vào Giấy khai sinh của một đứa trẻ vô tội? …Thấy tôi tỏ bức xúc, người nhân viên giả thích rằng đó chỉ là nguyên tắc đối với trường hợp khai báo chậm hơn 60 ngày,…nhưng “sẽ không ảnh hưởng gì đâu”!. Tôi cãi: Không ảnh hưởng thì đóng dấu làm gì, ngày tháng trong giấy đã nói lên điều đó rồi; đóng thế chỉ tổ gây hiểu nhầm không cần thiết?. Rốt cuộc, có lẽ vì đã là “nguyên tắc” nên dẫu tôi có nói gì họ cũng không nghe. Tôi đành cầm tờ giấy hẹn ra về mà không có được niềm vui nhỏ nhoi của người ông đi làm chứng sinh cho đứa cháu.
Nhưng đâu đã hết chuyện.  Hôm đến hẹn tôi ra nhận giấy khai sinh, hí hửng mang về  khoe với cả nhà. Không ngờ  lại phát hiện ít nhất có  3 vấn đề khiến cả hai nhà nôi - ngoại đều chỉ muốn làm lại cái giấy khai sinh đó. Một là, không chỉ trên tờ Khai sinh chính mà cả các bản  sao  đều đóng dấu đỏ choét ô chữ “ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN”  nỗi bật giữa tờ Giấy khai sinh trông rất phản cảm.  Hai là, tại phần ghi địa chỉ,  chữ Hà Nội bị tách đôi: chữ “Hà” nằm cuối dòng trên, chữ “Nội” một mình chiếm cả dòng dưới,  không hợp lệ về cách viết địa danh;   trong khi hàng trên chữ dày chi chít mà vẫn  thiếu chữ "phường" và "quận". Tất cả  tạo nên một sự mất cân đối và không phù hợp quy cách của một văn bản hành chính nhà nước.   Vấn đề thứ 3, tên của cháu bị nhầm chữ y với chữ i. Lỗi này chủ yếu là do tôi trong lúc đang tranh cãi thiếu bình tĩnh đã chép sai so với   Giấy Chứng sinh, nên tôi đã nhận lỗi).  
Với 3 “vấn đề” nói trên, tôi quyết định lập tức quay lại phòng Hành chính Phường để xin được làm lại giấy khai sinh nhằm  kết hợp chỉnh sửa để  có một Giấy khai sinh tốt đẹp cho đứa cháu. Tôi cũng nói rõ sẵn sàng trả mọi chi phí cho việc làm lại như vậy.
Lúc đầu một nhân viên bảo tôi chờ sẽ cho làm thủ tục làm lại. Nhưng sau đó một nhân viên khác nói  không được làm lại. Người đó cũng quả quyết rằng   không thể bỏ  ô chữ  “ĐĂNG KÝ CHẬM”, cũng không thể chỉnh sửa phần ghi địa chỉ  “vì máy tính đã lập trình như vậy”(!?)  
Tất cả tưởng như bế tắc cho đến khi tôi trực tiếp trao đổi sự việc với cấp cao hơn của họ và được “thông cảm” cho làm lại. Nhưng vị cán bộ cấp trên đó cũng không quên nhắc tôi hãy xin lỗi mấy người nhân viên hành chính về thái độ nóng nảy của tôi…"cho được việc"! Vậy ra, phải chăng thái độ của nhân dân là cần thiết, còn thái độ của công chức thì sao cũng được?; và chỉ có người dân có lỗi, còn cán bộ nhân viên nhà nước thì không bao giờ có lỗi?, và nếu có lỗi thì cũng không cần xin lỗi?    
Hôm qua tôi ra Phường nhân tờ  Giấy khai sinh làm lại nhưng vẫn thấy  ô chữ “ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN” màu đỏ nỗi bật trong bản chính. Chữ i được đổi thành chữ y, nhưng chữ Hà Nội vẫn bị “chia tách” ở hai dòng như cũ.
Trên đây  chỉ là một việc rất nhỏ trong toàn bộ công việc của ngành hành chính  nước ta. Nhưng nó cho thấy lề lối làm việc ngày càng rườm ra, thái độ quan cách khiến người dân luôn thấy mình bỡ ngỡ, phiền toái ngay tại chính quê hưqơng của mình. Không hiểu vì lý do gì các cơ quan hành chính ngày càng lạm dụng hình thức chứng từ sao chép  mà ai cũng biết rất dễ bị lợi dụng để tẩy sửa, thay đổi hoặc làm giả. Vậy mà hễ cần làm thủ tục giấy tờ gì đều đượcyêu cầu nọp  bản sao (cóp-pi),  thậm chí không cần đối chiếu với bản chính!  Thiết nghĩ, tục ngữ xưa đã có câu “tam sao thất bản” chí lý thế, mà nay ngành hành chính của ta dường như chưa nhân thức được nên đã có không ít những hậu quả tầy trời chỉ vì “bản sao dỡm”.
Vi tính là một công cụ hiện đại đáng lẽ giúp làm ra các văn bản đẹp và đúng quy cách hơn, nhưng lại bị vận dụng sai lệch để biện bạch cho cách làm việc tắc trách hoặc lấp liếm cho trình độ yếu kém của người thi hành công vụ. Bất cứ ai có chút hiểu biết về vi tính đều biết cái gọi là “lập trình” đều do con người làm ra, cớ sao không thể chỉnh lại , nhất là trường hợp  sai cả ngữ nghĩa lẫn hình thức của một văn bản. Theo sự giải thích của các nhân viên phòng hành chính nói trên,  thì chắc chắn đã, đang và sẽ có hàng loạt những văn bản nhà nước với những lỗi “lập trình” ngớ ngẫn như vậy trên khắp đất nước này./.  

Tư liệu Chiến tranh VN

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Vì sao Trung Quốc chưa dùng vũ lực với Việt Nam?

Ngay sau khi post lên entry "Ai là bạn, ai là thù của Trung Quốc" chủ blog tôi được đọc một bài lượt dịch của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đăng trên nguyenuandien.blogspot.com và cảm thấy sẽ là một thiếu sót nếu không cung cấp thêm cho bạn đọc bài lượt dịch rất thú vị này mà theo tôi có lẽ chỉ có Dương Danh Dy mới có. Mong rằng nó sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn sau khi đã đọc entry trước về bạn thù của Trung Quốc.  Quan điểm của bài viết không hẳn là quan điểm của tôi, và tôi không phải nói nhiều, tự bài viết nói lên tất cả.
Xin phép tác giả Dương Danh Dy và chủ blog Nguyễn Xuân Diện được "tái bản" nguyên văn bài lược  dịch trên blog của tôi. Xin chân thành cảm  ơn. 

Lời giới thiệu của nhà nghiên cứu và dịch giả Dương Danh Dy

Mặc dù rất không muốn nhưng sau khi cân nhắc, tôi thấy cần dịch một phần bài viết được đăng trên mạng chính thức của Trung Quốc với tên gọi: “Tin tham khảo nội bộ cho thấy: nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam” để bạn đọc Việt Nam, thấy rõ thêm phần nào bộ mặt thực của người láng giềng chưa bao giờ là “4 tốt” như có một số người nhẹ dạ nào đó đã ngộ nhận.
Bài viết này dài tới hơn 20 trang A4, nhưng có lẽ chỉ đọc mấy trang này thôi là đã đủ lắm rồi!Dương Danh Dy

Nội dung bài dịch
Nếu quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải), cần làm một cuộc điều tra ý dân vấn đề “đánh ai trước” thì trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên Việt Nam, nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt, bởi vì Việt Nam xâm chiếm chủ quyền đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất, từ bên ngoài thấy là điên cuồng nhất, mà trong 5 nước xâm chiếm đảo bãi của Trung Quốc ở Biển Đông thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là yếu nhất, khả năng điều khiển chiến tranh kém nhất, căn cứ vào lực lượng so sánh hiện nay giữaTrung Quốc và Việt Nam có thể nói không một chút hoài nghi rằng nếu như Trung Quốc khai chiến với Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có sức ngăn cản chứ không có lực đánh trả, cuối cùng là thất bại thảm hại, khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ chiến thắng triệt để sạch sẽ, về điểm này chẳng có ai nghi ngờ.
Thế nhưng quân đội Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên tại Biển Đông thì kẻ hèn này, một người Trung Quốc sẽ thấy không có lợi cho Trung Quốc, vì việc Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên có thể là điều chính quyền Trung Quốc bị mắc mưu mà người Mỹ rất vui lòng nhìn thấy. Liệu có khả năng đó hay không? Từ những tư liệu tham khảo nội bộ của quân Giải phóng mà người viết tiếp xúc được thấy, nguyên nhân khiến hải quân Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam là vì Mỹ, Nhật và các nước Biển Đông đã từng bàn bạc bí mật, nếu hải quân Trung Quốc gây xung đột với các nước Trường Sa thì sẽ cùng ngăn chặn Trung Quốc. Vì vậy trước khi tiến hành phân hóa thành công, Trung Quốc cũng sẽ không đánh trộm ở Biển Đông bao gồm cả việc ra tay với Việt Nam.
Vì vậy trong vấn đề chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết Biển Đông thì việc đánh Việt Nam đầu tiên là sự lựa chọn không sáng suốt. Căn cứ vào sức mạnh đất nước và thực lực quân sự của Việt Nam hiện nay thấy trong khoảng thời gian tương đối dài trong tương lai chúng không có đầy đủ khả năng chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, trong thời gian ngắn không tạo thành sự đe dọa an ninh quốc gia với Trung Quốc, thế nhưng do lục địa và vùng biển của Việt Nam và Trung Quốc nối liền chặt chẽ với nhau, vị trí địa lý của chúng đúng là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia và con đường vận chuyển năng lượng của Trung Quốc, quan hệ hai nước lại có không gian phát triển theo hướng tốt, vì thế đối với những tranh chấp biên giới và tranh chấp đảo bãi giữa hai nước Trung, Việt, phương thức tốt nhất của Trung Quốc là thông qua hiệp thương hòa bình giải quyết là thượng sách, không được tùy tiện sử dụng vũ lực.
Sau khi tổng hợp quan điểm của nhiều bạn trên mạng quân sự, cá nhân người viết cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các sách lược dưới đây với Việt Nam:
1- Cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70 đã làm người Việt Nam triệt để tỉnh ngộ, toàn bộ miền bắc Việt Nam bị quân đội Trung Quốc đưa về thời đại bán nguyên thủy, mười năm sau chiến tranh, có thể nói Việt Nam đã tiêu hao hết sức mạnh đất nước, không còn khả năng kiếm được lợi ích và điều tốt lành từ Trung Quốc, hình tượng Việt Nam trong Đông Nam Á tụt xuống vực sâu. Nghe mấy bạn trên mạng đã qua Việt Nam nói, trên thị trường Việt Nam hiện nay dường như không nhìn thấy hàng hóa do Việt Nam sản xuất, từ đồ diện dùng trong nhà cho đến các hàng hóa nhỏ đều như vậy, tất nhiên trong mấy năm gần đây Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy, lực lượng vốn nước ngoài từng bước thể hiện thế nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn trước việc đã xây dựng xong hệ thống công nghiệp và công nghiệp quân sự hoàn chỉnh. Mấy năm gần đây đồng tiền Việt Nam luôn mất giá, nhưng do chính phủ ra sức khống chế nên đã làm cho loại lạm phát đó thể hiện vào dạng ẩn giấu nhiều hơn. Trong khi trên thị trường giao dịch, đồng Nhân dân tệ được người Việt Nam yêu thích, thậm chí còn được hoan nghênh hơn là ở trong nước Trung Quốc. Vì vậy chính phủ Trung Quốc cần lợi dụng thời cơ có lợi này khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc có thực lực sang Việt Nam đầu tư, mở rộng ảnh hưởng kinh tế đối với Việt Nam, tiến hành viện trợ kinh tế nhất định cho Việt Nam không kèm bất kỳ điều kiện nào khiến an ninh quốc gia, xây dựng kinh tế, đời sống nhân dân của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều người Việt Nam thực sự nhận thức được rằng Trung Quốc thành tâm giúp họ thoát khỏi nghèo nàn mà không kèm theo bất kỳ điều kiện chính trị nào.
2- Nhân dân Việt Nam còn có cảm tình với Trung Quốc, vị trí của Trung Quốc trong tim óc người Việt Nam đang không ngừng nâng cao, đặc biệt là thế hệ sau chiến tranh bắt đầu trở thành dòng chính, về cơ bản không có thái độ đối địch đặc biệt nào với Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70, người Việt Nam sau khi thức tỉnh cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho Trung Quốc, bọn họ đều cho rằng đó là do hình thức chiến tranh lạnh quốc tế tạo nên, và ngược lại đã oán trách Liên Xô.Thế nhưng người Việt Nam cũng rất phản cảm trước việc Trung Quốc gây áp lực nặng nề với họ. Người Việt Nam phổ biến cho rằng Trung Quốc không thể cho họ địa vị công bằng bình đẳng. Sau chiến tranh, hiện nay Việt Nam đang ra sức bắt chước Trung Quốc tích cực phát triển kinh tế, toàn bộ Việt Nam là một thứ văn hóa tạp nham gồm văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp và văn hóa bản địa Việt Nam và mấy năm gần đây ảnh hưởng của Trung Quốc đã được đi sâu vững chắc. Nhà đương cục Việt Nam sợ hãi sâu sắc rằng toàn bộ Việt Nam sẽ bị Trung Quốc đồng hóa, loại lo lắng này là không có đạo lý, thế nhưng bất kể nhà đương cục can thiệp như thế nào cũng không thể ngăn cản được sự giao lưu dân gian. Vì vậy trong qua lại giữa hai nước, nhân dân Trung Quốc nên để cho Việt Nam nhiều vị thế bình đẳng hơn, dùng quan hệ hữu hảo lâu đời giữa hai nước và văn hóa lâu dài của Trung Quốc ảnh hưởng tới chính phủ và nhân dân Việt Nam.
3- Trong đàm phán về tranh chấp biên giới hai nước Trung Việt và đảo bãi Biển Đông, ngoài chủ quyền và an ninh quốc gia ra, các lĩnh vực khác Trung Quốc nên có“nhượng bộ lớn nhất” dùng phương thức “kinh tế đổi lấy chủ quyền” khiến người Việt Nam được nhiều lợi ích thiết thực hơn trong “chủ quyền thuộc ta, cùng khai thác”, khi cần thiết có thể mời có điều kiện nước Nga tham gia cùng khai thác, để cân bằng quan hệ lợi ích giữa hai nước. Làm như vậy về kinh tế, khẳng định Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nhất định, nhưng mọi người cần đối xử biện chứng đối với vấn đề này. Vào những năm 60 của thế kỷ trước trong khó khăn trong, ngoài nước, Trung Quốc đã dốc hết sức nước thậm chí không tiếc dùng mạng sống của quân nhân Trung Quốc để giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lược dã man của Mỹ chẳng lẽ chỉ để giúp đỡ nhân dân Việt Nam thôi ư? Sợ rằng không phải hoàn toàn như vậy! [xin lưu ý nhận định này] Môi trường hòa bình hơn ba mươi năm của Trung Quốc chứng minh, sự tồn tại của hai “dải đất làm dịu xung đột” Triều Tiên, Việt Nam đã làm cho ý đồ chiến lược hình thành bốn mặt bao vây Trung Quốc của Mỹ đối với Trung Quốc đã trước sau không thể thực hiện hoàn toàn, và ngày nay Trung Quốc không cần dốc hết sức nước càng không phải hy sinh tính mạng quân đội Trung Quốc, dù về kinh tế có chịu tổn thất đôi chút gì đó mà có thể làm được: chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền vùng biển, an ninh quốc gia cũng như an toàn cho con đường vận chuyển năng lượng thì có thể nói là Trung Quốc đã là người thắng lớn rồi.
4 - Nếu chính phủ Việt Nam coi Trung Quốc lấy thiện ý dùng “kinh tế đổi lấy chủ quyền” là mềm yếu có thể khinh thường, không thèm để ý, để tiếp tục dựa vào hoặc gia nhập thế lực chống Trung Quốc do Mỹ đứng đầu, cung cấp căn cứ cho thế lực chống Trung Quốc nhằm thẳng vào Trung Quốc thì cuộc chiến Trung Vịệt là không thể nào tránh khỏi. Mà một khi đã khai chiến thì không chỉ là vấn đề tranh chấp các đảo bãi Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành đả kích nặng nề có tính tổn thương nguyên khí đối với lực lượng vũ trang Việt Nam và còn phải làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng tiến hành quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông hoặc trong biên giới Việt Nam. Đã đánh nhau là phải triệt để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đảo bãi giữa hai nước Trung Việt, tiếp thu bài học “thắng lợi nhưng không chia cắt” trong chiến tranh đánh trả tự vệ với Việt Nam lần trước, làm cho sự sinh tồn của Việt Nam một lần nữa không thể nào thoát khỏi ỷ lại vào Trung Quốc.
Trận đánh trả tự vệ của quân đội Trung Quốc khi không thể nhẫn nhịn được nữa vào năm 1979 đã thu được thắng lợi vĩ đại, quân đội Việt Nam ngày nay liệu có thể may mắn trốn thoát tai họa không? Điều này là không thể. Nếu như nói Việt Nam còn dám cao giọng với Trung Quốc là đã nhìn Việt Nam quá cao đấy! Áp dụng sách lược này là hạ sách của chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc trong giải quyết quan hệ Trung Việt và tranh chấp Biển Đông đấy!
Tóm lại hai nước Trung Việt tồn tại tai họa âm ỉ chiến tranh. Cuộc chiến này có bùng nổ hay không quyền chủ động nằm trong tay Trung Quốc, nhưng cũng chủ yếu quyết định bởi sự thể hiện bước tới của Việt Nam. Nếu phía Việt Nam không tiếp nhận hành động thiện ý hòa bình giải quyết tranh chấp của Trung Quốc, tiếp tục diễn trò “vác núi qua sông” [chỉ một việc không thể làm nổi] để đạt được mục đích “ỷ thế yếu lấn kẻ mạnh” thì một khi Trung Quốc buộc phải dùng vũ lực thì một lần nữa, họ sẽ bị đả kích nặng nề. Trong những cái khó tránh khỏi đó, tin tưởng là quân giải phóng nhân dân hùng mạnh hoàn toàn có khả năng giành được thắng lợi cuối cùng và cũng tin là phần lớn nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh lại xảy ra.

Nguồn: “Hỗ liên võng” ngày 14/5/2011
(Nội tham phi lộ: Trung Quốc trì trì bất đối Việt Nam động vũ đích căn bản nguyên nhân)
--------------

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Ai là bạn, ai là thù của Trung Quốc?*

Trong nhiều năm nay, đặc biệt mấy năm trở lại đây, trong khi ráo riết vừa công khai vừa ngấm ngầm tiến hành nhiều thủ đoạn khác nhau để thực hiện chủ trương “thu hồi lãnh thổ và biển đảo” (mà thực chất là chủ nghĩa bành trướng đại Hán),  giới lãnh đạo  Trung Quốc còn ngấm ngầm dung túng cho các "kênh" thông tin “phi chính phủ” trên internet coi đó như một phương tiện để tiến hành công tác xuyên tạc sự thật lịch sử, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tấm lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng v.v…
Trong số những thông tin “tạp phế lù” đó, chủ blog tôi thấy có 2 bài có cùng nội dung trực tiếp liên quan đến chủ đề “cán cân lực lượng “ (balance of force) và trực tiếp liên quan đến Việt Nam nên xin trích đăng lại để tiện làm nguồn tham khảo cho bạn đọc nào quan tâm.
Tôi nhắc lại “chỉ để làm nguồn tham khảo” và chỉ tham khảo về mặt “động thái”, chứ không có giá trị thông tin tư liệu, bởi vì cách lập luận trong đó hòan toàn mang tính chủ quan, phiến diện và các thông tin cũng thiếu độ tin cậy. Cũng mong rằng bạn đọc hãy luôn giữ được “cái đầu lạnh” khi đọc để tránh bị kích động hoặc bị mắc mưu của những kẻ chủ trương của các bài viết đó.
Hai bài viết này đều được đưa ra trong dịp trước Hội nghị Cấp cao APEC 18 và được phổ biến trên các mạng bán chính thức của Trung Quốc, và cũng đã được đăng lại trên khá nhiều tạp chí và mạng internets của các nước khác. Cả hai bài này đều được dịch giả Việt Nam lược dịch từ các ngoại ngữ khác nên có thể không hoàn toàn đảm bảo tính nguyên vẹn và độ chính xác cao nhất có thể so với nguyên bản tiếng Trung. Hai bài viết có tựa đề 1)  “6 NƯỚC ĐƯỢC TRUNG QUỐC BẢO VỆ” và 2)  “10 NƯỚC CÓ THỂ TẠO THÀNH NGUY CƠ LỚN NHẤT ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC” lần lượt được đăng nguyên văn bản dịch dưới đây.
*(Tiêu đề chung và ảnh minh họa do là của chủ blog tôi)   


Bài 1: 6 NƯỚC ĐƯỢC TRUNG QUỐC BẢO VỆ

1. Pakistan
Liên minh quân sự thực tế giữa Trung Quốc với Pakistan bắt nguồn từ phương án Mountbatten [1] do đế quốc Anh đề xuất. Sau khi Ấn Độ và Pakistan tách ra, hai nước này trở thành thù địch. Từ ngày bắt đầu nổ ra chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần thứ hai, mối quan hệ giữa Trung Quốc với Pakistan từ tình cảm hàng xóm nâng cấp thành tình cảm anh em sắt đá. Pakistan cần được Trung Quốc bảo vệ mà Trung Quốc cũng cần có sự phối hợp chiến lược của Pakistan. Hai nước cùng hội cùng thuyền trải qua nhiều thách thức. Từ Trung Quốc giúp Pakistan chống Ấn Độ cho tới Pakistan lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên sân khấu quốc tế, mối quan hệ giữa hai nước còn chặt chẽ hơn cả quan hệ Mỹ-Israel .
Trung Quốc không tiếc sức tăng cường viện trợ quân sự cho Pakistan khiến Ấn Độ ủ rũ kém vui. Nghe nói tới 60% quân đội Pakistan do Trung Quốc đài thọ chi phí. Báo chí Mỹ ngạc nhiên: “Bất kể tình hình ra sao, chỉ cần Ấn Độ còn tồn tại một ngày thì Pakistan mãi mãi không tách rời sự bảo vệ của Trung Quốc.

2. Triều Tiên
Hiện nay hơn 90% viện trợ đến từ Trung Quốc. Một quan chức cấp cao Triều Tiên cách đây ít lâu trốn sang Hàn Quốc từng nói: “Nếu Trung Quốc cắt viện trợ và ngừng bảo vệ chính quyền Kim Jung-il thì vương triều họ Kim lập tức sụp đổ.”
Cho dù Trung Quốc-Triều Tiên từ năm 1950 đã lập đồng minh quân sự nhưng về sau do yếu tố Liên Xô mà hai nước tranh cãi nhau. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Triều Tiên vẫn phải dựa vào sự bảo vệ về chính trị và quân sự của Trung Quốc. Yêu hoặc ghét cũng thế, nếu có chuyện thì Trung Quốc vẫn phải bảo vệ Triều Tiên.
Nhìn bản đồ Đông Bắc Á sẽ thấy, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản gầm ghè nhìn Triều Tiên; Trung Quốc-Triều Tiên gắn bó như môi với răng, huống chi từ xưa Trung Quốc đã có mối quan hệ chính trị máu thịt với Bắc Triều Tiên. Bởi vậy, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác là bênh vực Triều Tiên.
3. Myanmar
Hiện nay lực lượng quân sự Myanmar được Trung Quốc giúp. Hầu hết các loại vũ khí tiên tiến đều do Trung Quốc cung cấp. Ngoài ra 80% nền kinh tế nước này cũng do Trung Quốc nâng đỡ.
Năm 2003 quan hệ Trung Quốc-Mỹ xảy ra sóng gió, nguyên nhân là Mỹ định dùng quân sự lật đổ chính phủ Myanmar được Trung Quốc ủng hộ. Sau khi Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Myanmar về ngoại giao và Trung Quốc tiến hành bố trí quân sự, Mỹ đã rút lui.
Năm ngoái Myanmar dời thủ đô lên phía Bắc 200 km nhằm nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc nhiều hơn. Báo chí Ấn Độ nói Myanmar đã trở thành nước vệ tinh của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Báo Mỹ tiết lộ: hợp tác quân sự Trung Quốc-Myanmar không bình thường. Trung Quốc luôn luôn dùng cách cung cấp trang bị quân sự, phát triển các cơ sở hạ tầng quân sự để xây dựng quân đội Myanmar. Hiện nay lục quân Myanmar đã tiếp nhận khối lượng lớn phần cứng quân sự gồm xe tăng, xe thiết giáp, trọng pháo, trang bị phòng không, nhiều loại xe cũng như nhiều vũ khí cá nhân do Trung Quốc sản xuất.
Theo báo Mỹ, lực lượng không quân Myanmar gồm các loại máy bay chiến đấu như 60 chiếc Tiêm-7, 12 chiếc Tiêm-6 và 36 chiếc máy bay cường kích lọai Cường-5. Như vậy không quân Myanmar đã có trên trăm chiến đấu cơ Trung Quốc. Ngoài ra năm 2009 Myanmar còn đặt mua 50 chiếc máy bay phản lực huấn luyện kiêm cường kích loại nhẹ kiểu K-8 do Trung Quốc và Pakistan kết hợp chế tạo.
Trong trận bão lốc Nargis năm 2008, hải quân Myanmar bị chìm 25 tầu, hiện nay cơ cấu lực lượng quân sự rất yếu. Nhờ làm đường ống dẫn khí đốt Myanmar cung cấp cho Trung Quốc nên chính phủ Myanmar có đủ kinh phí để tiếp tục mua vũ khí của Trung Quốc. Myanmar còn được Trung Quốc giúp xây dựng bến cảng và nhà máy đóng tàu. Ấn Độ cho rằng những cơ sở hạ tầng này có thể được Trung Quốc sử dụng khi họ đóng quân tại vịnh Bangladesh. Ngoài ra Trung Quốc còn xây dựng các trạm thu thập tình báo-tín hiệu điện tử trên một số đảo của Myanmar, có thể dùng để theo dõi hoạt động của hải quân Ấn Độ tại nơi Ấn Độ bố trí nhiều cơ sở chiến lược.
Năm 2009 Myanmar còn ký thỏa thuận mua của Nga 570 triệu USD máy bay Mig-29.

4. Campuchia
Trung Quốc và Campuchia có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Từ 1958 sau khi hai nước lập quan hệ ngoại giao, mấy thế hệ nhà lãnh đạo Trung Quốc xây dựng được tình bạn sâu sắc với quốc vương Xihanuc, tạo cơ sở bền vững về chính trị và quân sự giúp phát triển lâu dài mối quan hệ hai nước.
Trung Quốc không ngừng giúp Campuchia giải quyết thành công các tranh chấp nội bộ, còn gúp Campuchia chống Việt Nam. Hai nước không tồn tại bất cứ vấn đề lịch sử nào. Hiện nay hơn 50% lực lượng kinh tế và quân sự của Campuchia dựa vào viện trợ của Trung Quốc. Trung Quốc đã tuyên bố hủy các khoản Campuchia vay nợ Trung Quốc đến hạn trả và xây dựng “mối quan hệ bạn bè hợp tác toàn diện” với Campuchia.

5. Kazakhstan
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc mới đây, Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev đã tìm kiếm sự bảo vệ về chính trị và quân sự từ Trung Quốc. Hai nước đã ký kết Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giếng Trung Quốc-Kazakhstan, trong đó có một điều khoản rất quan trọng là Kazakhstan tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân (có thể là vũ khí Liên Xô để lại) và Trung Quốc cung cấp bảo đảm quân sự cho Kazakhstan.
Ngoài ra Kazakhstan cũng ký Hiệp ước tương tự với Nga.

6. Lào dĩ nhiên là nước được Trung Quốc bảo vệ.
Ngoài 6 quốc gia nói trên thì trong cuộc cạnh tranh chính trị Trung Quốc-Ấn Độ, các nước Butan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka cũng đang tìm kiếm sự bênh vực của nước ngoài, 4 nước này đều tiếp nhận sự ủng hộ chiến lược và viện trợ quân sự của Trung Quốc. Mông Cổ chịu tác động của 3 nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, cho nên không phải là nước được Trung Quốc bảo vệ.

Ghi chú của người dịch:
[1] Tức Mountbatten Plan: phương án tách thuộc địa của Anh trên tiểu lục địa Ấn Độ thành hai nước Ấn Độ và Pakistan, do Mountbatten Tổng đốc Ấn Độ (người của chính phủ Anh) đưa ra tháng 6/1947.
Nguồn:
[世界上]被中国军事保护的六个国家
[ 中国智 www.chinathinktank.cn 2010115] 发布:三略观察
http://www.chinathinktank.cn/ShowArticle.asp?ArticleID=19697




Bài 2: 10 nước tạo thành nguy cơ lớn nhất với Trung Quốc

SỐ 10: PHILIPPINE:
         - Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 4 điểm
- Tổng điểm: 5,5 điểm
- Bằng chứng: Người Mỹ đã giải phóng Philippine. Hiện nay Philippine là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở Đông - Nam châu Á. Ngoài ra, Philippine chưa bao giờ từ bỏ ý đồ giành lại các hòn đảo phía Nam của Trung Hoa, họ liên tục chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Súng đạn của Philippine thường xuyên bắn vào ngư dân Trung Quốc, cờ của Philippines lúc nào cũng bay phấp phới trên lãnh thổ Trung Hoa. Philippine là đất nước mà trung Hoa chưa bao giờ dám coi thường. Những đảo Trường Sa hay Hoàng Sa là một quần đảo nằm ở phía tây - nam của Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là “Biển Đông”), gồm hàng 100 đảo nhỏ, bãi san hô, đá ngầm, tổng diện tích của chúng không dưới 5km2. Diện tích chung của toàn khu vực lên tới trên 400 nghìn km2, điểm  trung tâm của khu vực này cách các đảo Palawan và Kalimantan 400 km, cách bờ biển Việt Nam 500 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1000km. Lãnh thổ của các đảo này này lúc nào cũng là đối tượng tranh chấp trực tiếp của 6 quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Malaisia, Philippine và Brunei

SỐ 9: INDONESIA:
          - Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 5 điểm
          - Tổng điểm: 6 điểm
- Bằng chứng: Mỗi khi nhớ lại cuộc nổi loạn của người Trung Quốc (vào những năm 60 của thế kỷ XX, dưới khẩu hiệu đấu tranh chống c ác phần từ cực đoan đỏ, ở Indonesia đã diễn ra nạn diệt chủng với Hoa kiều, để phản đối, người Trung Hoa đã tổ chức những cuộc xuống đường mang tính đại chúng rất rầm rộ và họ từng bị đàn áp một cách dã man.- Chú thích của dịch giả người Nga), bao giờ người ta cũng nghĩ tới cảnh các cửa hàng Trung Quốc bị dân Indonesia cướt bóc, những phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng hiếp, những người họ hàng Trung Hoa bị đánh đập giống như súc vật trong lò mổ. Tất nhiên chính phủ Trung Quốc không thể bày tỏ công khai những gì sục sôi trong tình cảm của người dân. Indonesia là đất nước đông dân nhất vùng Đông - Nam châu Á (thống kê dân số đến năm 2008, Indonesia có trên 235 triệu người), phạm vi ảnh hưởng của Indonesia vô cùng rộng lớn và đại đa số dân cư ở đây đều không có thiện cảm với người Trung Hoa, nhưng đất nước này lại chưa được văn minh hoá đến cùng, và đây chính là nguyên nhân tạo ra nguy cơ lớn đối với Trung Quốc ở Đông - Nam châu Á.

SỐ 8: AUSTRALIA:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 6 điểm
- Tổng điểm: 6,5 điểm
- Bằng chứng: Australia là đại bản doanh  phương Nam -  cơ quan đầu não của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bìng Dương (ATP). Australia ở phía Nam, Nhật Bản ở phía Bắc làm thành đường vòng cung kẹp chặt Trung Quốc vào giữa. Nước này là đồng minh trung thành của Mỹ, sẵn sàng chia sẻ các giá trị Mỹ và nhân loại. Sự tồn tại của Australia là trở ngại lớn cho sự phát triển của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng cho phép Australia can dự nhiều hơn vào những công việc xa lạ, mà tình huống ở Đông Timor là ví dụ tiêu biểu. Đông Timor (Timor - Leste) là quốc gia thuộc Đông - Nam châu Á, bao gồm nửa phía đông của đảo Timor, những đảo lân cận của Atauro, Jaco và Oecussi - Ambeno, cùng một phần nằm ở tây bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Những va chạm bắt đầu xẩy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 2006 giữa những cựu binh phục vụ trong quân đội với lực lượng cảnh sát, về sau ngày càng trở nên căng thẳng, rồi dẫn tới những vụ nổ súng khắp nơi, làm sụp đổ cả chính quyền, cơ quan an ninh, gây nên tình trạng tội phạm và bạo loạn tràn lan. Nhờ có lực lượng gìn giữ hoà bình từ Australia, New Zealand, Malaisia, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác, trật tự mới được vãn hồi, nhưng tình hình Đông Timor cho đến nay vẫn luôn luôn căng thẳng.

SỐ 7:VIỆT NAM:
- Nguy cơ: 8 điểm
- Thực lực: 5 điểm
- Tổng điểm: 6,5 điểm
- Bằng chứng: Tuy có 1000 năm Bắc thuộc bị Trung Hoa đô hộ và hàng 100 năm nay vẫn tiếp tục làm chư hầu của Trung Quốc, được Trung Quốc bảo trợ, nhưng Việt Nam lúc nào cũng nhìn đất nước này qua rãnh ngắm của điểm xạ kích. Tóm lại, Việt Nam nhận vũ khí, lương thực, thực phẩm do Trung Quốc trợ giúp, nhưng khi Trung Quốc trở mặt, lương thực ấy, vũ khí ấy được sử dụng để đánh lại người lính Trung Quốc. Việt Nam hiện chiếm giữ quá nửa quần đảo Trường Sa. Những tranh chấp về chủ quyền trên Vịnh Bắc bộ khiến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Dọc biên giới đường bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng chưa có lúc nào được bình yên.

SỐ 6: NAM TRIỀU TIÊN:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 7 điểm
- Tổng điểm: 7 điểm
- Bằng chứng: Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) chỉ mới có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong vòng 10 năm nay. Đây là đất nước có nền kinh tế phát triển, có trình độ văn hoá cao và thường xuyên xung đột với Trung Hoa. Có thời Nam Triều Tiên bị Trung Quốc xâm lược, trở thành một phần của Trung Quốc, có thời hoà hiếu với Trung Quốc. Rất may là Trung Quốc giữ được Bắc Triều Tiên ở vị trí đối kháng với Nam Triều Tiên, và Nam Triều Tiên cũng chưa có đủ thực lực để chống lại Trung Quốc. Nhưng là đồng minh thân cận của Mỹ, chẳng hiểu Hàn Quốc đang trù định, ấp ủ những kế hoạch gì trong mối quan hệ với Trung Quốc. Và nếu bán đảo triều Tiên thống nhất, thì sự thống nhất ấy liệu sẽ phương hại cho Trung Quốc như thế nào. Liệu Nam Triều Tiên có tấn công Trung Quốc hay không và họ sẽ tấn công như thế nào?

SỐ 5: ẤN ĐỘ:
- Nguy cơ: 9 điểm
- Thực lực: 7 điểm
- Tổng điểm: 8 điểm
- Bằng chứng: Từ khi chế tạo được vũ khí hạt nân, Ấn Độ có tham vọng trở thành một cường quốc. Cho đến nay, nước này vẫn thèm thuồng nhòm ngó vùng Tây Tạng và vẫn tiếp tục chiếm đóng một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đồng thời, Ấn Độ còn muốn giành giật vai trò quan trọng của một cường quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa và có ý đồ chia cắt vùng biển thuộc lãnh thổ của nước láng giềng thành nhiều phần nhỏ. Trước một cường quốc hạt nhân, một Ấn Độ tham lam 100%, liệu Trung Quốc có cần đề phòng?

SỐ 4: MỸ:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Sức mạnh thực tế: 10 điểm
- Tổng điểm: 8,5 điểm
- Bằng chứng: Mỹ đích thị là một cường quốc đứng cao hơn tất cả các nước còn lại, là “anh cả của phe tư bản” (tương đương với danh hiệu “anh cả Liên Xô” trước kia trong phe xã hội chủ nghĩa), là “sen đầm quốc tế” có tham vọng quay lại “thời hoàng kim xưa kia”. Mỹ đối nghịch với Trung Quốc. Mỹ có hệ thống xã hội dân chủ hoàn thiện nhất thế giới, có quân đội hùng mạnh và một nền kinh tế phát triển nhất thế giới, là quốc gia thống trị toàn cầu. Vấn đề Đài Loan vốn đã là vấn đề thường xuyên gây ra mốibất hoà giữa Mỹ và Trung Quốc, lại thêm sự níu kéo của các lợi ích kinh tế, quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên phức tạp. Câu thần chú quen thuộc của Mỹ với Trung Quốc: “vừa chơi, vừa kìm hãm”. Đối diện với “hoàng đế - bá quyền”, Trung Quốc phải lựa chọn cách ứng xử thế nào?

SỐ 3: NGA:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 8 điểm
- Tổng điểm: 9 điểm
- Bằng chứng: Xưa kia, Trung Hoa là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. . Nhưng một nước vô liêm sỉ khác đã chiếm đoạt của Trung Quốc những vùng lãnh thổ rộng lớn. Cái nước vô liêm sỉ ấy chính là Nga. Người ta chẳng coi nền kinh tế của Nga ra gì. Nhưng đó là lại đất nước có lực lượng vũ trang quân sự hùng hậu mà không một ai dám coi thường. Nga khi thì xích lại gần Trung Quốc, lúc lại bỏ lơi Trung Hoa để bắt tay với châu Âu và Mỹ. Điều đó chứng tỏ, trong bất kỳ tình huống nào, Nga cũng muốn tìm cho mình phần lợi ích tối đa. Nga là đất nước đáng sợ nhất. Liệu Nga rồi sẽ cất cánh bay cao hay bị suy thoái? Liệu còn bao nhiêu thứ mâu thuẫn, xung đột vẫn còn giữ nguyên vẹn dọc theo tuyến biên giới dài vô tận giữa Nga và Trung Quốc?

SỐ 2: NHẬT BẢN:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 9 điểm
- Tổng điểm: 9,5 điểm
- Bằng chứng:Trung Quốc và Nhật Bản là những quốc gia mà ở đó, sự thù nghich và tình hữu nghị lúc nào cũng bện kết vào nhau, những quốc gia từng bao đời khinh miệt lẫn nhau. Đó là những quốc gia có thứ văn tự rất giống nhau, mỗi khi nghĩ về nhau, người ta đồng thời vừa thấy hân hoan, lại vừa thấy lộn mửa. Nền kinh tế của Nhật Bản rất phát triển, sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với tất cả. Trong một quãng thời gian cực ngắn, Nhật hoàn toàn dư sức chế tạo ra vũ khí hạt nhân! Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, bí mật vũ khí nguyên tử của Mỹ bị đánh cắp, mọi người ở thế hệ ấy đều nghĩ, thủ phạm vụ trộm cắp này không phải là Liên Xô, mà là người Nhật, nhưng Mỹ chưa bao giờ dám trách cứ, hay than phiền người Nhật về vụ ấy. Hiện nay Nhật Bản có vũ khí hạt nhân hay không? Đó là cả một vấn đề lớn. Liệu kinh tế có thể trở thành mắt xích bện kết Trung Quốc với Nhật Bản hay không và cần phải giải quyết vấn đề về sự thù hận giữa hai dân tộc thế nào?
Hàng nghìn năm nay, người Nhật là bầy sói nhìn Trung Quốc một cách thèm thuồng, không ngừng la hét phải xâm lược và tiêu diệt dân Trung Hoa, dời thủ đô về Bắc Kinh, chinh phục châu Á, ước mơ xây dựng một “khu Đông Á thịnh vượng”. Thời chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản ra sức tuyên truyền khẩu hiệu “Châu Á của người châu Á” và tuyên bố sẽ giải phóng các dân tộc châu Á thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thuộc địa chấu Âu, trước hết là của Anh và Pháp. Nhưng cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thuộc địa phương Tây luôn luôn gắn liền với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vô cùng tàn độc của chính người Nhật. Vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937 và cũng như việc tập trung phụ nữ của các nước lệ thuộc Nhật để thành lập cái gọi là “những tiểu đoàn thư giãn” (“confort bataillon”) là ví dụ tiêu biểu.

SỐ 1: TRUNG QU ỐC:
- Nguy cơ: 10 điểm
- Sức mạnh thực tế: 10 điểm
- Tổng điểm: 10 điểm
- Bằng chứng: Trung Quốc bị ai đánh bại trong hai cuộc chiến tranh nha phiến (hai cuộc chiến tranh do Anh và Pháp châm ngòi chống lại đế quốc Trung Hoa, cuộc thứ nhất: 1840 - 1842, cuộc thứ hai: 1856 - 1860)? Người Anh chăng? Hay Trung Quốc tự làm cho mình thất bại? Trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật 1894 - 1895, chẳng phải Trung Quốc đã đả bại chính mình hay sao? Nào, người Nhật hay người Trung Quốc? Vì sao trong thời kỳ chiến tranh, Nhật có thể chiếm một vùng lãnh thổ rộng cả đất đai của Trung Quốc? Lịch sử chứng tỏ, Trung Quốc bao giờ cũng là kẻ thù của chính mình! Hành động điên khùng của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc - ly khai, vị trí của Ban - Thiền Đạt Lai Lạt Ma. Thêm vào đó là vấn đề eo biển Đài Loan, những tư tưởng được tuyên truyền, nhồi sọ cho dân chúng từ các đời Tổng thống Tưởng Giới Thạch, Lý Đăng Huy, Trần Thuỷ Biển. Ở Đài Loan vẫn còn nhiền phần tử ly khai muốn dựng một bức trường thành ngăn cách con cháu với đất mẹ đại lục.
Bọn tham nhũng và quan chức biển thủ công quỹ ngày càng ngông cuồng, những khối tài sản khổng lồ của quốc gia bị ăn cắp, ăn cướp trắng trợn, nạn mua bán quan chức ở cả những vị trí chóp bu, những hành vi đồi bại của lũ người ấy, tiền của chiếm đoạt của nhân dân được chuyển ra nước ngoài với khối lượng khổng lồ vượt quá sức tưởng tượng của con người. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 20 năm, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa” vào năm 1984 cho đến nay đã có trên 6000 quan chức cao cấp và đại diện của chính quyền ăn cắp, tham ô công quỹ, tài sản của nhân dân và đất nước hơn 1 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 200 tỉ đô la). Số tài sản ấy được “tư nhân hoá”, rồi được bí mật chuyển ra nước ngoài, sau đó, người chạy theo của, và đến bây giờ thì lũ trộm cắp ấy sống như vua chúa ở các nước Âu -Mỹ, tự xem mình là những bậc anh hùng. Ngoài ra, người ta còn được biết, có tới 7000 quan chức bình thường và 26000 nhân vật giàu có đã chuyển ra nước ngoài hơn 3 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 500 tỉ đô la) và sau đó ra nước ngoài sống. Ngay trong nước, hiện nay vẫn có rất nhiều kẻ tham nhũng chưa bị phát hiện, vẫn sống tự do, thậm chí đang giữ chức vụ rất cao trong guồng máy quan chức nàh nước. Có cả một thế hệ tham nhũng mới đang “kế tục” lớp người tham nhũng trước kia tiếp tục bòn rút tài sản quốc gia, chuyển ra nước ngoài những khoản tiền khổng lồ, mà tổ chức chính trị - hành chính của Trung Quốc thì không có đủ sức mạnh để trừng trị bọn chúng, nên nhân dân Trung Quốc càng ngày càng mất niềm tin vào các cơ quan công quyền và các đại diện của đảng cộng sản Trung Hoa.
Trong xã hội Trung Quốc đang diễn ra sự chia rẽ theo ba tuyến. Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, sự phân chia thành hai giai cấp rõ rệt, tội phạm hoành hành, kinh doanh điêu trá, cờ bạc, nghiện hút, công nhân thất nghiệp, vấn đề tổ chức lao động, nạn đĩ điếm mại dâm, khủng hoảng tài chính, nhiều vùng lãnh thổ vẫn nghèo túng và lạc hậu đến mức dân chẳng đủ ăn như trước kia. Trên khắp đất nước, ở mọi lĩnh vực, chỗ nào cũng nhung nhúc lũ “bất tài” hôi tanh đến tởm lợm, người tài đức bị lừa bịp, ma quỷ hiện hình nơi “đường ngang ngõ tắt” của bọn mafia, chúng thống trị cả một “thế lực đen” và lũ lưu manh rất hùng hậu. Trên khắp cả nước, chỗ nào cũng thấy lấp lánh ảnh hưởng của công chức, của tư bản thương mại, ai cũng nhìn thấy hiện tượng móc ngoặc giữa quan chức, lưu manh và công an, cảnh sát.Trong việc tuyển lựa công chức, chỗ nào cũng lúc nhúc “con cháu các cụ”, cảnh mua bán, đút lót diễn ra công khai. Đâu đâu cũng có chuyện bợ đỡ, nịnh hót, sự lường gạt, lừa bịp nhằm len lỏi vào hệ thống công quyền ngày càng trắng trợn, dữ dội. Trên khắp nước Trung Hoa, trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực hoạt động giờ chỉ có “cán bộ - con nghiện”, “cán bộ - kẻ cắp”, “cán bộ - bị cuồng vì thành tích”, “cán bộ - tầm thường”, “cán bộ - mua bán đất nước mình” và những kẻ bội tín phản phúc. Chúng đi thành hàng hàng lớp lớp, thành “đội gián điệp thứ năm tuyệt hảo” để các quốc gia thù địch sai bảo.
Tương lai của Trung Quốc là thế nào? Hãy ngắm lại mình trước khi nhìn người khác. Lịch sử đã chứng minh, nếu có ai đó đánh bại Trung Hoa, kẻ đó chỉ có thể là người Trung Quốc.
                                                                        
Nguồn: “Inoфорум”,
http://www.inoforum.ru/inostrannaya_pressa/10_stran_predstavlyayuwih_naibolshuyu_ugrozu_dlya_kitaya/ (Đầu tiên đăng  viết trên http://www.cnfol.com, mt trang Web ca Cng hoà Nhân dân Trung Hoa tnh Phúc Kiến, được nhiu hãng truyn thông ca Đng Cng sn Trung Quc bo tr.
Được dịhc giả La Khắc Hòa trích dch t bn được lưu gi trong Blog cá nhân là mt dch gi người Nga.



Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Thấy gì từ nhạc phẩm "Chú ếch con"?

Đây là một kiệt tác của một "nhí Việt 100%" tham gia một cuộc thi bên nước Ý cách nay đã hơn 8 năm nhưng gần đây đang gây chấn động dư luận...Nó chỉ là một trong rất nhiểu trường hợp cho thấy tài năng của người Việt khiến mọi người phải suy ngẫm : Bài hát "chú ếch con" có lẽ mãi vẫn chỉ là một bài hát tầm thường trong tay các nhà đạo diễn Việt của thế hệ này...Nhưng nó đã trở thành một kiệt tác trong tay các nhà đạo diễn Ý. Những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt đó?

Rõ ràng, xét trên mọi lĩnh vưc, người Việt  không hề thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới...Nhưng để phát huy chúng một cách có hiệu quả nhất thì trách nhiệm thuộc về ai? Hãy đừng thân thân trách phận nghèo hèn và cũng đừng "đổ tại" thiên tai, địch họa v.v.. mà hãy tự trách bản thân mình, trước tiên là những người quản lý đất nước và các nhà chuyên môn ngành, nghề...

Chủ blog tôi nhân đây xin phép được đăng tải lại  chương trình để giới thiệu thêm cùng bạn đọc. Mời bạn hãy kích chuột vào đường link này để thưởng thức tác phẩm độc đáo nói trên:  http://tintuconline.com.vn/vn/video/487663/index.htmḷ



Chân thành cảm ơn.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Australia có cần "sợ" Trung Quốc?


Chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Julia Gillard đã xác định những ưu tiên chiến lược quan trọng với Australia. Bà kêu gọi hai nước gia tăng hợp tác quốc phòng như một biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau. Bà cũng nhấn mạnh mong muốn được chứng kiến sự minh bạch hơn nữa về quân sự của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith cũng khẳng định, ông đã nói rất rõ ràng với người đồng nhiệm Trung Quốc rằng, Australia mong muốn Trung Quốc tuân thủ, thực thi đúng các chuẩn mực quốc tế, bao gồm cả luật biển quốc tế.
Trung Quốc gần đây đã không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và có cách hành xử ngày một quả quyết hơn ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông.
Chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Julia Gillard đã xác định những ưu tiên chiến lược quan trọng với Australia. Ảnh: The Courrier-Mail

Trong khi bà Gillard đơn giản thể hiện rằng, bà không ủng hộ ý tưởng của Mỹ và các đồng minh nhằm kiềm chế Trung Quốc, nhưng sự ủng hộ các đồng minh Mỹ của lãnh đạo Australia trong chuyến thăm Washington gần đây không phải là điều Bắc Kinh không biết tới. Hơn thế nữa, trước khi công du tới Trung Quốc, Thủ tướng Australia đã tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dĩ nhiên, mục tiêu của bà Gillard vẫn là khuyến khích gia tăng hợp tác quân sự và liên kết quốc phòng. Vậy người Australia phải hiểu thế nào về những mục đích của Trung Quốc sẽ làm với lực lượng quân sự Australia trong tương lai.
Có những vấn đề không nhỏ với Australia trong hai hoặc ba thập niên tới. Tất nhiên, cần có một chính sách hợp lý để thúc đẩy Bắc Kinh trở thành một cường quốc đang trỗi dậy có trách nhiệm và tham gia chặt chẽ hơn trong tiến trình hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cũng sẽ cần một chính sách tốt để thu hút Trung Quốc tham gia nhiều mặt trong mối quan hệ song phương với Australia - từ chính trị tới kinh tế, quốc phòng, văn hóa và nhân quyền.
Nhưng khi sức mạnh của Bắc Kinh chắc chắn gia tăng thì cũng cần có một chính sách "bảo hiểm rủi ro" nhằm đối phó với khả năng một Trung Quốc quả quyết hơn trong tương lai. Sách tăng quốc phòng Australia tháng 5/2009 cho rằng, vào năm 2030, Trung Quốc sẽ là một cường quốc quân sự mạnh nhất châu Á do nỗ lực hiện đại hóa quân sự ngày càng mang đậm đặc trưng là phát triển các khả năng thể hiện sức mạnh.
Khi Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn về kinh tế, thì chắc chắn họ sẽ phát triển hơn các khả năng quân sự để phù hợp với kích cỡ tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, như sách trắng nhấn mạnh, tốc độ, phạm vi và cơ cấu hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc gây ra nhiều lo lắng với các nước láng giềng.
Nếu Trung Quốc không trở nên minh bạch hơn, thì sẽ ngày càng có nhiều nghi vấn về mục tiêu những kế hoạch phát triển quân sự của họ. Bắc Kinh đang theo đuổi và đã đạt được một số khả năng khá ấn tượng mà nhiều người cho rằng, những khả năng ấy cuối cùng sẽ gây rủi ro với Mỹ và các đồng minh khi hoạt động tại những khu vực hàng hải giáp Trung Quốc. Lo ngại này trên thực tế được minh chứng trong những trường hợp va chạm trên biển giữa Mỹ, Nhật Bản với Trung Quốc.
Tại Australia, gần đây xuất hiện một số ý tưởng kỳ quặc rằng, có thể phát triển lực lượng có khả năng đối phó trực tiếp với Trung Quốc. Ý tưởng này là rủi ro và ngu ngốc. Dĩ nhiên, Australia có thể mong muốn xây dựng lực lượng - bao gồm cả tàu ngầm - để có thể đóng góp hữu ích vào một liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Cũng không nên xem Trung Quốc như một đối thủ không thể tránh khỏi. Hiện tại cũng như trong dự đoán, họ sẽ không có sức mạnh quân sự đáng sợ như Liên Xô. Và, Bắc Kinh cũng chưa từng có kinh nghiệm hay trải qua một cuộc chiến tranh hiện đại nào.
Hơn thế nữa, Trung Quốc cần một môi trường hòa bình chiến lược để có thể dành ưu tiên cho việc quản lý khối lượng dân số khổng lồ 1,3 tỉ người.
Trung Quốc không phải là một đất nước không có điểm yếu. Cần phải nhớ điều này trước khi kết luận rằng, Trung Quốc sẽ gia tăng và gia tăng cũng như không gặp trở ngại nào nghiêm trọng. Đơn giản đưa ra ví dụ này, chính sách một con dẫn tới hệ quả là sự già hóa dân số nhanh chóng. Vào năm 2014, số người trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sẽ bắt đầu sụt giảm và tới năm 2040, khoảng 30% dân số Trung Quốc sẽ ở độ tuổi trên 60. Điều này chắc chắn sẽ có những tác động lớn tới tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, vốn đã có dự báo sẽ sụt giảm còn khoảng 7%/năm so với tăng trưởng 10-12% trước đây.
Có rất nhiều vấn đề khác về chính trị, kinh tế, môi trường và tham nhũng mà Trung Quốc đang đối mặt trong thế kỷ 21. Cũng cần cẩn trọng với suy đoán rằng, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ dẫn nước này tới một vị trí uy quyền trong khu vực.
Ở đây nên đề cập tới những yếu tố địa chính trị khác.
Nếu Trung Quốc trở nên gây hấn hơn, họ sẽ phải đối mặt với một sự liên kết chặt chẽ hơn tại châu Á. Trong khi thực tế là nhiều quốc gia ở khu vực, gồm cả Australia, ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế, thì nỗi bất an cũng không ngừng mở rộng về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, cách hành xử quả quyết hơn khi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Trung Quốc không có nhiều bạn bè thực sự thân cận ở châu Á. Ấn Độ chắc chắn cũng không thoải mái với sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc. Những nước "tầm trung" khác như Indonesia cũng sẽ phải chú tâm tới cách hành xử quả quyết hơn của Bắc Kinh.
Có hai viễn cảnh xảy ra. Một là Trung Quốc sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển kinh tế và ngày càng chú tâm vào việc xây dựng một môi trường an ninh hợp tác trong khu vực (điều mà Bắc Kinh gọi là "một khu vực hòa hợp"). Viễn cảnh thứ hai là điều Australia cần phải "rào giậu": nó liên quan tới một Trung Quốc mạnh hơn về quân sự và trở nên nguy hiểm hơn.

Bài của tác giả Úc: Paul Dibb đăng trên Theo theaustralian, được dịch giả Nhật Huy dịch,  đã đăng trên tuanvietnamnet  ngày 11/05/2011 * Tác giả Paul Dibb là giáo sư danh dự nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia. Năm 1978, với cương vị phó giám đốc tình báo quốc phòng, ông đã tới thăm Trung Quốc để mở rộng quan hệ hai bên.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này